HOME THẦN HỌC SẼ SỐNG NẾU BẠN TIN SSNBT1 SSNBT2 SSNBT3 SSNBT4 SSNBT5
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
A. KHÔNG
TIN KHÔNG THỂ LÀM ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA
b). Nội
dung tin và đức tin cứu độ
B. VIỆC
LÀM CHỨNG MINH ĐỨC TIN
*** GHI
CHÚ VỀ MỘT VÀI TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC TIN
Con người luôn mong ước khao khát
hạnh phúc. Đây là ước vọng “tự nhiên”, “bẩm sinh” nơi con người. Đằng khác, con
người cũng nhận thấy cuộc đời đầy dẫy đau khổ[1].
Thiên Chúa là Đấng làm cho Abraham
hạnh phúc, là Đấng đong đầy những khao khát chính đáng của ông như: mong muốn
có con, được sống sung túc, sống an bình thư thái khỏi mọi đe dọa (Kn.12, 1-3).
Thiên Chúa ở với ai, Thiên Chúa yêu
thương ai thì người đó được hạnh phúc. Thiên Chúa đã ở với Abraham, Ysaac,
Yacóp, thì những tổ phụ này cảm thấy hạnh phúc an toàn dù vẫn có bao đe dọa
trong cuộc sống. Thiên Chúa yêu thương dân Do-thái, nên Dân đã được giải phóng
khỏi ách nô lệ bên Ai-cập.
Khi con người có thể lãnh hội được,
Thiên Chúa còn tỏ lộ cho con người biết họ sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa yêu thương con người (Mc.12, 18-27; Yn.3, 16).
Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng con
người như con người, nghĩa là, làm họ có khao khát hạnh phúc; và không chỉ hạnh
phúc nhất thời, nhưng là hạnh phúc vĩnh cửu. Và nếu hạnh phúc là một khao khát
của con người, thì con người tìm kiếm, và được cho biết rằng con người chỉ được
hạnh phúc thực sự khi con người sống với Thiên Chúa, được Thiên Chúa ở cùng,
được Thiên Chúa yêu thương và cho chia sẻ hạnh phúc với Ngài[2].
Con người chỉ thực sự được hạnh phúc khi chấp nhận Thiên Chúa, yêu Thiên Chúa,
nghĩa là, khi tin tưởng phó thác tất cả con người mình cho Thiên Chúa. Không
tin phó thác tất cả cho Thiên Chúa, là con người chưa yêu Thiên Chúa.
Con người khao khát ước
muốn sống hạnh phúc, nhưng con người cũng nhận biết rằng không phải tất cả mọi
điều mình muốn đều được! Hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu nằm ngoài tầm với của
con người, nên con người cần được cứu độ, cần được trợ giúp để được hạnh phúc,
để sống hạnh phúc.
Đức tin tuyệt đối cần thiết để được
cứu độ[3].
Vì nếu không biết hay ý thức “sự bất lực” của con người, thì con người đâu thấy
cần được cứu độ? và nếu không biết Thiên Chúa hiện hữu và là Đấng yêu thương con
người vô cùng, thì làm sao có thể trông cậy vào Ngài, và cần Ngài cứu độ được[4]?
Đức tin cứu độ, trước hết và trên
hết, nhắm tới ngôi vị, chứ không phải là những tín điều. Tin là cuộc gặp gỡ
giữa ngôi vị với ngôi vị[5],
và như vậy, chúng ta phải siêu vượt trên những công thức hoặc tín điều, để bắt
gặp Thực Tại mà tín điều diễn tả[6].
Đức tin cứu độ, không chỉ là tin có Thiên Chúa hoặc tin vào[7]
Thiên Chúa, nhưng chủ yếu là tin phó
thác vào Thiên Chúa. Không có đức
tin phó thác vào Thiên Chúa, không thể được cứu độ.
Đâu là nội dung tin, công thức, tín
điều, hay tôn giáo..., giúp con người gặp gỡ và tin phó thác nơi Thiên Chúa?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta
phải nói ngay rằng, không có một công thức, nội dung hay tín điều, và ngay cả
không có bất cứ một nghi thức của tôn giáo nào, có thể giúp con người gặp gỡ
Thiên Chúa và tín thác vào Ngài, nếu
không có sự trợ giúp của chính Thiên Chúa[8],
nếu không được Thiên Chúa dùng.
Ki-tô giáo là tôn giáo được hình
thành theo ý định của Thiên Chúa, là phương tiện để bảo vệ và lưu truyền chân
lý mặc khải. Như vậy, Ki-tô giáo là phương tiện Thiên Chúa dùng để giúp con
người tín thác vào Thiên Chúa; Ki-tô
giáo có những tín điều giúp con người hiểu biết và tin phó thác nơi Thiên Chúa[9].
Các tín điều của các tôn giáo, đặc
biệt của Công-giáo, là những điều cần để giúp các tín hữu gặp gỡ và tín thác
nơi Thiên Chúa. Dưới một quan điểm nào đó, người ta nói “đức tin là điều được
tin”, bởi vì chính qua những tín điều hay tín khoản mà người ta đáp trả lại
tiếng gọi của Đấng mặc khải[10].
Tuy nhiên người ta cũng không nên lẫn lộn giữa đức tin và công thức diễn tả
đức tin[11].
Con người được cứu độ nhờ tin phó thác vào Thiên Chúa, chứ không
phải nhờ tin một số công thức diễn tả đức tin hoặc các tín điều. Hiểu như vậy,
dù ki-tô hữu biết tất cả các tín điều Hội Thánh dạy và cũng chấp nhận là đúng
mà không tín thác vào Thiên Chúa,
thì người đó vẫn không được cứu độ. Còn những người thậm chí không sống trong
ki-tô giáo, không nhận biết các tín khoản đức tin của Công-giáo, mà họ lại tin phó thác vào Thiên Chúa, thì họ vẫn
được cứu độ.
Giáo thuyết về ơn cứu độ cho những
người chưa nhận biết Chúa Ki-tô đã được công đồng chung Vatican II xác định rõ
trong hiến chế “Giáo Hội” (Lumen gentium): “Sau cùng, những ai chưa nhận lãnh
Phúc Âm cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa. Trước tiên
phải kể dân tộc đã nhận lãnh lời hứa và giao ước, mà bởi dân ấy Chúa Ki-tô đã
sinh ra theo thể xác... Nhưng kế hoạch cứu độ cũng còn bao hàm những ai nhận
biết Đấng Tạo Hóa: trước tiên phải kể đến Hồi giáo...; những kẻ đang tìm kiếm
Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả
những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính Ngài ban cho mọi người sự
sống, hơi thở và tất cả mọi sự, và vì là Đấng Cứu Thế, Ngài muốn cho mọi người
đều được cứu rỗi (1Tm.2, 4)” (số 16). Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta
phủ nhận hoặc làm giảm giá trị của Hội Thánh Công-giáo cũng như các tín khoản
và tín điều trong Hội Thánh Công-giáo: “Chúng tôi tin rằng tôn giáo chân thật,
duy nhất này tồn tại trong Giáo Hội Công-giáo và tông truyền, Giáo Hội mà Chúa
Yêsu đã uỷ thác nhiệm vụ truyền bá cho mọi người, khi Người phán cùng các tông
đồ: vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần; hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con (Mt.28,
19-20)[12]”.
Các tín khoản cũng như các tín điều của Hội Thánh Công-giáo, và chính Hội Thánh
Công-giáo, là phương tiện tốt nhất để giúp con người gặp gỡ và tín thác nơi
Thiên Chúa.
Chúng ta có được cứu độ
hay không, là do chúng ta có tin vào Thiên Chúa, vào Đức Yêsu Ki-tô, và vào
Thánh Thần hay không, chứ không phải do việc làm lề luật dạy[13].
Sở dĩ như vậy vì nếu chỉ tự sức mình, chúng ta không thể chu toàn lề luật
(Rm.7); còn nếu chúng ta tin cậy nơi Thiên Chúa, tín thác nơi Chúa Yêsu và
Thánh Thần của Người, thì chúng ta được cứu độ[14].
Tin
phó thác vào Thiên Chúa, làm con người sống hạnh phúc, được cứu độ. Nói
theo ngôn từ của thánh Phaolô: “bởi tin mà được công chính hóa” (Rm.1, 16; 3,
28. 30; Gal.2, 16; 5, 6). Tin ở đây
không chỉ được hiểu theo nghĩa tri thức, như biết có Thiên Chúa và chấp nhận
những tín khoản đức tin, nhưng còn được hiểu cả trên bình diện cuộc sống nữa:
“đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Yac.2, 17)[15].
“Không phải mọi kẻ nói với Ta “lạy
Chúa, lạy Chúa”, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Đấng ngự
trên trời” (Mt.7, 21). Tin phó thác vào Thiên Chúa, phải được biểu lộ bằng
chính cuộc sống[16], chứ không
phải chỉ tin bằng đầu môi chót lưỡi[17].
Một tiêu chuẩn mà mỗi người đều phải
vâng phục để được cứu độ, đó là lương tâm.
Lương tâm là tiếng nói tận đáy lòng,
mời gọi con người “làm lành lánh dữ”. Mọi người đều phải vâng nghe tiếng lương
tâm và sẽ bị xét xử theo lương tâm, cũng như được cứu độ nhờ chu toàn thánh ý
Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm[18].
Khi chúng ta nói “chúng ta nghe
tiếng lương tâm” hoặc “tiếng Chúa nói nơi lương tâm”, không có nghĩa, chúng ta
nghe bằng tai với thanh âm, nhưng chúng ta muốn nói, chúng ta nhận ra và thấy
rằng, “chúng ta phải làm điều này hoặc không được làm điều kia” một cách chắc
chắn và rõ ràng! Chính lý trí chúng ta nhận ra điều này. Ở đây, lý trí biết một
cách tự do nhất. Lý trí thực hiện chức năng “tri thức” chứ không phải chức năng
“biện minh”. Lương tâm là lý trí siêu vượt cách tự do trong mọi biến cố hằng
ngày, nơi những điều cụ thể nhất.
Dù là ki-tô hữu hay một người theo
một tôn giáo khác, nếu họ làm điều ác cách ý thức và tự do, họ sẽ không được
cứu độ. Niềm tin có Thiên Chúa, cũng như niềm tin “các tín điều hay tín khoản của
đạo Công-giáo là chân thực”, cũng không cứu được họ.
Để được cứu độ, chúng ta không chỉ
phải siêu vượt khỏi các dấu chỉ tự nhiên để nhận biết Thiên Chúa hiện hữu, và
cũng không chỉ phải siêu vượt qua những dấu chỉ đặc biệt để nhận biết Thiên
Chúa yêu thương ta, mà chúng ta còn phải liên tục siêu vượt trong cuộc sống
hằng ngày để nhận biết Thiên Chúa đang yêu thương và đang nói với chúng ta qua
những dấu chỉ của đời sống thường ngày, cũng như phải liên tục phó thác cuộc
đời mình cho Thiên Chúa một cách cụ thể trong đời sống.
Để hiểu ơn cứu độ cách đúng đắn,
chúng ta phải ý thức rằng, được cứu độ,
là được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Như vậy, được cứu độ, không
chỉ là một hành vi giữa bao hành vi khác, nhưng là tình trạng chi phối mọi hành
vi của con người được cứu độ. Chính vì vậy chúng ta mới hiểu, tại sao chúng ta
phải sống trọn vẹn theo lương tâm từng giây phút và từng biến cố của cuộc đời,
để được cứu độ, để được hạnh phúc và sống trong tình yêu với Thiên Chúa.
Lương tâm là mệnh lệnh tuyệt đối:
“phải làm lành lánh ác”, “phải làm điều này”, “không được làm điều kia”,...!
Nếu ai muốn dập tắt tiếng lương tâm, cũng không thể dập tắt hoàn toàn được[19].
Với những người tin nhận Thiên Chúa,
tiếng lương tâm là tiếng Chúa nói trong thẳm sâu của tâm hồn mỗi người chúng
ta. Nên mỗi người phải vâng phục lương tâm vì đó là tiếng Chúa hay tiếng nói
của Đấng Tuyệt Đối.
Với những người tuyên bố rằng không
có Thiên Chúa hay một Tuyệt Đối nào cả, nếu họ vâng phục lương tâm, một cách
mặc nhiên hay ẩn tàng họ cũng đã chấp nhận một Thực Thể. Thực Thể này ở thâm
sâu trong họ, vì họ nhận thấy tiếng lương tâm ngay nơi cung lòng họ, nơi lý trí
họ. Thực Thể này cũng ở ngoài họ, vì khi họ không muốn nghe theo tiếng lương
tâm này, tiếng lương tâm vẫn vang vọng nơi lòng họ dù họ muốn dập tắt.
Vâng phục tiếng lương tâm nơi tâm
hồn mỗi người, nơi lý trí mỗi người, tức là chúng ta- dù hữu thần hay vô thần-
đã liên tục siêu vượt trong cuộc sống bình thường mỗi ngày. Để vâng phục tiếng
lương tâm, mỗi người cũng phải từ bỏ liên tục...! Vâng phục lương tâm, hàm chứa
chấp nhận một cách ẩn tàng Tuyệt Đối
hay Thiên Chúa, hàm chứa bỏ mình và phó thác một cách có hay không ý thức cho một giá trị nào đó. Gía trị này-
theo quan điểm của những người hữu thần- chính là Thiên Chúa.
Có thể nói, nếu một người luôn sống
theo lương tâm, thì họ đã tín thác (tin phó thác) cho Thiên Chúa một cách nào
đó mà có lẽ chính họ cũng không ý thức. Và như vậy, chắc chắn họ được cứu độ,
và họ đã được cứu độ.
Thiên Chúa là Tình yêu (1Yn.4, 8.16).
Thiên Chúa đã yêu thương con người đến độ ban Con Một Ngài cho con người (Yn.3,
16),
để con người tin vào Ngài (Y.3, 15. 16. 18; 14, 1),
để con người được sự sống đời đời (Yn.3, 15),
để con người được sống và được sống dồi dào (Yn.10, 10),
để con người được biết Cha (Yn.14, 7. 9),
để con người được bình an (Yn.14, 27; 20, 19),
để con người được ở với Thiên Chúa (Yn.14, 23)...
Chúa Yêsu mời gọi chúng ta “hãy nên
trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành” (Mt.5, 48). Trở nên
giống Thiên Chúa, là con Thiên Chúa, đó là mục đích sống của chúng ta.
Nơi Thiên Chúa, chỉ có tình yêu.
Thiên Chúa “chỉ biết yêu” mà thôi. Chính vì thế, để là con Thiên Chúa, để nên
giống Thiên Chúa là Đấng yêu thương và thành tín, chúng ta cũng phải chỉ biết
yêu thương mà thôi. Về đời sống của ki-tô hữu, chúng ta có thể nói: hãy yêu nhau.
Đức Yêsu, trong lời trăn trối cho
các tông đồ, Ngài đã nói: “Thầy ban cho các con một điều răn mới, là hãy yêu
mến nhau. Như Thầy đã yêu mến các con, các con cũng hãy yêu mến nhau. Chính nơi
điều này mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy: ấy là nếu các con có
lòng yêu mến lẫn nhau” (Yn.13, 34-35). Đức Yêsu đã yêu thương con người đến
hiến mạng sống, đến chết cho con người (Yn.15, 12.13; 13, 1), thế nên chúng ta
cũng phải yêu mến nhau: “này là lịnh truyền của Thầy: anh em hãy yêu mến nhau
như Thầy đã yêu mến anh em”.
“Ai ghét anh em mình thì là sát
nhân” (1Yn.3, 15). “Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình,
thì nó là kẻ nói dối; vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy, tất không thể
yêu mến Thiên Chúa, Đấng nó không thấy” (1Yn.4, 20). Hơn nữa, “ta đừng yêu mến
nhau bằng lời nói, bằng đầu lưỡi, nhưng là bằng việc làm thực sự” (1Yn.3, 18).
Lòng tin thi thố bởi đức mến (Gal.5,
6)!
Nếu ta không yêu những người sống xung quanh chúng ta, thì đó là dấu chỉ chúng
ta không yêu Thiên Chúa, nghĩa là, chúng ta không tin phó thác vào Thiên Chúa.
Tin phó thác vào Thiên Chúa, đòi
chúng ta phải yêu Thiên Chúa, phải vâng phục Thiên Chúa cách cụ thể qua việc
vâng giữ các giới răn, đòi chúng ta phải sống phó thác tất cả cho Thiên Chúa,
đòi chúng ta phải từ bỏ mình, để đón nhận Ý Thiên Chúa làm thành ý mình[20].
Không yêu thương, thì không được cứu
độ, không thể sống hạnh phúc với mình với tha nhân. Một con người được cứu độ,
là người sống trong tình yêu với Thiên Chúa và với tha nhân. Có thể nói: từ ngữ
“sống yêu thương”, “sống hạnh phúc”, “được cứu độ”, là những từ ngữ diễn tả cùng
một thực tại “sống thân thiết với Thiên Chúa”.
Ma qủy là những ngôi vị tin có Thiên
Chúa, nhưng không sống trong tình yêu: không yêu Thiên Chúa và không yêu con
người. Ma qủy luôn tìm cách làm hại con người, tách con người ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa (Yn.8, 44). Nếu chúng ta ghét anh em mình, thì chúng ta không
thuộc về Thiên Chúa nhưng thuộc về ma qủy.
Ki-tô hữu yêu nhau và yêu thương con
người, vì Chúa Yêsu Ki-tô đã dạy chúng ta phải yêu thương nhau, vì mọi người đều là con của Cha trên trời, đều
là hình ảnh của Thiên Chúa. Nhưng làm sao có thể yêu thương chấp nhận người
khác khi nhận thấy nơi họ những khuyết điểm và giới hạn?
Phải chăng người ta yêu nhau vì
người ta thấy nơi người mình yêu nét đẹp nào đó; cũng tương tự như vậy khi nói
một người yêu thương mọi người! Người sống yêu thương là người thấy nơi con
người (không loại trừ ai) một nét đẹp nào đó! Liệu người ta có thể thấy nơi tha
nhân nét đẹp nào đó, nếu người ta không tin con người là một giá trị tuyệt đối
không? Liệu người ta có thể nhận ra con người là một giá trị tuyệt đối không,
nếu người ta không tin có Tuyệt Đối nào đó làm nền cho giá trị con người không?
“Thiên Chúa là tình yêu, và ai lưu
lại trong tình yêu thì lưu lại trong Thiên Chúa” (1Yn.4, 16). “Phàm ai yêu mến
thì đã sinh ra bởi Thiên Chúa, và biết Thiên Chúa” (1Yn.4, 7). Ai yêu thương
thì biết có Thiên Chúa, và hơn thế nữa, người đó đã sống tín thác nơi Thiên Chúa. Sao vậy? Vì, yêu người, đòi phải tin
người. Mà làm sao có thể tin vào con người[21],
nếu không tin vào và tin phó thác nơi Thiên Chúa? Cụ thể,
chúng ta không thể tin Đức Yêsu Nadaét là Thiên Chúa, nếu chúng ta không tin vào các tông đồ, nếu chúng ta không
tin các lời chứng của các ngài là chân thực! Và chúng ta chỉ chấp nhận lời
chứng của các tông đồ, nếu chúng ta thấy được rằng, các tông đồ và cả những
người nối tiếp các tông đồ trong đức tin, yêu thương chúng ta, muốn chúng ta
được hạnh phúc như các ngài đã được hạnh phúc. Chỉ có tình yêu mới đáng tin, và
chỉ trong tình yêu người ta mới tin được mà thôi!
Chúng ta có thể bị cật vấn: một
người không tin có Thiên Chúa, liệu người đó có thể yêu thương con người thực
sự không? Nếu một người cố tình phủ nhận Thiên Chúa, người này không thể yêu
tha nhân đích thực. Nếu họ nói yêu, thì đây chỉ là lời nói và là thái độ giả
hình mà thôi. Nếu một người vô tình không
biết Thiên Chúa hiện hữu (vô tri bất khả thắng, không cố ý phủ nhận Thiên
Chúa), họ có thể yêu thương tha nhân đích thực; vì với những người này, có thể họ
vẫn tin nhận Thiên Chúa một cách ẩn tàng
và vô ý thức.
Để yêu thương con người đích thực,
đòi phải tin nhận Thiên Chúa một cách
nào đó[22];
Những người yêu Thiên Chúa đích thực, họ yêu thương anh em mình. Nếu họ không
yêu thương anh em mình, lời họ nói “yêu Thiên Chúa” chỉ là giả dối. Không tin
phó thác vào Tuyệt Đối, không thể tin vào con người, và cũng không thể yêu con
người đích thực được.
Nếu hiểu “đức tin” ở đây là những
tín điều, thì “mất đức tin” có nghĩa: những tín điều đó không còn là chân lý
nữa. Mất đức tin theo nghĩa này hàm chứa: trước đó mình sai lầm khi tin những
điều đó. Hiểu “mất đức tin” theo nghĩa này, “mất đức tin” đối với những người
theo tôn giáo này có thể lại là “có đức tin” đối với người người theo tôn giáo
khác[23].
Nếu hiểu “đức tin” là thái độ tin phó thác nơi Thiên Chúa, “mất đức
tin” là không còn tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa, không còn trông cậy gì nơi
Thiên Chúa. Mất đức tin theo nghĩa này có thể dẫn tới tuyệt vọng[24].
Đức tin chết là đức tin không có
việc làm đi kèm (Yac.2, 17), là đức tin không được thi thố bởi lòng mến (Gal.5,
6). Đức tin dù “chết”, vẫn là hồng ân của Thiên Chúa[25].
Lạc giáo là từ ngữ dùng để chỉ những
người phủ nhận hoặc nghi ngờ cách cố tình một hay nhiều chân lý đức tin. Họ là
những người lấy lý trí của họ làm tiêu chuẩn phán đoán đúng sai, hơn là lấy uy
quyền Thiên Chúa trao phó cho Hội Thánh[26].
Lạc giáo thường dẫn đến ly giáo.
Vô tín là từ ngữ dùng để chỉ những
người không tin có Thiên Chúa. Họ là những người tự xưng là vô thần.
Tin, luôn luôn là tin vào ai
đó. Nói cách khác, tin luôn luôn
là tin vào ngôi vị. Ngay cả khi một
người nói “tôi tin cái này cái kia, tôi tin điều này đúng điều kia sai”, thì
vẫn hàm chứa người đó tin vào chính họ!
Tin là tri thức, là hành vi của lý
trí, là siêu vượt. Nói cách khác, không thể tin nếu thấy phản lý trí[27].
Tri thức do tin, là tri thức chắc chắn, vì nhờ tình yêu. Nếu đối tượng tin là
ngôi vị “hữu hạn”, sự chắc chắn chủ thể
tin không là tuyệt đối; nếu đối tượng tin là ngôi vị “tuyệt đối” đi với
hành vi tin phó thác, sự chắc chắn nơi
chủ thể tin là tuyệt đối. Chính uy quyền của chủ thể được tin- tức Tuyệt
Đối- là bảo đảmđể chủ thể của hành vi tin phó thác, có sự chắc chắn tuyệt đối
rằng điều mình tin là đúng.
Tin
là hành vi nhân linh[28],
hành vi tự do. Tin là tự do ưng thuận
ngôi vị mình tin, và vì ưng thuận ngôi vị mình tin mà mình chấp nhận những
gì ngôi vị đó mặc khải hoặc làm chứng về.
Tin
vào ngôi vị, là tình yêu. Tin là yêu, vì yêu mà tin. Tin là quà tặng của
tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu,
chính vì Thiên Chúa yêu thương con người mà con người có thể tin phó thác vào
Thiên Chúa. Không có ân sủng, con người không thể tin vào Thiên Chúa. Tin là
hồng ân Thiên Chúa ban cho con người.
Tin
yêu phó thác vào Thiên Chúa, làm con người được hạnh phúc. Nếu từ chối tin
yêu phó thác vào Thiên Chúa, con người không thể được hạnh phúc đích thực. Đức
Yêsu nói: “Ta đến để chúng được sống, và được sống dồi dào” (Yn.10,10); Chúc
bạn tin vào con người và tín thác tuyệt đối nơi Thiên Chúa, để bạn được triển
nở trọn vẹn và hạnh phúc, cả đời này và lẫn đời sau.
05.10.39
27.04.44
AD MAIOREM DEI GLORIAM
AMDG
CHO VINH DANH CHÚA HƠN
Ở đây chỉ ghi những sách đã được
trích trực tiếp trong sách này.
ROGER AUBERT, Le problème
de l'acte de foi, LOUVAIN 1945
M-D. CHENU, OP., La Parole
de Dieu: I. La foi dans l'intelligence, CERF-PARIS 1964
J. COLLINS, The existentialists,
GATEWAY-CHICAGO 1967
A. DE LA BARRE, art.
Agnosticisme, trong DTC I/1-PARIS 1923
HENRI DE LUBAC, La foi
chrétienne: Essai sur la structure du
Symbole des Apôtre,
AUBIER-MONTAIGNE-PARIS 1969
R. DE ROUET DE JOURNEL,
Enchiridion Patristicum, HERDER 1965
DENZINGER-SCHOENMETZER,
Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum de rebus fidei et morum,
HERDER 1963
G. DOMINICI, Notes de
théologie morale: Les vertus théologales, GHHV sans date ni lieu
HEINRICH FRIES, "Le
mythe et la révélation" , trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD'HUI,
DDB-PARIS 1964
M. HEINRICHS, Théologie
catholique et pensée asiatique, CASTERMAN 1965
HUYỀN CHÂN, Đạo Phật,
NHA-TRANG 1965
R. JOLIVET, Dieu- Soleil
des esprits: La doctrine augustinienne de l’illumination, DDB et Cie 1934
S. KIERKEGAARD, Traité du
désespoir, NRF-GALLIMARD 1964
K. KRENN, art.
“Kantianism”, SACRAMENTUM MUNDI- BURNS & OATES 1968
H. KUENG, Dieu existe-il?,
trd. JEAN-LOUIS SCHLEGEL et JUSTUS WALTHER, SEUIL 1981
ANDÉ MARC, Psychologie
réflexive, tome II: La volonté et l'esprit, DDB-PARIS 1949
G. MARCEL, Foi et
Réalité, AUBIER 1967, coll. FOI VIVANTE
38
NÀRADA MAHA THERA, Đức
Phật và Phật pháp, PHẠM KIM KHÁNH dịch, GIA-ĐINH 1971
HEINRICH OTT, Art. “La
structure de l'acte de foi”, trg. Mythe et Foi, éd. ENRICO CASTELLI, AUBIER
1966
RAYMOND PANIKKAR, "La
Foi dimension constitutive de l'homme", trong Mythe et Foi, éd. ENRICO
CASTELLI, AUBIER 1966
L.B. PUNTEL, art.
Nihilism, SACRAMENTUM MUNDI- BURNS&OATES 1968
J. RATZINGER, Foi
Chrétienne- hier et aujourd'hui, MAME 1969
E. SCHILLEBEECKX,
Approches théologiques, 1: Révélation et théologie
Trd. P. BOURGY, CEP-BRUXELLES 19651
JORG SPLETT, art.
Agnosticism, SACRAMENTUM MUNDI, BURNS&OATES 1968
THÍCH QUẢNG LIÊN, Sử Cương
Triết Học Ấn-độ, SAIGON 1965
THIỀU CHỬU, Hán Việt Tự
Điển, HÀNỘI 1942
SANCTI THOMAE AQUINATIS
In Aristotelis Librum
De Anima Commentarium, ed. MARIETTI 1959
In Boethium De Trinitate
Summa Theologiae
De Veritate
In III Sent.
F-J. THONNARD, Précis
d'histoire de la Philosophie, DESCLÉE et Cie., PARIS 1966
J. TRUETSCH, “La foi”,
MYSTERIUM SALUTIS IV, CERF 1969
TƯỞNG DUY KIỀU, Đại Cương
Triết Học Phật Giáo, THÍCH ĐẠO QUANG dịch, ĐÀLẠT 1958
H. U. VON BALTHASAR, La
Gloire et la Croix: Les aspects esthétiques de la Révélation
I: Apparition, Trad. ROBERT GIVORD, col. THÉOLOGIE 61, AUBIER 1965
J-H. WALGRAVE, Un salut
aux dimensions du monde, CERF 1970
GUSTAV A. WETTER, Art.
“Marxism”, SACRAMENTUM MUNDI, BURNS&OATES 1968
HOME THẦN HỌC SẼ SỐNG NẾU BẠN TIN SSNBT1 SSNBT2 SSNBT3 SSNBT4 SSNBT5
Chúc bạn
an vui hạnh phúc.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[1] “Chớ lo đến ngày mai, mai sẽ lo cho mai. Khổ ngày nào, đủ cho ngày ấy” (Mt.6, 34).
“Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại, chính thân ngũ uẩn là khổ” (Kinh CHUYỂN PHÁP LUÂN, xem trong NÀRADA MAHA THERA, Đức Phật và Phật pháp, PHẠM KIM KHÁNH dịch, GIA-ĐỊNH 1971, tr. 107).
Đau khổ do đâu mà có?
Mộr trong những điều làm con người đau khổ, là sự chết; nên con người đi tìm thuốc “trường sanh bất tử”. Điều làm con người đau khổ là già, nên con người đi tìm thuốc “trường xuân bất lão”. Và nếu đau khổ là do lòng dục, thì con người lo diệt dục. Quan niệm đau khổ có là do lòng dục, là của Phật giáo.
Ki-tô giáo và Do-thái giáo cho rằng, đau khổ có là do tội lỗi (không yêu thương, phản loạn chống lại Ý Thiên Chúa).
Nếu hạnh phúc chỉ hoàn toàn do con người mà thôi, thì ta không cần ai cứu độ; nhưng nếu con người bất lực, thì ta với tư cách là con người, cần phải được cứu độ, cần được giải phóng. Phải chăng đối với Phật giáo, con người không cần được cứu độ?
[2] Con người không thể tự chiếm hữu được hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực và thường tồn, nằm ngoài tầm với của con người! Mọi người đều muốn sống hạnh phúc, nhưng mấy ai được hạnh phúc trong cuộc sống?!
[3] Rm.3, 28. 30: “Vì chúng tôi nghĩ rằng con người mà được giải án tuyên công, ấy là bởi tin chứ không phải bởi việc làm những điều Luật dạy... Vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng giải án tuyên công cho giới cắt bì do tự lòng tin, và cho giới không cắt bì cũng nhờ ở lòng tin”.
Rm.1, 16: “Qủa vậy tôi không hổ thẹn rao giảng Tin Mừng, vì đó là quyền năng Thiên Chúa để cứu thoát mọi kẻ tin...”.
Gal.2, 16: “... song vì biết rằng người ta có được giải án tuyên công bởi việc làm của lề luật, là chỉ vì tin vào Đức Ki-tô Yêsu, nên chúng ta đã tin vào Đức Ki-tô Yêsu, để được giải án tuyên công do tự lòng tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải do tự việc làm của lề luật...”.
Gal.5, 6: “Vì chưng trong đức Ki-tô Yêsu, cắt bì hay không đều chẳng đáng kể, có chăng là lòng tin thi thố ra bằng đức mến”.
Cf. RAYMOND PANIKKAR, "La Foi dimension constitutive de l'homme", trong Mythe et Foi, éd. ENRICO CASTELLI, AUBIER 1966, p. 31: “La foi est absolument nécessaire au salut”.
[4] Hb.11, 6: “Không đức tin, thì vô phương làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì ai lại gần Thiên Chúa thì phải tin là Người có...”.
Cf. DzS. 1532.
Nếu tin là tuyệt đối cần thiết để được cứu độ như vậy, thì những Phật tử thế nào? Họ có được cứu độ không?
Đối với R. Panikkar, chắc chắn những Phật tử được cứu độ, bởi vì đức tin cứu độ không nhứt thiết phải đi đôi với nội dung tin (i), dù rằng đối với văn hóa tây phương “tin” thường gắn liền với “nội dung tin” (ii), còn văn hóa đông phương đặc biệt nơi Phật giáo thì không như vậy (iii):
(i). R. PANIKKAR, art. cit., p. 61: “Si la foi est l’ouverture ontique ou l’interrogation ontologique? Je répondrai qu’elle à la première avec une exigence de la seconde... J’ai parlé de la distinction radicale entre la foi et son contenu intellectuel...
Peut-il y avoir de la foi sans contenu intellectuel?
La foi salvifique est-elle liée au contenu intellectuel?
Ma réponse serait affirmative pour le premier, et négative pour le second!”.
(ii). Ibid.
“Dans la situation culturelle de l’occident on peut difficilement trouver une foi qui ne soit pas, plus ou moins, consciente de son contenu intellectuel, mais cela ne représente pas une invariante humaine”.
(iii). R. Panikkar đặt vấn đề cho Heinrich Ott trong khi thảo luận về bài của HEINRICH OTT, "La structure de l'acte de foi", trong Mythe et Foi, AUBIER 1966, pp. 65-74: “Pour préciser, est-ce que la structure de l’acte de foi d’un bouddhiste, par exemple, pour lequel il n’y a pas d’objet, pas de transcendance et pas même de pensée, peut, d’une façon ou d’autre, s’inclure dans son analyse?” (trang 77).
Nhưng có đúng là niềm tin của Phật giáo không có nội dung tin (contenu intellectuel=nội dung trí tuệ) không? Vô của Đại Thừa và Hữu của Tiểu Thừa liệu có thể là Siêu Ngã không? (Xin xem thêm bốn ghi chú đầu trong phần ba).
[5] H. U. VON BALTHASAR, La Gloire et la Croix, Les aspects esthétiques de la Révélation, Trad. ROBERT GIVORD, col. THÉOLOGIE 61, AUBIER 1965, p. 185: “La foi est conçue comme la rencontre de tout l’homme avec Dieu”.
J. TRUETSCH, art. cit., p. 77: “C’est avant tout en rencontrant la personne de Jésus Christ que notre théologie de la foi chrétienne doit comprendre son propre caractère personnel”.
[6] R. PANIKKAR, art. cit., p. 26: “L’acte de foi, selon une telle théologie, saisit les choses en elles-mêmes; sa formulation n’est qu’une conceptualisation de quelque chose qui la transcende”.
ST. THOMAS, S. T., IIa-IIae, q. 1, a. 2, ad 2: “Actus autem credentis non terminatur ad enuntiabile, sed ad rem”.
Cf. J. TRUETSCH, art. cit., p. 50.
H. U. VON BALTHASAR, op. cit., p. 179: “Le kérygme officiel et autoritaire reste ce qui renvoie à la révélation. C’est pourquoi le croyant ne croit pas, à proprement parler, à des propositions de foi, mais à ce qu’elles expriment et à tout ce qu’est, de quelque manière, le Dieu vivant en Jésus Christ...”
“Aussi est-il possible, si Dieu le dispose ainsi, qu’une foi authentique, formulée d’une manière déficiente ou même éventuellement inexacte, atteigne le Dieu vivant. L’intention du croyant vise Dieu, et la grâce de Dieu peut compléter...”.
[7] Ma qủy cũng tin có Thiên Chúa và tin vào Thiên Chúa, nhưng không được cứu độ, vì ma qủy không tin phó thác nơi Thiên Chúa.
Cf. R. AUBERT, op. cit., pp. 26-27: “Les démons croient à Dieu et au Christ, credunt Deo, Christo, soumission de l’esprit à l’autorité divine parce qu’il est impossible de faire autrement. Mais la foi méritoire et qui justifie, c’est celle qui croit en Dieu, credere in Deum, in Christum”.
R. Aubert trích dẫn thánh Augustin: AUG., Serm. CXLIV, 2 PL.,t. 38, c. 788: “Celui-là a foi dans le Christ, credit in Christum, qui aime aussi le Christ, car si on a la foi sans l’espérance et sans la charité, on croit que le Christ existe mais on ne croit pas au Christ”.
AUG., Tract. in Joan., XXIX, 6, PL., t. 35, c. 1631: “Quid est ergo credere in eum? Credendo amare, credendo diligere, credendo in eum ire, ejus membris incorporari”.
[8] Cf. H. U. VON BALTHASAR, op. cit., p. 136: “Pour saint Thomas, ni la doctrine chrétienne, ni les miracles qui l’attestent, ne diraient rien à l’homme sans l’interior instinctus et attractus doctrinae (In John., c. 6, l. 4, n. 7; c. 15, l. 5, n. 5; In Rm., c. 8, l. 6), qu’il appelle aussi inspiratio interna et experimentum”.
[9] Với tư cách là ki-tô hữu, chúng ta không thể chứng minh được rằng Thiên Chúa không dùng các tôn giáo ngoài Công giáo để giúp các tín hữu trong các tôn giáo đó gặp gỡ và tín thác vào Thiên Chúa. Trái lại chúng ta thấy, Hội Thánh Công giáo dạy ta phải tôn trọng các tôn giáo ngoài ki-tô giáo (Tuyên ngôn NOSTRAE AETATE của Công Đồng Chung Vatican II). Như vậy, các tôn giáo ngoài ki-tô giáo và những tín khoản của các tôn giáo đó, có thể được Thiên Chúa dùng để giúp các tín đồ của các tôn giáo đó gặp gỡ và tín thác vào Thiên Chúa.
[10] H. DE LUBAC, op. cit., p. 305: “Elle (l’unité entre la foi et les croyances) a été exprimée par Romano Guardini en des termes qu’on ne saurait dépasser: “La foi est son contenu”. “Elle est déterminée par ce qu’elle croit. Elle est la marche vivante vers Celui en qui l’on croit. Elle est la réponse vivante à l’appel de Celui qui s’annonce dans la révélation et attire l’homme par la grâce” (Vie de la Foi, CERF-PARIS 1968, p. 24)”.
J. TRUETSCH, art. cit., pp. 120-121: “Pour l’objet matériel aussi bien que formel, ces formules ne sont pas “id ex quo” (medium ex quo attingitur Deus auctoritative loquens, respective Deus salutaris noster), mais “medium in quo” les réalités créées ne sont pas des choses connues (ou à connaỵtre) immédiatement en elles-mêmes, dans leur réalité créée, et qui se glisseraient entre Dieu et le croyant; à partir d’elles, dans une seconde démarche et donc médiatement, on atteindrait alors Dieu lui-même”.
R. PANIKKAR, art. cit., p. 26: “On ne peut pas nier le caractère intellectuel de la foi sans nier la foi elle-même; pourtant la foi ne peut être identifiée avec aucun de ses paramètres. Là gỵt la force et la faiblesse de l’orthodoxie”.
[11] R. PANIKKAR, art. cit., p. 26: “S’il est certain qu’on ne doit pas confondre la foi avec son expression, il n’est pas moins vrai que la foi ne peut subsister sans lun contenu intellectuel, l’homme étant un être intelligent. La foi n’est pas essentiellement liée à une doctrine déterminée, mais elle a besoin d’un véhicule intellectuel, et même, dans la plupart des cas, d’un système conceptuel qui l’exprime”.
Cf. ST. THOMAS, In III Sent., dist. 25, q. 1, art. 1, sol. 1 ad 3: “Fides non potest exire in actum, nisi aliquid determinate et expresse credendo”.
H. U. VON BALTHASAR, op. cit., p. 79: “Le magistère ecclésiastique ne peut représenter la vérité du Christ qu’au point de vue de la doctrine, non au point de vue de la vie, tandis que doctrine et vie sont identiques dans le Christ”.
[12] VATICAN II, Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn giáo, số 1.
[13] Rm.3, 28. 30: “vì chúng tôi nghĩ rằng con người mà được giải án tuyên công, ấy là bởi tin không phải bởi việc làm Luật dạy... vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng giải án tuyên công cho giới cắt bì do tự lòng tin, và cho giới không cắt bì cũng nhờ bởi lòng tin”.
[14] Gal.2, 16: “Song vì biết rằng người ta có được giải án tuyên công bởi việc làm của lề luật, là chỉ vì tin vào Đức Ki-tô Yêsu, nên chúng ta đã tin vào Đức Ki-tô Yêsu, để được giải án tuyên công do tự lòng tin vào đức Ki-tô, chứ không phải do tự việc làm của lề luật; vì chưng do tự việc làm của lề luật, không xác phàm nào sẽ được giải án tuyên công”.
Hiểu đúng nghĩa Kinh Thánh, chúng ta không được nghĩ rằng: nếu chúng ta tín thác vào Thiên Chúa thì chúng ta không phải giữ lề luật nữa! Luật chỉ là dấu chỉ giúp chúng ta biết xem chúng ta có tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa không.
[15] Phê bình lập trường Sola Fide của Luther, J. TRUETSCH, art. cit., p. 51 et 147: “Justification par la foi, par la foi seule”... La foi entendue dans un sens intellectualiste ne peut suffire... Une pareille foi est bien loin d’être une simple acceptation de vérités, elle implique aussi l’espérance, la confiance en Dieu qui me vient en aide; elle devient cependant une foi trop unilatéralement “faite de confiance”;...
Le salut s’opère donc “sola fide”; “Fides vero numquam sola””.
Lập trường của Calvin là lập trường truyền thống, nhưng cần cảnh giác để khỏi rơi vào lập trường đức tin tín thác không cần nội dung (foi-confiance vidée de son contenu doctrinal):
“Calvin reprendra, dans les mots mêmes, l’essentiel des distinctions traditionnelles, en opposant deux sortes de foi: “La première consiste seulement à tenir pour vrai ce qui est affirmé sur Dieu et sur Jésus Christ: “si quis credat Deum esse, historiam quae de Christo narratur veram esse arbitretur”. A ses yeux, cette foi “indigna est fidei appellatione”, car elle ne comporte aucun engagement personnel et, en tant que telle, elle peut exister chez les plus impies des impies: “eam se habere cum diabolis comunem”. La véritable foi est tout autre. C’est un mouvement de tout l’être vers Dieu et un abandon confiant et personnel à celui qui seul peut sauver: “Altera est, quae non modo Deum et Christum esse credimus, sed etiam in Deum credimus et Christum...” (ALEXANDRE GANOCZY, Le jeune Calvin- genèse et évolution de sa vocation réformatrice, WIESBADEN 1966, p. 153)” (H. DE LUBAC, op. cit., pp. 301-302).
[16] R. PANIKKAR, art. cit., p. 26:
“Seule la foi peut sauver (Rm.3, 28 Gal.2, 16), et par conséquent elle ne peut se réduire à une simple acceptation intellectuelle, séparée de vie; la foi sans les oeuvres est une foi morte (Jac.2, 17), et en toute volonté de croire il y a une tendance à vivre en accord avec la foi”.
“Quoi qu’il en soit, la foi comprend en elle, indiscutablement, un élément pratique et volitif, et son but n’est pas seulement la Vérité, mais aussi le Bien. Certes, il est insuffisant d’identifier la religion avec la morale et réduire la foi salvifique à un simple “comportement” moral, mais on ne peut pas nier non plus que c’est justement la foi qui rend possible l’unité de vie dans l’existence quotidienne de l’homme”.
[17] Mt.15, 8 // Ys.29, 13: “Dân này tôn kính Ta ngoài môi, còn lòng chúng thì xa Ta một vời”.
[18] VATICAN II, Hiến chế về Giáo Hội, số 16.
[19] Nhưng tiếng lương tâm có thể bị yếu đi. Tuy nhiên nó có thể mãnh liệt ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
[20] Như Abraham đã lấy ý của Thiên Chúa làm ý mình, và đã dám phó thác tất cả cho Thiên Chúa, cho dù Ngài có đòi hỏi ông những gì ông quý mến nhất.
[21] Là người ai mà không có những lỗi lầm! Mà “một lần bất tín, vạn lần không tin”!
[22] Có thể họ tin mà họ không ý thức.
[23] Quan niệm của Gabriel Marcel về “mất đức tin”, trong GABRIEL MARCEL, Foi et Réalité, AUBIER 1967, coll. FOI VIVANTE 38, pp. 98-99: “Perdre la foi, se considère comme purement et simplement délivré d’une erreur, et se félicite d’être ainsi libéré. Perdre la foi, se faire éprouver le regret de ne plus se trouver dans un certain état bienheureux. Perdre la foi: admettre à certains moments que cet état révolu correspondait à une erreur et de regretter tout de même d’en être sorti... Après tout, puis-je être sûr que j’étais alors dans l’erreur et que je suis maintenant dans la vérité?”.
[24] Quan điểm của S. Kierkegaard về tuyệt vọng, trong SưREN KIERKEGAARD, Traité du désespoir, NRF-GALLIMARD 1964,pp. 69. 82-83: “Désespérer de soi, désespéré, vouloir se défaire de soi, telle est la formule de tout désespérer et la seconde: désespéré, vouloir être soi-même, se ramène à elle, comme nous avons ramener plus haut (voir chap. I) au désespoir ó l’on veut être soi, celui ó l’on refuse de l’être. Qui désespère veut, dans son désespoir, être lui-même”.
“Il n’en faut pas moins considérer le désespoir, surtout sous la catégorie de la conscience: s’il est conscient ou non, il diffère de nature. A s’en tenir au concept il l’est certes toujours; mais de là ne s’ensuit pas que l’individu qu’habite le désespoir, et qu’en principe on devrait donc appeler désespéré, ait conscience de l’être. Ainsi la conscience, la conscience intérieure, est le facteur décisif. Décisif toujours quand il s’agit du moi. Elle en donne la mesure. Plus il y a de conscience, plus il y a de moi; car plus elle croỵt, plus croỵt la volonté, et plus il y a de volonté, plus il y a de moi. Chez un homme sans vouloir, le moi n’existe pas; mais plus il en a, plus il a également conscience de lui-même”.
[25] J. TRUETSCH, art. cit., p. 53 et 81: “Le chapitre 15 affirme que tout péché mortel, et non l’incrédulité seule, fait perdre la grâce, donc la charité, mais non la foi, sauf quand il s’agit d’un péché contre celle-ci même; elle peut donc, malgré tout, subsister en tant que “fides mortua” et jouer un rôle favorable au salut (DzS. 1544)”.
CONC. VATICAN I, De Fide [DzS. 3010]: “Quare fides ipsa in se, etiamsi per caritatem non operetur (cf. Gal.5, 6), donum Dei est, et actus ejus est opus ad salutem pertinens, quo homo liberam praestat ipsi Deo oboedientiam gratiae ejus, cui resistere posset, consentiendo et cooperando (Cf. DzS. 1525 ss; can. 5)”.
[26] G. DOMINICI, Notes de théologie morale- Les vertus théologales, GHHV sans date ni lieu, pp. 67-68: “L’hérétique, c’est homme d’une opinion humaine. L’hérétique prend la raison humain comme critère de la vérité: il rejette la règle de la Vérité première pour lui préférer son propre jugement. Pour st. Thomas, l’hérétique “non elegit ea quae sunt vere a Christo tradita, sed ea quae sibi propria mens suggerit” (S.T., IIa-IIae, q. 11, a. 1, in corp.)”.
“L’hérésie:
· une négation ou un doute positif concernant quelque vérité de foi de la part d’un baptisé;
· négation ou doute concernant une vérité de foi divine et catholique;
· pertinacité, obstination.
En conclusion, le péché d’hérésie comprend soit un élément intellectuel (négation, doute), soit un élément volontaire (obstination, acte de volonté)”.
[27] Sở dĩ Abraham tin Thiên Chúa và sẵn sàng dám sát tế con độc nhất của mình, vì ông tin rằng Thiên Chúa quyền phép đủ để làm cho người chết sống lại (Dt.11, 19).
[28] H. KUENG, op. cit., pp. 532-523:
“Pour l’adulte aussi, une vie digne de l’homme est impossible sans confiance (Otto Friedrich Bollnow, Wesen und Wandel der Tugenden, FRANCFORT 1958, p.175: La confiance est la condition sine qua non de toute vie humaine. Ce n’est que sur fond de confiance que la vie est finalement possible. Inversement, la défiance laisse la vie se désécher, et elle finit par mourir pour le bon)”.
“On ne peut forcer la confiance. De mon côté, je fais confiance à un autre, mais uniquement parce que l’autre m’inspire confiance. Comment comprendre cette réciprocité de la confiance interpersonnelle, de la confiance originaire?”.