HOME LINH ĐẠO
SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHĂ LINHTHAO1 LINHTHAO2
THÁNH Y-NHĂ LOYOLA
LINH THAO
(Bản dịch
của Nhà Tập Ḍng Tên, năm 1969 tại Thủ
Đức)
(có tu chỉnh)
169. LỜI PHI LỘ ĐỂ LÀM VIỆC LỰA
CHỌN
CÁCH THỨ NHẤT
ĐỂ LÀM VIỆC LỰA CHỌN TỐT LÀNH
184. CÁCH THỨ HAI
ĐỂ LÀM VIỆC LỰA CHỌN TỐT LÀNH
CUỘC CHIÊM NIỆM
THỨ NHẤT VÀO NỬA ĐÊM
200. CUỘC CHIÊM NIỆM
THỨ HAI VÀO BUỔI SÁNG,
230. CHIÊM NIỆM ĐỂ ĐƯỢC T̀NH YÊU
III. VỀ CÁC TÀI NĂNG CỦA
LINH HỒN
258. CÁCH CẦU NGUYỆN THỨ BA: THEO NHỊP
313. QUY TẮC ĐỂ CẢM BIẾT VÀ NHẬN RA
PHẦN NÀO
328. QUY TẮC VỀ CÙNG MỘT VẤN ĐỀ
337. QUY TẮC PHẢI THEO KHI CÓ NHIỆM VỤ BỐ
THÍ CỦA CẢI
345. NHỮNG GHI CHÚ GIÚP NHẬN THẤY VÀ PHÁN ĐOÁN
352. QUY TẮC PHẢI THEO ĐỂ ĐƯỢC
CẢM NGHĨ CHÂN CHÍNH.. 20
165. BẬC KHIÊM NHƯỜNG THỨ NHẤT. Bậc khiêm nhường thứ nhất cần thiết cho phần rỗi đời đời, tức là tôi hạ ḿnh khiêm nhường chừng nào có thể, để vâng theo lề luật Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong mọi sự, đến nỗi dù người ta có chọn tôi làm Chúa mọi tạo vật trên thế gian này hay dù có bỏ mạng sống tạm bợ này đi nữa, tôi cũng không nghĩ đến vi phạm một giới răn nào của Thiên Chúa hay của loài người mà buộc thành tội trọng.
166. BẬC KHIÊM NHƯỜNG THỨ HAI. Bậc khiêm nhường thứ hai hoàn hảo hơn bậc thứ nhất, tức là tôi đạt tới mức độ không c̣n t́m kiếm mà cũng chẳng tha thiết được giàu sang hơn là nghèo hèn, danh dự hơn là nhục nhă, ao ước đời sống lâu dài hơn là ngắn ngủi, khi việc phụng sự Thiên Chúa và ích lợi cho linh hồn tôi ngang nhau trong những trường hợp ấy; vả nữa, dù để được cả thụ tạo hay phải mất mạng sống đi nữa, tôi cũng không nghĩ đến phạm một tội nhẹ.
167. BẬC KHIÊM NHƯỜNG THỨ BA. Bậc khiêm nhường thứ ba hoàn hảo nhất, bao gồm cả bậc thứ nhất và thứ hai, ấy là giả thiết sự ngợi khen và vinh danh Chúa ngang nhau trong mọi trường hợp, th́ để bắt chước và nên giống Đức Kitô, Chúa chúng ta cách thiết thực hơn, tôi muốn và tôi chọn sự nghèo khó với Chúa Kitô khó nghèo hơn là sự giàu sang, sự xỉ nhục với Chúa Kitô bị xỉ nhục hơn là danh vọng, và ao ước được coi là ngu dại v́ Chúa Kitô, Đấng đă bị coi như thế trước, hơn là được coi như người thông thái, khôn ngoan ở thế gian này.
168. GHI CHÚ: Như thế, đối với ai muốn được ḷng khiêm nhường theo bậc thứ ba, th́ điều rất có ích là làm ba cuộc tâm sự như trong bài về các mẫu người đă nói trước đây, xin Chúa chúng ta đoái chọn họ vào bậc khiêm nhường thứ ba, cao hơn và tốt hơn, để bắt chước và phụng sự Chúa hơn, nếu việc phụng sự và ngợi khen Chúa chí tôn cũng bằng hoặc lớn hơn (ở các bậc khác).
ĐIỂM NHẤT: Trong mọi việc lựa chọn tốt, trong mức độ hết sức có thể, con mắt ư hướng chúng ta phải đơn sơ, chỉ nhằm cái (mục đích) v́ đó tôi đă được dựng nên, ấy là để ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và để cứu rỗi linh hồn tôi; như thế dù tôi lựa chọn cách nào th́ việc lựa chọn ấy cũng phải nhằm giúp tôi đạt tới cứu cánh v́ đó tôi được tạo dựng, nên không được xếp đặt và khuôn cứu cánh theo phương tiện, nhưng phải xếp đặt và khuôn phương tiện theo cứu cánh.
Chẳng hạn trong thực tế, có nhiều người chọn hôn nhân trước rồi mới chọn việc phụng sự Thiên Chúa trong việc hôn nhân- nhưng thực sự hôn nhân chỉ là phương thế c̣n việc phụng sự Chúa mới là cứu cánh. Cũng thế có những người khác trước hết muốn được bổng lộc rồi sau mới muốn phụng sự Thiên Chúa qua đó.
Như vậy, những người ấy không đi thẳng tới Thiên Chúa, nhưng muốn Thiên Chúa đến với những quyến luyến lệch lạc của họ, và do đó họ lấy phương tiện làm cứu cánh và cứu cánh làm phương tiện. Như thế cái mà họ phải đặt lên hàng đầu th́ họ lại để xuống hàng cuối, v́ trước nhất chúng ta phải lấy ư muốn phụng sự Thiên Chúa, tức là cứu cánh, làm mục tiêu, rồi mới đến việc nhận bổng lộc hay kết hôn là phương tiện để tới mục đích, nếu thấy việc đó thích hợp hơn. Như vậy không ǵ có thể thúc đẩy tôi lấy hoặc bỏ phương thế này hay phương thế kia, ngoại trừ việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và cứu rỗi linh hồn tôi đời đời.
170. LỜI CHỈ DẪN ĐỂ BIẾT PHẢI LỰA CHỌN NHỮNG G̀
gồm bốn điểm và một ghi chú.
ĐIỂM NHẤT: Tất cả những điều làm đối tượng cho việc lựa chọn của chúng ta nhất thiết phải là những điều, tự chúng không tốt không xấu, hoặc tốt và phù hợp với ư của Mẹ Thánh là hàng Giáo Phẩm trong Giáo Hội, chứ không phải là những điều xấu hay những điều đi ngược với Giáo Hội.
171. ĐIỂM HAI: Có những điều mà khi việc lựa chọn đă dứt khoát, th́ không thể thay đổi, chẳng hạn như đă chịu chức linh mục hay đă kết hôn v.v.; c̣n những điều khác th́ có thể thay đổi, chẳng hạn như nhận lănh hay khước từ bổng lộc, nhận lănh hay vứt bỏ những của cải đời này.
172. ĐIỂM BA: Với việc lựa chọn không thể đổi, một khi đă làm không được chọn lại nữa v́ không thể cởi bỏ được, chẳng hạn như việc hôn nhân, chức linh mục v.v.; chỉ c̣n một điều, nếu ḿnh đă lựa chọn không phải phép và không đúng trật tự nhưng theo những quyến luyến lệch lạc, th́ ăn năn hối hận và cố gắng sống một đời tốt lành trong điều ḿnh đă lựa chọn. Một việc lựa chọn như vậy không cho thấy đó là ơn thiên triệu, v́ đó là một cuộc lựa chọn bừa băi và lệch lạc, như có nhiều người lầm lộn trong việc ấy, lấy sự lựa chọn lệch lạc hay xấu xa làm ơn thiên trịêu, v́ mọi ơn thiên triệu bao giờ cũng trong sáng và rơ ràng, không pha ư xác thịt hay một quyến luyến lệch lạc nào khác.
173. ĐIỂM BỐN: Về những điều lựa chọn có thể thay đổi, nếu người nào đă lựa chọn phải phép và đúng trật tự, không theo xác thịt hay thế gian, th́ không phải lựa chọn lần nữa, nhưng chỉ phải hoàn thiện trong sự lựa chọn ấy tùy sức có thể.
174. GHI CHÚ: Nên ghi chú rằng, nếu một việc lựa chọn có thể đổi mà đă không làm cho thành thật và đúng trật tự, th́ làm lại cho đúng phép vào lúc này là điều có ích lợi cho những ai ao ước sinh hoa trái đáng kể và rất đẹp ḷng Thiên Chúa, Chúa chúng ta.
MÀ MỖI THỜI KỲ ĐỀU THÍCH HỢP ĐỂ LÀM VIỆC LỰA CHỌN TỐT LÀNH
THỜI KỲ THỨ NHẤT: Là khi Thiên Chúa Chúa chúng ta đánh động và lôi kéo ư muốn đến nỗi linh hồn trung tín tuân theo điều đă được chỉ vạch không hồ nghi mà cũng không thể hổ nghi; thánh Phaolôâ và thánh Matthêu đă làm như thế khi các Ngài theo Đức Kitô Chúa chúng ta.
176. THỜI KỲ THỨ HAI: Khi nhận được đủ ánh sáng và sự hiểu biết bởi kinh nghịêm những an ủi và sầu khổ, cũng như bởi kinh nghịêm phân biệt thần tốt và thần xấu.
177. THỜI KỲ THỨ BA: Thời kỳ thứ ba th́ trầm lặng; trước hết suy xét con người sinh ra để làm ǵ, tức là để ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và để cứu linh hồn ḿnh. Và với ḷng ước ao sự ấy, chọn làm phương thế, một cuộc sống hay một bậc trong phạm vi Giáo Hội chấp nhận, để gặp được ở đó sự giúp đỡ cho việc phụng sự Chúa và cứu rỗi linh hồn ḿnh.
Tôi nói, thời kỳ trầm lặng, nghĩa là khi linh hồn không bị xao động bởi thần tốt hay thần xấu, và sử dụng những khả năng tự nhiên của ḿnh cách tự do và yên tĩnh.
178. Nếu cuộc lựa chọn không làm được trong thời kỳ thứ nhất hay thứ hai, th́ sau đây là hai cách để lựa chọn theo thời kỳ thứ ba.
gồm sáu điểm:
ĐIỂM NHẤT: Là đặt ḿnh trước những điều tôi toan lựa chọn, chẳng hạn một chức vụ hay bổng lộc để nhận hay bỏ, hoặc bất cứ điều ǵ khác mà sự lựa chọn có thể thay đổi được.
179. ĐIỂM HAI: Tôi phải nhằm đến cứu cánh v́ đó tôi đă được dựng nên, là ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và cứu rỗi linh hồn tôi; lại nữa tôi phải giữ b́nh tâm, không có một quyến luyến lệch lạc nào, đến nỗi không hướng chiều và cũng không tha thiết để nhận điều đă được đề nghị hơn là từ chối hoặc từ chối hơn là nhận; nhưng tôi phải giữ ḿnh ở vị thế cân bằng như cái kim của một bàn cân; chỉ nghiêng theo đàng nào tôi “cảm thấy” hợp hơn cho vinh quang và sự ca ngợi Chúa cùng việc cứu rỗi linh hồn tôi.
180. ĐIỂM BA: Xin Thiên Chúa, Chúa chúng ta đoái thương đánh động ư muốn tôi và đặt vào linh hồn tôi điều tôi phải làm đối với việc đă được đề nghị, để ngợi khen và làm vinh danh Chúa hơn, bằng cách dùng trí khôn suy xét đúng đắn và trung thành, và lựa chọn hợp với ư cực thánh và nhân lành của Người.
181. ĐIỂM BỐN: Suy xét xem việc được chức vụ hay bổng lộc nói đây sẽ sinh thuận tiện và ích lợi cho tôi bao nhiêu, duy để ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và cứu rỗi linh hồn tôi; và ngược lại cũng theo cách thức ấy, suy xét những bất tiện và nguy hiểm nếu được điều ấy. Trong phần thứ hai cũng làm như vậy, nghĩa là xét những thuận tiện và ích lợi bởi việc không được điều ấy, và ngược lại cũng xét những bất tiện và nguy hiểm nếu không có điều ấy.
182. ĐIỂM NĂM: Sau khi đă suy nghĩ và cân nhắc vấn đề dưới mọi khiá cạnh như thế, coi xem lư trí nghiêng về phiá nào, và phải lựa chọn theo sự thúc đẩy mạnh nhất của lư trí chứ không theo sự thúc đẩy nào của t́nh cảm.
183. ĐIỂM SÁU: Khi đă làm xong việc lựa chọn hay quyết định ấy, người đă lựa chọn phải mau mắn đi cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và dâng cho Ngài cuộc lựa chọn đó, để Chúa Chí Tôn đoái nhận và xác chuẩn cho, nếu điều ấy giúp phụng sự và ngợi khen Ngài hơn.
gồm bốn quy tắc và một ghi chú.
QUY TẮC I: Ḷng yêu mến đánh động và làm tôi lựa chọn điều nào đó, phải từ trên mà xuống, bởi ḷng kính mến Thiên Chúa, như thế người lựa chọn trước hết phải cảm thấy trong ḷng rằng t́nh yêu mến nhiều hay ít đối với điều họ chọn, hoàn toàn hướng về Đấng Tạo Hóa và Chúa họ.
185. QUY TẮC II: Tưởng tượng ra một người mà tôi chưa bao giờ gặp và cũng chẳng quen biết, với ḷng ước ao cho họ được hoàn thiện trọn vẹn, suy xét điều tôi sẽ khuyên họ làm và lựa chọn để sáng danh Thiên Chúa, Chúa chúng ta hơn cả và làm cho linh hồn họ nên trọn lành hơn; và tôi cũng làm như vậy, tuân theo quy tắc tôi đặt cho người khác.
186. QUY TẮC III: Xét coi, ví như tôi đang ở vào giờ chết, th́ thái độ và quy tắc mà lúc ấy tôi muốn ḿnh tuân theo trong công việc lựa chọn hiện bây giờ như thế nào, và rắp tâm quyết định hoàn toàn tuân theo quy tắc đó.
187. QUY TẮC IV: Nh́n ngắm và suy xét t́nh trạng của tôi trong ngày phán xét. Nghĩ xem lúc ấy tôi muốn ḿnh đă định đoạt về công việc hiện tại như thế nào; quy tắc mà lúc ấy tôi muốn ḿnh đă tuân theo, tôi nhận lấy ngay bây giờ, để lúc ấy tôi được hạnh phúc và mừng vui trọn vẹn.
188. GHI CHÚ: Một khi đă nhận lấy những quy tắc trên đây để được cứu rỗi và an nghỉ đời đời, tôi sẽ làm việc lựa chọn và dâng cho Thiên Chúa, Chúa chúng ta, theo như điểm thứ sáu trong cách lựa chọn thứ nhất.
ĐỜI SỐNG VÀ BẬC M̀NH
Điều lưu ư sau đây liên quan đến những người đă vào bậc cai quản trong Giáo Hội hay ở bậc hôn nhân, dù có dư dật của cải đời này hay không, nếu họ không cần hay không hoàn toàn sẵn sàng để lựa chọn về những điều có thể đổi, th́ sẽ rất ích lợi là, thay v́ một cuộc lựa chọn, đề nghị cho họ một khuôn khổ và một phương pháp nhằm tu chỉnh và cải thiện đời sống và bậc ḿnh; nghĩa là đưa hữu thể thụ tạo, đời sống và bậc ḿnh vào việc làm vinh danh và ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và cứu rỗi linh hồn ḿnh.
Để hướng về và đạt tới cùng đích ấy, phải suy xét và nghiền ngẫm nhiều bằng các cuộc Linh Thao và các cách lựa chọn, như đă giải thích, xem ḿnh phải có nhà cửa và gia nhân thế nào, phải điều khiển và cai quản trong nhà thế nào, phải dạy dỗ gia đ́nh bằng lời nói và gương sáng ra sao; cũng thế, suy xét xem phải trích của cải bao nhiêu cho người nhà và người giúp việc, và bao nhiêu để cho người nghèo và các việc thiện. Không muốn cũng không t́m sự ǵ khác ngoài việc ngợi khen và làm vinh danh Thiên Chúa, Chúa chúng ta hơn trong mọi sự và qua mọi sự.
V́ mỗi người phải nghĩ rằng ḿnh càng thoát ra khỏi ḷng yêu ḿnh, ḷng ham muốn và tư lợi được bao nhiêu, th́ càng tiến tới trong mọi việc thiêng liêng bấy nhiêu.
VỀ CÁC VIỆC TỪ LÚC ĐỨC KITÔ, CHÚA CHÚNG TA,
TỪ BETANIA LÊN GIÊRUSALEM ĐẾN HẾT BỮA TIÊC LY (số 289)
gồm kinh dọn ḷng, ba tiền nguyện, sáu điểm và một cuộc tâm sự.
KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng như thường lệ.
191. TIỀN NGUYỆN I: Nhớ lại lịch sử. Ở đây là Đức Kitô, Chúa chúng ta từ Betania sai hai môn đệ lên thành Giêrusalem để dọn bữa tiệc ly, rồi sau chính Chúa đến đó cùng với các môn đệ khác; sau khi ăn chiên vượt qua, và khi đă xong bữa, Chúa rửa chân cho các môn đệ và ban Ḿnh cùng Máu Cực Thánh cho các ông, và khi Giuđa đă ra đi để bán Chúa ḿnh, th́ Ngài giảng cho các môn đệ một bài.
192. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh, xem nơi chốn: ở đây là xem con đường đi từ Betania lên Giêrusalem, nó rộng răi hay chật hẹp, bằng phẳng v.v.; cũng xem xét nhà tiệc ly: nó to hay nhỏ, h́nh dáng thế nào.
193. TIỀN NGUYỆN III: xin điều tôi ao ước: ở đây là sự đau đớn, hối tiếc và hổ thẹn, v́ chính bởi tội tôi mà Chúa đi chịu nạn.
194. ĐIỂM NHẤT: nh́n xem các nhân vật trong bữa tiệc ly, và suy nghĩ trong ḷng, cố rút phần nào ích lợi bởi đấy.
ĐIỂM HAI: nghe điều các Ngài nói và cũng rút lấy phần nào ích lợi như thế.
ĐIỂM BA: nh́n xem việc các Ngài làm và rút lấy phần nào ích lợi.
195. ĐIỂM BỐN: Suy xét về sự đau khổ Đức Kitô, Chúa chúng ta, chịu hoặc muốn chịu trong nhân tính Ngài, tùy theo cảnh đang chiêm niệm. Ở đây bắt đầu đem hết sức lực và cố gắng để được đau đớn, buồn sầu và khóc lóc. Cũng làm như thế trong các điểm tiếp sau.
196. ĐIỂM NĂM: suy xét xem thiên tính ẩn ḿnh như thế nào; nghĩa là bản tính ấy có thể hủy diệt kẻ thù ḿnh, mà không làm, nhưng để mặc cho nhân tính chí thánh chịu cực khổ như thế nào.
197. ĐIỂM SÁU: suy xét Chúa Giêsu chịu tất cả những sự ấy v́ tội lỗi tôi như thế nào v.v., và tôi, tôi phải làm ǵ và chịu những sự ǵ cho Chúa.
198. TÂM SỰ: Kết thúc bằng một cuộc tâm sự với Đức Kitô, Chúa chúng ta, và sau cùng đọc một kinh Lạy Cha.
Trong các cuộc tâm sự, như trước đă giải thích một phần, cần chú ư rằng, chúng ta phải thân thưa và theo đề tài suy gẫm, nghĩa là tùy theo tôi đang bị cám dỗ hay được an ủi, tùy theo tôi ao ước được nhân đức này hay nhân đức khác, tùy theo tôi đứng về phiá này hay phiá kia, tùy theo tôi muốn đau khổ hay vui mừng về điều tôi chiêm niệm, sau cùng cầu xin điều tôi ao ước hơn cả về ít nhiều điểm riêng. Như vậy có thể chỉ tâm sự với Đức Kitô, Chúa chúng ta, hay nếu đề tài hoặc ḷng sốt sắng thúc đẩy, có thể làm ba cuộc tâm sự: một với Đức Mẹ, một với Chúa Con, và một với Đức Chúa Cha, theo cùng một h́nh thức như đă chỉ ở tuần thứ hai trong bài gẫm về ba mẫu người, cùng với lời ghi chú liền sau đó.
TỪ BỮA TIỆC LY ĐẾN HẾT NHỮNG VIỆC XẢY RA Ở VƯỜN DẦU.
KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng thường lệ.
201. TIỀN NGUYỆN I: Là lịch sử. Ở đây là việc Đức Kitô, Chúa chúng ta, cùng mười một môn đệ rời núi Sion, nơi đă ăn bữa tiệc ly, xuống thung lũng Giosaphat. Người để tám môn đệ ở một nơi trong thung lũng và ba môn đệ khác ở một nơi trong vườn, và bắt đầu cầu nguyện. Người đổ một thứ mồ hôi giống như những giọt máu. Sau khi đă cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha ba lần, Người đánh thức ba môn đệ. Sau đó, khi nghe tiếng Người, các kẻ thù địch ngă xuống đất; Giuđa hôn Người chiếc hôn b́nh an; thánh Phêrô chém đứt tai Malcô, và Chúa Kitô chữa nó lành đă. Bấy giờ Người bị bắt như kẻ gian phi, chúng lôi Người xuống đáy thung lũng rồi lại kéo lên dốc núi để đến nhà Anna.
202. TIỀN NGUYỆN II: Nh́n xem nơi chốn. Ở đây là xét xem con đường từ núi Sion xuống thung lũng Giosaphat và cả cái vườn nữa; nó có rộng không, có dài không, và h́nh dạng thế nào v.v.
203. TIỀN NGUYỆN III: Xin điều tôi ao ước. Đang khi suy về sự thương khó phải xin được đau đớn với Chúa Kitô thống khổ, tan nát cơi ḷng với Chúa Kitô tan nát tâm hồn, được khóc lóc đau đớn trong ḷng về sự đau đớn dường ấy mà Chúa Kitô đă chịu v́ tôi.
Trong cuộc chiêm niệm thứ hai này, sau khi đọc kinh dọn ḷng và làm ba tiền nguyện, sẽ theo cùng một cách thức về các điểm và cuộc tâm sự như trong cuộc chiêm niệm thứ nhất về bữa Tiệc Ly. Vào giờ Thánh Lễ và giờ kinh chiều sẽ làm hai cuộc phục niệm về bài chiêm niệm thứ nhất và thứ hai. Rồi trước bữa tối áp dụng ngũ quan về hai bài chiêm niệm nói trên. Bao giờ cũng bắt đầu bằng kinh dọn ḷng và tiền nguyện, tùy theo đề tài đang gẫm, cùng một cách thức như đă nói và giải thích trong tuần thứ hai.
Tùy theo tuổi, sức khỏe và thời tiết , người luyện tập sẽ làm năm cuộc Linh Thao mỗi ngày hoặc ít hơn.
Trong tuần thứ ba này sẽ sửa đổi một phần điều phụ thêm thứ hai và thứ sáu:
VỀ ĐIỀU THỨ HAI: Ngay khi thức dậy, đặt trước mắt: tôi đi đâu, và để làm ǵ, ôn lại vắn tắt cuộc chiêm niệm tôi sắp làm, theo mầu nhiệm đang đề cập. Đang khi dậy và mặc áo, tôi cố gắng giục ḷng lo buồn đau đớn v́ những khốn cực dường ấy mà Đức Kitô Chúa chúng ta đă chịu.
VỀ ĐIỀU THỨ SÁU: Phải sửa đổi thế này: cố gắng đừng làm nảy nở những tư tưởng vui mừng dù tốt lành thánh thiện như sự phục sinh và vinh quang; nhưng trái lại, giục ḷng đau buồn khổ cực và tan nát, năng nhớ đến những khó nhọc đau đớn mà Đức Kitô Chúa chúng ta đă chịu từ khi sinh ra cho đến mầu nhiệm mà tôi đang chiêm niệm trong cuộc thương khó.
Việc xét ḿnh riêng về các cuộc Linh Thao và các điều phụ thêm ở đây, cũng sẽ làm cùng một cách như trong tuần trước.
· vào nửa đêm chiêm niệm từ các sự xảy ra ở VƯỜN DẦU cho đến hết các việc xảy ra tại nhà Anna (số 291)
· và buổi sáng từ nhà Anna đến hết các việc ở nhà Caipha (số 292).
· Rồi làm hai cuộc phục niệm và áp dụng ngũ quan như đă chỉ.
· vào nửa đêm chiêm niệm về các sự xảy ra từ nhà Caipha đến dinh Philatô và các việc tại dinh ấy (số 293).
· Buổi sáng, từ dinh Philatô đến dinh Herode và các việc xảy ra tại đây (số 294).
· Rồi làm hai cuộc phục niệm và áp dụng ngũ quan như đă chỉ.
· Nửa đêm, từ dinh Herode về dinh Philatô (số 295), chiêm niệm một nửa các mầu nhiệm xảy ra tại dinh Philatô.
· Rồi trong cuộc chiêm niệm vào buổi sáng: các mầu nhiệm khác xảy ra cũng tại dinh ấy.
· Rồi làm các phục niệm và áp dụng ngũ quan như đă chỉ.
· Nửa đêm từ dinh Philatô đến khi (Chúa chiïu) đóng đinh trên Thánh Giá (số 296).
· Buổi sáng, từ lúc Chúa chịu treo trên Thánh Giá đến khi Chúa tắt thở (số 297).
· Rồi làm hai cuộc phục niệm và áp dụng giác quan.
· Nửa đêm (chiêm niệm) về những việc xảy ra từ khi hạ xác Chúa khỏi Thánh Giá cho đến mồ (số 298).
· Buổi sáng, từ các việc ở mồ đến nhà mà Đức Mẹ về, sau khi đă táng xác Con trong mồ.
Chiêm niệm chung về tất cả cuộc thương khó trong các cuộc Linh Thao nửa đêm và buổi sáng. Thay v́ hai cuộc phục niệm, th́ suốt ngày, nhiều lần chừng nào có thể, suy xét về sự xác cực thánh của Đức Kitô, Chúa chúng ta, ở trong t́nh trạng tách rời và xa ĺa linh hồn thế nào, được mai táng ở đâu và thế nào. Cũng theo cách ấy, suy xét về nỗi cô đơn của Đức Mẹ với biết bao đau đớn ṃn mỏi, rồi đàng khác, nỗi cô đơn của các môn đệ.
Nên chú ư rằng, nếu muốn kéo dài việc chiêm niệm về sự Thương Khó th́ trong mỗi cuộc chiêm niệm phải suy gẫm ít mầu nhiệm hơn, chẳng hạn trong cuộc thứ nhất, nguyên về bữa Tiệc Ly thôi, trong cuộc thứ hai, về sự Rửa Chân, trong cuộc thứ ba, về sự Chúa ban bí tích Thánh Thể cho các môn đệ, trong cuộc thứ bốn, về bài giảng Chúa cho họ và cũng làm như vậy trong các cuộc chiêm niệm và các mầu nhiệm khác. Cũng thế, khi đă chiêm niệm hết cuộc Thương Khó, hăy dành trọn một ngày để chiêm niệm lại phân nửa cuộc thương khó, và ngày nữa về nửa kia, rồi ngày thứ ba chung cả cuộc thương khó.
Trái lại nếu muốn rút ngắn việc chiêm niệm về cuộc Thương Khó, th́ lúc nửa đêm chiêm niệm bữa Tiệc ly; buổi sáng: Vườn Dầu; giờ lễ: nhà Anna; giờ kinh chiều: nhà Caipha; và giờ trước bữa tối: dinh Philatô. Như vậy trong khi bỏ các cuộc phục niệm và áp dụng giác quan, mỗi ngày làm năm cuộc Linh Thao khác nhau, và mỗi cuộc về một mầu nhiệm khác của Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Rồi khi đă chiêm niệm hết tất cả cuộc Thương Khó như thế, có thể lấy một ngày khác làm chung về trọn cuộc Thương Khó trong một hay nhiều cuộc Linh Thao khác nhau, tùy theo đàng nào thấy có ích lợi hơn.
TRONG VIỆC ĂN UỐNG TỪ NÀY VỀ SAU
QUY TẮC I: Về bánh ḿ , việc kiêng bớt ít thích hợp, v́ nó không phải món ăn gây thèm thuồng thái quá, hoặc tạo cám dỗ thúc bách như các món ăn khác.
211. QUY TẮC II: Về đồ uống, việc kiêng bớt h́nh như thích hợp hơn so với bánh ḿ, nên phải xét kỹ xem cái ǵ có ích để giữ, và cái ǵ có hại để bỏ.
212. QUY TẮC THỨ III: Về các món ăn khác, việc kiêng bớt phải thật nghiêm ngặt và trọn vẹn, v́ trong địạ hạt đó sự thèm khát mau gây hỗn loạn, cũng như sự cám dỗ trở nên thúc bách hơn; bởi đó việc kiêng bớt các loại thức ăn này, nhằm tránh sự hỗn loạn, có thể giữ theo hai cách: một là tập quen ăn những món b́nh thường, hai là tập quen ăn ít, nếu là những món mỹ vị.
213. QUY TẮC IV: Tuy luôn phải giữ ḿnh cho khỏi đau yếu, nhưng nếu càng bỏ bớt những nhu cầu thuộc mức b́nh thường, th́ càng mau tới được mức trung dung phải giữ trong việc ăn uống; v́ hai lẽ: thứ nhất là trong khi cố gắng và tự chuẩn bị như vậy, thường cảm thấy được những hiểu biết bên trong, những an ủi và những sự soi sáng thiêng liêng dồi dào hơn để t́m ra mức trung dung thích đáng; thứ hai, nếu trong lúc kiêng bớt như vậy mà thấy thiếu sức mạnh phần xác và kém sẵn sàng để tập Linh Thao, th́ sẽ dễ phán đoán được điều ǵ phù hợp hơn để nâng đỡ thể xác.
214. QUY TẮC V: Trong khi ăn, chiêm ngắm Đức Kitô, Chúa chúng ta như thể thấy Chúa đang ăn với các tông đồ: Chúa uống, Chúa nh́n, Chúa nói thể nào và cố gắng bắt chước; như vậy, phần thượng của trí khôn sẽ suy xét về Chúa và phần hạ lo cho thân xác được dưỡng nuôi; và nhờ thế người ta sẽ đạt được một sự ḥa hợp và một trật tự hoàn hảo hơn trong cách xử sự và tu thân.
215. QUY TẮC VI: Trong khi ăn c̣n có thể chiêm ngắm các sự khác, hoặc về hạnh các thánh, hay một điều đạo đức nào khác hoặc một việc thiêng liêng nào mà người ta mà phải làm: v́ khi mắc chú ư đến những sự ấy th́ sẽ bớt cảm khoái và thỏa măn đối với các đồ ăn của phần xác.
216. QUY TẮC VII: Trên hết, đừng dồn hết tâm trí vào cái ḿnh ăn, và đừng ăn vội vàng theo tính háu ăn, nhưng phải tự chủ trong cách ăn cũng như trong lượng đồ ăn.
217. QUY TẮC VIII: Để trừ bỏ những hỗn loạn, điều rất có ích là sau bữa trưa hoặc bữa tối hay lúc nào khác không thấy đói, tự xác định số lượng đồ ăn thích hợp cho ḿnh trong bữa trưa hoặc bữa tối sau đó, và cứ làm như thế mỗi ngày. Không được vượt quá số lượng ấy cho dù thấy ngon miệng hay bị cám dỗ. Trái lại, để dễ thắng sự thèm thuồng hỗn loạn và mọi chước cám dỗ của kẻ thù hơn, nếu bị cám dỗ ăn nhiều hơn, th́ nên ăn ít đi.
ĐỨC KITÔ CHÚA CHÚNG TA ĐĂ HIỆN RA CÙNG ĐỨC MẸ (SỐ 299)
KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng thường lệ.
219. TIỀN NGUYỆN I: Lịch sử. Ở đây là sau khi Chúa Kitô tắt thở trên thập giá, xác Ngài ở trong t́nh trạng tách rời khỏi linh hồn, nhưng vẫn luôn kết hợp cùng bản tính Thiên Chúa, linh hồn đầy hạnh phúc Người xuống ngục tổ tông, vẫn luôn kết hiệp cùng thiên tính. Người rước linh hồn các thánh ra khỏi ngục, đoạn trở lại mồ, và khi đă sống lại, Người hiện ra cùng Đức Mẹ đầy ân phúc, bằng cả xác và hồn.
220. TIỀN NGUYỆN II: Đặt khung cảnh, nh́n xem nơi chốn. Ở đây là xem xét sự xếp đặt của mồ thánh, và nơi nhà Đức Mẹ; nh́n riêng từng phần một, pḥng ngủ, nhà nguyện v.v.
221. TIỀN NGUYỆN III: Cầu xin điều tôi ao ước. Ở đây là cầu xin ơn được vui mừng mănh liệt v́ sự vinh quang và vui mừng dường ấy của Đức Kitô Chúa chúng ta.
222. ĐIỂM NHẤT, HAI, BA: Điểm 1, 2, 3 cũng là những điểm mà chúng ta đă quen làm trong cuộc chiêm niệm về Tiệc Ly của Đức Kitô, Chúa chúng ta.
223. ĐIỂM BỐN: Suy gẫm về việc bản tính Thiên Chúa đă có vẻ như ẩn ḿnh trong cuộc Thương Khó, bây giờ tỏ hiện cách lạ lùng biết bao trong việc Phục Sinh cực thánh, bởi những hiệu lực chân thật và cực thánh của chính sự Phục Sinh ấy là thể nào.
224. ĐIỂM NĂM: Xét về chức vụ an ủi mà Đức Kitô, Chúa chúng ta, hiện đang chu toàn. So sánh việc ấy với cách thức mà các bạn hữu quen an ủi nhau.
225. TÂM SỰ: Kết thúc bằng hay nhiều cuộc tâm sự, tùy theo đề tài, và đọc một kinh Lạy Cha.
Trong các cuộc chiệm niệm sau, tiến hành theo cách thức sẽ chỉ dưới đây, về tất cả các mầu nhiệm từ sự sống lại cho đến hết việc Chúa lên trời; về các điều khác, trong suốt tuần về sự phục sinh, sẽ theo cùng một h́nh thức và cách thế như trong tuần về sự thương khó. Vậy trong các cuộc chiêm niệm sau, phần tiền nguyện cứ theo mẫu bài chiêm niệm thứ nhất này về sự phục sinh, nhưng thay đổi theo đề tài chiêm niệm; năm điểm cũng thế; các điều phụ thêm nói dưới đây cũng vậy. C̣n những điều khác, có thể theo phương pháp đă cho để dùng trong tuần về sự thương khó, chẳng hạn về các cuộc phục niệm, áp dụng ngũ quan, rút ngắn hay kéo dài các mầu nhiệm v.v.
Cách chung, trong tuần thứ tư này, làm bốn cuộc Linh Thao thay v́ năm, th́ hợp hơn (trong ba tuần trước): cuộc thứ nhất ngay khi thức dậy buổi sáng; cuộc thứ hai vào giờ lễ họăc trước bữa trưa, thay v́ cuộc phục niệm thứ nhất; cuộc thứ ba vào giờ kinh chiều thay v́ cuộc phục niệm thứ hai; cuộc thứ bốn trước bữa tối bằng cách áp dụng ngũ quan vào ba bài Linh Thao trong ngày; nên để ư ngừng lại ở những điểm quan hệ hơn và những điểm đă được khích động mạnh và nhiều hương vị thiêng liêng hơn.
Mặc dù trong mỗi cuộc chiêm niệm đă đề nghị một số điểm nhất định, chẳng hạn ba, năm v.v., nhưng người chiêm niệm có thể tăng hay bớt số điểm như họ thấy đàng nào dễ chịu hơn; như thế trước khi bắt đầu cuộc chiêm niệm, điều rất có ích là dự phóng và xác định số điểm sẽ làm.
Trong tuần thứ tư này, về cả thảy 10 điều phụ thêm, phải sửa đổi điều thứ hai, sáu, bảy và mười.
Điều hai: ngay khi thức dậy, nghĩ về cuộc chiêm niệm mà tôi phải làm, t́m vui mừng hoan lạc v́ sự vui mừng hoan lạc dường ấy của Đức Kitô Chúa chúng ta.
Điều sáu: hướng trí nhớ và tư tưởng vào những điều có thể gây sung sướng, hoan lạc và vui mừng thiêng liêng, như sự vinh quang.
Điều bảy: Tận dụng ánh sáng và những sự dễ chịu với từng mùa, chẳng hạn sự mát mẻ trong mùa hạ, họăc mặt trời và sự ấm áp trong mùa đông, tùy theo mức độ mà linh hồn tưởng có thể giúp ḿnh vui mừng trong Đấng tạo dựng và cứu chuộc ḿnh.
Điều mười: Thay v́ sự hăm ḿnh đền tội, hăy nhắm đến sự tiết độ và trung dung trong mọi sự, khi không phải là những thời điểm mà luật Giáo Hội buộc ăn chay hay kiêng thịt, v́ những luật ấy phải luôn luôn được giữ chu đáo, trừ trường hợp ngăn trở chính đáng.
GHI CHÚ: Trước hết nên nhận xét hai điều:
Thứ nhất: T́nh yêu phải đặt trong hành động hơn là trong lời nói.
231. Thứ hai: T́nh yêu cốt ở sự trao đổi giữa hai bên, nghĩa là người yêu trao tặng và truyền thông cho người được yêu của cải, một phần của cải hay quyền hành của ḿnh, và người được yêu đối lại với người yêu cũng vậy. Như thế, nếu người này có được kiến thức, sẽ truyền dạy cho người kia; cả danh vọng hay tiền của cũng thế; và người kia cũng đối lại với người này như vậy.
KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng thường lệ.
232. TIỀN NGUYỆN I: Đặt khung cảnh. Ở đây là nh́n xem tôi đang ở trươc thánh nhan Thiên Chúa, Chúa chúng ta, trước các thiên thần và các thánh đang cầu bầu cho tôi.
233. TIỀN NGUYỆN II: Cầu xin điều tôi muốn. Ở đây là xin được hiểu biết thâm sâu về bấy nhiêu ơn lành đă lănh nhận; để với ḷng biết ơn sâu xa, tôi có thể yêu mến và phụng sự Chúa chí tôn trong mọi sự.
234. ĐIỂM NHẤT:
Nhớ lại trong trí những ơn lành đă lănh nhận: ơn tạo dựng, ơn cứu chuộc và các ơn riêng. Cân nhắc với thật nhiều t́nh yêu xem Thiên Chúa, Chúa chúng ta, đă làm cho tôi biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đă ban cho tôi biết bao nhiêu thứ của Ngài; sau nữa, Chúa lại c̣n ước muốn ban chính ḿnh Ngài cho tôi bao nhiêu có thể, theo thánh ư Ngài.
Tôi ngẫm nghĩ trong ḷng, suy xét về điều tôi phải dâng hiến Ngài, về phần tôi, theo đúng lẽ phải và sự công bằng, nghĩa là, tất cả những ǵ tôi có lẫn chính bản thân tôi, như một người dâng hiến với t́nh yêu tha thiết :
“LẠY CHÚA, XIN NHẬN LẤY TRỌN CẢ TỰ DO, TRÍ NHỚ, TRÍ HIỂU VÀ TOÀN THỂ Ư CHÍ CON, TẤT CẢ NHỮNG G̀ CON CÓ VÀ LÀM CHỦ.
CHÚA ĐĂ BAN CHO CON TẤT CẢ; LẠY CHÚA, CON XIN DÂNG LẠI CHÚA TẤT CẢ.
TẤT CẢ LÀ CỦA CHÚA, XIN CHÚA SỬ DỤNG HOÀN TOÀN THEO Ư CHÚA.
XIN CHÚA BAN CHO CON T̀NH YÊU VÀ ÂN SỦNG CHÚA: ĐỐI VỚI CON THẾ LÀ ĐỦ”.
235. ĐIỂM HAI: Xét xem Chúa ngự trong tạo vật như thế nào, trong các nguyên tố bằng cách ban cho thực thể, trong thảo mộc bằng cách ban cho sức tăng trưởng, trong thú vật bằng cách ban cho cảm giác, trong loài người bằng cách ban cho trí khôn; và như vậy trong tôi bằng cách ban cho thực thể, sự sống, cảm giác và trí khôn. Cũng vậy, xét xem Chúa đă làm tôi nên đền thờ của Ngài như thế nào, v́ Ngài đă tạo dựng tôi nên giống h́nh ảnh Tôn Nhan Ngài. Cũng suy nghĩ trong ḷng theo cách đă chỉ ở điểm nhất hay cách nào khác tôi thấy tốt hơn. Về mỗi điểm dưới đây cũng làm như vậy.
236. ĐIỂM BA: Suy xét xem Thiên Chúa làm việc và hành động cho tôi như thế nào trong mọi tạo vật trên mặt đất, nghĩa là Ngài đă xử sự theo cách một người làm việc như thế nào, chẳng hạn trên các tầng trời, trong các nguyên tố, thảo mộc, hoa, thú vật v.v., bằng cách ban cho chúng thực thể, sự sinh tổn, sức tăng trưởng, và cảm giác v.v.. Đoạn suy nghĩ trong ḷng.
237. ĐIỂM BỐN: Xét xem mọi điều tốt lành và mọi ơn riêng đều từ trên ban xuống như thế nào, chẳng hạn quyền lực hữu hạn của tôi, bởi quyền lực tối cao và vô hạn ở trên và cả sự công bằng, ḷng nhân từ hiền hậu, thương xót v.v., như những tia sáng từ mặt trời chiếu xuống, như nước trong nguồn chảy ra v.v.. Rồi kết thúc bằng cách suy nghĩ trong ḷng như đă chỉ dẫn. Sau cùng tâm sự với Chúa, và đọc một kinh Lạy Cha.
Cách cầu nguyện thứ nhất về mười điều răn, bảy mối tội đầu, ba tài năng của linh hồn, và năm giác quan của thể xác. Cách cầu nguyện này nhằm cho một khuôn khổ, một phương pháp và những cuộc tập luyện giúp linh hồn dọn ḿnh và tiến tới để việc cầu nguyện được chấp nhận, hơn là đặt một thể thức hay một phương pháp cầu nguyện với những bài suy gẫm hay chiêm niệm có nội dung.
239. ĐIỀU PHỤ THÊM
Trước hết làm một điều tương đương với điều phụ thêm thứ hai của tuần thứ hai, nghĩa là khi bước vào cầu nguyện, để cho tinh thần được nghỉ ngơi một chút, như ngồi hay đi tản bộ tùy thấy đàng nào tốt hơn, rồi xét xem ḿnh đi đâu và để làm ǵ. Trong cách cầu nguyện nào ta cũng phải làm điều phụ thêm này lúc bắt đầu.
240. KINH NGUYỆN: Một kinh dọn ḷng, chẳng hạn xin ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, để có thể nhận biết tôi đă lỗi ǵ về mười điều răn, và cũng xin ơn và sự trợ giúp (của Chúa) để sửa ḿnh từ này về sau; xin được hiểu biết tường tận các điều răn, hầu tuân giữ kỹ hơn để làm vinh danh và ca tụng Chúa chí tôn hơn.
241. CÁCH CẦU NGUYỆN THỨ NHẤT
Theo cách thứ nhất, nên đem trí suy xét về điều răn thứ nhất, xem tôi đă tuân giữ điều răn ấy thế nào, và đă lỗi phạm điều ǵ. Cứ sự thường sẽ ngừng ở việc suy xét này một thời gian bằng việc đọc ba kinh Lạy Cha và ba kinh Kính Mừng, và nếu trong thời gian ấy tôi xét thấy những lỗi đă phạm, tôi xin ơn miễn xá và tha thứ về những lỗi đó, rồi đọc một kinh Lạy Cha. Cứ làm như vậy về mỗi điều trong mười điều răn.
242. GHI CHÚ THỨ NHẤT: Nên chú ư rằng khi ai suy nghĩ về một điều răn mà thấy ḿnh không hề có thói quen lỗi phạm bao giờ, th́ không cần ngừng lại đó lâu như thế. Nhưng tùy như thấy ḿnh vấp phạm nhiều hay ít về một điều răn nào, th́ phải ngừng lại lâu hay chóng để suy nghĩ và xét kỹ về điều ấy. Đối với các mối tội đầu cũng làm như vậy.
243. GHI CHÚ THỨ HAI: Sau khi đă suy xét như vậy về các điều răn, cáo ḿnh về những điều lỗi phạm và xin ơn cùng sự trợ giúp để sửa ḿnh từ này về sau, rồi kết thúc bằng một cuộc tâm sự với Chúa, Chúa chúng ta, theo đề tài suy niệm.
244.
Về bảy mối tội đầu, sau điều phụ thêm, đọc kinh dọn ḷng như thường lệ, chỉ khác điều này: ở đây là về tội phải tránh, c̣n trước kia là về các điều răn phải giữ. Cũng theo cùng trật tự và những qui tắc đă chỉ, rồi làm cuộc tâm sự.
245. Để biết rơ hơn những lỗi phạm về bảy mối tội đầu, ta xét những nhân đức trái ngược với chúng; cũng vậy để dễ tránh các tội đó hơn, ta quyết tâm và cố gắng đạt được bảy nhân đức trái ngược với chúng bằng những việc tập luyện thánh thiện.
246.
PHƯƠNG PHÁP: Về ba tài năng linh hồn, cũng giữ cùng trật tự và quy tắc như về các điều răn: làm điều phụ thêm, kinh dọn ḷng và tâm sự.
247.
PHƯƠNG PHÁP: Về ngũ quan phần xác, cũng vẫn theo trật tự như trên, trong khi thay đổi đề tài.
248. GHI CHÚ
Ai muốn bắt chước Đức Kitô, Chúa chúng ta, trong việc dùng ngũ quan, th́ trong kinh dọn ḷng, hăy phó thác ḿnh cho Chúa Chí Tôn. Sau khi suy xét về mỗi giác quan, đọc một kinh Kính Mừng hay một kinh Lạy Cha.
Ai muốn bắt chước Đức Mẹ trong việc dùng ngũ quan, th́ trong kinh dọn ḷng, hăy phó thác ḿnh cho Người để Người xin ơn đó nơi Con và Chúa Người cho. Sau khi suy xét về mỗi giác quan, đọc một kinh Kính Mừng.
CHIÊM NIỆM Ư NGHĨA TỪNG TỪ CỦA MỘT KINH
250. ĐIỀU PHỤ THÊM: Trong cách cầu nguyện thứ hai này, cũng giữ điều phụ thêm như trong cách cầu nguyện thứ nhất.
251. KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng được thích ứng cho phù hợp với Đấng mà ta cầu nguyện.
252. CÁCH CẦU NGUYỆN THỨ HAI
Qùy hay ngồi, tùy cách nào hợp với ta hơn và giúp sốt sắng hơn, nhắm mắt lại hay nh́n chăm chú vào một điểm nào, không để mắt liếc nh́n chỗ này hay chỗ nọ, rồi đọc hai từ “Lạy Cha”, và ngừng lại suy xét hai từ đó bao lâu ta c̣n thấy những ư nghĩa, những sự so sánh, ư vị và an ủi khi suy xét về hai từ đó. Làm tương tự với từng từ trong kinh Lạy Cha hay kinh nào khác mà ta muốn nguyện theo thể thức đó.
253. QUY TẮC I: Theo thể thức đă chỉ, sẽ lưu lại một giờ trong toàn thể kinh Lạy Cha; xong kinh này, ta đọc kinh Kính Mừng, kinh Tin Kính, kinh Lạy Hồn Chúa Kitô, kinh Lạy Nữ Vương, đọc ra tiếng hay thầm trong trí theo cách quen làm.
254. QUY TẮC II: Khi chiêm niệm về Kinh Lạy Cha, nếu trong một từ hay hai từ mà thấy đủ đề tài để suy tưởng cùng ư vị và sự an ủi, th́ đừng lo tiến xa hơn, dù có để hết cả một giờ vào điều ta gặp thấy đó cũng được. Khi hết giờ, đọc hết phần c̣n lại của Kinh Lạy Cha theo cách quen làm.
255. QUY TẮC III: Nếu ta đă lưu lại cả một giờ ở một từ hay một hai từ trong Kinh Lạy Cha, rồi ngày khác muốn trở lại kinh đó, th́ đọc một hay hai từ đó như thường, rồi tới từ tiếp theo, ta bắt đầu chiêm niệm như đă chỉ ở quy tắc thứ hai.
256. GHI CHÚ THỨ NHẤT: Nên để ư rằng, khi đă chiêm niệm xong Kinh Lạy Cha trong một hay nhiều ngày, ta sẽ làm theo cùng một cách thức như vậy với kinh Kính Mừng, rồi với các kinh khác. Như thế trong suốt một khoảng thời gian nào đó, ta luôn tập luyện theo một trong các kinh đó.
257. GHI CHÚ THỨ HAI: Vào cuối giờ, ta hướng về Đấng mà ta đă cầu nguyện, và bằng một vài lời vắn tắt, cầu xin những nhân đức hay những ơn ta cảm thấy cần đến nhiều hơn.
ĐIỀU PHỤ THÊM: Điều phụ thêm cũng như trong cách cầu nguyện thứ nhất và thứ hai.
KINH NGUYỆN: Kinh dọn ḷng như trong cách cầu nguyện thứ hai.
CÁCH CẦU NGUYỆN THỨ BA: Trong mỗi hơi thở, ta nguyện thầm trong trí bằng cách đọc một từ trong Kinh Lạy Cha hay một kinh nào khác mà ta đọc; làm sao để giữa hai hơi thở chỉ đọc có một từ, và trong khoảng từ hơi thở này đến hơi thở khác, tập trung vào nh́n ngắm ư nghĩa của từ đó hay Đấng mà ta cầu xin, hoặc sự thấp hèn của chính ḿnh hay sự khác biệt giữa sự cao cả của Đấng ấy với sự thấp hèn của ḿnh. Cứ theo cùng cách thức và quy tắc ấy về các từ khác của kinh Lạy Cha. Rồi đọc các kinh khác, như kinh Kính Mừng, Lạy hồn Chúa Kitô, Tin Kính và Lạy Nữ Vương như đă quen.
259. QUY TẮC I: Ngày hôm sau hay vào một giờ cầu nguyện khác, đọc kinh Kính Mừng theo nhịp thở, rồi đọc các kinh khác như đă quen, rồi sau cứ làm như thế về các kinh khác.
260. QUY TẮC II: Ai muốn nguyện kinh theo nhịp lâu hơn nữa, có thể đọc tất cả các kinh kể trên hay một phần các kinh đó bằng cách đọc theo nhịp thở như đă chỉ dẫn.
GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
Phần từ số 261 đến số 312 mang nhan đề
“NHỮNG MẦU NHIỆM TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC KITÔ CHÚA CHÚNG TA”,
gồm những bài tóm tắt các đoạn Phúc Âm mà thánhYnhă đề nghị làm đề tài suy gẫm hay chiêm niệm. Thiết tưởng ngày nay với sự dễ dàng t́m gặp một cuốn Phúc Âm, phần này không tuyệt đối cần thiết, nên trong lần in “dùng để thử” này, chúng tôi tạm gác lại.
NHỮNG THÚC ĐẨY KHÁC NHAU TRONG LINH HỒN
ĐIỀU TỐT ĐỂ ĐÓN NHẬN VÀ ĐIỀU XẤU ĐỂ LOẠI BỎ
các quy tắc này thích hợp hơn cho tuần thứ nhất
314. QUY TẮC I: Đối với những người sa ngă hết tội trọng này sang tội trọng khác, kẻ thù thường quen bày cho họ những vui thú bề ngoài, xui họ tưởng đến những khoái lạc và vui thú giác quan để dễ cầm giữ và thúc đẩy họ tiến sâu vào thói hư và tội lỗi. Với những người như thế, thần lành dùng phương pháp ngược lại, bằng cách thôi thúc cho lương tâm cắn rứt họ bằng luật tự nhiên của lẽ phải.
315. QUY TẮC II: Nơi những người tiến mạnh trong việc diệt trừ tội lỗi và đang tiến lên hơn măi trên đường phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, th́ lại có phương pháp ngược lại với quy tắc thứ nhất. V́ khi đó, đường lối riêng của thần dữ là cắn rứt, làm buồn phiền và đặt chướng ngại bằng cách gây băn khoăn lo lắng với những lư lẽ giả tạo để người ta khỏi tiến tới, c̣n cách thức riêng của thần lành là làm cho can đảm và sức mạnh, an ủi, nước mắt, ơn soi giục và an nghỉ, giảm bớt và hủy diệt các trở ngại để cho người ta tiến lên trong đàng lành.
316. QUY TẮC III: Về an ủi thiêng liêng. Gọi là an ủi trong khi linh hồn phát khởi một thúc đẩy nội tâm, khiến linh hồn bừng cháy lửa kính mến Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, và do đó, không có thể yêu một tạo vật nào trên mặt đất v́ chính tạo vật ấy, nhưng chỉ yêu trong Đấng tạo dựng mọi sự. Đó cũng là trường hợp linh hồn chảy nước mắt giục ḷng mến Chúa, hoặc bởi đau đớn v́ tội lỗi ḿnh, hay v́ sự thương khó của Đức Kitô, Chúa chúng ta, hay v́ những điều khác trực tiếp hướng về việc phụng sự và ca ngợi Chúa. Sau cùng, c̣n gọi là an ủi mọi gia tăng của ḷng tin- cậy- mền, cùng mọi niềm vui bề trong mời gọi và lôi kéo (tâm hồn) đến những sự trên trời và phần rỗi riêng của linh hồn ḿnh, làm cho linh hồn được nghỉ ngơi và an b́nh trong Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh.
317. QUY TẮC IV: Sự sầu khổ thiêng liêng. Gọi là sầu khổ tất cả những ǵ trái ngược với quy tắc thứ ba, như sự tối tăm trong linh hồn, xao xuyến bề trong, thúc đẩy về những ǵ thấp hèn và phàm tục, lo lắng về những xao động và cám dỗ xúi ta mất tin tưởng, trông cậy, ḷng mên; (linh hồn) cảm thấy lười biếng, khô khan, buồn sầu và như bị ĺa xa Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh. V́ như an ủi trái ngược với sầu khổ thế nào, th́ các tư tưởng do an ủi sinh ra cũng trái ngược với các tư tưởng do sầu khổ sinh ra như vậy.
318. QUY TẮC V: Trong thời gian sầu khổ, đừng bao giờ thay đổi, nhưng hăy cương quyết bền vững trong những quyết định và dốc ḷng có trước khi bị sầu khổ, hoặc những quyết định đă có khi được an ủi trước đây. V́ cũng như trong khi được an ủi, phần nhiều là thần lành hướng dẫn khuyên nhủ ta thế nào, th́ trong cơn sầu khổ, thần dữ cũng (làm) như vậy, mà theo lời khuyên của nó, ta chẳng thể gặp được con đường đưa tới đích.
319. QUY TẮC VI: Trong cơn sầu khổ, nếu như không nên thay đổi những điều đă quyết định, th́ lại rất nên cương quyết thay đổi chính ḿnh để chống lại với cơn sầu khổ ấy, chẳng hạn bằng cách chăm chú cầu nguyện, suy gẫm hơn, xét ḿnh nhiều hơn và gia tăng sự hăm ḿnh theo cách nào thích hợp.
320. QUY TẮC VII: Đang gặp sầu khổ, ta hăy nghĩ rằng, để thử luyện ta, Chúa đă để ta với sức tự nhiên chống trả các xao động và cám dỗ của kẻ thù; như vậy ta vẫn có thể chống trả được, nhờ ơn Chúa vẫn giúp đỡ dù ta không cảm thấy rơ ràng. V́ Chúa rút bớt ḷng sốt sắng nồng nàn, ḷng mến bao la và ân sủng mạnh mẽ nhưng vẫn để lại ân sủng đủ cho sự cứu rỗi đời đời.
321. QUY TẮC VIII: Đang cơn sầu khổ hăy gắng giữ sự nhẫn nại, là sự trái ngược với những xáo trộn xảy đến, và nghĩ rằng, chẳng bao lâu nữa sẽ được an ủi, nếu hết sức chiến đấu với cơn sầu khổ ấy, như đă nói ở quy tắc thứ sáu.
322. QUY TẮC IX: Có ba nguyên do chính khiến ta gặp sầu khổ:
· thứ nhất: v́ ta không sốt mến đủ, lười biếng hay chểnh mảng trong các việc thiêng liêng; vậy là v́ lỗi ta mà sự an ủi thiêng liêng ĺa bỏ ta;
· thứ hai: để thử coi sức ta tới đâu và ta có thể vươn tới đâu trong việc phụng sự và ca ngợi Chúa, khi không được thưởng công bằng bấy nhiêu an ủi và ân sủng bao la;
· thứ ba: để ta học biết và nhận thức tận thâm tâm rằng, không phải tự ta làm phát sinh hay duy tŕ được ḷng sốt sắng vô ngần, ḷng mến mạnh mẽ, nước mắt hoặc ơn an ủi thiêng liêng, mà mọi sự đều là ân điển của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và để ta đừng “làm tổ ở nhà người khác”, và đừng tự đắc đến trở thành kiêu ngạo, khoe khoang, tự gán cho ḿnh ḷng sốt sắng hay các hoa trái khác của ơn an ủi thiêng liêng.
323. QUY TẮC X: Khi được ơn an ủi, phải nghĩ tới cách xử sự trong cơn sầu khổ sẽ đến, đồng thời dành lấy sức cho lúc đó.
324. QUY TẮC XI: Ai được an ủi, phải gắng tự khiêm và tự hạ chừng nào có thể, bằng cách nghĩ ḿnh nhỏ hèn biết mấy trong cơn sầu khổ, khi không có ân sủng này. Trái lại, người lâm cơn sầu khổ phải nghĩ ḿnh có thể làm được nhiều nhờ ơn đủ của Chúa trợ giúp, để chống trả mọi kẻ thù, nhờ lấy sức nơi Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh.
325. QUY TẮC XII: Kẻ thù xử sự như đàn bà, v́ khi ta chống trả th́ nó yếu, và khi ta để mặc th́ nó mạnh. Quả vậy, đặc tính của đàn bà khi gây gỗ với người đàn ông, là mất can đảm và chạy trốn khi người đàn ông thẳng tay chống trả. Trái lại, nếu người đàn ông bắt đầu chạy trốn và mất can đảm, th́ cơn giận, sự trả thù và sự hung dữ của người đàn bà thật không sao lường được.
Cũng vậy, đặc tính của kẻ thù là yếu nhược, khiếp đảm và bỏ chạy với những chước cám dỗ của nó, khi người tập tành trong đàng thiêng liêng thẳng tay chống trả các cám dỗ của nó bằng cách làm điều ngược hẳn lại. Trái lại, nếu người ấy bắt đầu sợ hăi và mất can đảm trước cơn cám dỗ, th́ trên mặt đất này, không có vật nào hung dữ cho bằng kẻ thù của bản tính loài người trong việc theo đuổi ư định xấu xa của nó cách dữ dằn chừng ấy.
326. QUY TẮC XIII: Kẻ thù cũng c̣n sử xự như kẻ si t́nh lẳng lơ, muốn giữ bí mật để khỏi bị lộ. Quả vậy, một người đàn ông đồi bại dùng lời xảo trá quyến rũ một thiếu nữ con nhà lành, hoặc vợ một người đứng đắn, th́ muốn cho những lời dụ dỗ của hắn được giữ kín; trái lại hắn rất bất măn khi thiếu nữ mách với cha, thiếu phụ mách với chồng những lời quyến rũ và ư xấu xa của hắn, v́ hắn dễ dàng suy ra rằng, không thể nào thành công được với chuyện hắn đă bắt đầu.
Cũng vậy khi kẻ thù của bản tính loài người đưa những sự xảo trá và xúi giục của nó vào linh hồn ngay lành, th́ mong muốn những điều đó được tiếp nhận và giữ kín. Nhưng khi linh hồn tỏ ra với cha giải tội tốt hay một người đạo đức nào khác am tường những dối trá và sự hiểm độc của nó, th́ nó rất bất măn, v́ nó kết luận rằng không thể đạt tới điều xấu xa mà nó đă bắt đầu, v́ sự dối trá rơ rệt của nó đă bị phanh phui.
327. QUY TẮC XIV: Kẻ thù lại c̣n xử sự như một tướng quân để thắng và cướp những ǵ nó muốn. V́ như một vị chỉ huy cầm đầu đội quân, sau khi đặt bản doanh trại và xem xét lực lượng hoặc cách bố trí của một thành tŕ, sẽ tấn công vào điểm yếu nhất; th́ cũng vậy, kẻ thù của bản tính loài người lượn quanh để ḍ xét những nhân đức đối thần, các nhân đức trụ và các nhân đức luân lư khác của ta, và điểm nào nó thấy ta yếu nhất và dễ nguy nhất cho phần rỗi đời đời của ta, nó sẽ tấn công vào đó và cố hạ ta.
ĐỂ PHÂN BIỆT CÁC THẦN RƠ HƠN
Các quy tắc này thích hợp hơn cho tuần thứ hai.
329. QUY TẮC I: Đặc điểm của Chúa và các thiên thần khi soi giục là ban sự sảng khoái và vui vẻ thiêng liêng liêng thật, xóa bỏ mọi buồn sầu và xao xuyến do kẻ thù đưa vào. C̣n đặc điểm của kẻ thù là chống lại sự sảng khoái và niềm an ủi thiêng liêng ấy bằng cách đưa ra những lư do giả tạo, cầu kỳ và ngụy biện không cùng.
330. QUY TẮC II: Chỉ có Thiên Chúa, Chúa chúng ta, mới ban ơn an ủi cho linh hồn mà không cần có nguyên do trước; v́ quyền riêng của Đấng Tạo Hóa là vào, ra, đánh động linh hồn, lôi cuốn trọn vẹn linh hồn làm yêu mến Ngài. Tôi nói không có nguyên do, nghĩa là, không có một t́nh cảm hay một nhận thức về một đối tượng nào trước, nhờ đó sự an ủi phát sinh do tác động của trí tuệ và ư chí.
331. QUI TẮC III: Khi có nguyên do, thần lành cũng như thần dữ đều có thể an ủi linh hồn, nhưng nhằm mục đích trái ngược nhau: thần lành nhằm mưu ích cho linh hồn, để nó lớn lên và ngày càng tốt lành hơn, c̣n thần dữ nhằm điều ngược lại, để rồi lôi cuốn linh hồn theo ư xấu xa đồi tệ của nó.
332. QUI TẮC IV: Đặc điểm của thần dữ là giả dạng thần lành đi vào theo chiều hướng của linh hồn trung tín để rồi kéo linh hồn ra theo đường của nó; nghĩa là nó bày ra những tư tưởng tốt lành thánh thiện hợp với tâm hồn công chính, rồi lần lần gắng lôi kéo linh hồn ra theo những mưu mô ẩn kín và những ư đồi tệ của nó.
333. QUI TẮC V: Cần chú ư nhiều về diễn biến của tư tưởng. Nếu từ đầu đến cuối đều tốt, hướng hẳn về đường lành, là dấu hiệu của thần lành. Nhưng nếu diễn biến của tư tưởng đưa ta tới điều xấu hoặc lo ra, hay không được tốt như điều trước đó linh hồn đă định làm, hoặc làm giảm sút, khiến ta lo lắng, bối rối, mất sự b́nh an, yên tĩnh đă có từ trước, đó là dấu hiệu rơ ràng điều ấy bởi thần dữ, kẻ thù của sự tiến tới và phần rỗi ta.
334. QUI TẮC VI: Khi đă cảm thấy và nhận ra kẻ thù của bản tính loài người bởi cái đuôi rắn của nó và mục đích xấu xa nó muốn đưa tới, th́ điều có ích cho người bị cám dỗ là sau đó duyệt lại diễn biến của những tư tưởng tốt nó bày ra và khởi đầu của những tư tưởng ấy, và xem nó đă lần lần t́m cách khiến ta rời sự dịu ngọt và niềm vui siêu nhiên vốn có trước, cho đến chỗ đưa ta tới ư định đồi tệ của nó như thế nào; để nhờ nhận biết và ghi lại những kinh nghiệm đó, ta sẽ giữ ḿnh cho khỏi những dối trá thường lệ của nó sau này.
335. QUY TẮC VII: Đối với những người đang tiến tới, thần lành soi dẫn linh hồn cách êm ái, nhẹ nhàng và dịu ngọt, như giọt nước thấm vào miếng bọt biển; c̣n thần dữ th́ thúc đẩy cách chát chúa, ồn ào và sôi động, như giọt nước rơi trên đá. Với những người sa sút, th́ các thần nói trên hành động ngược lại. Lư do là tùy theo t́nh trạng của linh hồn trái ngược hay ḥa hợp với các thần nói trên, v́ khi trái ngược, th́ các thần xâm nhập cách ồn ào, dễ cảm thấy và nhận ra, c̣n khi ḥa hợp th́ các thần ấy xâm nhập lặng lẽ như vào nhà ḿnh, cửa mở.
336. QUY TẮC VIII: Khi an ủi không có nguyên do, th́ không có cạm bẫy, v́ như đă nói trên, đó là ơn của riêng Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Song người sống thiêng liêng được Chúa ban ơn yên ủi phải tỉnh thức, và chú ư xem xét và phân biệt thời gian được an ủi với thời gian tiếp sau, khi linh hồn c̣n nóng nảy và sung sướng v́ ơn an ủi vừa qua và dư hưởng của ơn ấy. Qủa vậy, trong thời gian tiếp sau ấy, nhiều khi tự ḿnh suy nghĩ theo tư tưởng và suy luận riêng, hoặc do ảnh hưởng của thần lành hay thần dữ, ta hoạch ra những dự định và ư kiến mà không phải do Thiên Chúa, Chúa chúng ta, trực tiếp ban cho, và v́ thế, cần xét xem thật kỹ trước khi hoàn toàn tin tưởng ở những điều ấy và đem ra thực hành.
338. QUY TẮC I: Nếu tôi phân phát cho bà con hoặc bạn bè hay những người tôi qúy mến, tôi phải chú ư đến bốn điều, đă được nói tới trong phần lựa chọn ở cuối tuần hai.
Thứ nhất: T́nh yêu khiến tôi bố thí phải do từ trên xuống, do ḷng mến Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Vậy trước hết tôi phải cảm thấy trong ḷng rằng, ḷng yêu mến nhiều ít của tôi đối với những người ấy là v́ Chúa, và có Chúa tỏa sáng trong lư do khiến tôi yêu mến họ hơn.
339. QUY TẮC II: Tưởng tượng một người tôi chưa hề gặp và cũng chẳng quen biết, mà tôi ước ao cho người ấy được hoàn hảo trọn vẹn trong chức vụ và đấng bậc của họ. Tôi muốn người đó giữ mức trung dung nào trong cách phân phát để làm vinh danh Thiên Chúa, Chúa chúng ta, hơn, và để linh hồn họ được hoàn thiện hơn, th́ tôi cũng làm như vậy, không hơn không kém. Tôi tuân giữ quy tắc và mức độ mà tôi mong muốn và coi là tốt hơn cho người đó.
340. QUY TẮC III: Tưởng tượng như tôi đang ở vào giờ chết, xét xem thái độ và mức độ lúc ấy tôi muốn ḿnh đă giữ trong việc quản trị của tôi; và tôi khuôn theo thái độ và mức ấy, tuân giữ như vậy trong việc phân phát của tôi.
341. QUY TẮC IV: Nh́n xem t́nh trạng của tôi trong ngày phán xét, và suy nghĩ kỹ xem lúc đó tôi muốn ḿnh đă thi hành chức vụ và bổn phận như thế nào. Quy tắc mà lúc đó tôi muốn ḿnh đă tuân theo, tôi giữ ngay bây giờ.
342. QUY TẮC V: Khi người nào tự cảm thấy nghiêng chiều và quyến luyến với người ḿnh muốn phân phát cho, hăy dừng lại và suy gẫm kỹ bốn quy tắc trên, để xét xem và thẩm định lại cảm t́nh của ḿnh đối với người đó; và không phân phát của bố thí trước khi theo đúng những quy tắc trên đây nhằm gạt bỏ hoàn toàn t́nh cảm lệch lạc ấy.
343. QUY TẮC VI: Không có lỗi ǵ khi lấy của Thiên Chúa mà đem phân phát nếu đă được Chúa gọi vào chức vụ ấy, nhưng về tỷ lệ và số lượng lấy ra từ những của dành để cho người khác mà chi dụng cho chính ḿnh, th́ có thể có lỗi phạm và lạm dụng. Vậy có thể sửa đổi lại trong đời sống và đấng bậc nhờ những quy tắc nói trên.
344. QUY TẮC VII: V́ các lư do trên và nhiều lư do khác, về những ǵ liên quan tới bản thân và những ǵ thụôc về ta, bao giờ điều tốt hơn và chắc chắn hơn vẫn là hạn chế và giảm bớt càng nhiều càng hay, và gắng tiến tới gần vị Linh Mục Thượng Phẩm, khuôn mẫu và quy tắc của chúng ta, Đức Kitô, Chúa chúng ta. Theo ư đó, Đệ Tam Công Đồng Carthago (có Thánh Augustinô dự) đă quyết định và chỉ thị rằng, đồ đạc trong nhà của giám mục phải tầm thường và khó nghèo. Ư tưởng đó hợp với mọi cuộc sống, nếu để ư đến và thích ứng với hoàn cảnh và đấng bậc từng người; như trong bậc hôn nhân, có gương thánh Gioakim và Anna, các ngài đă chia gia sản làm ba phần, một cho người nghèo, một cho các viên chức và việc phụng tự ở đền thờ, và một cho cuộc sống của chính ḿnh và gia đ́nh.
VỀ NHỮNG BỐI RỐI CÙNG NHỮNG XÚI BẪY CỦA KẺ THÙ CHÚNG TA
346. GHI CHÚ I: Ta thường gọi là bối rối điều ǵ do sự phán đoán và tự do của ta mà ra, nghĩa là khi ta tự ư cho là có tội một điều không phải là tội. Chẳng hạn một người t́nh cờ dẫm lên một h́nh thánh giá do những cọng rơm làm thành, rồi do phán đoán riêng cho rằng ḿnh đă phạm tội. Nhưng đúng ra đó chỉ là phán đoán sai lầm chứ không phải bối rối thật.
347. GHI CHÚ II: Khi đă dẫm lên h́nh thánh giá, hoặc sau một tư tưởng, lời nói hay hành động nào đó, từ bên ngoài đưa tới một ư tưởng là tôi đă phạm tội; và đàng khác, tôi lại thấy h́nh như tôi không phạm tội; nhưng tôi vẫn cảm thấy phân vân về điều đó, nghĩa là nửa tin, nửa ngờ; chính đó mới là bối rối và chước cám dỗ kẻ thù bày ra.
348. GHI CHÚ III: Loại bối rối thứ nhất (nói ở ghi chú I) đáng khinh chê hẳn, v́ hoàn toàn sai lầm. C̣n loại thứ hai (nói ở ghi chú II) trong một thời gian nào đó, giúp tiến tới không ít cho linh hồn chăm lo tập tành đàng thiêng liêng, v́ điều ấy tẩy rửa linh hồn rất nhiều, giúp xa lánh tất cả những ǵ có vẻ là tội, theo lời thánh Grêgorio: “đặc điểm của các linh hồn lành thánh là nh́n thấy lỗi nơi không có lỗi”.
349. GHI CHÚ IV: Kẻ thù thường xem xét kỹ coi linh hồn thô thiển hay tế nhị. Nếu tế nhị, nó làm cho tế nhị hơn nữa, tới mức thái quá, để dễ làm cho bối rối băn khoăn. Thí dụ thấy một linh hồn không chịu chiều theo tội trọng cũng như tội nhẹ, và cả đến những ǵ có vẻ là tội khi đă kịp suy nghĩ; lúc ấy v́ không thể làm cho linh hồn sa ngă vào điều ǵ có vẻ là tội, kẻ thù cố xúi linh hồn tưởng là có tội khi không có, như trong lời nói hay tư tưởng rất nhỏ nhặt. Nếu linh hồn thô thiển, kẻ thù gắng làm cho thô thiển hơn, thí dụ nếu trước linh hồn không coi sao về các tội mọn, nó cố xui cho coi thường cả tội trọng, và nếu trước linh hồn có kiêng nể chút ít, th́ nó cố xui cho coi thường hơn hoặc chẳng kể là ǵ nữa.
350. GHI CHÚ V: Linh hồn muốn tiến tới trong đàng thiêng liêng bao giờ cũng phải xử sự ngược lại với cách chước của kẻ thù, nghĩa là nếu kẻ thù muốn làm cho linh hồn ra thô thiển hơn, th́ phải gắng trở nên tế nhị hơn. Cũng vậy, nếu kẻ thù muốn làm cho linh hồn tế nhị đi tới thái quá, th́ linh hồn phải gắng giữ trong mức trung dung để được b́nh an hoàn toàn.
351. GHI CHÚ VI: Đôi khi linh hồn ngay lành muốn nói hay làm điều ǵ đúng ư Giáo Hội, đúng ư các Bề Trên cho sáng danh Chúa, nhưng từ bên ngoài đưa tới ư tưởng hay cám dỗ xui đừng nói hoặc làm điều ấy, nại những lư do giả tạo như hư danh hay sự ǵ khác v.v.. Khi ấy phải hướng ḷng trí lên Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh, và nếu thấy đó là việc phụng sự Chúa đúng lư, hay ít là không trái với điều đó, th́ phải hành động ngược hẳn với chước cám dỗ, trả lời nó như thánh Bênađô: “không phải v́ mày mà tao bắt đầu, cũng chẳng v́ mày mà tao chấm dứt”.
TRONG GIÁO HỘI CHIẾN ĐẤU
353. QUY TẮC I: Gạt bỏ mọi phán đoán riêng, ta phải giữ tâm hồn quy hướng và sẵn sàng vâng phục Bạn Thật của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, là Giáo Hội Phẫm Trật, Mẹ Thánh chúng ta.
354. QUY TẮC II: Ca ngợi việc xưng tội với linh mục và việc rước Ḿnh Thánh Chúa mỗi năm một lần, và hơn nữa mỗi tháng một lần, và tốt hơn nữa mỗi tuần một lần, với các điều kiện cần thiết phải có.
355. QUY TẮC III: Ca ngợi việc năng dự lễ cũng như việc đọc các ca vịnh, thánh vịnh và các kinh dài ở nhà thờ hoặc ở ngoài, và cả các giờ đă quy định cho kinh nhật tụng, và các kinh nguyện khác.
356. QUY TẮC IV: Ca ngợi đời sống tu tŕ, đức trinh khiết và tiết hạnh, và cả hôn nhân, nhưng không bằng một bậc nào nói trên.
357. QUY TẮC V: Ca ngợi lời khấn ḍng, vâng lời, khó nghèo, trinh khiết và các lời khấn trọn lành t́nh nguyện khác. Nên lưu ư là v́ các lời khấn nhằm đưa tới bậc trọn lành theo Phúc Âm, nên về những điều dẫn xa bậc trọn lành th́ không được khấn: chẳng hạn đi buôn hay lập gia đ́nh ...
358: QUY TẮC VI: Ca ngợi các di tích của các thánh, tôn kính các di tích ấy và cầu xin các thánh. Ca ngợi các nơi chặng kính, các cuộc hành hương, các ân xá, các năm toàn xá, các đoàn nghĩa binh thánh giá, và các đèn nến đốt trong nhà thờ.
359. QUY TẮC VII: Ca ngợi các luật giữ chay, kiêng thịt, chẳng hạn trong mùa chay, các ngày bốn mùa, các ngày áp lễ, các ngày thứ sáu và thứ bẩy, cũng như các việc đền tội, không những bề trong và cả bề ngoài nữa.
360. QUY TẮC VIII: Ca ngợi việc trang hoàng và kiến trúc các nhà thờ, cũng như các ảnh tượng, và tôn kính các ảnh tượng ấy theo ư nghĩa được biểu dương.
361. QUY TẮC IX: Sau hết, ca ngợi mọi giới luật của Giáo Hội, sẵn sàng t́m lư lẽ để bênh vực và không bao giờ công kích.
362. QUY TẮC X: Chúng ta phải sẵn sàng công nhận và ca ngợi các quyết định, các mệnh lệnh cũng như cách cư xử của các Bề Trên. V́ dẫu có khi có thể các ngài ăn ở không xứng đáng, hoặc trước đă có như vậy, nhưng công kích các ngài hoặc trong khi giảng hoặc khi nói chuyện trước mặt người b́nh dân, có thể gây bàn tán và gương xấu hơn là làm ích; và như vậy quần chúng có thể bất b́nh với các Bề Trên phần đời hay phần đạo.
Vậy nếu như nói xấu các Bề Trên vắng mặt trước những người b́nh dân là điều có hại, th́ việc nói những hành vi xấu ấy với chính những người có thể sửa chữa, lại là điều có lợi.
363. QUY TẮC XI: Ca ngợi cả thần học tích cực (doctrina positiva) và lẫn thần học kinh viện. V́ cũng như đặc điểm của những vị tiến sĩ tích cực (như thánh Giêrônimo, thánh Augustinôâ và thánh Grêgôriô v.v.), là thúc đẩy tâm hồn kính mến và phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, trong mọi sự, th́ đặc điểm của các vị tiến sĩ thuộc kinh viện (như thánh Bonaventura và vị tôn sư các châm ngôn v.v.), là định nghĩa và giải thích cho thời đại chúng ta những điều cần thiết cho phần rỗi đời đời và để dễ chiến đấu cùng tố giác mọi điều sai lạc và ngụy biện. Quả thật các vị tiến sĩ kinh viện, v́ mới mẻ hơn, nên không những tận dụng được những hiểu biết chân xác về Kinh Thánh và về các thánh tiến sĩ của thần học tích cực, mà cũng c̣n- nhờ được ơn Chúa soi sáng và hướng dẫn- có thể dựa vào các Công Đồng, luật lệ và quy chế của Giáo Hội, Mẹ chúng ta nữa.
364. QUY TẮC XII: Phải tránh so sánh chúng ta, những kẻ c̣n đang sống, với các thánh đời trước, v́ ta sẽ sai lầm không ít trong điểm này; thí dụ khi nói: người này biết hơn thánh Augustinô, người kia là một thánh Phanxicô khác hoặc hơn thánh Phanxicô, người ấy là một thánh Phaolô khác xét về nhân đức, thánh thiện, v.v..
365. QUY TẮC XIII: Để chắc chắn đúng trong mọi sự, phải luôn luôn sẵn sàng, trước một vật mà tôi thấy là trắng, nếu Giáo Hội phẩm trật thấy là đen, th́ tin là đen. V́ ta tin rằng cả nơi Đức Kitô, Chúa chúng ta, lẫn Bạn Ngài là Giáo Hội, vẫn cùng một Thánh Thần cai quản và hướng dẫn, để cứu rỗi linh hồn chúng ta. Thực vậy, cũng một Chúa Thánh Thần, Đấng đă ban mười điều răn, và hiện đang hướng dẫn cùng cai quản Giáo Hội, Mẹ chúng ta.
366. QUY TẮC XIV: Điều rất thật là “không ai có thể tự cứu rỗi nếu không được ơn tiền định, không có đức tin và ân sủng”, nhưng phải rất cẩn thận trong cách nói và diễn tả về các điểm này.
367. QUY TẮC XV: Thường ta không nên nói nhiều về ơn tiền định; nhưng nếu đôi khi có dịp phải nói tới, th́ phải nói sao cho người b́nh dân khỏi sai lầm. Chẳng hạn khi nói “nếu tôi sẽ được cứu rỗi hay sẽ bị luận phạt th́ đă được định trước rồi, nên tôi có làm lành hoặc dữ cũng không thể ra khác được”, sẽ dễ làm người ta mất nhuệ khí và coi thường các việc lành đưa đến phần rỗi cùng giúp linh hồn tấn tới trên đàng thiêng liêng.
368. QUY TẮC XVI: Cũng vậy, phải coi chừng việc nói nhiều và nhấn mạnh quá đáng về đức tin mà thiếu phân biệt và giải thích, kẻo làm dịp cho dân chúng ra nguội lạnh và lơ là trong việc lành, dù trước hoặc sau khi đức tin được thấm nhuần bằng đức mến.
369. QUY TẮC XVII: Cũng vậy, không nên nói nhiều và nhấn mạnh quá về ân sủng đến nỗi đưa tới nguy cơ tiêu diệt tự do. Vậy có thể nói về đức tin và ân sủng chừng nào, theo ơn Chúa giúp, để ca ngợi Chúa chí tôn, nhưng không được nói làm thiệt hại cho các việc lành và sự tự do, hoặc khiến người ta không coi (việc lành và tự do) ra ǵ nữa, nhất là trong thời buổi ngày nay.
370. QUY TẮC XVIII: Dẫu việc phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, v́ yêu mến, phải được qúy trọng hơn hết, nhưng cũng phải ca ngợi sự kính sợ quyền uy Chúa. V́ việc kính sợ Thiên Chúa như con thảo là việc tốt và rất thánh, nhưng ngay cả sự kính sợ như tôi tớ, khi không thể làm cách tốt hơn và có ích hơn, cũng giúp nhiều cho ta ra khỏi tội trọng; và một khi ra khỏi tội trọng, dễ tiến tới ḷng kính sợ như con thảo, là điều đẹp ḷng Thiên Chúa, Chúa chúng ta, v́ điều ấy cũng chỉ là một với ḷng mến Chúa.
ANIMA CHRISTI
Lạy hồn Chúa Kitô, xin thánh hóa con.
Lạy xác thánh Chúa Kitô, xin cứu độ con.
Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin làm cho con say mến.
Lạy nước bởi nương long Chúa Kitô, xin tẩy rửa con.
Lạy sự thương khó Chúa Kitô, xin thêm sức cho con.
Lạy Chúa Giêsu nhân ái, xin nhận lời con.
Xin giấu ẩn con trong các vết thương Chúa.
Xin cho con đừng bao giờ ĺa xa Chúa.
Xin ǵn giữ con khỏi kẻ thù tinh quái.
Đến giờ lâm tử, xin Chúa gọi con, và cho con đến cùng Chúa, để con được cùng các thánh ca tụng Chúa muôn đời. AMEN.
HOME LINH ĐẠO
SÁCH LINH THAO CỦA THÁNH YNHĂ LINHTHAO1 LINHTHAO2