Home       Thần Học       Dẫn Nhập Thần Học       Mặc Khải       Sẽ Sống Nếu Bạn Tin       
   Các Tôn Giáo Ngoài Kitô       Ân Sủng Và Biểu Tượng       Thiên Chúa Ba Ngôi

 

 

 

 


 

GIUSE PHẠM THANH LIÊM, S.J.

 

 

 

 

  

 

 

THIÊN CHÚA BA NGÔI

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG VIẾT TẮT

 

CCL

Corpus Christianorum, Series Latina, Tournholt 1953ff.

COD

Conciliorum oecumenicorum decreta, ed. J. Alberigo et al., Bologna 1973.

DS

H. Denzinger and A. Schönmetzer (eds.), Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum, Freiburg 331965

GCS

Die griechischen christlichen Schriftsteller der ersten drei Jahrhunderte, Leipzig 1897 ff.

GLCG

Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Tòa Tổng Giám Mục Tp Hồ Chí Minh xuất bản. Tp HCM, 1998.

ND

J. Neuner and J. Dupuis (eds), The Christian Faith in the Doctrinal Documents of the Catholic Church, Staten Island, NY 1982

SC

Sources chrétiennes, Paris 1941ff

 

 


MỤC LỤC

NHỮNG VIẾT TẮT..................................................... 4

MỤC LỤC................................................................. 5

DẪN NHẬP............................................................... 9

I. KHẢ NĂNG BIẾT VÀ DIỄN ĐẠT THIÊN CHÚA............... 13

A. BIẾT THIÊN CHÚA................................... 13

1. Lập trường “không thể biết Thiên Chúa”.... 13

a. Tri thức luận hàm chứa  “không thể biết Thiên Chúa”           13

b. Lập trường “Thiên Chúa không hiện hữu”... 19

2. Lập trường “biết Thiên Chúa”.................. 23

a. Tri thức luận hữu thần.................................. 23

b. Biết “Thiên Chúa hiện hữu”......................... 27

3. Tri thức tự do...................................... 29

a. Tinh thần- hiện hữu tự do............................. 29

b. Hiện hữu tự do.............................................. 31

c. Tinh thần nhập thể........................................ 33

B. TIN LÀ BIẾT........................................... 39

1. Niềm tin nền tảng của khoa học.............. 39

a. Niềm tin phủ nhận tri thức khoa học............ 41

b. Niềm tin nơi người chấp nhận khoa học...... 44

c. Chân lý và khoa học..................................... 45

2. Niềm tin nền tảng của siêu hình.............. 49

a. Niềm tin phủ nhận mọi tri thức siêu hình..... 50

b. Niềm tin phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu..... 51

c. Niềm tin Có Thực Tại Tuyệt Ðối Siêu Việt. 53

C. CHÂN LÝ............................................... 56

1. Chân lý- thuộc tính của phán đoán........... 56

a. Phán đoán là tri thức..................................... 56

b. Biết do lãnh hội bằng trực giác..................... 57

c. Biết do tin..................................................... 58

2. Sự thực............................................. 61

a. Hiện hữu phi ngã.......................................... 61

b. Ngôi vị.......................................................... 62

3. Ngôn ngữ diễn đạt thực tại.................... 62

II. THIÊN CHÚA...................................................... 65

THIÊN CHÚA TỰ HỮU.................................. 65

THIÊN CHÚA TRỌN HẢO.............................. 65

THIÊN CHÚA- ĐẤNG SÁNG TẠO..................... 68

THIÊN CHÚA- ĐẤNG TỐT LÀNH..................... 68

THIÊN CHÚA- ĐẤNG MẶC KHẢI...................... 72

III. THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI DO THÁI GIÁO..................... 74

THIÊN CHÚA- ĐẤNG TUYỂN CHỌN ABRAHAM... 74

Thiên Chúa- Đấng Mời Gọi......................... 74

Thiên Chúa- Đấng Luôn Lập Lại Lời Hứa....... 75

Thiên Chúa- Đấng Đối Xử Thân Tình Với Abraham     75

Thiên Chúa- Đấng Đòi Hỏi......................... 76

Thiên Chúa- Đấng Ở Với Các Tổ Phụ............ 76

Thiên Chúa Của Abraham, Isaac, và Giacóp... 77

THIÊN CHÚA- ĐẤNG GIẢI PHÓNG DÂN............ 79

Thiên Chúa Can Thiệp Vào Dòng Lịch Sử Do Thái       79

Thiên Chúa- Đấng Cảm Thương.................. 79

Thiên Chúa- Đấng Giải Phóng..................... 79

Thiên Chúa- Đấng Ban Thập Giới................ 80

Thiên Chúa- Đấng Yêu Thương và Nói Qua Trung Gian         81

THIÊN CHÚA- ĐẤNG THÀNH TÍN.................... 81

Thiên Chúa Ở Với Các Thẩm Phán............... 82

Thiên Chúa Hành Động Qua Các Thẩm Phán. 82

THIÊN CHÚA NHƯ CHA NHƯ ME.................... 84

THIÊN CHÚA- ĐẤNG LÀM CHO SỐNG.............. 84

THIÊN CHÚA- NGUỒN KHÔN NGOAN.............. 85

IV.NIỀM TIN “CHA-CON-THÁNH THẦN” NHƯ DỮ KIỆN..... 88

A. NIỀM TIN “ĐỨC GIÊSU KITÔ NGỰ BÊN HỮU THIÊN CHÚA”   89

1. Đức Giêsu- Người Nazarét...................... 89

2. Đức Giêsu Phục Sinh- Lên Trời Ngự Bên Hữu Thiên Chúa   90

B. THÁNH THẦN- ĐẤNG TRỢ GIÚP................. 91

C. NIỀM TIN “CHA- CON- THÁNH THẦN”.......... 93

1. Trong bản văn Tân Ước......................... 94

a. Phụng Tự Phép Rửa...................................... 94

b. Vinh Tụng Ca............................................... 94

cLời Cầu Nguyện............................................ 96

2. Trong các chứng từ khác....................... 96

a. Phụng Vụ Phép Rửa...................................... 97

b. Phụng Vụ Thánh Thể.................................... 99

V. SUY TƯ GIẢI THÍCH VỀ THIÊN CHÚA...................... 100

A. NGƯỜI THEO NGỘ THUYẾT..................... 101

B. NHẤT CHỦ THUYẾT............................... 103

1. Hình Thái Thuyết................................ 103

2. Hạ Phục Thuyết................................. 103

C. THIÊN CHÚA BA NGÔI............................ 104

VI. SỰ THẬT TỎA SÁNG.......................................... 107

A. GIẢI THÍCH KINH THÁNH........................ 108

1. Hạ Phục Thuyết của Arius..................... 109

2. Công đồng giải thích Kinh Thánh............ 111

3. Vấn đề đặt lại do ngôn ngữ hàm hồ........ 113

B. CÙNG MỘT ĐỨC TIN DÙ KHÁC TỪ NGỮ..... 114

C. FIDES QUAERENS INTELLECTUM.............. 117

a. Biệt gán....................................................... 117

b. Tương tại.................................................... 118

c. Phải chăng có số đếm nơi Thiên Chúa....... 120

d. Thiên Chúa là tất cả Ba Ngôi (Augustine). 120

e. Ngôi vị là tương quan bản thể (Thomas Aquinas)      128

f. Filioque....................................................... 131

VII. THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU................................. 141

A. THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU...................... 141

1. Ad Intra: Nên Một Với Nhau.................. 141

2. Ad Extra: Yêu Thương Con Người........... 145

Thương cảm lắng nghe tiếng kêu cầu............. 145

Tha thứ............................................................ 145

Gần gũi và săn sóc.......................................... 147

Dạy dỗ............................................................ 148

Mời gọi nên thánh........................................... 149

B. THIÊN CHÚA LÀ CHA.............................. 149

Đấng tạo thành................................................ 150

Đấng tốt lành.................................................. 151

Nguồn hy vọng............................................... 153

Cha của Đức Giêsu Kitô................................. 154

C. THIÊN CHÚA LÀ CON............................. 155

1. Anh Em Bảo Thầy Là Ai........................ 157

Đấng luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa....... 157

Ngang hàng với Thiên Chúa........................... 159

Hiện hữu trước khi được sinh ra..................... 160

2. Đấng Mặc Khải Thiên Chúa................... 161

Đức Giêsu  yêu thương con người vô cùng.... 161

Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng... 162

D. THIÊN CHÚA LÀ THÁNH THẦN................. 163

Quà tặng của Thiên Chúa............................... 163

Đấng làm sống................................................ 165

Đấng thánh hóa............................................... 166

E. MỘT THIÊN CHÚA BA NGÔI VỊ................. 167

Ba Ngôi Vị Một Thiên Chúa.......................... 167

Nên một với Thiên Chúa................................ 169

Ba Ngôi Thiên Chúa là mẫu........................... 171

CÂU HỎI TRAO ĐỔI............................................... 173

THƯ MỤC............................................................. 176

 

 


 

 

 

 

DẪN NHẬP

Giáo trình Thiên Chúa Ba Ngôi này được trình bày như kinh nghiệm một Kitô hữu truy tìm đức tin vào Thiên Chúa. Đức tin một tín hữu có là đức tin họ đã lãnh nhận từ những con người, từ Giáo Hội mà họ và những người thân yêu thuộc về.

Người Việt Nam đầu tiên tin nhận Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, là nhờ có các nhà truyền giáo đến rao giảng. Đức tin mà những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam cũng do cha ông nhà truyền giáo đó truyền lại. Nếu đi lần lên cội nguồn, người ta bắt gặp đức tin của Hội Thánh sơ khai, của các tín hữu đầu tiên là các tông đồ.

Tài liệu cổ mà con người ngày nay có được diễn tả đức tin của Kitô hữu sơ khai là bộ Kinh Thánh gồm cả Cựu lẫn Tân ước. Trong giáo trình này, những sách kể trên nhiều khi được dùng như những tài liệu cổ cung cấp cho người thời nay những chứng từ ghi nhận niềm tin của các tín hữu sơ khai.

Niềm tin của các tín hữu vào Đức Giêsu như một Thiên Chúa, là một dữ kiện. Làm sao để giải thích! Những tín hữu trí thức lý giải làm sao niềm tin này có thể dung hợp với đức tin sẵn có của họ. Nếu Đức Giêsu và Thánh Thần là Thiên Chúa, phải chăng là có ba Thiên Chúa? Điều này không thể chấp nhận được vì trái với đức tin của mọi tín hữu Kitô, và trái với đức tin của chính Đức Giêsu: “nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa, Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, là Thiên Chúa của anh em, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi” (Đnl.6, 4). Kitô hữu tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng đồng thời phải bảo vệ niềm tin “Thiên Chúa duy nhất” của mọi tín hữu, và của chính Đức Giêsu.

Để bảo vệ niềm tin độc thần, một số người cho rằng Đức Giêsu chỉ là một dạng khác của chính Thiên Chúa. Thiên Chúa khi là Thiên Chúa sâu thẳm khôn dò trong Cựu Ước, khi là Đức Giêsu trong dòng lịch sử. Thiên Chúa lúc là Cha, lúc là Con. Những người chủ trương như vậy, bị các nhà thần học chính thống sau này đặt cho một cái tên “hình thái thuyết” (modalism). Nghĩa là, Thiên Chúa mặc những hình thái khác nhau tuy rằng cùng một thực tại.

Cũng để bảo vệ niềm tin độc thần, một số Kitô hữu khác cho rằng tuy dù gọi Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài là Thiên Chúa hạng hai. Ngài kém Thiên Chúa “thật” tuy dù Ngài được sinh ra trước thời gian, Ngài được nhận là Con Thiên Chúa theo nghĩa rất đặc biệt. Dựa vào Kinh Thánh (Ga 14, 28), họ cho rằng chính Đức Giêsu cũng khẳng định điều này. Đây là chủ trương của Arius và những người theo lập trường của ông. Lý thuyết này được các thần học gia chính thống gọi là “hạ phục thuyết” (subordinationism).

Lập trường của Arius rất khó bắt bẻ vì ông nhận tất cả những danh xưng của Kitô hữu sơ khai nói về Đức Giêsu. Ông chỉ giải thích Đức Giêsu như một Thiên Chúa kém hơn Thiên Chúa Cha thôi. Công đồng chung đã được triệu tập để giúp các Kitô hữu hiểu đúng về niềm tin của mình. Lối giải thích của Arius khác với niềm tin truyền thống của các Kitô hữu trước đó.

Thiên Chúa là Cha, Con, và Thánh Thần. Thiên Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi Vị. Con và Thánh Thần đồng bản tính với Cha. Đó là diễn tả về Thiên Chúa, là đức tin tông truyền của Kitô hữu mọi thời đại.

Giáo trình này gồm bảy phần. Phần thứ nhất như một dẫn nhập căn bản để nói về Thiên Chúa, phần thứ hai về Thiên Chúa như lý trí nhận biết qua thiên nhiên, phần ba về Thiên Chúa đối với người theo Do Thái giáo, phần thứ tư ghi nhận niềm tin “Cha, Con, và Thánh Thần” như dữ kiện, phần năm những giải thích về niềm tin “Cha, Con, và Thánh Thần” này, phần sáu sự thật được làm sáng tỏ, và phần bảy một suy tư tổng hợp.

 


 

I. KHẢ NĂNG BIẾT VÀ DIỄN ĐẠT THIÊN CHÚA

A. BIẾT THIÊN CHÚA

Ai cũng phải nhận rằng nếu thực sự Thiên Chúa hiện hữu, mà con người phủ nhận, cho rằng Ngài không hiện hữu, thì Ngài vẫn hiện hữu. Nói cách khác, nếu Thiên Chúa hiện hữu thì Ngài hiện hữu khách quan không tùy thuộc con người[1].

1. Lập trường “không thể biết Thiên Chúa”

Nếu thực sự Thiên Chúa hiện hữu và con người biết Ngài hiện hữu, thì điều này hàm chứa con người có khả năng biết Thiên Chúa. Nói cách khác, nếu minh chứng được Thiên Chúa hiện hữu thực sự, là chứng minh được "con ngưới có khả năng biết Thiên Chúa".

a. Tri thức luận hàm chứa  “không thể biết Thiên Chúa”

"Thiên Chúa hiện hữu", điều này không được tất cả mọi người chấp nhận. Lược sơ qua lịch sử tư tưởng, người ta ghi nhận có những lập trường khác biệt.

i. Gongias (483-375)

Gorgias chủ trương "không có gì cả", vì hư vô và hữu thể đều không thể là những dữ kiện cho cảm giác được; giả như có gì đi nữa, người ta cũng không thể biết được; giả như có biết được gì đi nữa, người ta cũng không thể diễn tả chúng nổi[2].

Như vậy Gorgias phủ nhận tri thức ngoài tri thức giác quan; phủ nhận tương quan giữa hữu thể, phủ nhận tương quan giữa lý trí và vạn sự vạn vật, giữa ngôn ngữ và hữu thể.

ii. Chủ thuyết hoài nghi

Những người theo chủ thuyết hoài nghi chấp nhận có sự chắc chắn chủ quan, nhưng họ cho rằng không thể chứng minh giá trị khách quan của phán đoán, và như vậy không thể có sự chắc chắn tuyệt đối rằng một phán đoán là đúng[3].

Agrippa tóm luận lý của những người theo thuyết hoài nghi bằng năm mệnh đề như sau:

·         Nếu một người theo thuyết giáo điều khẳng định một điều, thì luôn luôn người khác có thể phủ nhận nó (mâu thuẫn);

·         Nếu người ta muốn chứng minh nó bằng một nguyên tắc khác, thì người khác có thể phủ nhận nguyên tắc này, và cứ như vậy (diễn tiến đến vô cùng);

·         Nếu người ta cho rằng một trong những nguyên tắc này là hiển nhiên không cần chứng minh, như vậy nguyên tắc đó chỉ có vẻ chân thực thôi, nếu không thì phải chứng minh (tính tương đối);

·         Nếu người ta từ chối chứng minh nó, thì nguyên tắc đó chỉ là một giả thiết có thể được tranh cãi;

·         Nếu người ta muốn chứng minh nguyên tắc đó, thì phải có một tiêu chuẩn để chứng minh nó, và người ta lại phủ nhận tiêu chuẩn này. Như vậy lại trở lại như khởi đầu[4].

Chủ thuyết hoài nghi không chấp nhận cái gì là thật, không chấp nhận một tiêu chuẩn nào để phán đoán.

Không thể chấp nhận nguyên tắc của những người theo thuyết hoài nghi. Ðể phản bác thuyết hoài nghi, thánh Augustin đã cố gắng chứng minh một chân lý, để qua đó chứng minh thuyết hoài nghi là sai lầm. Chứng minh của thánh nhân như sau: "Tôi sai lầm, vậy tôi hiện hữu". Sau này Descartes cũng làm tương tự: "Tôi suy tư, vậy tôi hiện hữu"[5]. Nói cho cùng, những người theo chủ thuyết hoài nghi vẫn không chấp nhận lập luận của thánh Augustine và của Descartes, vì họ đâu có chấp nhận sự kiện "tôi sai lầm" hoặc "tôi suy tư" như một sự kiện khách quan có thể chứng minh được. Họ hồ nghi cả sự kiện đó!

Những người theo chủ thuyết hoài nghi khi đứng trên quan điểm này, khi đứng trên quan điểm khác để phê bình. Ðây là những người đòi người khác phải dùng lý luận, còn chính họ lại không bao giờ chấp nhận tiêu chuẩn nền tảng để lý luận của người khác! Ðây là lập luận và yêu sách không nghiêm chỉnh. Ðối với họ, không có tri thức chắc chắn chân thực, cao nhất là có phần chắc (probable) đúng.

iii. Quan điểm của Kant

Kant (1724-1804) bị đánh động mạnh về sự kiện:

·         các khoa học tự nhiên tiến bộ rất nhiều còn khoa siêu hình lại dẫm chân tại chỗ,

·         hơn nữa trong khoa siêu hình, có nhiều lập trường mâu thuẫn nhau! Tại sao?

Trong tác phẩm "phê bình lý trí thuần túy", Kant đã khẳng định "lý trí thuần túy không thể bàn về vấn đề siêu hình", nói cách khác "lãnh vực siêu hình vượt ngoài khả năng của lý trí thuần túy". Lý trí thuần túy đã được sử dụng trong lãnh vực ngoài khả năng của nó.

Khi phân biệt phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp, Kant đã thực hiện theo mẫu một quan niệm khoa học tự nhiên, và mặc nhiên loại trừ quan niệm khoa học hiểu như hệ thống chân lý được suy diễn từ chân lý hiển nhiên (kiểu Aristote). Khi tách biệt đối tượng hiện tượng (objet phénoménal) và đối tượng tự thân (objet réel, noumène), Kant đã cắt đứt tương quan giữa tự thân (noumène) và hiện tượng (phénomène), giữa sự vật và siêu hình. Sự phân biệt này cũng nằm trong chọn lựa và giải quyết của Kant: lãnh vực siêu hình không nằm trong khả năng của lý trí thuần túy[6].

Lý trí thuần tuý không thể biết đối tượng tự thân (noumène) nhưng chỉ biết đối tượng hiện tượng, tức đối tượng "cho chúng ta"[7]. Ðối tượng tự thân là thực tại hiện hữu hiển nhiên phải giả sử khi chấp nhận tri thức khoa học tự nhiên[8].

Thiên Chúa, linh hồn bất tử, tự do là những thực tại phải được chấp nhận vì hiện hữu mệnh lệnh tuyệt đối "làm lành lánh dữ", "phải làm điều này mà không được làm điều kia". Nói cách khác, không thể chứng minh bằng lý trí thuần túy sự hiện hữu của Thiên Chúa, linh hồn bất tử, con người tự do. Những điều này, được đề nghị chấp nhận không phải vì chúng được chứng minh bởi lý trí thuần lý, nhưng vì nếu không chấp nhận thì không thể lý giải nổi tại sao lại có mệnh lệnh tuyệt đối luân lý kia.

Nhận xét và phê bình:

Theo Kant, lý trí thuần túy không thể khẳng định cách có giá trị, sự hiện hữu của Thiên Chúa, sự tự do, linh hồn bất tử, và những thực tại siêu hình khác; vì khi làm như vậy, nó đã làm điều vượt ra ngoài khả năng của nó.

Với Kant, lương tâm chứ không phải mặc khải, mới thực sự là tiếng nói của Thiên Chúa trong chúng ta. Mặc khải, Ðức Giêsu, và Giáo hội không thực sự cần thiết. Kitô giáo được giản trừ thành tôn giáo dạy cách cư xử tốt; Ðức Giêsu là người mẫu vì Ngài là người thành toàn về luân lý và có tâm hồn đặt nơi Thiên Chúa[9].

Tiên đề của Kant hủy hoại siêu hình, cắt đứt tương quan giữa hữu thể hiện tượng và hữu thể siêu hình.

iv. Chủ thuyết bất khả tri

Theo một nghĩa rộng, người ta dùng từ ngữ "bất khả tri”[10] để chỉ những trường phái chủ trương không thể biết đối tượng ngoài tầm giác quan[11]. Bất khả tri là một hình thái đặc thù của thuyết hoài nghi. Thuyết hoài nghi nghi ngờ mọi khả năng tri thức, còn thuyết bất khả tri cho rằng không thể có tri thức ngoài tầm của giác quan, và như vậy nó phủ nhận siêu hình như một khoa học, và cho rằng không thể biết Thiên Chúa. Thường thường bất khả tri là lập trường của các nhà duy thực nghiệm, duy nghiệm[12].

Thần học công giáo phủ nhận và bài bác mọi hình thái bất khả tri, thần học công giáo không những chỉ phủ nhận chủ trương cho rằng con người không thể biết những thực tại ngoài tầm với của giác quan, mà còn phủ nhận cả chủ trương cho rằng tuy con người có thể biết Thiên Chúa nhưng không thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài bằng lý trí qua những thực tại hữu hình[13].

b. Lập trường “Thiên Chúa không hiện hữu”

Một số người cho rằng Thiên Chúa không hiện hữu, như Feuerbach, K. Marx, A. Camus, J-P. Sartre...!

i. Chỉ có ý niệm Thiên Chúa

Những người phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu không hề phủ nhận ý niệm "Thiên Chúa". Khi phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu, là hàm chứa khẳng định có ý niệm Thiên Chúa nơi họ và nơi những người khác.

Những người phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu cho rằng ý niệm Thiên Chúa không phản ánh thực tại khách quan. Họ cho rằng ý niệm Thiên Chúa là hữu thể của lý trí; Thiên Chúa là ý niệm, là tùy thể chứ không là hữu thể khách quan độc lập với lý trí con người.

Từ "ý niệm" (hữu thể của lý trí) đến thực tại (hữu thể khách quan độc lập với lý trí con người), là cả một đoạn đường dài vô tận! Ý niệm có phản ánh thực tại khách quan không? Ý niệm có là thực tại khách quan không?

·         Những người theo thuyết duy niệm (còn được gọi duy danh ôn hòa, so với duy danh cực đoan[14]) cho rằng có những ý niệm phổ quát trong trí, nhưng những ý niệm này không tương ứng gì với thực tại[15]. Triết gia tiêu biểu là Abébard (1079-1142)[16].

·         Những người theo thuyết duy thực ôn hòa cho rằng những gì ý niệm phổ quát chỉ, có nơi sự vật, có tương quan với thực tại[17].

·         Những người theo thuyết duy thực cực đoan cho rằng ý niệm phổ quát có thực, hiện hữu độc lập với cái cụ thể đặc thù nữa[18].

Hữu thể của lý trí và hữu thể khách quan độc lập với lý trí con người, là hai cấp độ hữu thể khác nhau. Từ "ý niệm" đến "thực tại khách quan" có cả một khoảng cách xa vời!

Với Feuerbach, con người tạo ra Thiên Chúa, vì "Thiên Chúa" là ý niệm của lý trí con người chứ không có "Thiên Chúa hiện hữu như thực tại khách quan".

Với Platon và Descartes, con người có ý niệm Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện hữu đích thực như thực tại khách quan vì ... ý niệm phản ánh thực tại.

Với Ansèlme (1033-1109), ý niệm trọn hảo đòi hỏi hiện hữu, vì bất cứ cái gì dù tốt đến đâu mà chỉ là sản phẩm của trí khôn thì đâu đã là tốt trọn hảo! Vì vậy, ý niệm "Thiên Chúa" hiểu "Thiên Chúa" là thực tại tuyệt đối, tuyệt hảo, tốt trên tất cả sự tốt, nên "Thiên Chúa" phải hiện hữu; nghĩa là ý niệm Thiên Chúa phải phản ánh Thiên Chúa thực tại, vì nếu không, Thiên Chúa không phải là cái tuyệt hảo. Không hiện hữu, thì chưa tốt lắm; cái tuyệt hảo, phải là cái hiện hữu[19].

Hữu thể của lý trí, do lý trí tạo ra trong tương quan với thực tại, đó là những ý niệm. Còn ý niệm "Thiên Chúa"? Nếu ai chấp nhận lập trường quan điểm của Feuerbach, thì vẫn còn câu hỏi "tại sao con người lại có khuynh hướng phóng chiếu như vậy?", phải chăng cơ cấu của lý trí con người là như vậy? phải chăng con người được tạo thành để hướng về Thiên Chúa?

ii. Không có Thiên Chúa

Với Feuerbach, Thiên Chúa chỉ là phóng chiếu của con người; con người phóng chiếu những gì là tốt lành trọn hảo nơi mình lên cái gọi là Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiện hữu khách quan như một thực tại.

K. Marx chủ trương duy vật: từ đời đời đã có vật chất, tinh thần là kết quả của sự biến dịch và chuyển biến từ lượng đến phẩm. Vật chất có mâu thuẫn nội tại, và những mâu thuẫn này là nguyên nhân của sự thay đổi biến dịch, vì thế vật chất không cần nại vào nguyên lý kinh viện "quidquid movetur ab alio movetur"[20].

Albert Camus “chứng minh” Thiên Chúa không hiện hữu bằng sự hiện hữu của sự ác. Thiên Chúa là Ðấng tốt lành và quyền năng vô cùng[21]; thế mà sự ác và đau khổ hiện diện tràn lan trên mặt đất; vậy phải kết luận hoặc Thiên Chúa không toàn năng hoặc Thiên Chúa không tốt lành, và như vậy Thiên Chúa không hiện hữu.

Jean-Paul Sartre cũng chứng minh Thiên Chúa không hiện hữu! Thiên Chúa là Ðấng quyền năng, toàn tri, và quan phòng tất cả; nếu Thiên Chúa toàn tri thì con người đâu còn tự do nữa, mà nếu con người tự do thì Thiên Chúa đâu có toàn tri! Mà thực sự con người có tự do, vậy phải kết luận rằng Thiên Chúa không hiện hữu.

2. Lập trường “biết Thiên Chúa”

Người ta chỉ chứng minh dựa vào một tiêu chuẩn nào đó. Nếu người ta chứng minh được Thiên Chúa hiện hữu, thì Thiên Chúa cũng chỉ thuộc về cùng một bình diện được chứng minh.

Trong giáo trình này, khi tác giả nói “chứng minh” Thiên Chúa hiện hữu, thì phải hiểu đây chỉ là những dấu chỉ, cho thấy Thiên Chúa hiện hữu. Biết Thiên Chúa hiện hữu, điều này thuộc bình diện tin. Tin là hành vi của của cả lý trí lẫn ý chí.

a. Tri thức luận hữu thần

Có nhiều hệ thống triết lý nhằm giải thích vũ trụ vạn vật, và tất cả đều hàm chứa một quan niệm về tri thức. Quan niệm nào đúng? quan niệm nào phản ánh đúng sự thật nhất?

i. Platon

Platon (428-348), là học trò của Socrate; động lực suy tư của Platon chính là cái đã làm Socrate bận tâm.

Socrate đã coi nguồn gốc tội nơi con người là sự ngu dốt, và ông nỗ lực làm cho mọi người hiểu biết; phương châm của Socrate là "hãy biết mình"[22].

Platon và Socrate đều chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng đương thời:

·         "con người là thước đo vạn vật" của Protagoras[23],

·         "tất cả là biến dịch" của Héraclite,

·         "chỉ có hữu thể, ngoài ra không có gì cả" của Parménide[24].

Bận tâm của Platon là làm sao biết đúng để sống tốt[25]! Nếu mỗi người là thước đo vạn vật thì đâu là chân lý khách quan. Ðối với Platon, con người có tri thức là điều tự nhiên không thể chối cãi, vấn đề chính:

·         làm sao giải thích tri thức này,

·         làm sao dung hòa tư tưởng của Héraclite và Parménide.

Tiên đề của Platon là thế giới ý niệm. Con người biết, biết cái tổng quát lẫn cái đặc thù, vì linh hồn con người đã tiền hữu ở thế giới ý niệm; con người biết vì linh hồn nhớ lại những gì đã biết khi ở trên thế giới ý niệm, vì những gì vô thường biến dịch ở thế giới khả giác này đều là phản ánh của thế giới ý niệm thường hằng.

ii. Aristotle- Thomas Aquinas

Khởi từ sự kiện con người có thể biết những đồ vật chung quanh nhờ các giác quan, và qua tri thức giác quan này người ta có tri thức trí tuệ (phản tỉnh và siêu vượt). Khi nói lý trí con người có thể biết các hữu thể, hàm chứa các hữu thể có tương quan hữu cơ với nhau; nghĩa là, con người và các hữu thể có tương quan với nhau; nói chi tiết hơn, giữa lý trí cũng như ngôn ngữ con người có tương quan hữu cơ bền vững với các hữu thể khác.

Nếu phủ nhận tương quan giữa các hữu thể, tức phải phủ nhận tri thức của con người. Không có tương quan hữu thể, thì lý trí không thể biết các sự vật, không thể biết các quy luật chi phối chúng.

Khoa siêu hình nói về điều này bằng phạm trù "hữu thể khả tri" (l'être est intelligible).

Platon cho biết tư tưởng của Parménide: "tư duy và hữu thể là một". "Tự bản chất, hữu thể khả tri và hợp lý"[26].

Aristote cho rằng "cái càng hiện hữu, thì càng thật"[27].

Thánh Thomas Aquinô cũng nói "bất cứ cái gì có thể hiện hữu, thì có thể hiểu được"[28].

Thời kinh viện, người ta nói "Hữu thể, chân lý, thiện hảo, hoán chuyển được lẫn nhau[29]" và "mọi hữu thể đều chân thực[30]".

K. Rahner phát biểu "hữu thể tự bản chất tỏa sáng[31]".

Cái gì có và xảy ra đều có một lý do giải thích thỏa đáng tại sao nó có và xảy đến[32]. Ðiều này được các nhà siêu hình gọi là nguyên lý túc lý.

Hiện hữu, là có thể được tra vấn. Người ta không thể tra vấn cái gì đó mà người ta không thể biết, hoặc không biết chút gì về cái đó[33]. Nếu hữu thể không khả tri thì ta không thể đặt vấn đề khả tri của hữu thể. Mệnh đề "hữu thể bất khả tri" là một mệnh đề mâu thuẫn[34].

Cái mà lý trí tri nhận đầu tiên, là hữu thể[35]. Người ta thường nói: "có cái gì đó", "cái gì hiện hữu". Khi nói như vậy hàm chứa, "hiện hữu" là cái được tri nhận đầu tiên; và "cái gì" (yếu tính), là cái có thể được tra vấn. Hiện hữu, xét như hành vi hiện hữu, là cái mà nhờ đó yếu tính được xác định[36].

Khái niệm chân lý không là khái niệm trực tiếp[37], nhưng là khái niệm phản tỉnh. Ðầu tiên lý trí tri nhận hiện hữu, sau mới tới tính chân thực[38].

Các mệnh đề "ens verum bonum convertuntur", "omne ens est verum", và mệnh đề "hữu thể là tri thể" của K. Rahner, không được hiểu theo nghĩa của thuyết duy tâm với Hegel "hữu thể và tri thể luôn đồng nhất"[39]; nhưng phải được hiểu: hữu thể là tri thể theo mức độ hiện thể sở hữu hữu thể[40]. Hữu thể khả tri theo mức độ hữu thể, theo mức độ hiện thể sở hữu hữu thể, theo mức độ hiện thể có khả năng hiện diện với mình, trở lại trên chính mình[41].

Hiện thể hiện hữu theo những mức độ tham dự hữu thể khác nhau. Mức độ hữu thể khác nhau cũng còn có thể được gọi là tỷ lệ hữu thể, loại suy hữu thể. Sự trở về lại chính mình, hiện diện với mình, là nguyên tắc cấu thành những mức độ hữu thể khác nhau. Một hữu thể càng khả tri càng tham dự vào hữu thể. Mức độ khả tri tỷ lệ với mức độ hữu thể[42].

b. Biết “Thiên Chúa hiện hữu”

Tri thức nhân loại như thường được quan niệm, hàm chứa tất cả hữu thể có một tương quan hữu cơ; vì nếu lý trí, ngôn ngữ và thực tại, không có tương quan hữu thể nào đó, thì con người không thể biết sự vật và cũng không thể diễn tả hoặc thông đạt chúng.

Quan niệm về tri thức giả thiết tri thức về con người. Một cái nhìn đúng đắn và trung thực về con người, sẽ giúp có quan niệm đúng đắn và chân thực về tri thức của con người và về vạn sự vạn vật.

i. Tôi là hiện hữu bất tất

Tôi là một hiện hữu bất tất. Ðó là cái nhìn nền tảng về con người, về nhân học. Tôi không thiết yếu phải có trên đời, giả như không có tôi, cũng có những người khác. "Có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ vẫn không vắng người"!

ii. Ắt phải có hữu thể tất yếu

Nếu "tôi là một hiện hữu bất tất", thì phải có một hiện hữu tất yếu. Nếu không có hữu thể tất yếu, thì đã không có hữu thể bất tất. Bất cứ khi nào khẳng định một hiện hữu bất tất, hàm chứa khẳng định một hiện hữu tất yếu. Nếu khẳng định một hiện hữu bất tất mà không khẳng định một hiện hữu tất yếu, là phủ nhận lý trí, phủ nhận khả năng tri thức của lý trí.

Ở đây bỏ qua chuỗi mắt xích cần thiết tương đối[43] để theo lý luận vượt lên tới hiện hữu tất yếu. Nói rõ hơn, một hiện hữu bất tất hàm chứa hiện hữu tất yếu tuyệt đối.

Một hữu thể bất tất hiện hữu, theo lý luận hàm chứa một hiện hữu tất yếu tuyệt đối. Giả như chứng minh được có nhiều hiện hữu bất tất độc lập với nhau tuyệt đối, hàm chứa có nhiều hiện hữu tất yếu tuyệt đối; nhưng điều này không được chứng minh mà trái lại những hữu thể bất tất đều liên hệ với nhau, vì nếu chúng độc lập với nhau thì lý trí chúng ta đã không thể nhận biết nó[44]. Cứ theo luận lý, có thể có những hiện hữu tất yếu tuyệt đối, nhưng đây chỉ là có thể, không đồng nghĩa với khẳng định "thực có nhiều hiện hữu tất yếu"[45]. Giả như khám phá ra có những hữu thể bất tất độc lập “tuyệt đối” với nhau, thì điều này cũng hàm chứa những hữu thể này không độc lập với nhau tuyệt đối, vì một khi lý trí tri nhận, thì giữa lý trí và hữu thể đó đã có một tương quan hữu cơ nội tại rồi (nếu không thì lý trí đã không nhận ra).

Bởi một hữu thể tất yếu, có thể có nhiều hữu thể bất tất. Những hiện hữu bất tất như con người biết, đều tùy phụ vào nhau; như vậy theo lý luận hàm chứa một hiện hữu tất yếu tuyệt đối. Hiện hữu tất yếu tuyệt đối có thể được gọi bằng nhiều tên như Thiên Chúa, Ðấng tuyệt đối, Ðấng tự hữu...

Với lý trí, con người có thể khẳng định sự hiện hữu của Thiên Chúa như hữu thể tất yếu tuyệt đối; nghĩa là, con người có khả năng tri thức Thiên Chúa.

3. Tri thức tự do

Thiên Chúa là một tên gọi khác của hiện hữu tất yếu tuyệt đối. Hiện hữu tất yếu tuyệt đối là hiện hữu nhờ đó hiện hữu bất tất "tôi" hiện hữu.

a. Tinh thần- hiện hữu tự do

Khi khẳng định tôi là hiện hữu bất tất, hàm chứa khẳng định hiện hữu tất yếu tự do thực hiện hành vi, qua đó hữu thể bất tất hiện hữu. Hiện hữu tất yếu tuyệt đối, thực hiện hành vi để "hữu thể bất tất" hiện hữu hay không, là tự ngài do ngài, tự do ngài. Như vậy, Hiện Hữu Tất Yếu Tuyệt Ðối là Hiện Hữu Tự Do, là Hiện Hữu Tự Do Tuyệt Ðối (nếu không, thì hiện hữu gọi là “bất tất” không còn là bất tất nữa mà là tất yếu, vì không thể không có).

Hiện hữu tự do được gọi là tinh thần. Tinh thần có thể được hiểu như khả năng (tiềm thể) và cũng có thể được hiểu như hiện trạng (hiện thể). Hữu thể tinh thần, xét như khả năng, là hữu thể có thể thực hiện những hành vi để trở thành tinh thần; Hữu thể thực sự là tinh thần khi hữu thể (tinh thần) thực hiện hành vi tự do siêu vượt để hướng lên siêu vượt thể.

i. Tự do

Vật thể[46] không có tự do; chúng tất yếu phải tuân theo các định luật thiên nhiên, và không thể không theo các luật thiên nhiên chi phối chúng. Giác thể[47] cũng không có tự do, vì chúng cũng phải theo những định luật, những bản năng cách tất yếu, chẳng hạn như bản năng sinh tồn, bản năng tính dục...; những hữu thể thuần giác quan[48] không thể cưỡng lại những đòi hỏi của bản năng, chúng tất yếu phải sống và hành động như vậy.

Con người, có tri thức và có tự do làm hay không làm điều này hay điều kia, và có thể không theo những bản năng của con người, chẳng hạn bản năng sinh tồn, khi họ dám hiến mạng sống mình cho người khác, sẵn sàng chết để kẻ khác được sống[49]. Như vậy, chỉ có hữu thể sở hữu tri thức siêu vượt mới là hữu thể tự do.

Hữu thể tự do là hữu thể tri thức chính mình, hữu thể phản tỉnh và siêu vượt[50]. Con vật cũng có tri thức giác quan, nhưng không có tri thức phản tỉnh, tri thức chính mình (phán đoán về chính mình).

ii. Tinh thần

Nếu gọi hiện hữu tự do là tinh thần, thì hiện hữu tất yếu[51] còn được gọi là tinh thần tuyệt đối[52]. Nói cách khác, tinh thần là hiện hữu tự do, có tri thức chính mình- phản tỉnh, trở về với chính mình- và siêu vượt.

Vật thể tuân theo những quy luật tự nhiên cách tất yếu. Cả với những sinh vật sống theo bản năng, nó luôn sống theo bản năng và không thể làm khác vì nó không là hữu thể tự do. Tất cả những hiện hữu này không có tự do, và như vậy người ta có thể biết những gì sẽ xảy ra nơi chúng khi người ta biết các định luật-vật lý hay tâm lý- chi phối chúng.

b. Hiện hữu tự do

Hiện hữu tự do là tinh thần khi thực hiện những hành vi thực sự tự do. Với những hành vi tự do, hiện hữu tinh thần làm nên lịch sử; và làm cho mình là hữu thể tuyệt vời.

i. Hiện hữu tự do làm nên lịch sử

Chuỗi hành động của hữu thể tự do là lịch sử. Với hiện hữu tuyệt đối tự do, không thể lường trước được những hành vi Ngài thực hiện. Ngài hành động rồi con người mới biết. Chẳng hạn không gì buộc Ngài phải tạo dựng vũ trụ hoặc con người, chỉ khi Ngài thực hiện hành vi để những hiện hữu bất tất hiện hữu, con người mới biết Ngài đã thực hiện những điều đó.

Mỗi hành vi tự do của hữu thể tự do, đều tỏ lộ về hữu thể tự do. Hiện hữu tự do, tự bản chất, luôn luôn mới, luôn luôn tạo ra lịch sử[53].

Khi hiện hữu tất yếu tự do tạo dựng hiện hữu "người" như một ngôi vị, hiện hữu tự do tỏ cho thấy hiện hữu tự do là hiện hữu tình yêu[54].

ii. Hiện hữu tự do- mầu nhiệm

Hiện hữu tự do luôn luôn có thể thực hiện một hành vi bất tất mà người ta không thể biết trước được, và như vậy hiện hữu tự do luôn luôn là một mầu nhiệm. Hiện hữu tự do có thể rất "mới[55]" khi thực hiện một hành vi bất tất.

Hiện hữu tất yếu tự do, là hiện hữu luôn luôn mới. Nếu Ngài mặc khải, con người hiểu biết hơn về Ngài, nhưng không bao giờ hiểu trọn vẹn về Ngài, vì Ngài là hiện hữu tự do. Mỗi hành vi của Ngài đều là hành vi mặc khải, và qua đó cho thấy Ngài là hiện hữu tất yếu tự do "mới", trong sáng và tuyệt mỹ hơn trước.

Nếu hiện hữu tất yếu tự do không thực hiện hành vi tạo dựng con người, con người không hiện hữu và không biết về Ngài. Ngài cũng có thể chỉ tạo dựng con người và không tiếp tục mặc khải cho con người, vì Ngài là hiện hữu tuyệt đối tự do. Nói theo ngôn từ của K. Rahner, Thiên Chúa là Ðấng tốt lành và thánh thiện, nhưng điều này không hàm chứa Thiên Chúa phải cứu độ con người[56].

c. Tinh thần nhập thể

Con người không chỉ là giác thể, tức là có tri thức vật thể bằng hành vi hiện hiện nơi tha thể, nhưng con người còn là tinh thần, vì con người có khả năng trở về chính mình (reditio completa in seipsum)[57]. Chính trong thân xác và qua thân xác mà con người là tinh thần. Con người là tinh thần nhập thể[58].

i. Tri thức tự do

Con người, ngoài tri thức giác quan còn có khả năng suy tư trên cái biết giác quan. Chẳng hạn nhìn trái táo rơi, con người có thể suy tư tìm hiểu để khám phá ra định luật chi phối vật thể. 
Ngủ mơ thấy mình là bướm, tỉnh dậy không biết có phải mình là bướm đang mơ?! Lúc đó là mơ hay lúc này mới là mơ, bây giờ là mơ hay thực! (Trang Tử). 
Dầu vậy những tri thức này cũng chỉ nằm ở bình diện sự vật.

Tôi sai lầm, vậy tôi hiện hữu (Augustin). 
Tôi suy tư, vậy tôi hiện hữu (Descartes). 
Cái tuyệt hảo, phải hiện hữu; vì nếu không hiện hữu thì không là tuyệt hảo (Anselme). 
Tôi là hiện hữu bất tất, vậy phải có hiện hữu tất yếu.

Trên đây là những tri thức, nhưng có những tri thức không còn thuộc bình diện vật thể. Những tri thức này khởi từ tri thức vật thể qua giác quan, nhưng đã không dừng lại mà vượt trên bình diện vật thể. Với tri thức này, con người trở thành tinh thần, con người đã qua tri thức giác quan để trở về chính mình, con người không dừng lại nơi sự vật, nhưng vươn lên thực tại siêu vượt. Con người trở thành tinh thần tự do.

Con người có thể chỉ dừng lại nơi sự vật, hoặc con người có thể vươn lên gặp gỡ hiện hữu tất yếu.

Người ta thường nghe nói "con người tự do" và "ý chí tự do," nhưng dường như không nghe nói "tri thức tự do." Người ta thường cho rằng tự do và lý trí không liên hệ với nhau, nhưng thực sự tri thức cũng liên hệ tới tự do vì lý trí cũng bị ảnh hưởng bởi ý chí tự do. Khi nói tri thức tự do, phải hiểu theo văn mạch này[59].

Con người là tinh thần, theo K. Rahner, nghĩa là, con người trong cuộc sống luôn hướng về tuyệt đối, luôn khai mở với Thiên Chúa[60]. Con người là tinh thần nhập thể, nghĩa là, con người hiện diện với mình, trở về với mình qua việc quy về ảnh tượng (phantasma). Con người hiện diện với chính mình qua vật thể chứ không lệ thuộc vật thể[61].

Hữu thể tự do là tinh thần. Tự do, đối với K. Rahner, là vượt trên tri thức giác quan, vượt trên cảm tính. Tự do xét như là khả năng siêu vượt của con người, là một tên gọi khác của tiền dự (anticipation), là khả năng vượt qua tri thức vật thể để hướng về hữu thể tất yếu[62]. Con người khi không dừng lại nơi vật thể, nhưng vươn lên vượt trên vật thể, thì trở nên tinh thần. Trong trường hợp này, tri thức của con người là tri thức tự do. Nếu tri thức của con người chỉ dừng lại nơi vật thể thì tri thức đó không tự do, hay nói đúng hơn, con người đó không tự do “thật.”

Con người là tinh thần xét như con người có khả năng trở về với mình bằng tri thức phản tỉnh, có thể vươn lên khỏi vật thể để hướng tới siêu việt thể. Con người là tinh thần thật sự khi con người qua hành vi cụ thể, không dừng lại nơi vật thể nhưng vươn lên siêu việt thể. Lý trí, một khi không chỉ dừng lại nơi sự vật nhưng vươn lên siêu việt thể, là lý trí tự do.

ii. Ýchí tự do

Ý chí hay ý muốn, là hành vi của hiện hữu mà nếu không có hành vi này, một hữu thể bất tất không thể hiện hữu.

Ý chí là hành vi tự do của hiện hữu, là hành vi tự do của hữu thể tinh thần. Nếu một hữu thể bất tất có thể hiện hữu nhờ một "hiện hữu[63]", hàm chứa "hiện hữu” này tự do. Nghĩa là, hiện hữu này là tinh thần, có trở về chính mình, có tri thức phản tỉnh về chính mình, và siêu vượt.

Ðối với hiện hữu tất yếu tuyệt đối[64], hành vi tri thức và hành vi ý muốn là một; còn đối với tinh thần nhập thể, tức con người, ý muốn đi theo tri thức[65]. Khi nói ý muốn đi theo tri thức, điều này đúng khi tri thức là tri thức tự do, nghĩa là tinh thần nhập thể vượt lên trên tri giác sự vật để hướng tới hiện hữu tuyệt đối. Còn đối với tinh thần "không tự do", tức không hướng tới tuyệt đối, cả lý trí lẫn ý chí đều không tự do, đều dừng lại nơi vật thể.

Ý muốn là hoạt động của tinh thần, là hành vi của hiện hữu sở hữu tri thức tự do. Ý muốn tự do, theo nghĩa siêu hình, là ý muốn đi theo lý trí tự do, tức lý trí vượt qua tri thức vật thể để vươn lên tuyệt đối. Ý muốn không tự do, theo nghĩa siêu hình nhưng vẫn là ý muốn tự do hiểu theo nghĩa tự ý, khi tuân theo lý trí không tự do, tức lý trí chỉ dừng lại nơi vật thể, không vượt lên trên tri thức vật thể.

Một cách bình thường, chúng ta vẫn nói ý chí tự do, vì ý chí là hành vi tự do của tinh thần tự do, thực hiện chính hành vi muốn đó hay không, là tùy nơi hiện hữu tự do này.

Theo Thánh Thomas, ý chí là tham dục trí tuệ tuân theo sự nhận thức của lý trí. Thánh Thomas chia tham dục làm ba cấp độ: vọng dục, nộ dục, và ý chí[66]. Tham dục tự nhiên là khuynh hướng tuân theo mô thể tự nhiên; tham dục cảm giác là khuynh hướng tuân theo mô thể cảm giác; tham dục trí tuệ (trí dục) là khuynh hướng tuân theo mô thể tri thức[67].

Theo Aristote, "tham dục là khuynh hướng hoạt động của mọi hữu thể hướng về thiện hảo của mình". Sở dĩ như vậy, vì "mọi cái hoạt động đều hoạt động hướng về mục đích", và mục đích đây là cái thiện hảo[68].

Theo K. Rahner, thái độ tuyệt đối cần thiết mà hiện hữu bất tất phải có là ý chí[69]. Khởi từ nhận định con người đặt vấn nạn về hữu thể, K. Rahner lý luận: "trong mức độ con người tự vấn về hữu thể, con người khẳng định tính hữu hạn bất tất của mình, và trong mức độ con người phải tra vấn, con người khẳng định cách tất yếu hữu thể bất tất của mình... Ðiều này hàm chứa, đối với hiện hữu hữu hạn bất tất của mình, con người phải có một thái độ; nói cách khác, con người phải có thái độ cần thiết đối với hiện hữu bất tất của mình... Và thái độ tuyệt đối của hiện hữu bất tất này là ý chí"[70].

Thiện hảo là điều mọi hiện hữu nghiêng chiều về, thế nhưng mức độ hiện hữu nơi mỗi hữu thể khác nhau[71], nên cái thiện hảo của mỗi hiện hữu nghiêng chiều về cũng ở những mức độ khác nhau. Vật thể tự nhiên nghiêng chiều theo luật tự nhiên, vật thể giác quan nghiêng chiều về cái thiện hảo của nó theo bản năng, và hiện hữu tinh thần nghiêng chiều về thiện hảo được nhận thức bởi lý trí.

Nơi các hiện hữu không là tinh thần, nghiêng chiều này không thể chống cưỡng được; còn với hiện hữu tinh thần, dù đây là nghiêng chiều tất yếu nhưng là tất yếu theo bản tính được lý trí nhận ra, thì tinh thần vẫn tự do. Nói theo cách vẫn thường được dùng, ý chí tự do. Chẳng hạn nghiêng chiều hướng về hiện hữu tất yếu tuyệt đối, hiện diện nơi mọi hiện hữu bất tất- cụ thể là nơi con người, thế nhưng con người vẫn tự do, con người tự do vươn lên hay ở lại nơi sự vật.

 


 

B. TIN LÀ BIẾT

Phải chăng chỉ có các tín đồ của các tôn giáo và những người bình dân ít học mới tin? Phải chăng những nhà khoa học thực thụ "không tin" gì cả?

Phải chăng khẳng định "không có Thiên Chúa" hữu lý hơn, đúng hơn luận cứ "Thiên Chúa hiện hữu"? Phải chăng tin "không có Thiên Chúa" thì đúng hơn tin "có Thiên Chúa".

Phải chăng các định luật khoa học "đúng hơn" các tín điều ki-tô giáo? Phải chăng các tri thức khoa học hoàn toàn không dựa trên một niềm tin nào đó?

Trong mục này chúng ta sẽ giải đáp những vấn đề trên chỉ dựa vào lý trí và suy luận, và không dựa vào bất cứ uy quyền[72] nào! Ðể làm điều này, chúng ta sẽ chứng minh: tất cả mọi tri thức đều đặt nền trên một niềm tin nào đó. Chúng ta sẽ lần lượt bàn về:

niềm tin nền tảng của khoa học;

niềm tin nền tảng của tri thức siêu hình;

chân lý và sự thực.

 

1. Niềm tin nền tảng của khoa học

Người xưa chủ trương:

·         Biết[73] là tri thức chắc chắn và hiển nhiên về sự vật qua các nguyên nhân của nó[74].

·         Ý kiến là chấp nhận một mệnh đề nhưng có nghi ngại sợ sai[75].

·         Tin là ý kiến được biện luận[76]; tin ở giữa ý kiến và khoa học[77].

Và như vậy đứng trên phương diện chủ quan, sự khác biệt giữa ý kiến, tin và biết, tùy thuộc mức độ hoàn thiện[78].

Ngày nay đa số người vẫn quan niệm như vậy. Người ta coi tri thức khoa học là tri thức đúng[79], và tin là tri thức "không chắc chắn đúng". Bây giờ, vấn đề được đặt lại: cách quan niệm như vậy về khoa học và về tin, cách quan niệm như vậy về tri thức khoa học và tri thức do tin, có hoàn toàn đúng không?

a. Niềm tin phủ nhận tri thức khoa học

i. Lập luận của thuyết hoài nghi

Platon tin rằng, có những chân lý vĩnh cửu mà con người nhớ lại vì linh hồn đã chiêm ngắm chúng ở trên thế giới ý niệm[80].

Aristote tin rằng ý niệm con người có về sự vật, là do lý trí trừu xuất; và như vậy, chân lý là sự tương đồng tương hợp giữa lý trí và sự vật.

Những người theo chủ thuyết hoài nghi không đồng ý kiến với Platon và Aristote, họ hoài nghi. Không phải họ phủ nhận tri thức giác quan hoặc sự chắc chắn chủ quan, nhưng họ hoài nghi những tri thức mà người khác gọi là chân lý hoặc tri thức vĩnh cửu. Họ cho rằng không có sự chắc chắn khách quan tất cả những tri thức mà con người có:

·         bất cứ ai khẳng định điều gì, họ có thể khẳng định ngược lại;

·         nếu một người nại vào một tiêu chuẩn nào đó để chứng minh, họ phủ nhận tiêu chuẩn đó;

·         nếu người đó từ chối chứng minh và coi tiêu chuẩn để chứng minh là hiển nhiên, tiêu chuẩn đó chỉ là ý kiến.

Như vậy, không có sự chắc chắn khách quan nơi mọi tri thức, và không có khoa học[81].

ii. Lập luận phản bác thuyết hoài nghi

Nhằm bài bác chủ thuyết hoài nghi, người ta lập luận: vậy mệnh đề chủ trương "không có sự chắc chắn khách quan nơi tri thức" cũng không có sự chắc chắn khách quan. Những người chủ trương thuyết hoài nghi không phản đối điều này.

Cũng nhằm bài bác chủ thuyết hoài nghi và những người thuộc phái Tân-Hàn-Lâm, thánh Augustin cố gắng chứng minh có sự chắc chắn khách quan bằng lập luận: "tôi sai lầm, vậy tôi hiện hữu".

"Tôi sai lầm, vậy tôi hiện hữu". Như vậy, "tôi hiện hữu" là một chân lý khách quan. Chắc chắn những người theo chủ thuyết hoài nghi sẽ phủ nhận, không coi "tôi hiện hữu" là một tri thức có tính chắc chắn khách quan, vì họ đâu có chấp nhận "tôi sai lầm" là một tri thức có sự chắc chắn khách quan!

iii. Niềm tin của người chủ trương thuyết hoài nghi

Bây giờ chúng ta xem một ví dụ minh giải lập trường của những người theo chủ thuyết hoài nghi. Những người chấp nhận khoa học cho rằng khi ta tung một hòn đá lên không trung, ta thấy hòn đá rơi xuống. Những người tin khoa học cho đó là chân lý chắc chắn và hiển nhiên, nhưng những người theo chủ thuyết hoài nghi không chắc chắn rằng điều đó sẽ xảy ra. Những người theo chủ thuyết hoài nghi không khẳng định rằng hòn đá sẽ không rơi, họ chỉ nói không chắc rằng hòn đá sẽ rơi.

Ở cấp độ thứ nhất, những người chủ trương thuyết hoài nghi không tin chắc gì cả:

hoặc không tin chắc có cái gì thường hằng bất biến, kể cả vật chất hay định luật vĩnh cửu nào chi phối chúng,

hoặc không tin chắc con người có khả năng biết hữu thể cách chắc chắn[82].

Có thể có thực tại vĩnh cửu khách quan nhưng không chắc chắn một cách khách quan rằng có; và giả như có thực tại vĩnh cửu đó thì con người cũng có thể biết, nhưng không chắc chắn rằng cái biết của mình về thực tại đó là đúng. Và như vậy, cách tốt nhất đối với nhưng người theo chủ thuyết hoài nghi là không khẳng định điều gì cách chắc chắn, hoặc không phán đoán gì[83].

Ở cấp độ thứ hai, những người theo chủ thuyết hoài nghi tin rằng con người không có tri thức với sự chắc chắn khách quan[84]. Sở dĩ như vậy vì họ lập luận rằng những gì không chứng minh được thì không chắc chắn đúng cách khách quan.

Với niềm tin như vậy, những người theo chủ thuyết hoài nghi phủ nhận khoa học. Và vì tin rằng con người không thể có tri thức một cách chắc chắn khách quan, nên những người theo chủ thuyết hoài nghi cũng đánh mất sự chắc chắn chủ quan khi tri thức.

b. Niềm tin nơi người chấp nhận khoa học

Khoa học là tập hợp những tri thức khách quan về một chủ đề nào đó. Tất cả những người chấp nhận khoa học đều tin một cách mặc nhiên rằng con người có khả năng biết sự vật.

"Con người có khả năng tri thức sự vật". Ðiều này không chỉ là ý kiến, nhưng còn là điều con người giả thiết, là điều con người tin một cách chắc chắn. Những người chấp nhận khoa học không chỉ cho mệnh đề "con người có khả năng tri thức sự vật" là một tiền đề để có khoa học, nhưng họ tin mệnh đề này đúng trăm phần trăm, đúng tuyệt đối, dù họ không thể chứng minh để những người theo chủ thuyết hoài nghi chấp nhận. Mệnh đề "con người có khả năng tri thức sự vật" là chân lý hiển nhiên đối với những người chấp nhận khoa học.

Niềm tin "con người có khả năng tri thức sự vật" hàm chứa:

·         tin thế giới khách quan hiện hữu thực sự;

·         tin các sự vật liên hệ với nhau theo một luật "tự nhiên" nào đó;

·         tin lý trí con người có khả năng tri thức chúng.

i. Thực tại khách quan hiện hữu

"Ðêm qua ngủ nằm mơ thấy mình là bướm, khi tỉnh dậy tôi không biết mình là người mà nằm mơ mình là bướm, hay thực sự tôi là bướm mà bây giờ đang mơ".

"Tôi hiện hữu" phải chăng là sự thật, là chân lý? Descartes tìm cách chứng minh "tôi hiện hữu" là một chân lý bằng khởi đi từ "tôi suy tư"[85]. Với Descartes, "tôi suy tư" là thực tại, là chân lý hiển nhiên không cần chứng minh, vì đối với ông, con người vẫn có thể sai lầm với cái biết bằng giác quan. Tri giác có thể sai lầm, nhưng những gì lý trí thấy rõ và phân biệt thì không thể sai lầm. Descartes chỉ tin vào lý trí, chính vì thế, người ta coi ông là cha đẻ của chủ thuyết duy lý.

ii. Sự vật có tương quan hữu cơ với nhau

Các sự vật liên hệ với nhau theo một luật lệ nào đó. Các sự vật ở đây hiểu gồm cả con người với lý trí. Ðây là điều những người chấp nhận khoa học phải tin, vì nếu không tin các sự vật liên hệ hữu cơ với nhau theo một định luật nào đó, thì làm sao dám chắc chắn rằng nếu ta tung hòn đá ở lần thứ n+1 hòn đá sẽ rơi xuống, dù ta đã tung nó n lần và nó đã rơi n lần? Chúng ta đã thấy những người chủ trương thuyết hoài nghi không tin điều này.

c. Chân lý và khoa học

Hầu như tất cả chúng ta đều cho rằng con người có khả năng tri thức thực tại. Một số người chủ trương rằng chỉ có khoa học mới cho con người những tri thức đúng đắn. Ðâu là lập trường của chúng ta?

i. Không phải là chân lý

Với hiện tượng quang điện, một số nhà khoa học giải thích ánh sáng là những hạt (thuyết lượng tử); sau một thời gian dài, với hiện tượng giao thoa, các nhà khoa học giải thích ánh sáng là những sóng (thuyết ba động). Với những sự kiện này, liệu người ta có thể đi đến kết luận: phải chăng tri thức khoa học cũng chỉ là những tri thức đúng tương đối thôi? Cũng tương tự như vậy những định luật của thế giới vĩ mô không đúng đối với thế giới vi mô?!

ii. Lại gần sự thật

Chân lý là sự tương hợp giữa lý trí và sự vật. Sống, đối với con người, là tiếp cận thực tại, là tri thức về thực tại. Con người cho đến ngày nay luôn khám phá thấy những điều mới mẻ của thực tại, của hiện thể (étants). Con người khoa học đích thực là con người luôn luôn sẵn sàng mở ra với thực tại hay hiện thể, nghĩa là luôn luôn sẵn sàng để có tri thức về thực tại. Con người với tinh thần khoa học đích thực sẽ không bao giờ loại bỏ những phương cách giúp tiếp cận thực tại và tri thức chúng. Họ sẽ không là người "duy" cái gì cả, chẳng hạn, duy nghiệm, duy thực nghiệm, duy lý, v.v.. Những người mang họ "duy" như chúng ta vừa liệt kê, không là những người có tinh thần khoa học thực sự ; Và những ai bảo vệ dòng họ "duy", cũng không là những người có tinh thần khoa học đích thực, lúc đó họ đã chuyển sang lãnh vực triết lý[86] rồi.

Khoa học gia luôn luôn đặt sự vật hay thực tại làm chuẩn, cũng như những gì con người có về thực tại làm những điểm quy chiếu, hầu giúp tri thức đúng đắn hơn về sự vật. Vì vậy, tri giác được coi là những quy chiếu để nhận ra sự tương hợp giữa lý trí và sự vật. Cũng tương tự như vậy, tính hợp lý cũng là quy chuẩn để nghiệm ra tri thức là chân lý.

Chúng ta nhận thấy nơi những người có tinh thần khoa học, một cố gắng để biết sự vật hay thực tại mỗi ngày một hơn. Họ không cho rằng tri thức của họ về thực tại hay hiện thể như thế là đủ, hoặc không có gì để biết hơn. Chân lý của những người có tinh thần khoa học là sự thực: tri thức của họ về sự vật hay hiện thể càng phong phú, thì họ càng gần sự thực hơn.

iii. Thế nào là tri thức khách quan

Tri thức là phán đoán con người có về sự vật hay hiện hữu. Khoa học là tập hợp những tri thức khách quan về một thực hữu nào đó. Nhưng thế nào là một tri thức khách quan? Nhờ những người chủ trương thuyết hoài nghi mà chúng ta thấy rõ, để chứng minh một tri thức là chân lý khách quan, người ta phải chấp nhận, hay đúng hơn phải tin vào một tri thức nào đó mà người ta tin rằng đó là chân lý, rồi dựa vào đó để chứng minh[87].

Tri thức mà những người chấp nhận khoa học tin rằng tuyệt đối đúng, là: "thực tại có liên hệ hữu cơ với nhau, và con người có khả năng tri thức về thực hữu này". Sở dĩ những điều trên được các nhà khoa học tin tuyệt đối là chân lý, bởi vì nếu không, những tri thức được chứng minh từ niềm tin này không là những tri thức tuyệt đối đúng đối với những nhà khoa học.

Như vậy, phải chăng một tri thức coi là chân lý khách quan, cũng chỉ là khách quan[88] nhờ một tri thức chủ quan[89]? Cũng có thể nói như vậy, nhưng điều các nhà khoa học tin một cách tuyệt đối đây, đã được phê bình, và là niềm tin phản tỉnh. Tuy vậy, chúng ta vẫn không phủ nhận rằng có những người không chấp nhận hay không tin điều mà các nhà khoa học tin, chẳng hạn những người chủ trương thuyết hoài nghi.

Các nhà khoa học đặt thực tại thực hữu cũng như những gì con người lãnh hội được qua giác quan, làm tiêu chuẩn. Thế nhưng đâu là thực tại thực hữu? Phải chăng chỉ những sự vật khả giác mới là thực tại thực hữu, hay cả những thực tại mà giác quan con người không kiểm chứng được cũng là thực tại thực hữu? Những người duy thực nghiệm chỉ chấp nhận những gì có thể kiểm chứng thực nghiệm được, những gì không thể kiểm chứng thực nghiệm được thì họ không chấp nhận. Tuy vậy, đây chỉ là niềm tin của những người duy thực nghiệm, chứ không phải là tri thức khách quan (hiểu như là tri thức được chứng minh); và nếu họ muốn chứng minh, thì phải nại vào niềm tin của họ "cái gì không kiểm nghiệm bằng giác quan được, thì không thực hữu".

iv. Không thuộc lãnh vực khoa học

Những nhà khoa học chân chính, sẽ không khẳng định điều gì vượt quá lãnh vực của họ. Chuyện năm người mù xem voi: người thứ nhất nói con voi giống cái cột nhà, người thứ hai nói giống cái quạt, người thứ ba nói giống cái vòi,v.v.! Những tiếp cận của năm người mù với con voi đều đúng, nhưng nếu người này phủ nhận tri thức của người kia, thì họ sẽ sai: "con voi chỉ giống cái cột nhà", "con voi chỉ giống cái vòi", "con voi chỉ giống cái quạt", v.v. Tương tự như vậy, đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học thực nghiệm là những sự vật khả giác, nên với một đối tượng không thuộc bình diện khả giác, thì những người khoa học thực nghiệm chân chính không khẳng định "chỉ những gì có thể được kiểm nghiệm bằng tri giác mới là thực hữu".

Những nhà khoa học chân chính tin rằng các thực tại thực hữu có liên hệ hữu cơ với nhau, và nhờ liên lạc hữu cơ này mà con người có thể tri thức về thực tại thực hữu. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi:

vậy đằng sau những thực tại thực hữu với những mối liên hệ hữu cơ này là gì? phải chăng có một thực tại tuyệt đối, hay là cái gì khác, hay là hư vô?

Nhà khoa học chân chính không trả lời câu hỏi trên, vì đây không thuộc lãnh vực nghiên cứu của họ; và nếu họ trả lời, thì câu trả lời của họ không có tính "khoa học" nữa; họ có thể trả lời những câu hỏi trên bởi vì họ là người, nên họ có quyền có cái nhìn siêu hình về sự vật.

 

2. Niềm tin nền tảng của siêu hình

Ðứng trước vũ trụ vạn vật hữu hình khả giác, con người thường đặt câu hỏi: "đằng sau những thực tại khả giác hữu hình với những định luật chi phối chúng, liệu còn cái gì khác không?

Ðã đành nhờ những luận chứng và bài bác của những người theo chủ thuyết hoài nghi, người ta biết mình phải tin các sự vật liên hệ hữu cơ với nhau, cũng như người ta phải tin con người có thể biết các sự vật và những định luật chi phối chúng. Thế nhưng, ngoài những điều phải tin để có tri thức "khách quan" đó ra, người ta còn phải tin điều gì, hoặc phải tin có cái gì nữa không?

Có nhiều ý kiến về vấn đề này, và có những người bảo vệ ý kiến của họ như những chân lý tuyệt đối chắc chắn. Trong mục này, chúng ta sẽ xét lập trường của những người mà lập trường của họ sẽ dẫn tới chủ trương vô thần, và sau cùng là lập trường của những người hữu thần.

a. Niềm tin phủ nhận mọi tri thức siêu hình

Chủ thuyết hoài nghi phủ nhận tri thức khoa học thế nào, thì chủ thuyết bất khả tri cũng phủ nhận tri thức siêu hình như vậy.

i. Chủ thuyết bất khả tri

Theo một nghĩa rất rộng, chủ thuyết bất khả tri dùng để chỉ lập trường của những người cho rằng "không thể biết những đối tượng bất khả giác[90]". Jorg Splett cho rằng, chủ thuyết bất khả tri chỉ là một hình thái đặc thù của chủ thuyết hoài nghi, vì những người theo chủ thuyết hoài nghi nghi ngờ tính chân thực của mọi tri thức, còn những người theo chủ thuyết bất khả tri phủ nhận mọi tri thức siêu hình, đặc biệt là tri thức về Thiên Chúa[91].

ii. "Bất khả tri" là niềm tin của một số người

"Bất khả tri" không là một tri thức khách quan, hiểu như là một tri thức được chứng minh, nhưng chỉ là một ý kiến, và là một ý kiến sai lầm đối với nhiều người, nhưng đối với những người theo chủ thuyết bất khả tri thì đây là niềm tin của họ. Ðối với những người theo chủ thuyết bất khả tri, không có tri thức siêu hình đích thực. Niềm tin "bất khả tri" hủy hoại mọi tri thức siêu hình[92].

b. Niềm tin phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu

Có nhiều niềm tin hàm chứa lập trường phủ nhận Thiên Chúa.

i. Niềm tin của những người chủ trương duy vật

Những người chủ trương duy vật khẳng định: không có gì hiện hữu ngoại trừ vật chất, và nếu có cái gì không-vật-chất thì cái đó cũng do vật chất mà ra[93].

Có nhiều người lầm tưởng rằng, đây là lập trường của những nhà khoa học, nhưng nếu hiểu như vậy là sai. Những người khoa học chấp nhận vật chất hiện hữu, và cũng chấp nhận các-hiện-hữu-như-họ-thấy có liên hệ hữu cơ với nhau, và lý trí con người có khả năng tri thức vạn vật thực hữu. Thế nhưng những nhà khoa học chân chính không khẳng định chỉ có vật chất thôi hay còn có cái gì khác không phải vật chất. Ðối với họ, có thể chỉ có vật chất thôi, nhưng cũng có thể có cái gì khác không phải vật chất; và họ biết ý kiến của họ đưa ra về vấn đề này không nằm trong lãnh vực khoa học thực nghiệm. Họ có thể có lập trường về điều này, tuy nhiên họ ý thức "ý kiến" của họ không là phát biểu khoa học, nó chỉ là niềm tin.

Tại sao vật chất lại có liên hệ hữu cơ với nhau để lý trí con người có thể tri thức được, chứ không như những người theo chủ thuyết hoài nghi tin? Những nhà khoa học không trả lời điều này; còn những người duy vật trả lời: bởi chính vật chất là như vậy, không cần nại vào bất cứ cái gì để giải thích thực tại vật chất như nó là bây giờ[94].

Theo Hans Küng, tin vào vật chất và những quy luật chi phối chúng mà không tin Thiên Chúa hiện hữu, là một niềm tin không nền tảng; bởi vì những người vô thần không thể cho thấy tại sao thực tại hiện hữu và được đặt thành vấn đề, và họ cũng không biết tại sao lại phải tin vào vật chất, cũng như những quy luật chi phối chúng[95].

Tin chỉ có vật chất và không có gì khác nữa, cũng chỉ là một ý kiến, và đối với nhiều người thì đó là ý kiến sai lầm. Tuy vậy đối với những người chủ trương duy vật, đó là chân lý. Vấn đề tồn tại là: niềm tin "duy vật" có thực là chân lý khoa học? có đáng tin không?

ii. Niềm tin của những người chủ trương hư vô

Ðằng sau những thực tại như chúng ta thấy, là gì? Tại sao lại có cái gì chứ không phải là không có? Bên kia cái mà người ta gọi là Thiện và Ác là gì (Nietzsche)? Phải chăng đời sống con người thật phi lý (J. P. Sartre)?

Với một số người:

·         Thiện hay Ác chỉ là những ý niệm thật tương đối;

·         Ðời sống con người thật phi lý, không có ý nghĩa gì;

·         Tất cả chỉ là hư vô. Vật chất và những quy luật chi phối chúng, không cho thấy là chúng sẽ trường tồn[96].

Chủ trương hư vô là niềm tin siêu hình. Chủ nghĩa hư vô dù là niềm tin siêu hình thế nào đi nữa, cũng chỉ là sự phủ nhận và từ chối hữu thể. Niềm tin của những người theo chủ thuyết hư vô, tuy không trực tiếp phủ nhận tri thức khoa học, nhưng thực sự đã phá hủy nền tảng của tri thức này, hoặc ít là làm cho tri thức này không có ý nghĩa.

c. Niềm tin Có Thực Tại Tuyệt Ðối Siêu Việt

Ðồng ý với những nhà khoa học, chúng ta tin rằng:

·         vũ trụ vạn vật thực sự hiện hữu như chúng ta thấy,

·         các thực tại có một tương quan hữu cơ với nhau,

·         lý trí con người có thể tri thức được thực tại.

Thế nhưng đằng sau thực tại hữu hình "vũ trụ vạn vật" với những luật lệ chi phối chúng là gì? Phải chăng chỉ là hư vô hỗn mang? hay chỉ có vật chất? hay có một thực tại siêu vật chất, tuyệt đối, vĩnh cửu, là nền tảng của mọi hiện hữu khả giác như chúng ta nhận biết , và là ý nghĩa của mọi thực tại hiện hữu, là bảo đảm của mọi quy luật chi phối mọi thực tại vật chất hiện hữu?

Ðược gọi là hữu thần, những người tin có một thực tại tuyệt đối siêu việt. Họ tin rằng thực tại siêu việt này là nền tảng và căn nguyên của mọi thực tại hiện hữu.

Trong phần một này chúng ta đã thấy, tin là thái độ nền tảng của con người trong nhiều lãnh vực: khoa học, triết học, tôn giáo. Không có niềm tin, con người không thể sống một đời sống nhân linh đích thực; không có niềm tin, con người cũng không thể nhận ra hữu thể chân thực của chính mình[97]. Không có niềm tin, con người cũng không thể nói đến tri thức và khoa học[98]. Nếu không tin, con người sẽ không thể tồn hữu[99]. Tin là thái độ cần thiết và không thể miễn trừ trong cuộc sống[100].

Tin không chỉ là phán đoán, nhưng còn là phán đoán tự do; như vậy, tin không chỉ là tri thức nhưng còn là tri thức tự do; tin là tri thức tự do đặt nền tảng cho những tri thức khác, ngay cả tri thức khoa học[101].

Thiết tưởng không cần biện minh cho niềm tin nền tảng của tri thức khoa học[102], nên trong phần tới chúng ta sẽ chỉ biện minh cho niềm tin cần được biện minh hơn, đó là niềm tin hữu thần.

 


 

C. CHÂN LÝ

Chân lý là gì? Sự thực là chi?

Câu này đúng, câu kia sai; phát biểu này đúng, phát biểu kia sai! Nhưng đúng sai so với tiêu chuẩn nào, so với cái gì?

1. Chân lý- thuộc tính của phán đoán

Chân hay giả, đúng hay sai, hệ tại phán đoán chứ không hệ tại điều người ta lãnh hội qua giác quan[103]. Không có phán đoán, không có đúng hay sai. Ðúng hay sai, trúng hay trật, là thuộc tính của phán đoán.

Phán đoán là hành vi của lý trí. Chân lý là sự tương hợp giữa sự vật và lý trí[104].

a. Phán đoán là tri thức

Phán đoán là tri thức; tuy nhiên phán đoán này có thể trúng hay trật, là chân lý hay sai lầm. Chân lý luôn luôn là chân lý của một phán đoán, và sai lầm cũng luôn luôn là sai lầm của tri thức. Không thể tách biệt chân lý khỏi phán đoán, và cũng không thể tách biệt phán đoán khỏi lý trí.

Ðứng trước một hiện hữu, tôi có thể không ý thức nó hiện hữu hoặc tôi có thể cảm nhận có một cái gì đó.

Nếu tôi ý thức có một cái gì đó, nghĩa là lý trí tôi đã nhận được một cái gì đó từ nó, điều tôi nhận đây có thể là một hình ảnh qua thị giác, hay một âm thanh qua thính giác, hoặc qua các giác quan còn lại, hoặc qua "giác quan thứ sáu" tạm gọi là trực giác, và rồi người ta có ý niệm (eidos). Khi tiếp nhận một tín hiệu và có ý niệm, người ta có thể có phản ứng. Phản ứng này có thể là một phán đoán về hiện hữu đó, và phán đoán này có thể đúng hoặc sai trong mức độ nó tương hợp với hiện hữu đó. Ngoại trừ các phán đoán "có hoặc không", một phán đoán có thể đúng nhiều hoặc sai nhiều tùy mức độ nó tương hợp với hiện hữu đó. Aristote nói: "cái giả hệ tại khẳng định rằng có cái không có và không có cái ; cái chân hệ tại khẳng định rằng có cái hiện hữu và không có cái không hiện hữu"[105].

b. Biết do lãnh hội bằng trực giác

Nói cách khác, biết là điều mà con người có về hiện hữu nhờ lý trí. Có cái biết không do phán đoán của lý trí, đó là cái biết sơ đẳng do lãnh nhận bằng trực giác, với những ý tượng và ý niệm[106], qua ngũ quan hoặc qua "giác quan thứ sáu". Phán đoán là tri thức, là biết; nhưng cái biết do phán đoán của con người qua lý trí có thể đúng hoặc sai.

Cái biết của lý trí con người trực tiếp qua giác quan, gọi là tri giác[107], và cái biết này không sai lầm. Còn cái biết của con người với những lý luận, tổng hợp, gồm cả các quan niệm, khái niệm, gọi là tri thức[108]; cái biết này có thể sai lầm. Còn cái biết bị ảnh hưởng bởi ý muốn, gọi là nhận thức[109].

c. Biết do tin

Tin, luôn hàm chứa tin vào ai.

i. Tôi tin tôi

Chúng ta xét một số mệnh đề, chẳng hạn, "tôi tin nó đã chết mất xác ở biển", "tôi tin con người do tiến hoá từ khỉ mà ra", "tôi tin có Thiên Chúa", hoặc, "tôi tin nó, chắc chắn chiều nay nó sẽ tới vì nó đã nói", "tôi tin vào ngân hàng đó nên tôi ký gởi toàn bộ tiền bạc của tôi vào đó", "tôi tin em, tôi tin rằng em sẽ trung thành với tôi suốt đời", "tôi tin Thiên Chúa", ...

Ý kiến

Một số trong những mệnh đề trên, cụm từ "tôi tin" đồng nghĩa với "tôi cho rằng", "tôi khẳng định rằng", "tôi chắc chắn rằng", "theo ý kiến của tôi thì...". Như vậy, tin ở đây chỉ là ý kiến của tôi, do đó, sự chắc chắn đúng có tính tương đối.

Nơi những mệnh đề tin như ý kiến, sở dĩ người ta bảo vệ ý kiến của họ, vì họ tin vào họ. Khi một người nói "tôi tin", hàm chứa rằng nói: tôi tin tôi, tôi tin vào khả năng và nhận định cùng phán đoán của tôi nên tôi cho rằng ..., và tôi chắc chắn rằng phán đoán của tôi đúng.

Ý kiến của tôi đúng hay sai

Mỗi người có thể có ý kiến riêng của mình, và những ý kiến này có thể khác nhau. Mỗi người đều có thể xác tín về lập trường phán đoán của mình, và mức độ xác tín này có thể khác nhau theo mỗi người.

Nếu tin là ý kiến, và đối tượng của tin ở cùng bình diện với đối tượng của tri thức khoa học, thì tri thức khoa học có giá trị chân lý hơn. Còn nếu đối tượng tin không thể kiểm chứng được, như "tôi tin Thiên Chúa hiện hữu", thì chúng ta không thể nói giá trị của mệnh đề "tôi tin Thiên Chúa hiện hữu" thua giá trị của mệnh đề khoa học, vì "Thiên Chúa" không là đối tượng của bất kỳ khoa học thực nghiệm nào. Không thể chứng minh "Thiên Chúa hiện hữu" cách thực nghiệm hoặc thuần lý kiểu toán học như 2+2=4 được.

"Có Thiên Chúa" hay "không có Thiên Chúa", không là đối tượng của khoa học tự nhiên. Chẳng hạn đối với những người chủ trương thuyết hoài nghi, thuyết bất khả tri, thuyết duy nghiệm, thuyết duy thực nghiệm, thì khẳng định "có Thiên Chúa" là sai lầm. Và như vậy, vấn đề được chuyển qua là: quan điểm lập trường "duy" như vậy có đúng không?

ii. Tôi tin anh

Trong một số mệnh đề còn lại như "tôi tin nó, chắc chắn chiều nay nó sẽ tới", "tôi tin vào ngân hàng đó", "tôi tin em, tôi tin em sẽ chung thủy với tôi suốt đời", "tôi tin Thiên Chúa yêu tôi", ..., chúng ta thấy đối tượng tin là ngôi vị, và hàm chứa là có ngôi vị đó. Chính vì tin vào nó, tôi mới chắc chắn chiều nay nó sẽ tới; chính vì tin vào những người lãnh đạo ngân hàng đó, mà tôi ký gởi tiền của tôi vào ngân hàng đó; chính vì tin vào Thiên Chúa, nên tôi mới phó thác đời sống tôi cho Ngài, nên tôi mới tin Kinh Thánh dạy chân lý cứu độ.

Tin ở đây là tương quan liên vị. Nếu đối tượng tin không là ngôi vị, người ta cân nhắc xem mức độ chắc chắn cần thiết tới đâu, và nếu cần người ta mới có thái độ, còn nếu không thực sự cần thiết thì thôi; còn nếu trong tương quan liên vị đòi người ta phải tin vào ai đó hay không tin, thì người ta phải cân nhắc và chọn lựa. Ở hành vi tin vào ai đó, ngoài những yếu tố khách quan bình thường, còn có một yếu tố can thiệp nữa, đó là hấp lực giữa các ngôi vị, làm cho người ta tin vào nhau.

Nói cách khác, để tin vào một ai đó, người ta căn cứ vào chính cách sống của người đó; và chỉ cần một lần người đó không giữ chữ tín sẽ làm cho người đó không đáng tin nữa: "một lần bất tín, vạn lần không tin". Với quan niệm này, để tin một người, vẫn dựa trên xác suất; nhưng còn có một nguyên do khác làm người ta có thể tin vào nhau: tình yêu. Như vậy, tin không chỉ đơn thuần là hành vi lý trí nhưng còn là hành vi ý chí nữa. Tin là hành vi tự do, hành vi nhân linh.

Khi đối tượng tin là một vật thể, và nếu phán đoán biểu lộ niềm tin ý kiến của tôi không trùng với thực tại, tôi nói tôi sai; còn nếu đối tượng tin là ngôi vị, tôi nói tôi bị lầm[110].

iii. Tin vào

Trong cả hai trường hợp, dù tin là ý kiến hay là thái độ đối với ngôi vị, đều hàm chứa tôi phải tin vào tôi. Chính vì tin vào tôi, nên tôi mới dám:

·         bảo vệ ý kiến lập trường của tôi, dù nó có khác với những lập trường và ý kiến của người khác;

·         chính vì tin vào tôi, nên tôi mới dám phán đoán và tin vào người khác, và đôi khi phải phó thác một điều khá quan trọng trong đời tôi nơi tha nhân.

Tin vào mình mới dám tin vào người khác. Nếu chúng ta không thể tin vào người khác, thì đó là dấu chỉ đáng buồn! Trong cuộc sống, có khía cạnh người ta không còn dám tin vào chính mình nữa, và mình chỉ dám tin vào chính mình khi mình tin phó thác vào ai đó.

2. Sự thực

Phán đoán đúng với sự vật, là biết đúng, là chân lý. Sự vật, đúng hơn "hiện hữu", là tiêu chuẩn để phán đoán quy chiếu về. Lời về cái gì đó thì không thể trùng khít hoàn toàn tuyệt đối với chính cái đó. Cái thực nhất, là chính cái "hiện hữu" đó: sự thực.

Con người biết một hiện hữu theo nhiều cấp độ:

·         với giác quan con người lãnh hội sự vật một cách không sai lầm, nhưng tri giác này rất giới hạn;

·         với phán đoán và tổng hợp của lý trí, con người còn có khả năng biết sự vật nhiều hơn.

a. Hiện hữu phi ngã

Mỗi hiện hữu là một thực tại rất phong phú nên khó có ai có thời giờ để có thể tìm hiểu trọn vẹn. Những tri thức khoa học cung cấp cho con người về lãnh vực này thì chắc chắn chính xác. Ở đây, tin như ý kiến không có giá trị như tri thức khoa học.

Còn trong những biến cố có tính cách tùy phụ, bất tất, có thể chỉ xảy ra một lần; đây không phải là lãnh vực của khoa học, nhưng sự thực có thể được kiểm chứng, thì "tin" như ý kiến có giá trị hay không tùy thực tế có xảy ra như người ta nghĩ hay không. Trong trường hợp này, để một người có thể biết đúng về biến cố hay thực tại đó, cũng cần con người đừng để thành kiến hay ước vọng nào đó chi phối mình.

b. Ngôi vị

Nếu sự thực là "hiện hữu phi ngã" mà còn cần con người "không có thành kiến" để biết đúng, thì điều này còn đúng hơn nữa nếu hiện hữu là một ngôi vị.

Hơn nữa, nếu hiện hữu là một ngôi vị[111], thì người ta sẽ lại càng hiểu biết hơn nếu chính hiện hữu ngôi vị này tự mặc khải thông ban chính mình, cũng như nếu chính con người mở rộng lòng đón nhận ngôi vị đó cũng như mặc khải của họ.

Vì ngôi vị là một hiện hữu đơn nhất tuy "đa phức", nên nếu càng biết ít về nó, thì lại càng không có sự tương hợp của lý trí với thực tại "đơn nhất" đó, và như vậy càng "ít đúng" hơn; còn nếu biết nhiều về nó thì sự tương hợp với thực tại "ngôi vị" càng nhiều, và con người càng lại gần sự thực hơn.

 

3. Ngôn ngữ diễn đạt thực tại

Hiện hữu một tương quan nội tại giữa hữu thể- lý trí- ngôn ngữ, là điều kiện nền tảng để có tri thức và khoa học. Tương quan hữu thể này, hàm chứa nguyên nhân nhân quả, hàm chứa lý trí có khả năng nhận biết tương quan giữa hữu thể với nhau, hàm chứa lời có thể diễn tả phần nào được hữu thể.

Trong khoa học tự nhiên, người ta nỗ lực để có những từ ngữ chính xác để diễn tả sự vật. Đối tượng khoa học và lý trí cũng như ngôn ngữ con người đều hữu hạn, nên tuy dù có khó khăn để diễn đạt nhưng vẫn là điều có thể; còn một khi Thiên Chúa là đối tượng, một thực tại vô hạn vượt trên lý trí con người, ngôn từ con người không thể diễn đạt hoàn toàn Thiên Chúa.

Thần học là những lời (logia) về Thiên Chúa (qeoV); nhưng lời về Thiên Chúa đâu có đồng nhất với Thiên Chúa. Theo truyền thống đông phương, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để chuyển ý. Ta phải cố gắng lãnh hội được ý người ta muốn diễn tả, đừng qúa nô lệ vào từ ngữ. “Bè để qua sông, qua sông hãy bỏ bè”, “lời để chuyển ý, được ý hãy quên lời”, “ngón tay chỉ mặt trăng, phải nhìn hướng ngón tay chỉ chứ đừng nhìn ngón tay”.

Ngôn ngữ thần học diễn tả Thực Tại Sống Động là Thiên Chúa ngôi vị, nhưng ngôn ngữ thần học cũng giới hạn như chính người suy tư thần học. Ngôn ngữ không thể diễn đạt hoàn toàn được Thực Tại sống động là Thiên Chúa, nên ngôn ngữ thần học thường mang tính ẩn dụ hoặc loại suy.[112]

“Đức Giêsu là Con Thiên Chúa”. Từ ngữ “con” nơi loài người chỉ một người được sinh bởi một người khác, có sau người sinh ra họ; nhưng theo đức tin Kitô, Ngôi Lời không hiện hữu sau Thiên Chúa mà lại có từ trước vô cùng với Thiên Chúa. Khi nói “Thiên Chúa là tình yêu” hoặc khi đề cập đến “sự công chính của Thiên Chúa”, thánh Yoan và thánh Phaolô không hiểu từ ngữ “tình yêu” và “công chính” theo nghĩa đen hay nghĩa bóng mà hiểu theo nghĩa loại suy: Thiên Chúa là một cách tuyệt hảo những gì được gọi là “tình yêu” và “công chính” nơi con người[113].

Trong siêu hình và thần học, người ta còn phân biệt loại suy hữu thể (analogia entis) và loại suy đức tin (analogia fidei). Theo quan điểm công giáo, loại suy đức tin là loại suy hữu thể được dùng trong lãnh vực các mầu nhiệm, và nó phải quy hướng về đức tin và theo quy luật của đức tin[114].

 

 


 

 

 

 

II. THIÊN CHÚA

Tri thức hàm chứa lý tri. Với lý trí, con người biết  và nhận biết thực tại. Qua vũ trụ vạn vật hữu hình, qua lương tâm, qua mặc khải, lý trí (con người) nhận biết Thiên Chúa[115].

THIÊN CHÚA TỰ HỮU

Mọi vật tồn hữu đều phải có nguyên nhân. Qua vũ trụ vạn vật, qua kinh nghiệm về chính bản thân như hữu thể bất tất, con người nhận ra phải có một nguyên nhân khởi đầu nhờ đó mà muôn sự vạn vật tồn hữu. Nguyên nhân khởi đầu này được gọi là Tuyệt Đối hay Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu. Mọi sự vạn vật nhờ Ngài mà hiện hữu, nhưng Ngài không cần một nguyên nhân nào để hiện hữu. Nếu cần một nguyên nhân để Ngài hiện hữu, thì Ngài không là Thiên Chúa nhưng nguyên nhân phát sinh Ngài mới là Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng tự mình mà có, và không Ngài thì không gì tồn hữu.

THIÊN CHÚA TRỌN HẢO

Thiên Chúa là Đấng trọn hảo, toàn thiện toàn mỹ. Thiên Chúa là Đấng sung mãn. Ngài hạnh phúc vì không thiếu điều gì và thoả mãn với chính Ngài.

Thiên Chúa trọn hảo vì Ngài tự hữu. Về hiện hữu, Ngài không cần gì khác ngoài Ngài để hiện hữu, Ngài hoàn hảo. Về mức độ hữu thể, Ngài không cần trở nên hoàn hảo hơn vì Ngài là hiện hữu. Về “trở nên tốt hơn,” Ngài không cần trở nên hoàn hảo vì Ngài hoàn hảo từ ban đầu và bởi chính Ngài.

Thiên Chúa trọn hảo, không biến chuyển; vì biến chuyển hàm chứa trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Thiên Chúa luôn luôn tốt. Thời gian là thước đo thay đổi, nói cách khác, thay đổi hàm chứa biến dịch, hàm chứa thời gian. Nơi Thiên Chúa không có biển chuyển, nên không có thời gian. Thiên Chúa trước sau như một, không biến chuyển để mà có thể nói trở nên tốt hơn hay dở hơn vì Ngài đã trọn hảo rồi. Ngài luôn luôn tuyệt. Khi nói luôn luôn cũng là cách nói hàm chứa thời gian nhưng vì là con người (hàm chứa biến dịch, hàm chứa thời gian tính) nên dùng ngôn từ như vậy.

Thiên Chúa luôn hạnh phúc vì Ngài trọn hảo. Ngài không cần tạo dựng vũ trụ vạn vật con người để Ngài hạnh phúc vì Ngài tròn đầy và không cần bất cứ điều gì. Cũng không gì làm Ngài mất hạnh phúc vì Ngài là nguyên nhân khởi đầu. Ngài tác động trên tạo vật chứ tạo vật không thể tác động ảnh hưởng trên Ngài. Nếu người ta nói về ảnh hưởng của con người trên Thiên Chúa, thì đó là cách nói nhân hình; nếu có ảnh hưởng thì đó là ảnh hưởng do tình yêu chứ không do bản tính hoặc buộc phải thế. Thiên Chúa luôn tự do đối với tất cả. Ngài không bị buộc phải làm bất cứ điều gì.

Thiên Chúa vĩnh cửu. Thiên Chúa không có khởi đầu và không có cuối vì Ngài là hiện hữu. Mọi tạo vật đều có khởi đầu. Thời gian hiện hữu cùng với tạo vật. Một số tạo vật có khởi đầu nhưng tồn tại mãi mãi như các thiên thần và linh hồn con người, sự tồn tại vĩnh hằng này có là nhờ Thiên Chúa, Đấng vĩnh hằng.

Thiên Chúa đơn nhất. Thiên Chúa đơn nhất vì Thiên Chúa không thể chia, và không thể có hai Thiên Chúa.

Thiên Chúa đơn nhất không chỉ được hiểu là một thực tại mà thực tại này gồm nhiều thành phần, tương tự như hiện hữu “tôi” gồm nhiều thành phần nhưng chỉ là một “tôi.” Nếu Thiên Chúa đơn nhất nhưng gồm nhiều thành phần mà không được chia, thì không là hữu thể hoàn hảo. Thiên Chúa là hữu thể đơn nhất uyên nguyên nên không thể chia.

Đơn nhất ở đây còn được hiểu là duy nhất vì không thể có hai Thiên Chúa. Không thể giả sử có hai Thiên Chúa, nghĩa là có hai nguyên nhân tồn hữu độc lập mà sự hiện hữu của vạn sự vạn vật tuỳ thuộc một trong hai nguyên nhân này, vì nếu một nguyên nhân tồn hữu kia độc lập thì lý trí đâu có thể nhận biết nguyên nhân đó, mà nếu không độc lập thì phải liên hệ với nhau, mà nếu liên hệ với nhau thì không còn là độc lập nữa, nên không thể nói có hai nguyên nhân tồn hữu uyên nguyên mà độc lập với nhau được. Thiên Chúa là duy nhất.

Thiên Chúa tự do. Sáng tạo là hành vi tự do của Thiên Chúa. Không gì buộc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật này. Con người là hữu thể bất tất; nếu Thiên Chúa buộc phải tạo dựng vũ trụ này, thì vũ trụ này đâu có bất tât mà tất yếu; nhưng kinh nghiệm cho thấy tôi và vũ trụ này là hữu thể bất tất. Sự hiện hữu và tính bất tất của tôi, cho thấy Thiên Chúa là Thiên Chúa tự do.

Thiên Chúa ở khắp nơi. Ở đâu có hiện hữu thì ở đấy có Thiên Chúa. Ngài hiện diện như nguyên nhân làm cho hữu thể đó hiện hữu. Ở bất cứ đâu cũng có Ngài vì bất cứ đâu cũng do Ngài mà có. Thiên Chúa hiện diện ngay nơi tâm trí suy tưởng của con người, vì không Ngài thì không có gì.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG SÁNG TẠO

Quan sát vũ trụ bao la với biết bao điều kỳ diệu, quan sát tế bào sống và đặc biệt sự sống của con người, người ta nhận ra Thiên Chúa tuyệt vời và quyền năng. Một vũ trụ đo bằng hằng trăm ngàn năm ánh sáng là lời làm chứng hùng hồn về sự hiện hữu và quyền năng tuyệt vời của Thiên Chúa.

Vũ trụ vạn sự vạn vật là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên mọi sự. Thiên Chúa là Đấng tự hữu và vạn sự vạn vật đều là công trình Ngài sáng tạo. Ngài sáng tạo vũ trụ như là nguyên nhân thứ nhất.

Để diễn tả Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, người ta có thể diễn tả một cách nhân hình như Ngài nặn con người từ bùn đất và hà hơi vào lỗ mũi để có sự sống (St 2, 4b tt); tuy nhiên người ta cũng có thể diễn tả Thiên Chúa tạo dựng một cách trừu tượng hơn: Ngài phán một lời liền có (St 1, 1-2, 4a).

Ngày nay với sự hiểu biết của khoa học, người ta có thể chấp nhận Thiên Chúa sáng tạo qua việc làm cho vật chất tiến hoá như khoa học đã khám phá ra. Vạn vật từ vật chất vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất vô sinh đến hữu sinh, từ loài rong rêu đến loài có xương sống, rồi động vật hữu nhũ, v.v… Chính Thiên Chúa can thiệp để thê giới được như thế giới hiện tại.

Thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp qua những ngọn núi và thác nước, cho thấy Thiên Chúa là Đấng tuyệt mỹ.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG TỐT LÀNH

Qua vũ trụ vạn vật người ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Qua con người như một ngôi vị, người ta nhận biết Thiên Chúa là ngôi vị với những phẩm tính tuyệt vời hơn nữa.

Thiên Chúa là một ngôi vị. Ngôi vị là hữu thể đơn nhất bất khả phân chia, có lý trí. Không thể có hai “tôi,” không thể có hai Thiên Chúa. Không thể chia cắt “tôi” thành hai, không thể chia cắt Thiên Chúa. Vũ trụ vạn vật và đặc biệt con người là những tạo vật kỳ diệu, hàm chứa Tạo Hoá phải là hữu thể lý trí tuyệt vời. Trật tự kỳ diệu trong vũ trụ và một cách cụ thể nơi con người, cho thấy Tạo Hoá là hữu thể lý trí.

Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Sự kiện có những con người tốt lành, làm người ta nhận ra Thiên Chúa- Đấng sáng tạo con người- phải Đấng tốt lành vô cùng. Nếu Thiên Chúa không tốt lành, thì làm gì có những con người tốt lành.

Một người có thể hỏi: sự kiện sự dữ lan tràn trên địa cầu, phải chăng đó là lý chứng cho thấy Thiên Chúa là Đấng độc ác? Một triết gia vô thần khẳng định: sự ác chứng minh không có Thiên Chúa. Kitô hữu cho rằng Thiên Chúa là Đấng tốt lành và quyền năng; nhưng sự dữ là sự kiện không thể phủ nhận được, nên người ta phải đi đến kết luận: hoặc Thiên Chúa quyền năng mà không tốt lành, hoặc Thiên Chúa tốt lành mà không quyền năng; vì nếu Ngài vừa tốt lành vừa quyền năng thì sự dữ đã không hiện hữu.

Đứng trước sự dữ sự ác, con người nhận ra Thiên Chúa không là tác nhân của sự ác nhưng chính con người tự do mới là tác nhân của sự ác. Con người được Thiên Chúa tạo dựng có tự do làm lành lánh dữ. Ngài không muốn điều ác và không muốn con người làm điều ác. Ngài tạo dựng con người tự do, và chính qua việc sử dụng tự do của mình mà con người trở nên tuyệt vời hay xấu xa.

Thiên Chúa tốt lành nên Ngài đã sáng tạo vũ trụ van vật và con người. Nếu gian ác thì Ngài đã chẳng sáng tạo vũ trụ vạn vật này. Một người cha người mẹ có thể cho đứa con trong bụng mình sinh ra hay không; và thực tế có nhiều thai nhi bị giết ngay khi còn trong dạ mẹ. Được sinh ra, là hồng ân cha mẹ đối với mình.

Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Khi Thiên Chúa tạo dựng con người như ngôi vị, như hữu thể nhân linh yêu thương nhau, thì con người nhận biết Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Hơn nữa, không có gì buộc Thiên Chúa phải tạo dựng con người; Thiên Chúa tự do tạo dựng con người hay không; và Thiên Chúa đã tạo dựng con người. Hiện hữu là một hồng ân. Nếu không yêu thương, thì Ngài đã chẳng tạo dựng con người.

Thiên Chúa là Đấng quan phòng. Thiên Chúa có chương trình về con người. Ngài tạo dựng, Ngài tiếp tục làm con người tồn hữu, Ngài muốn con người sống vĩnh cửu và hạnh phúc với Ngài. Ngài luôn quan phòng để thực hiện ý định tốt lành này của Ngài.

Thiên Chúa tự do. Chính vì yêu thương mà Thiên Chúa đã tạo dựng con người. Cũng vì yêu thương mà Ngài cho con người vĩnh tồn với Thiên Chúa; hơn nữa vì yêu thương nên Ngài muốn cho con người hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài.

Thiên Chúa quan phòng. Ngài không chỉ lo cơm bánh cho con người hưởng dùng, mà Ngài còn làm mọi sự thành tốt đối với con người theo dự định của Ngài. Những sự dữ một người đã làm, Thiên Chúa vẫn quan phòng để làm nó thành tốt đối với họ. Ngay cả sự dữ sự ác người khác làm cho một người, thì Thiên Chúa vẫn quan phòng để làm nó thành tốt cho người bị đối xử gian ác mà vẫn tôn trọng tự do của con người. Điều tốt Thiên Chúa quan phòng ở đây phải được hiểu trong nhãn quan chung cuộc chứ không hoàn toàn theo ý con người được.

Chúng ta có thể được soi sáng khi đọc chuyện ông Yuse bị các anh em bán sang Aicập làm nô lệ. Thiên Chúa làm tất cả thành tốt đối với Yuse và gia đình ông. Một người không tin vào Thiên Chúa quan phòng có thể càm ràm về những điều ác anh em Yuse làm cho ông, nhưng với một người tin vào Thiên Chúa quan phòng, họ vẫn bình an và tin tưởng vào Thiên Chúa cho dù gặp bao thập giá trên đời.

Thiên Chúa toàn tri. Ngài hiện diện với mọi hữu thể vì không Ngài không gì hiện hữu và các hữu thể hiện hữu không thể làm được gì. Ngài biết mọi điều khi điều đó xảy ra, nhưng Ngài còn biết trước cả khi điều đó xảy ra nữa vì nhờ Ngài mà mọi khả thể có thể thành tựu. Vì Ngài toàn tri nên khi một hữu thể tự do làm gì không hợp ý muốn Ngài, Ngài liền có chương trình tuỳ theo hành vi cư xử của người đó. Chương trình “mới” của Thiên Chúa cho người đó, và chương trình “từ muôn thuở” cho người đó vẫn như nhau, vì trước và sau đều là cách nói trong thời gian, còn Thiên Chúa thì vượt ngoài thời gian vì Ngài vĩnh cửu, Ngài không có biến dịch, không có thời gian.

Cách nói nhân hình về chương trình Thiên Chúa định trước, làm người ta dễ hiểu lầm rằng con người khi phạm tội là không làm gì ngoài ý muốn của Ngài, nhưng thật sự không phải vậy vì Thiên Chúa không muốn con người phạm tội, nhưng Ngài biết con người phạm tội. Với Ngài không có biết trước và biết sau, vì khi nói biết trước và biết sau là nói trong thời gian, nên không làm mất tự do của con người.

Vì Thiên Chúa toàn tri, Thiên Chúa quan phòng, nên Ngài là Đấng khôn ngoan. Thiên Chúa biết làm thế nào để tốt nhất đối với con người. Khao khát và được ở trong Thiên Chúa, con người sẽ được hạnh phúc vì được Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc.

Thiên Chúa quyền năng. Thiên Chúa quyền năng vì với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. Nếu nói Thiên Chúa không quyền năng, thì chỉ nói trong tương quan với tự do Thiên Chúa ban cho con người. Sở dĩ người ta cảm tưởng Thiên Chúa không quyền năng vì Thiên Chúa cho con người tự do, và con người có thể làm trái ý Thiên Chúa. Tuy dù con người làm trái ý Thiên Chúa, thì Ngài vẫn biết (trước) và như vậy vẫn không ra khỏi sự quan phòng của Ngài.

Qua vũ trụ thiên nhiên người ta có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa và phần nào hiểu biết Ngài là ai. Qua thiên nhiên, người ta biết Thiên Chúa, và người ta gọi đây là mặc khải tự nhiên, vì qua tự nhiên con người biết Thiên Chúa là ai.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG MẶC KHẢI

Qua dòng lịch sử con người nhận thấy có nhiều tôn giáo. Nơi mỗi tôn giáo đều có những người được gặp gỡ Thiên Chúa một cách rất đặc biệt. Thiên Chúa đã đến với con người, muốn có tương quan với con người.

Những kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Tối Cao và cách thức những người trong cùng một tôn giáo tôn kính Ngài, cho người ta biết về Thiên Chúa một cách khác, và có thể cái biết này sâu xa và thân thiết hơn những suy tư thuần lý qua vũ trụ tự nhiên.

Chẳng hạn nơi Ấn Độ giáo, có bao nhiêu nhà thần bí gặp gỡ Thiên Chúa và cho loài người những kinh nghiệm về Ngài. Kinh Rg Veda được người Ấn Độ giáo coi là lời được nghe, được mặc khải (Kinh Thánh).

Nơi Do Thái giáo, người ta thấy niềm tin Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử dân Do Thái để yêu thương và bảo vệ họ, để làm họ thuộc về Ngài. Thiên Chúa đã đến và gặp gỡ Abraham, ông tổ dân Do Thái, để mời gọi ông bỏ quê cha đất tổ để đi đến nơi Ngài sẽ chỉ cho ông. Abraham đã vâng lời. Thiên Chúa đã ở với Abraham và đã cư xử rất thân thiết với ông. Thiên Chúa đã hiện ra và mời gọi Môsê đi giải phóng dân Do Thái khỏi Aicập; Môsê đã đáp trả; và Thiên Chúa đã ở với Môsê và hành động qua Môsê. Các thẩm phán cũng là những người được Thiên Chúa tuyển chọn để giải phóng dân khỏi bị những dân tộc lân bang hà hiếp; họ là những người thay Thiên Chúa để cai trị dân. Các ngôn sứ (tiên tri) là những người nói nhân danh Thiên Chúa, họ có kinh nghiệm về Thiên Chúa một cách rất đặc biệt theo niềm tin của người Do Thái giáo. Với dân tộc Do Thái, người ta nhận thấy Thiên Chúa muốn nói với toàn dân thông qua một số trung gian của Ngài.

Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng Tuyệt Đối. Ngài là uyên nguyên của tất cả. Người ta gọi Ngài bằng những tên khác nhau. Người Do Thái gọi Ngài là Yahweh, là Thiên Chúa của Abraham của Isaac và của Yacóp. Người Hồi giáo gọi Ngài là Allah. Người theo đạo Cao Đài gọi Ngài là Thượng Đế. Người bình dân ở Việt Nam gọi Ngài là Ông Trời. Người theo đạo Công giáo gọi Ngài là Thiên Chúa.

Nơi Kitô giáo các tín hữu còn xác tín mình biết sâu xa hơn về Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Với Kitô hữu, Đức Giêsu là tột đỉnh mặc khải vì Ngài chính là Thiên Chúa nhập thể. Nhờ Ngài tín hữu nhận biết hơn về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa là Ba Ngôi Vị.

Trong những hàng tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi.

 


 

III. THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI DO THÁI GIÁO

 

 

 

Với người hữu thần nhưng không sống trong một tôn giáo nào, Thiên Chúa là ai?

Với một tín hữu của một tôn giáo, Thiên Chúa là ai? Chẳng hạn một Phật tử, một người Hồi giáo, v.v.?

Với người Do Thái giáo, Thiên Chúa là ai? Ở đây xin trình bày Thiên Chúa đối với người Do Thái.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG TUYỂN CHỌN ABRAHAM

Thiên Chúa là ai, với Abrahm và dân Do Thái?

Thiên Chúa là Đấng mời gọi Abraham (St 12:1-3), tuyển chọn Abraham, Isaac, Giacóp, và là Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và Giacóp. Thiên Chúa là Đấng yêu thương, tuyển chọn, và luôn gần gũi với các tổ phụ.

Thiên Chúa- Đấng Mời Gọi

St 12: 1-4 “ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: "Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thanh một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lây lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành.

Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; Ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc."

Ông Áp-ram ra đi, như ĐỨC CHÚA đã phán với ông. Ông Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời Kha-ran

Thiên Chúa- Đấng Luôn Lập Lại Lời Hứa

Thiên Chúa vẫn thường lập lại lời hứa này với Abraham: "Đừng sơ, Abram, Ta là khiên mộc cho ngươi; phần thưởng ngươi sẽ bội hậu. Abram thưa: Lạy Chúa Yạhweh, người sẽ ban gì cho tôi, trong khi tôi vô hậu ra đi còn kẻ thùa tự gia đình tôi lại là Êliezệr. người ở Dama... Và này lời Yahweh phán với ông rằng: Nó sẽ không thừa kế ngươi đâu, những kẻ sẽ phát xuất tù lòng dạ ngươi sẽ kế thừa ngươi. Người đã dẫn ông ra ngoài trời và phán: Hãy nhìn lên trời, và hay đếm tinh sao, nếu ngươi có tài đếm được chúng. Đoạn người phán bảo ông: Dòng giống ngươi sẽ như thế. Và Abram đã tin vào Yahweh và sự ấy Người đã kể cho ông như sự công chính (St 15, 1-6).

Lời Chúa hứa với Abraham đang được thực hiện, nghĩa là, chưa hoàn toàn thành tựu.

Lời hứa ban phần đất cho Abraham và con cháu ông cũng được lập lại:

"Người đã phán với ông: Ta, Yahweh, Ta đã đem ngươi ra khỏi Ur của dân Kanđê, để ban cho ngươi đất này làm cơ nghiệp" (St 15, 7).

"Ngày hôm ấy Yahweh đã kết ước với Abraham rằng: cho dòng giống người, Ta sẽ ban thửa đất này từ sông Ai cập cho đến sông Cả, sông Phớrát..." (St 15,18).

Giao ước là lời thề hứa long trọng có điều kiện kèm theo.

Thiên Chúa- Đấng Đối Xử Thân Tình Với Abraham

Tương quan giữa Thiên Chúa và Abraham, cũng chính là tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Trong những đoan St 12 và St 15 cùng St 17, Thiên Chúa ĩà Đấng ban cho Abraham lời hứa và giao ước; còn trong St 18 Thiên Chúa cư xử thật thân tình đối với Abraham:

Thiên Chúa đã hiện ra cho Abraham nơi cây sồi Mamre dưới dạng ba người" (St 18, 1);

Thiên Chúa đã chấp nhận để được Abraham hầu hạ phục vụ (St 18, 3-5);

Yahweh đã tỏ cho Abraham biết những điều kín, những điều Người sắp làm (St 18, 16-21) sau khi đã tham hỏi trò chuyện với Abraham về những chuyện riêng của ông như gia đình vợ con (St 18, 9-15).

Thiên Chúa- Đấng Đòi Hỏi

Yahweh Thiên Chúa đòi con người phải tin tưởng tuyệt đối vào Ngài.

Thiên Chúa đã phán với Abraham: "nơi Ysaac, ngươi sẽ có dòng giống đội tên ngươi" (St 22, 2); nhưng chính Thiên Chúa đã phán cùng ông: "Abraham, ngươi hãy lấy con ngươi, con một ngươi, ngươi yêu dấu tức là Isaac, mà đi tới đất Moriyah và ở đó, hãy dâng nólàm của lễ thượng tiến trên một quả núi Ta sẽ tỏ cho ngươi" (St 22, 2).

Thiên Chúa- Đấng Ở Với Các Tổ Phụ

Lời hứa Thiên Chúa đã ban cho Abraham, Ngài lập lại với Ysaac: "Đừng xuống Ai cập; hãy ở lại trong xứ, ta sẽ nói cho ngươi. Hãy ngụ lại trong xứ này: Ta sẽ ở với ngươi, Ta sẽ chúc lành cho người và Ta sẽ ban cho ngươi, và dòng giống ngươi tất cả xứ này. Ta sẽ giữ lời Ta thề với Abraham cha ngươi.

Ta sẽ cho dòng giống ngươi nên đông đảo như sao trên trời, Ta sẽ ban cho dòng giống ngươi tất cả các xứ này. Mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi chưng Abraham đã vâng nghe Lời Ta và đã giữ trọn đạo với Ta, các luật điều, các thánh chỉ của Ta" (St 26, 2-5).

Thiên Chúa nhận mình là Thiên Chúa của Abraham.

Cũng tại Ghêrar này, "Yahweh đã hiện ra cho ông chính đêm ấy và phán: Ta là Thiên Chúa của Abraham, cha ngươi. Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi! Ta sẽ chúc lành cho ngươi, Ta sẽ cho dòng giống ngươi nên đông đảo, vì Abraham tôi tớ cua Ta" (St 26, 24).

Trong cả hai lần hiện rạ, Thiên Chúa đều hứa: "Ta sẽ ở với ngươi". Thiên Chúa ở với ai, người đó sẽ được chúc phúc. Lời chúc phúc ở đây thật cụ thể: dòng giống đông đảo, và có đất làm phần cơ nghiệp (St 6 3. 4).

Thiên Chúa Của Abraham, Isaac, và Giacóp

Trong hai lần hiện ra, Thiên Chúa đều nhắc tới Abraham; ngoài những tên để chỉ Thiên Chúa như El Roy, El-Shaday, còn thấy xuất hiện một cách để chỉ Thiên Chúa: Thiên Chúa của Abraham (St 26, 24).

Thiên Chúa đã hiện ra với Giacóp trên đường ông tới Haran: "Giacóp chiêm bạo: thì này có một thang cấp dựng trên đất, nhưng chóp đỉnh thấu trời. Và này có những thần sứ của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên đó. Và này Yahweh đứng bên chàng.

Người phán: Ta là Yahweh, Thiên Chúa của Abraham cha ngươi, Thiên Chúa của Ysaac. Đất ngươi đang nằm, Ta sẽ ban cho ngươi và dòng giống ngươi. Dòng giống ngươi sẽ đông như cát bụi bành trướng ra Đông Tây Nam Bắc. Mọi tông tộc trên trần sẽ lấy ngươi mà cầu phúc cho nhau.

Và này Ta sẽ ở cùng ngươi, Ta sẽ gìn giữ ngươi khắp nơi ngươi đi, Ta sẽ đem ngươi về lại đất đai này vì Ta sẽ không bỏ ngươi, sao cho đến lúc Ta hoàn tất các điều Ta phán với ngươi" (St 28, 12-15).

"Giacóp đã tỉnh giấc và nói: hẳn thật có Yahweh ở chốn này mà tôi không biết" (St 28, 16).

"Giacóp đã khấn với Chúa rằng: Nếu Thiên Chúa ở cùng tôi, và gìn giữ tôi trên đường tôi đang đi, nếu người cho tôi có bánh ăn, áO mặc, nếu tôi được trở về nhà cha tôi bình an vô' sự, thì Yahweh sẽ là Thiên Chúa của tôi và viên đá tôi đã dựng làm thạch trụ sẽ là nhà của Thiên Chúa.' Va trên mội điều Người ban cho tôi, tôi sẽ trích thập phân dâng Người"

(St 28, 20-22).

Đọc các trình thuật ghi lại cuộc đời của Giacóp, người ta thấy quả thực Thiên Chúa đã dẫn dắt ông, đã đưa ông đi và dân ông về. Sau khi Giacóp đã có vợ con và tài sản, chính Thiên Chúa đã ra lệnh cho ông trở về: "Yahweh phán bảo Giacóp: Hãy trở về đất cha ông ngươi ở, về quê quán của ngươi và Ta sẽ ở cùng ngươi" (St 31, 3).

Yahweh Thiên Chúa đã hứa Ngài sẽ ở với ông, và điều này thể hiện qua cuộc đời của ông, qua những may mắn ông gặp trên đời, qua những tài sản ông kiếm được.

Điều này chính Giacóp cũng đã thấy khi ông đến Bêthel dâng lời tạ ơn Thiên Chúa: "hãy khử bỏ các thần xa lạ khỏi giữa các ngươi, hãy thanh tẩy mình và thay y phục. Rồi ta hãy choi dậy đi lên Bêthel. Ở đó tôi sẽ làm tế đàn kính Thiên Chúa, Đấng đã nhậm lời tôi trong ngày quân bách, Đấng đã ở với tôi trên đường tôi đi" (St 35, 2-3).

Thiên Chúa đã ở với Giacóp để giải cứu ông, để độ trì ông làm ăn phát đạt.

Yahweh đã thành nguồn hạnh phúc của Giacóp.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG GIẢI PHÓNG DÂN

Khi ở bên Ai Cập, dân Do Thái khổ cực và kêu lên Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng đã sai Môsê đến dẫn dân khỏi Aicập, luôn ở với dân bốn mươi năm trong hoang địa, và đưa dân vào đất hứa qua Giôsuê.

Thiên Chúa Can Thiệp Vào Lịch Sử Do Thái

Yahweh Thiên Chúa đã hiện ra cho Môsê nơi bụi gai bốc cháy nhưng không tàn, và Người phán: "khi ngươi dẫn dân ra khỏi Ai cập... các ngươi sẽ thờ Thiên Chúa trên núi này" (Xh 3, 12).

Biến cố Xuất Hành đi liền với giao ước trên núi Sinai, biến cố xuất hành hướng về giao ước tại Sinai.

Thiên Chúa- Đấng Cảm Thương

"Ta thấy rõ nỗi khổ của dân Ta bên Ai cập, và Ta đã nghe tiếng than chúng kêu lên trước

mặt đốc công, quả Ta đã biết các khổ đau của chúng" (Xh 3, 7)."

Thiên Chúa quyết định: "Nên Ta xuống giựt chúng thoát tay Ai cập và dân chúng ra Khỏi xứ ấy, lên xứ vừa đẹp vừa rộng, lên xứ chan hòa sữa mật. Vậy bây giờ ngươi hãy đi. Ta sai ngươi đến với Pharaô; ngươi hãy đem dân của Ta, con cái Israel ra khỏi Ai cập" (Xh 3, 8. 10).

Thiên Chúa- Đấng Giải Phóng

Thiên Chúa giải phóng con dân Israel ra khỏi Ai cập, bởi vì "Thiên Chúa đã nhớ lại giao ước của Người với Abraham, với Ysaac, với Giacóp" (Xh 3, 7. 10; 5, 1. 7; 7, 16. 26).

Thiên Chúa đã thương yêu và tuyển chọn Abraham cùng dòng dõi ông, chính vì vậy Ngài đã hướng dẫn cuộc đời của các tổ phụ, đã ở với các ngài, đã cho các ngài gặp may mắn trên đời, và bây giờ Ngài quyết định giải phóng con cái Israel ra khối Ai Cập.

Không phải vì dân Israel luôn vâng theo lời Chúa mà Chúa giải phóng họ, nhưng vì Ngài yêu thương và tuyển chọn họ.

Môsê được chọn làm người đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập, vì Thiên Chúa yêu thương dân Người, chứ không phải chỉ vì Môsê.

Trong biến cố xuất hành, Yahweh Thiên Chúa là Đấng quyết định giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập; chính Ngài đã tuyển chọn Môsê làm người dẫn dân Ngài ra khỏi Ai cập, và cũng chính Ngài đưa ra lý lẽ để nói với Pharaô: "Yahweh,Thiên Chúa của dân Hipri đã cho chúng tôi gặp Người. Vậy bây giờ, xin cho chúng tôi đi ba ngày đàng vào sa mạc tế lễ cho Yahweh Thiên Chúa của chúng tôi" (Xh 3, 18).

Thiên Chúa Yahweh là lá cờ giương cao của dân Israel trong biến cố giải phóng dân khỏi Ai cập: "Yahweh Thiên Chúa của Israel phán thế này: Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng trẩy lễ mừng Ta trong sa mạc" (Xh 5, 1. 3; 7, 16. 26; 8, 4. 16; 9, 1. 13; 10, 3; 12, 31).

Thiên Chúa- Đấng Ban Thập Giới

Thập giới là điều khoản của giao ước Sinai giữa Yahweh và toàn dân Israel.

Luật thập giới tỏ lộ ý định của Yahweh cho toàn dân Israel, là điều khoản căn bản của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài; như vậy, giữ thập giới là giữ giao ước giữa Thiên Chúa và Israel, không giữ thập giới là hủy bỏ giao ước giữa Thiên Chúa và Israel (J. E. McKENZIE, art. "Aspects of Old Testament Thought", trong Jerome Biblical Commentary, p. 751).

Thiên Chúa- Đấng Yêu Thương và Nói Qua Trung Gian

Yahweh mặc khải Ngài là "Thiên Chúa chạnh thương, huệ ái, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Ngài giữ nghĩa cho đến ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm qua phạm, nhưng khống coi tội như thể vố can.' Ngài trị tội cha trên cOn cháu ba' bốn đời" '(Xh 34, 6-7).

Thiên Chúa Yahweh là Thiên Chúa tình yêu, kiên nhẫn và tha thứ.

Thiên Chúa đã nói với dân qua Môsê, và qua trung gian Môsê Thiên Chúa cũng nói với Pharaô và triều đình Ai cập (Xh 19,19, 21-25; 20, 18-21).

Còn với chính Môsê, Thiên Chúa đã nói với ông qua trung gian bụi gai gốc cháy nhưng không tàn (Xh 3). Sau đó, Môsê sống rất thân mật với Thiên Chúa và thường được Thiên Chua phán bảo ông, nhưng Kinh Thánh không cho biết Thiên Chúa phán bảo với ông qua trung gian nào.

Qua biến cố xuất hành và giao ước Sinai, Thiên Chúa mặc khải Ngài:

Thiên Chúa quyền năng, Đấng can thiệp vào dòng lịch sử, Đấng giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, Đấng bảo trợ dân,

Thiên Chúa của dân Israel, Đấng làm dân Israel thành dân tư tế của Thiên Chúa, Đấng ký kết giao ước với dân Israel, Đấng biến dân Israel thành sở hữu của Ngài.

THIÊN CHÚA- ĐẤNG THÀNH TÍN

Thời kỳ thẩm phán kéo dài khoảng trên 200 năm, từ sau khi Yosua đưa dân vào đất hứa cho tới thời Israel có vua (khoảng từ 1210 đến 1000 trước công nguyên).

Dân bất trung thờ thần ngoại, Thiên Chúa để họ bị dân lân bang chiếm đánh hà hiếp bóc lột. Khổ quá họ kêu lên Thiên Chúa, Thiên Chúa sai các Thẩm Phán đến cứu họ.

Thiên Chúa Ở Với Các Thẩm Phán

Thẩm phán là những vị được Thiên Chúa "ở với" một cách đặc biệt (Tp 3, 10); họ là cứu tinh của dân tộc (Tp 3, 9.15) chứ không phải là những người được đặt để theo thói thường (Xh 18, 13-26).

Với Baraq, Thiên Chúa đã nói với ông qua tiên tri Đêbôrah (Tp 4, 1-10); Với Ghêđêô, thần sứ Yahweh đã hiện ra cho ông (Tp 6, 11-12) và Yahweh đã trao sứ mạng Cho ông (Tp 6, 16tt); Với Samson, ơn gọi đã hình thành từ lúc được thụ thai, ông là người được hiến thánh cho Thiên Chúa từ trong dạ mẹ "chính trẻ ấy sẽ khởi công cứu thoát Israel khỏi tay Philitin" (Tp 13, 5).

Sau thời thẩm phán, là thời kỳ vương quyền. Có thể nói vị thẩm phán cuối cùng là Samuel (1Sm 7, 2-17);

Samuel còn được coi là tiên tri, vì Yahweh

Thiên Chúa đã nói với ông, và nói với dân qua ông (1Sm 3, 1-21); Samuel cũng là người đã xức dầu phong vương cho Saul (1Sm 10, 1tt) và cho David (1Sm 16).

Thiên Chúa Hành Động Qua Các Thẩm Phán

Những dân tộc đông phương lân cân của dân Israel cũng dùng những cách như "bói toán gieo quẻ để biết ý định của Thần Linh.

Có sự khác nhau rõ rệt giữa một thầy chiêm "chân thât" và một thầy chiêm "giả hiệu" dù ở nơi dân lân cân hay nơi dân tộc Israel: thầy chiêm giả hiệu buộc thần linh phải tỏ ý kiến qua việc tuân giữ các nghi thức, còn thầy chiêm chân thực lắng nghe Thiên Chúa vì Ngài hoàn toàn tự do.

Con dân Israel phải chờ đợi câu trả lời của Thiên Chúa. Việc hỏi ý kiến này thường thuộc về nhiệm vụ của các nhà chiêm thị, va của cac tư tế (1Sm 1, 36; 22,15).

Dân Israel liên tục phản bội Chúa: thờ các thần ngoại; Vì vậy, Ngài đã phó nộp họ vào tay các dân tộc khác! Khổ cực, họ quay trở về với Chúa, và kêu xin Người; Thiên Chúa đã thương, và sai các thẩm phán đến cứu họ thoát khỏi tay những dân tộc khác.

Nhiều lần dân Israel phản bội Thiên Chúa, không tuân giữ giao ước, thờ các thần khác; nhưng Yahweh Thiên Chúa vẫn đáp cứu dân mỗi khi dân quay trở về với Thiên Chúa.

Những trình thuật này cho thấy Thiên Chúa là Đấng thành tín, kiên nhẫn và tha thứ; còn Israel là dân cứng cổ, bất trung, luôn phản bội.

Qua thời đại các thẩm phán, các vua và các tiên tri, Thiên Chúa to cho thấy Ngài là Thiên chúa trung thành với giao ước. Dù dân không giữ giao ước, dù dân phan bội bất trung, thì Thiên Chúa vân trung thành.

Thiên Chúa là Đấng bảo vệ giao ước, giúp dân tuân giữ giao ước; Ngài đã dùng những phương tiện khác nhau đê giúp dân trung thành với giao ước, trung thành với Ngài, chẳng hạn như cơ cấu vương quyền, cơ cấu tư tế và các tiên tri.

Nếu dân vân cứng lòng, Ngài cho những tai hoạ đến để cảnh cáo dân, nhất là bằng biến cố lưu đày. Khi những cơ cấu vương quyền và tư tế, làm dân bê trễ không giữ giao ước, thì Ngài bãi bỏ những cơ cấu đó, thậm chí cả Hòm Bia, Đền Thờ.

THIÊN CHÚA NHƯ CHA NHƯ ME

Thiên Chúa như cha (2Sm 7:14), như mẹ (Hos 11:1-9), và hơn cha hơn mẹ (Is 49:15-16).

Trong giai đoạn thời tiên tri, Thiên Chúa tỏ mình là Đấng yêu thương dân Israel vô cùng.

Không bao giờ Người nở bỏ dân:

"Mẹ nào lại quên con đẻ của mình? cạn lòng thương đối với con dạ nó không? cho dù chúng quên được nữa, thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên ngươi (Is. 49, 15)".

"Làm sao Ta nỡ bỏ ngươi hỡi Ephraim, hay thí hẳn ngươi đi, hỡi Israel! làm sao ta nỡ bỏ ngươi như Adma, cho ngươi hóa tựa Xơboim? lòng ta đảo lộn trong Ta, và mối chạnh thương sôi réo cả lên" (Hos. 11, 8).

Thiên Chúa là Thiên Chúa siêu việt, Ngài không suy nghĩ và hành động như người phàm, Ngài không cư xử với Ta nhự_Ta đáng tội: "Như trời cao hơn đất thế nào, thì tư tưởng Ta cũng vượt quá tư tưởng các ngươi" (Is 55, 9), "Vì Ta là Chúa, chứ không phải người'phàm” (Hos 11, 9).

THIÊN CHÚA- ĐẤNG LÀM CHO SỐNG

1 Tay ĐỨC CHÚA đặt trên tôi. ĐỨC CHÚA dùng thần khí đem tôi ra, đặt tôi giữa thung lũng; thung lũng ấy đầy xương cốt. 2 Người đưa tôi đi ngang, đi dọc giữa chúng. Những xương ấy nằm la liệt trên mặt thung lũng và đã khô đét. 5 ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này với các xương ấy: Đây Ta sắp cho thần khí nhập vào các ngươi va các ngươi se được sống. 6 Ta sẽ đặt gân trên các ngươi, sẽ khiến thịt mọc trên các ngươi, sẽ trải da bọc lấy các ngươi. Ta sẽ đặt thần khí vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được sống. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA."

9 Người lại bảo tôi: "Ngươi hãy tuyên sấm gọi thần khí; tuyên sấm đi, hỡi con người! Ngươi hãy nói với thần khí: ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này: Từ bốn phương trời, hỡi thần khí, hãy đến thổi vào những người đã chết này cho chúng được hồi sinh.”

10 Tôi tuyên sấm như Người đã truyền cho tôi. Thần khí liền nhập vào những người đã chết; chúng được hồi sinh và đứng thẳng lên: Đó là cả một đạo quân lớn, đông vô kể.

Con người chỉ là tạo vật; đối với Thiên Chúa, con người như đất sét với người thợ gốm (Is 45, 9tt). Con người, là tạo vật được Yahweh Thiên Chúa yêu thương rất mực, đặc biệt con người đây lại là dân Israel. Nhưng con người, và đại biểu là con dân Israel, thật cứng lòng cứng cổ, luôn bất trung cùng Thiên Chúa, luôn phản bội Ngài, phản bội giao ước.

Israel được gọi được chọn, được yêu thương cưng chiều, là để thành bí tích cho mọi dân mọi nước, nhằm giúp con người nhận biết Yahweh là Thiên Chúa, là Đấng yêu thương tất cả mọi người.

THIÊN CHÚA- NGUỒN KHÔN NGOAN

Khôn ngoan không phát sinh do con người, nhưng từ Thiên Chúa. "Khôn ngoan nhất nhất đều do tự Chúa, và từ đời đời hằng ở với Người"(Hc 1, 1). "Ta (khôn ngoan) đã xuất tự miệng Đấng tối cao, như áng mây Ta đã bao trùm trái đất" (Hc 24, 3). "Yahweh đã dựng nên Ta, tiên thường của công trình Người. Từ trước mọi thời, ngay lúc khởi nguyên, Người đã dựng nên Ta, và cho đến đời đời, Danh Ta sẽ không phai (Hc 24, 9). “Từ đời đời, Ta đã được tấn phong, ngay từ đầu, trước khi đất khai sinh" (Cn 8, 22-23).

“22 Quả vậy, nơi Đức Khôn Ngoan, có một thần khí tinh tường và thánh thiện, duy nhất và đa năng, tinh tế và mau lẹ, minh mân và tinh tuyền, trong sáng và thản nhiên, lanh lợi và chuộng điều lành, 23 bất khuất, từ bi và nhân ái, cương quyết, vững vàng và điềm tĩnh, làm được mọi sự và quan tâm đến mọi điều, thấu suốt mọi tâm can, kể cả tâm can của những người trong sạch, thông minh, tinh tế nhất.

25 Đức Khôn Ngoan toả ra từ quyền năng Thiên Chúa và rực lên trong ngần từ Đấng Toàn Năng, nên không thể vương một tì ố. 26 Đức Khôn Ngoan phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hình anh long nhân hậu của Người". 27 Dầu chỉ một mình, Đức Khôn Ngoan vân có thể làm được mọi sự ; luôn luôn bất biến, Đức Khôn Ngoan đổi mới được muôn loài. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, Đức Khôn Ngoan ngự vào những tâm hồn thánh thiện, biến họ nên "bạn hữu' của Thiên Chúa, nên ngôn sứ của Người. 28 Thiên Chúa chỉ yêu chuộng những người chung sống với Đức Khôn Ngoan. 29 Đức Khôn Ngoan rực rỡ hơn mặt trời, trổi vượt muôn tinh tú. So với Đức Khôn Ngoan, ánh sáng còn kém xa” (Kn 7:22-29).

 

Với dân Do Thái chúng ta thấy: Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật. Đau khổ và sự chết là hậu quả của tội; hạnh phúc đích thực tùy thuộc tương giao của con người với Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã yêu thương và tuyển chọn Abraham: chính Ngài đã kêu gọi và lập giao ước với Abraham, trở thành Thiên Chúa của Abraham, Ysaac, Giacóp.

Thiên Chúa đã giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, Ngài trở thành Đấng giải phóng, bảo trợ, cứu chuộc dân; Thiên Chúa lập giao ước với dân Israel trên núi Sinai, ban lề luật cho dân, làm dân Israel thành dân riêng của Ngài, cho Israel thành dân tư tế, dân trung gian giữa Thiên Chúa và các dân khác, làm dân Israel thành dân qua đó các dân tộc khác được chúc phúc.

Cho dù dân Israel có phản bội, thì Ngài vẫn là Thiên Chúa trung thành; Ngài ban các thẩm phán để cứu dân, Ngài ban các tiên tri để giúp dân trở lại với Ngài, để dân tuân giữ giao ước của Ngài với dân.

Con người và dân Israel luôn luôn phản bội, nhưng qua đó Thiên Chúa cho thấy Ngài là Thiên Chúa giàu lòng thương xót và nhân từ, Ngài luôn tha thứ cho con người.

Thiên Chúa là Đấng ban khôn ngoan đích thực cho con người; sự khôn ngoan đích thực không chỉ nằm trên bình diện tri thức ngọn nguồn sự vật, nhưng chủ yếu hệ tại cuộc sống. Sự khôn ngoan đích thực là kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ lề luật giao ước.

 

 

 

 


IV.NIỀM TIN “CHA-CON-THÁNH THẦN” NHƯ DỮ KIỆN

Từ vị thế con người hôm nay, tôi tra vấn về niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nhờ đâu tôi biết Thiên Chúa Ba Ngôi? Tôi biết Thiên Chúa là Ba Ngôi nhờ cha mẹ dạy bảo, các thầy cô dạy giáo lý, các linh mục giảng thuyết trong thánh lễ.

Tôi tự hỏi, vậy nhờ đâu những người này biết Thiên Chúa Ba Ngôi? Họ cũng như tôi, họ nhận niềm tin từ cha mẹ, từ các thầy cô dạy giáo lý. Nếu đi lên mãi, tôi bắt gặp các nhà truyền giáo tới rao giảng Tin Mừng. Nhưng nhờ đâu các nhà truyền giáo nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi? Những người này cũng nhờ cha mẹ thầy cô dạy cho biết. Nếu đi lên mãi, tôi sẽ gặp niềm tin của các tông đồ.

 “Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.” Đức tin của tôi là đức tin tông truyền, nghĩa là, nhờ các tông đồ mà có, truyền từ các tông đồ cho đến tôi. Người ta có thể nhận ra đức tin của các tông đồ và của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai qua các nghi thức cử hành lễ rửa tội, qua phụng tự Thánh Thể, qua những lời cầu khẩn của cộng đoàn sơ khai, và đặc biệt qua bộ Tân Ước.[116]

A. NIỀM TIN “ĐỨC GIÊSU KITÔ NGỰ BÊN HỮU THIÊN CHÚA”

Đức Giêsu đã sống lại. Nhóm 10 tông đồ tin Đức Giêsu đã phục sinh vào buổi chiều ngày thứ nhất khi Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra cho họ (Ga.20, 19-23). Riêng tông đồ Thomas thì mãi một tuần sau ông mới tin Đức Giêsu phục sinh (Ga.20, 24-29). Theo Tin Mừng Máccô, không có tông đồ nào tin Đức Giêsu Phục Sinh nếu họ không được tận mắt thấy Đấng Phục Sinh (Mc.16, 9-14).

1. Đức Giêsu- Người Nazarét

Đấng Phục Sinh là ai? Trong bài giảng đầu tiên của Phêrô vào ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cho người ta biết Đức Giêsu là người làng Nazarét, Ngài đã làm nhiều điềm thiêng dấu lạ, người Do Thái đã giết Ngài, và Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại. Các tông đồ là những chứng nhân các điều đó (Cv.2, 32).

Trình thuật về Đức Giêsu cho thấy Ngài là con bác thợ, tên mẹ Ngài là Maria, và anh em họ hàng Ngài sống giữa dân làng Nazarét (Mc.6, 3; 1,9). Chắc hẳn khi còn ở Nazarét trước khi đi rao giảng, Ngài đã sống cuộc đời không có gì đặc biệt để khi trở về quê hương rao giảng, dân làng không kính phục Ngài. Họ biết đời sống và thân thế của Ngài.

Khi còn sống với Đức Giêsu, các tông đồ cũng không biết rõ về con người đặc biệt của thầy mình. Các ông không tin Ngài sống lại cho dù Ngài đã báo trước ba lần (Mc 16, 9-14); tuy nhiên, sau biến cố Đức Giêsu phục sinh, các ông biết rõ hơn về Đức Giêsu. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng các tông đồ nhận ra, Thiên Chúa đã đặt Đức Giêsu Phục Sinh làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô (Cv.2, 36).

2. Đức Giêsu Phục Sinh- Lên Trời Ngự Bên Hữu Thiên Chúa

Khi Đức Giêsu còn đang sống đời tại thế với các tông đồ, không có ai biết Ngài là Thiên Chúa. Đã ba lần Đức Giêsu báo Ngài sẽ bị bắt, bị giết, và sau ba ngày Ngài sẽ sống lại (Mc.8, 31; 9, 31; 10, 33-34), thế nhưng không có tông đồ nào đã tin Ngài sống lại, thậm chí cả khi các chị phụ nữ được thấy Ngài sống lại về báo tin (Mc.16, 9-14). Họ chỉ tin Đức Giêsu phục sinh khi chính Đức Giêsu phục sinh hiện ra cho họ.

Sau khi được Đấng Phục Sinh hiện ra cho, với ơn trợ giúp của Thánh Thần, các tông đồ ngày càng biết hơn về Đức Giêsu thầy mình hơn. Các ông nhớ lại những gì Đức Giêsu đã nói khi còn sống đời tại thế với các ông (Ga.14, 26), và nhờ đó các ông nhận ra Ngài có quyền tha tội (Mc.2, 5.7), Ngài có trước Abraham (Ga.8, 57-58), Ngài và Cha là một (Ga.10, 30), Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc.14, 62), Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa (Ga.10, 33).

Tin mừng nhất lãm còn dùng một từ ngữ khác để chỉ thần tính của Đức Giêsu: lên trời. Lên trời, là từ ngữ rất chủ quan và hàm hồ. Trời trên đầu tôi, nhưng như vậy có thể là cả phía trên đầu tôi hoặc phía dưới chân tôi, nếu so sánh phía đầu tôi với phía đầu người đứng đối diện tôi qua tâm trái đất, người đang ở cách tôi 12 tiếng đồng hồ. Như vậy, tôi không được hiểu từ ngữ “lên trời” theo nghĩa đen, nhưng phải hiểu, lên trời là một từ ngữ dùng để chỉ Đức Giêsu được siêu tôn.

Ngài lên trời (Cv.1, 9; Lc.24, 51) để ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc.16, 19). Theo tin mừng Máccô, Đức Giêsu bị kết án tử hình vì nhận mình “ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trong vinh quang” (Mc.14, 62). Người Do Thái coi đây là lời nói phạm thượng, dám cho mình ngang bằng Thiên Chúa. Niềm tin Đức Giêsu lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, là niềm tin Đức Giêsu là Thiên Chúa.

B. THÁNH THẦN- ĐẤNG TRỢ GIÚP

Nhờ nhớ lại những lời của Đức Giêsu khi Ngài còn tại thế, các tông đồ nhận ra một Đấng mà Đức Giêsu đã đề cập đến khi Ngài còn đang sống với các ông: Đấng trợ giúp- Thần Khí sự thật- Thánh Thần.

Theo Tin Mừng, Đức Giêsu đã đề cập đến Thánh Thần như một ngôi vị.

Tác giả tin mừng theo thánh Gioan cho biết, với Đức Giêsu, Thánh Thần là Đấng Cha sai đến nhân danh Đức Giêsu, để Ngài ở mãi với con người (Ga.14, 16). Thánh Thần là Đấng dạy dỗ các tông đồ mọi nơi mọi lúc, là Đấng làm chứng về Đức Giêsu (Ga.14, 26; 15, 26), là Đấng dẫn các tông đồ đến sự thật trọn vẹn (Ga.16, 13).

Tác giả sách Công Vụ Tông đồ đề cập tới Thánh Thần 62 chỗ, và 18 trong số đó nói về Thánh Thần như ngôi vị; chẳng hạn Thánh Thần nói (1, 16; 8, 29; 10, 19; 11, 12; 13, 2; 28, 25), cấm (16, 6), nghĩ (15, 28), chỉ định (20, 28), sai gởi (13, 4), làm chứng (5, 32; 20, 23), đem đi (8, 39), ngăn cản (16, 7), bị lừa dối (5, 3), thử thách (5, 9), chống lại (7, 51 cf 6, 10).

Theo thư thứ nhất của thánh Phêrô, Thánh Thần làm chứng: “Các ngôn sứ đã nghiên cứu tìm hiểu ơn cứu độ này, và đã tuyên sấm về ân sủng dành cho anh em. Thần Khí Đức Kitô ở nơi các ngài, đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Kitô, và vinh quang đến sau những đau khổ đó , nên các ngài tìm hiểu xem Thần Khí muốn cho thấy việc đó xảy ra vào thời nào, trong hoàn cảnh nào” (1Pr 1, 10-11).

Theo thư thứ nhất gởi Timôthê, Thánh Thần “nói”: “Thần Khí phán rõ ràng: vào những thời cuối cùng, một số người ….” Theo thư gởi tín hữu Do Thái, Thánh Thần nói và làm chứng: “Vì thế, như lời Thánh Thần phán: ngày hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Chúa thì chớ cứng lòng…” (Dt 4, 1).[117]

C. NIỀM TIN “CHA- CON- THÁNH THẦN”

Các tông đồ chỉ nhận biết Đức Giêsu ngang bằng Thiên Chúa và là Thiên Chúa sau biến cố Đức Giêsu phục sinh, chứ còn khi Đức Giêsu còn đang sống đời tại thế với các tông đồ thì chưa có ai biết chân tướng của Đức Giêsu.

Tân Ước là bộ sách được viết sau biến cố Phục Sinh, nó xuất hiện vào hậu bán thế kỷ thứ nhất. Tác phẩm xuất hiện đầu tiên của Tân Ước là hai thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Thessalonica, được viết khoảng năm 52-53, tác phẩm cuối cùng của Tân Ước là sách tin mừng Yoan, được hình thành khoảng cuối thế kỷ thứ nhất. Bản văn Tân Ước cho thấy đức tin của các tông đồ và các Kitô hữu tiên khởi. Trong Tân Ước không thấy có chữ “Ba Ngôi,” từ ngữ “Ba Ngôi” (Τριας, Trinitas, Trinity, Trinité) chỉ xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm bằng tiếng Hylạp của Theophilus of Antioch (Ad Autolycum, khoảng năm 181, Τριας) và bằng tiếng Latin của Tertulian (Adversus Praxeam, khoảng năm 213, Trinitas).[118]

Nơi Tân Ước người ta không tìm thấy nhiều chỗ gọi đích danh Đức Giêsu hay Thánh Thần là Thiên Chúa, nhưng có nhiều chỗ đề cập đến bộ ba Cha, Con hay Đức Giêsu Kitô, và Thánh Thần. Điều này hàm chứa các tông đồ và các Kitô hữu sơ khai đã nhận biết Đức Giêsu và Thánh Thần ngang bằng Thiên Chúa, và là Thiên Chúa.

1. Trong bản văn Tân Ước

Có nhiều bản văn trong Tân Ước đề cập bộ ba Thiên Chúa, Đức Giêsu, và Thánh Thần như Mt.28, 19; Rm. 8,11; 1Cor.6, 11;12, 4tt; Gl.3, 11-14; Dt.10, 29; 1Pr.1, 2.

a. Phụng Tự Phép Rửa

Bộ ba Cha, Con, và Thánh Thần xuất hiện trong tin mừng theo thánh Matthêu: “Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho các con. Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt.28, 19-20).

b. Vinh Tụng Ca

Vinh tụng ca (doxologies) cũng là một bằng chứng cho thấy Kitô hữu tin Đức Giêsu là Thiên Chúa. Vinh tụng ca cũng được tìm thấy trong Tân Ước, đặc biệt trong các thư của Phaolô.

Hai vinh tụng ca trong Tân Ước tôn vinh Đức Kitô:

·         ”Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Xin kính dâng Người vinh quang, bây giờ và cho đến muôn đời. Amen” (2Pr.3, 18).

·         ”Người (Đức Giêsu Kitô) đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Kh.1, 5b-6).

Vinh tụng ca Rm.9, 5 có nhiều tranh cãi. Tùy theo vị trí của dấu chấm, mà bản văn có ý nghĩa khác nhau.

·         Dấu chấm được đặt ở cuối câu: ὧν οἱ πατέρες, καὶ ἐξ ὧν ὁ χριστὸς τὸ κατὰ σάρκα, ὁ ὢν ἐπὶ πάντων, θεὸς εὐλογητὸς εἰς τοὺς αἰῶνας. Ἀμήν. Dưới đây là bản dịch của Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời.”

·         Dấu chấm được đặt sau chữ “theo xác thịt”: ὧν οἱ πατέρες, καὶ ἐξ ὧν ὁ χριστὸς τὸ κατὰ σάρκα. ὁ ὢν ἐπὶ πάντων, θεὸς εὐλογητὸς εἰς τοὺς αἰῶνας. Ἀμήν. Như vậy, bản văn có thể được dịch là: “và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Thiên Chúa là Đấng vượt trên mọi sự, chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời.”

·         Dấu chấm được đặt sau chữ “vượt trên mọi sự”: ὧν οἱ πατέρες, καὶ ἐξ ὧν ὁ χριστὸς τὸ κατὰ σάρκα, ὁ ὢν ἐπὶ πάντων. θεὸς εὐλογητὸς εἰς τοὺς αἰῶνας. Ἀμήν. Bản văn có thể được dịch: “và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ, Người vượt trên tất cả. Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn thuở muôn đời.”

Phải nói rằng, đa số các giáo phụ chấp nhận lập trường cho rằng dấu chấm ở cuối câutuy nhiên những thủ bản cổ nhất lại cho thấy dấu chấm được đặt ở sau chữ “theo xác thịttheo huyết thống;” bản Vaticanus (codexVaticanuscó dấu chấm phẩybản Ephraemi (codex Ephraemicó dấu chấm.[119]

Hai vinh tụng ca trong Dt.13, 20-21 và 2Tm.4, 18 có thể được hiểu tôn vinh cả Cha lẫn Đức Kitô.[120]

cLời Cầu Nguyện

Trong Tân Ướcngười ta cũng ghi nhận một số lời cầu nguyện được dâng lên Đức Kitô:

Lời cầu phúc cũng là lời cầu nguyện:

“Nếu anh em cầu xin Thầy bất cứ điều gì nhân danh Thầy, Thầy sẽ ban cho anh em” (Ga.14, 14). Một số thủ bản bỏ chữ Thầy, nhưng theo Wainwright, những thủ bản tốt nhất đều thấy có chữ Thầy.[121]

2. Trong các chứng từ khác

Vào thời của bộ Tân Ước được hình thành, cũng có những tác phẩm khác. Các tác giả và tác phẩm được sống cùng thời  với các tông đồ, được gọi là các tông phụ (apostolic fathers), chẳng hạn Clement of Rome (giáo hoàng 92-101, viết Ad Corinthios khoảng năm 96/98), Ignatius of Antioch (†107), Polycarp (70?-156, viết Ad Philippenses, sau 107), Papias (những bản viết vào khoảng năm 130), thư của Barnabas (96/98), thư gởi Diognetus (tk.2), sách Didache (90/100).[122] Những bản văn này cho thấy đức tin các Kitô hữu thời khởi đầu. Thời này chưa có học thuyết ba ngôi theo nghĩa hẹp.

Sau thời các tông phụ là thời các nhà hộ giáo (apologists). Thời này ở vào thế kỷ thứ hai, chẳng hạn như Aristides (viết Apologia khoảng 140), Justin tử đạo (viết Apologia 150/155), Athenagoras (viết Legatio pro Christianis, khoảng 177), Tatian (viết Adversus Graecos oratio, khoảng 165), Theophilus of Antioch (viết Ad  Autolycum, khoảng 181/182). Vào thời này, các Kitô hữu trí thức cố gắng giải thích đức tin Kitô giáo để người ngoại đạo khỏi hiểu lầm. Đây cũng là thời nhiều Kitô hữu cố gắng giải thích những mầu nhiệm trong đạo, họ có thể là những thần học gia nhưng cũng có thể là những người lạc giáo.

Ngoài bộ Tân Ước, các nghi thức phụng tự như nghi thức phép rửa, nghi thức Thánh Thể, cũng phản ánh đức tin vào Cha, Con, và Thánh Thần của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai.

a. Phụng Vụ Phép Rửa

Nghi thức rửa tội trong thế kỷ đầu cũng ghi nhận bộ ba Cha, Con, và Thánh Thần. Niềm tin Thiên Chúa là Cha, Con, và Thánh Thần là niềm tin của các tông đồ và các Kitô hữu tiên khởi.

Người ta đọc thấy trong sách Didache, còn được gọi là Giáo Thuyết của 12 Tông Đồ (Doctrina 12 Apostolorum) hình thành vào khoảng năm 90/100: “Về phép rửa, hãy làm phép rửa thế này: sau khi đã nói tất cả trước, hãy làm phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần trong dòng nước chảy.”[123]

Justin (100-163) cũng cho thấy lời tuyên xưng Ba Ngôi tại phép rửa: “Rồi họ được chúng tôi dẫn tới nơi có nước, và họ được tái sinh cùng một cách thức như chúng tôi đã được tái sinh. Thực vậy nhân danh Cha của vũ hoàn và Thiên Chúa, và của Đấng cứu độ Giêsu Kitô, và của Thánh Thần, họ được tẩy rửa trong nước.”[124]

Irenaeus (140-202) cũng đã rất quen thuộc với lời tuyên xưng Ba Ngôi ở phép rửa.[125] 
Nơi Hippolytus of Rome người ta cũng nhận ra lời tuyên tín ba phần tử trong ba câu hỏi tại phép rửa.[126]

Tertullian (160-222) cho rằng Giáo Hội được xây nền trên lời tuyên xưng Ba Ngôi: “Vì ở đâu có ba, nghĩa là, Cha, Con, và Thánh Thần, thì ở đó có Giáo Hội là thân thể của ba này.”[127]

Hilary of Poitiers (315-366) và Augustine (354-430) cho rằng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được diễn tả đầy đủ trong phép rửa.[128]

b. Phụng Vụ Thánh Thể

Trong nghi thức Thánh Thể, khi Didache chưa nói rõ về Thánh Thần, thì nơi Justin đã thấy có cơ cấu Ba Ngôi.[129]

Trong Truyền Thống Tông Đồ (Apostolic Tradition) của Hippolytus người ta cũng thấy cơ cấu Ba Ngôi rõ ràng: “Chúng con ta ơn Thiên Chúa qua người Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng Ngài đã sai đến vào những ngày cuối cùng như Đấng Cứu Độ và Đấng Giải Phóng… Và Con của Ngài đã được mặc khải nhờ Thánh Thần.”[130]

 


 

V. SUY TƯ GIẢI THÍCH VỀ THIÊN CHÚA

Cái nhìn về Đức Kitô liên hệ mật thiết đến cái nhìn về Thiên Chúa. Nếu không tôn trọng thiên tính của Đức Giêsu, thì không thể giải thích đúng đắn về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô, và về Thánh Thần. Đứng trước niềm tin rất đặc biệt vào Đức Giêsu, người ta ghi nhận có nhiều giải thích. Dưới đây xin đề cập đến giải thích của những người theo ngộ thuyết (gnosticism), rồi đến giải thích của một số người Do Thái chủ trương nhất chủ thuyết (monarchianism), và sau đó giải thích của một số người Hylạp coi nhẹ nhân tính của Đức Giêsu (docetism).

Một số Kitô hữu gốc Do Thái muốn bảo vệ niềm tin độc thần đến độ hầu như phủ nhận thần tính của Đức Giêsu, họ cho rằng Đức Giêsu là một tiên tri xuất chúng nhưng không phải Thiên Chúa. Thư thứ nhất của thánh Gioan chống lại quan điểm này: “Ai thắng được thế gian nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?” (1Ga.5, 5).

Một số Kitô hữu gốc Hylạp lại coi nhẹ nhân tính của Đức Giêsu, cho rằng Đức Giêsu chỉ có vẻ là người thôi chứ không là người thật. Những người chủ trương như vậy được gọi là những người ảo thân thuyết (docetists). Thư thứ nhất của thánh Gioan chống lại quan điểm này: “Căn cứ điều này, anh em nhận biết thần khí của Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí đó bởi Thiên Chúa” (1 Ga.4, 2). Thánh Ignatius of Antioch (†107) trong thư  gởi Smyrnaeos (Smyrn.2) cho rằng nếu phủ nhận thân xác của Đức Giêsu là phủ nhận việc cứu độ, vì nếu Đức Giêsu chỉ có vẻ có thân xác, thì Ngài cũng chỉ có vẻ cứu độ con người mà thôi.

A. NGƯỜI THEO NGỘ THUYẾT

Ngộ thuyết (gnosticism) rất đa dạng và phức tạp, cần phân biệt ngộ thuyết thường như vẫn hiểu, và ngộ thuyết Kitô. Ngộ thuyết nói chung cho rằng con người cần ý thức bản tính thần linh của mình. Con người đã bị sa ngã, đắm chìm trong cuộc sống xác thịt và vật chất; vì thế con người phải tìm cách bằng nhận thức, thoát khỏi hiện hữu này. Ý thức về nguồn gốc thần linh của mình, đã là được cứu độ rồi.

Kitô hữu theo ngộ thuyết (gnosticism) cũng có cách giải thích riêng về Đức Giêsu.[131] Họ có tham vọng giải thích lại Kitô Giáo, một cách cụ thể, giải thích mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng những phạm trù ngộ thuyết[132].

Cérinthe, một Kitô hữu theo ngộ thuyết, xuất hiện thời tin mừng và các thư Gioan. Cérinthe phủ nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa; ông phân biệt Đức Giêsu và Đức Kitô. Với Cérinthe, Đức Giêsu chỉ là một người, là con không chỉ của Maria nhưng của Giuse nữa, nhưng trổi vượt trên người khác bởi sự cẩn trọng, sự công chính, và sự khôn ngoan. Sau khi chịu phép rửa, Thiên Chúa tối cao, chứ không phải Tạo Hóa, đã ban Thánh Thần cho Ngài, được gọi là Kitô, dưới hình chim câu. Từ đó, Đức Giêsu bắt đầu loan báo Vị Thiên Chúa vô minh, và làm nhiều phép lạ. Trước khi chết, Thánh Thần, Đấng Kitô, đã bỏ Đức Giêsu, chết như một người bình thường (xem 1Ga.5, 5; Ga.1, 29-34). Cerinthe chấp nhận chứng từ của Thánh Thần trong nước phép rửa, nhưng phủ nhận chứng từ Thánh Thần bởi máu (xem Ga.19, 31-37). Theo Cérinthe, con người được cứu độ không phải bởi máu Đức Kitô, nhưng nhờ nhận một mặc khải của Thiên Chúa Cha vô minh và không phải là tạo hóa. Cérinthe phủ nhận thần tính sáng tạo và công trình cứu độ của Đức Giêsu. Cérinthe là người đầu tiên Hylạp hóa tín điều Kitô. Những người theo phái Arius sau này lập lại điều trên mặc dầu bằng một cách thức khác.[133]

Valentin và những người theo ông ta, muốn giải thích sự phát sinh của Lời và sự phát xuất của vật chất, cũng như sự nhiệm xuất của Thần Khí và sự phát xuất của Giáo Hội thiêng liêng trong thế giới này. Ý tưởng chính yếu của phái Valentin là mối dây giữa việc nhiệm xuất của Thần Khí và việc tạo dựng vật chất. Có một sự tương tự loại suy giữa Thần Khí và vật chất, Lời và hình thể. Họ đồng hóa Thần Khí và Khôn Ngoan. Thần Khí- Khôn Ngoan là mẹ của Lời. Khởi từ yếu tính thần linh, Cha hình thành hình ảnh của Ngài, và cũng tương tự loại suy như vậy, từ vật chất mà Thiên Chúa hình thành thế giới. Theo các nhà ngộ thuyết, Thần Khí- Khôn Ngoan chỉ là ngôi vị khi tạo dựng; và bởi đó trở nên nguyên lý thánh hóa thế giới.[134] Những tên tuổi nổi tiếng của ngộ thuyết kitô có thể kể là “Valentin, Marcion, Saturnin, và Basilide…”[135].

Nhiều tác giả chống lại những tư tưởng ngộ thuyết kitô, chẳng hạn:
Irenaeus of Lyon (140†202) viết Adversus Haereses và Demonstratio Praedicationis Evangelicae;
Tertullian (160†223) viết Adversus Marcionem khoảng năm 208, viết Adversus Valentinianos, và Adversus Praxeam khoảng năm 218;
Hippolytus viết Adversus Graecos khoảng năm 222;
Origen (186†255) viết Contra Celsum khoảng năm 248.

B. NHẤT CHỦ THUYẾT

Trong nỗ lực giải thích đức tin Kitô giáo, mọi tín hữu xác tín mình phải bảo vệ niềm tin độc thần, tuy nhiên có một số người cho rằng họ mới là người bảo vệ niềm tin độc thần cách đúng đắn. Họ nhận mình là những người theo thuyết nhất chủ (monarchianism). Thuyết nhất chủ có nhiều dạng, và có thể tồn tại với những đệ tử trong dòng lịch sử.

1. Hình Thái Thuyết

Thuyết nhất chủ hình thái (modalist monarchianism) cho rằng Thiên Chúa là duy nhất: Cha, Con, và Thánh Thần chỉ là những hình thái khác nhau của Thiên Chúa; với lập luận như vậy, Cha chịu khổ nạn nơi Đức Giêsu, vì thế người ta gọi họ là những người theo khổ phụ thuyết (patripassionism).

2. Hạ Phục Thuyết

Nhất chủ thuyết động (dynamic monarchianism) giải thích Đức Giêsu không là Thiên Chúa nhưng là một người đặc biệt, có quyền năng đặc biệt (dynamic), được nhận làm Con (dưỡng tử thuyết: adoptionism), nên Đức Giêsu kém hơn Thiên Chúa (hạ phục thuyết: subordinationism).

Vài tên tuổi của những người giải thích sai lạc về Đức Giêsu Kitô: Theodotus, Asclepiodotus, Artemas, Paul of Samosata.

Paul of Samosata là giám mục Antioch, và bị kết án bởi công đồng tại thành phố này năm 268. Khó nói chính xác về tư tưởng của Paul of Samosata, nhưng dường như ộng chủ trương Con và Thánh Thần chỉ là những cái tên được gán cho con người Giêsu Kitô và ân sủng được ban cho các tông đồ; theo Paul of Samosata, Lời là sự thông truyền vô ngã từ Thiên Chúa, chứ không là một hiện hữu cá nhân, hầu Thiên Chúa chỉ là một ngôi vị; sự phân biệt ba “ngôi” chỉ là những trừu xuất trừ khi chúng được dùng như những từ ngữ truyền thống như Con và Thánh Thần, quy chiếu về con người Giêsu và ân sủng của Thiên Chúa trong Giáo Hội.[136]Paul of Samosata cho rằng Đức Giêsu Kitô có một quyền năng đặc biệt. Kitô học của ông là Kitô học dưỡng tử (Adoptionist Christology).

Sabellius có lẽ là Praxeas mà Tertullien đã phản bác trong Adversus Praxeam (213/218) khi bảo vệ giáo lý về Ba Ngôi. Với Sabellius, Thiên Chúa là Đấng duy nhất, là Cha và là Đấng ban lề luật trong Cựu Ước, nhập thể và trở nên Con trong Tân Ước, và thánh hóa Giáo Hội như Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần. Những người theo Sabellius chủ trương: từ nguyên thủy và từ thuở đời đời Thiên Chúa là Đấng duy nhất, Ngài trở nên ba trong thời gian: là Cha khi tạo dựng, là Con khi nhập thể, và Đấng thánh hóa trong ngày lễ ngũ tuần. Như vậy, Ba Ngôi Vị phải được hiểu như những hình thái hay nhiệm vụ của một ngôi vị duy nhất, tương tự như một người khi là linh mục, khi là thầy dạy, khi là giáo quyền. Ngày nay có thể coi như cùng quan điểm với những người phái Sabellius những ai cho rằng Cha, Con, và Thánh Thần chỉ là những danh hiệu hay những mặt nạ của một Thiên Chúa duy nhất.[137]

C. THIÊN CHÚA BA NGÔI

Các giáo phụ phản bác những giải thích sai lạc trên vì nó phá hủy niềm tin Kitô giáo đích thực; những tác phẩm có chữ đầu “Adversus” hoặc “Contra” thường thuộc loại này; những tác phẩm này giúp các Kitô hữu hiểu đúng mặc khải Kitô giáo hơn. Chúng ta có thể kể tên: Irenaeus of Lyon (140†202), Tertullian (160†223), Hippolytus, …

Irenaeus giải thích mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi dù rằng không thấy từ ngữ Ba Ngôi (trinitas, trias, trinity, trinité) trong các tác phẩm của Ngài. Sự Cha sinh Con thật khôn tả, và “không ai biết điều đó, kể cả Valentin, Marcion, Saturnin, và Basilide… nhưng chỉ có Cha, Đấng sinh, và Con, Đấng được sinh.”[138]

Một nét đẹp của Irenaeus là nếu Thiên Chúa cho biết thì biết, biết thì nói; nếu Thiên Chúa không cho biết, thì nên im lặng, không nên tưởng tượng để nói những lý thuyết hão huyền:

“Nếu ai đó hỏi, trước khi tạo thành thế giới, Thiên Chúa làm gì? Chúng tôi trả lời rằng câu trả lời thuộc về Thiên Chúa. Kinh Thánh dạy chúng ta thế giới này là một công trình tuyệt vời của Thiên Chúa, và thế giới này đã khởi đầu trong thời gian, nhưng không bản văn Kinh Thánh nào cho chúng ta biết Thiên Chúa làm gì trước đó. Như vậy, câu trả lời thuộc về Thiên Chúa. Không nên tưởng tượng những lưu xuất ly kỳ, điên loạn, phạm thượng[139]…”

Tertullian là người xứ Carthage của châu Phi. Mặc dầu ông sống ở đó lâu, nhưng khi ông ở Roma thì đã trở lại Kitô giáo khi ông vào tuổi 40. Ông đã trở lại Carthage và viết một số khảo luận bảo vệ đức tin chống lương dân.

Tertullian viết Adversus Praxeam vì nhân vật này cho rằng Cha, Con, và Thánh Thần chỉ đơn thuần là ba hình thái qua đó Thiên Chúa tỏ hiện, như thế Thiên Chúa khi là Cha, khi là Con, và khi là Thánh Thần. Lý thuyết này còn được gọi là khổ phụ thuyết (patripassianism) hay hình thái thuyết (modalism). Trong văn cảnh này Tertullian đề nghị công thức “một Chúa ba ngôi” (one substance and three persons)[140] và công thức này trở thành đặc trưng của Giáo Hội Công Giáo.

 


 

 

VI. SỰ THẬT TỎA SÁNG

Athenagoras, một nhà hộ giáo (apologist), đã viết vào khoảng năm 175 rằng điều mỗi Kitô hữu ao ước là hiểu “đâu là sự kết hiệp giữa Con và Cha, đâu là sự thông hiệp mà Cha có đối với Con, Thánh Thần là gì, đâu là sự kết hiệp giữa bộ ba này, và đâu là sự phân biệt giữa Thánh Thần, Con, và Cha”[141].

Từ ngữ Ba Ngôi đã được dùng bằng tiếng Hylạp (trias) trong tác phẩm Ad Autolycum của Theophilus thành Antioch được viết khoảng năm 181/182, và bằng tiếng Latin trong tác phẩm Adversus Praxeam của Tertullian được viết khoảng năm 213/218[142].

A. GIẢI THÍCH KINH THÁNH

“Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga.14, 28).

Con, Đấng được sai, thì thấp kém hơn Thiên Chúa Cha Đấng sai Ngài. R.P.C. Hanson cho rằng cho tới năm 355, mọi người đều chấp nhận hạ phục thuyết (subordiantionism).[143] W. Marcus cũng đã cho thấy, hạ phục thuyết chính thống ở thời điểm tiền-Arian phải được phân biệt với chủ thuyết Arius. Theo Marcus, hạ phục thuyết chính thống, coi Đức Kitô kém hơn Thiên Chúa, có nền tảng trong Kinh Thánh, không nhất thiết dẫn tới hạ phục thuyết hữu thể như Arius và những người theo ông chủ trương. Hạ phục thuyết tiền-Arian là hạ phục thuyết theo chương trình cứu độ.[144] Hạ phục thuyết của những người phái Arius là hạ phục thuyết hữu thể; những người này bằng lý luận suy lý chủ trương Chúa Con và Chúa Cha khác nhau theo bản tính (ousia, nature), Chúa Con thấp kém hơn Chúa Cha vì bản tính Chúa Con khác Chúa Cha. Với Tertullien, “Cha là bản thể trọn vẹn, Con là một phát xuất và là một phần của toàn thể;”[145] nhưng theo LaCugna, đây là hạ phục thuyết theo nhiệm cục, không phải là hạ phục thuyết siêu hình.[146]

Arius đã dùng Kinh Thánh để hỗ trợ cho lập trường của mình. Vì thế, Giáo Hội cần một công đồng chung để giải thích Kinh Thánh và làm sáng tỏ những vấn đề thần học.

1. Hạ Phục Thuyết của Arius

Arius (256-336[147]), học trò cực tả của Origen, được truyền chức linh mục tại Alexandria năm 310, trình bày hệ thống tư tưởng vào năm 323, phủ nhận thiên tính của Đức Giêsu.

Bản viết của Arius chỉ còn lại trong ba lá thư và phần còn lại là những mảng rời rạc; những điều khác chúng ta biết đến từ những đối thủ của Arius như Alexander of Alexandria[148]. Trong lá thư viết vào khoảng năm 318 cho Eusebius of Nicomedia, Arius viết:

“Cái gì tôi đã dạy và cái gì tôi phải dạy? Là Con thì không phải là không được sinh ra hay là một phần của Đấng không được sinh ra dưới bất cứ cách nào hay từ bất cứ nền tảng nào, nhưng bởi ý muốn của Cha mà Ngài hiện hữu trước thời gian, đầy ân sủng và sự thật, Thiên Chúa, chỉ Ngài được sinh ra, không biến đổi.

Và trước khi được sinh ra hay tạo dựng hay được xác định hay được thiết lập thì Ngài không hiện hữu. Vì Ngài không phải là không được sinh ra. Nhưng chúng tôi bị bách hại vì chúng tôi nói, “Con có một khởi đầu, nhưng Thiên Chúa thì không khởi đầu.”[149]

Với Arius, chỉ có Thiên Chúa là Đấng khôn tả, không được sinh, không biến đổi, không nguồn gốc. Còn Lời Thiên Chúa, là một Thiên Chúa thứ hai (deuteros theos), là tạo vật đầu tiên và tuyệt hảo, là trung gian trong tạo dựng. Lời được tạo dựng từ hư vô, trong thời gian; qua cách hành xử, Lời được nhận là Con.[150] Trong lá thư gởi Alexander of Alexandria, Arius viết:

Thiên Chúa Đấng là nguyên nhân của tất cả thì không có khởi đầu, đơn độc; còn Con, được sinh bởi Thiên Chúa, được tạo dựng và được đặt nền trước mọi thời, thì không hiện hữu trước khi được sinh ra. Đúng hơn, Con được sinh ra trước thời gian trước mọi sự, chỉ có Con được Cha cho hiện hữu. Vì Con thì không trường tồn hay không cùng trường tồn hay không không-được-sinh như Cha. Con cũng không có cùng hiện hữu với Cha.[151]

Arius lý luận: nếu Cha và Con đồng bản tính, thì sẽ có hai Thiên Chúa. Vì thế, Cha và Con phải khác nhau trong bản tính (substance, ousia). Câu của Arius cho thấy lập trường của ông: “Đã có một thời Ngài không có,” nghĩa là, vì Con có một thời không có, nên chỉ là tạo vật, và dĩ nhiên không thể ngang bằng Thiên Chúa được.

Điều hợp lý của Arius là ông duy trì tính duy nhất của Thiên Chúa: “Nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa, Chúa chúng ta, là Thiên Chúa duy nhất” (Đnl.6, 4). Hơn nữa, trong các tin mừng Đức Giêsu cũng khẳng định Ngài kém Thiên Chúa Cha: “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga.14, 28), và, “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc.13, 32). “Đức Chúa đã dựng nên Ta như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất” (Cn.8, 22).

Sự thấp kém của Đức Giêsu đối với Thiên Chúa Cha, được các nhà thần học chính thống hiểu trên bình diện nhiệm cục cứu độ khi Ngôi Con nhập thể làm người; nhưng với Arius sự thấp kém này thuộc bình diện hữu thể, nghĩa là, Ngôi Con là một bản thể khác với Thiên Chúa. Cách giải thích về Đức Giêsu của Arius nhằm cứu vãn nét độc chủ của Kitô giáo, và cũng nhằm giải thích những đau khổ Đức Giêsu chịu không hàm chứa ý nghĩa “Thiên Chúa chịu đau khổ.”

Arius và những người cùng lập trường với ông đã buộc thần học Kitô giáo phải bỏ cách nói “theo nhiệm cục cứu độ” (oikonomia, incarnation) để có giải thích hữu thể học về bản tính Thiên Chúa (theologia, ousia).[152]

2. Công đồng giải thích Kinh Thánh

Có sự chia rẽ trầm trọng trong Giáo Hội trước cách hiểu này. Một số đứng về phía Arius trong đó có cả những giám mục, và một số cùng quan điểm với Athanasius chống lại cách hiểu của Arius. Công Đồng Nicea được triệu tập nhằm đưa ra lời giải đáp quyết định cho cuộc tranh cãi giữa hai lập trường, được đại diện bởi Arius và bởi Athanasius, hầu vãn hồi sự duy nhất trong Giáo Hội và đế quốc Roma lúc đó. Mục đích của công đồng Nicea 325 không nhằm đi vào những vấn đề suy lý gợi lên bởi Arius, nhưng nhằm bảo vệ lời dạy của Kinh Thánh và truyền thống. Chẳng hạn những câu Kinh Thánh được nêu trên, Truyền Thống Công Giáo đã không hiểu như Arius hiểu và giải thích, nghĩa là, không vì đó mà hiểu rằng Đức Giêsu là một Thiên Chúa kém hơn Thiên Chúa, nhưng hiểu đó là cách diễn tả trong nhiệm cục cứu độ. Giáo Hội chính thống vẫn hiểu Đức Giêsu đồng bản tính (homoousios, one in being) với Đức Chúa Cha.

Công đồng Nicea định tín: “Tôi tin kính … một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, được sinh ra từ trước muôn đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính (homoousios, one in being) với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế làm người” (DS.125).

Lời tuyên tín lấy nguồn từ Kinh Thánh và truyền thống của công đồng Nicea nhằm giải quyết căng thẳng giữa truyền thống và Kinh Thánh (những giải thích Kinh Thánh), cùng đưa ra một tuyên tín cho phụng vụ. Tín điều mới này nhằm phục vụ đức tin và là một lời giải thích của truyền thống. Giáo Hội đặt niềm tin của mình không trên những suy nghĩ riêng tư nhưng trên truyền thống chung và công khai, được diễn tả qua phụng vụ.[153]Nếu Đức Giêsu chỉ là một tạo vật, cho dù tạo vật đó có vượt trên tất cả, thì Đức Giêsu không thể là đối tượng của việc phượng tự.

Athanasius là thành viên của công đồng, và là một lãnh tụ chống lại phái Arius, cho là những người thuộc Eusebius (cùng phía với Arius) lập luận nếu Đức Giêsu là con Thiên Chúa, thì chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Vì vậy, công đồng Nicea khẳng định Đức Giêsu đồng bản tính (consubstantial, homoousios) với Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta đều là con Thiên Chúa, nhưng không phải là con đồng bản tính với Thiên Chúa mà là dưỡng tử: được nhận là con chứ không phải con đồng bản tính.

Athanasius tuy dù đã giải thích cho người ta biết rằng những câu Kinh Thánh mà Arius viện dẫn được diễn tả trong bầu khí nhiệm cục cứu độ (oikonomia, incarnation)[154], nhưng ngài vẫn thấy chưa làm rõ sự thật. Ngài viết: “một thần học chỉ với những câu Kinh Thánh không đủ để bảo vệ Kinh Thánh, không thể và vô dụng. Thiên Chúa muốn con người dùng lý trí và ngôn ngữ con người để phục vụ Lời Ngài, nhất là mặc khải về Ba Ngôi”[155].

Nếu Đức Giêsu chỉ là một tạo vật, thì con người đâu có được cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô.

3. Vấn đề đặt lại do ngôn ngữ hàm hồ

Công đồng Nicea với định tín của mình tưởng rằng đã giải quyết dứt khoát vấn đề về Đức Giêsu, nhưng thực tế không như vậy. Một số người cho rằng “đồng bản tính” (homoousios, consubstantial, same being, one in being) có thể được giải thích như Con đồng bản tính với Cha, và như vậy có thể hiểu như ba Chúa; và nếu vậy là sai lầm; còn nếu hiểu “Con là một với Cha” (one in being) thì cũng có thể đưa tới hình thái thuyết (modalism: Thiên Chúa khi là Cha, khi là Con, khi là Thánh Thần).

Đúng ra người ta không được chỉ dựa vào từ ngữ để phê bình và để hiểu điều công đồng Nicea định tín, nhưng phải đặt từ ngữ “đồng bản tính” vào văn mạch, vì trước đó công đồng đã tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng… tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời…”, vì thế phải hiểu Đức Giêsu là Con đồng bản tính với Thiên Chúa và là một với Thiên Chúa chứ không thể hiểu là ba Chúa được.

Tuy nhiên những người có khuynh hướng giải thích theo kiểu của Arius (Semi-Arians) cho rằng từ ngữ “homoousios” làm cho người ta dễ hiểu thành ba Chúa, nên tốt hơn nên sửa đổi thành “homoiousios” (giống như Cha nhưng không đồng nhất với Cha). Những người này không muốn hiểu theo ý của công đồng, nhưng muốn lèo lái bản văn công đồng theo cách hiểu “hạ phục thuyết” của họ.

Điều những người theo phái Arius đề nghị còn trở nên đặc biệt hơn khi Anathasius, một cột trụ của công đồng Nicea, chấp nhận công thức ba hypostases và một ousia (one being) trong công đồng Alexandria vào năm 362. Tưởng cũng cần nhắc lại, nơi công đồng Nicea 325, từ ngữ hypostasis và ousia được dùng như đồng nghĩa với nhau.[156]

B. CÙNG MỘT ĐỨC TIN DÙ KHÁC TỪ NGỮ

Nhờ các giáo phụ vùng Cappadocia (Basil of Caesarea (330-379), Gregory of Nazianzus (329-389), Gregory of Nyssa (335-394)) mà những từ ngữ thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi trở nên rõ ràng giữa Đông và Tây.

Bên phương tây người ta thường hiểu, nơi yếu tính[157] cái gì đó tổng quát và không giới hạn vào một thực thể, chẳng hạn yếu tính người thuộc về tất cả mọi người; còn ngôi vị (persona) lại là cái riêng cụ thể của yếu tính chung. Như vậy Thiên Chúa như yếu tính (natura) hiện hữu, và mỗi ngôi vị Thiên Chúa (persona) đều thông chia yếu tính ấy.

Các nhà thần học phương đông vùng Cappadocia cho rằng ousia là bản thể, hàm chứa một hiện hữu cụ thể. Mỗi ngôi vị thần linh là bản thể thần linh; bản thể thần linh hiện hữu cách ngôi vị; không có bản thể thần linh ngoài ngôi vị (hypostases).[158] Nghĩa là, Thiên Chúa Cha hiện hữu như ngôi vị, và ngôi vị Con được sinh bởi Cha và ngôi vị Thánh Thần khởi xuất từ Cha. Cái riêng của Cha là Ngài không bởi nguyên nhân nào; cái riêng của Con là được sinh bởi Cha; cái riêng của Thánh Thần là Ngài khởi xuất từ Cha.

Ở công đồng Nicea 325, ousia và hypostasis là từ ngữ tương đương đồng nghĩa, thì ở công đồng Alexandria 362 nhờ những soi sáng của các nhà thần học vùng Cappadocia, hypostasis được xác định có nghĩa là ngôi vị. Ba hypostases là ba ngôi vị chứ không phải là ba bản thể (ba Chúa).

Sự chuyển đổi ý nghĩa trong việc dùng từ ngữ hypostasis này  làm cho Kitô hữu phương tây hiểu lầm và gặp khó khăn trong việc thông hiệp với Kitô hữu phương đông. Từ ngữ hypostasis thời công đồng Nicea (325) được dịch sang tiếng Latin là substantia; như vậy đối với họ, ba hypostases có nghĩa là ba bản thể (substances), nghĩa là ba Chúa (tritheism).[159]

Sự phân biệt của thần học gia phương tây, cụ thể của Tertullian, giữa natura và persona gây khó khăn cho người phương đông, vì persona đã được dịch là prosopon, nhưng prosopon lại có nghĩa là mặt nạ, và điều này dẫn tới nguy hiểm rơi vào hình thái thuyết (modalism). Vì thế Basil lưu ý trong lời tuyên xưng đức tin, ngôi vị (prosòpa, persons) nơi Thiên Chúa hiện hữu như những hypostases.

Một khi ý nghĩa của những từ ngữ này được xác định, các Giáo Hội ở mọi nơi đều tuyên xưng chung một điều dù dùng những từ ngữ khác nhau: Basil ở Caesarea, Athanasius ở Alexandria (295-373), Hilary (315-366) ở Gaul, Damascus ở Ý và đặc biệt ở Roma.[160] Như vậy, sau công đồng địa phương ở Alexandria năm 362, có thể nói, ở phương tây dùng một “natura” và ba “personae,” còn ở phương đông dùng một “ousia” và ba “hypostases” để chỉ cùng một thực tại.

Công đồng Constantinople năm 381 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa một bản thể (ousia, substantia, substance) và ba ngôi vị (hypostases, subsistentiae, personae). Công đồng Constantinople không dùng công thức của công đồng Nicea “Con bởi bản thể (ousia, being) của Cha.”

Công đồng Constantinople II (553) coi hypostasis và persona là đồng nghĩa và khẳng định: “Nếu bất cứ ai không tuyên xưng Cha, Con, và Thánh Thần là một bản tính (physis, natura, nature) hay bản thể (ousia, substantia, substance), một quyền năng, một Ba Ngôi (trinity) đồng bản tính (homoousios), một thần tính phải được tôn thờ trong ba ngôi vị (hypostases hay prosòpa, subsistentiae) hay personae, thì bị tuyệt thông” (DS 421/ND 620-621).[161]

C. FIDES QUAERENS INTELLECTUM

a. Biệt gán

Vào thời Origen (185-254), ông đã phân biệt từng hoạt động cho Cha, Con, và Thánh Thần; tuy nhiên, Basil (330-379) phản bác quan điểm này. Dựa trên nền tảng một bản thể, các thần học gia kết luận cả Ba Ngôi Vị đều hành động trong mỗi hoạt động ad extra. Luận đề thần học này là chung cho cả Đông lẫn Tây[162], mặc dù bên Đông vẫn nhấn mạnh chiều kích Ba Ngôi của các hoạt động: Cha hoạt động tất cả qua Con và trong Thánh Thần. Điều này được thấy rõ nơi phụng vụ: các vinh tụng ca hướng về Cha, qua Con, và trong Thánh Thần. Tuy nhiên, Basil đã làm một thay đổi nơi công đồng Constantinople: Thánh Thần được tôn vinh cùng với Cha và Con: “Vinh danh Chúa Cha, và Con, và Thánh Thần.”[163]

b. Tương tại

“Ở trong nhau” (tương tại, being-in-one-another, perichoresis) có nguồn gốc nơi Kinh Thánh (Ga.10, 30; 14, 9tt; 17, 21). Điều này tiếp tục được các giáo phụ đề cập tới như nơi:
Athenagoras, Supplicatio Pro Christianis 10, TU 4/2, 10f:
Irenaeus of Lyon, Adv. Haereses III, 6, 2 (SC 211, 68-71):
Dionysius of Rome, DS 145, ND 303:
Athanasius, De decretis nicaenae synodi 26 (PL 25, 461-466):
Hilary trình bày một công thức diễn tả tương quan giữa Cha và Con: “ngôi này nhờ ngôi kia, và cả hai là một; không phải một làm thành từ hai, nhưng ngôi này trong ngôi kia, bởi vì trong cả hai không có cái khác.”[164]“Thiên Chúa trong Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.”[165]
Augustine khẳng định, nơi Ba Ngôi, “không có sự hỗn hợp hay pha trộn. Mỗi ngôi vị là chính mình, nhưng Ba Ngôi Vị là chính mình trong những ngôi vị khác; mỗi ngôi vị trong hai ngôi vị kia, hay hai ngôi vị kia nơi chính mình, và như vậy tất cả trong tất cả;”[166]
Công đồng Florence diễn tả sự liên hệ hỗ tương dựa theo Fulgentius of Ruspe (468-533): “Xét về tính hiệp nhất Cha trọn vẹn trong Con và trọn vẹn trong Thánh Thần; Con trọn vẹn trong Cha và trọn vẹn trong Thánh Thần; Thánh Thần trọn vẹn trong Cha và trọn vẹn trong Con.”[167]

Ý niệm tương tại (perichôrêsis) đã có nơi Gregory of Nazianzus (329-389), dù ý niệm này được Gregory of Nazianzus áp dụng cho tương quan giữa hai bản tính của Đức Kitô.[168] Và John Damascene (cuối VII- trước 754) là người đầu tiên áp dụng ý niệm này cho tương quan giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi.[169] Chữ perichôrêsis tiếng Hylạp được dịch sang tiếng Latin là circumcessio (chẳng hạn nơi Bonaventura), nhưng từ thế kỷ thứ XIII trở đi lại được dịch là circumincessio (chẳng hạn nơi Thomas Aquinas). Chữ circumcessio nhấn mạnh khía cạnh ở trong nhau cách động, còn chữ circumincessio nhấn mạnh ở trong nhau trong trạng thái tĩnh. Các thần học gia Hylạp khởi từ các hypostases, và hiểu perichoresis như một sự ở trong nhau rất động. Các thần học gia Latin lại thường khởi từ bản tính duy nhất của Thiên Chúa, và perichoresis được hiểu như sự ở trong nhau vì cùng một bản tính.

Ba Ngôi Vị không lẫn lộn (confusion) mà cũng không phân cách (separation). Đây là ngôn từ của Kitô học dùng để diễn tả tương quan giữa hai bản tính nơi Đức Giêsu.[170] Fulgentius of Ruspe đã áp dụng nguyên tắc này cho Ba Ngôi.[171] Sự liên kết tương tại (perichoretic unity) trong Ba Ngôi soi sáng sự phối hợp giữa Đức Giêsu Kitô và con người (Ga.14, 20; 17, 23) cũng như giữa con người với nhau (Ga.17, 21), và giữa con người với Thiên Chúa. Càng hiệp nhất hàm chứa càng độc lập, càng độc lập thì chỉ hiệp nhất được nhờ tình yêu. Sự hiệp nhất giữa Đức Giêsu Kitô và Thiên Chúa không làm tan biến ngôi vị nhân linh.[172]

 

c. Phải chăng có số đếm nơi Thiên Chúa

Thiên Chúa làm sao mà tính đếm được, để gọi Thiên Chúa là ba hay là một. Basil nói, Thiên Chúa thì “hoàn toàn vượt ngoài con số.” Augustine thì nói, bởi vì Thiên Chúa không là số lượng, nên Ngài không là ba phần; ba ngôi vị không thể được đếm; Thiên Chúa thì không lớn hơn từng ngôi vị một. Công đồng Toledo thì nói về Ba Ngôi: “Ba Ngôi thì không phải là không số; tuy nhiên không thể hiểu bằng số” (nec recedit a numero nec capitur numero).[173]

d. Thiên Chúa là tất cả Ba Ngôi (Augustine)

Augustine (354-430) viết De Trinitate trong khoảng những năm 399-419, gồm 15 quyển, được chia làm hai phần. Phần đầu gồm 7 quyển diễn tả và bảo vệ điều mà Augustine nhận như là những lời dạy chính thống về Ba Ngôi. Trong quyển 1-4, Augustine bàn về những cuộc hiện ra của Ba Ngôi trong Kinh Thánh, đặc biệt là vấn đề “ai hiện diện” trong các cuộc thần hiển nơi Cựu Ước. Quyển 5-7 đưa ra một lý thuyết về những tương quan nội tại của Thiên Chúa nhờ vào luận lý Aristotle. Trong tám quyển còn lại (8-15), Augustine triển khai một phương pháp phản tỉnh nhằm chiêm ngắm và hiểu biết Ba Ngôi được phản ánh nơi chính tâm hồn con người.[174]

Augustine chịu ảnh hưởng bởi những tác phẩm của triết gia Tân-Platon Plotinus (205-270) được Marius Victorinus dịch. Augustine cũng bị chi phối bởi tác phẩm Theological Orations của Gregory of Nazianzus mà Ngài đọc vào khoảng những năm 413.

Augustine giải đáp những vấn nạn của Arius về sự thấp kém của Con đối với Cha, bằng việc cho rằng vì điều này được thực hiện trong nhiệm cục cứu độ. Augustine cũng giải đáp những vấn nạn của Eunomia qua việc Con được sinh bởi Cha. Augustine cho rằng, không có gì được nói về Thiên Chúa theo tùy phụ, nhưng không phải mọi sự về Thiên Chúa thì được nói theo bản chất. Có những điều được nói về Thiên Chúa theo tương quan như là tương quan Cha Con, Con Cha.[175] Tương quan không là bản chất và cũng chẳng là tùy phụ. Tương quan không phải là tùy phụ, vì Con không có khởi đầu để là Con nhưng luôn luôn hiện hữu như là Con. Tương quan cũng không thuộc bản chất, vì Cha được gọi là Cha, không phải vì bản chất Thiên Chúa nhưng trong tương quan với ngôi vị khác (ad alterum).

Mặc dù là Cha và là Con là hai điều khác nhau, nhưng vẫn không có sự khác nhau trong bản chất của Cha và Con, vì những tên, Cha và Con, không quy chiếu về bản chất nhưng về tương quan, và tương quan thì không là tùy phụ vì nó không thể thay đổi.[176]

Một trong những quy luật của thánh Augustine để nói về Thiên Chúa là:

Bất cứ gì về phẩm tính thần linh và được ca tụng được nói quy chiếu về Thiên Chúa thì được nói theo bản chất; nhưng cái gì được nói quy chiếu về cái gì khác thì không thuộc bản chất nhưng thuộc tương quan.[177]

Như vậy, Cha là Thiên Chúa, Con là Thiên Chúa, Thánh Thần là Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Thiên Chúa; mỗi một ngôi vị đều vĩ đại, khôn ngoan, tốt lành, nhưng chỉ có một vĩ đại, một khôn ngoan, một tốt lành. Tất cả những điều này là predicates của bản thể. Một quy luật khác để nói về Ba Ngôi:

Nơi Ba Ngôi, một cũng nhiều như ba, và hai thì không hơn là một. Tất cả đều vô hạn. Như vậy, một trong một, và tất cả đều trong một, một trong tất cả, tất cả trong tất cả, và tất cả trong một.[178]

Trong tương quan với tạo vật, Cha, Con và Thánh Thần là chỉ một Nguyên Lý, như là một Tạo Hóa và Chúa.[179]

Sứ mạng thần linh (divine missions) chỉ thuộc trật tự nhiệm cục cứu độ, nhiệm xuất (divine processions) chỉ thuộc Thiên Chúa tự thân (in se). Như vậy, tương quan của Thiên Chúa với chúng ta trong nhiệm cục thì không cấu thành Thiên Chúa là xét như là Ba Ngôi. Mọi tương quan với Thiên Chúa, tương quan giữa Ba Ngôi và tạo vật, phải để Thiên Chúa không bị ảnh hưởng gì. Là Chúa của tạo thành không thuộc về tính vĩnh cửu của Thiên Chúa, nếu không tạo thành sẽ là vĩnh cửu để Thiên Chúa có quyền trên nó. Mọi tương quan trong thời gian chỉ ảnh hưởng trên tạo thành chứ không trên Thiên Chúa. Như vậy, Thiên Chúa là Cha của chúng ta khi chúng ta được sinh lại bởi ân sủng. Bản tính của chúng ta thay đổi nhưng bản tính của Thiên Chúa thì không.[180]

Từ ngữ một bản thể và ba ngôi vị được dùng bởi tiếng Hylạp là ousia và hypostases, còn bên tiếng Latin được dùng là substantia và personae. Có một thời người ta dịch hypostases của tiếng Hylạp sang Latin là substantiae, nhưng điều này không đúng với ý tưởng của những thần học gia dùng tiếng Hylạp.

Theo Aristotle, tương quan là tùy phụ. Tương quan là cái một đối tượng nào đó có, nhưng không có cùng cách thức như bản tính. Không gì là tùy phụ nơi Thiên Chúa, nếu không Thiên Chúa đâu còn là đơn nhất nữa. Những thuộc tính như tốt lành, khôn ngoan phải thuộc về yếu tính Thiên Chúa. Theo Aristotle, tùy phụ liên hệ với bản tính, nên Augustine cho rằng Thiên Chúa được xem là bản thể (substance) thì không chỉnh lắm mà phải được xem là yếu tính (essence). Như vậy Ba Ngôi phải được hiểu với từ ngữ yếu tính (ad se) và tương quan (ad alterum).[181]

Đối với Thiên Chúa, hiện hữu và là một ngôi vị thì đồng nhất với nhau. Augustine viết:

Trong Thiên Chúa, hiện hữu (to be) thì không là một điều, và là một ngôi vị (to be a person) lại là một điều khác. Khi chúng ta nói ngôi vị của Chúa Cha, chúng ta không muốn nói gì ngoài bản thể (substance) của Chúa Cha. Vì vậy, bản thể của Chúa Cha là chính Chúa Cha, không xét như là Ngài là Chúa Cha, nhưng xét như là Ngài hiện hữu, cũng như vậy ngôi vị của Chúa Cha không là gì hơn là chính Chúa Cha. Bởi vì Ngài được gọi là ngôi vị đối với Ngài, không phải trong tương quan với Con hay với Thánh Thần, cũng như là Ngài được gọi là Thiên Chúa, vĩ đại, tốt lành, công chính, và những từ ngữ khác tương tự, đối với chính Ngài.[182]

Có lúc Augustine đã coi Cha, Con, và Thánh Thần là những tương quan (quyển thứ V),[183] nhưng trong bản văn trên (quyển thứ VII) ngài lại xem các ngôi vị thần linh như bản thể. Sở dĩ vậy vì không thể tách ngôi vị (xét như là tương quan) khỏi bản thể (xét như là ngôi vị).

Theo Augustine, linh hồn được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St.1, 26), nên linh hồn yêu mến Thiên Chúa và trở về với Thiên Chúa. Hơn nữa, để kéo linh hồn về với Ngài, Thiên Chúa đã ban cho sự nhận thức đích thực về mình. Như vậy, nếu Thiên Chúa là Ba Ngôi thì linh hồn cũng phải giống cái mà nó là hình ảnh và nó đang mong ước trở về. Mặc dù trí hồn (rational soul) chỉ là cái gương mờ phản ánh Thực Tại mà chúng ta sẽ được chiêm ngắm diện đối diện.

Augustine đã dùng nhiều bộ ba nơi con người, chẳng hạn trong quyển thứ 8 như bộ ba: người yêu, người được yêu, và mối dây tình yêu. Trong quyển 9, ngài dùng bộ ba: trí khôn, tri thức, và tình yêu mình (mens, notitia sui, amor sui). Trong quyển 10, Augustine dùng bộ ba: trí nhớ, trí hiểu, và ý muốn (memoria sui, intelligentia sui, voluntas sui).

Bộ ba trí nhớ, trí hiểu, và ý muốn, phản ánh những gì Augustine đã triển khai về lý thuyết tương quan. Trí nhớ, trí hiểu, và ý muốn không là ba bản thể nhưng chỉ là một bản thể; và mỗi tài năng diễn tả những tính chất của cả bản thể lẫn tương quan.

Không phải mỗi tài năng chỉ hiểu mình nhưng còn hiểu tất cả. Vì tôi nhớ rằng tôi có trí nhớ, trí hiểu và ý muốn; và tôi hiểu rằng tôi hiểu, muốn và nhớ; và tôi muốn rằng tôi muốn, nhớ và hiểu; và đồng thời tôi nhớ trí nhớ trí hiểu và ý muốn của tôi trọn vẹn.[184]

Quyển 11-15 liên hệ hình ảnh của Ba Ngôi trong hồn với việc tái hội nhập hồn vào trong Thiên Chúa. Quyển 12-14 vẽ lại lịch sử của hình ảnh này trong lịch sử cứu độ từ tạo dựng đến sa ngã và cứu chuộc. Những tài năng của hồn chỉ là loại suy đối với Ba Ngôi. Bây giờ chúng ta chiêm ngắm Ba Ngôi chỉ qua tấm gương mờ của chính chúng ta, trong khi chờ đợi sự chiêm ngắm hoàn hảo trong đời sau. Những loại suy này vẫn bất toàn vì trong hồn hình ảnh của Ba Ngôi không đồng nhất với bản tính nhân loại, còn nơi Thiên Chúa Ba Ngôi cũng cùng là một như Thiên Chúa. Trong hồn, ba tài năng là trí nhớ trí hiểu và ý muốn hoạt động riêng rẽ, trong khi nơi Thiên Chúa Ba Ngôi hành động không thể tách rời nhau. Nơi Thiên Chúa có Ba Ngôi trong khi đó nơi mỗi hữu thể nhân linh chỉ có một ngôi vị. Tuy nhiên trong nhiệm cục cá nhân của chúng ta, chúng ta có thể chiêm ngắm hình ảnh của Thiên Chúa trong chúng ta, được biến đổi nên một hình ảnh hoàn hảo hơn, và nhờ đó được liên kết với chính Ba Ngôi.[185]

Theo các thần học gia Hylạp, hoạt động của Thiên Chúa trong việc tạo dựng được khởi đầu với Cha, qua Con, và được hoàn hảo nơi Thánh Thần. Như vậy, Cha tạo dựng, cứu chuộc, và thần hóa qua Con trong quyền năng của Thánh Thần. Cách diễn tả này mang màu sắc Kinh Thánh và các tín khoản đầu tiên. Còn với thần học của Augustine, hoạt động của Thiên Chúa trong tạo dựng là công việc của Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là, của một bản tính Thiên Chúa hiện hữu trong ba ngôi vị. Nói thật sát là, Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng, Thiên Chúa Ba Ngôi cứu chuộc, Thiên Chúa Ba Ngôi thánh hóa. Công đồng chung Toledo (675) dạy: Ba Ngôi Thiên Chúa không thể tách biệt cả trong gì Ba Ngôi “là” lẫn “làm” vì không có ngôi nào hiện hữu trước hay không có hai ngôi kia.[186] Còn công đồng Lateran IV (1215) dạy: yếu tính của Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng thế giới.[187]

Để chống lại chiều hướng hình thái thuyết trong tư tưởng của Augustine, một vài hoạt động đã được biệt gán cho một ngôi vị nào đó, chẳng hạn việc tạo dựng được biệt gán cho Cha, việc cứu chuộc được biệt gán cho Con, và thánh hóa cho Thánh Thần; điều này được gợi hứng từ những gì các ngôi vị làm trong nhiệm cục. Tuy nhiên, lý thuyết về biệt gán bị chỉ trích vì nó không có nền tảng Kinh Thánh.[188]

Theo Augustine, Thiên Chúa và (ngôi) Cha thì không hoàn toàn đồng nghĩa. Thiên Chúa muốn nói bản tính Thiên Chúa (Godhead), yếu tính thần linh được Ba Ngôi cùng thông chia như nhau. Cả ngôi vị lẫn yếu tính đều tuyệt đối nơi Thiên Chúa, nhưng trong một nghĩa nào đó yếu tính vượt trước ngôi vị; Ba Ngôi là Thiên Chúa vì Ba Ngôi cùng thông chia cùng bản tính Thiên Chúa. Vì cả ba cùng thông chia một yếu tính Thiên Chúa, nên các hoạt động của cả ba ngôi đều là một: “Trong tương quan với tạo vật, Cha, Con, và Thánh Thần là một Nguyên Lý như Ba Ngôi là một Đấng Tạo Hóa và một Chúa.”[189] Như vậy, việc nhập thể được hoàn tất bởi Cha, Con, và Thánh Thần trong một hoạt động không thể phân chia được. Với Augustine, Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện trong mọi cuộc thần hiển trong Kinh Thánh Do Thái cũng như Kitô giáo.[190]

Nguyên tắc “công việc của Thiên Chúa Ba Ngôi ad extra là một” của Augustine làm lu mờ những sự phân biệt giữa các ngôi vị Thiên Chúa, đến độ thời trung cổ các thần học gia như Anselm cho rằng bất cứ ngôi vị nào cũng có thể nhập thể được; Thomas Aquinas lại cho rằng kinh Lạy Cha nhằm đến Thiên Chúa Ba Ngôi chứ không cho Thiên Chúa Cha (ho theos) (ST III,23,2). Nếu người ta cho rằng Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện trong mọi nơi Kinh Thánh đề cập tới Thiên Chúa, thì dường như sự kiện ba ngôi vị trong nhiệm cục không còn thực sự cần nữa.[191]

Sự phân biệt rõ ràng minh bạch giữa yếu tính và ngôi vị xác định quy luật nói về Thiên Chúa. Một vài thuộc tính của Thiên Chúa được áp dụng cho ngôi vị Thiên Chúa chứ không cho yếu tính Thiên Chúa, chẳng hạn như sinh, được sinh, nhiệm xuất; còn những thuộc tính khác thì được dùng cho yếu tính Thiên Chúa chứ  không cho ngôi vị, trừ phi dùng như biệt gán (appropriation), như Đấng Tạo Hóa. Lý thuyết về biệt gán là một nỗ lực để nối kết ngôi vị và những biến cố lịch sử đặc biệt mà không phủ nhận thuộc tính này nơi các ngôi vị khác, chẳng hạn việc tạo dựng được biệt gán cho Thiên Chúa Cha nhưng không phủ nhận thuộc tính đó nơi hai ngôi vị kia. Augustine khởi đầu tác phẩm De Trinitate với sứ vụ thần linh và dữ kiện Kinh Thánh của lịch sử cứu độ, nghĩa là theo nhiệm cục cứu độ; tuy nhiên tới kết thúc thì nhiệm cục lại được được hiểu nơi hiện hữu nhân linh. Với Augustine, thần học và nhân học có một tương quan rất mật thiết, linh hồn như một gương soi (speculum) Thiên Chúa.[192]

 

e. Ngôi vị là tương quan bản thể (Thomas Aquinas)

Tương quan (relation) hàm chứa quy chiếu về một điều khác[193]. Có hai nhiệm xuất (processions) nơi Thiên Chúa. Nhiệm xuất của Con được gọi là sinh hạ (generation), nhiệm xuất của Thánh Thần được hiểu theo nghĩa chặt chẽ hơn, cũng còn gọi là nhiệm suý (spiration) (Walter Kasper, p. 279). Từ hai nhiệm xuất có bốn tương quan:
tương quan giữa Cha và Con, là tương quan sinh hạ chủ động (active generation) hay chức Cha (fatherhood); 
tương quan giữa Con và Cha: sinh hạ thụ động (passive generation) hay chức Con (sonship);
tương quan giữa Cha Con và Thánh Thần là tương quan nhiệm suý chủ động (active spiration, spirare); 
tương quan giữa Thánh Thần và Cha Con là tương quan nhiệm suý thụ động (passive spiration, spirari).

Ba trong bốn tương quan này thực sự phân biệt với nhau, đó là tương quan Cha, Con, và nhiệm xuất thụ động (fatherhood, sonship, and passive spiration).

Theo Gregory of Nazianzus, Oratio 29, 16 (SC 250, 210-213), “”Cha” là một tên không thuộc yếu tính cũng chẳng thuộc hoạt động (activity); đó là tên của tương quan (schesis) và cho thấy Cha tương quan với Con và Con tương quan với Cha thế nào.”

Theo Augustine, De Trinitate V, 5 (CCL 50, 210f.), “Vì thế, Cha và Con thì phân biệt nhưng không có sự khác biệt trong bản thể. Vì “Cha” và “Con” không là cái gì thuộc bản thể nhưng thuộc tương quan. Tuy nhiên, tương quan này không là tùy phụ vì nó không thể thay đổi.” (Walter Kasper, p. 280 note 93).

Công Đồng Florence (DS 1330; ND 325) dạy: ”Nơi Thiên Chúa tất cả là một những nơi không có sự đối kháng ngôi vị” (In Deo omnia sunt unum, ubi non obviat relationis oppositio).

Nơi Thiên Chúa sự phân biệt chỉ ở bình diện tương quan. Khẳng định này rất quan trọng vì cho thấy các ngôi vị không là những thực thể độc lập với nhau như thể là ba Thiên Chúa, nhưng chỉ là một Thiên Chúa với ba ngôi vị. Nơi Thiên Chúa, điều quan trọng không là bản thể tĩnh nhưng là hiện hữu cho tha vị (ngôi vị khác) và hiện hữu nhờ tha vị. Nơi con người, ngôi vị hàm chứa hiện hữu độc lập; còn nơi Thiên Chúa, ngôi vị không hàm chứa hiện hữu độc lập. Ba Ngôi Vị Thiên Chúa không là ba bản thể độc lập với nhau (substances) nhưng là những ngôi vị khác nhau (subsistences), còn vẫn là một yếu tính Thiên Chúa (Godhead, divinity). Nơi con người, mỗi ngôi vị là những hiện thể độc lập tuy dù cùng một bản tính người; còn nơi Thiên Chúa ba ngôi vị không là ba thực thể độc lập nhưng chỉ là ba tương quan. Từ ngữ ngôi vị được dùng cho Thiên Chúa và từ ngữ ngôi vị được dùng cho con người có ý nghĩa khác nhau. Ba ngôi vị người là ba người khác nhau, độc lập với nhau; nhưng ba ngôi vị Thiên Chúa không là ba thực thể khác nhau, không là ba Thiên Chúa, nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một bản tính Thiên Chúa, một yếu tính Thiên Chúa, một thần tính nhưng ba ngôi vị khác nhau (hypostasis, subsistence, persona, prosopon).

Từ ngữ được dùng để chỉ ngôi vị Thiên Chúa bên thần học Đông Phương là hypostasis, được thần học Tây Phương dịch bằng chữ subsistence, còn từ ngữ bên thần học Tây Phương dùng là persona. Chữ persona của Tây  Phương (latin) được dịch bởi Đông Phương (Hylạp) prosopon. Đông phương không thích chữ prosopon (persona), vì nó làm cho người ta dễ rơi vào hình thái thuyết (modalism), cho rằng Con chỉ là một mặt nạ, một cách diễn tả khác của Cha. Chữ hypostasis của Hylạp không được chuyển là substance (dù rằng đã có lúc có chỗ được chuyển ngữ như vậy) vì nếu thế dễ bị hiểu như là ba thực thể riêng biệt độc lập, và dễ bị hiểu là ba Chúa (tritheism), mà phải được chuyển là subsistence. Ba subsistences được hiểu là ba ngôi vị nhưng vẫn là một Thiên Chúa.

Theo ngôn từ kinh viện, ngôi vị (person, hypostasis) không thể được giản trừ vào bất cứ gì và không thể thông truyền cho gì khác; như vậy, ngôi vị là duy nhất thể phân biệt với các ngôi vị khác. Theo định nghĩa cổ điển của Boethius, ngôi vị là bản thể bất khả chia của một tự nhiên có lý trí (persona est naturae rationalis individual substantia[194]). Richard of St. Victor định nghĩa: ngôi vị là một hiện hữu bất khả thông truyền của một tự nhiên có lý trí (naturae rationis incommunicabilis existentia)[195]. Thomas Aquinas thay từ ngữ bản thể (substantia) bằng từ ngữ tiềm bản thể (subsistentia, subsistence)[196]. Theo Thomas Aquinas, những ngôi vị thần linh là những tương quan tiềm bản thể (subsistent relations).

Các ngôi vị phân biệt với nhau bởi thuộc tính của mỗi ngôi vị (idiòmata hypostatika, personal properties), chẳng hạn, chức cha chức con và  nhiệm  xuất (fatherhood, sonship, passive spiration). Nét đặc trưng của Cha là không được sinh ra (agennèsia); tuy nhiên thần học Đông Phương và thần học Tây Phương hiểu nét đặc trưng này có khác nhau. Đông Phương cho rằng Cha như khởi nguồn và như nguồn của Ba Ngôi, và tính không được sinh ra là thuộc tính đặc biệt của chức Cha. Thần học Tây Phương xem tính “không được sinh ra” như thuộc tính của ngôi Cha nhưng không là thuộc tính cấu thành của ngôi Cha (chẳng hạn, Thánh Thần cũng đâu được sinh ra).

Thuộc tính (property) được phân biệt bởi sự biệt gán (appropriation), nghĩa là, gán một thuộc tính hay một hoạt động cho một ngôi vị dù rằng thuộc tính này cùng chung hết cho cả ba ngôi vị. Chẳng hạn, quyền lực được biệt gán cho Cha, khôn ngoan được biệt gán cho Con, và tình yêu được biệt gán cho Thánh Thần. (Walter Kasper, p. 282).

f. Filioque

Công đồng chung Constantinople năm 381 tuyên xưng: “Chúng tôi tin kính Thánh Thần, là Chúa và là Đấng ban sự sống, Ngài khởi xuất từ Chúa Cha, Ngài cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con…” (DS 150; ND 11-12; GLCG 245). Công đồng chung Chalcedon năm 451 đón nhận giáo lý của công đồng Nicea 325 và Constantinople 381, vì thế “kinh Tin Kính Nicea-Constantinople” trở thành gia sản chung của cả Giáo Hội đông phương lẫn tây phương.[197]

Giáo Hội Chính Thống vẫn trung thành tuyên tín với “kinh tin kính” của công đồng Constantinople năm 381 cho tới nay, còn Giáo Hội Công Giáo đã thêm chữ Filioque vào kinh tin kính của công đồng Constantinople 381. Theo sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, “việc sử dụng công thức này (Filioque) trong kinh Tin Kính được chấp nhận dần dần trong phụng vụ Latin từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI.”[198] Tuy dù được thêm vào kinh tin kính Nicea-Constantinople sau một thời gian dài, nhưng tư tưởng Filioque đã có trước cả công đồng Chalcedon 451, cụ thể đã thấy nơi Đức Giáo Hoàng Leô Cả năm 447 (DS 284).

Với lời tuyên xưng “Thánh Thần khởi xuất từ Cha” của công đồng Constantinople 381, Giáo Hội đông phương hiểu và nhấn mạnh: Cha là nguồn gốc và khởi thủy của tất cả thiên tính, Cha là nguồn gốc của Thánh Thần (para tou Patros ekporeuetai, cf. Ga 15, 26). Với lời tuyên xưng này, người ta có thể hiểu tương quan giữa Thánh Thần và Cha được xác định nhưng tương quan giữa Con và Thánh Thần còn bỏ ngỏ. Qua từ ngữ “khởi xuất” (ekporeusis), không được phép coi Thánh Thần như một tạo vật của Cha, cũng không được phép coi Thánh Thần như được sinh bởi Cha (nếu không sẽ có hai Con!). Thánh Thần có một tương quan duy nhất với Thiên Chúa như nguồn gốc: không có một tương quan nào như vậy, không giống tương quan giữa Cha và Con.[199]

Với lời tuyên xưng Thánh Thần phát xuất từ Cha và Con (Filioque) của Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo muốn nói: Thánh Thần không phải chỉ là Thánh Thần của Cha mà còn là Thánh Thần của Con nữa, “Thánh Thần nhận lãnh bản tính và hữu thể vừa từ Cha, vừa từ Con. Đời đời Người phát xuất từ Cha và Con như từ cùng một nguyên lý và từ một nhiệm suy duy nhất” (DS 1300-1301; GLCG 246; ND 322-323).

Thánh Augustine (354-430), thần học gia Công Giáo Latin, đã nhìn Thánh Thần như Tình Yêu giữa Cha và Con, là sự thông hiệp giữa Cha và Con. Augustine cũng như các thần học gia tây phương luôn nhìn Cha như nguồn gốc duy nhất. Theo Augustine, Thánh Thần xuất nguyên (principaliter) từ Cha. Thánh Thomas cũng chấp nhận công thức này và diễn tả Cha như nguyên lý và nguồn của Ba Ngôi (principium or fons totius trinitatis). Theo Thomas, Con lấy từ Cha quyền năng nhiệm xuất Thánh Thần; như vậy, cũng có thể nói, Thánh Thần xuất từ Cha qua Con.[200]

Giáo Hội đông phương cũng dùng những hình ảnh nhân loại và những loại suy để hiểu về Con và Thánh Thần của Thiên Chúa. Khởi điểm đối với họ là lời được nói ra. Lời được nói ra nhờ hơi thở. “Khi chúng ta nói một lời, sự chuyển động của hơi thở, khí làm phát sinh tiếng, cái làm ý nghĩa của lời đạt tới người khác.” Tương tự vậy, nơi Thiên Chúa, Thần Khí tức Thánh Thần đi với Lời và tỏ lộ hiệu quả của Lời.”[201]

Với thần học Latin, Thánh Thần xuất từ tình yêu hỗ tương giữa Cha và Con (processio); còn đối với thần học Hylạp, Thánh Thần khởi xuất từ Cha (ekporeusis). Với thần học Hylạp, điều này không muốn nói rằng Thánh Thần không là Thánh Thần của Con. Vì “Thánh Thần khởi xuất từ Cha, được thông truyền qua Con, và được các tạo vật đón nhận.” Điểm hay của quan niệm này là duy trì được vị thế của Cha như nguồn duy nhất của thần tính, cũng như tương quan của Thánh Thần với hoạt động trong thế giới được thấy rõ nét hơn.[202]

Nền tảng chung của việc hình thành quan niệm về Thánh Thần của cả thần học Latin lẫn Hylạp được thấy nơi Ga 15, 26 (ho para tou patros exporeuetai). Kinh tin kính Nicea-Constantinople thay chữ para bằng ek, và thay chữ ekporeuetai ở thì hiện tại với chữ ekporeuomenon thì quá khứ phân tự; điều này muốn nói sự nhiệm xuất không chỉ tạm thời nhưng còn là nhiệm xuất vĩnh cửu. Sự khác biệt giữa thần học Hylạp và Latin trở nên rõ ràng khi bản dich phổ thông (Vulgate) chuyển chữ ekporeuetai là procedit, vì chữ processio (nhiệm xuất) trong thần học Latin có nhiều nghĩa hơn là chữ ekporeusis (khởi xuất) trong thần học Hylạp. Trong văn chương Hylạp, ekporeuesthai có nghĩa: khởi xuất từ, khởi đến bởi; trong nghĩa này nó chỉ được áp dụng cho Cha như khởi nguồn. Việc đồng hoạt động của Con trong việc nhiệm xuất Thánh Thần, nếu có, phải được diễn đạt bằng động từ proïenai; thần học Latin đã không có sự phân biệt này. Thần học Latin dịch ekporeusis bằng processio, mà chữ processio có thể được áp dụng cho mọi nhiệm xuất của Ba Ngôi; processio không đơn thuần chỉ việc nhiệm xuất Thánh Thần mà còn chỉ cả việc sinh Con cũng như việc nhiệm xuất Thánh Thần qua Con.[203] Với việc dùng chữ processio như vậy, thần học Latin còn phải phân biệt nhiệm xuất (processio) của Con với nhiệm xuất (processio) của Thánh Thần. Nếu việc nhiệm xuất (processio) của cả hai đều giống nhau, thì Thiên Chúa có hai người con, và như vậy không thể nhận biết sự khác biệt giữa Con và Thánh Thần. Đây là vấn đề thần học mà nền thần học Latin gặp phải, chứ bên thần học Hylạp không gặp vấn đề này. Như vậy theo thần học Latin, sự phân biệt giữa Con và Thánh Thần chỉ được duy trì khi Con có chức vụ nhiệm xuất Thánh Thần từ Cha. Trong cái nhìn này, Con đóng vai trò không là chính yếu (principaliter) nhưng chỉ do quyền năng Con nhận từ Cha. Chính vì vậy, thần học Latin luôn luôn nhấn mạnh rằng trong việc nhiệm xuất Thánh Thần, Cha và Con tạo thành một nguyên lý duy nhất (DS 850; ND 321). Thực tế, thần học Latin cũng có thể nói như thánh Thomas: Thánh Thần xuất từ Cha qua Con. Điều bất lợi của Filioque là trong kinh tin kính, sự khác biệt giữa Cha và Con trong việc nhiệm xuất Thánh Thần không được nói rõ nên làm cho các thần học gia và những tín hữu bên nền văn chương Hylạp hiểu lầm.[204]

Thần học Hylạp cũng có điểm yếu. Tuy kinh tin kính Nicea-Constantinople có thể diễn đạt chỗ đứng đặc biệt của Cha trong việc khởi xuất Thánh Thần, nhưng nó lại không nói gì về tương quan giữa Thánh Thần và Con. Trong Kinh Thánh, Thánh Thần khởi xuất từ Cha (Ga 15, 26) nhưng lại được thông ban nhờ Con (Ga 14, 16.26). Hơn nữa nếu nhiệm cục cứu độ và thần học nội tại Ba Ngôi tương hợp nhau, thì việc Con sai gởi Thánh Thần trong nhiệm cục cứu độ (Ga 15, 26), cũng hàm ẩn sự nhiệm xuất Thánh Thần trong thần học nội tại Ba Ngôi. Cũng theo Kinh Thánh, Thần Khí cũng là Thần Khí của Con (Gl 4, 6), Thần Khí của Đức Giêsu Kitô (Rm 8, 9; Pl 1, 19). Theo sách Khải Huyền (Kh 22, 1), nước ban sự sống khởi xuất (ekporeumenon) từ ngai Thiên Chúa và Con Chiên.[205]

Có lẽ vì những dữ kiện Kinh Thánh trên mà các giáo phụ Hylạp trong những thế kỷ đầu đã không phản kháng công thức Filioque hay những điều na ná như vậy nơi các thánh Ambrose, Augustine, và Leo Cả. Hơn nữa những công thức thấy nơi một số các giáo phụ Hylạp cũng có vẻ giống thần học Filioque của tây phương, chẳng hạn đặc biệt nơi thánh Athanasius, Cyril of Alexandria, và Basil. Các giáo phụ Hylạp thường nói về sự nhiệm xuất của Thánh Thần từ Cha qua Con; tuy nhiên điều này không hoàn toàn xa lạ với thần học Latin, đặc biệt với Tertullian,[206] người đã đặt nền cho thần học Ba Ngôi trước cả thánh Augustine.[207]

Đã có một công thức tổng hợp cả hai công thức đông và tây của Epiphanius of Salamis: Thánh Thần là Đấng xuất từ Cha và nhận từ Con.[208]

Trong thời đầu tuy hai nền thần học Hylạp và Latin có những diễn đạt khác biệt nhưng không xung khắc nhau, Filioque chỉ thành vấn đề khi bên Latin biến công thức thần học thành công thức tuyên xưng đức tin, và như vậy là đơn phương thay đổi bản văn của kinh tin kính Nicea-Constantinople. Sự thay đổi này xảy ra trong những công đồng địa phương ở Toledo vào thời gian từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ bảy.[209] Có lẽ Filioque được thêm vào nhằm chống lạc giáo Arius có tên là Prescillianism. Lời tuyên xưng Filioque hàm chứa Con đồng bản tính với Cha, và Thánh Thần không chỉ là Thánh Thần của Cha nhưng cũng là Thánh Thần của Con nữa. Những điều trên nếu được hiểu ngọn nguồn thì sẽ thấy không có gì mới đối với thần học đông phương, ngay cả dù lúc đó việc tương quan liên lạc giữa đông và tây không còn được mặn nồng như trước. Sự bất đồng và những cuộc tranh luận gay gắt chỉ bùng lên khi Charlemagne tại công đồng Frankfurt (794) chống đối công đồng Nicea thứ hai (787)[210] bằng tuyên xưng Filioque (Thánh Thần xuất từ Cha và Con). Niềm tin Filioque đã mặc nhiên được chấp nhận ở tây phương vào thời điểm đó. Công đồng Aachen (809) chính thức thêm Filioque vào kinh tin kính. Lúc đầu, Roma rất dè dặt và thậm chí còn chống lại việc thêm vào này. Cụ thể, Đức Giáo Hoàng Leô III bảo vệ Nicea và truyền thống, và đặt mình chống lại các công đồng Carolingian; Đức Giáo Hoàng duy trì lập trường của ngài khi các tu sĩ đan viện thánh Sabbas ở Yêrusalem thêm Filioque vào kinh tin kính trong Thánh Lễ và gây nên một cuộc tranh cãi gay gắt; Đức Giáo Hoàng bảo vệ lời dạy trong Filioque nhưng từ chối thêm nó vào kinh tin kính. Tới thời Đức Giáo Hoàng Benedict VIII thì khác; hoàng đế Henry II thỉnh cầu được thêm Filioque vào kinh tin kính trong Thánh Lễ tấn phong ông vào năm 1014. Kể từ đó, truyền thống tuyên xưng mới đã được bắt đầu ở tây phương.[211]

Công đồng Lateran IV (1215) và công đồng Lyons II (1274) xác định giáo lý của thần học tây phương về việc nhiệm xuất (processio) Thánh Thần từ Cha và Con (Filioque).[212] Công đồng Lyons tố cáo sự hiểu lầm của thần học đông phương cho rằng bên tây phương chủ trương có hai nguyên lý hoặc hai nguồn gốc nơi Ba Ngôi khi tuyên xưng Filioque. Theo lời dạy của công đồng Lateran, Cha và Con tạo nên một nguyên lý duy nhất trong việc nhiệm xuất Thánh Thần. Theo một nghĩa nào đó, thần học tây phương đã nhấn mạnh sự hiệp nhất nơi Ba Ngôi hơn cả bên thần học đông phương vì qua Filioque sự đồng đẳng và đơn nhất của Thánh Thần với Cha và Con được xác định; thần học Latin cũng cho thấy tương quan sự sống và tình yêu giữa Cha và Con được hoàn tất nơi Thánh Thần như sợi dây liên kết vì Thánh Thần là tình yêu của Cha và Con.[213]

Thần học đông phương phản đối Filioque trên bình diện luật và trên bình diện tín lý. Bên thần học đông phương cho rằng Filioque không hợp luật vì công đồng Ephesus (431) cấm không cho dùng một tuyên tín khác (hetera pistis);[214] Bên thần học tây phương thì cho rằng Filioque không là một đức tin khác nhưng là một lời giải thích của cùng một đức tin được công đồng Nicea và Constantinople tuyên xưng. Việc phản kháng Filioque trên bình diện tín lý thì do thượng phụ Photius chủ xướng vào thế kỷ IX. Photius chống đối Filioque và sửa công thức tuyên tín thành “từ một Cha mà thôi” (ek monou tou patros). Công thức này là đúng nghĩa khi chữ ekporeusis được hiểu ngặt theo tiếng Hylạp và theo nghĩa principaliter procedere của thánh Augustine; tuy nhiên ek mono tou patros mà Photius dùng ở đây trong bầu khí tranh luận thì lại có nghĩa khác, bởi vì “chỉ bởi Cha mà ra” (ek monou tou patros) này lại phủ nhận truyền thống Hylạp hiểu Thánh Thần được nhiệm xuất từ Cha qua Con, và phủ nhận mọi tương hợp với thần học tây phương. Giáo Hội Hylạp nhận là quy chuẩn cái nhìn của Photius mặc dầu không phủ nhận lời giải thích của các giáo phụ trước như Photius đã phủ nhận. Truyền thống Hylạp thì rộng và phong phú hơn cái nhìn của Photius trong những cuộc tranh luận.[215]

Vào thời đầu khi tuyên tín Filioque được thêm vào, người ta cho rằng việc không nhận Filioque là lạc giáo; tuy nhiên quan điểm của các thần học gia lớn thời trung cổ đầu thì tế nhị hơn, không như người ta tưởng. Công đồng Florence (1439-1445) nỗ lực nối kết hai Giáo Hội đông và tây nhưng thất bại. Ngày nay đối với Giáo Hội Công Giáo Roma, quyết định của Đức Giáo Hoàng Benedict XIV (1742-1755) là chuẩn mực: Giáo Hội Đông Phương được phép dùng kinh tin kính không sửa đổi của năm 381. Điều này hàm chứa: các công thức được dùng trong hai Giáo Hội bổ túc cho nhau.[216]

 


 

 

 

 

 

VII. THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Chúng ta đã lần theo nhiệm cục cứu độ để cùng với các tông đồ khám phá mặc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi, thiết tưởng bây giờ là lúc cần có cái nhìn thần học xét như những lý luận tổng hợp về Thiên Chúa Ba Ngôi.

A. THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Thánh Gioan tông đồ sau một thời gian dài nghiền ngẫm suy tư, Ngài tuyên xưng: “Thiên Chúa là tình yêu.” Thiên Chúa là tình yêu, nghĩa là, Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu, không phải chỉ khi tạo dựng con người Ngài mới là tình yêu, nhưng Ngài đã là tình yêu từ muôn muôn thuở. Thiên Chúa là Đấng yêu thương, bây giờ và từ trước muôn đời muôn thuở.

1. Ad Intra: Nên Một Với Nhau

Từ thuở đời đời, Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu là tương quan liên vị, là thái độ phải có của một ngôi vị đối với ngôi vị khác. Nơi vật chất cũng có sự thu hút lẫn nhau, như nam châm trái cực hút nhau; nơi con vật cũng có sự thu hút gần nhau giữa hai giống đực cái theo bản năng. Nơi vật chất và sinh vật hạ đẳng, chúng không có tự do và luôn tuân theo luật tự nhiên và bản năng; còn nơi con người xét như ngôi vị tự do, tình yêu là tương quan phải có giữa những ngôi vị; tuy dù đó là tương quan cần có (để sống đúng như một ngôi vị nhân linh) nhưng con người vẫn tự do. Với tự do, con người trở nên tuyệt vời hay tệ hại tùy chọn lựa yêu thương hay không. Thiên Chúa là tình yêu, hàm chứa, Thiên Chúa là những ngôi vị; trước khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã luôn yêu thương nhau.

Nơi tình yêu, người ta hướng tới nên một với nhau. Ý hợp tâm đồng. Một lòng một ý. Nơi tình yêu nam nữ vợ chồng, người ta nên một với nhau không chỉ nơi tâm hồn nhưng cả nơi thân xác. Thiên Chúa tuy dù là ba ngôi vị nhưng Thiên Chúa đã luôn kết hiệp với nhau đến độ chỉ là một Thiên Chúa mà thôi.

“Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai.” Nơi con người, hai người là hai ngôi vị riêng rẽ, tuy có thể độc lập với nhau nhưng cũng cần nhau tới một mức độ nào đó để sống hạnh phúc. Chẳng hạn, để những thành viên trong một gia đình sống hạnh phúc, các thành viên cần hỗ tương liên hệ với nhau ở một mức độ nào đó. Nơi Thiên Chúa, Ba Ngôi Vị phân biệt và tùy thuộc nhau ở mức độ tuyệt vời. Thiên Chúa tuy là ba ngôi vị phân biệt nhưng vẫn luôn là một với nhau. Ba Ngôi Thiên Chúa là một không chỉ vì Ba Ngôi cùng một bản tính Thiên Chúa mà còn vì Ba Ngôi Vị Thiên Chúa luôn ở trong nhau đến độ là một (tương tại, circumincessio, circumcessio). Ba Ngôi Vị Thiên Chúa ở trong nhau nhưng không lẫn lộn ngôi nọ với ngôi kia. Nơi Thiên Chúa, tất cả đều chung trừ tương quan ngôi vị.

Ba ngôi vị Thiên Chúa không lẫn lộn, không hòa tan trong nhau đến mất mình; nhưng trái lại, Cha luôn là Cha, Con luôn là Con, Thánh Thần luôn luôn là Thánh Thần. Không khi nào Cha ngừng là Cha. Không khi nào Con ngừng là Con. Không khi nào Thánh Thần thôi là Thánh Thần. Cho nên dù ở trong nhau, nên một với nhau, thì Ba Ngôi vẫn là Ba Ngôi.

Với những người theo thuyết hình thái (modalism), có lúc Cha là Con, và có lúc Cha là Thánh Thần. Với họ, vì Cha cũng là Con khi nhập thể, nên khi Con chịu khổ nạn tức là Cha chịu khổ nạn. Hiểu như họ, không là cái nhìn của truyền thống Công Giáo về Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa, tất cả là một nhưng mỗi ngôi vị luôn luôn là mình. Cha luôn luôn là Cha và không bao giờ là Con. Cha luôn luôn ở trong Con, Con luôn luôn ở trong Cha, nhưng Cha vẫn luôn là Cha và Con vẫn luôn luôn là Con mọi nơi mọi lúc trong mọi hoàn cảnh. “Ta và Cha là một” (Ga 10, 30); tuy nhiên, Con và Cha vẫn luôn luôn khác nhau, Cha vẫn là Cha và Con vẫn là Con; điều khác biệt nơi Thiên Chúa chính là ngôi vị.

Từ sự thông hiệp giữa Ba Ngôi Thiên Chúa chúng ta có thể hiểu về sự thông hiệp giữa con người và Thiên Chúa. Ba Ngôi Thiên Chúa tuy ở trong nhau nhưng không tiêu hủy nhau và cũng không làm mất chính mình; cũng tương tự vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa ngự nơi con người nhưng không hủy hoại ngôi vị con người mà trái lại còn làm con người là mình hơn, bởi vì Ba Ngôi Thiên Chúa ở trong nhau không hủy hoại ngôi vị khác mà cũng chẳng làm mất chính mình, trái lại, lại còn làm mình là mình hơn. Cũng tương tự như vậy những người kết hiệp với Thiên Chúa.

Một người kết hiệp với Thiên Chúa cho dù ở mức độ cao sâu đến đâu cũng vẫn luôn là họ. Họ được thần hóa, được Thiên Chúa hóa, được thánh hóa, nhưng họ vẫn luôn là họ, vẫn luôn là người. Càng kết hiệp với Thiên Chúa, thì càng là người, càng là người trọn vẹn hơn, tuyệt vời hơn. Để biết một người là thánh đến mức độ nào, thì nhìn xem họ là người đến mức độ nào. Ai yêu thương Thiên Chúa thì phải yêu mến anh em mình. Làm sao một người có thể yêu mến Thiên Chúa Đấng mà họ không thấy nếu họ không yêu mến anh em đang sống chung quanh họ? Ai yêu thương là biết Thiên Chúa, ai không sống yêu thương là không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.

Sự kết hiệp con người với Thiên Chúa có mẫu mực là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức Giêsu là Thiên Chúa, là ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể. Ngôi Lời Thiên Chúa kết hiệp với bản tính con người, gọi là ngôi hiệp. Nơi Đức Giêsu, bản tính Thiên Chúa và bản tính con người luôn được tôn trọng. Bản tính Thiên Chúa không làm tiêu hủy bản tính người, nhưng vẫn làm Đức Giêsu là người thật, là người trọn vẹn. Dù nhập thể làm người, Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa, và không giảm bản tính Thiên Chúa chút nào. Ngôi Lời vẫn luôn là một với Cha và Thánh Thần, nhưng chỉ có Ngôi Lời nhập thể làm người mà thôi.

Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Mỗi người chúng ta dù kết hiệp với Thiên Chúa cũng không bị tan biến hoặc làm mất chúng ta, nhưng làm chúng ta là chúng ta hơn, là người hơn. Ngay cả khi con người ở trên thiên đàng với Thiên Chúa, thì sự kết hiệp với Thiên Chúa cũng không làm con người không là người nữa; trái lại, con người trên trời dù kết hiệp với Thiên Chúa, cũng vẫn là người.

Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, sự ở trong nhau (circumincessio) không làm mất chính mình mà cũng không làm tổn thương ngôi vị khác, trái lại vẫn là chính mình và để ngôi vị khác là ngôi vị khác một cách hoàn toàn, là mẫu mực cho cách sống của con người trên trần gian này. Sự khác biệt không hủy hoại tính hiệp nhất nhưng chính sự khác biệt mới cho thấy tính hiệp nhất giữa các ngôi vị. Sự khác biệt, sự phong phú đa dạng qua những khác biệt giữa con người với nhau, đòi người ta phải trân trọng lẫn nhau khi nhìn vào mẫu mực Thiên Chúa Ba Ngôi.

2. Ad Extra: Yêu Thương Con Người

Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương nhau và yêu thương con người.

Thương cảm lắng nghe tiếng kêu cầu

Thiên Chúa yêu thương con người. Điều này được biểu lộ cách đặc biệt qua dân tộc Do Thái: Thiên Chúa tuyển chọn dân Do Thái là dân riêng, và Ngài luôn ở gần họ để yêu thương và đáp cứu mỗi khi họ kêu cầu.

Được dâng tế phẩm lên Thiên Chúa, là được Thiên Chúa lắng nghe và nhận lời. Dân Do Thái cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho chính họ và cho mọi dân tộc trên trần gian này. Dân Do Thái là dân tư tế (Xh 19, 5-6), là dân được Thiên Chúa chọn để đại diện tất cả mọi dân tộc tế lễ Thiên Chúa. Các tư tế là những người được chọn từ giữa dân Ngài, để đại diện dân Ngài dâng tế phẩm lên Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả dân ngoại, vì dân ngoại cũng do Ngài mà có; vì nếu không có Thiên Chúa thì đâu có gì hiện hữu. Không có Thiên Chúa thì đâu có ai được sinh ra, đâu có dân tộc nào hiện hữu, nên tất cả mọi dân tộc đều là dân của Thiên Chúa mà dân Do Thái là dân được chọn một cách đặc biệt. Qua lịch sử dân tộc Do Thái người ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương mọi dân tộc một cách đặc biệt như dân tộc Do Thái. Thiên Chúa quan tâm đến dân tộc Do Thái như thế nào thì Ngài yêu thương và quan tâm đến các dân tộc khác như vậy. Thiên Chúa luôn gần gũi và yêu thương mọi người, mọi dân tộc.

Tha thứ

Thiên Chúa yêu thương con người, nên Ngài có nhiều sáng kiến cho con người. Khi con người phạm tội chống lại Thiên Chúa, người ta tưởng rằng Ngài sẽ trừng phạt như người đời vẫn thường đối xử với nhau, nhưng thực tế lại không như vậy. Thiên Chúa yêu thương, Ngài tha thứ cho con người. Ngài đi tìm con người, Ngài mong con người trở lại với Ngài. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài có nhiều sáng kiến để yêu thương, nên người ta không biết Ngài sẽ làm gì đối với những kẻ Ngài yêu, và ngay cả đối với những người phạm tội chống lại Ngài. Vì là tình yêu, vì là Thiên Chúa tự do, nên Thiên Chúa là Đấng luôn luôn mới, và người ta không thể nói đã biết trọn về Ngài. Chỉ khi Ngài đã thực hiện điều gì đó rồi, người ta mới biết mà thôi. Thiên Chúa tha thứ, và Ngài có nhiều cách để tha thứ, Ngài tha thứ với những tình huống khác nhau. Thế nhưng chính trong việc Thiên Chúa yêu thương tha thứ này, người ta hiểu Thiên Chúa là ai: Ngài yêu thương nên tha thứ tội lỗi con người.

Lịch sử dân Do Thái là một chuỗi những bất trung phản bội, nhưng qua những bất trung và phản bội này người ta hiểu Thiên Chúa hơn. Thiên Chúa thương cảm trước nỗi khổ của dân Người khi họ cùng khốn bên Aicập và kêu lên Thiên Chúa (Xh 3, 1-12). Thiên Chúa là Đấng gần gũi những người đang sống trong tình cảnh khốn cùng không biết kêu cầu cùng ai. Thiên Chúa là Thiên Chúa của người nghèo và của những kẻ khốn cùng. Không phải Thiên Chúa không là Thiên Chúa của người giầu. Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả người giầu lẫn người nghèo, nhưng người giầu không để ý đến Thiên Chúa và dường như họ đã quên Thiên Chúa, dường như họ không cần Thiên Chúa vì đã thấy mình đầy đủ và thỏa mãn.

Khi dân Do Thái đã vào đất hứa, dân đã bỏ quên Thiên Chúa và đã bị các dân xung quanh đàn áp bóc lột. Cùng khổ nhưng không biết trông chờ ai để cứu giúp, họ đã kêu lên Thiên Chúa và Thiên Chúa đã sai các thẩm phán đến để giải thoát họ. Thiên Chúa luôn ở gần con người, và điều này được nhận biết khi những người cùng khốn kêu lên Ngài. Thiên Chúa đến với con người qua trung gian những con người. Các thẩm phán (quan án) là những người được Thiên Chúa sai gởi tới để giải phóng dân và cũng để giáo dục dạy dỗ dân. Samuel là thẩm phán và cũng là tiên tri. Samuel là người đã xức dầu phong Saul làm vua Do Thái, và sau đó cũng chính Samuel nhận chỉ thị của Thiên Chúa xức dầu phong Đavít làm vua thay thế Saul. Trong Kinh Thánh không thấy chỗ nào nói Môsê và Samuel được xức dầu, nhưng chính Môsê xức dầu để Aaron làm tư tế, và Samuel xức dầu cho Saul và David làm vua. Đấng được xức dầu là người được Thiên Chúa sai đến lo cho dân Ngài.

Gần gũi và săn sóc

Thiên Chúa gần gũi con người. Thiên Chúa cai trị dân Người. Ngài can thiệp vào cả thể chế chính trị, như đặt người làm vua cai trị dân nhân danh Ngài. Chính Thiên Chúa đặt người cai trị dân, nhưng cũng chính Ngài phế bỏ Saul khi Saul không vâng theo thánh ý Ngài.

Thiên Chúa yêu thương dân Ngài. Ngài cai trị dân qua luật giao ước. Ngài ban luật cho dân để bảo vệ quyền lợi của mỗi người (Xh 20, 1-17). “Không Trời ai sống được với ai.” Nếu không tin kính Trời, thì làm sao con người có thể trung thành và đối xử tốt với nhau! Phần đầu của thập giới là thái độ phải có của con người đối với Thiên Chúa, và phần hai là thái độ phải có đối với tha nhân. Không tuân giữ thập giới, con người không thể sống hạnh phúc đích thực, không phải chỉ ở đời sau nhưng ngay cả ở đời này nữa. Hạnh phúc đích thực của con người giả sử phải có sự bình an thâm sâu trong tâm hồn; và điều này chỉ có khi người ta sống tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Không tôn kính Thiên Chúa, không thảo hiếu cha mẹ, không tôn trọng sinh mạng hay danh thơm tiếng tốt của tha nhân, không tôn trọng tài sản của người khác, thì làm sao có thể có một tâm hồn an bình và hạnh phúc được! Thiên Chúa ban lề luật, để giúp con người được hạnh phúc đích thực.

Thập giới, lề luật được ban ra là để mưu ích lợi cho con người, chứ không phải con người được tạo dựng để phục vụ lề luật. Lề luật là quà tặng của Thiên Chúa ban cho dân tộc Do Thái, nhưng cũng là cho tất cả mọi người, mà dân tộc Do Thái là một đối tượng cụ thể. Từ nhận thức này, người ta nhận ra nguyên tắc giải thích lề luật: lề luật nhằm phục vụ lợi ích đích thực của con người.

Dạy dỗ

Thiên Chúa yêu thương nên dạy dỗ dân qua các tiên tri. Tiên tri là những người Thiên Chúa chọn để nói với dân nhân danh Ngài. Sự bất xứng bất lực của tiên tri, cho thấy rõ Thiên Chúa hiện diện. Tiên tri Ysaya thấy mình nhơ uế không xứng đáng nói nhân danh Thiên Chúa; thiên thần đã dùng than hồng thanh tấy môi miệng tiên tri, hầu tiên tri xứng đáng nói Lời Thiên Chúa, để khi nghe tiếng mời gọi thì tiên tri đã sẵn sàng đáp “xin Ngài sai tôi” (Is 6, 1-8). Tiên tri  Yêrêmya run sợ trước thế lực người đời, và Thiên Chúa đã ban ơn trợ lực để tiên tri có đủ can đảm nói nhân danh Thiên Chúa bất chấp mọi uy quyền thế tục, ngay cả vua chúa quan quyền (Yer 1, 4-19). Tiên tri nói, nhưng không phải tiên tri nói mà là chính Thiên Chúa nói với dân qua tiên tri- ngôn sứ của Ngài. Tiên tri là hồng ân Thiên Chúa ban cho dân Ngài, và qua dân Do Thái hồng ân này được ban cho mọi người.

Những dân tộc xung quanh người Do Thái tự hào có khôn ngoan, họ tự hào vì có những người hiền triết dạy khôn ngoan. Người Do Thái cũng bắt chước họ đi tìm kiếm khôn ngoan, nhưng cuối dùng họ nhận ra rằng: kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực chính là Thiên Chúa. Giữ luật Thiên Chúa truyền, sống như Thiên Chúa dạy bảo là người khôn ngoan thực.

Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan và là sự khôn ngoan đích thực. Người ta đi tìm kiếm khôn ngoan, tìm học để biết và sở hữu khôn ngoan; người ta đâu có ngờ chính Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan đích thực, là sự khôn ngoan tuyệt đối. Sống theo như Thiên Chúa dạy, sống với Thiên Chúa, là người khôn ngoan. Người khôn ngoan là người sống sao để hạnh phúc. Không sống như Thiên Chúa dạy, con người không thể hạnh phúc.

Mời gọi nên thánh

Thiên Chúa là Đấng tuyệt vời, là Đấng khôn ngoan, là Đấng trở thành mẫu mực cho con người. Thiên Chúa là Đấng thánh, và Ngài mời gọi con người nên thánh (Lv19, 1-2).

Thánh, là hướng lên Thiên Chúa chứ không dừng lại nơi tạo vật tuy dù con người có tự do để vươn lên hay dừng lại. Vươn lên Thiên Chúa, là sống tự do đích thực, là không nô lệ vật chất như tiền tài danh vọng địa vị. Vươn lên Thiên Chúa, là sống như Thiên Chúa dạy, là yêu thương tha nhân, là giúp đỡ tha nhân và làm cho con người được sống triển nở và hạnh phúc. Thiên Chúa là Đấng mời gọi con người sống tự do, sống như Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Thiên Chúa là Đấng thánh, là Đấng yêu thương.

B. THIÊN CHÚA LÀ CHA

“Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.”

Con người ai trong chúng ta cũng có cha có mẹ, chính nhờ cha nhờ mẹ mà chúng ta hiện hữu. Nói một cách khác, nếu không có cha có mẹ, chúng ta không có. Theo nghĩa này, Thiên Chúa là Cha của con người và vũ hoàn, vì chính nhờ Ngài mà con người cùng vũ trụ hiện hữu.

Nhận biết mình là thụ tạo, là hữu thể bất tất, là nhận ra phải có một hữu thể tất yếu: Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng nhờ Ngài mà tôi hiện hữu. Không hề mâu thuẫn khi nói: nhờ cha nhờ mẹ mà mình có, và, nhờ Thiên Chúa mà mình hiện hữu. Chính cha mẹ mình cũng nhờ Thiên Chúa mà có. Mỗi người đều nhờ cha nhờ mẹ mà có, và cũng nhờ Thiên Chúa mà hiện hữu. Điều này không cùng trên bình diện. Nhận ra Thiên Chúa là Cha- Đấng tạo thành, là một tri thức tự do, siêu hình. Đây là một nhận thức giúp gặp gỡ Đấng siêu vượt, Đấng Quyền Năng.

Đấng tạo thành

Thiên Chúa là Cha toàn năng, là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Thiên Chúa như Cha như Mẹ, là Đấng tạo thành nên con người và muôn loài muôn sự, hữu hình cùng vô hình. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật từ hư vô, không giống như một người thợ gốm nặn chiếc bình gốm bằng vật liệu là đất sét đã có sẵn. Thiên Chúa cũng không tạo thành con người như người cha người mẹ sanh con, vì từ một phần thân thể của cha mẹ mà người con được sinh ra. Thiên Chúa tạo dựng con người khác với người cha người mẹ sinh con ra. Thiên Chúa là Cha là Mẹ, là kiểu nói nhân hình, là kiểu nói loại suy để chỉ việc nhờ Thiên Chúa mà con người cùng muôn loài muôn sự hiện hữu.

Sách Sáng Thế (St 1, 1-2, 4a) diễn tả Thiên Chúa tạo dựng con người bằng Lời. Ngài phán một lời, liền có sự vật. “Thiên Chúa phán: “phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày,” bóng tối là “đêm.” Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất” (St 1, 3-5). Trình thuật thứ nhất về tạo dựng thuộc truyền thống tư tế (P), diễn tả Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật, tuy trừu tượng và không sinh động như truyền thống Y, nhưng rất hay. Truyền thống Y diễn tả Thiên Chúa tạo dựng con người bằng cách nắn con người từ bùn đất, rồi thở hơi vào lỗ mũi để làm nó thành sống động (St 2, 7). Cách diễn tả nhân hình này được giới bình dân rất thích nhưng ngày nay lại gặp phải một số người không hiểu thấu đáo ngôn ngữ, cho rằng Thiên Chúa có chân tay và tạo dựng con người bằng cách nắn ra con người, nên họ hiểu sai về Thiên Chúa và hiểu sai về Kitô giáo.

Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, không phải là vật chất. Ngài không có tay có hơi thở như chúng ta. Nếu nói Ngài nắn, Ngài thổi hơi vào lỗ mũi, thì đó là cách diễn tả nhân hình để cho người ta hiểu. Con người phải vượt qua ngôn ngữ để hiểu điều người ta muốn nói. Hai trình thuật về sáng tạo (St 1-2) giúp người ta hiểu hơn về Thiên Chúa.

Đấng tốt lành

Thiên Chúa sáng tạo con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, vậy hình ảnh của Thiên Chúa là gì? Con người có nét gì đẹp, thì Thiên Chúa còn tuyệt hơn thế nhiều, vì con người chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người thông minh, Thiên Chúa là Đấng thông minh toàn tri. Con người nhân hậu, Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu. Tình yêu của người cha người mẹ yêu thương và tha thứ cho con mình, làm người ta hiểu hơn về Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người còn hơn người cha người mẹ trần gian yêu thương con mình. Con người bất lực giới hạn, Thiên Chúa vô hạn và quyền lực vô biên.

Con người có những hành vi tốt lành, Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng. Con người có những người ác, nhưng Thiên Chúa không độc ác. Gian ác là do con người, do tự con người. Khi làm ác, con người không vươn lên với Thiên Chúa, không mở ra với siêu vượt thể mà lại quy chiếu về mình. Hành vi gian ác là đặt mình và quyền lợi của mình trên người khác, trên tất cả, thậm chí trên cả Thiên Chúa. Những hành vi như vậy xúc phạm và hủy diệt tha nhân. Gian ác, là hành vi tự do của mỗi người. Thiên Chúa tốt lành vô cùng. Ngài ban cho con người tự do, và con người làm nên đời mình qua những chọn lựa sống của mình.

Thiên Chúa không là tác nhân của những điều xấu. Sáng Thế chương thứ 3 cho thấy sự chết, gian ác từ đâu mà tới. Nó chính từ lòng con người mà ra. Cái chết thể xác chỉ là hậu quả của cái chết tinh thần, khi con người đầu tiên không tin vào Thiên Chúa nữa. Khi con người không tin rằng Thiên Chúa yêu thương mình, thì con người làm sao có thể sống với người khác, và làm sao có thể sống hạnh phúc được! Nếu không tin vào Thiên Chúa tình yêu, thì con người đang ở trong tình trạng bất hạnh. Nói bằng một ngôn từ khác, con người đang sa hỏa ngục.

Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Thiên Chúa luôn muốn điều tốt cho con người. Ngay cả khi con người không tin vào Thiên Chúa, thì Thiên Chúa vẫn tiếp tục đối thoại với con người, để giúp con người trở lại với Ngài, để con người có thể được hạnh phúc đích thực. Chính Thiên Chúa đã đi tìm con người khi con người trốn Thiên Chúa. Thiên Chúa đã gọi con người, Ngài khởi đầu cuộc đối thoại và loan báo niềm hy vọng: “dòng dõi người nữ sẽ đạp dập đầu con rắn.” Con người bỏ Thiên Chúa, nhưng không bao giờ Thiên Chúa bỏ con người. Thiên Chúa muốn con người sống hạnh phúc với Thiên Chúa, và Ngài sẽ thực hiện điều đó cho tới cùng. Thiên Chúa là Đấng thành tín.

Khi tạo dựng ta, Thiên Chúa đã không hỏi ý kiến của ta; nhưng Thiên Chúa không thể cứu độ ta nếu ta không đồng ý. Nói vậy như thể Thiên Chúa bất lực trước con người, nhưng đúng ra để cho thấy tự do mà Thiên Chúa ban cho con người tuyệt vời đến thế nào! Thiên Chúa quyền năng tuyệt đối nhưng Ngài đã ban cho người tự do. Con người tự do để hình thành chính mình qua các hành vi chọn lựa của mình. Con người thành tuyệt vời, thành thánh, thành tinh thần khi vươn lên Tuyệt Đối chứ không dừng lại nơi sự vật vật chất. Thiên Chúa tuyệt vời khi cho con người tự do, và Ngài luôn tìm cách giúp con người tin vào Thiên Chúa, tin vào Thiên Chúa yêu thương, để con người được an bình và hạnh phúc, nghĩa là, được cứu độ.

Nguồn hy vọng

Thiên Chúa là Đấng thành tín. Con người có thể không tin vào nhau, và thậm chí có thể còn không tin vào chính mình; nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn tin tưởng vào con người. Ngay cả khi con người tuyệt vọng, ngay cả khi người ta tuyệt vọng về chính mình, thì Thiên Chúa vẫn luôn hy vọng nơi con người. Thiên Chúa vẫn tiếp tục ở với con người, vẫn luôn mời gọi, ban ơn giúp con người trở về với Ngài. Thiên Chúa là Đấng luôn tin vào con người, Thiên Chúa tin vào chính tôi hơn cả chính tôi, hơn cả bất cứ ai tin vào tôi.

Thiên Chúa là Đấng luôn ở với con người. Thiên Chúa yêu thích ở với loài người. Với những người Ngài muốn diễn tả tình yêu một cách đặc biệt, Ngài nói: “Ta sẽ ở với ngươi.” Thiên Chúa hứa sẽ ở với Jacob khi ông trên đường đi trốn Esau. Thiên Chúa hứa ở với Môsê để giúp ông thực hiện sứ mạng Ngài trao cho ông, để ông có đủ can đảm ra trước mặt Pharaô và xin vua cho dân bỏ Aicập đi tế lễ Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa sẽ ở với các tiên tri để giúp các ngài can đảm nói lời của Ngài cho dân chúng, ngay cả cho vua chúa quan quyền, cho cả những kẻ ghét và muốn lấy mạng sống của các ngài nữa.

Thiên Chúa ở với con người, Thiên Chúa ở với dân Người; tuy nhiên Thiên Chúa là Đấng vô hình, làm sao con người nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện với con người? Thiên Chúa hiện diện với con người qua những trung gian rất cụ thể: qua Môsê, qua các thẩm phán, các tiên tri, các vua chúa. Vào những thời sau hết, Đức Giêsu là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Vào thời Tân Ước, người ta nhận ra mỗi người là đền thờ của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Đấng phục sinh con người. Những đầu gỗi rã rời, những tâm hồn khô héo vì già yếu, vì tuyệt vọng, thì Thiên Chúa có thể là nguồn hy vọng giúp cho con người như sống lại. Hình ảnh bộ xương khô trong sách tiên tri Êdêkien (Ed 37) cho chúng ta thấy rõ Thiên Chúa là Đấng làm cho con người sống qua Thần Khí của Ngài. Thiên Chúa là nguồn hy vọng, là mùa xuân làm đổi mới mọi sự. Thiên Chúa sẽ phục sinh kẻ như đã chết và làm cho những người đã chết được sống lại. Thiên Chúa là sự sống lại và là sự sống. Không nhờ Thiên Chúa, không có sự sống. Tất cả những gì là sự sống đều nhờ Thiên Chúa mà có.

Cha của Đức Giêsu Kitô

Thiên Chúa là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu có nét giống Thiên Chúa. Ngài nói: “Ta đến để chúng được sống và được sống dồi dào” (Ga 10, 10). “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26). Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ: cho người què đi được, kẻ điếc được nghe, người câm nói được, người mù được sáng, người chết sống lại. Những phép lạ Đức Giêsu đã làm, nếu tính về số lượng cũng chẳng là bao so với thời gian 3 năm Ngài rao giảng, tuy nhiên nó lại là những dấu chỉ cho thấy chân tướng của Đức Giêsu. Ngài làm được những điều kỳ diệu, và Ngài có quyền như một vị Thiên Chúa. Đức Giêsu là con người rất đặc biệt của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

C. THIÊN CHÚA LÀ CON

“Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.” Người ta chỉ nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ Đức Giêsu Kitô qua trung gian các tông đồ. Trước khi Đức Giêsu phục sinh, chưa có ai biết Đức Giêsu là Thiên Chúa, kể cả các tông đồ.

Khi Đức Giêsu còn sống đời tại thế, người ta nhận biết Ngài là người làng Nazarét (Mt 2, 22-23), những người cùng quê nhận ra Ngài và xác định được thân thế của Ngài (Mc 6, 1-6; Mt 13, 53-58; Lc 4, 16-30). Người đương thời có những ý kiến rất khác nhau về Ngài.

Với một số người, Ngài bị coi là người lộng ngôn phạm thượng (Mc 2, 5.7; 14, 62.64), kẻ nói ngoa (Ga 8, 57-58), người tội lỗi (Ga 9, 24), kẻ xấc láo dám coi mình là Thiên Chúa (Ga 10, 30.33). Những người thân cũng coi Ngài như một kẻ mất trí (Mc 3, 21). Có một số các môn đệ cũng không chịu nổi những lời của Ngài, nên đã phải bỏ đi (Ga 6, 60.66). Đức Giêsu chết thê thảm ô nhục trên thập giá là bởi cung cách hành xử của Ngài và do những người có cái nhìn không tốt không đúng về Đức Giêsu.

Với một số khác, Ngài là một tiên tri; với các tông đồ, Ngài là Đức Kitô (Mc 8, 27-30; Mt 16, 13-20; Lc 9, 18-21). Đức Kitô, là Đấng mà người Do Thái vẫn hằng mong đợi, đặc biệt trong thời điểm người Do Thái đang bị người Roma đô hộ này. Như xưa người Do Thái đã chờ mong Đấng Thiên Sai để giải phóng họ khỏi cảnh lầm than, và Thiên Chúa đã đáp cứu họ khi  sai Môsê và các thẩm phán đến giải phóng dân, một số người Do Thái thời đó cũng tưởng Đức Giêsu sẽ là một Đấng Messia như vậy. Có lẽ các tông đồ cũng hiểu như vậy, nên hai người con ông Dêbêđê là Gioan và Giacôbê mới xin Đức Giêsu cho được ngồi bên tả và bên hữu Ngài khi Ngài được vinh quang (Mc 10, 37).

Cái chết trần trụi ô nhục trên thập giá phá hủy bao hy vọng và những mộng mơ của các tông đồ và của các môn đệ. Hai môn đệ trên đường Emmau đã bỏ về, không chờ gì nữa cho dù họ đã nghe các chị phụ nữ nói đã gặp Đức Giêsu phục sinh. Biến cố Đức Giêsu chết thê thảm trên thập giá làm các tông đồ tê liệt. Cho dù bao phép lạ các ông được chứng kiến, cho dù Đức Giêsu đã báo ba lần về cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài, thì các ông vẫn hoảng loạn, không thể tin Đức Giêsu sống lại (Mc 16, 9-14). Tin mừng Marcô cho thấy không có tông đồ nào tin Đức Giêsu phục sinh, cho dù các chị phụ nữ đã loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các ông. Riêng tông đồ Thomas thì cả một tuần không tin Đức Giêsu phục sinh, mãi cho tới khi chính Đức Giêsu phục sinh hiện ra cho ông (Ga 20, 24-29).

Nếu Đức Giêsu không phục sinh, người ta không biết gì nhiều về Đức Giêsu. Chính biến cố tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu, làm các tông đồ nhận ra sự thật về Đức Giêsu.

Đức Giêsu phục sinh, là một sự kiện đối với các tông đồ. Các ông đã được thấy, được ăn uống với, được trò chuyện, được đụng chạm vào Đấng phục sinh. Đức Giêsu phục sinh là một sự kiện không thể chối cãi được. Các tông đồ là những chứng nhân của Đức Giêsu phục sinh. Tuy nhiên, Đức Giêsu phục sinh vẫn là một sự kiện phải tin đối với những người khác. Với Thomas, suốt 8 ngày ông không tin: Đức Giêsu phục sinh không là sự kiện đối với ông; sau khi ông thấy Đức Giêsu phục sinh, Đức Giêsu phục sinh là một sự kiện. Thomas đã mắt thấy tai nghe Đức Giêsu phục sinh. Sau này, tuy dù không nhìn thấy Đức Giêsu phục sinh bằng con mắt trần, Thomas vẫn tin Ngài đang sống, Thomas vẫn tin Ngài đã phục sinh. Với những người không thấy Đức Giêsu phục sinh, Đức Giêsu phục sinh là một biến cố phải tin. Để tin Đức Giêsu phục sinh, một người có thể tin vào lời chứng của các tông đồ, và thậm chí có thể tin nhờ lời chứng của các chị phụ nữ đã được Ngài hiện ra cho.

1. Anh Em Bảo Thầy Là Ai

Đức Giêsu đã phục sinh. Đức Giêsu vẫn là một ẩn số đối với các tông đồ. Câu hỏi Đức Giêsu đặt ra cho các tông đồ dường như vẫn chưa được giải đáp hoàn toàn: “còn anh em, anh em bảo thầy là ai?” (Mt 16, 15). Thầy đã phục sinh, nhưng Thầy phục sinh khác Lazarô phục sinh. Lazarô phục sinh, ai muốn gặp anh ta, cứ tới nhà anh ta sẽ được gặp; còn Đức Giêsu, không phải ai muốn gặp cũng được gặp. Thomas cả một tuần không tin Đức Giêsu phục sinh, và có lẽ các tông đồ khác muốn Thomas gặp gỡ Thầy, nhưng không thể được. Sau khi phục sinh, Đức Giêsu không bị sự chi phối của vật chất, cửa đóng then cài không ngăn cản được Ngài khi Ngài muốn gặp gỡ các tông đồ. Tuy vậy, không phải ai muốn gặp Ngài thì đều được gặp. Chỉ ai Ngài muốn, Ngài mới cho họ gặp Ngài. Ngay cả với Thomas trong suốt một tuần, vẫn không được gặp Ngài. Các tông đồ từ sáng sớm tới ban chiều ngày Chúa phục sinh vẫn không được thấy Ngài, cho tới khi Ngài hiện ra cho họ vào chiều tối. Đức Giêsu phục sinh là ai?

Đấng luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa

“Nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa các ngươi là Thiên Chúa duy nhất. Hãy kính mến Đức Chúa hết linh hồn hết trí khôn hết sức lực ngươi” (Đnl. 6, 4). Hình ảnh Đức Giêsu cầu nguyện luôn ở trong tâm trí của các tông đồ. Đức Giêsu cầu nguyện lúc sáng sớm (Mc 1, 35), Ngài cầu nguyện trước mỗi công việc quan trọng (Lc 6, 12), Ngài cầu nguyện trước giây phút quyết định của đời Ngài trong vườn dầu (Mt 26, 39). “Anh em đã nghe thầy bảo: thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến thầy, hẳn anh em đã vui mừng vì thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn thầy” (Ga 14, 28). Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa Cha dù Ngài nói: “Ta và Cha là một” (Ga 10, 30). Đức Giêsu là ai?

Sự hiểu biết của các tông đồ về Đức Giêsu ở mỗi giai đoạn mỗi khác. Khi theo Đức Giêsu lúc Ngài khởi đầu sứ vụ rao giảng, các tông đồ nhận ra Ngài là một vị thầy trổi vượt giữa các vị thầy khác. Hai tông đồ trước đã là môn đệ của Gioan Tẩy Giả đã bỏ thầy cũ để đi theo Đức Giêsu (Ga 1, 35 tt). Các tông đồ đã có cái nhìn khác với dân chúng về Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu hỏi các tông đồ: “người ta bảo con người là ai?…. còn anh em, anh em nói thầy là ai?” Với các tông đồ lúc đó, Đức Giêsu là Kitô; tuy nhiên cái nhìn đó chưa chính xác hoàn toàn về con người Đức Giêsu. Khi các tông đồ còn đòi ngồi bên tả bên hữu Đức Giêsu khi Ngài được vinh quang, e rằng các Ngài chưa hiểu rõ về Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết, mặc dù được các chị phụ nữ báo tin và chính Đức Giêsu cũng báo trước rằng Ngài sẽ sống lại nhưng cũng chẳng có tông đồ nào tin (Mc 16, 9-14). Các tông đồ chỉ tin Đức Giêsu phục sinh khi chính Ngài hiện ra cho các ông mà thôi.

“Người ta bảo con người là ai?” Đức Giêsu là ai? Đức Giêsu phục sinh là ai? Đây là những câu hỏi hằng theo các tông đồ và những Kitô hữu sơ khai. Kinh nghiệm sống với Đức Giêsu khi Ngài còn tại thế, giúp các tông đồ càng ngày càng hiểu hơn Đức Giêsu là ai.

Ngang hàng với Thiên Chúa

Đức Giêsu là tiên tri, là Đấng Kitô, là người của Thiên Chúa, là con Thiên Chúa. Đức Giêsu còn hơn là một tiên tri. Ngài còn hơn cả Môsê, vì chính Môsê cũng viết về Ngài (Ga 5, 45-47). Đức Giêsu là con Thiên Chúa. Trong Cựu Ước có bao người được gọi là con Thiên Chúa: các thiên thần, những người công chính, các vị vua, v.v. cũng được gọi là con Thiên Chúa. Đức Giêsu còn hơn họ nữa, Ngài còn hơn là “con Thiên Chúa” nữa, Ngài là Con Thiên Chúa. Chữ Con Thiên Chúa ở đây được viết hoa, hàm chứa, Ngài là Con Thiên Chúa theo một nghĩa duy nhất mà những người khác không thể có được.

Đức Giêsu là ai? Các tông đồ đã nhận ra rằng Ngài bị giết không chỉ vì bị ghét (Mc 3, 6; 14, 1-2) nhưng chính yếu bởi vì Ngài nhận mình ngang hàng với Thiên Chúa (Mc 14, 62.64; 2, 5.7; Ga 8, 57-58; 10, 30.33). Đức Giêsu là Đấng ngang hàng với Thiên Chúa. Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa. Ngài là ai?

Đức Giêsu là ai đối với các tông đồ sau biến cố Đức Giêsu tử nạn phục sinh? Các tông đồ đã làm phép rửa nhân danh Đức Giêsu. Tin Mừng Matthêu cho chúng ta chứng từ về nghi thức làm phép rửa nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần của Giáo Hội sơ khai. Các tín hữu của Giáo Hội sơ khai đã chúc tụng Thiên Chúa và chúc tụng Đức Giêsu Kitô. Các ngài đã cầu nguyện với Đức Giêsu như cầu nguyện với Thiên Chúa. Đức Giêsu là ai?

Các tông đồ cùng với Giáo Hội sơ khai đối xử với Đức Giêsu như đối xử với Thiên Chúa, nhưng dường như theo Tân Ước phản ánh, các ngài không muốn gọi Đức Giêsu là Thiên Chúa, cho dù cũng có một số nơi trong Tân Ước làm điều này như Rm 9, 5; Dt 1, 8; Ga 1, 1-2.18; 20, 28; Tt 2, 13; 2Pr 1, 1. Sở dĩ vậy, có lẽ bởi vì Giáo Hội sơ khai muốn dành chữ Thiên Chúa cho Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu là ai?

Hiện hữu trước khi được sinh ra

Tin mừng Luca trong chương 1, câu 26-38, không cho thấy người con Đức Maria sinh ra là Đấng tiền hữu. Các câu nơi Lc 2, 49-50 (Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà Cha con sao) cũng không cho thấy điều này[217]. Tin mừng Gioan cho thấy Đức Giêsu tiền hữu qua Ga 1, 1-2.14; 8, 57-58. Niềm tin của Kitô hữu sơ khai phản ánh qua thánh thi trong thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Philip cũng cho thấy niềm tin Đức Giêsu tiền hữu (Pl 2, 6-11). Đức Giêsu là Thiên Chúa. Điều này nghĩa là sao?

Đức Giêsu chỉ có khi Đức Maria sinh hạ Đức Giêsu, nhưng Ngài lại đã có trước Abraham (Ga 8, 58). “Chúa Cha cao trọng hơn thầy” (Ga 14, 29), nhưng Ngài ngang hàng với Thiên Chúa (Mc 14, 62), Ngài và Cha là một (Ga 10, 30), Ngài là đường là sự thật và là sự sống (Ga 14, 6). Ngài có quyền năng vì mọi quyền năng trên trời dưới đất đều đã được ban cho Ngài (Mt 28, 18).

Các thánh thi của Giáo Hội sơ khai cho thấy niềm tin của các Kitô hữu về Đức Giêsu Kitô (Col 1, 13-20; Eph 1, 3-14; Pl 2, 6-11). Ngài là trưởng tử giữa mọi thụ sinh, Ngài là Đấng qua Ngài Thiên Chúa tuôn đổ muôn hồng ân cho con người. Ngài là người mà không chỉ là người. Ngài là Thiên Chúa nhập thể.

Các tông đồ và Giáo Hội sơ khai chỉ có thể nói về nhập thể một khi đã nhận ra chân tướng của Đức Giêsu. Đức Giêsu là ai? Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Ngài là Thiên Chúa nhập thể. Kitô hữu sơ khai không đặt vấn đề triết học: làm sao vô hạn trở nên giới hạn, làm sao Thiên Chúa lại có thể nhập thể thành người; nhưng, Đức Giêsu là một sự kiện, là một biến cố vô cùng đặc biệt. Các tông đồ và Kitô hữu qua biến cố Ngài chết và sống lại, qua kinh nghiệm sống với Ngài khi còn tại thế, nhận ra sự thật về Ngài. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, đây là diễn tả về thực tại mà các tông đồ cùng các Kitô hữu sơ khai đã cảm nghiệm, đã sống với, đã xem thấy và đụng chạm. Một khi Kitô hữu nhận ra Đức Giêsu là ai, các ngài cũng nhận biết Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.

2. Đấng Mặc Khải Thiên Chúa

Đức Giêsu là người, một người giữa bao người. Ngài sinh ra âm thầm không ai để ý tới, không ai biết để đón tiếp nên đã phải ra đời trong chuồng chiên cừu. Ngài ăn đồ ăn của người nghèo, mặc theo kiểu cách của người nghèo, nhận nền giáo dục dành cho người nghèo nếu không muốn nói là không được học hành. Ngài làm việc tay chân như bất cứ người nghèo nào cũng trải qua. Ngài không chỉ nghèo vì gia đình cha mẹ nghèo, nhưng cả khi đi rao giảng Ngài cũng vẫn nghèo, vẫn đói tới mức độ phải hái trái vả ăn đỡ đói (Mt 21, 18tt), Ngài vẫn bị người ta hiểu lầm và ghét đến muốn loại trừ Ngài khỏi đất kẻ sống, và cuối cùng Ngài cũng đã phải chết ô nhục trên thập giá giữa những người tội lỗi. Tại sao Đức Giêsu lại chấp nhận thân phận con người, lại sống âm thầm khiêm tốn, lại phải chết nhục nhã như vậy?

Đức Giêsu  yêu thương con người vô cùng

Đức Giêsu đã yêu thương con người vô cùng. Ngài yêu thương cả những kẻ giết hại Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết.”  Ngài yêu thương nên nài xin Cha tha thứ tội cho con người, cho những kẻ giết Ngài. Ngài yêu thương con người, nên đã biến bánh rượu thành mình máu Ngài làm của ăn của uống cho con người (Mc 14, 22-25). “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì sẽ được sống đời đời. Mình Ta là thật của ăn, máu Ta là thật của uống.” Chết thay cho người mình yêu, là hành vi yêu thương đến cùng. “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15, 13). Đức Giêsu đã hiến mạng cho con người. Ngài yêu thương con người vô cùng. Chính vì yêu thương con người vô cùng mà Đức Giêsu đã nài xin Thiên Chúa tha thứ cho những kẻ giết Ngài: “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết.” Thiên Chúa, vì yêu thương con người và vì yêu thương Con của Ngài, nên đã yêu thương, chấp nhận, và tha thứ cho con người. Thiên Chúa kiên nhẫn với con người, cả khi con người xúc phạm đến Ngài, để chờ con người trở lại với Ngài. Nhờ Đức Giêsu, con người nhận ra Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng yêu thương con người vô cùng.

Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Ngài là Con Thiên Chúa theo một nghĩa rất đặc biệt. Ngài là Con Chí Ái, Con Một, Con đồng bản tính với Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha (Abba, Mc 14, 36). Có người cha người mẹ nào không yêu thương con mình đẻ ra! Nếu có ai hãm hại con mình, thì người cha người mẹ đó hành xử ra sao để bảo vệ con mình? Ấy thế, tại sao Thiên Chúa Cha dường như “dửng dưng” trước nỗi khổ của Con Ngài! Tại sao?

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến độ đã ban Con của Ngài cho thế gian (Ga 3, 16). Nhiều tôn giáo nhận ra Thiên Chúa là chủ tể và là cha muôn loài muôn vật, nhưng với Đức Giêsu Kitô, Kitô hữu nhận ra Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng. Ngài yêu con người đến độ ban Con Ngài là quà tặng cho thế gian, Ngài trao Con Ngài vào tay con người khi cho Ngôi Lời nhập thể làm người. Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá người ta càng nhận ra tình yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với con người. Trên đồi Canvê, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa yêu thương con người hơn cả Đức Giêsu; nhưng thực ra không phải vậy. Thiên Chúa yêu Đức Giêsu, Con của Ngài, vô cùng; tuy nhiên trên đồi Canvê người ta nhận ra Thiên Chúa yêu con người vô cùng, yêu đến độ chấp nhận để Con của Ngài chết thảm vì yêu thương con người.

Nhờ Đức Giêsu, người ta hiểu biết hơn về Thiên Chúa là Cha; và cũng nhờ Đức Giêsu, người ta nhận biết Thánh Thần là Thiên Chúa.

D. THIÊN CHÚA LÀ THÁNH THẦN

Đức Giêsu khi còn tại thế đã nói đến Thánh Thần như một ngôi vị (Mc 13, 11). Thánh Thần là Đấng bầu chữa khác được Thiên Chúa gởi tới theo lời khẩn cầu của Đức Giêsu để ở mãi với con người (Ga 14, 16). Chính Thánh Thần sẽ dạy và nhắc nhớ cho các tông đồ (Ga 14, 26). Thánh Thần cũng làm chứng cho Đức Giêsu (Ga 15, 26) và dẫn các tông đồ vào sự thật trọn vẹn (Ga 16, 13).

Quà tặng của Thiên Chúa

Hai người nam nữ yêu nhau, họ muốn ở gần nhau, họ không muốn xa nhau, họ muốn ở bên nhau mãi mãi. Cha mẹ thương yêu con, cũng luôn muốn ở gần con để chăm sóc cho con. Chúa Thánh Thần được sai gởi tới để ở mãi với con người. “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng bầu chữa khác để ở với anh em luôn mãi. Người là Thần Khí sự thật.” Không bao giờ Thánh Thần rời bỏ con người nữa.

Đức Giêsu đã xin Cha sai gởi Thánh Thần. Thánh Thần là tình yêu của Đức Giêsu và của Thiên Chúa Cha cho con người. Thánh Thần là quà tặng của Thiên Chúa cho con người. Thánh Thần là Đấng được ban cho con người. Bất cứ con người cầu xin với Thiên Chúa điều gì, thì Thiên Chúa cũng ban quà quý nhất là Thánh Thần cho con người (Lc 11, 13). Thánh Thần ở với con người, nên Cha và Con cũng ở với con người. “Ai yêu mến Thầy thì giữ lời Thầy, Cha thầy sẽ yêu thương người ấy, Cha thầy và thầy sẽ đến và ở với người ấy” (Ga 14, 23).

Thánh Thần luôn ở với con người (Ga 14, 16), Ngài dạy dỗ con người (Ga 14, 26), dẫn con người tới sự thật trọn vẹn (Ga 16, 13). Thánh Thần ở trong tận thâm sâu nơi con người, vì con người là đền thờ của Thiên Chúa; tuy nhiên con người và Thánh Thần vẫn là hai ngôi vị. Ba ngôi vị Thiên Chúa tuy ở trong nhau (circumincessio) nhưng không lẫn lộn, tương tự vậy đối với con người chúng ta. Thánh Thần Thiên Chúa ở với chúng ta, nhưng chúng ta không là Thiên Chúa. Thánh Thần Thiên Chúa tuy ở trong ta nhưng chúng ta vẫn là chúng ta hoàn toàn. Con người ao ước kết hiệp với Thiên Chúa, ao ước trở nên một với Thiên Chúa, nhưng con người không bao giờ bị mất chính mình hoặc lẫn lộn với Thiên Chúa.

Thánh Thần ở tận thâm sâu nơi con người. Thánh Thần là thầy dạy con người, dẫn con người tới chân lý vẹn toàn. Con người không cần phải dạy nhau (Gr 31, 33-34), vì có Thánh Thần là thầy dạy tuyệt vời của con người. Thánh Thần làm chứng cho Đức Giêsu Kitô. Ngay khi ra trước mặt quan tòa và những thế lực người đời, Kitô hữu cũng không phải bận tâm sẽ nói gì, vì Thánh Thần sẽ chỉ dạy phải nói gì lúc đó. Thánh Thần giúp con người hiểu biết hơn về Thiên Chúa. Thánh Thần giúp các tông đồ nhớ lại những gì Đức Giêsu đã nói với các ông (Ga 14, 26), và dẫn các tông đồ vào chân lý vẹn toàn, giúp các tông đồ hiểu Đức Giêsu là ai, và giúp cho các Kitô hữu tin Đức Giêsu là Chúa (1Cor 12, 3). Không nhờ Thánh Thần, các tông đồ không thể nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa; nếu không nhờ Thánh Thần người ta cũng không thể tin Đức Giêsu là Thiên Chúa. Chính nhờ Thánh Thần, mà Kitô hữu mới nhận ra Thiên Chúa là Ba Ngôi Vị.

Đấng làm sống

Thánh Thần là Đấng ban sự sống. Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa cho con người, là quà tặng Thiên Chúa. Tình yêu giữa hai người nam nữ, làm cho họ có sức sống. Không có tình yêu, người ta như thể đã chết. Không tình yêu, như cây không nước sẽ cằn cỗi và chết héo. Thánh Thần như nước mát làm cây cối nẩy mầm sinh hoa kết trái, Thánh Thần cũng làm con người sống và sống triển nở. Hình ảnh những bộ xương khô nơi sách tiên tri Ezêkiel trở thành sống và sống động nhờ lời tuyên sấm và Thần Khí (Ed 37).

“Sống” hàm chứa “mới.” Mùa đông cây trụi lá nhưng khi xuân đến cây đâm chồi nẩy lộc. Một cây còn sống, là nó sinh lá mới, rồi hoa, rồi trái. Thánh Thần làm con người sống, đổi mới con người. Con người là mình qua từng hành vi cử chỉ. Chính chọn lựa của mỗi người hình thành con người của họ. Với tự do, con người luôn luôn mới, có thể dở hơn hoặc tốt hơn, có thể là người đáng sợ hoặc đáng yêu. Thánh Thần là Đấng làm con người trở nên tuyệt hơn, đẹp hơn, dễ thương dễ yêu hơn. Điều con người không làm nổi, thì Thánh Thần Thiên Chúa làm cho con người. “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần ngự trong anh em sao?” (1Cor 3, 16). Chính Thánh Thần là Đấng luôn ở trong lòng mỗi người, sẽ làm con người trở nên mới mỗi ngày, trở nên tuyệt vời mỗi ngày nếu người ấy lắng nghe và làm theo điều Thánh Thần thúc đẩy.

Những gì tốt đẹp nơi con người, những ao ước lành thánh, những khuynh chiều hướng thiện, cũng đều là công trình của Thánh Thần. Con người, như mọi tạo vật tự bản chất luôn tùy thuộc vào Thiên Chúa để hiện hữu và tồn tại, cũng luôn nhờ Thánh Thần để hướng lên và kết hiệp với Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn hành động, Thánh Thần Thiên Chúa luôn hoạt động nơi con người, để làm con người thuộc về Thiên Chúa. Con người, xét như một tạo vật thánh thiện, là công trình của Thánh Thần.

Đấng thánh hóa

Tội là hành vi cắt đứt tương quan với Thiên Chúa, làm con người trở nên chết. Thánh Thần là Đấng làm con người sống lại. Thánh Thần là Đấng thánh hóa, Đấng làm con người nên thánh.

Thánh Thần được ban để con người được thánh hóa, được tha tội (Ga 20, 23), được sống. Làm con người thuộc về Thiên Chúa, là điều chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được. Làm con người nên thánh, không phải là sức của con người. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho con người qua Đức Giêsu Kitô, và Thánh Thần đã thực hiện chức năng thánh hóa con người. Tha tội, là làm con người nên thánh, làm con người trở nên đẹp nên dễ thương, đối với Thiên Chúa và con người.

Thánh Thần, Đấng thánh hóa, Đấng làm cho tất cả là thánh bằng tình yêu Thiên Chúa. Thánh Thần làm tội nhân trở thành thánh, đặc biệt qua  bí tích hòa giải. Trong thánh lễ, Giáo Hội khẩn nguyện Thánh Thần thánh hóa bánh rượu, để làm bánh rượu thành Mình Máu Đức Giêsu Kitô. Trong biến cố truyền tin, biến cố Thiên Chúa sai sứ thần hỏi ý kiến Đức Maria xem Mẹ có đồng ý để Thiên Chúa can thiệp vào đời Mẹ không, Thánh Thần Thiên Chúa đã bao phủ để Lời Thiên Chúa nhập thể nơi cung lòng Đức Maria. Thánh Thần là Đấng luôn ở với con người, để làm con người thành tuyệt vời, để làm con người thuộc về Thiên Chúa, để làm con người là thánh. Thánh Thần là sức sống, là lửa tình yêu sáng tạo, là nước mát làm dịu lòng người, là Đấng làm con người được bình an thẳm sâu trong tâm hồn.

 

 

 

 

E. MỘT THIÊN CHÚA BA NGÔI VỊ

Con người qua tạo vật, nhận ra Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo dựng nên mọi loài. Thiên Chúa là chủ tể của tất cả, mọi loài mọi sự đều tùy thuộc Ngài. Ngài là Đấng làm cho mọi sự tồn tại và tốt đẹp như hiện tại. Qua biến cố Đức Giêsu Phục Sinh, Kitô hữu nhận ra Đức Giêsu ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài có quyền năng như Thiên Chúa, Ngài luôn kết hợp với Thiên Chúa đến độ nên một cho dù Ngài không là Cha: Ngài luôn cầu nguyện với Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa; Thiên Chúa là Cha Ngài. Thánh Thần cũng từ Cha mà ra, cũng luôn là một với Thiên Chúa Cha và Con.

Ba Ngôi Vị Một Thiên Chúa

Truyền thống Giáo Hội Công Giáo cho thấy Cha, Con, và Thánh Thần là Thiên Chúa duy nhất. Cha, Con, và Thánh Thần khác biệt nhau: Cha là Cha, không bao giờ là Con và Thánh Thần; Con là Con, không bao giờ là Cha và Thánh Thần; Thánh Thần là Thánh Thần, không bao giờ là Cha và Con. Tuy vậy, Cha, Con và Thánh Thần chỉ là một Thiên Chúa. Một Thiên Chúa ở đây không chỉ là Ba Ngôi (Cha, Con, và Thánh Thần) có cùng một bản tính Thiên Chúa như ba người khác biệt (ba ngôi vị người) có cùng một bản tính người. Nếu diễn đạt Thiên Chúa Ba Ngôi, chỉ là một bản tính Thiên Chúa mà ba ngôi vị, thì thực sự chưa diễn đạt được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu chỉ hiểu như vậy, sẽ là có ba Thiên Chúa chứ không phải một Thiên Chúa.

Thiên Chúa Cha là Thiên Chúa, Thiên Chúa Con là Thiên Chúa, Thiên Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất; vì Ba Ngôi luôn kết hiệp với nhau nên một. Cha ở trong Con và ở trong Thánh Thần; và cho dù ở trong nhau, thì vẫn phân biệt là Cha, Con, và Thánh Thần, nhưng vẫn là một Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa tất cả là một, điều mà phân biệt với nhau chính là ngôi vị.

Điều Thiên Chúa Cha làm, thì Con và Thánh Thần cũng làm. Cha tạo dựng, thì Con và Thánh Thần cũng tạo dựng; sở dĩ thần học nói Cha tạo dựng, Con cứu chuộc, Thánh Thần thánh hóa, là biệt gán một công việc cho một ngôi vị nào đó. Không phải việc cứu chuộc con người là của riêng Chúa Con, nhưng là công trình của tất cả ba ngôi: Cha sáng kiến, Con thực hiện, và Thánh Thần hoàn thành. Không phải chỉ có Thánh Thần là Đấng làm con người nên thánh, nhưng Thiên Chúa là Cha nhân từ bao dung tha thứ tội lỗi cho con người; Thiên Chúa Con đã nhập thể làm người, dạy và để lại cho con người mẫu gương giúp con người trở về với Thiên Chúa; Thánh Thần được biệt gán là Đấng ban sức sống, nghị lực, lòng ao ước khao khát trở về với Thiên Chúa.

Nơi Thiên Chúa chỉ có một bản tính (nature, Godhead, Deity) một hiện hữu (one being, vì nếu nói ba hiện hữu thì sẽ hiểu là ba Thiên Chúa), ba tương quan lập hữu (subsistent relations, vì là ba ngôi vị phân biệt). Ba ngôi vị Thiên Chúa nhưng chỉ là một ý muốn vì cả ba ngôi vị luôn luôn là một với nhau. Nơi con người, ba ngôi vị hàm chứa tuy có cùng một bản tính người, nhưng là ba hiện hữu biệt lập (three beings), ba ý muốn biệt lập. Nơi con người, tuy dù cùng có một bản tính người nhưng ba ngôi vị không thể là một ý muốn được, vì mỗi ý muốn là một ngôi vị và mỗi ngôi vị đều độc lập với nhau. Nơi Thiên Chúa, ba ngôi vị Thiên Chúa phân biệt với nhau nhưng không độc lập, trái lại ba ngôi vị luôn luôn là một với nhau trong tất cả, là một với nhau trong ý muốn đến độ chỉ là một ý muốn.

Thiên Chúa là Ba Ngôi Vị: Cha, Con, và Thánh Thần; tuy nhiên, ba ngôi vị luôn luôn ở trong nhau, yêu thương nhau, là một với nhau trong tất cả, đến độ chỉ là một Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa, sự thông hiệp với nhau đến độ tuyệt vời, không có gì riêng dù Ba Ngôi vẫn phân biệt với nhau. Tất cả những gì của Cha đều là của Con, tất cả những gì của Con đều là của Cha (Ga 17, 10), những gì Thánh Thần nói với các tông đồ đều là Lời của Thiên Chúa (Ga 16, 15.13). Nơi Thiên Chúa chẳng còn gì là của riêng, những gì thuộc về ngôi vị này đều thuộc ngôi vị khác. Nếu có ai chịu ảnh hưởng bởi quan niệm về ngôi vị ngày nay mà cho rằng, nếu nói ba ngôi vị thì phải hàm chứa ba ý muốn (vì nếu không thì không là ngôi vị) thì để là quan niệm đúng đắn của Công Giáo, người đó vẫn phải nhận rằng nơi Thiên Chúa, ba ý muốn luôn hiệp nhất với nhau đến độ chỉ là một ý muốn[218], vì Ba Ngôi Vị Thiên Chúa luôn là một với nhau.

Nên một với Thiên Chúa

Ba Ngôi Thiên Chúa luôn ở trong nhau, trọn vẹn nhưng không lẫn lộn, phân biệt nhưng hòa hợp. Ba Ngôi Thiên Chúa cũng ở nơi con người: Thánh Thần ở với con người (Ga 14, 16), Chúa Cha và Đức Giêsu phục sinh cũng ở với con người (Ga 14, 23). Ba Ngôi Thiên Chúa ở nơi con người, ở với con người, nhưng không lẫn lộn với ngôi vị con người. Thiên Chúa là Thiên Chúa, con người là con người. Sự kết hiệp với Thiên Chúa, được thực hiện một cách cụ thể trên bình diện ước muốn, tư tưởng, lời nói và hành động. Trở nên một với Thiên Chúa, là nên giống Đức Giêsu trong ao ước, tâm tình. Đức Giêsu ao ước điều gì, mình khao khát điều đó, Đức Giêsu có tâm tình gì, mình cũng có hoặc ít là khao khát có cùng tâm tình với Ngài. Có cùng suy nghĩ và thái độ sống với Đức Giêsu. Đức Giêsu chọn ý Thiên Chúa Cha trên hết, mình cũng chọn Thiên Chúa và ý định của Thiên Chúa trên tất cả. Đức Giêsu yêu thương con người, mình cũng phấn đấu để yêu thương, muốn điều tốt lành cho những người sống xung quanh mình.

“Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1Cor 3, 16). Ba Ngôi Thiên Chúa ở nơi cung lòng con người, tuy nhiên con người vẫn tự do để thuộc về Ngài hay không qua chính hành vi chọn lựa của mình. Thánh Thần Thiên Chúa luôn hoạt động tận thâm sâu nơi cung lòng con người, để mời gọi, soi sáng, và ban sức mạnh giúp con người thuộc về Thiên Chúa. Giữa Thiên Chúa và  con người có một tương quan rất đặc biệt. Sự tồn hữu của con người luôn tùy thuộc vào Thiên Chúa; việc con người là thánh, thuộc về Thiên Chúa cũng nhờ Thánh Thần Thiên Chúa. Nếu không nhờ Thiên Chúa, chúng ta không thể làm gì được; hơn nữa, chúng ta không thể tồn hữu.

Thiên Chúa là mối dây hiệp nhất con người với nhau. Con người trở nên một với nhau, vì Thiên Chúa Ba Ngôi ở tận thâm sâu nơi cung lòng con người, và tất cả đều ở trong Thiên Chúa. “Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con” (Ga 17, 23). “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 21).

Ba Ngôi Thiên Chúa là mẫu

Cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi là mẫu cho cộng đoàn nhân loại ở mọi cấp độ. Mỗi thành viên trong một gia đình, hoặc trong một cộng đoàn tu sĩ, hoặc trong một đoàn thể nào đó, đều được mời gọi để hiệp nhất nên một với nhau trong ý hướng, mục đích, cách thể hiện. Sự hiệp nhất hàm chứa những khác nhau; và những khác nhau không ngăn cản sự hiệp nhất mà còn làm cho sự hiệp nhất có ý nghĩa. Ba Ngôi Thiên Chúa phân biệt nhưng lại hiệp nhất với nhau đến độ là một trong tất cả. Thiên Chúa ở tận thâm sâu nơi cung lòng con người, chính Ngài là nền tảng để mỗi người có thể có ao ước độc đáo; tuy nhiên vì cùng là con Thiên Chúa, nên đều hướng về Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ở tận thâm sâu nơi con người, cho thấy con người có thể hiệp nhất với nhau trong tất cả.

Sự hiệp nhất không hủy hoại sự khác biệt, nhưng cho thấy nét đẹp của sự khác biệt. Ba Ngôi Thiên Chúa không là ba Thiên Chúa nhưng chỉ là một. Ba Ngôi Thiên Chúa là một với nhau trong tất cả: một quyền năng, vô thủy vô chung, một ý muốn. Ba Ngôi Thiên Chúa là một với nhau, ở trong nhau một cách trọn vẹn nhưng không lẫn lộn, vẫn là ba ngôi vị một cách toàn hảo. Sự hiệp nhất giữa các ngôi vị nhân linh đòi mỗi ngôi vị nhân linh phải giữ nét độc đáo của riêng mình, đồng thời mở lòng đón nhận ngôi vị khác, tôn trọng ngôi vị khác như họ là, giúp mỗi ngôi vị là mình cách trọn vẹn.

Không có tình yêu, không thể đón nhận và tôn trọng ngôi vị khác được. Ba Ngôi Thiên Chúa luôn là một với nhau, nên Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu là thái độ của một ngôi vị đối với ngôi vị khác, là mở lòng đón nhận, là trân trọng và để cho ngôi vị khác triển nở và hạnh phúc. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa hạnh phúc tròn đầy, vì Thiên Chúa là tình yêu, vì Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hướng tới nhau, là tất cả trong nhau và cho nhau trọn vẹn.

 

 

CHO VINH DANH CHÚA HƠN

AD MAIOREM DEI GLORIAM

AMDG

22.02.2005

25.09.2005

30.10.2006

12.01.2018

 

 


 

 

 

 

 

CÂU HỎI TRAO ĐỔI

 

1.    Đâu là luận chứng Thiên Chúa hiện hữu có tính thuyết phục nhất đối với bạn?

2.    “Ai yêu thương thì biết Thiên Chúa, ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4, 7-8). Theo bạn, những người học thần học và những thần học gia có biết về Thiên Chúa hơn những người ít học không? Tại sao?

3.    Theo bạn, ngôn từ con người có thể diễn đạt về Thiên Chúa không? Tại sao?

4.    Đâu là những điểm giống nhau và khác nhau giữa tin và biết?

5.    Bạn hiểu thế nào là chân lý? Theo bạn, có sự khác nhau giữa chân lý và sự thật không?

6.    Tin mừng nhất lãm có gọi Đức Giêsu là Thiên Chúa không? Tân Ước có bao giờ gọi Đức Giêsu là Thiên Chúa không?

7.    Cụm từ “Đức Giêsu là Thiên Chúa” có từ bao giờ, ở đâu? Nghĩa là gì? Khi nói Đức Giêsu là Thiên Chúa, phải hiểu như thế nào?

8.    Những từ ngữ nào trong Tân Ước chỉ thần tính của Đức Giêsu?

9.    Khi Đức Giêsu còn tại thế, các tông đồ đã nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa chưa?

10. Theo bạn, ai đầu tiên nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa? Đức Maria hay các tông đồ? Tại sao?

11. Lập trường Đức Giêsu kém Thiên Chúa: ai chủ trương? Lý luận và lập trường?

12.  Lập trường Đức Giêsu ngang bằng Thiên Chúa: ai chủ trương? Lý luận và lập trường của những người này?

13.  Huấn quyền (giáo hoàng, công đồng chung) về Đức Giêsu là Thiên Chúa?

14.  Huấn quyền về Thiên Chúa Ba Ngôi?

15.  Trước thời dân Do Thái, người ta hiểu thế nào về Thiên Chúa? Người Do Thái hiểu thế nào về Thiên Chúa?

16.  Nhờ đâu Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi?

17. Từ ngữ Thiên Chúa Ba Ngôi được dùng từ khi nào? Ở đâu (tài liệu nào)? Ý nghĩa từ ngữ Ba Ngôi?

18.  Khi chưa có từ ngữ Ba Ngôi, các Kitô hữu sơ khai thời trước công đồng Nicea 325 hiểu và dùng từ ngữ nào để diễn tả Thực Tại này?

19. Thánh Thần được biết là Thiên Chúa khi nào? Thánh Thần là Thiên Chúa, điều này được hiểu như thế nào?

20.  Thiên Chúa là Cha. Theo bạn, liệu Thiên Chúa có thể là Mẹ không? Tại sao?

21. Trình bày niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi trong Phụng Vụ Kitô Giáo.

22.  Trình bày niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi trong kinh nguyện Kitô giáo.

23. Trình bày vấn đề Filioque.

24. Thiên Chúa là ai đối với Kitô hữu?

25.  Xin nói vài nét chính yếu về “Khảo luận về Ba Ngôi” của thánh Augustine.

26.  Trình bày thần học về Ba Ngôi theo thánh Thomas Aquinô.

27.  Trình bày tổng luận của bạn về Thiên Chúa Ba Ngôi.

 


 

 

 

 

THƯ MỤC

Aubert, Roger. Le problème de l'acte de foi. Louvain, 1945.

Auer, J.. "Grâce.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968

Balthasar, H.U.V.. La Gloire et la Croix: Les aspects esthétiques de la Révélation. Vol. I: Apparition. Aubier, 1965.

Baumgartner, H. M.. "Transcendantal Philosophy.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968

Bihlmeyer, E.. Histoire de l'E'glise, t. I. Paris: Salvator, 1962.

Bùi Văn Đọc & Võ Đức Minh. Thiên Chúa Ba Ngôi/ Bí Tích Thánh Thể. Hà Nội: Tôn Giáo, 1999.

Cayré, F.. Précis de Patrologie, t. I. Paris: Desclée et Cie, 1927.

Chenu, M-D, OP.. La Parole De Dieu: La foi dans l'intelligence. Paris: Cerf, 1964.

Coffrey, David. Deus Trinitas: The Doctrine of the Triune God. New York: Oxford University Press, 1999.

Cornelis, H. et Léonard, A.. La Gnose Éternelle. Paris, 1959.

Dartigues, A.. La Révélation du Sens au Salut. Desclée, 1985

De Finance, Joseph. Connaissance de l'Être. Paris: DDB., 1966.

De Journel, Rouet. Enchiridion Patristicum. Herder, 1965.

De La Barre, A.. “Agnosticisme.” DTC I/1. Paris, 1923.

De Lubac, Henri. La foi chrétienne: Essai sur la structure du Symbole des Apôtre. Paris: Aubier-Montaigne, 1969.

De Lubac, Henri. Dieu se dit dans L'histoire. Cerf, 1974.

De Margerie, Bertrand. La Trinité Chrétienne Dans L’Histoire. Paris: Beauchesne, 1975.

Denzinger-Schoenmetzer. Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum de Rebus Fidei et Morum. Herder, 1963.

Dortigues, Y.. La Foi et la Théologie. Paris, 1962.

Dulles, Avery. Revelation Theology. Burns and Oates, 1969.

Fries, Heinrich. "Le mythe et la Révélation.” Questions Théologiques Aujourd'hui. Paris: DDB., 1964.

Fries, Heinrich. "Révélation.” Mysterium Salutis, t. I, vol. I. Paris: Cerf, 1969.

González, Justo L.. The Story of Christianity, volume I: The Early Church to the Dawn of the Reformation. New York: HarperSanFrancisco, 1984.

Haardt, R.. "Gnosticism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Halder, A.. "Knowledge.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Heinrichs, M.. Théologie Catholique et Pensée Asiatique. Casterman, 1965.

Horst, U.. "La conception de la Révélation dans la haute scolastique.” La Révélation dans l'Écriture, la Patristique, la Scolastique. Ed. Michel Seybold. Paris: Cerf, 1974.

Jolivet, R.. Dieu Soleil des Esprits: La Doctrine Augustinienne de l'Illumination. Paris: DDB et Cie, 1934.

Kasper, Walter. The God of Jesus Christ. Southampton: SCM Press, 1984.

Keller, A.. "Universals.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Kelly, Anthony. The Trinity of Love: A Theology of the Christian God. Delaware: Michael Glazier, 1989.

Krenn, K..  "Kantiannism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Kueng, Hans. Dieu Existe-Il. Seuil, 1981.

LaCugna, Catherine Mowry. God For Us: The Trinity and Christian Life. Illinois: HarperSanFrancisco, 1992.

Latourelle, René. Théologie de la Révélation. DDB., 1966.

Latourelle, René. Théologie Science du Salut. Paris, 1968.

Latourelle, René. "La spécificité de la Révélation chrétienne.” Studia Missionalia, vol. XX. Roma: Gregoriana, 1971.

Lê Tôn Nghiêm. Lịch Sử Triết Học Tây Phương. Lá Bối, 1970.

Marc André. Psychologie Réflexive, tome II: La volonté et l'esprit. Paris: DDB, 1949.

Marcel, Gabriel. Foi et Réalité. Aubier, 1967. Coll. Foi Vivante 38

Norberto. Thiên Chúa của Tin Mừng: Thiên Chúa Ba Ngôi.

Ott, Heinrich. "La structure de l'acte de foi." Mythe et Foi. Éd. Enrico Castelli. Aubier, 1966.

Panikkar, Raymond. "La Foi dimension constitutive de l'homme." Mythe et Foi. Éd. Enrico Castelli. Aubier, 1966.

Parrinder, G.. "Revelation in Other Scriptures.” Studia Missionalia, Vol. XX. Roma: Gregoriana, 1971.

Phạm Thanh Liêm. Thần Học Các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo. Ðàlạt, 1982.

Phạm Thanh Liêm. Dẫn Nhập Thần Học. Đàlạt, 1990.

Phan Tấn Thành. Mầu nhiệm Thiên Chúa.  Chân Lý, 2001

Puntel, L.B.. “Nihilism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Rahner, Karl. L'esprit Dans Le Monde. Mame, 1968.

Rahner, Karl. L'homme à l’Écoute du Verbe. Mame, 1967.

Rahner, Karl. "A Propos de la Réforme des Études Ecclésiastiques.” K. Rahner, Est-Il Possible Aujourd'hui De Croire. Mame, 1966.

Rahner, Karl. "Salvation.” Mysterium Salutis. Herder, 1970.

Rahner, Karl. Do You Believe in God. New York: Newman Press, 1969.

Rahner, Karl. The Trinity. New York: Herder and Herder, 1970.

Rahner, Karl. “Transcendental Theology.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. New York: Herder and Herder, 1970.

Rahner, Karl. “Atheism and Implicit Christianity,” Theological Investigations 9 (New York: Herder and Herder, 1972).

Rahner, Karl. “Anonymous Christianity and the Missionary Task of the Church,” Theological Investigations 12 (New York: Seabury, 1974).

Rahner, Karl. “The One Christ and the Universality of Salvation,” Theological Investigations 16 (New York: Seabury, 1979).

Rahner, Karl. Foundations of Christian Faith: An Introduction to the Idea of Christianity. New York: Crossroad, 1995.

Rahner, Karl & Lehmann, Karl. Kerygma and Dogma. New York: Herder and Herder, 1969.

Ratzinger, Joseph. Foi Chrétienne- Hier et Aujourd'hui. Mame, 1969.

Ricken, F.. "Platonism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates,

Rusch, William G. (editor). The Trinitarian Controversy. Philadelphia: Fortress Press, 1980.

Schillebeeckx, Edward. Approches Théologiques: 1 Révélation et Théologie. Bruxelles: CEP, 1965.

Schillebeeckx, Edward. Christ the Sacrament of the Encounter with God. New York: Sheed and Ward, 1963.

Schillebeeckx, Edward. “Five Questions Facing the Church Today,” The Crucial Questions: On Problems Facing the Church Today. Ed. by Frank Fehmers. New York: Newman Press, 1969

Schillebeeckx, Edward. World and Church. New York: Sheed and Ward, 1971.

Schillebeeckx, Edward. The Understanding of Faith: Interpretation and criticism. New York: Seabury Press, 1974.

Schillebeeckx, Edward. Jesus: An Experience in Christology. New York: Seabury, 1979.

Schillebeeckx, Edward. Christ: The Experience of Jesus as Lord. New York: Crossroad, 1981.

Schillebeeckx, Edward. God is New Each Moment. New York: Seabury, 1983.

Schillebeeckx, Edward. The Language of Faith: Essay on Jesus, Theology, and the Church. New York: Orbis Books, 1995.

Schillebeeckx, Edward. God Among Us: The Gospel Proclaimed. New York: Crossroad, 1983.

Schillebeeckx, Edward. Church: The Human Story of God. New York: Crossroad, 1990.

Smith, Gerard. Natural TheologyNew York: The Macmillan Company, 1951.

Soehngen, G.. “La Sagesse de la théologie par la voie de la Science,” Mysterium Salutis, t.1, vol. IV, pp. 159-250.

Splett, Jorg. “Agnosticism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

Stockmeier, P.. "Révélation dans l'Église Chrétienne Primitive.” La Révélation dans l'Écriture, la Patristique, la Scolastique. Ed. Michel Seybold. Paris: Cerf, 1974.

Thils, G.. Propos et Problèmes de la Théologie des Religions Non-Chrétiennes. Casterman, 1966.

Thomas Aquinas. Summa Theologiae. Italy: Marietti, 1952

Thomas Aquinas. In Aristotelis Librum De Anima Commentarium. Italy: Marietti, 1959.

Thomas Aquinas. Liber De Veritate Catholicae Fidei Contra Errores Infidelium Seu Summa Contra Gentiles. Italy: Marietti, 1961.

Thonnard, F-J.. Précis d'histoire de la Philosophie. Paris: Desclée et Cie., 1966 .

Truetsch, J.. "La foi.” Mysterium Salutis IV. Cerf, 1969.

Wainwright, Arthur W.. The Trinity in the New Testament. London: SPCK, 1982.

Walgrave, J-H.. Un Salut aux Dimensions du Monde. Cerf, 1970

Werner, P.. "Scepticism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1970.

Wetter, Gustav. "Marxism.” Sacramentum Mundi. Ed. Karl Rahner. Burns&Oates, 1968.

 



[1] Không tùy thuộc lý trí và ý chí con người, nghĩa là không tùy thuộc con người có biết điều đó hay có chấp nhận điều đó hay không.

[2] LÊ TÔN NGHIÊM, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, LÁ BỐI, SÀI GÒN 1970, pp. 210-211.

[3] F-J. THONNARD, Précis d' Histoire de la Philosophie, DESCLÉE et Cie, PARIS 1966, p. 156.

Ông tổ của chủ thuyết hoài nghi là Pyrrhon (365-275);

Chủ thuyết cái nhiên (probabilisme) với Arcésilas (315-241) lãnh tụ Académie (Hàn Lâm);

Carnéade (215-126) lãnh tụ Tân Hàn Lâm; và những người khác như Aenesidemus, Agrippa, Sextus Empiricus...

[4] F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 157

[5] AUGUSTINUS, De Trinitate, l. XV, ch. XII, 21

Cf. F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 208

[6] Kant phân biệt phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp, phán đoán tổng hợp tiên thiên và hậu thiên. Chỉ có phán đoán tổng hợp tiên thiên mới có giá trị khoa học. (F-J Thonnard, Précis d' Histoire, p. 624).

Kant phân biệt đối tượng hiện tượng và đối tượng tự thân. Ðối tượng tự thân thuộc lãnh vực của lý trí thực tiễn, chẳng hạn như Thiên Chúa, linh hồn bất tử, tự do,... (F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 630).

Không gian và thời gian không là thực thể khách quan, nhưng là những khung tiên thiên (formes à priori) của cảm quan nhờ đó những trực giác giác quan được hình thành, cũng tương tự như vậy các ý niệm phổ quát là những mô thức tiên thiên (formes à priori) của trí hiểu (Der Verstand). (Cf. A. HALDET, art. "Knowledge", trong SACRAMENTUM MUNDI, ed. K. RAHNER, BURNS and OATES 1968, p. 252

K. KRENN, art. "Kantianism", trong SACRAMENTUM MUNDI, p. 243)

Kant tiến hành việc phê bình tri thức

bằng việc phê bình cảm quan (critique de la sensibilité) trong phần cảm quan siêu nghiệm (Esthétique transcendantale),

và bằng việc phê bình phán đoán trong phần luận lý siêu nghiệm (logique transcendantale; luận lý siêu nghiệm còn được gọi là phân tích siêu nghiệm (analytique transcendantale),

và bằng việc phê bình biện chứng siêu nghiệm (dialectique transcendantale) (Xem F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, pp. 646-647).

Phương pháp Kant dùng là phản tỉnh phê bình (réflexion critique), hay còn gọi là phản tỉnh siêu nghiệm (réflexion transcendale)

(F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, pp. 628-630).

Phản tỉnh phê bình gồm

phân tích phê bình (analyse critique) nhằm xác định những yếu tố cấu thành và những quy luật của phán đoán,

và diễn dịch phê bình (déduction critique) nhằm xác định những điều kiện tuyệt đối cần thiết (nếu không có những giả sử này, thì không có tri thức). (Xem F-J.THONNARD, Précis d' Histoire, pp. 639-640. 628-630)

Kant cho rằng tri thức khởi đầu với giác quan, tiếp tục nơi trí năng và kết cục nơi lý trí,

hoặc, tri thức là trực giác và quan niệm, trực giác cộng thêm tư tưởng (K. KRENN, art. cit., p. 243: "From sensible intuition, human knowledge finally progresses to concepts and judgments. But for Kant, knowledge is intuition and concept, intuition plus thought"),

hoặc, mọi tri thức nhân loại đều khởi đầu với trực giác, rồi qua quan niệm, kết cục nơi ý niệm (F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 633).

Giả sử của Kant:

có các phán đoán tổng hợp tiên thiên,

khả năng phản tỉnh phê bình,

phán đoán khoa học là chuẩn

( F-J. THONNARD, Précis d'histoire, pp. 630-631).

[7] K. KRENN, art. "Kantianism", p. 243

F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, pp. 632. 630

[8] F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, pp. 647- 648

[9] K. KRENN, art. "Kantianism", p. 243

[10] Agnosticisme.

[11] A. DE LA BARRE, art. "Agnosticisme", trong DTC. I/1, PARIS 1923, col. 596

[12] J. SPLETT, art. "Agnosticism",

trong SACRAMENTUM MUNDI I, BURNS and OATES 1968, p. 15

[13] J. SPLETT, art. "Agnosticism", p. 16

[14] Những người theo thuyết duy danh (nominalisme) cho rằng ý niệm phổ quát là danh từ chỉ một nhóm cá thể đặc thù, giữa ý niệm và tên gọi chỉ là quy ước chứ không có liên hệ gì với nhau. Những đại biểu của trường phái này có thể kể Roscelin (1050-1120) và Guillaume d'Occam (1300-1349).

F-J. THONNARD, Précis d'histoire, p. 285

ALBERT KELLER, art. "Universals", SACRAMENTUM MUNDI, III, p. 325

HANS M. BAUMGARTNER, art. "Transcendantal Philosophy", SACRAMENTUM MUNDI, p. 282

Tự điển PETIT LAROUSSE, từ ngữ "nominalisme".

[15] Ibidem.

[16] Tự điễn Larousse, từ ngữ "conceptualisme".

[17] A. KELLER, “Universals,” p. 325

[18] Ibidem

F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 285

[19] F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 302

[20] G. A. Wetter, art. "Marxism", trong SACRAMENTUM MUNDI, IV, p. 425

[21] như người ta vẫn thường quan niệm.

[22] Connais- toi, toi même.

[23] F-J. THONNARD, Précis d' Histoire, p. 306: "l' homme est la mesure de toutes choses."

[24] F-J. THONNARD, Extraits Des Grands Philosophes, DESCLÉE et Cie-PARIS 1963, pp. 6-7

[25] FRIEDO RICKEN, art. "Platonism", trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS and OATES 1968, p. 30

[26] PLATON, Parménide, "Même chose se donne à penser et à être": chez Parménide. L'être est, de soi, intelligible et rationnel. Trích bởi J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, DDB-PARIS 1966, p. 129

[27] ARISTOTE, Met. A1 993b 31: "autant une chose a d' être, autant il a de vérité". Trích bởi J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, p.130.

[28] S. THOMAS, C G. II, 98: Quidquid esse potest, intelligi potest.

Trích dẫn bởi F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, DESCLÉE et Cie-PARIS 1966, p. 36

K. RAHNER, L'esprit dans le monde, MAME-FRANCE 1968, p. 79

[29] Ens, verum, bonum convertuntur.

[30] Omne ens est verum.

[31] K.RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, MAME 1967, pp. 83. 88

[32] J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, DDB-PARIS 1966, pp. 147. 156-157

[33] K. RAHNER, L'esprit dans le monde, p. 79

[34] J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, pp. 135-136

[35] S. THOMAS, ST. I-I, q. 55, a. 4, ad 4: Id quod primo cadit in intellectu est ens.

S. THOMAS, De Veritale, I, 1: "Illud quod primo intellectus concipit quasi notissium et in quo omnes conceptiones resolvit est ens".

[36] J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, p. 138

[37] ngay lập tức.

[38] S.THOMAS, ST. I, q. 16, a. 4, ad 2: "Intellectus... per prius apprehendit ipsum ens et secundario apprehendit se intelligere ens... Unde primo est ratio entis, secundo ratio veri.

Cf. J. DE FINANCE, Connaissance de l'être, p. 144

[39] K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, p. 90

[40] Ở đây đề nghị dịch chữ létant là hiện thể, còn chữ acte là hiển thể (đi với tiềm thể, puissance).

K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, p. 99

[41] K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, pp. 88.94

[42] K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, pp. 97. 96. 94

S. THOMAS, ST. I-II, q.3, a.7, c: "eadem est dispositio rerum in esse sicut in veritate".

In II Metaph., lect. 1, n. 280: "Unumquodque est cognoscibile in quantum est ens in actu; unumquodque est intelligens et intelligibile, quod est idem, in quantum est ens actu".

In VII Met., lect. 2, n. 1301: "Secundum quod aliquid est ens secundum hoc est cognoscibile".

[43] cần thiết bất tất, như tôi cần có cha mẹ và cha mẹ cần có ông bà, và cứ tương tự như vậy.

[44] Chúng không là những hiện hữu bất tất độc lập với nhau tuyệt đối. Bất cứ điều gì chúng ta biết, hàm chứa chúng đều có liên hệ hữu cơ với nhau và với lý trí con người.

[45] Ðộc thần cũng là một chân lý được mặc khải. Với tri thức của con người, không có những hiện hữu bất tất độc lập, nên không có nhiều hiện hữu tất yếu.

[46] hữu thể thuần vật chất.

[47] hữu thể có những giác quan.

[48] không có lý trí.

[49] như thánh Max. Kolbe.

[50] Ðúng ra chúng ta phải nói, hiện hữu tự do là tinh thần, vì tinh thần được định nghĩa là hiện hữu sở hữu tri thức phải tỉnh và siêu vượt.

[51] hay Thiên Chúa, Hiện Hữu Tự Do Tuyệt Ðối, Hiện Hữu Tri Thức Tuyệt Ðối.

[52] Tính chất tự do của con người, sẽ có dịp đề cập ở những đoạn sau.

[53] Lịch sử hiểu là chuỗi những hành động của hiện hữu tư do.

[54] Đối với Thiên Chúa, Ngài là tình yêu không phải từ khi Ngài tạo dựng con người, nhưng từ thuở đời đời Ngài đã là tình yêu vì từ thuở đời đời Thiên Chúa đã là Thiên Chúa Ba Ngôi Vị.

Tình yêu là tương quan giữa hai ngôi vị, là ý muốn theo lý trí "tự do" có đối tượng là ngôi vị.

"Ý muốn là khuynh chiều của hữu thể theo lý trí" (S. THOMAE,

In Aristotelis Librum De Anima Commentarium,

MARIETTI- ITALY 1959, n. 288).

[55] Không theo cái cũ, không theo vết xe cũ, không theo thói quen cũ, thế nên người ta không biết trước được.

[56] K. RAHNER, art. "Salvation", trong SACRAMENTUM MUNDI, V, HERDER and HERDER 1970, col. 406

[57] K. RAHNER., L'homme à l'écoute du Verbe, pp. 104-105. 225

khả năng phản tỉnh, biết mình và siêu vượt.

[58] K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, p. 208

K. RAHNER, L'Esprit dans le monde, p. 139

[59] Về lý trí tự do, đức Phật và S.Freud đã nói về trường hợp lý trí bị hủ hóa bởi tư lợi. Xem thêm: LNC., Dẫn Nhập Thần học, ÐL. 38, trg. 25

[60] K. RAHNER, L'homme à l'écoute..., pp. 124-125. 79

[61] K. RAHNER, L' Esprit Dan Le Monde, p. 291 trích dẫn

De Verit., q. 10, a. 8, ad 4:

"Non tamen materiae subditur, ut materialis reddatur".

De Verit., q. 19, a. l corp.:

"Hoc lumen (intellectuale) non est corpori obligatum"

[62] K. RAHNER, L' Esprit Dan Le Monde, pp. 286. 290. 191

[63] hiện hữu này có thể là hiện hữu bất tất đối với hiện hữu tất yếu tuyệt đối.

[64] Thiên Chúa

[65] ý chí đi theo lý trí (voluntas sequitur intellectum).

[66] ST. THOMAE AQUINATIS in Aristotelis Librum De Anima Commentarium, MARIETTI 1959, n. 288:

"Quod quidem dividitur in tria: scilicet desiderium, quod est secundum vim concupiscibilem; et iram, quae est secudum vim irascibilem: qui duo appetitus pertinent ad partem sensitivam: sequuntur enim apprehensionem sensus. Tertium autem est voluntas, quod est appetitus intellectivus, consequens scilicet apprehensionem intellectus" (Lib. II, lect. V, c. III).

[67] ST. THOMAE AQUINATIS in Aristotelis Librum De Anima Commentarium, n. 286:

Appetitus naturalis est inclinatio sequens formam naturalem; Appetitus sensibilis est inclinatio quaedam quae sequitur ad formam sensibilem; Appetitus intelligibilis est inclinatio quae sequitur ad formam intelligibilem.

[68] F-J. THONNARD, Précis d’histoire ..., p. 116

[69] K. RAHNER, L’homme à l’écoute du Verbe, p. 156

[70] K. RAHNER, L’homme à l’écoute du Verbe, pp. 155-156

[71] người ta đã lấy khả năng tri thức làm chuẩn đánh giá mức độ hữu thể này.

[72] Nếu có trích câu Kinh Thánh nào đó trong phần một này, thì việc trích dẫn này chỉ muốn nói có ý kiến hoặc sự kiện như vậy.

[73] Ngày nay, khoa học được hiểu là tập họp những tri thức về một vấn đề nào đó, được hệ thống hóa, được kiểm chứng hoặc hiển nhiên. Như vậy chúng ta thấy quan niệm về "cái biết" ngày xưa và "tri thức khoa học" ngày nay khá giống nhau.

[74] F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, DESCLÉE et Cie, PARIS 1966, p. 95 :"La science est la connaissance certaine et évidente des choses par leurs causes" (Scire est cognoscere rem per causam, propter quam res est, et quod ejus est causa, et quod non contingit eam aliter se habere).

[75] Ibidem, p. 96

M.D. CHENU, La Parole de Dieu I: La Foi dans l'intelligence, Coll. COGITATIO FIDEI, CERF-PARIS 1964, p. 93: "Opinio est acceptio unius partis contradictionis cum formidine alterius".

[76] M.D.CHENU, op.cit., p. 90 trích dẫn

ALBERT LE GRAND, In I Sent., d.2, a.1, ad 1: "Dicit enim Philosophus quod opinio juvata rationibus sit fides" (Cf. In III Sent., d.23, a.1, obj.3)

ST. THOMAS, In III Sent., d.23, q.2, a.2, sol.3, ad 1

ST. THOMAS, De Ver., q.14, a.2, corp. in med.: "Fides communiter accepta, secundum quam credere deicimur id quod vehementer opiamur".

GUILLAUME DAVERGNE, De Fide, ed. VENISE, p.3, col.1: "Quoniam credere quoddam opinari est; credere enim est vehementer opinari".

[77] M.D.CHENU, La Parole de Dieu, p. 103: "fides est media inter scientiam et opinionem", và tương tự Aristote: "Opinionem sequitur fides".

[78] M.D.CHENU, La Parole de Dieu, p. 90 note 2, trích dẫn

ST.THOMAE AQUINATIS S.T., Ia-IIae, q.67, a.3, in med.: "Ex parte subjecti differunt secudum perfectum et imperfectum opinio, fides, scientia".

[79] cách tuyệt đối, chủ quan và khách quan.

[80] Ý niệm, theo Platon là chân lý, vì ý niệm là thực tại.

[81] F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, pp. 156-157

P. WERNER, art. "Scepticism,” SACRAMENTUM MUNDI VI, BURNS &OATES 1970, p. 5

[82] Gorgias cho rằng không gì có thể được biết hay được thông truyền. Protagoras cho rằng con người là thước đo vạn vật (Xem P. WERNER, “Scepticism,” SACRAMENTUM MUNDI VI, BURNS &OATES 1970, p. 5

[83] Cf. F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, p. 155-156: "le sage sceptique aura pour règle universelle, labstention ou suspension du jugement (epch).

[84] Ở đây phân biệt tri thức và tri giác.

[85] Cogito ergo sum (tôi suy tư vậy tôi hiện hữu).

[86] Xem F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, pp. 521-523.

Những người mang dòng họ "duy", có tiêu chuẩn riêng để phán đoán và định giá trị của tri thức:

·         Những người duy hoài nghi cho rằng, "chỉ những gì được chứng minh mới là tri thức khách quan", nhưng cũng theo họ, "mọi chứng minh đều có thể đẩy đến vô cùng", và như vậy không có chân lý khách quan;

·         Những người duy tâm lại cho rằng, "con người chỉ biết tư duy của mình", và "chỉ có tư duy của con người là thực".

·         Những người duy thực nghiệm lại cho rằng, "chỉ những gì được kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm giác quan mới là chân lý".

[87] Nếu không, người ta sẽ phải chứng minh tới vô cùng, như những người duy hoài nghi đã lý luận.

[88] hiểu như là được chứng minh.

[89] do tin, phải tin.

[90] A. DE LA BARRE, art. "Agnosticisme", DTC.I/1, PARIS 1923, col. 596

[91] JORG SPLETT, art. "Agnosticism", trong SACRAMENTUM MUNDI I, BURNS &OATES 1968, p.15

[92] Emmanuel Kant (1724-1804) không phủ nhận tri thức siêu hình, nhưng cho rằng, việc xây dựng khoa siêu hình với sự chắc chắn khách quan như các khoa học thực nghiệm là một ảo tưởng (Xem F-J. THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, pp. 648-649).

Kant phân biệt lý trí là lý trí thuần lý và lý trí thực tiễn, và cho rằng những vấn đề mà siêu hình học truyền thống bàn tới không nằm trong khả năng của lý trí thuần lý. Với mệnh lệnh tuyệt đối của lý trí thực tiễn "làm lành lánh dữ", con người phải chấp nhận các ý niệm "Thiên Chúa", "linh hồn bất tử", "tự do", là những thực tại.

[93] GUSTAV A. WETTER, art. "Marxism", trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS &OATES 1968, pp. 423-424

[94] Quy luật của vật chất là:

·         Quy luật thống nhất và mâu thuẫn nội tại;

·         Quy luật chuyển biến từ lượng tới phẩm (quy luật lượng chất);

·         Quy luật "phủ định của phủ định" (négation de la négation).

[95] H. KUENG, Dieu exist-il?

Trd. par JEAN-LOUIS SCHLEGEL et JUSTUS WALTHER, SEUIL 1981, p. 661

[96] L.B. PUNTEL, art. "Nihilism," SACRAMENTUM MUNDI II, BURNS and OATES 1968, p. 231:

"The usual approach is to define nihilism as a doctrine or attitude which rejects truth, values and every thing positive, that is, declares them to be nothing".

            Phải chăng chủ trương hư vô của Nietzsche, là chủ trương Sunyata của Phật giáo (Trung Quán: tất cả đều không)? Theo thiển kiến, tuy dù Nietzsche tin "sự hồi đầu vĩnh cửu" nhưng quan niệm hư vô của Nietzsche khác Sunyata.

[97] Xem R. PANIKKAR, La foi dimension constitutive de l'homme, trong MYTHE ET FOI, AUBIER 1966, p.18:

"Lêtre humain ne peut pas atteindre ou découvrir son être authentique sil ne reconnait ce fondement qui se manifeste dans la foi. Sans la foi, il ne peut vivre une vie humaine authentique".

[98] H. KUENG, Dieu exist-il?, p. 634:

"Il faut déjà croire à quelque chose si lon veut tout simplement parler de savoir et de science"

trích dẫn W. STEGMULLER, Metaphysik, Skepsis, Wissenschaft, BERLIN 1954

[99] R. PANIKKAR, La foi dimension constitutive de l'homme,

·         p.17: "Sans la foi on ne peut pas subsister";

·         p.18: "La foi apparait alors comme le véritable fondement de lexistence".

            Tác giả R. PANIKKAR cũng hay trích dẫn câu Kinh Thánh Cựu Ước Is.7,9: "nếu nhà ngươi không tin, nhà ngươi sẽ không tồn hữu".

Cf. AUBERT, Le problème de lacte de foi, LOUVAIN 1945, p. 22

[100] J. COLLINS, The existentialists, GATEWAY-CHICAGO 1967, p.16 : "On the other hand, Kierkegaard maintained that the attitude of faith is indispensable for synthesizing the many aspects of existence".

J.RATZINGER, Foi chrétienne hier et aujourd'hui, MAME 1969, p. 31: "Il nest indispensable, me semble-t-il, den avoir une idée très nette: tout homme doit prendre position, dune manière ou dune autre, à légard des options fondamentales de lexistence; il ne peut le faire que sous la forme dune foi ... Dune certaine manière, tout homme est obligé davoir une foi".

[101] H. KÜNG, Dieu exist-il?, p. 540 trích dẫn

HANS GEORG GADAMER, Vérité et méthode- Les grandes lignes d'une herméneutique philosophique, PARIS 1976: "Qu’il existe une vérité et une certitude même sans méthode: il existe une vérité préscientique qui est le présupposé de toute science ... Mais pour Gadamer aussi, une foi précède tout savoir et toute science".

H. KUENG, Dieu exist-il?, p. 539: "Tout savoir renferme donc un "présupposé", qu’ on peut caractériser "proche d’une foi" ... Dans la science domine l’HYPOTHÈSE, à laquelle on est obligé de croire".

J. TRUETSCH, art. "La Foi", trong SACRAMENTUM MUNDI IV, BURNS and OATES 1969, p. 48-49:

"La première scholastique est, à ses débuts, la fidèle expression de cette absorption: la connaissance commence avec l’acte de foi; ensuite, c’est à la spéculation philosophique d’expliciter le contenu de cette adhésion de foi".

[102] Ðiều mà chúng ta gọi là "niềm tin nền tảng của tri thức khoa học" ở đây, được Hans KUENG gọi là "confiance" và "confiance originaire". Hans Kueng làm như vậy, vì ông muốn dành chữ "Foi" cho đức tin tôn giáo.

Cf. H. KUENG, Dieu exist-il?, p. 540.

[103] Thánh Thomas, Kant và Husserl cũng đều chấp nhận như vậy. Xem F-J. THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie,

DESCLÉE et Cie, PARIS 1966, p. 1022.

ARISTOTELES, VI Metaphys., c.4: 1027, b, 25-29 được trích bởi ST.THOMAE AQUINATIS S.T., I, q.16, a.1: "Sed contra est quod Philosophus dicit quod verum et falsum non sunt in rebus sed in intellectu".

[104] ST.THOMAE AQUINATIS S.T., I, q.16,

·         a.1, corp.: "Quod autem dicitur quod veritas est adaequatio rei et intellectus, potest ad utrum pertinere ... Sic ergo veritas principaliter est in intellectu; secundario vero in rebus, secudum quod comparantur ad intellectum ut ad principium";

·         a.2, 1: "Praeterea, Ysaac dicit, in libro de Difinitionibus, quod veritas est adaequatio rei et intellectus".

[105] ARISTOTE, Métaphysique, IV,7

Xem F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, p. 93

[106] Species intelligibilis, eidos.

[107] Tri giác, bởi chữ Hán [ , ]. Tri là biết; giác là biết bởi giác quan, chẳng hạn ngửi biết thơm, thấy biết sắc,...

Tri giác là trực giác giác quan, còn có một tuệ giác, tức trực giác trí tuệ (intuition intellectuelle).

[108] Tri thức, bởi chữ Hán [ , ]. Thức, là biết do phân biệt.

Ngay cả khi người ta khẳng định mình không biết, thì đó cũng là một phán đoán, và như vậy phải chăng cũng là biết ở một mức độ nào đó: "tri vi tri, bất tri vi bất tri, hà tri dã?".

[109] Nhận thức, chữ Hán là [ , ]. Nhận là đồng ý, bằng lòng.

Xem THIỀU CHỬU, Hán Việt tự điển, HÀ-NỘI 1942, chữ "nhận".

Xem F-J.THONNARD, Précis d’histoire de la Philosophie, p. 475

[110] Chẳng hạn trong tình yêu.

[111] Thực thể có lý trí đơn nhất không thể phân chia.

[112] Cf. G. SOEHNGEN, “La Sagesse de la théologie par la voie de la Science,” MYSTERIUM SALUTIS t.1 vol. IV, p. 188.

[113] G. SOEHNGEN, “La Sagesse de la théologie par la voie de la Science,” MYSTERIUM SALUTIS t.1 vol. IV, p. 189

[114] G. SOEHNGEN, “La Sagesse de la théologie par la voie de la Science,” MYSTERIUM SALUTIS t.1 vol. IV, p. 191

[115] Phần này được gợi hứng từ Gerard Smith, s.j., Natural Theology, pp 181-256.

[116] Đức tin tôi có nhờ truyền thống sống động là chính Giáo Hội. Nhờ cha mẹ, thầy cô giáo lý viên, các tu sĩ linh mục, và tất cả dân Chúa, mà tôi có đức tin như hiện tại. Đức tin của Giáo Hội hiện tại cũng chính là đức tin của Giáo Hội thời đầu tiên, nhưng người đã nghe các chứng nhân của Đức Giêsu rao giảng. Những chứng từ này cũng được ghi lại qua các tài liệu và những tác phẩm của những người đương thời của Giáo Hội sơ khai.

[117] Wainright, The Trinity, 200-201.

[118] Theophilus of Antioch, Ad Autolycum II, 15 (SC 20, 138-41; MG 6, 1077; RJ 180)

Nguyên bản bằng tiếng Hylạp, và sau đây là bản dịch qua tiếng Latin trong RJ 180: “Tres illi dies, qui ante luminaria fuerunt imago sunt Trinitatis, Dei, eius Verbi, eiusque Sapientiae”.

Tertullian, Adv. Praxeam II, 4; VIII, 7 (CCL 2, 1161, 1168; ML 2, 156; RJ 371)

Kasper, The God of Jesus Christ, 249

Margerie, La Trinité Chrétienne Dans L’Histoire, 179

Arthur W. Wainwright, The Trinity in the New Testament (London: SPCK, 61982), 4

[119] Wainwright, Trinity, 54.

[120] Wainwright, Trinity, 93-95.

[121] Wainwright, Trinity, 99.

[122] William G. Rusch, The Trinitarian Controversy (Philadelphia: Fortress Press, 1980), 3.

Những niên biểu được lấy trong Rouët De Journel, Enchiridion Patristicum (Barcelona: Herder, 1965), xi

[123] “De baptismo autem, sic baptizate: haec omnia postquam antea dixistis, baptizate in nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti in aqua viva” (Didache, 7, 1)

Xem Rouët De Journel, Enchiridion Patristicum (Barcelona: Herder, 1965), 1.

SC 248, 170 f

[124] Justinus, Apologia I,61: “Deinde eo ducuntur a nobis ubi aqua est, et eodem regenerationis modo regenerantur, quo et ipsi sumus regenerati. Nam in nomine Parentis universorum ac Domini Dei, ac salvatoris nostri Iesu Christi, et Spiritus Sancti, lavacrum in aqua tunc suscipiunt… Hanc autem huius rei rationem ab apostolis accepimus.” Justin, Apologia I, 61, 13 (RJ.126; Corpus Apol. 1, 166f)

Kasper, The God of Jesus Christ, 249-250.

[125] Irenaeus, Demonstratio 3; 7 (SC 62, 31-33, 41f.).

[126] DS 10; ND 2.

[127] Tertullian, De baptismo 6 (CCL 1, 283)

[128] Hilary, De Trinitate II, 1 (CCL 62, 38)

Augustine, De Trinitate XV, 26, 46 (CCL 50A, 525-7)

[129] Didache 9 (SC 248, 174-9)

Justin, Apologia I, 65; 67 (Corpus Apol. 1, 178, 184)

[130] Hippolytus, Traditio Apostolica 4-13

Kasper, The God of Jesus Christ, 250

[131] Kasper, The God of Jesus Christ, 178-179.

[132] Cf. Margerie, La Trinité Chrétienne, 100-101

[133] Margerie, La Trinité Chrétienne, 129-130.

[134] Xem Margerie, La Trinité Chrétienne, 100.103-104

[135] Irenaeus, Adv.Haereses, II, 28.4-6

Cf. Margerie, La Trinité Chrétienne, 107

[136] Rusch, Controversy, 8

[137] Xem Margerie, La Trinité Chrétienne, 111-113.

[138] Irenaeus, Adv.Haereses, II, 28.4-6

Cf. Margerie, La Trinité Chrétienne, 107

[139] Irenaeus, Adversus Haereses, II, 28, 3.

Margerie, La Trinité Chrétienne, 109.

[140] Justo L. González, The Story of Christianity, volume I: The Early Church to the Dawn of the Reformation (New York: HarperSanFrancisco, 1984), 73-74.77

[141] Anathagoras, Supplicatio pro Christianis 12, (TU 4/2, 13f.).

Walter Kasper, The God of Jesus Christ (Southampton: SCM Press Ltd, 1984), 249

Athénagore, Apologie 12

Bertrand de Margerie, La Trinité Chrétienne Dans L’Histoire (Paris: Beauchesne, 1975), 95

[142] Theophilus of Antioch, Ad Autolycum II, 15 (SC 20m 138-41; MG 6, 1077; RJ 180)

Nguyên bản bằng tiếng Hylạp, và sau đây là bản dịch qua tiếng Latin trong RJ 180: “Tres illi dies, qui ante luminaria fuerunt imago sunt Trinitatis, Dei, eius Verbi, eiusque Sapientiae”.

Tertullian, Adv. Praxeam II, 4; VIII, 7 (CCL 2, 1161, 1168; ML 2, 156; RJ 371)

Kasper, The God of Jesus Christ, 249

Margerie, La Trinité Chrétienne Dans L’Histoire, 179

[143] R.P.C. Hanson, The Search for the Christian Doctrine of God: The Arian Controversy 318-381 (Edinburgh: T&T Clark, 1988), xix, 64, 287.

Catherine Mowry Lacugna, God for Us: The Trinity and Christian Life (New York: HarperSanFrancisco, 1991), 23.

[144] W. Marcus, Der Subordinatianismus als historiologisches Phaenomen (München: Max Hueber, 1963).

Hanson, Search, 84

[145] Adversus Prax. XIII (PL 2, 205).

[146] LaCugna, God For Us, 29.

[147] Theo R. Journel thì Arius sinh năm 280, còn theo Bertrand de Margerie thì Arius sinh năm 256.

[148] LaCugna, God For Us, 31.

[149] Bản dịch của W.Rusch, The Trinitarian Controversy, 29-30.

[150] Margerie, La Trinité Chrétienne, 130-132.

Kasper, The God of Jesus Christ, 181-182.

LaCugna, God For Us, 31.

[151] Rusch, The Trinitarian Controversy, 32

[152] LaCugna, God For Us, 36-37.

[153] Kasper, The God of Jesus Christ, 182-184

[154] LaCugna, God For Us, 38-39.

Với Gregory of Nazianzus, nhiệm cục hàm chứa sự tự giới hạn hay tự hủy của bản tính Thiên Chúa (LaCugna, 40).

[155] Margerie, La Trinité Chrétienne, 134

[156] Kasper, The God of Jesus Christ, 257-258.

[157] Yếu tính (essentia, natura, physis, essence); bản tính hay bản thể (substantia, ousia, substance, being); ngôi vị (persona, prosopon, hypostasis, person).

Tây phương có hệ thống từ ngữ riêng, cũng tương tự vậy với Đông phương, và ngay cả đối với ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy.

[158] LaCugna, 69.

[159] Jerome bị sốc khi “ba hypostases” đã được dịch là “ba substances” trong Ep.15, 3-4 được giáo hoàng Damasus viết vào năm 374 (PL.22, 356-357). Xem LaCugna, p. 78 note 79.

Trong công hội Roma năm 374, giáo hoàng Damascus nói tới một bản tính và ba ngôi vị (một nature và ba substances). Sự khác nhau không chỉ ở từ ngữ, vì tín khoản của công đồng Nicea và Constantinople khởi từ Cha và rồi tuyên xưng Con và Thánh Thần là một trong bản thể với Cha, còn phương Tây lại khởi đầu với một bản tính và rồi bản tính này hiện hữu nơi ba ngôi vị.

[160] Kasper, The God of Jesus Christ, 259.

[161] Kasper,  The God of Jesus Christ, 259-260.

[162] Ausgustine, De Trinitate I, 4, 7; V, 14, 15 (CCL 50, 34-36, 222f.); Serm. 213, 6, 6 (PL.33, 968)

Basil, De Spiritu Sancto 16 (SC 17, 173-183).

[163] Basil, De Spiritu Sancto 16 (SC 17, 173-183).

Kasper, The God of Jesus Christ, 261.

[164] Hilary, De Trinitate III, 4 (CCL 62, 75tt)

[165] Hilary, De Trinitate , 10 (CCL 62, 144tt); cf. VII, 31-32 (CCL 62, 297-300).

[166] Augustine, De Trinitate IX, 5 (CCL 50, 300tt); cf. VI, 10 (CCL 50, 241tt).

[167] DS 1331; ND 326

Fulgentius of Ruspe, De fide ad Petrum seu de regula fidei 1, 4 (CCL 91A, 713tt)

Kasper, The God of Jesus Christ, 283-284

[168] Gregory of Nazianzus, Ep. 101, 6 (SC 208, 38).

[169] John Damascene, De fide orth. I, 8; III, 5

[170] Cf. DS 302; ND 615.

[171] Fulgentius of Ruspe, Ep. 14, 9 (CCL 91, 395tt).

[172] Kasper, The God of Jesus Christ, 284.

[173] Basil, De Spiritu Sancto 18 (SC 17, 191-198)

Augustine, De Trinitate VI, 7f (CCL 50, 237f); Cf. DS 367.

DS 530; ND 314

Cf. Kasper, The God of Jesus Christ,  282

[174] LaCugna, God For Us, 82-83.

[175] De Trinitate 5.5.6 (PL 42, 913-914).

[176] De Trinitate 5.5.6 (PL 42, 914).

[177] De Trinitate 5.8.9 (PL 42, 917); 5.11.12 (PL 42, 918).

[178] De Trin. 6.10.12 (PL 42, 932).

[179] De Trin. 5.14.15 (PL 42, 921). LaCugna, 86.

[180] LaCugna, 86-87.

[181] LaCugna, 88.

[182] Augustine, De Trinitate 7.6.11 (PL 42, 943). Xem LaCugna, 88-89.

[183] De Trin.5.8.9 (PL 42, 916-917).

[184] De Trin.10.11.18 (PL 42,983).

[185] LaCugna, 95.

[186] DS.281. Xem Council of Florence, DS.704.

[187] DS.432.

[188] LaCugna, 98.

[189] De Trin.5,14,15 (PL 42, 921).

[190] LaCugna, 98.

[191] LaCugna, 99.102.

[192] LaCugna, 99-101.

[193]  Walter Kasper, p. 279; Thomas Aquinas, ST I, 28, 1 ad 3.

[194] Boethius, Liber de persona et duabus naturis 3 (PL 64, 1343c-45b). Cf. Thomas Aquinas, ST I,  29, 1). Kasper, The God of Jesus Christ, p. 281.

[195] Richard of St Victor, De Trinitate IV, 22, 24.

Kasper, The God of Jesus Christ, p. 281.

[196] Thomas Aquinas, ST I,  29, 2. Cf. Kasper, The God of Jesus Christ, p. 281.

[197] Kasper, The God of Jesus Christ, 214.

Lúc đầu, Constantinople 381 chỉ là công đồng của Giáo Hội đông phương (synod), nhưng chính nhờ công đồng chung Chalcedon 451 đón nhận mà Constantinople 381 trở thành công đồng chung. Nhờ yếu tố này người ta dễ hiểu hơn tại sao sách Giáo Lý Công Giáo số 247 lại nói như thể Roma chỉ biết kinh tin kính của công đồng Constantinople 381 vào năm 451 tại công đồng  chung Chalcedon, khi mà ngày nay người ta gọi Constantinople 381 là công đồng chung.  Cf. Kasper, The God of Jesus Christ, p. 212-213.

[198] GLCG 247.

[199] Kasper, The God of Jesus Christ, 214.

[200] Kasper, The God of Jesus Christ, 216.

[201] John Damascene, De Fide Orth. I, 7

Cf. Kasper, The God of Jesus Christ, 216-217 note 61.

[202] Kasper, The God of Jesus Christ, 217

[203] Kasper, The God of Jesus Christ, 217

[204] Kasper, The God of Jesus Christ, 217-218.

[205] Kasper, The God of Jesus Christ, 218

[206] Tertullian, Adv. Praxean 4 (CCL 2, 1162f.).

[207] Kasper, The God of Jesus Christ, 218

[208] Epiphanius, Ancoratus 6 (GCS 25, 12f).

Kasper, The God of Jesus Christ, 218.

[209] DS 284, 470, 485, 490, 527; ND 310.

[210] Công đồng Nicea II tuyên xưng Thánh Thần xuất từ Cha qua Con.

[211] Kasper, The God of Jesus Christ, 218-219.

[212] DS 805. 850. 853; ND 319.321. 24.

[213] Kasper, The God of Jesus Christ, 219-220.

[214] COD 56.

[215] Kasper, The God of Jesus Christ, 220.

[216] Kasper, The God of Jesus Christ, 221.

[217] Tưởng cũng cần khẳng định: “không cho thấy” không có nghĩa là loại trừ niềm tin Đức Giêsu tiền hữu.

[218] DS 172: “Si quis non dixerit, Patris et Filii et Spiritus Sancti unam divinitatem, potestatem, majestatem, potentiam, unam gloriam, dominationem, unam regnum, atque unam voluntatem ac veritatem: haereticus est.”

 

 

 

Home       Thần Học       Dẫn Nhập Thần Học       Mặc Khải       Sẽ Sống Nếu Bạn Tin       
   Các Tôn Giáo Ngoài Kitô       Ân Sủng Và Biểu Tượng       Thiên Chúa Ba Ngôi

 

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Phạm Thanh Liêm

liempham@jesuits.net hay liemptl@gmail.com