HOME THẦN HỌC TÔN GIÁO NGOÀI KITÔ TGN1 TGN2
TÔN GIÁO NGOÀI KITÔ
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
MỤC
LỤC:
II. TÔN GIÁO NGOÀI-KITÔ THEO NHÃN QUAN MẶC
KHẢI
A.
CÁC TÔN-GIÁO-NGOÀI-KITÔ CÓ MẶC KHẢI
B.
TÔN GIÁO NGOÀI-KITÔ LÀ PHƯƠNG TIỆN CỨU ĐỘ
2.
Tôn giáo- phương tiện cứu độ thứ yếu
3.
Vị thế ưu việt của đức Yêsu Kitô
Không có mặc khải thì không có cứu
độ. Một các tổng quát, thần học chấp nhận cùng với thánh Thomas: ngoài Kitô
giáo ơn cứu độ được biết nhờ mặc khải đặc biệt[1].
Như vậy để biết các tôn-giáo-ngoài-kitô có giá trị cứu độ hay không, hãy xem các
tôn-giáo-ngoài-kitô có mặc khải hay không. Nếu không có mặc khải nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô, các tôn-giáo-ngoài-kitô không có sự can thiệp của Thiên
Chúa, nghĩa là, tôn-giáo-ngoài-kitô chỉ là công trình của con người, và như vậy
nó không có giá trị cứu độ. Còn nếu các tôn-giáo-ngoài-kitô có mặc khải, thì đó
là công trình của Thiên Chúa và các tôn-giáo-ngoài-kitô có giá trị cứu độ.
Thiên Chúa mặc khải cho con người
chứ không cho một cơ cấu; nên khi đặt câu hỏi “các tôn-giáo-ngoài-kitô có mặc
khải không”, hàm chứa, “những người sáng lập các tôn giáo đó có được mặc khải
không? những người trong các tôn giáo đó có nhận lãnh mặc khải không? cơ cấu
tôn-giáo-ngoài-kitô có khả năng bảo tồn và lưu chuyển mặc khải không?”.
Để biết Thiên Chúa có mặc khải trong
các tôn-giáo-ngoài-kitô không, sẽ xét về mặt lý thuyết có gì ngăn trở Thiên
Chúa mặc khải nơi các tôn giáo ngoài-kitô không, nếu không có mâu thuẫn nội tại
thì sẽ xem thực tế Thiên Chúa có mặc khải nơi các tôn giáo ngoài-kitô không!
Trong mục này, trước tiên tìm hiểu
về khái niệm mặc khải, kế tiếp xem những người sống trong các
tôn-giáo-ngoài-kitô nghĩ gì về vấn đề mặc khải nơi các tôn giáo của họ, và sau
cùng xét Thiên Chúa trên nguyên tắc có thể mặc khải nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô
không.
a. Khái niệm về
mặc khải
Theo N. Jung, mặc khải là Lời của
Thiên Chúa dạy dỗ và chứng thực[2].
Theo K. Barth, mặc khải là hành vi tối thượng của ân sủng Thiên Chúa, ở đó Ngài
ban chính Ngài cho người ta biết; đức tin là nhận biết và chấp nhận sự kiện này[3].
Theo L. S. Thornton, mặc khải là một hoạt động thần linh, qua đó Đấng Tạo Hóa
thông ban chính mình cho con người và khi làm như vậy, Ngài gợi cho con người
đáp trả và cùng hành động [4].
Theo Geoffrey Parrinder, khuynh hướng thời đại này cho rằng mặc khải là hành vi
hay sự tự tỏ lộ chính mình của Thiên Chúa[5];
hiểu như vậy mặc khải không chỉ là một kho chân lý được chứa trong Kinh Thánh,
mà còn là hành vi sống động và liên tục của Thiên Chúa.
Theo đức Giáo hoàng Phaolô VI, mặc
khải là cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người: “Mặc khải, là mặc khải
siêu nhiên mà chính Thiên Chúa đã có sáng kiến thiết lập với nhân loại, có thể
được trình bày như cuộc đối thoại trong đó, Lời Thiên Chúa tự diễn tả mình bằng
việc nhập thể và sau đó bằng Tin Mừng”[6].
Theo hiến chế Mặc Khải của công đồng
chung Vatican II, “trong mặc khải, Thiên Chúa vô hình, vì lòng thương yêu vô bờ
bến của Ngài, đã ngỏ lời với con người như thể với bạn hữu và trò chuyện với họ
nhằm đưa họ vào trong thông giao với Người và để nhận họ vào trong sự thông
giao đó” (DV.2). Những hàng đơn sơ này của công đồng, cho thấy mục đích của mặc
khải là giúp đưa con người vào sống trong sự thông giao, hiệp thông với Thiên
Chúa. Một lần nữa lại thấy ở đâu có mặc khải thì ở đó có ơn cứu độ nếu người ta
đáp trả!
Như vậy mặc khải là việc Thiên Chúa
tỏ lộ chính mình Ngài cho con người, để con người được sống trong hiệp thông
với Ngài. Có thể nói mặc khải là bước khởi đầu của ơn cứu độ. Khi Thiên Chúa mặc
khải chính Ngài, thì con người biết lòng nhân từ vô biên của Ngài, biết về ý
định cứu độ con người của Ngài, và cũng nhờ mặc khải mà con người biết chính
mình hơn. Mặc khải là việc Thiên Chúa tỏ lộ chính Thiên Chúa và con người cùng
ý định của Ngài cho con ngườí!
Các nhà thần học còn chia ra làm
nhiều loại mặc khải, chẳng hạn như mặc khải tiên khởi, mặc khải thiên nhiên,
mặc khải lương tâm, mặc khải triết lý, mặc khải siêu nhiên, mặc khải tiên tri,
mặc khải lịch sử, mặc khải phổ quát, mặc khải riêng tư.
·
Mặc khải tiên khởi[7]
là mặc khải Thiên Chúa tỏ lộ cho những con người đầu tiên, nói một cách cụ thể
là cho ông bà nguyên tổ. Mới thoạt nói, thấy khái niệm này đơn giản nhưng thực
tế rất phức tạp vì mỗi tác giả giải thích mỗi khác, mỗi người xác định cho nó
những đặc điểm về nguồn gốc, người được hưởng, sự cần thiết và sự lưu truyền
của mặc khải này theo quan điểm của họ[8].
·
Mặc khải tự nhiên là
mặc khải được ghi trong trật tự thiên nhiên, nó hiện hữu ngay trong việc tạo
dựng. Mặc khải thiên nhiên biểu lộ Thiên Chúa như chủ của thế giới, trong tương
quan nhân quả. Mặc khải thiên nhiên khám phá một Thiên Chúa hiện diện và Thiên
Chúa ngôi vị, nhưng mầu nhiệm ngôi vị này vượt khỏi nó. Mặc khải thiên nhiên
đạt tới ngưỡng cửa mầu nhiệm nhưng không thể vào được... vì tội của con người,
vì sự kiêu ngạo, vì sự yếu đuối của con tim, người ta luôn có khuynh hướng lầm
lẫn chủ tể thiên nhiên với thiên nhiên[9].
·
Mặc khải siêu nhiên
tiến gần Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi, tác giả của trật tự siêu nhiên. Mặc
khải siêu nhiên có lời đáp trả trực tiếp là đức tin; đức tin giúp con người gặp
gỡ, hướng về thị kiến Thiên Chúa hằng sống. Mặc khải siêu nhiên coi mầu nhiệm
đời sống thâm sâu của Thiên Chúa là đối tượng. Nó khai mào một cuộc đối thoại,
tình bạn, sự hiệp thông, sự chia sẻ những điều thiện hảo giữa Thiên Chúa và tạo
vật.
·
Mặc khải phổ quát và
mặc khải đặc biệt. Mặc khải phổ quát là mặc khải mà mọi người có thể nhận thấy,
mặc khải cho mọi người. Mặc khải này bao gồm mặc khải tự nhiên và mặc khải
lương tâm. Mặc khải đặc biệt gồm cả mặc khải huyền nhiệm, mặc khải triết lý,
mặc khải lịch sử, mặc khải riêng tư, mặc khải công khai.
·
Mặc khải triết lý, mặc
khải khôn ngoan là điều Thiên Chúa muốn tỏ lộ cho con người qua khả năng lý trí
được ban cho con người với nỗ lực suy tư của họ.
·
Mặc khải huyền nhiệm
(mặc khải thần bí) là những gì Thiên Chúa ban cho ai đó để dẫn họ tới đời sống
kết hợp đặc biệt với Thiên Chúa. Những nhà thần bí thường có lời giải thích
những biến cố lịch sử. Mặc khải lịch sử được thể hiện rõ ràng nơi lịch sử dân
Do Thái, và các tiên tri là những người giải thích lịch sử trên vị thế của
Thiên Chúa[10].
·
Mặc khải tiên tri là
mặc khải cho một cá nhân nhưng nhằm cho cả cộng đoàn. Với mặc khải này, cá nhân
được mặc khải “bắt buộc” phải trở thành chứng nhân, loan báo mặc khải này cho
dân[11].
·
Mặc khải riêng tư là
mặc khải cho một cá nhân để họ được cứu độ khi họ sống ngoài Kitô giáo[12];
mặc khải riêng tư còn được dùng để gọi mặc khải xảy ra sau khi các tông đồ chết
(mặc khải cộng đồng) và không nằm trong kho tàng đức tin (depositum fidei); mặc
khải cộng đồng được trao cho Giáo Hội bảo quản và truyền bá, còn mặc khải riêng
tư thì không chính thức được trao cho Giáo Hội, nhưng dù vậy nó vẫn nhắm tới
mọi người[13].
Quan niệm mặc khải riêng tư là mặc
khải vẫn là cho tất cả nhưng không được ký thác cho Giáo Hội, nghĩa là, không
nằm trong depositum fidei, có sau khi các tông đồ chết, là của K. Rahner. Để
biện minh cho từ ngữ ngài dùng, ngài đã phân biệt mặc khải trước và sau đức
Kitô xuất hiện. Trước khi đức Kitô xuất hiện người ta phải sẵn sàng đón nhận
một mặc khải mới từ Thiên Chúa, Đấng có thể thiết lập một giao ước mới để cứu
độ con người[14]. Còn sau và
từ khi đức Kitô xuất hiện, thời đại mới và cuối cùng đã xuất hiện; hành vi và
chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa đối với con người đã đạt đến kỳ điểm cuối
cùng và chung cuộc. Chính vì thế với thời đại Kitô, người ta không còn phải chờ
mong bất cứ cái gì có thể thay đổi điều kiện cứu độ con người nữa. Trước đức
Kitô xuất hiện người ta không chỉ có thể chờ nhưng phải chờ mong sự thay đổi; còn
hôm nay Kitô hữu chỉ phải chờ sự tỏ hiện của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và
con người vào ngày phán xét cuối cùng. Thần học hiện sinh về khả thể mặc khải
và mặc khải tương lai của Thiên Chúa đối với con người trước đức Kitô đã được
thay thế bằng nền thần học cánh chung đối với Kitô hữu. Như vậy không có nghĩa,
thời này không còn mặc khải nào nữa. Ngay trong thời đại cuối cùng này vẫn có
thể có mặc khải cho cá nhân và mặc khải đó cũng có thể ảnh hưởng đến thân thể
Giáo Hội, nhưng mặc khải này không thay đổi điều kiện cứu độ vì điều kiện này
đã được đức Yêsu làm nên trọn[15].
Theo K. Rahner, Thánh Linh có thể tác động trên Giáo Hội qua một phần tử nào đó
trong Giáo Hội để loan báo cho Giáo Hội biết điều Thánh Linh đòi hỏi lúc này.
Theo K. Rahner, điểm chính yếu của mặc khải riêng tư[16]
sau thời tông đồ là: Thiên Chúa gïợi cho một phần tử trong Giáo Hội để truyền
mệnh lệnh của Ngài cho Giáo Hội trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể[17].
Theo K. Rahner, khả thể của mặc khải
riêng tư bằng thị kiến hoặc bằng kinh nghiệm thính giác, là hiển nhiên trên
nguyên tắc với một kitô-hữu. Vì Thiên Chúa là thực thể hữu vị tự do, Ngài có
thể tỏ ban chính Ngài cho một tinh thần thọ tạo, không chỉ qua công trình của
Ngài nhưng cũng còn bằng Lời tự do và hữu vị của Ngài nữa[18].
Mặc khải riêng tư tiên tri không chỉ liên hệ với cá nhân người được thị kiến
nhưng còn được gởi tới Giáo Hội hay một phần lớn Giáo Hội để cổ võ một sự sùng
kính đặc biệt nào đó, hoặc để khuyến khích ăn năn, giáo huấn về điều gì đó,
cảnh cáo chống lại một vài học thuyết, khuyến khích một giáo thuyết hay một
cách sống, v.v... Trong dòng lịch sử Giáo Hội, người ta thấy có những mặc khải
riêng tư thuộc loại này, và chúng đã ảnh hưởng rất nhiều trên Giáo Hội[19].
Nếu một khi Thiên Chúa đã nói và sự kiện đã được thiết lập qua kiểm chứng, thì
mọi người phải lắng nghe, vâng phục và tin tưởng theo mức độ sứ điệp liên quan
đến[20].
Gút lại, có thể chia mặc khải ra làm
ba cấp độ: mặc khải phổ quát, mặc khải đặc biệt cấp một và mặc khải đặc biệt
cấp hai. Mặc khải phổ quát gồm mặc khải qua thiên nhiên và qua lương tâm, mặc
khải đặc biệt cấp một gồm mặc khải triết lý và mặc khải huyền nhiệm, và mặc
khải đặc biệt cấp hai là mặc khải qua lịch sử và đức Kitô. Các phân chia này
cũng tương đối và có tiêu chuẩn là phương tiện mặc khải[21].
Mặc khải lịch sử ở đây được hiểu là những biến cố trong lịch sử dân Israel và
có lời đi kèm để giải thích!
Nhìn dưới nhãn quan Kitô giáo, ba
cấp độ mặc khải này đều hàm chứa trong Kinh Thánh:
·
mặc khải qua thiên
nhiên (St.1), qua lương tâm (Rm.1,1 8tt),
·
mặc khải khôn ngoan
(trong văn chương khôn ngoan của Kinh Thánh, thường thuộc thời sau lưu đày, năm
539 TCN[22]),
mặc khải huyền nhiệm (với các thị kiến, đặc biệt nơi các tiên tri),
·
mặc khải lịch sử, qua
các biến cố và đặc biệt nơi đức Yêsu Kitô; đức Yêsu là mặc khải tối hậu.
Nơi Do Thái giáo và Kitô giáo, công
trình tạo dựng, Luật, Khôn Ngoan, những can thiệp của Thiên Chúa trong dòng
lịch sử dân Israel, đều là mặc khải, đều là những điều kỳ diệu qua đó Thiên
Chúa tỏ mình cho con ngườí!
Bây giờ trở lại vấn đề, cụ thể xem
các tín hữu nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô nghĩ gì về mặc khải?
b. Niềm tin của
các tín hữu ngoài-kitô
Sự kiện không thể chối cãi là những
tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, đều có Kinh Thánh; chẳng hạn như
Ấn Độ giáo có kinh Veda, Hồi giáo có kinh Koran, Do Thái giáo có Cựu Ước. Người
đạo Bàlamôn coi Rig-veda là Cruti, nghĩa là Lời mặc khải[23];
người Hồi giáo coi kinh Koran là Lời Thiên Chúa “Koran là Lời Thiên Chúa, được
viết trong sách, được gìn giữ trong trí nhớ, được lập lại bằng lưỡi, được mặc
khải cho vị tiên tri. Những lời loan báo, việc sao chép, việc đọc kinh Koran
của chúng ta là được tạo thành, trong khi đó Koran thì không được tạo thành”[24].
Hồi xưa khi các học giả kitô giáo
được hỏi: kinh Koran có được mặc khải không? Thường có câu trả lời là không!
Ngày nay với khoa tôn giáo đối chiếu, một số học giả Kitô giáo muốn đặt lại vấn
đề và nghi ngờ câu trả lời không của những người trước! Đứng
trên khía cạnh thuần túy khoa học để khảo sát, nghĩa là không thuộc phe phái
hay quan điểm tôn giáo nào, người ta ghi nhận rằng:
·
với người Hồi giáo thì
Koran là sách mặc khải, còn Veda và Tân Ước thì không được mặc khải;
·
còn đối với người Do
thái giáo thì Cựu Ước được mặc khải còn Tân Ước, Veda, Koran không được mặc
khải!
Mỗi
người có một lập trường dựa trên tôn giáo họ theo, coi điều mình tin là đúng,
được mặc khải, còn điều người khác tin là không được mặc khải! Khoa học về các
tôn giáo, cũng còn gọi là khoa học tôn giáo đối chiếu, nghiên cứu về nguồn gốc,
sự hình thành và phát triển của các tôn giáo, những điểm dị đồng giữa các tôn
giáo giúp có những dữ kiện để người ta dễ dàng suy tư hơn về vấn đề này. Những
người làm công việc đối chiếu giữa các tôn giáo không phải là những người chủ
trương tất cả các tôn giáo đều như nhau; nhưng khi làm công việc này, họ không
đứng trên một quan niệm tôn giáo nào, họ coi tất cả các tôn giáo đều như nhau,
nghĩa là có những điểm đúng và những điểm sai (xét trên những mặt thuần túy
lịch sử hoặc nhân loại).
Với phương pháp hiện tượng luận, Th.
P. Van Baaren cho rằng các tôn-giáo-ngoài-kitô được mặc khải[25].
Như vậy vấn đề hiện tại còn lại, trên quan điểm Kitô giáo, có thể bảo
vệ ý kiến cho rằng Thiên Chúa cũng mặc khải cho nhân loại ở ngoài truyền thống
Do Thái không? Người theo tôn-giáo-ngoài-kitô cho rằng tôn giáo họ theo được
mặc khải, nghĩa là, Thiên Chúa đã nói với họ và họ cũng có Kinh Thánh, vậy điều
họ cho là được mặc khải có thật là được Thiên Chúa mặc khải không?
c. Thiên Chúa
tự do mặc khải
Thiên Chúa có thể mặc khải cho các người
sống trong các tôn-giáo-ngoài-kitô không? Nói cách khác, với những điều
kitô-hữu biết về Thiên Chúa và những điều Thiên Chúa mặc khải, kitô-hữu có tìm
thấy điều nào cho thấy Thiên Chúa không mặc khải nơi tôn giáo ngoài kitô không?
Thiên Chúa là nhất thể tam vị, Ngài
tự do trong mọi sáng kiến và hoạt động của Ngài, Ngài muốn mặc khải cho ai, ở
đâu là tùy ý Ngài, không gì cấm cản được Ngài.
i. Kitô giáo
vẫn ưu việt
Giả như Thiên Chúa mặc khải nơi
tôn-giáo-ngoài-kitô, thì Kitô giáo có còn tính ưu việt nữa không, hay Kitô giáo
cũng ngang hàng với các tôn giáo khác và đức Kitô cũng ngang hàng với đức Phật,
đức Mahomet, Zarathoustra?
Nếu các tôn-giáo-ngoài-kitô cũng
được mặc khải, Kitô giáo vẫn giữ được tính ưu việt, nghĩa là, vẫn là phương
tiện cần thiết để được cứu độ (LG.14), vì đức Kitô vẫn là Lời mặc khải trong
các tôn-giáo-ngoài-kitô, và hơn nữa Ngài cũng là mặc khải trọn vẹn của Thiên
Chúa. Đức Kitô vẫn là chóp đỉnh mặc khải mà các tôn khác phải vươn tới.
ii. Sai lầm
không đến từ Thiên Chúa
Nếu Thiên Chúa mặc khải cho
tôn-giáo-ngoài-kitô thì tại sao có những sai lầm trong các tôn giáo đó? Tại sao
các tôn giáo đó không có chân lý như Kitô giáo? Nếu cùng một Thiên Chúa mặc
khải thì tại sao những chân lý đó không hòa hợp được với nhau?
Những gì sai lầm trong các
tôn-giáo-ngoài-kitô không đến từ Thiên Chúa, nghĩa là những điều đó không là những
điều được mặc khải! Những điều không thể dung hợp, hoặc đối kháng với chân lý
được mặc khải trong Kitô giáo, cũng được coi như không đến từ Thiên Chúa;
Chỉ những gì hay hoặc tốt nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô mới được coi là những
điều Thiên Chúa mặc khải mà thôi. Chính những sai lầm hoặc những chân lý chưa trọn vẹn nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô, giúp người ta nhận ra tính ưu việt của Kitô giáo.
Nếu chấp nhận có mặc khải nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô, người ta thấy những chân lý và sự kiện có các nhà thần bí
được giải thích dễ dàng hơn: “tất cả những gì tốt đẹp đều đến từ Thiên Chúa”.
Tóm lại, người ta đã không tìm được
lý do để kết luận “trên nguyên tắc” Thiên Chúa không thể mặc khải nơi
tôn-giáo-ngoài-kitô.
Trên nguyên tắc không gì ngăn cản
Thiên Chúa mặc khải cho các tôn-giáo-ngoài-kitô nhưng cụ thể thì sao? Thiên
Chúa có mặc khải nơi tôn-giáo-ngoài-kitô không? Thực tế Thiên Chúa đã mặc khải
ngoài Kitô giáo; hơn nữa, trong các tôn-giáo-ngoài-kitô có giá trị mặc khải; và
có thể kết luận “Thiên Chúa đã mặc khải trong các tôn giáo ngoài-kitô”.
a. Mặc khải
ngoài Kitô giáo
Cùng đích của con người, là sống
thiết thân với Chúa. Sau khi mối tương quan thân mật với Ngài bị chính con
người phá hủy, tự sức con người không thể nối lại mối tương quan ấy, nghĩa là,
con người không thể tự mình cứu độ mình được! Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa
luôn luôn là người có sáng kiến nối lại tương giao với con người. Lịch sử cứu
độ đặc biệt bắt đầu với ơn gọi Abraham, nhưng trước khi Abraham xuất hiện,
Thiên Chúa đã can thiệp trong dòng lịch sử của con người.
i. Trước
Abraham
Ngay sau khi con người đầu tiên phản
bội, Thiên Chúa đã đi tìm con người và ngỏ lời với con người đầu tiên, dù con
người lẩn tránh Thiên Chúa (St.3, 9-10). Trong lần gặp gỡ này, ơn cứu độ đã
được hứa ban cho con người (St. 3, 15).
Hênok được Kinh Thánh ca ngợi, cho
rằng ông đã đi với Thiên Chúa (St.5, 22-24). Như vậy chúng ta thấy Thiên Chúa
không ngừng hiện diện với con người. Trong giao ước Thiên Chúa ký kết với Noê
và gia đình ông, giao ước này không chỉ gồm Noê và gia đình, nhưng bao gồm tất
cả chúng sinh ở với họ: “Này là dấu ta đặt giữa ta và các ngươi, cùng tất cả
chúng sinh ở với các người, đời đời mãi mãi” (St.9, 12.15-17). Tương quan giữa
con người và Thiên Chúa đã được chính Thiên Chúa cương quyết nối lại: Ngài
không ngừng ngỏ lời, đối thoại và tỏ hiện với con ngườí! Ngài làm tất cả để cứu
con người.
ii. Balaam tiên
tri dân ngoại
Sau biến cố Thiên Chúa kêu gọi
Abraham, Ngài vẫn tỏ mình cho dân ngoại như trong trình thuật Balaam. Balaam là
tiên tri của dân ngoại bên bờ sông Phơrat, ông đã có tương quan khá mật thiết
với Thiên Chúa dù ông không phải người Israel. Thiên Chúa đã dạy ông không được
trù ẻo dân Israel, vì Israel là dân đã được Thiên Chúa Yahweh chúc phúc; ông đã
vâng lời Thiên Chúa (Ds. 22, 2-14). Với Balaam người ta thấy Thiên Chúa đã tỏ
mình cho tiên tri dân ngoại để can thiệp vào vận số của con dân Israel; nếu Balaam
đã có tương quan với Thiên Chúa như vậy, chắc chắn ông cũng đã truyền đạt ý
định của Thiên Chúa cho những người đến với ông hay những người tới thỉnh cầu ý
kiến của ông!
iii. Đấng Kitô
là người ngoại
Với Kyrô vua xứ Batư, tiên tri Ysaya
nói là Thiên Chúa đã xức dầu phong vương để ông giải phóng dân Israel khỏi làm
nô lệ ở Babylon! Kyrô là một người ngoại, làm vua dân ngoại, nhưng Thiên Chúa
đã chọn ông, tuyển chọn ông, đã nói với ông (Ys.44, 28; 45, 1). Kyrô được Thiên
Chúa phong vương, nhờ ông mà dân Israel được trở về, ông đã thực hiện ý định
Thiên Chúa nơi dân Israel; như vậy không có lý gì khiến người ta phủ nhận ý
kiến cho rằng cũng chính vua được xức dầu này đã thực hiện ý Thiên Chúa nơi dân
tộc ông, tức dân Ba-tư. Có thể nói: qua vị vua được Thiên Chúa xức dầu này,
Thiên Chúa đã nói và cai trị không những dân Israel mà thôi, nhưng còn cả dân
Batư nữa.
Như vậy, Thiên Chúa không chỉ mặc
khải cho dân ngoại qua việc tạo dựng, qua lương tâm, qua sự khôn ngoan do lý
trí tìm kiếm, nhưng còn bằng những lời hoặc bằng chính con người Thiên Chúa
chọn và ngỏ ý, tỏ bày ý định của Ngài cách đặc biệt. Có thể nói Thiên Chúa mặc
khải cho Noê và gia đình ông, và qua đó cho tất cả mọi người và mọi sinh vật
trên đất, là mặc khải tiên tri.
Những lý chứng trên cho thấy Thiên
Chúa đã mặc khải cho dân ngoại theo cách thức và lề lối của họ, để cứu độ tất
cả nhân loại, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả dân Do thái lẫn dân ngoại,
Đấng “muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết sự thật” (1Tm. 2, 4). Cũng
trong bầu khí này, Lời Kinh Thánh trong thư gởi Do Thái “Ngày xưa nhiều lần
nhiều cách Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua các tiên tri; vào thời sau hết,
tức là trong những ngày này, Người đã nói với chúng ta nơi một người Con”
(Hb.1, 1), không chỉ đúng với dân Do Thái nhưng còn đúng với cả dân ngoại nữa.
Dầu vậy người ta cũng phải thêm rằng, cả khi chấp nhận Thiên Chúa nói với dân
ngoại theo “kiểu của Thiên Chúa và cũng là kiểu của họ”, người ta vẫn thấy rằng
qua biến cố Thiên Chúa mặc khải cho dân riêng Ngài, Ngài cũng mặc khải cho cả
dân ngoại nữa. Điều này người ta thấy rõ khi:
·
Yavê Thiên Chúa giải
phóng dân riêng ra khỏi AiCập, và qua biến cố này, “dân AiCập sẽ biết rằng Ta
là Yavê” (Xh.14,18);
·
Quân Philitinh chiếm
được hòm bia Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đã đánh phạt những nơi nào có sự hiện
diện của hòm bia. Dân chúng đã sợ hãi và đem trả hòm bia lại cho con dân Israel
sau khi đã tỏ lòng tôn kính hòm bia và Thiên Chúa dân Israel thờ qua việc cúng
tế (kiểu của những dân này) (1Sam.5-6)
b. Mặc khải nơi
các tôn-giáo-ngoài-kitô
Các tôn giáo ngoài-kitô có mặc khải
không? Người ta có thể xét
mặc
khải phổ quát qua thiên nhiên và lương tâm;
mặc
khải triết lý;
mặc
khải huyền nhiệm;
mặc
khải qua lịch sử và lời giải thích;
mặc
khải nơi Đức Yêsu Kitô.
Mặc khải phổ quát qua thiên nhiên và
lương tâm, dành cho tất cả mọi người, nên không thành vấn đề. Mặc khải nơi Đức
Yêsu là độc nhất, nên cũng khỏi phải bàn. Như vậy chỉ cần lưu ý mặc khải đặc
biệt cấp một[26] và một phần
mặc khải đặc biệt cấp hai[27],
nghĩa là, mặc khải huyền nhiệm tiên tri và mặc khải lịch sử có lời giải thích
biến cố[28].
Theo R. Latourelle[29],
mặc khải Kitô giáo phải là tiêu chuẩn để biết các tôn giáo ngoài-kitô có mặc
khải không. Nói như vậy không phải là đánh giá thấp các tôn-giáo-ngoài-kitô, nhưng
đó là cách duy nhất để xác định và lượng giá mặc khải nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô; bởi vì đức Kitô là chóp đỉnh của mọi mặc khải, nên nhờ
Ngài mà người ta có thể xác định và phân biệt những hình thức mặc khải khác
nhau[30].
Sẽ so sánh giáo lý hoặc niềm tin của
những tôn giáo khác với đức tin Kitô giáo để biết xem tôn-giáo-ngoài-kitô đó có
mặc khải không.
i. Dấu chỉ và
thực tại
Trong thời xa xưa và ngày nay cũng
vẫn còn có những người cúng tế “thần cây đa”, “thần đá”, v.v... Tín ngưỡng này
không hiếm trong niềm tin bình dân của những người Việt Nam.
Theo M. Éliade, những cây
và những đá được thờ không phải chúng được thờ vì chúng là cây là đá,
nhưng chúng được thờ bởi vì chúng biểu lộ cái gì không còn là cây là đá mà là
cái gì thánh, một cách hoàn toàn khác (ganz andere)[31].
Niềm tin bình dân này tuy được diễn tả cách tập thể tại một số nơi nhưng nó
không là tôn giáo đúng nghĩa, vì không có một nền giáo lý diễn đạt niềm tin của
họ, dầu vậy nó cũng cho người ta thấy có niềm tin vào một cái gì siêu
việt, và một cách nào đó có thể nói, niềm tin này cũng có giá trị cứu
độ.
Có thể đồng ý với triết gia
Kierkegaard: “Lời nguyện có thể là không chân thực khi cầu nguyện với
Thiên Chúa chân thực, nhưng người ta cũng có thể cầu nguyện trong
chân lý mặc dù người ta dâng lời cầu nguyện trước một ngẫu
tượng”[32].
Đây là “sự thần hiển” của những thế
lực chống Thiên Chúa hay là “sự thần hiển” của chính Thiên Chúa? Theo thiển
kiến, nếu không chứng minh được đó là sự thần hiển của ma qủy, thì cứ giả sử
chúng tự Thiên Chúa mà đến.
ii. Chân lý và
sự thật
Ở phương đông các hình thức và hệ
thống tôn giáo chỉ có giá trị “lại gần” chân lý. Chẳng hạn ở Trung Hoa, ba tôn
giáo (Khổng-Phật-Lão) tuy là ba trong hệ thống nhưng chỉ là một trong cách
sống, cách cư xử. Ở Ấn Độ cũng vậy, Ramakrishna nói: “Hữu thể là đơn nhất nhưng
có nhiều tên gọi... Bạn hãy gọi như bạn muốn và cầu nguyện với Ngài theo hình
thức thích hợp với bạn hơn”[33].
Quan niệm tương đối này được thấy gần như hầu hết nơi các tác giả lớn:
·
ngón tay chỉ mặt trăng,
đừng nhìn ngón tay mà nhìn điều được chỉ (Phật);
·
nơm để đơm cá, đặng cá
hãy quên nơm; dò là vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò; bè để qua sông, qua sông hãy
bỏ bè; lời là vì ý, đặng ý hãy quên lời (Trang Tử);
Với
người đông phương, chân lý là cái gì không nắm bắt như nắm bắt một đồ vật. Lời
diễn tả chỉ nói lên phần nào thực tại sâu thẳm chứ không gói trọn, bó chặt,
giam cầm được thực tại. Nếu có thái độ độc đoán tưởng rằng mình nắm chân lý
trong tay thì chẳng khác những người mù xem voi: ai cũng cho mình đúng và chỉ
có mình đúng thôi, còn người khác là sai lầm!
Với quan niệm tương đối này về vấn
đề tôn giáo[34], có người
cho rằng mọi tôn giáo đều tốt tuy dù bàn tay có ngón dài ngón ngắn.
iii. Kinh
nghiệm Tuyệt Đối nơi các tôn giáo ngoài-kitô
Những người theo đạo Khổng không tôn
thờ đức Khổng nhưng coi Khổng Tử như người dẫn đường, như vị thầy. Quan niệm
này không chỉ của những người theo đạo Khổng nhưng là của chung những người
Trung Hoa, họ coi đức Khổng là “vạn thế sư biểu”. Người theo đạo Khổng cho là
theo đạo của những bậc tiên vương: thờ Trời và tế Trời. Niềm tin vào Thượng Đế
được diễn tả trong những sách cổ nhất của Trung Hoa: “(Vua Thuấn) làm lễ phần
sài tế Thượng Đế”[35].
Sách Trung Dung cũng nói: “lễ Giao, lễ Xã là lễ để tế Thượng Đế vậy[36]”.
Những lời trên trong sách Trung Dung cho thấy: ngay cả lễ tế đất (lễ Xã) cũng
là lễ tế Thượng Đế như lễ Giao vậy. Những người đi theo đường lối của Khổng Tử
(đạo Khổng) tin vào Thượng Đế nhưng họ chú trọng đến những gì cụ thể; họ đưa
vào thái độ sống, cách sống của con người để biết người nào đó có sống đạo
không! Người Trung Hoa quan niệm như vậy cũng không khác tư tưởng của thánh
Yoan: “Nếu ai nói mình yêu Thiên Chúa mà ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối”
(1Yn.4, 20).
Người theo đạo Khổng, “đạo thờ
Trời”, phải làm theo ý Trời. Những bậc tiên vương thánh vương của dân Trung Hoa
cũng luôn làm theo ý Trời. Các vị khi đem binh đi chinh phạt nước nào thì cũng
xác tín đó là mệnh Trời, ý Trời muốn mình làm như vậy[37].
Người càng làm lớn, càng phải sống đạo, và đạo phải biểu lộ nơi mình; Điều này
được thấy nơi những vị vua Trung Hoa, họ coi mình như người thay Trời hành đạo;
kế đến là những người quân tử, họ cũng có nhiệm vụ lớn đối với dân nước: “Đại
học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”[38].
Và muốn đạt được điều ấy thì phải bắt đầu từ chính mình: “cổ chi dục minh minh
đức ư thiên hạ giả, tiên trì kỳ quốc; dục trì kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia; dục
tề kỳ gia thiên hạ giả, tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm;
dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý; dụ thành kỳ ý giả,tiền trí kỳ tri; trí
tri tại cách vật”.
Hồi còn thời quân chủ, vua tôi Việt
Nam cũng thờ Trời tế Trời, gọi là lễ tế Nam Giao.
Đạo Lão do Lão Tử vạch ra. Người
theo đạo Lão cũng không tôn thờ Lão Tử nhưng coi Lão Tử như người đi trước dẫn
đường (đạo)! Ý tưởng then chốt trong đạo này là Đạo, và Đạo này không thể diễn
tả nỗi:
“Đạo
khả đạo phi thường Đạo,
Danh
khả danh phi thường Danh” (Đạo Đức Kinh, 1).
Đạo
là nguồn gốc của vạn sự vạn vật “vô danh vạn vật chi thỉ, hữu danh vạn vật chi mẫu
(ĐĐK.1)”. Người tin vào Đạo, sẽ sống theo Đạo. Thái độ sống của những người
theo Đạo (đạo Lão) thường là vô vi, nhưng vô vi không phải là không làm gì cả
“Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi” (ĐĐK.37, 1).
Đặt vào trong bầu khí thời đạo Khổng
và đạo Lão phát sinh, người ta thấy hai “đạo” này biểu lộ hai cách cư xử khác
nhau, cứ bình thường người ta coi một lối cư xử là tích cực và lối kia là tiêu
cực; Mới thoạt nhìn người ta tưởng chừng chúng không thể dung hợp được với
nhau, nhưng thực chúng không hoàn toàn mâu thuẫn nhau:
“xưa
nay xuất xử thường hai lối,
mãi
thế rồi ta sẽ tính đây” (Nguyễn Công Trứ).
Niềm
tin của những người theo đạo Khổng và Lão tuy khác nhau nhưng giống nhau; một
tin vào Trời môït tin vào Đạo; Trời và Đạo tuy được gọi là hai nhưng cũng là
một! Cách sống, cách cư xử của hai đạo cũng không khai trừ nhau và có thể dung
hợp nơi một người.
Khi nghiên cứu đạo Khổng và Lão,
người ta thấy khái niệm về mặc khải rất đơn sơ[39]
nếu không muốn nói là không có; thế nhưng những điều các đạo dạy người ta thấy
rất uyên thâm và rất gần với Kitô giáo.
Các tôn giáo huyền
nhiệm ở Ấn Độ trổi vượt ở nét phản tỉnh. Mặc khải được hiểu như một soi sáng
nội tâm nhằm giải phóng con người khỏi u mê lầm lạc[40].
Nếu so sánh các tôn giáo “tiên tri” với các tôn giáo “khôn ngoan”, người ta
thấy ý niệm mặc khải rất rõ nơi các tôn giáo tiên tri, còn trong tôn giáo khôn
ngoan thì không rõ. Mặc khải được hiểu như một khải ngộ (soi sáng nội tâm)
không chỉ là cái biết bằng trí não nhưng còn hàm chứa một sự cảm nghiệm sâu xa,
nó phần nào cho thấy thực tại con người cảm nghiệm.
Tuyệt Đối trong Ấn Độ giáo là một
thực tại người ta không thể tri giác hoàn toàn, vượt trên khả năng lãnh hội của
con người. Tuyệt Đối này “mắt không thể đạt tới, cả lời và lý trí cũng vậy....
Cái ấy không phải là cái ta biết, cũng không phải là cái ta không biết”[41].
“Chẳng có gì cao hơn và thấp hơn Ngài. Chẳng có gì nhỏ hơn và cũng chẳng có gì
lớn hơn.... Ngài biết tất cả, còn Ngài thì chẳng ai biết được”[42].
Nhờ quan niệm về Tuyệt Đối như vậy, nên “các hiện hữu đáng quý đối với chúng ta
không phải vì tình yêu của các hiện hữu đó, nhưng bởi vì tình yêu của sinh vật
Tối Cao mà các hiện hữu đáng quý”[43].
Cũng chính trong Upanisad này người ta đọc thấy lời cầu nguyện: “xin dẫn con từ
nơi tối tăm tới ánh sáng, từ sự chết đến sự sống, từ cái không thực đến cái
thực”[44].
Với những lời trong các Upanisad này, người ta có cảm tưởng Tuyệt Đối được diễn
tả là môït Thực Tại Tuyệt Đối Hữu Vị; và như vậy, đâu có xa với Thiên Chúa Kitô
giáo?
Những người theo đạo
Phật coi chư Phật như những bậc thầy chứ không tôn thờ chư Phật[45],
chính vì vậy Phật tử “không cầu xin một ân huệ vật chất hay tinh thần nào khi
đảnh lễ tượng Phật mà chỉ bày tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ của mình đến lý tưởng
siêu việt mà bức tưọng tiêu biểu... Phật tử cũng đảnh lễ cây bồ đề, không phải
để lòng tôn sùng thờ tự cái cây, mà xem đó là tượng trưng của sự giác ngộ. Dầu
có nhiều nghi thức lễ bái trong các buổi lễ, người tín đồ phật giáo không tôn
sùng đức Phật như một thần linh[46].
Theo quan niệm của Phật giáo “đức Phật không khi nào và không thể nào ban bố
những ân huệ cho người cầu nguyện. Để được cứu rỗi người phật tử không nên cầu
nguyện mà phải lãnh trách nhiệm, cố gắng trau dồi đức hạnh, kiên trì tu tập, để
đạt tự do và trong sạch”[47].
Nếu người theo đạo Phật cho rằng đức
Phật chỉ là người dẫn đường, là bậc thầy chứ không như đức Yêsu vừa là đường,
là sự thật và là sự sống (Yn.14, 6), thì họ tin vào ai? Phải chăng đạo Phật chủ
trương vô thần? Đạo Phật phát sinh là do hoàng tử Gautama, một người khi nhận
biết cái khổ mà chúng sinh phải
chịu, đã tìm đường giúp con người thoát khỏi cảnh khổ cực này. Như vậy mục đích
của Phật giáo là diệt khổ, mục đích của phật tử là được giải thoát khỏi khổ
cực, và để đạt được như vậy họ phải được giác ngộ, nhận biết chân lý, tránh được
vô minh; chân lý mà người ta nhận ra đó là: mọi khổ cực con người có là do dục mà ra cả, thế nên để thoát khổ, con
người phải diệt dục! Đạo Phật chú
trọng về khía cạnh thực tế, làm sao để con người thoát khổ, hơn là tìm nguyên
nhân siêu hình; đạo Phật tìm những biện pháp giúp con người hết khổ, chứ không
bận tâm tìm hiểu xem ai là Đấng đã tạo ra vũ trụ này[48].
Người phật tử không tìm thấy bất cứ một lý do nào để chống đối việc thờ nhiều
thần thánh bởi vì ý niệm về một Thượng Đế hay ghen tuông hoàn toàn xa lạ với
họ. Như vậy thật là một sai lầm vô cùng lớn lao khi mô tả Phật giáo như một tôn
giáo vô thần- nếu hiểu vô thần như phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế[49].
Đạo Phật tuy không để ý đến vấn đề
Đấng Tạo Hóa nhưng qua những giáo lý để giúp con người sống tốt, bớt khổ và
được giải thoát... rất sâu xa; chẳng hạn như “bát chính đạo”. Đặc biệt là phái
Phật giáo sùng tín chủ trương rằng Bakti thay thế- hoặc ít là bổ túc- con đường
trí tuệ[50].
Ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX xuất hiện đạo Cao Đài, những người trong tôn giáo này cho rằng tôn giáo của
họ được Thánh Thần mặc khải; Đấng Tối Cao họ thờ cũng chính là Yahweh của dân
Israel, là Cha của đức Yêsu Kitô[51].
Những người theo tôn giáo này cho rằng đạo Cao Đài là dự định của Đấng Tối Cao
nhằm thâu tóm tất cả các tôn giáo lớn trên hoàn vũ; họ coi đức Yêsu, đức Phật,
đức Khổng Tử, Môsê là những người được Đấng Tối Cao sai tới, nhưng điểm tới của
tất cả những tôn giáo ở Đông Tây trong quá khứ là đạo Cao Đài!
Hồi giáo, một tôn giáo
xuất hiện ở phương đông vào thế kỷ thứ VII sau đức Yêsu, tôn thờ Thiên Chúa của
dân Do Thái. Những người theo đạo Hồi cho rằng đức Yêsu cũng là một vị tiên
tri, nhưng vị tiên tri lớn nhất là Mahomet, người được Thiên Chúa mặc khải Lời
và những lời này được chép laị trong kinh Koran. Với nhãn quan Kitô giáo, dù
đạo Hồi có những sai lầm nhưng cũng có những điểm tích cực như tôn thờ Thiên
Chúa độc nhất, giáo lý dạy làm lành lánh dữ và có nhiều nét tương đồng với Kitô
giáo! Khoa tôn giáo đối chiếu cho cái nhìn khách quan về những điểm này.
Những hàng viết về giá
trị Kitô giáo của các tôn-giáo-ngoài-kitô trên đây rất thô sơ mộc mạc, và nó
chỉ có tính gợi ý để dẫn tới một lập trường. Công việc nghiên cứu về vấn đề này
rất bao la và phức tạp, cần có sự đóng góp của nhiều người. Để gút lại vấn đề
giá trị của các tôn-giáo-ngoài-kitô, xin mượn lời của đức Hồng Y Daniélou:
“truyền thống công giáo dứt khoát kết án những sai lầm hư nát nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô như thờ ngẫu tượng, phiếm thần, nhị nguyên. Truyền thống
công giáo coi tất cả những điều đó như là lỗi thời khi đức Kitô, chân lý cao
hơn đã đuợc bày tỏ. Nhưng truyền thống công giáo không phủ những giá trị tôn
giáo đích thực nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô. Những giá trị tôn giáo này diễn tả
sự hiện diện của Thiên Chúa- Đấng không ngừng cứu giúp con người. Những giá trị
tôn giáo này cũng có thể được coi như “viên đá chờ đợi” đối với Do Thái giáo và
Kitô giáo. Thánh Phaolô nói trong Công Vụ các sứ đồ: Thiên Chúa đã để các dân
đi theo đường lối của họ, nhưng Ngài đã không ngừng gởi những chứng từ đến với
họ, bằng cách ban cho họ mưa từ trời xuống cùng mùa màng hoa trái”[52].
Tới đây người ta có thể
khẳng định: Thiên Chúa đã mặc khải cho các tôn-giáo-ngoài-kitô. Nhưng nếu các
tôn-giáo-ngoài-kitô được mặc khải, vậy tại sao có những sai lầm nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô? Vấn đề này sẽ được giải quyết trong phần tôn giáo
ngoài-kitô là phương tiện cứu độ.
Các tôn-giáo-ngoài-kitô có là phương
tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ con người không?
Chúa Yêsu dạy: “Không phải những kẻ nói
Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Thiên Chúa”
(Mt.7, 21). “Có nhiều kẻ từ đông tây tới dự tiệc Nước Trời, còn con cháu trong
nhà thì bị quẳng ra ngoài” (Mt.8, 11-12). Không phải cứ là kitô-hữu, cứ theo
Kitô giáo, cứ là Công Giáo, là được cứu độ, nhưng những người được cứu độ là
những người thực hiện ý định của Thiên Chúa! Vì thế, các tôn giáo ngoài-kitô,
nếu là phương tiện cứu độ, thì cũng là phương tiện thứ yếu.
Có hai yếu tố làm các nhà thần học
khuynh hướng tiêu cực cho rằng các tôn-giáo-ngoài-kitô không là phương tiện
Thiên Chúa dùng để cứu độ:
·
những sai lầm trong các
tôn-giáo-ngoài-kitô;
·
các tôn-giáo-ngoài-kitô
thường là hệ thống đóng kín với Tin Mừng đức Yêsu Kitô.
a. Sai lầm
Người ta có thể liệt kê vài sai lầm
trong giáo lý nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô, chẳng hạn:
·
Đạo Phật chủ trương
luân hồi, nghĩa là, con người chết có thể đầu thai làm người hay làm con vật
nếu họ không được giải thoát lên cõi niết bàn!
·
Hồi giáo coi đức Yêsu chỉ
là một tiên tri lớn, chứ không phải là Thiên Chúa; đạo Công Giáo cũng như bao
đạo khác, đều có điểm tới là Hồi Giáo. Mahomet là tiên tri lớn hơn đức Yêsu,
vượt trên đức Yêsu!
·
Đạo Cao Đài cũng cho
rằng đạo Công Giáo cũng là một trong các đạo khác, đức Yêsu cũng chỉ là một
tiên tri lớn như bao các tiên tri lớn khác mà thôi!
Khi bàn về mặc khải trong đạo Hồi,
W. M. Watt cho rằng kinh Koran của Hồi giáo, xét về một khía cạnh nào đó và theo
một ý nghĩa nào đó, là sản phẩm của sáng kiến thần linh và được mặc khải. Khi
Watt dùng chữ “theo một ý nghĩa nào đó” nghĩa là ông chấp nhận có sai lầm trong
kinh Koran[53]. Còn theo
R. Latourelle, các tôn giáo lớn cứu độ như Ấn giáo, Phật giáo, là hoa trái của
ân sủng cứu độ và là những kiểu mẫu giải thích ân sủng này, nhưng bởi vì thiếu
tiêu chuẩn nhận định nên những lời giải thích mà các tôn giáo đó đề ra gồm cả
những yếu tố nhân loại, những hàm hồ, những trệch đường, những sai lầm cùng với
những yếu tố có giá trị thực[54].
Theo R. Latourelle, các tôn giáo là hoa trái của ân sủng cứu độ, bởi vì con
người là con người lịch sử nên ân sủng cứu độ này được biểu lộ ra trong các
nghi lễ, trong việc thực hành, trong ngôn ngữ; chính dưới tác động ân sủng này
mà con người tìm hiểu trong lần mò, linh cảm thấy cách mơ hồ mầu nhiệm cứu độ.
Hiểu như vậy các tôn giáo cứu độ duy trì một quan hệ tích cực đối với mặc khải
thần linh, nhưng nội dung của nó phải được xác định và giải thích. Và chính mặc
khải Kitô giáo là tiêu chuẩn nhận định đâu là công trình của ân sủng, và nguyên
tắc giải thích là chính Thiên Chúa nơi đức Yêsu Kitô[55].
Những chân lý và những giá trị tôn
giáo đích thực nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô đều đến từ Thiên Chúa- nguyên nhân
mọi sự tốt lành, còn những sai lầm và “thái độ đóng kín đối với Kitô giáo” là
do con người!
b. Đóng kín với
Kitô giáo
Một điều rất khó giải quyết với
những người nghiêng về lập trường tích cực, là sự kiện các tôn giáo ngoài-kitô
ngăn cản các tín hữu trong các tôn giáo đó tin vào Đức Yêsu.
Do Thái giáo sẽ giúp có câu trả lời.
i. Dothái giáo
Cựu Ước của Dothái giáo, là lời
Thiên Chúa mặc khải cho con người, và như vậy không thể sai lầm. Những điều này
là đối tượng câu nói của đức Yêsu “trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một
phết cũng không qua khỏi lề luật, trước khi mọi sự thực đã xảy ra” (Mt.5, 18).
Nhưng nơi Do Thái giáo, không chỉ có Kinh Thánh, mà còn nhiều điều nữa như tập
tục của tiền nhân, và đôi khi người ta coi tập tục tiền nhân trên cả linh
truyền của Thiên Chúa (Mt.15, 1-20)! Người theo Do Thái giáo quá nô lệ vào luật
nên không hiểu đúng lệnh truyền của Thiên Chúa (Mt.12, 1-14). Khi họ giải thích
Lời Chúa như vậy, nghĩa là họ đem ý của con người, ý của họ làm ý của Thiên
Chúa! Qua ánh sáng của đoạn Lời Chúa trên, người ta có thể kết luận: những gì
sai lầm và thái độ đóng kín trước Tin Mừng của đức Yêsu Kitô đều đến từ con
người, và con người là nguyên nhân của những sự đó. Con người ở đây hiểu là con
người bị ảnh hưởng của tội!
Do Thái giáo có Kinh Thánh Cựu Ước
là mặc khải của Thiên Chúa, nhưng chỉ với Cựu Ước, Do Thái giáo chưa lãnh nhận
trọn vẹn mặc khải. Đáng lẽ mặc khải Cựu Ước phải giúp họ tiếp nhận đức Yêsu
nhưng họ đã từ chối Ngài vì thành kiến và tập tục tiền nhân (Yn.5, 46-47; 1, 11
Mt.15, ltt).
Dothái giáo không tiếp đón Đức Yêsu,
là thực trạng làm thánh Phaolô suy nghĩ và buồn phiền nhiều (Rm. 9-11). Tuy vậy
theo thánh nhân, họ vẫn là dân rất được yêu quý bởi đã được tuyển chọn; Thiên
Chúa đã không ân hận gì vì đã ban ơn và kêu gọi họ (Rm.11, 28-29).
Họ cũng đã đáp trả mặc khải của
Thiên Chúa bằng việc tin vào lời hứa của Thiên Chúa ban cho cha ông họ[56].
Nếu việc từ chối tin vào đức Yêsu không là do lỗi họ, họ vẫn được Thiên Chúa
cứu độ!
ii. Các tôn
giáo ngoài-kitô
Các tôn-giáo-ngoài-kitô có những sai
lầm nhưng cũng có những chân lý, có những yếu tố mặc khải. Những yêú tố mặc
khải, chân lý đến từ Thiên Chúa nhưng những sai lầm đến từ con người, là công
trình của con người. Sở dĩ vậy là vì con người đã đi quá những điều Thiên Chúa
mặc khải, con người muốn có một hệ thống hợp lý chắc chắn. Họ chưa hoàn toàn
bình tâm lắng nghe Thánh Thần, họ chưa chấp nhận những điều Thiên Chúa mặc khải
như nó là. Đây là khuynh hướng chung của con người đã phạm tội hoặc như thái độ
của Adam và Eva muốn được như Thiên Chúa mà độc lập với Thiên Chúa!
Cái khó khăn cho những người làm
công tác thần học về tôn-giáo-ngoài-kitô là phải nhận định xem đâu là mặc khải
của Thiên Chúa và đâu là yếu tố nhân loại; câu trả lời trên chỉ là một soi sáng
giúp biết hướng nghiên cứu và cũng cho thấy giá trị không thể thay thế của mặc
khải Kitô giáo!
Câu hỏi “các tôn-giáo-ngoài-kitô có
là phương tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ con người không?” trở thành “các
tôn-giáo-ngoài-kitô có là dụng cụ Thiên Chúa dùng cứu độ con người không?”, và
“Thiên Chúa có mặc khải cho những người trong các tôn-giáo-ngoài-kitô không?”.
Nếu Thiên Chúa đã mặc khải trong các tôn-giáo-ngoài-kitô, thì những người trong
các tôn-giáo-ngoài-kitô có thể đáp trả tùy tự do của họ, và do đó họ có thể
được cứu rỗi, và như vậy các tôn-giáo-ngoài-kitô cũng là phương thế Thiên Chúa
dùng để cứu độ con người sống trong tôn giáo đó.
Vì Thiên Chúa mặc khải Ngài trong
mỗi tôn giáo theo mức độ khác nhau, nên giá trị cứu độ của mỗi tôn giáo cũng
khác nhau. Nơi Kitô giáo, mặc khải đã đạt đến đỉnh cao nơi đức Yêsu Kitô, nên
Kitô giáo là phương tiện cứu rỗi cần thiết (cf. L.G.14); còn các tôn giáo khác,
có thể nói, là phương tiện cứu rỗi cần
thiết theo mức độ.
Trong phần trình bày về lập trường
thần học các tôn-giáo-ngoài-kitô người ta đã thấy các tôn-giáo-ngoài-kitô có
những yếu tố mặc khải và cũng có những yếu tố thuần túy nhân loại, có những
chân lý nhưng cũng có sai lầm. Chính nhờ những yếu tố mặc khải mà các
tôn-giáo-ngoài-kitô có giá trị cứu độ! Những yếu tố nhân loại và sai lầm nơi
các tôn-giáo-ngoài-kitô có thể trở thành cơ cấu ngăn cản con người tiếp nhận
Tin Mừng đức Yêsu Kitô- Đấng không chỉ hoàn tất lề luật và các tiên tri của
Israel nhưng còn của các tôn giáo và dân tộc khác nữa[57].
Nơi Kitô giáo, tuyệt đỉnh mặc khải
là đức Yêsu Kitô; con người được cứu độ khi đáp trả mặc khải này bằng tin vào đức Yêsu. Nơi các tôn giáo khác
người ta được cứu rỗi nhờ tin vào Tuyệt
Đối qua mặc khải trong các tôn giáo họ theo. Sau đây sẽ tìm hiểu giá trị
cứu độ của các tôn-giáo-ngoài-kitô và ngay cả của những người không sống trong
một tôn giáo nào.
a. Được cứu độ
nhờ tin
“Phương tiện cứu độ” ở đây được hiểu
như phương tiện thứ yếu, vì tất cả mọi người, dù người đó là ai chăng nữa, nếu
được cứu độ là được cứu độ nhờ đức Yêsu Kitô. Hơn nữa một người được cứu hay
không, là do chính thái độ của người đó với Thiên Chúa, với đức Yêsu Kitô, với
mặc khải của Ngài. Như vậy, “được cứu độ” là một biến cố có tính cá nhân giữa
Thiên Chúa và chính đương sự chứ không do một cơ cấu tôn giáo. Con người có
được cứu độ hay không, là tùy người đó có đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa
mặc khải qua lương tâm, qua vũ trụ thiên nhiên, qua sự khôn ngoan và chân lý
Thiên Chúa đã ban cho lý trí nhận ra, qua mặc khải Ngài ban cho một số người để
từ người đó đến với nhiều người, qua mặc khải đặc biệt Ngài tỏ lộ nơi một dân
tộc.
Con người đáp trả mặc khải này bằng
đức tin, vì “không có đức tin thì vô phương làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Hb.11,
6).
b. Giá trị cứu
độ của các tôn giáo
Đức tin là lời đáp trả của con người
đối với Thiên Chúa mặc khải, bằng việc ưng thuận và dấn thân trọn vẹn. Việc đáp
trả này nói theo ngôn từ của thánh Phaolô là “sự vâng phục của đức tin”[58].
Thiên Chúa mặc khải cho con người theo mức độ tùy ý Ngài, và con người cũng đáp
trả theo mặc khải Thiên Chúa ban.
i. Người sống
theo lương tâm
Những người sống theo lương tâm ở
đây, muốn chỉ đặc biệt những người không nhận biết Thiên Chúa. Họ còn được gọi
là người vô thần. Với những người này, Giáo Hội công giáo dạy rằng “tất cả
những kẻ chưa nhận biết Thiên Chúa rõ ràng nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời
chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ
được cứu rỗi” (LG.16).
Những người này cũng đã lãnh nhận
mặc khải phổ quát qua thiên nhiên và lương tâm. Tuy không nhận biết Thiên Chúa
nhưng họ đã đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa- dù họ không biết- bằng cách
vâng nghe tiếng lương tâm. Công Đồng cũng dạy: “nhờ lương tâm, con người nhận
thức và hiểu biết những mệnh lệnh của lề luật Chúa... Vì vậy không ai bị cưỡng
bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo
tiếng lương tâm nhất là trong lãnh vực tôn giáo” (D.H.3). Kitô hữu có luật tình
yêu, người Do Thái giáo có thập giới, còn người theo lương tâm sống theo luật
được ghi khắc trong lòng (cf. Rm.2, 15).
Nơi những người “sống theo lương
tâm” này, còn phải kể những người không sống trong một tôn giáo nào, nhưng họ
tin nhận có một Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, Đấng Tuyệt Đối. Những người này đã
nhận ra Thiên Chúa và tin tưởng nơi Ngài. Đây là những người mà Công Đồng đã đề
cập đến: “Con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, có thể từ các tạo vật
nhận biết cách chắc chắn có Thiên Chúa như nguyên lý và cứu cánh mọi sự” (Rm.1,
20; cf. D.V.6).
Như vậy những người sống theo tiếng
lương tâm vẫn được Thiên Chúa ban ơn cứu độ dù họ không có ở trong cơ cấu tôn
giáo nào! Có thể nói mà không sợ sai lầm: họ được cứu độ nhờ đức Yêsu Kitô và
qua lương tâm của họ.
ii. Các tôn
giáo ngoài-kitô
Tín hữu đạo Cao Đài, ï tin vào
Thượng Đế. Với họ, Đấng ngự nơi Cao Đài chính là Yavê của Israel và là Cha của
đức Yêsu. Tuy họ có nhiều sai lầm nhưng cũng vẫn được những cơ cấu tôn giáo
giúp đỡ để sống niềm tin vào Đấng Tuyệt Đối[59].
Với các tôn giáo đông phương như Ấn
độ giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, tôn giáo phản ảnh cách suy nghĩ và
diễn tả văn hóa của mỗi dân tộc. Điều này muốn nói, ngay khi người ta diễn tả
cùng một thực tại, mỗi dân tộc có những cách diễn tả khác nhau!
Với người đông phương, hư vô là nền
tảng của mọi hiện hữu, là “nơi” cuối cùng của tất cả, thậm chí của cả vô hữu;
như vậy Hư Vô có đặc tính siêu hình mà triết lý kitô gán cho Thiên Chúa. Đối
với người tây phương, Hư Vô tuyệt đối là một khái niệm khó hiểu; còn đối với
người đông phương Hư Vô là nền tảng, con đường của tư duy[60].
Lão giáo và Khổng giáo nhấn mạnh đến khía cạnh sống của con người, cũng như
Phật giáo, có những lời dạy bảo và những con đường tập luyện sống tốt, thành
nhân và hữu dụng với đời! Nếu đem so sánh những lời của Khổng, Lão và đức Phật
với văn chương khôn ngoan Cựu Ước, theo khía cạnh nhân loại mà nói, người ta
thấy chúng không kém uyên thâm và ý vị! Theo thiển kiến, nơi những tôn giáo này
người ta có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng với giáo lý Kitô giáo! Ấn Độ
giáo đặt nặng niềm tin vào Tuyệt Đối và khía cạnh nghi lễ, và điều này không
hoàn toàn xa lạ với Kitô giáo[61].
Ơn cứu độ cho những người sống trong
các tôn-giáo-ngoài-kitô đã được Công Đồng đề cập đến: “những kẻ đang tìm đến
Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả
những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính Ngài ban cho mọi người sự
sống, hơi thở và tất cả mọi sự, và vì là Đấng Cứu Thế, Ngài muốn mọi người được
cứu rỗi. Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và
Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của
ơn thánh, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự
hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi” (LG.16). Công Đồng khẳng
định những người sống trong các tôn-giáo-ngoài-kitô được cứu độ qua lương tâm,
nhưng không đề cập đến khía cạnh cứu độ qua tôn-giáo-ngoài-kitô, họ vẫn thuộc
về dân Thiên Chúa. Sở dĩ vậy vì công đồng chưa thấy vấn đề này được giải quyết
rõ ràng, nên để ngỏ vấn đề này cho các nhà thần học!
Trong các tôn-giáo-ngoài-kitô phải
kể đến Hồi giáo[62], Công Đồng
cho rằng “họ giữ đức tin của Abraham; cùng với chúng ta, họ thờ phượng Thiên
Chúa duy nhất, nhân từ, Đấng phán xét loài người trong ngày sau hết” (LG.16).
iii. Một minh
họa
Sau khi đã xét vấn đề mặc khải nơi
các tôn-giáo-ngoài-kitô, chúng ta có thể kết luận: các tôn-giáo-ngoài-kitô có
giá trị cứu độ tùy theo mức độ chúng mở ra với tin mừng đức Yêsu Kitô. Một tôn
giáo càng là một hệ thống chặt chẽ theo kiểu con người, càng khó đón nhận tin
mừng đức Yêsu Kitô, càng có ít giá trị cứu độ, bởi vì ở đó yếu tố con người đã
ngăn cản con người đón nhận mặc khải! Trên nguyên tắc một tôn giáo càng có
nhiều mặc khải, càng dễ đón nhận đức Yêsu như điểm tới của mặc khải.
Nếu được dùng đường biểu diễn để
diễn tả giá trị cứu độ nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô chúng ta sẽ trình bày như ở
hình bên cạnh:
trục tung chỉ giá trị cứu độ;
trục hoành để ghi giá trị mặc khải nơi các tôn giáo theo thứ tự:
·
người sống theo lương
tâm không nhận biết Thiên Chúa,
·
người sống theo lương
tâm và nhận biết Thiên Chúa,
·
các tôn-giáo-ngoài-kitô
như Cao Đài, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Khổng và Lão giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,
·
Kitô giáo và đặc biệt
Công Giáo. Công giáo có giá trị mặc khải nhất (các tôn giáo được xếp trước sau
chỉ có tính cách gợi ý và thí dụ).
Đường
biểu diễn chỉ giá trị cứu độ của các tôn giáo là một nhánh hyperbol nhận giá
trị cứu độ của Kitô giáo công giáo làm đường tiệm cận. Đây chỉ là các diễn tả
biểu trưng.
Với câu trả lời trên về các
tôn-giáo-ngoài-kitô, một cái nhìn mới xuất hiện trong tương quan với các tôn
giáo ngoài-kitô. Một số vấn đề như tự do tôn giáo, đối thoại tôn giáo, truyền
giáo, đức Yêsu Kitô và tương quan giữa Giáo hội công giáo với các
tôn-giáo-ngoài-kitô sẽ được đề cập, nhưng trước hết nói sơ qua về những khó
khăn đã gặp phải trong lập trường tích và tiêu cực về tôn-giáo-ngoài-kitô.
Với các thần học gia chủ trương các
tôn giáo ngoài-kitô đầy dẫy những sai lầm nên không thể là công trình của Thiên
Chúa cũng như không thể nằm trong chương trình của Thiên Chúa được, xin trả lời
tóm tắt:
·
những sai lầm và khuyết
điểm trong các tôn giáo ngoài-kitô không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ con
người và là công trình của con người;
·
các tôn giáo ngoài-kitô
vẫn là phương tiện cứu độ “thông thường”, “cần thiết theo mức độ” cho những
người sống trong tôn giáo đó, khi họ theo tôn giáo đó với ý hướng ngay lành.
Câu
trả lời này, cũng có thể được dùng để trả lời những người cho rằng các tôn giáo
ngoài-kitô là dụng cụ Thiên Chúa dùng để cứu độ con người, nhưng đã không trả
lời được vấn nạn về những sai lầm trong các tôn giáo ngoài-kitô!
Sự kiện có các nhà thần bí cũng như
có những điểm giáo lý tương đồng giữa các tôn-giáo-ngoài-kitô và Kitô giáo cũng
có thể giải thích ổn thỏa với câu trả lời này, vì những điều tốt lành đó đều
đến từ Thiên Chúa- nguồn mọi sự tốt lành.
Một số nhà truyền giáo quan niệm
rằng tất cả những người không được rửa tội đều không được cứu độ, nên vì bác ái
Kitô giáo, họ cố gắng rửa tội cho nhiều người hết sức có thể, ngay cả khi đương
sự không đồng ý! Ngày nay với quan niệm về ơn cứu độ các dân ngoại của Công
Đồng Vatican II, người ta tôn trọng tự do con người hơn, đặc biệt về khía cạnh
tự do tôn giáo.
Theo Công Đồng, con người có quyền
tự do tôn giáo; nghĩa là, con người không bị lệ thuộc vào áp lực cá nhân, đoàn
thể xã hội hay của bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Không ai bị ép buộc
hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương
tâm, dù đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người
khác trong những giới hạn chính đáng (DH.2)[63].
Dù con người có quyền tự do tôn giáo[64]
và cho dù các tôn-giáo-ngoài-kitô cũng là phương tiện cứu rỗi “theo mức độ”,
thì không phải vì đó mà Kitô hữu được lơ là, chểnh mảng việc rao giảng tin mừng
đức Yêsu Kitô cho những người chưa nhận biết Ngài! Mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng
là mệnh lệnh của đức Yêsu, và như vậy không ai có quyền từ chối hoặc trốn
tránh.
Thực sự, tiếng những người rao giảng
tin mừng đức Yêsu Kitô đã vang đến cùng trái đất, nhưng vẫn còn nhiều người
chưa tin nhận đức Yêsu! Để tin vào đức Yêsu Kitô, ngoài việc được nghe rao
giảng, còn cần ơn của Thánh Thần Thiên Chúa.
Giả sử ơn Thánh Thần luôn đủ, thì sự
kiện nhiều người không chấp nhận tin mừng đức Yêsu buộc người ta phải suy xét:
gương
mặt đức Yêsu có được trình bày trung thực khả dĩ có thể chấp nhận không?
hay
gương mặt Ngài đã được tô vẽ theo kiểu riêng khiến không thể chấp nhận được?
Trong
phần tìm hiểu về các tôn-giáo-ngoài-kitô, cùng một Thực Tại Tuyệt Đối được diễn
tả theo những cách khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Vậy để tin mừng
đức Yêsu Kitô được những người trong những nền văn hóa khác nhau dễ chấp nhận,
phải trình bày tin mừng đức Yêsu Kitô theo não trạng và cách suy nghĩ khả dĩ
người ta có thể chấp nhận được!
Hơn nữa, nếu các tôn-giáo-ngoài-kitô
có những yếu tố được mặc khải, thì những người truyền giáo phải khai thác những
điều đó và cho thấy Tin Mừng đức Yêsu không hủy bỏ nhưng làm tôn giáo họ đang
theo nên trọn hảo! Chính vì vậy phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các
tôn-giáo-ngoài-kitô, xem đâu là yếu tố được mặc khải, đâu là yếu tố con người
nơi các tôn giáo đó. Nếu hiểu được não trạng của từng dân tộc và những điều
chân thật nơi tôn giáo họ đang theo, người ta sẽ trình bày Tin Mừng đức Yêsu
sáng sủa và dễ được chấp nhận hơn!
Như vậy, công tác truyền giáo trong
hoàn cảnh hôm nay bao gồm cả công tác “hội nhập văn hóa”! Nhận ra những nét đẹp
kitô giáo nơi các nền văn hoá và tôn-giáo-ngoài-kitô là công việc của các thần
học gia của thế kỷ hiện tại, đây là công việc khó khăn và rộng lớn, đòi sự cộng
tác của nhiều người và không thể hoàn thành một sớm một chiều!
Dù những người sống trong
tôn-giáo-ngoài-kitô không tin đức Yêsu là Đấng mang lại ơn cứu độ cho họ, nhưng
thật sự, ai được cứu rỗi cũng được cứu nhờ đức Yêsu Kitô! Dù người ta biết hay
không biết, đức Yêsu vẫn là điểm tới của những yếu tố tốt lành nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô. Đức Yêsu là đỉnh cao và là Đấng hoàn tất mọi mặc khải, kể
cả những mặc khải xảy ra sau biến cố Yêsu Kitô!
Các tôn-giáo-ngoài-kitô là “phương
tiện cứu độ”, mặc dù chỉ là phương tiện cần thiết theo mức độ, vậy Kitô giáo có
còn là tôn giáo trỗi vượt trên các tôn-giáo-ngoài-kitô không? Và nếu trỗi vượt
thì trổi vượt về phương diện nào?
Đứng trên phương diện nhân loại, nếu
so sánh giữa hai nếp sống của hai người bình thường, một công giáo, và một
ngoại đạo, người ta thấy khó có thể nói ai sống tốt hơn ai! Chính vì nếp sống
của người Kitô hữu không làm cho người ngoại nhận thấy ưu việt tính của Giáo
Hội công giáo nên khi rao giảng Tin Mừng, khi mời gọi họ tin vào đức Yêsu Kitô,
người ta thường gặp câu trả lời: “vào đạo để làm gì? những người công giáo đâu
có sống tốt hơn chúng tôi?”!
Nói trên nguyên tắc, người công giáo
phải sống tốt hơn người ngoại, vì họ lãnh nhận mặc khải trọn vẹn hơn! Kitô hữu
phải sống khác một người ngoại đạo vì họ thấy ý nghĩa cuộc đời, thấy cùng đích
đời họ rõ hơn. Cứ lý mà nói, người công giáo dễ được cứu độ hơn người ngoại, vì
họ theo con đường đúng nhất; nhưng thực tế, mỗi người được cứu độ hay không là
do thái độ sống, cách mỗi người đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong
cuộc sống hàng ngày! Chắc chắn Giáo Hội công giáo trổi vượt trên các tôn giáo
khác, và điều này thể hiện đặc biệt trong nội dung mặc khải. Kitô giáo có những
nét mặc khải đặc thù mà các tôn giáo khác không có!
Những điều
không là mặc khải Kitô giáo
Mặc khải Kitô giáo không là một ngộ
thuyết, một tri thức huyền bí chỉ dành cho một thiểu số người và không liên
quan gì đến lịch sử nhân loại. Mặc khải Kitô giáo cũng không là một sự khải ngộ
đơn thuần của Thần Khí, thông ban trực tiếp những bí mật thần linh trên trời.
Mặc khải Kitô giáo cũng không là một kinh nghiệm không rõ ràng về thần linh:
một sự gặp gỡ khôn tả mà người ta không biết nó làm sao và cũng không biết diễn
tả thế nào! Mặc khải Kitô giáo cũng không là một học thuyết về con người nhằm
bàn về ý nghĩa con người, cuộc hiện hữu và tiến bộ của con người117.
Nét đặc biệt
của mặc khải Kitô giáo
Mặc khải Kitô giáo là mặc khải mang
tính lịch sử, xảy ra trong lịch sử và với những biến cố có lời giải thích. Cuộc
Xuất Hành khỏi Aicập được dân Thiên Chúa xác tín rằng chính Thiên Chúa là người
chủ động trong cuộc ra đi này. Các tiên tri cũng như bao người (nơi các truyền
thống Yaviste, Eloiste, Đệ Nhị Luật, tư tế, ký sự) đã suy tư trên những biến cố
này cũng như bao biến cố trong lịch sử dân Israel và đã nhận ra sự can thiệp
của Thiên Chúa. Mặc khải của Do thái giáo và cũng là của Kitô giáo xảy ra trong
dòng lịch sử kèm theo lời giải thích. Mặc khải này có tiến trình là lời hứa và
sự hoàn tất lời hứa trong lịch sử[65].
Những mặc khải trong các tôn giáo không-kitô, tuy cũng xảy ra cho một người nào
đó trong dòng lịch sử, nhưng không phải là những biến cố xảy ra nơi lịch sử của
một dân tộc và có thể kiểm chứng lịch sử này qua khoa học. Có thể nói, mặc khải
Kitô giáo khởi đầu với mặc khải phổ quát, nhưng với Abrahm, Thiên Chúa đã can
thiệp đặc biệt và trực tiếp hơn để chuẩn bị cho cuộc tỏ hiện trọn vẹn của Ngài
nơi Đức Yêsu Kitô.
Mặc khải của Do Thái giáo chưa hoàn
toàn là mặc khải của Kitô giáo. Mặc khải Kitô giáo trổi vượt nhờ biến cố Yêsu
Kitô. Nơi Đức Yêsu Kitô, Thiên Chúa mặc khải trọn vẹn cho con người. Đức Yêsu
vừa là mầu nhiệm mặc khải, vừa là mầu nhiệm được mặc khải. Ngài vừa là người
mặc khải, vừa là đối tượng mặc khải. Không có một tôn giáo nào mà người sáng
lập coi mình là đối tượng đức tin như Kitô giáo. Nơi Kitô giáo, gặp gỡ Đức Yêsu
là gặp gỡ chính Thiên Chúa:
“ai
thấy Thầy là thấy Cha” (Ga. 14, 9)
“Thầy
là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga. 14, 6).
Đức
Yêsu không chỉ là người sáng lập tôn giáo, nhưng Ngài là chính lịch sử và tuyệt
đối trong lịch sử[66].
Mặc khải Kitô giáo với Đức Yêsu
Nazarét là điểm độc đáo trổi vượt trên tất cả các mặc khải khác, dù đó là mặc
khải gì đi nữa và trong bất cứ tôn giáo nào. Mặc khải là việc Thiên Chúa đi vào
dòng lịch sử con người; nhưng với biến cố Đức Yêsu Kitô, Thiên Chúa đã đi vào
lịch sử con người, bằng cách mang lấy thân xác con người: Thiên Chúa là người, và
người này là Thiên Chúa. Đức Kitô là sự hiển lộ tột đỉnh của Thiên Chúa[67].
Mặc khải Kitô giáo là nhiệm cục cứu
độ con người, được chính Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện. Ngôi Cha khai sáng, ngôi
Con thực hiện, và Thánh Thần nội tâm hoá, hiện thực hoá và bảo đảm cho mặc khải
này được giải thích cách trung thành. Nhiệm cục này được chuẩn bị bằng lời hứa,
giao ước, lề luật, đền thờ cũng như bằng biến cố xuất hành, vào đất hứa, v.v.;
nhưng đặc biệt với các sấm ngôn của tiên tri, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho biến cố
đức Yêsu Kitô là chóp đỉnh mặc khải. Tất cả mặc khải trong Cựu Ước của Do Thái
đã được biến cố Yêsu Kitô vượt qua, làm nên trọn121.
Việc bảo toàn mặc khải
qua những đặc ân linh ứng, lưu truyền mặc khải, giải thích mạc khải. Đây là công
trình của Thánh Thần Thiên Chúa chứ tự sức con người không làm nổi!
Nhờ đặc ân linh ứng, lời con người
trở thành Lời Thiên Chúa; và nhờ đặc ân không thể sai lầm được ban cho huấn
quyền trong Giáo Hội, lời Thiên Chúa được giải thích trung thành!122. Với đặc điểm này của mặc khải Kitô
giáo, có thể nói, sở dĩ tôn-giáo-ngoài-kitô có những sai lầm là vì nó không
được ban những đặc ân này.
Các tôn-giáo-ngoài-kitô cũng chứa
đựng những yếu tố mặc khải. Câu khẳng định này không đưa đến một thái độ lừng
khừng, coi tôn giáo nào cũng tốt như nhau; trái lại niềm xác tín tính ưu việt
của mặc khải Kitô giáo và Giáo Hội công giáo, giúp kitô-hữu can đảm và mạnh dạn
đối thoại với các tôn-giáo-ngoài-kitô, nhằm tìm ra đâu là chân lý và giúp mọi
người nhận ra Thiên Chúa trong sự viên mãn của Ngài. Khi xác tín mặc khải Kitô
giáo đã được thể hiện nơi đức Yêsu Kitô, kitô-hữu không được tự mãn cho rằng
mình đã khám phá trọn vẹn những gì Thiên Chúa bày tỏ nơi Con Một Ngài, nhưng
phải khiêm nhượng ý thức, Thần Khí Thiên Chúa có thể hoạt động nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô và cách nhìn của những dân tộc này có thể giúp khám phá
những phong phú của mặc khải đức Yêsu hơn. Khi nhận ra các tôn-giáo-ngoài-kitô
sở hữu những yếu tố mặc khải, kitô-hữu tìm thấy ý nghĩa của việc đối thoại với
các anh em sống trong tôn-giáo-ngoài-kitô hơn, và giúp đối thoại trong niềm hy
vọng và tin tưởng lẫn nhau hơn!
Chúng ta đã tìm hiểu giá trị cứu độ
nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô bằng cách duyệt qua những lập trường khác nhau
trong dòng lịch sử, sau đó tìm hiểu vấn đề mặc khải nơi các
tôn-giáo-ngoài-kitô; chính yếu tố mặc khải nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô đã giúp
nhận ra giá trị cứu độ của các tôn-giáo-ngoài-kitô; nhưng không phải tất cả các
tôn giáo đều chứa đựng những yếu tố mặc khải như nhau, vì nơi tôn-giáo-ngoài-kitô
người ta cũng nhận ra những yếu tố nhân loại! Chính những yếu tố con người này
đã ngăn cản người ta đón nhận Tin Mừng đức Yêsu Kitô, và nó là nguồn gốc những
sai lầm!
Các tôn-giáo-ngoài-kitô có những yếu
tố mặc khải không đồng nhau, nên giá trị cứu độ của mỗi tôn giáo cũng khác
nhau. Nhiệm vụ của chúng ta trong tương lai là làm sáng “mặc khải trọn vẹn nơi
đức Yêsu” bằng cách tìm ra những giá trị mặc khải nơi các tôn-giáo-ngoài-kitô,
và khi làm được như vậy, sẽ giúp có nhiều người trong các tôn-giáo-ngoài-kitô
tin nhận đức Yêsu hơn!
AD MAIOREM DEI GLORIAM
Y.
CONGAR, Vaste monde ma paroisse, TÉMOIGNAGE CHRÉTIEN 1968, FV. 27
F.
CAYRÉ, Précis de Patrologie, t. I, PARIS 1927
E.
CONZE, Buddhism its essence and development, OXFORT 1951
bản
dịch của NGUYỄN HỮU HIỆU, Tinh Hoa và sự phát triển của Đạo Phật, VẠN HẠNH 1969
E.
CORNÉLIS, Valeurs chrétiennes des religions non chrétiennes, CERF 1965
J-A.
CUTTAT, Expérience chrétienne et spiritualité orientale, DDB 1967- FV. 56
J.
DANIÉLOU, Dieu et nous, PARIS 1965
J.
DANIÉLOU, Holy pagans of the Old Testament, 1957
H.
DE LUBAC, Dieu se dit dans l’histoire, CERF 1974
P.
DE SURGY, Les grandes étapes du mystère du salut, OUVRIÈRE 1969
J.
DOURNES, trong UNAM SANCTAM 61, pp. 84ss
A.
DREXEL, Ngôi Lời Nhập Thể, GHHV- không ngày (cours ronéotypé)
ĐẠI
HỌC, bản dịch của PHẠM NGỌC KHUÊ, xb. BGD.1967
M.
ÉLIADE, Le sacré et le profane, NRF-GALLIMARD 1965
M.
HEINRICHS, Théologie catholique et pensée asiatique, CASTERMAN 1965
KINH
PHÁP CÚ, bản dịch của THÍCH TRÍ ĐỨC, xb. PHẬT HỌC VIỆN TRUNG THẦN- CHỢ LỚN 1959
KINH
THƯ, bản dịch của THẨM QUỲNH, BGD xuất bản
H.
KRAEMER, Religion and Christian Faith, LONDERS 1956
R.
LATOURELLE, Théologie de la Révélation, DDB. 1966
R.
LATOURELLE, La spécificité de la révélation chrétiennes,
trong STUDIA MISSIONALIA, vol. 20 (1971)-GREGORIANA-ROMA 1971
J.
MASSON, Valeurs religieuses de l’Hindouisme,
trong UNAM SANCTAM 61, pp.161ss
M.T.
NÀRADA, Buddha and his teachings,
bản dịch của PHẠM KIM KHÁNH, Đức Phật và Phật Pháp, SAIGON 1971
R.
PANIKKAR, Le mystère du culte dans l’Hindouisme et le Christianisme, CERF 1970
G.
PARRINDER, Revelation in others Scriptures,
trong STUDIA MISSIONALIA, vol.20 GREGORIANA-ROMA 1971
HOÀNG
SỸ QÚY, Triết sử Ấn Độ, tập I, HGVD-SAIGON không ngày
K.
RAHNER, Visions and Prophecies, HERDER-FREIBURG 1963, Coll. QUESTIONES
DISPUTATAE 10
H.
R. SCHLETTE, Towards a Theology of Religions, LONDON 1966, Coll. QUESTIONES
DISPUTATAE 14
TRƯƠNG
VĨNH THÀNH, Pháp Chính Truyền,
La constitution religieuse du Caodaisme, DERVY 1953
G.
THILS, Propos et Problèmes de la théologie des religions non chrétiennes,
CASTERMAN 1966
TRUNG
DUNG, bản dịch của TẠ THANH BẠCH, xb. KHAI TRÍ 1960
J-H.
WALGRAVE, Un salut aux dimensions du monde, CERF 1970
[1]J. H. WALGRAVE, Un salut aux dimensions du monde, CERF 1970, p. 171
[2]N. JUNG, art. “Révélation”, DICT. THÉOL. CATH., t. 13, c. 2586 trích bởi G. THILS, op. cit., p. 84
[3]K. BARTH, Dogmatique, vol. II, t. 2 Gottes Offenbarung als Aufhebung der Religion trích bởi G. THILS, op. cit., p. 46
[4]L. S. THORNTON, Revelation in the modern world, OXFORD UNIV. PRESS 1950, pp. 60. 194 trích bởi G. PARRINDER, Revelation in other Scriptures, trong STUDIA MISSIONALIA, vol. 20, GREGORIANA-ROMA 1971
[5]G. PARRINDER, ibidem, p. 103
[6]PAUL VI, Ecclesiam suam, n. 72 trích bởi H. DE LUBAC, Dieu se dit dans l’histoire, CERF 1974, p. 29
[7] Révélation primitive
[8]G. THILS, op. cit., p. 100
[9]R. LATOURELLE, Théologie de la Révélation, pp. 362-363 cité par G. THILS, op. cit., p. 13
[10]R. LATOURELLE, art. cit., trong STUDIA MISSIONALLA, vol. 20, p. 47
[11]J-H. WALGRAVE, op. cit., p. 171
[12]Ibidem
[13]K. RAHNER, Visions and Prophecies, HERDER-FREIBURG 1963, col. QUESTIONES DISPUTATAE 10, pp. 19-20. 23
[14]Ibidem, p. 24
[15]Ibidem, p. 24-25
[16] Mặc khải riêng tư có tính tiên tri.
[17]Ibidem, p. 27
[18]Ibidem, p. 13
[19]Ibidem, p. 19
[20]Ibidem, p. 23
[21] Khi có tiêu chuẩn khác thì người ta có cách phân chia và có tên gọi khác, chẳng hạn như theo thời gian thì có mặc khải tiên khởi, mặc khải thời Cựu Ước, mặc khải Tân Ước...
[22] TCN: Trước Công Nguyên
[23]E. CORNÉLIS, Valeurs chrétiennes des religions non-chrétiennes, PARIS-CERF 1965, p. 31 trích bởi G. THILS, op. cit, p. 109
[24]A. M. WENSINCK, The muslim Creed, 2nd. édition, CASS-LONDON 1965, p. 189 trích bởi G. PARRINDER, art. cit., STUDIA MISSIONALIA, vol. 20, pp. 101-102
[25]Th. P. VAN BAAREN, Voorstellingen van openbaring, phaenomenologisch beschouwd, UTRECHT 1951 trích bởi J-H WALGRAVE, op. cit., p. 170
[26] mặc khải triết lý và mặc khải huyền nhiệm tiên tri
[27] mặc khải lịch sử với lời giải thích, và mặc khải nơi Yêsu Kitô.
[28] Mặc khải triết lý, được các giáo phụ cho là công trình của Logos spermatikos.
St. JUSTIN, Apol. I, 46; II, 10. 13 trích bởi G. THILS, op. cit., pp. 96ss
Cf. R. HOLTE, Logos spermatikos, STUDIA THEOLOGICA 12 (1958), pp. 109-168.
[29] giáo sư tại đại học giáo hoàng Grégoriana ở Roma.
[30] R. LATOURELLE, La spécificité de la révélation chrétienne, trong STUDIA MISSIONALIA, vol. 20, GREGORIANA 1971, p. 69
[31] M. ÉLIADE, Le sacré et le profane, nrf-GALLIMARD 1965, p. 15
[32]É. CORNÉLIS, Valeurs chrétiennes des religions non-chrétiennes, CERF 1965, p. 58
[33]A. HOLPIAU, Pourquoi tant de religions, PARIS 1955, pp. 58ss
cf. M. HEINRICHS, op. cit., pp. 72-73
[34] Người không ưa cho đây là lập trường ba phải, người chấp nhận lại cho đây là lập trường bao dung.
[35] Hữu năng điển trẫm tam lễ. Tam lễ ở đây là tế trời, tế đất, tế bách thần.
KINH THƯ, Thuấn Điển, 23; bản dịch của THẨM QUỲNH, BGD xb, p. 53
[36] Giao Xã chi lễ, sở dĩ sự Thượng Đế giã.
TRUNG DUNG, 19; bản dịch của TẠ THANH BẠCH, KHAI TRÍ SG 1960, p. 43
[37] KINH THƯ; bản dịch của Thẩm Quỳnh, pp. 214-218
Tôi là tiểu tử đã dùng được người có lòng nhân, dám xin kính thưa ý Đấng Thượng Đế để dẹp thời loạn (Vũ Thành 2); Kính theo mệnh trời, nên ta đến phương đông dẹp loạn, để dàn ông, đàn bà, dân gian được vui (Vũ Thành 8).
[38] ĐẠI HỌC; Bản dịch của PHẠM NGỌC KHUÊ, BGD. 1967, pp. 14-16
[39] Làm sao để biết mệnh Trời, ý Trời?
Vua Thành Vương tìm ý Trời bằng cách coi bói rùa: “Ninh Vương di ngã đại quy bảo, thiệu thiên minh tức mệnh viết. . . ” (Vua Ninh Vương- tức Vũ vương- để lại cho ta con rùa to rất quý, dùng để xem mệnh trời, định các việc xấu tốt)
cf. KINH THƯ, Đại các 3, bản dịch của Thẩm Quỳnh, BGD xb, p. 253
[40]cf. J-H. WALGRAVE, op. cit, p. 44
[41]Kena-Upanisad, I, 3 trích bởi HOÀNG SỸ QUÝ, Triết sử Ấn Độ, tập I, HGVD-SG, p. 33
[42]Svetâsvatara-Upanisad III, 9, 19
[43]Brhad Ar. Up., IV, 5, 3-6 trích bởi J. MASSON, Valeurs religieusesse l’Hindouisme, UNAM SANCTAM 61, pp. 16ss
[44]Ibidem, Brhad Ar. Up., I. 3, 28
[45]Kinh pháp cú, c. 276
dịch giả THÍCH TRÍ ĐỨC, Phật Học Viện Trung Phần, CHỢ LỚN 1959
cf. NARADA M. T., Buddha and His teachings, bản dịch của PHẠM KIM KHÁNH, đức Phật và Phật pháp, SG. 1971, p. 291
[46]NARADA M. T., op. cit, pp. 289-290
[47]Ibidem, p. 291
[48]E. CONZE, Buddhism its essence and development, OXFORD 1951
bản dịch của NGUYỄN HỮU HIỆU, Tinh Hoa và sự phát triển của đạo Phật, VẠN HẠNH -SG. 1969, p. 71
[49]Ibidem, p. 77
[50] Trước người ta cho rằng đó là con đường duy nhất để được cứu độ.
Để thấy rõ hơn giá trị tôn giáo của Phật giáo, có thể đọc lại các sách của E. Cornélis và J. Masson, J. Cuttat trong những sách đã trích dẫn trong bài này.
[51]Phối Sư TRƯƠNG VĨNH THÀNH, Pháp Chính Truyền, la constitution religieuse du Caodaisme, DERVY 1953, p. 14
[52]J. DANIÉLOU, Dieu et nous, GRASSET-PARIS 1956, p. 16
[53]cf. G. PARRINDER, Revelation in other Scriptures, trong STUDIA MISSIONALIA vol. 20 (1971), GREGORIANA-ROMA 1971, p. 104
[54] R. LATOURELLE, La spécificité de la Révélation chrétienne, Studia Missionalia, pp. 72-73
[55] Ibidem, p. 73
[56] H. DE LUBAC, Dieu se dit dans l”histoire, CERF 1974, pp. 88-89
[57] Cf. R. C ZAEHNER, At sundry times, LONDORES 1958, p. 184
trích bởi J-H WALGRAVE, op. cit., p. 173
Xem thêm ý kiến của một số thần học gia công giáo họp tại Bambay được J. NEUNER xuất bản với tựa đề Christian Revelation and World Religions, tại LONDON
[58] H. DE LUBAC, Dieu se dit dans l’histoire, CERF 1974, p. 85
[59] Xem thêm ýkiến về các tôn-giáo-ngoài-kitô của P. DE SURGY, Les grandes étapes du mystère du salut, OUVRIÈRES 1969, pp. 201-202
[60] KIRATO NISHIDA, A Study of Good, TOKYO 1960, pp. 212. 216
KIRATO NISHIDA, Intelligibility and the philosophy of nothingness, được dịch và giới thiệu bởi Schinzinger. Trích bởi M. HEINRICHS, op. cit., pp. 27-28
[61] Cf. R. PANIKKAR, Le mystère du culte dans l’Hindouisme et le Christianisme, CERF 1970- COGITATIO FIDEI 53
[62] Cha A. Drexel, giáo sư tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đàlạt, cho rằng: “Hồi giáo công nhận một mặc khải nào đó, và cũng chứa đựng những yếu tố mặc khải, nhưng xét toàn thể, nó không phải là một tôn giáo mặc khải, và phần lớn do con người tạo ra”[62]. Như đã nói, các tôn-giáo-ngoài-kitô có những yếu tố nhân loại và những yếu tố mặc khải, có tôn giáo có nhiều có tôn giáo có ít. Tôn giáo nào có nhiều yếu tố mặc khải thì có nhiều giá trị cứu độ hơn.
[63] Với ánh sáng của nền thần học các tôn-giáo-ngoài-kitô, các nhà truyền giáo có thể an tâm không sợ những người theo tôn-giáo-ngoài-kitô sa hỏa ngục, bởi vì các tôn-giáo-ngoài-kitô cũng là phương tiện cứu độ cho những người sống trong tôn giáo đó!
[64] Nghĩa là được phép và có bổn phận phải tìm kiếm Thiên Chúa và theo tôn giáo nào mình thấy đúng nhất.
117 R. LATOURELLE, La spécificité de la Révélation Chrétienne, STUDIA MISSIONALIA, GREGORIANA- ROMA 1971, p. 42
[65] Ibidem, pp. 48-49
[66] Ibidem, p. 53
[67] Ibidem, pp. 50-51
121 Ibidem, pp. 58. 54
122 Ibidem, p. 55