HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C ĐỨC YÊSU LÀ AI Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Chúa Nhật
Thứ Mười Hai Thường Niên, năm C Tin Mừng Luca
được đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay cho thấy Đức Yêsu muốn biết dân chúng
nghĩ Ngài là ai: “Dân chúng nói Thầy là ai?” Câu trả lời của các môn đệ cho
thấy đại đa số dân chúng nghĩ Đức Yêsu là một tiên tri. Đức Yêsu cũng muốn biết
các tông đồ nói Ngài là ai: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Phêrô đã trả
lời: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Tiên tri, là
người của Thiên Chúa, người được Thiên Chúa sai tới để nói với dân những gì
Thiên Chúa muốn. Khi tiên tri xuất hiện, người ta nhận ra Thiên Chúa đang hiện
diện giữa dân Người. Qua tiên tri, người ta nhận ra Thiên Chúa đang quan tâm
đến dân, đang săn sóc dân, đang yêu thương dân. “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng
thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, người cho tôi nằm nghỉ.” Dân Do Thái vẫn
quan niệm Thiên Chúa rất gần gũi với họ, và Thiên Chúa chăm lo cho họ, vì dân
Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa: chính Thiên Chúa đã đưa dân ra khỏi đất
Aicập, và đã làm dân thuộc về Ngài. Câu trả lời của
Phêrô có gì khác với câu trả lời của dân chúng, vì kitô (christos) là được xức
dầu. Ngày xưa nơi dân tộc Do Thái, có ba loại người được xức dầu: vua, tư tế,
và tiên tri. Chẳng hạn, Môsê xức dầu phong Aharon làm tư tế, tiên tri Samuel
xức dầu phong vương cho Saul và cho David, tiên tri Elia xức dầu phong Êlisê
làm tiên tri (1V.19, 16). Vậy theo Phêrô, Đức Yêsu là tiên tri, hay tư tế, hay
là vua? Với thư gởi tín hữu Do Thái, Đức Yêsu là tư tế; còn với não trạng của
các tông đồ, khi các ông còn tranh nhau ai làm lớn giữa các ông (Mc.9, 30tt),
các ông còn tức tối khi Yoan và Yacôbê đòi “ngồi bên phải bên trái khi Đức Yêsu
được vinh quang” (Mc.10, 32-45), thì e rằng Đức Yêsu là Kitô Vua đối với các
ông. Có lẽ cũng vì lý do người Do Thái thường hiểu Kitô theo nghĩa Kitô Vua,
nên Đức Yêsu nghiêm cấm các tông đồ nói điều đó ra ngoài (Lc.9, 21). Tin Mừng Máccô
cho thấy Đức Yêsu nhận mình “ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trên mây trời,” và
điều này làm cho Ngài bị tòa công nghị Do Thái kết án tử hình (Mc.14, 62tt).
Người Do Thái quyết giết Ngài, vì họ thấy Ngài nhận mình ngang hàng với Thiên
Chúa, là Con Thiên Chúa (Ga.10, 30.33). Càng ngày Đức Yêsu càng ý thức thân
phận của Ngài, càng nhận rõ Ngài thuộc về Thiên Chúa. Đức Yêsu không tự nhận
mình là Thiên Chúa nhưng Ngài cũng không phủ nhận Ngài tốt lành dù “chỉ Thiên
Chúa là Đấng tốt lành” (Mc.10, 18); Ngài không nhận mình là Thiên Chúa Cha,
nhưng Ngài và Cha là một (Ga.10, 30). Cũng có lúc trong đời, Ngài ý thức Ngài
có trước Abraham, và vì điều này Ngài đã bị ném đá (Ga.8, 57-58). Tuy dù có sự
thân thiện với Thiên Chúa đến mức độ đặc biệt, nhưng trên thập giá Ngài cũng có
cảm nghiệm như Thiên Chúa bỏ Ngài: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc.15, 34). Đức Yêsu là ai?
Khi Đức Yêsu bị bắt và bị đóng đinh chết, các tông đồ hãi sợ và tuyệt vọng,
chẳng ai tin Đức Yêsu sống lại (Mc.16, 9-14) cho dù Ngài đã sống lại và chị
Maria Magdala đã báo tin Chúa sống lại cho các ông (Ga.20, 18), cho dù Ngài đã
ba lần loan báo cho các ông biết Ngài sẽ bị bắt, bị giết, và ngày thứ ba Ngài
sẽ sống lại (Mc.8, 31 tt; 9, 31tt; 10, 32tt). Khi Đức Yêsu còn sống và được
hỏi, Phêrô đã tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa;” thế nhưng khi Đức
Yêsu nằm trong mộ, Đức Yêsu là ai đối với Phêrô và các tông đồ? Khi các tông đồ
được nhìn thấy Đức Yêsu Phục Sinh, thì Đức Yêsu là ai với các ông? Khi ông
Thomas không tin Đức Yêsu Phục Sinh và không tin vào lời chứng của các tông đồ
khác và của các chị phụ nữ, thì Đức Yêsu là ai đối với Thomas? Cái nhìn của con
người, và ngay cả cái nhìn của các tông đồ về Đức Yêsu mỗi ngày mỗi biến đổi
cho đến khi các tông đồ nhận rõ chân tướng của Đức Yêsu. Các tin mừng cho thấy
cái nhìn của các tông đồ và của các tín hữu sơ khai về Đức Yêsu, đặc biệt sau
biến cố Ngài Phục Sinh; Sau khi Đức Yêsu Phục Sinh, các tông đồ đã nhận biết
Đức Yêsu: Sau này khi có
các Kitô hữu bị ảnh hưởng bởi Ngộ đạo thuyết không nhận ra chân tướng của Đức
Yêsu, và hơn nữa còn làm lu mờ cái biết chân thực về Đức Yêsu của các tông đồ,
thì các công đồng chung đã phải “định tín” về Đức Yêsu. Các công đồng chung
dùng những ngôn từ chính xác của triết học để diễn tả chân tướng của Đức Yêsu:
Ngài là Con đồng bản tính với Thiên Chúa Cha (Nicea năm 325). Ngài là Thiên
Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa
thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Đức Yêsu là một
với Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa nhập thể, nhưng Ngài vẫn phân
biệt với Thiên Chúa Cha. Con Thiên Chúa và Thánh Thần cùng với Thiên Chúa Cha
không là ba Thiên Chúa nhưng là một Thiên Chúa duy nhất; Ngôi Cha là nguyên ủy
của tất cả, Ngôi Con nhập thể làm người là Đức Yêsu, Thánh Thần là Đấng thánh
hóa luôn hiện diện với con người. Cả ba ngôi Thiên Chúa đang ở khắp mọi nơi, và
cách đặc biệt đang ở với con người. Đức Yêsu là tình yêu của Thiên Chúa cho con
người. Câu hỏi gợi ý chia sẻ 1. Người ta bảo Đức Yêsu là ai? 2. Với bạn, Đức Yêsu là ai? HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C Chúc
bạn an vui hạnh phúc.
(Dc.12, 10-11; 13,1; Gl.3, 26-29; Lc.9, 18-24)
là Đấng có trước Abraham (Ga.8, 57-58),
Ngài có quyền tha tội (Mc.2, 5.7),
Ngài và Cha là một (Ga.10, 30.33),
Ngài ngang hàng với Thiên Chúa (Mc.14, 62),
Ngài là Thiên Chúa nhập thể (Pl.2, 6-11), Ngài là Lời thành xác phàm (Ga.1,
14),
Ngài lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc.16, 19).
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[email protected]