HOME THẦN HỌC DẪN NHẬP THẦN HỌC DNTH1 DNTH2 DNTH3 DNTH4 DNTH5
DẪN NHẬP
THẦN HỌC
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
MỤC LỤC:
Các giáo phụ và thần học gia tây phương
THƯ MỤC
“Dẫn nhập thần học” được soạn để giúp sinh viên dễ dàng
định vị điều mình đang học, cũng như có khái niệm tổng quát hầu dễ dàng học
thần học.
Nội dung chia làm năm phần:
đầu tiên nói về ý nghĩa từ
ngữ “thần học”;
thứ đến bàn về đối tượng và mục
đích của thần học;
sau đó bàn về những điều
kiện căn bản của thần học;
tiếp nữa về phương pháp thần
học;
và cuối cùng về các đường
hướng và trục chính của thần học ngày nay.
Tiểu phẩm này còn nhiều thiếu sót, tác giả mong nhận được
những ý kiến xây dựng của quý bạn đọc. Chân thành cám ơn.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
(09.12.37)
Từ ngữ “thần học” được dịch từ chữ la-tinh theologia,
hoặc tiếng hy-lạp θεολογια.
Trong ngôn ngữ Hy lạp, Platon đã gọi các thi sĩ như Homère
và Hésiode là những thần học gia (qeologoi), bởi những thi sĩ này đã kể lại đời sống các vị
thần linh. Platon cho rằng các bài thơ ngụ ngôn và câu chuyện thần thoại thực
sự là các “lời về thần linh[1]”
mà các thể thơ và loại văn là những lớp áo.
Aristote cũng đồng tình với cách dùng từ ngữ θεολογια của
Platon, nhưng ông còn dùng θεολογια theo nghĩa mới nữa[2].
Aristote chia tri thức ra ba loại: tri thức vật lý, tri thức toán học và tri
thức thần học. Theo ngôn từ của Aristote, thần học cũng là triết học và là chóp
đỉnh của triết học, triết học thứ nhất, là khoa bàn về các hữu thể như là hữu
thể, là khoa học giải thích các hữu thể chuyển động bằng hữu thể bất động; nói
tóm lại, thần học là triết học thứ nhất nghiên cứu về những nguyên nhân tối cao
của thế giới tinh tú thần linh và hữu hình[3].
Động từ Qeologein của danh từ θεολογια, được dùng để chỉ việc tôn kính
hoàng đế như một thần linh[4].
Với Panetius de Rhodes và Varron, từ
ngữ θεολογια được dùng theo ba nghĩa:
·
thần học thần thoại, chỉ
những áng văn thần thoại và những bài thơ ngụ ngôn nói về các thần linh;
·
thần học tự nhiên hay
thần học triết lý, bàn về những nguyên nhân tối hậu của thế giới vũ trụ;
·
thần học chính trị hay
dân sự, nói về hoàng đế như một vị thần[5].
Từ ngữ “thần học” không được dùng nhiều trong thời đầu
của Giáo Hội. Sở dĩ vậy, vì từ ngữ “thần học” không có trong Kinh Thánh, và hơn
nữa vì dân ngoại đã dùng từ ngữ này để chỉ việc sùng bái hoàng đế nên các kitô
hữu tránh dùng chữ này[6].
Origène là người đầu tiên dùng từ ngữ “thần học” để chỉ
tri thức về Thiên Chúa theo nghĩa Kitô giáo. Dù vẫn dùng từ ngữ “qeologoi” (thần học gia) theo nghĩa dân ngoại, nhưng Origène
cũng dùng từ ngữ “thần học” (θεολογια) để chỉ những lời giảng thuyết về Thiên
Chúa và về đức Kitô (sermo de Deo et Christo).
Từ ngữ “theologein” cũng được Origène dùng để chỉ việc
tuyên xưng đức Kitô là Thiên Chúa thật[7].
Với Eusèbe, các giáo phụ hy lạp đã
dùng từ ngữ “thần học” để chỉ giáo lý chân thực về Thiên Chúa[8].
Eusèbe đã dùng từ ngữ “thần học theo đức Kitô”[9].
Corpus dionysiacum đã thường
dùng từ ngữ “thần học”[10].
Vào thế kỷ thứ IV do ảnh hưởng của
thần học Byzantin, xuất hiện khuynh hướng muốn đối nghịch thần học (Qeologia) và nhiệm cục (Oikonomia); “thần học” ở đây có nghĩa “giáo thuyết về Ba
Ngôi”, những điều liên hệ đến thần tính; còn “nhiệm cục” được hiểu là những mầu
nhiệm cứu độ trong lịch sử[11].
Nói chung, các giáo phụ tây phương không dùng từ ngữ
“thần học”; tuy vậy có lần thánh Augustin (354-430) đã dùng từ ngữ “thần học
chân thực” (vera theologia) khi muốn hướng dân ngoại về với Kitô giáo; nhưng
ngoài lần đó ra, ngài không dùng từ ngữ “thần học” để chỉ giáo lý chân thực về
Thiên Chúa lần nào nữa[12].
Phêrô Abélard (1079-1142) là người đầu tiên hay dùng từ
ngữ “thần học” theo nghĩa Kitô giáo. Tuy nhiên với Abélard cũng như trong
truyền thống thần học Byzantin, từ ngữ thần học được dùng để chỉ giáo trình về
Thiên Chúa; còn các mầu nhiệm của đức Kitô gọi là Beneficia, chứ không gọi là
theologia như chúng ta ngày nay[13].
Các giáo phụ và những thần học gia của Giáo Hội tây phương thời đó đã dùng từ
ngữ Doctrina Christiana (thánh Augustin), Sacra Scriptura, Sacra Eruditio,
Sacra Pagina hay Divina Pagina để chỉ điều gọi là thần học ngày nay[14].
Sau Abélard, từ ngữ “thần học” vẫn chưa được dùng phổ
biến, và người ta vẫn dùng từ Doctrina Christiana của thánh Augustin để chỉ
Sacra Doctrina; điều này kéo dài ở thế kỷ XII và thậm chí đến sau thời thánh
Thomas nữa[15].
Thánh Thomas cũng ít khi dùng “thần
học” như từ ngữ đồng nghĩa với Sacra Doctrina[16];
ngài phân biệt “thần học triết lý” (theologia philosophica) và “thần học Kinh
Thánh” (theologia sacrae scripturae)[17].
Sự phân biệt này không giống chúng ta phân biệt giữa thần học và thần lý học
(théodicée), nhưng một bên là lời dạy của triết học ngoại đạo về Thiên Chúa, và
bên kia là lời dạy của Kitô giáo, hàm chứa cả thần học như chúng ta hiểu bây
giờ[18].
Từ thời giữa thánh Thomas và Scot,
“thần học” được dùng nhiều và trở thành từ ngữ chuyên biệt để chỉ Sacra
Doctrina; thần học “suy lý” đề nghị dùng từ “thần học” (theologia) thay thế cho
từ ngữ “học thuyết thánh” (Sacra Doctrina). Điều này cho thấy khía cạnh suy lý,
lập luận được đề cao nơi thần học kinh viện[19].
“Thần học”, theo tiếng Hy Lạp gồm hai từ “Qeoj” và “logia”, là “những lời về Thiên Chúa”.
Vào thời thượng cổ Hy Lạp, nó được dùng để chỉ những bài
thơ ngụ ngôn và những áng văn mang màu sắc thần thoại về các vị thần linh của
người Hy Lạp; đến thời Aristote, từ ngữ “thần học” còn được dùng để nói về
Tuyệt Đối như “động cơ bất động”, như nguyên nhân tối hậu của những chuyển động
và của những nguyên nhân đệ nhị; sau đó từ ngữ này còn được dùng để ca tụng
hoàng đế trần gian, coi những vị này như những vị thần.
Kể từ sau Duns Scot, từ ngữ “thần học” được các kitô hữu
dùng với nghĩa tương tự như các từ Sacra Doctrina, Sacra Scriptura, Divina
Pagina.
“Thần học”, hiểu theo nghĩa kitô, là
những lời về Thiên Chúa, là tri thức về Thiên Chúa và của Thiên Chúa.
·
“Thần học” là khoa học
có Thiên Chúa là đối tượng, bao hàm những kiến
thức của con người về Thiên Chúa.
·
“Thần học” là tri thức Thiên Chúa có về chính Ngài,
và Ngài thông truyền cho con người nhờ ân sủng, do ý muốn tự do yêu thương của
Ngài[20].
Tri thức Thiên Chúa có về chính Ngài và về thế giới, được thông ban cho con
người qua hai mức độ : mức độ thứ nhất hoàn hảo trong thị kiến vĩnh phúc, mức
độ thứ hai bất toàn qua mặc khải và đức tin [21].
Có ba loại tri thức về Thiên Chúa:
thứ nhất, tri thức con người
có được do suy tư về thế giới được tạo dựng ;
thứ hai, tri thức nhờ Lời
Chúa được mặc khải cho con người;
và thứ ba, tri thức có được
do thị kiến về Thiên Chúa.
Tương ứng với ba loại tri thức này là ba loại thần học: thần
học tự nhiên hay thần lý học, thần học lữ khách hay “thần học” như vẫn được
gọi, và sau cùng là thần học quê hương hay những tri thức của những người được
tuyển chọn .
Ba loại tri thức về Thiên Chúa kể trên, khác nhau theo
cách thức đến với Thiên Chúa[22].
Bình thường khi không nói gì rõ
thêm, chúng ta hiểu “thần học” là những tri thức có được nhờ mặc khải, được lý
trí tìm kiếm giải thích và hệ thống hóa trong đức tin. Nói theo ngôn từ của
thánh Anselme, thần học là fides quaerens intellectum.
Y. M. J. CONGAR, art. “Théologie”, trong DTC. XV, PARIS 1946, col.
341-502
Y. M. J. CONGAR, La foi et la Théologie, DESCLÉE 1962
Y. M. J. CONGAR, Situation et Taches présentes de la théologie, CERF-
PARIS 1967
CL. GEFFRÉ, art. “L’histoire récente de la théologie fondamentale, essai
d’interprétation”,
trong CONCILIUM 46 (1969), pp. 11-28
G. GUTIERRE-MERINO, art. “Mouvements de libération et Théologie”, trong
CONCILIUM 93 (1974), pp. 121-130
Bản Đánh Máy của GHHV. Piô X, “Plan d’études de la faculté de théologie”
và “Matières de la faculté de théologie”.
R. LATOURELLE, Theologia Scientia sacra, GREGORIANA 1965
R. LATOURELLE, Théologie Science du Salut, PARIS 1968
AL. PIERIS, Một hướng thần học giải phóng á châu, ORBIS BOOKS 1988, bản dịch
bởi UBĐKCGVN, tp. HCM 1989
K. RAHNER, art. “A prppos de la réforme des études ecclésiastique”,trong
Est-il possible aujourd’hui de croire, MAME- FRANCE 1966
J. C. SCANNONE, art. “La théologie de la libération: évangélique ou
idéologique?,
trong CONCILIUM 93 (1974), pp. 131-138
ED. SCHILLEBEECKX, Approches thélogiques 1: Révélation et Théologie,
CERF- BRUXELLES 1965
G. SOHNGEN, art. “La Sagesse de la théologie par la voie de la Science”,
trong MYSTERIUM SALUTIS t.1, vol. IV, pp. 159-250
J. R. DE DIEGO, Theologia Scientia Sacra: introductio in theologiam,
ĐALAT 1969
(cours rénéotypé du col. Pont. Pie X)
LNC 141252
ĐL.240238
HOME THẦN HỌC DẪN NHẬP THẦN HỌC DNTH1 DNTH2 DNTH3 DNTH4 DNTH5
Chúc bạn an vui hạnh phúc.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[1] Sermo de deo.
PLATON, De republica, II, 397 a5
cf. E. SCHILLEBEECKX, Approches théologiques
I: Révélation et théologie,
trad. P. BOURGY, ed. CEP-BRUXELLES 1965, p. 79
Y-M. J. CONGAR, La foi et la théologie, DESCLÉE 1962, p. 125
[3] ARISTOTE, Met. E 1026 a15-19
cf. E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 79
Y. CONGAR, op. cit., p. 125
[4] E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 80
[5] Ibidem.
Thánh Augustin trích dẫn ý kiến của Varron (chết năm 27 trước tây lịch) trong Civitate Dei, VI, 5: “Tria gennera theologiae sunt, id est rationis quae de diis explicatur: eorumque unum mythicum, alterum physicum, tertium civile”.
Cf. Y. CONGAR, op. cit., p. 125
[6] Y. CONGAR, op. cit., p. 125-126
[7] ORIGÈNE, Contra Celsum VI, 18
cf. Y. CONGAR , op. cit., p. 125-126
E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 80-81
[8] Y. CONGAR, op. cit., p. 125-126
[9] EUSÈBE, De hist. Eccl., I, 1, 7
cf. E. SCHILLEBEECKX, op. cit, p. 80
[10] E. SCHILLEBEECKX, ibidem
[11] Ibidem, p. 80-81
[12] AUGUSTIN, De Civitate Dei, VI, 8 (PL. 41, 186)
Y. CONGAR, op. cit., p. 126
E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 81
[13] Y. CONGAR, op. cit., p. 126
E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 81
Y. Congar trích dẫn J. RIVIÈRE, art. “Theologia”, trong RSRUS, 16, 1936, pp. 47-57, cho rằng từ ngữ “thần học” lúc đó chưa dùng để chỉ một môn khoa học, mà để chỉ nội dung tác phẩm bàn về toàn bộ các tín điều Kitô giáo. Mãi tới thế kỷ XIII, “thần học” mới xuất hiện trong danh sách các môn học trường lớp.
[14] Y. CONGAR, op. cit., p. 126
[15] E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 81
[16] ST. THOMAS, In I Sent., Prol., 4, obj. 2 in contr.
In Ep. ad Rom., Prol.
In Boeth. De Trin., q. 2, a. 3, ad 7
Trong những trường hợp dùng từ ngữ “thần học”, từ ngữ này thường được hiểu với nghĩa sermo de Deo (cf. S.T. I, q. 1, a. 7, note c).
Do chịu ảnh hưởng của Aristote, Thomas còn dùng từ ngữ “thần học” để nói về môn siêu hình, thậm chí còn dùng cả từ ngữ scientia divina để chỉ môn này (In Boeth. De Trin., q. 5, a. 1)
cf. SCHILLEBEECKX, op. cit., p. 82
[17] In Boeth. De Trin., q. 5, a. 4
và S.T. I, q. 1, a. 1, ad 2
[18] St. THOMAS, Contra Gent. I, 4
cf. E. SCHILLEBEECKX, ibid.
[19] E. SCHILLEBEERCKX, op. cit., p. 82-83
[20] R. LATOURELLE, Théologie, Science du Salut,
PARIS 1968, p.15. 18
[21] Ibidem
[22] Ibidem