HOME    THẦN HỌC    ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG        ASVBT1       ASVBT2      ASVBT3      ASVBT4      ASVBT5

 

 

ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 

Lời phi lộ.. 2

PHẦN I: ƠN CỨU ĐỘ CHO NGƯỜI NGOÀI KITÔ GIÁO.. 5

A. ƠN CỨU ĐỘ.. 5

a). Khả năng hành thiện. 5

i). Hoàn toàn do con người (Pélage) 6

Con người hoàn toàn tự do. 6

Không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. 6

ii). Ơn nhưng không (Augustin) 6

Nguyên tội 6

Tiền định. 7

Ơn cứu độ của dân ngoại 8

iii). Công đồng Carthage. 8

b). Tự do và ân sủng. 9

i). Tiền định làm mất tự do?. 9

ii). Con người khởi đầu Thiên Chúa trợ giúp. 10

iii). Công đồng Orange. 10

c). “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ” 11

B. ƠN CỨU ĐỘ CHO DÂN NGOẠI 11

a). Lịch sử thần học. 12

i). Con người tự ḿnh có thể làm điều tốt (Abélard) 12

ii) .Con người không thể làm ǵ tốt sau nguyên tội (Luther) 12

iii). Mọi công việc của dân ngoại đều là tội (Baius) 13

iv). Tiền định. 13

Tiền định, ân sủng và tự do. 13

Nguyên do tiền định. 14

Ân sủng đủ và ân sủng hữu hiệu. 14

Lạc giáo Jansen. 14

b). Người ngoài kitô giáo được cứu độ (Vatican II) 15

i). Không phải không được cứu độ. 15

ii). Người ngoài kitô giáo được cứu độ. 16

c). Tương quan giữa ân sủng và tự nhiên. 17

PHẦN II: ÂN SỦNG CỨU ĐỘ QUA BIỂU TƯỢNG TRONG CÁC TÔN GIÁO.. 20

 


 

Lời phi lộ

 

            Ai trong chúng ta cũng biết đại đa số dân tộc châu Á sống trong các tôn giáo ngoài kitô, như trong Ấn-độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Lăo giáo, Cao đài, Hồi giáo. Trước sự kiện này, những kitô hữu bản xứ có tâm huyết và đặc biệt những nhà truyền giáo trong vùng, thường bận tâm đặt vấn đề về:

·        phần rỗi của người sống trong tôn giáo ngoài kitô,

·        giá trị cứu độ của các tôn giáo ngoài kitô này.

            Công đồng Vatican II trong tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài kitô, đă khuyến khích ki-tô hữu đối thoại[1] với tín đồ các tôn giáo ngoài kitô (NK.2). Công đồng cũng minh nhiên nh́n nhận nơi tôn giáo ngoài kitô có những điều chân thật và thánh thiện (NK.2).

            Những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô có được cứu độ không?

Nếu được th́ những người này được cứu độ qua phương tiện ǵ? Các tôn giáo ngoài ki-tô có là phương tiện Thiên Chúa dùng cứu độ con người không?

Phải chăng các tôn giáo ngoài kitô có những “biểu tượng” Thiên Chúa dùng để ban ân sủng cứu độ?

            Trong tinh thần vâng phục Giáo Hội, nhiều ḍng tu khuyến khích các thành viên ḍng hội nhập văn hóa, nhằm loan báo tin mừng đức Yêsu một cách có kết quả hơn[2]; sở dĩ vậy v́ con người dễ đón nhận chân lư được diễn tả qua nền văn hóa dân tộc ḿnh hơn.

            Tác phẩm này là một cố gắng đáp trả lời mời gọi của Giáo Hội, nhằm đóng góp một viên đá trong công cuộc đối thoại tôn giáo, giúp cho việc loan báo tin mừng đức Yêsu được dễ chấp nhận hơn nhờ loan báo Tin Mừng qua những biểu tượng và ngôn ngữ thích hợp với dân tộc được truyền giáo. Đây cũng là một nỗ lực nhằm đưa ra cách giải thích về ơn cứu độ cho người sống trong các tôn giáo ngoài kitô. Vấn đề này c̣n đang được các nhà thần học tranh căi[3]. Trong tâm t́nh kính mến cùng vâng phục Chúa Yêsu Ki-tô và Huấn Quyền Giáo Hội, tác giả hoàn toàn vâng phục tất cả những ǵ Giáo Hội phán dạy về vấn đề này.

Tác giả


 

 

            Thiên Chúa có ban ân sủng cứu độ cho những người ngoài kitô giáo không[4]? Nếu Thiên Chúa ban ân sủng cứu độ cho những người ngoài kitô giáo, đặc biệt với những người sống trong tôn giáo ngoài kitô, th́ Ngài ban ân sủng cứu độ cho họ qua phương tiện ǵ?

            Đó là những vấn đề gây bận tâm nhiều đối với các nhà truyền giáo và những kitô hữu của những nước có nền văn hóa cổ kính mà phần đông dân tộc họ sống trong các tôn giáo ngoài kitô!

 

            Để trả lời hai vấn đề nêu trên,

·        đầu tiên sẽ xét vấn đề ân sủng cứu độ cho kitô hữu và cả cho người ngoài kitô giáo;

·        sau đó cho thấy Thiên Chúa ban ân sủng cứu độ cho người sống trong các tôn giáo ngoài kitô qua những biểu tượng trong tôn giáo họ sống;

·        và cuối cùng sẽ bàn đến tương quan giữa Công giáo và các tôn giáo ngoài kitô, cụ thể tương quan giữa bí tích công giáo và biểu tượng qua đó ơn sủng được ban trong các tôn giáo ngoài kitô.


 


PHẦN I:
ƠN CỨU ĐỘ CHO NGƯỜI NGOÀI KITÔ GIÁO

            Được giải thoát khỏi mọi đau khổ buồn phiền, được hạnh phúc vĩnh cửu, là điều mọi người đều ao ước[5].

A. ƠN CỨU ĐỘ

            Kitô hữu tin rằng:

con người được Thiên Chúa tạo dựng để thông chia hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa;

nhưng con người đă phản loạn từ chối t́nh yêu Thiên Chúa và sự sống thần linh, do đó con người đă sống đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần;

để lại được sống hạnh phúc với Thiên Chúa, con người cần được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi.

Như vậy, hạnh phúc đích thực không hoàn toàn tùy thuộc tầm tay của con người!

a). Khả năng hành thiện

            Sau khi phạm tội phản nghịch chống lại Thiên Chúa, con người c̣n có thể làm những điều tốt lành không?

i). Hoàn toàn do con người (Pélage)

            Pélage người gốc Bretagne đă sống ở Rôma cuối thế kỷ IV và sống ở Palestin vào đầu thế kỷ V, là đan sĩ. Pélage và những người chia sẻ lập trường của ông cho rằng: Adam được tạo dựng như chúng ta hiện tại, nghĩa là khả tử ngay cả trường hợp Adam không phạm tội. Tội của Adam chỉ làm hại, ảnh hưởng trên Adam thôi chứ không trên con cháu, nghĩa là chúng ta chết là chuyện “tự nhiên” chứ không phải tại tội nguyên tổ Adam[6].

Con người hoàn toàn tự do

            Con người- ngay cả sau khi Adam phạm tội- có khả năng làm lành lánh dữ mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Nếu phải nói tới ân sủng th́ đó là chính hồng ân tự nhiên, sự tự do chọn lựa, luật luân lư, gương mẫu của Đức Kitô, giáo lư của Ngài qua sự tha thứ tội lỗi[7].... Ân sủng là chung cho hết mọi lương dân cũng như cho kitô hữu, cho người đạo đức cũng như cho người bất chính[8]. Nếu phải nói ân sủng đặc biệt cho kitô hữu, th́ đó là lời giảng dạy của Đức Kitô mà thôi[9].

Không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa

            Pélage chủ trương con người có khả năng tránh tội và giữ các giới răn của Thiên Chúa mà không cần sự trợ giúp đặc biệt ǵ của Thiên Chúa ngoài những hồng ân tự nhiên là tạo dựng, ư chí tự do, lương tâm... Như vậy, được cứu độ hay không là do con người hoàn toàn, do con người có muốn hay không, không cần sự trợ giúp hay ân sủng của Thiên Chúa. Nói theo E. Portalié, hệ thống của Pélage đặt nền trên sự độc lập tuyệt đối của tự do cũng như quyền năng vô hạn của tự do để làm lành lánh dữ[10]. Như vậy có thể nói, cứu độ không là một ơn, nhưng là do tôi có muốn hay không mà thôi!

ii). Ơn nhưng không (Augustin)

            Thánh Augustin giải quyết vấn đề ơn cứu độ của con người bằng phạm trù chỉ thực tại “nguyên tội” và “ân sủng tiền định”.

Nguyên tội

            Thiên Chúa không tạo dựng con người trong t́nh trạng khả tử như chúng ta thấy hiện nay; chết là hậu quả của tội; Adam và con cháu ông chết bởi v́ Adam đă phạm tội[11]! Sau khi Adam sa ngă, tất cả con người làm thành một tập thể bị kết án[12], nghĩa là tất cả đều ở trong t́nh trạng khả tử[13], ư chí tự do bị suy yếu[14], và tất cả đều ở trong t́nh trạng tội lỗi[15].

            Nói tóm lại, sau khi Adam phạm tội, cả ông lẫn con cháu ông đều đáng và phải bị kết án, nghĩa là không được tham dự sự sống với Thiên Chúa nữa! Con người cần được Thiên Chúa cứu độ th́ mới được hạnh phúc vĩnh cửu!

Tiền định

            Nếu tất cả đều đă phạm tội nơi Adam, th́ ai được cứu độ?

            Theo thánh Augustin, nếu cứ theo lẽ công bằng th́ tất cả đều phải sa hỏa ngục[16], nhưng Thiên Chúa là Đấng hay thương xót, nên từ đời đời Ngài đă quyết định cứu một số người được chọn khỏi hố thẳm bằng ân sủng[17]; c̣n những ngựi khác tự kết án ḿnh khi bỏ Thiên Chúa[18].

            Số người được tuyển chọn đă được xác định[19], không phải cứ là kitô hữu th́ được cứu độ[20] dù rằng đức tin là hồng ân của Thiên Chúa[21]. Đối với những người đă được tiền định, họ có thể lầm lạc trong một thời gian nào đó, nhưng không bao giờ lầm lạc lúc cuối đời[22]. Việc bền đỗ đến cùng này là một hồng ân mà con người không đáng được, nhưng con người có thể nhận được nhờ lời cầu nguyện[23]. Không ai trong chúng ta biết ai được cứu ai không được cứu, v́ điều này không thuộc thẩm quyền của chúng ta; điều chắc là việc này rất công b́nh và chân thực chứ không do một quyền năng mù quáng và tùy tiện[24].

            Augustin cũng cho rằng ân sủng không được ban cho hết tất cả mọi người, v́ nếu vậy ân sủng không c̣n tính nhưng không nữa[25]. Việc tiền định của Thiên Chúa cho người này được cứu độ không hàm chứa việc tiền định kết án người khác, nhưng đơn thuần là họ không được chọn[26].

Ơn cứu độ của dân ngoại

            Với nhăn quan về ơn cứu độ như được tŕnh bày ở trên, thánh Augustin kết luận: tất cả công tŕnh của dân ngoại là tội[27]; v́ ư chí tự do bị nô lệ tội không thể làm ǵ khác hơn sự dữ[28]. Ngay những trẻ em (chưa chịu phép rửa) phải chịu đau khổ mà chết cũng không được cứu độ, tuy nhiên các em đó cũng không bị kết án, mà có chỗ riêng[29]. Sở dĩ thánh nhân lập luận như vậy v́ Ngài cho rằng, trên nguyên tắc dân ngoại thiếu ân sủng v́ không nhận biết Đức Kitô!

            Tuy vậy cũng thấy thánh Augustin khẳng định: có những hành động tốt nơi dân ngoại[30]; Ngài khẳng định điều này ngay cả trong cuộc bút chiến với Pélage. Augustin cũng không cho rằng tất cả điều tội nhân kitô giáo làm đều xấu[31].

            Khách quan mà nói, nhăn quan của Augustin về ơn cứu độ dành cho dân ngoại là bi quan!

iii). Công đồng Carthage

            Trước hai lập trường trái ngược nhau của Pélage và Augustin, Giáo hội có thái độ rơ ràng qua công đồng địa phương ở Carthage năm 418, và công đồng này đă được Giáo Hoàng Zosimus phê chuẩn.

            Công đồng khẳng định:

·        sự hiện hữu của tội nguyên tổ nơi con người hiện tại, nên trẻ em mới sinh cũng cần chịu phép rửa tội (DS.223);

·        Adam chết là v́ tội (DS.222);

·        ân sủng không những tha thứ tội lỗi để con người được công chính mà c̣n giúp con người tránh tội nữa (DS.225).

            Công đồng cũng kết án:

·        những người cho rằng ân sủng giúp con người tránh tội chỉ theo nghĩa giúp con người hiểu các giới răn mà ḿnh phải tránh chứ không giúp chúng ta yêu và thực hành (DS.226);

·        những người cho rằng ân sủng chỉ giúp chúng ta tránh tội được dễ dàng, c̣n nếu ân sủng không được ban th́ chúng ta cũng có thể giữ các giới răn được tuy rằng không dễ dàng (DS.227)[32].

            Với những điều này, chúng ta thấy Giáo Hội đă chấp nhận phần lớn lập trường của Augustin: dùng phạm trù “tội nguyên tổ” và “ân sủng” để hiểu vấn đề ơn cứu độ. Cứu độ là một ơn Thiên Chúa ban cho con người với sự ưng thuận của con người, chứ không phải chỉ nằm trong ư chí tự do của con người.

            Công đồng không giải quyết vấn đề dân ngoại có được cứu độ hay không!

b). Tự do và ân sủng

            Khi người ta đọc thư của Augustin gởi cho phó tế Sixte (sẽ làm giáo hoàng năm 432) tại tu viện Hadrumète, các tu sĩ cho rằng nếu vậy th́ không thể bảo vệ ân sủng mà không phủ nhận tự do[33].

i). Tiền định làm mất tự do?

            Nếu ân sủng của Thiên Chúa có thể thay đổi ḷng người, tại sao Thiên Chúa không ban ân sủng cho tất cả mọi người để họ yêu Chúa và tránh khỏi bị kết án? Nếu ân sủng của Thiên Chúa có khả năng biến đổi con người, và nếu từ đời đời Thiên Chúa đă tuyển chọn ai đó, th́ làm sao họ c̣n tự do[34]?

            Thánh Augustin nhấn mạnh rất nhiều về sự siêu việt của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở trong chúng ta là nguồn của tất cả hữu thể, tất cả chân lư và mọi sự tốt lành[35]. Tất cả những sự tốt lành đều từ Thiên Chúa, c̣n từ con người chỉ có dối trá và tội lỗi[36]. Thánh nhân nhấn mạnh đến sự siêu việt của Thiên Chúa đến độ, có chỗ người ta tưởng ngài cho rằng con người không c̣n tự do nữa sau khi Adam phạm tội[37]. Thực ra Augustin cho rằng ân sủng Thiên Chúa ban, không hủy diệt nhưng trái lại đă làm kiên vững ư chí tự do[38]. Hơn nữa Thiên Chúa không đ̣i con người làm điều ǵ quá sức con người, Ngài muốn con người làm điều ḿnh có thể làm và xin điều ḿnh không có thể[39].

            Với Augustin, Thiên Chúa toàn năng có thể ban ân sủng cho những người được tiền định, để họ được cứu độ; nhưng đồng thời, cũng theo thánh Augustin, con người vẫn hoàn toàn tự do. Sau khi Adam phạm tội, con người bị nô lệ tội nhưng vẫn c̣n ư chí tự do lựa chọn. Tự do đối với Augustin là yêu mến sự thiện, hài ḷng và thỏa măn trong sự công chính, là t́nh trạng yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự[40].

            Nơi Thiên Chúa chỉ là hiện tại, không có cái gọi là quá khứ hay tương lai, chính v́ thế việc tiền định người này được cứu độ hay người kia phải kết án không làm mất tự do của con người[41].

ii). Con người khởi đầu Thiên Chúa trợ giúp

            Phản ứng lại quan niệm nhấn mạnh tính siêu việt của ân sủng Thiên Chúa trên con người nơi thánh Augustin, cũng như để bảo vệ sự tự do của con người mà họ lầm tưởng rằng thánh Augustin cho rằng đă bị mất bởi nguyên tội, những tu sĩ tại Marseille chủ trương:

·        đức tin và những việc làm tốt, được con người khởi đầu với ư chí tự do của ḿnh,

·        rồi Thiên Chúa mới trợ giúp bằng ân sủng của Ngài sau.

Quan niệm này được các nhà tranh luận ở thế kỷ XVI gọi là Semi-pélagianisme. Những người tiêu biểu cho quan niệm Semi-pélagianisme này là Vicent de Lérins, Fauste giám mục tại Riez; c̣n những người bảo vệ lập trường của Augustin là Prosper d'Aquitaine, Hilaire, Fulgence giám mục tại Ruspe và Césaire tổng giám mục tại Arles[42].

iii). Công đồng Orange

            Césaire, tổng giám mục tại Arles đă họp với 13 giám mục khác trong một công đồng địa phương tại Orange và đă đưa ra 25 qui phạm đức tin. Công đồng này đă được Đức Giáo Hoàng Bonifacius II phê chuẩn năm 531.

            Công đồng vẫn lấy lại quan điểm của Augustin cho rằng:

·        con người chẳng có thể làm ǵ tốt độc lập với Thiên Chúa;

·        nếu con người có làm điều ǵ tốt, th́ chính Thiên Chúa đă làm điều tốt đó nơi con người[43];

·        khả năng nghe và đáp trả lời Chúa, sự chuyển biến từ vô tín đến đức tin..., cũng đều là ân sủng của Thiên Chúa, đều nhờ Thiên Chúa qua Thánh Thần của Ngài[44].

            Như vậy chúng ta thấy công đồng không đồng quan niệm với những tu sĩ tại Marseille cho rằng ư chí tự do con người đi trước ân sủng của Thiên Chúa. Công đồng không thấy nơi lập trường của Augustin có sự đối nghịch giữa tự do và ân sủng, giữa tự do và tiền định được cứu độ!

c). “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”

            Con người được cứu độ nhờ đức Yêsu qua Giáo Hội.

            “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ[45]“. Mệnh đề này đă được thánh Cyprianus khẳng định, và trong ḍng lịch sử đă trở thành khẳng định truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề được đặt ra là: những người không là ki-tô hữu, và ngay cả những kitô hữu không thuộc Giáo Hội Công Giáo có được cứu độ không?

            Khi khẳng định “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, thánh Cyprianus cũng như giáo quyền không phải là không biết:

·        Adam đă được cứu độ v́ được tha thứ tội lỗi (Kn.3; Kng.10, 1);

·        Abel dâng lễ tế làm đẹp ḷng Thiên Chúa (Kn.4, 4);

·        Henok được Thiên Chúa cất đi v́ đă bước đi với Thiên Chúa (Kn.5, 24);

·        Noe đă được ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa, ông là người công chính (Kn.6, 8-10), và đă được Thiên Chúa cứu khỏi bị tiêu diệt, cùng kư giao ước với ông và ḍng dơi loài người (Kn.6-9);

·        Menchisedek được coi là tư tế của Thiên Chúa tối cao (Kn.14, 18tt);

·        Balaam là tiên tri của dân ngoại nhưng đă được Thiên Chúa dùng để chúc phúc cho dân Ngài (Ds. 22-24).

Những người được nêu trên không là kitô hữu, không thuộc về dân tộc Do thái, nhưng họ đă sống trong ân nghĩa của Thiên Chúa, nghĩa là, họ được cứu độ.

            Thánh Cyprianus cũng như giáo quyền biết rơ khẳng định trong Tân ước: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu và được nhận biết chân lư” (1Tm. 2, 4). “Hăy đi khắp thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thanh tẩy th́ sẽ được cứu thoát, c̣n ai không tin sẽ bị án phạt” (Mc. 16, 15tt).

B. ƠN CỨU ĐỘ CHO DÂN NGOẠI

            Chúng ta phải hiểu mệnh đề “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ” như thế nào?

            “Ngoài Giáo Hội”, phải chăng là những người không được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo? Khoảng năm 525, Fulgence de Ruspe cũng đă nói: “không nên nghi ngờ rằng không chỉ những lương dân, nhưng cả các người Do thái, các người lạc giáo và ly giáo chết ngoài Giáo Hội Công Giáo, đều đi vào lửa vĩnh cửu đă chuẩn bị sẵn cho quỷ dữ và các thần của nó”[46]. Trong qúa khứ phần lớn người ta đă hiểu mệnh đề “Salus extra Ecclesiam non est” theo nghĩa hẹp! Vậy phải chăng Giáo Hội Công Giáo cho rằng mọi hành vi của dân ngoại đều là tội như Augustin chủ trương? Và như vậy phải chăng dân ngoại không được cứu độ?

            Không có ân sủng của Thiên Chúa con người không thể làm ǵ tốt, liệu có thể khẳng định “dân ngoại sống không có ân sủng của Thiên Chúa” không[47]?

a). Lịch sử thần học

            Vấn đề ơn cứu độ của ki-tô hữu lẫn của dân ngoại, được thần học sau thời thánh Augustin bàn đến. Vấn đề này liên hệ đến những đề tài: nguyên tội, tự do và ân sủng, tiền định... Chúng ta tiếp tục lược sơ qua những vấn đề này trong ḍng lịch sử để biết rơ quan điểm của Giáo Hội về vấn đề ơn cứu độ cho dân ngoại.

i). Con người tự ḿnh có thể làm điều tốt (Abélard)

            Vào thế kỷ XII, Phêrô Abélard chủ trương “con người với ư chí tự do đủ để làm điều tốt lành”. Ư kiến này đă bị công đồng ở Sens và Đức Giáo Hoàng Innocent II kết án năm 1140[48].

            Qúa duy lư Abélard đă rơi vào lầm lỗi của Pélage dù ông biết rơ lập trường của Pélage đă bị Giáo Hội kết án. Nguyên tội đối với chúng ta, theo Abélard, chỉ là h́nh phạt chứ không là tội[49].

            Chúng ta nhận thấy các lập trường đề cao ư chí tự do bị Giáo Hội kết án đều hàm chứa ư con người muốn độc lập với Thiên Chúa trong việc thực hành điều tốt; nhưng không có ǵ tốt lành ngoài Thiên Chúa; độc lập với Thiên Chúa chỉ có tội ác!!!

ii) .Con người không thể làm ǵ tốt sau nguyên tội (Luther)

            Đầu thế kỷ XVI, Luther và sau đó những người Tin lành chủ trương:

·        ư chí tự do con người đă bị hủy hoại bởi nguyên tội,

·        con người không thể làm ǵ tốt[50]....

            Công đồng Trentô đă đưa ra giáo lư về nguyên tội, về công chính hóa. Công đồng giữ lập trường truyền thống của Giáo Hội, và kết án những người chủ trương rằng với công việc bằng sức lực tự nhiên của con người, hoặc bằng việc biết luật không cần ân sủng, con người vẫn có thể được công chính hóa trước mặt Thiên Chúa[51]. Đây là lập trường của Giáo Hội Công Giáo chống lại giáo lư của Pélage và của các tu sĩ tại Marseille ở thế kỷ V-VI đề cao tự do của con người cách tuyệt đối. Khi kết án những người đề cao tự do như một quyền năng tuyệt đối, Giáo Hội không có ư khẳng định tự do con người bị hủy hoại hoàn toàn hoặc không c̣n tự do nữa!

            Công đồng cũng kết án những người cho rằng con người không c̣n tự do trước ân sủng của Thiên Chúa[52], nghĩa là con người không thể cưỡng lại lời mời của Thiên Chúa ngay cả khi con người không muốn. Qua lời kết án này chúng ta thấy Giáo Hội chủ trương con người có tự do chống lại Thiên Chúa và từ chối ân sủng của Ngài, nếu con người muốn.

            Công đồng cũng kết án những người cho rằng con người không c̣n tự do nữa kể từ khi Adam phạm tội[53], hoặc những người chủ trương rằng Thiên Chúa không chỉ làm điều tốt nơi con người nhưng c̣n làm cả điều xấu nữa (không chỉ cho phép nó xảy ra)[54]. Qua lời kết án này, chúng ta thấy công đồng muốn bảo vệ giáo lư truyền thống về tiền định: Thiên Chúa không tiền định ai xuống hỏa ngục, hiểu như Thiên Chúa muốn họ xuống hỏa ngục!

            Công đồng cũng kết án những người chủ trương rằng trước khi được công chính hóa, mọi công việc dù được làm bởi bất kỳ lư do nào (của những người chưa được công chính hóa này) đều là tội và bị Thiên Chúa tởm gớm[55]. Lập trường này mới thoạt nh́n tưởng như trái với lập trường của thánh Augustin cho rằng mọi hành vi của dân ngoại đều là tội! Nhưng chúng ta phải hiểu lập trường của thánh Augustin trong giả sử “dân ngoại không có ân sủng của Thiên Chúa”. Nếu thật sự dân ngoại không có ân sủng của Thiên Chúa th́ lời khẳng định của thánh nhân đúng, nhưng thực tế không như vậy v́ Thiên Chúa vẫn có thể ban và vẫn ban ân sủng cho những người chưa được công chính hóa và những người chưa tin Đức Yêsu.

iii). Mọi công việc của dân ngoại đều là tội (Baius)

            Ba năm sau khi kết thúc công đồng Trentô, tức là năm 1567, Đức Giáo Hoàng Piô V đă kết án một số mệnh đề của Baius chủ trương sai lầm về tự do của con người và những hành vi của dân ngoại. Baius chủ trương:

·        “Tất cả mọi công việc của dân ngoại đều là tội và các nhân đức của hiền nhân là lỗi lầm”[56];

·        “Tự do của con người, nếu không có sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, không thể làm ǵ ngoài tội”[57].

            Những mệnh đề của Baius này giống những mệnh đề của Augustin, nhưng bầu khí của thời đại th́ khác!

iv). Tiền định

            Cuối thế kỷ XVI và sang đầu thế kỷ XVII, vấn đề ơn cứu độ được hàm chứa trong vấn đề tiền định.

Tiền định, ân sủng và tự do

            Chỉ những ai được tuyển chọn và được tiền định mới được cứu độ.

            Nhưng phải chăng việc Thiên Chúa tiền định cho người này được cứu độ người khác không được cứu độ là hoàn toàn theo “sở thích” của Thiên Chúa? Nếu đúng như vậy th́ c̣n đâu:

·        “Thiên Chúa là Đấng nhân từ và muốn cho mọi người được cứu độ” (x. 1Tm.2, 4);

·        Tự do của con người để chống lại ư Chúa hoặc thuận theo ư Chúa.

            Nếu Thiên Chúa nhân từ và quyền năng vô cùng, th́:

·        không có hỏa ngục trong trường hợp Ngài tiền định tất cả được cứu độ; nhưng như vậy dường như con người chẳng c̣n tự do!

·        chẳng có hỏa ngục nếu Thiên Chúa thực sự nhân từ!

            Nếu con người có tự do để chống lại Thiên Chúa và từ chối ân sủng của Ngài, th́ e rằng Thiên Chúa không toàn năng và ân sủng của Ngài không kiến hiệu!

Nguyên do tiền định

            Giả sử như Thiên Chúa toàn năng có thể biến đổi ḷng người bằng ân sủng của Ngài, và giả sử con người có tự do chống lại ân sủng của Thiên Chúa hoặc thánh ư Chúa, th́ Thiên Chúa dựa vào đâu để tiền định cho người này được cứu độ, người khác không? Phải chăng Thiên Chúa dựa vào công nghiệp của mỗi người, hoặc dựa vào thái độ của mỗi người đối với ân sủng của Thiên Chúa mà tiền định?

·        Có một lập trường cho rằng Thiên Chúa tiền định dựa vào công nghiệp hoặc thái độ của mỗi người đối với ân sủng của Thiên Chúa được Ngài thấy trước từ thuở đời đời[58]. Lập trường này bảo vệ được sự tự do của mọi người và sự hợp lư của việc Thiên Chúa tiền định, nhưng không cho thấy Thiên Chúa toàn năng qua ân sủng của Ngài!

·        Một lập trường khác cho rằng Thiên Chúa tiền định người này được cứu độ người kia không, là hoàn toàn do ư muốn Thiên Chúa chứ không do công trạng hoặc việc thấy trước công trạng mỗi người[59]. Lập trường này đề cao sự siêu việt và toàn năng của Thiên Chúa, nhưng không cho thấy con người c̣n tự do.

Ân sủng đủ và ân sủng hữu hiệu

            Để giải thích con người có tự do cũng như quyền năng của ân sủng Thiên Chúa, các thần học gia đă tạo ra những “từ” mới, như: ân sủng đủ (grâce suffisante), ân sủng hữu hiệu (grâce efficace)...! Hai từ ngữ biểu lộ hai lập trường quan điểm khác nhau, một khởi từ con người và một khởi từ Thiên Chúa! Cả hai lập trường đều không sai nhưng bổ túc cho nhau[60]: mỗi người được cứu độ hay không tùy thuộc thánh ư Thiên Chúa tiền định nhưng cũng tùy ở tự do con người có chấp nhận ân sủng của Thiên Chúa hay không.

Lạc giáo Jansen

            Mỗi người được cứu độ hay không là tùy thuộc Thiên Chúa tiền định, nhưng phải chăng Thiên Chúa không muốn mọi người được cứu độ?

            Dù Corneille Jansen giám mục giáo phận Ypres đă chết năm 1638 nhưng Đức Giáo Hoàng Innocent X vẫn kết án giáo lư của Jansen[61] trong hiến chế Cum Occasione ngày 31.05.1653[62].

            Những người chủ trương theo giáo lư của Jansen đă gây xáo trộn trong Giáo Hội, và Đức Giáo Hoàng Alexander VIII đă kết án những sai lầm của phái này ngày 07.12.1690. Phái Jansenisme chủ trương:

·        Trong mọi công việc, lương dân đều phạm tội (DS. 2308);

·        Tất cả những cái không bởi đức tin kitô siêu nhiên đều là tội (DS. 2311)[63].

            Năm 1713 Giáo Hoàng Clemens XI kết án các mệnh đề của Paschasius Quesnel trong hiến chế Unigenitus Dei Filius (DS.2400-2502). Về vấn đề ơn cứu độ, Quesnel chủ trương:

·        Ân sủng không được ban ngoài Giáo hội (DS. 2429);

·        Ư muốn mà ân sủng không ưu thắng, không có ánh sáng ǵ ngoài lầm lạc, không có sự hăng hái nào ngoài sa ngă, không có sức mạnh nào ngoài làm tổn thương chính ḿnh. Ư muốn có khả năng làm mọi sự dữ nhưng không có khả năng làm sự lành nào (DS. 2439)[64].

            Nh́n chung, giáo lư về ơn cứu độ của trường phái Jansénisme rất bi quan. Họ chủ trương Thiên Chúa chỉ cứu độ một số ít người, và Đức Kitô cũng chỉ chết cho một số người được chọn. Ân sủng không được ban ngoài Giáo Hội, nghĩa là lương dân không có ân sủng, và nếu không có ân sủng th́ ư chí tự do chỉ là nghiêng chiều về sự tội, và như vậy... không có ơn cứu độ cho lương dân!

            Về ân sủng cứu độ cho những người ngoài kitô giáo, Đức Giáo Hoàng Piô IX trong Singulari quadam ngày 09.12.1854 nói: chúng ta phải giữ đức tin cho rằng ngoài Giáo Hội tông truyền Roma không có ai được cứu v́ chỉ có một con tàu cứu độ mà bất cứ ai nếu không vào th́ phải hư mất trong nước; nhưng cũng chắc chắn rằng những người làm việc dưới sự vô tri bất khả ngoài tôn giáo chân thực, không có lỗi về vấn đề này dưới con mắt của Chúa[65].

b). Người ngoài kitô giáo được cứu độ (Vatican II)

            Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ. Đây là giáo lư truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta không được hiểu mệnh đề trên một cách tự ư, mà phải theo giáo huấn của Giáo Hội.

i). Không phải không được cứu độ

            Trong thư gởi Tổng Giám mục Boston, Thánh Bộ với sự đồng ư của Giáo Hoàng Piô XII, đă phủ nhận lập trường cho rằng, những người không công giáo- trừ những người dự ṭng có ư rơ ràng gia nhập Giáo Hội Công Giáo- không được ơn cứu độ[66].

ii). Người ngoài kitô giáo được cứu độ

            Công đồng Vatican II trong hiến chế Giáo Hội (Lumen Gentium) số 16 đă giải quyết dứt khoát và rơ ràng vấn đề ơn cứu độ cho những người ngoài kitô giáo:

“Sau cùng, những ai chưa lănh nhận Phúc âm cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về dân Thiên Chúa. Trước tiên phải kể dân tộc đă lănh lời hứa và giao ước, mà bởi dân ấy, Chúa Kitô đă sinh ra theo thể xác (x. Rm. 9, 5). Họ là dân rất được yêu quư, bởi đă được tuyển chọn v́ cha ông họ: Thiên Chúa đă không ân hận ǵ v́ đă ban ơn và kêu gọi họ (x. Rm.11, 28-29). Nhưng kế hoạch cứu độ cũng c̣n bao hàm những ai nhận biết Đấng Tạo Hóa: trước tiên phải kể người Hồi giáo, họ xưng rằng họ giữ đức tin của Abraham; cùng với chúng ta họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, Đấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết. Và những kẻ đang t́m kiếm Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi v́ chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự (x. Cv.17, 25-28). Và v́ là Đấng Cứu Thế Ngài muốn mọi người đều được cứu rỗi (x. 1Tm. 2, 4). Thực vậy những kẻ vô t́nh không nhận biết Phúc âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm t́m kiếm Thiên Chúa trong công việc ḿnh theo sự hướng dẫn của lương tâm th́ họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô t́nh chưa nhận biết Thiên Chúa cách rơ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa cố gắng sống đời chính trực, th́ Chúa Quan Pḥng không từ chối ban ơn trợ giúp cần thiết để họ được cứu rỗi. Thực vậy Giáo Hội xem những ǵ là chân thiện nơi ho, như để chuẩn bị họ lănh nhận Phúc âm, và như một ân huệ mà Đấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống. Nhưng thường con người bị ma quỷ gạt gẫm, làm sai lạc phán đoán của ḿnh khiến họ đánh đổi chân lư Thiên Chúa lấy sự giả dối, khiến họ phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Đấng Tạo Hóa (x. Rm.1, 21.25); hoặc v́ họ sống chết như không có Thiên Chúa trên đời này, nên liều ḿnh rơi vào sự thất vọng tột độ. V́ hằng quan tâm làm vinh danh Thiên Chúa, và cứu rỗi tất cả những người ấy và hằng nhớ lời Chúa truyền: “Hăy rao giảng Phúc âm cho mọi tạo vật” (Mc.16, 15), nên Giáo Hội tận tâm lo lắng và cổ vơ việc truyền giáo”.

            Trong số được trích dẫn trên của hiến chế về Giáo Hội, Công đồng có cái nh́n rất thoáng về từ ngữ “thuộc về Giáo Hội”: không những anh em ly khai mà cả những người sống trong tôn giáo ngoài kitô, những người vô thần[67] cũng có thể được kể như “thuộc về Giáo Hội”. Với quan niệm này của Công đồng, thành ngữ “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ” đă được giải thích dứt khoát và mở ra cái nh́n lạc quan về ơn cứu độ.

            Có thể nói vấn đề “ơn cứu độ cho những người ngoài kitô giáo” là vấn đề “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, cho nên lịch sử thần học về vấn đề ơn cứu độ cho dân ngoại là lịch sử giải thích thành ngữ “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”. Vấn đề này liên hệ đến những vấn đề ân sủng, tội nguyên tổ, và bí tích- xét như những phương thế giao ḥa con người với Thiên Chúa và xóa tội nguyên tổ cũng như tội riêng...

            Tín điều tội nguyên tổ là một yếu tố giải thích thành ngữ “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”. Nhưng phải chăng tất cả mọi người chấp nhận nguyên tội đều có cái nh́n bi quan về ơn cứu độ cho lương dân như Fulgence de Ruspe, như Luther và phần lớn anh em Tin lành, như C. Jansen và những người thuộc quan điểm Jansénisme, và như Léonard Feeney ở thế kỷ XX này? Lịch sử thần học cho thấy không như vậy.

            Theo thiển ư, có nhiều sai lầm trong vấn đề này v́ người ta đă đặt vấn đề không khéo. Người ta thường đặt vấn đề: “Không có ân sủng con người có thể làm ǵ?” “Không có ân sủng, con người có thể làm những hành vi tốt để được cứu độ không?”. Dù rằng đặt vấn đề như vậy người ta vẫn có thể trả lời được và vẫn có thể trả lời đúng, nhưng thực tế có khi nào con người sống mà không có ân sủng của Thiên Chúa đâu! Ngày nay các thần học gia thường đặt vấn đề “tương quan giữa ân sủng và tự nhiên” để giải quyết vấn đề nguyên tội, nguyên sủng, ân sủng, và vấn đề ơn cứu độ cho những người ngoài kitô giáo.

c). Tương quan giữa ân sủng và tự nhiên

            Thánh Augustin đă từng chủ trương ân sủng không được ban cho tất cả mọi người[68]. Nhưng nếu ân sủng không được ban cho tất cả mọi người, th́ số phận của những người không có ân sủng sẽ ra sao, đặc biệt những người sống ngoài kitô giáo[69]? Từ quan điểm này phát sinh vấn đề: không có ân sủng người ta có thể làm ǵ và không thể làm ǵ? Cách đặt vấn đề như vậy tồn tại trong suốt ḍng lịch sử thần học cho tới ngày nay[70].

            Cách đặt vấn đề “không ân sủng con người có thể làm ǵ và không thể làm ǵ” phản ánh quan niệm về con người:

·        Đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng con người trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên (pura natura);

·        và rồi Ngài ban ân sủng cho con người: ân sủng thánh hóa và các ơn ngoại nhiên;

·        Adam và Eva phạm tội, con người mất ân sủng thánh hóa và ơn sủng ngoại nhiên;

·        con người ở trong t́nh trạng tội do tội nguyên tổ.

            Sau khi Adam phạm tội, con người sống trong t́nh trạng không ân sủng, nói cách khác, trong t́nh trạng “tự nhiên”, hay đúng hơn t́nh trạng “tự nhiên sa đọa”. Để có thể được cứu độ và có thể làm những hành vi cứu rỗi, con người phải sống trong t́nh trạng ân sủng được ban lại nhờ tin vào Đức Yêsu Kitô và chịu phép rửa trong Giáo Hội Người. Đối với những người không sống trong t́nh trạng ân sủng, họ có được cứu độ không? Họ có thể làm những hành vi cứu độ không? Với nhăn quan này, ơn cứu độ của dân ngoại thật mong manh và bi quan! Cái nh́n này đă tồn tại lâu dài và ưu thắng trong lịch sử thần học.

            Thời Trung cổ, thánh Bonaventura (1221-1274) đă đưa ra lư thuyết hai con đường cứu độ: một qua bí tích và một không qua bí tích, nhưng phần lớn được áp dụng cho kitô hữu.

            Hồng y Nicola de Cusa (1401-1464) cũng chủ trương những người ngoại được cứu độ và những tôn giáo ngoài kitô cũng là những phương tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ dân ngoại[71]. Nhưng quan điểm này không ảnh hưởng ngay trên nền thần học thời bấy giờ.

            Nói chung, quan điểm “tự nhiên thuần túy- ân sủng thêm vào cho tự nhiên- trở lại t́nh trạng tự nhiên không ân sủng” đă ảnh hưởng quá sâu vào thần học kể từ thánh Augustin, và đă chi phối quan niệm ơn cứu độ cho lương dân. Quan điểm về con người như trên khó cho ta cái nh́n đúng đắn và chính xác về ơn cứu độ của những người ngoài kitô giáo.

            Vào đầu thế kỷ này Ripalda cho rằng, con người được tạo dựng hướng về trật tự siêu nhiên, thế nên mọi hành vi của con người đều có thể mang ơn cứu độ hay đúng hơn đều có tính cứu độ[72].

            Đặc biệt với K. Rahner (1904-1984), cái nh́n nhân học của ngài giúp hiểu rơ và hiểu chính xác hơn quan điểm của Giáo Hội về ơn cứu độ cho những người ngoài kitô giáo. Karl Rahner lấy lại tư tưởng của J. Maréchal cho rằng con người có ước muốn tự nhiên hưởng kiến hạnh phúc. Ước muốn này tuy bị điều kiện hóa nhưng vẫn là một khao khát tuyệt đối. Ước muốn hưởng kiến hạnh phúc này, được gọi là tự nhiên v́ nếu con người cố ư gạt bỏ nó, con người sẽ không đạt được sự triển nở toàn vẹn và hạnh phúc[73].

            Con người là thể xác và tinh thần, là tinh thần nhập thể, là hữu thể cho Thiên Chúa, nghĩa là con người có khả năng đáp trả lời mời của Thiên Chúa; và tùy mức độ con người đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa con người trở nên hoàn toàn hơn, hạnh phúc hơn, triển nở trọn vẹn hơn. Hiểu như vậy, chương tŕnh tạo dựng con người và tạo dựng con người để con người được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, là một chương tŕnh liên tục nơi Thiên Chúa; không phải đầu tiên con người được tạo dựng trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên (pura natura), sau đó mới được nâng lên t́nh trạng siêu nhiên (surnatura). Thiên Chúa tạo dựng con người, là để con người được hưởng sự sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người giống h́nh ảnh Thiên Chúa ngay từ lúc tạo dựng con người, chứ không phải Ngài tạo dựng con người giống cái ǵ khác, trước khi giống h́nh ảnh Thiên Chúa.

            Khái niệm “thuần túy tự nhiên” chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVI sau cuộc tranh luận với Baius. Nơi thánh Thomas người ta cũng thấy tư tưởng cho rằng Thiên Chúa có thể không ban tính bất tử, t́nh trạng an b́nh và ơn hưởng kiến cho con người; nhưng chỉ ở thế kỷ XVI người ta mới nói một cách rơ ràng: trên nguyên tắc Thiên Chúa có thể tạo dựng con người mà không cho con người được hưởng kiến Thiên Chúa[74].

            Con người thuần túy tự nhiên là một giả sử không có thực. Nói theo P. Schoonenberg, cách nói “con người trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên”, chỉ cho thấy rơ tính nhưng không của ân sủng, cũng tương tự như cách nói “không ân sủng của Thiên Chúa con người có thể làm ǵ?[75]“. Con người hiện tại luôn luôn sống trong lời mời gọi thông chia sự sống với Thiên Chúa, không bao giờ con người hiện tại sống trong t́nh trạng con người thuần túy tự nhiên. Nhưng t́nh trạng con người hiện tại cũng không “tự nhiên”, mà đă là ân sủng, nghĩa là được ban “nhưng không” cho con người. Khi nói con người ở trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên, hay trên nguyên tắc có thể ở trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên, cho thấy “con người được gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa” là một hồng ân, chứ không có nghĩa “Thiên Chúa phải ban sự sống vĩnh cửu cho con người”.

            Ân sủng là t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người được biểu lộ qua việc:

·        tạo dựng và mời gọi con người thông chia sự sống của Thiên Chúa;

·        ban những đặc ân cho con người trong những hoàn cảnh cụ thể;

·        tha thứ và giao ḥa khi con người phản bội;

·        ban Con Một Ngài là Đức Yêsu cùng với Thánh Thần, làm con người trở nên dễ thương, dễ yêu và “đầy ơn phước”.

            Nếu con người được tạo dựng do t́nh yêu và cho t́nh yêu, th́ làm ǵ có trường hợp một ai đó sống ngoài ân sủng của Thiên Chúa? Như vậy, chúng ta không nên đặt vấn đề “không có ân sủng, con người có thể làm ǵ và không thể làm ǵ?”, cũng không nên nói “con người trong t́nh trạng thuần túy tự nhiên” v́ thực tế không có như vậy; và nếu chúng ta đề cập vấn đề như vậy, chúng ta phải hiểu đây chỉ là giả thiết; và khi đặt vấn đề như vậy, chúng ta có ư làm nổi bật tính “nhưng không” của t́nh yêu và ân sủng Thiên Chúa đối với con người.

            Nếu con người được tạo dựng v́ t́nh yêu và cho t́nh yêu, nghĩa là để thông chia sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, để hưởng kiến Thiên Chúa- th́ ơn cứu độ là chuyện trong tầm tay của mỗi người, v́ đó là điều Thiên Chúa muốn: “Thiên Chúa muốn mọi người được cứu và nhận biết chân lư” (1Tm.2,4). Thiên Chúa muốn; và Ngài toàn năng cùng rất mực khôn ngoan để thực hiện ư định và chương tŕnh cứu độ của Ngài; nên nếu ai không từ chối lời mời gọi của Ngài đều được cứu độ. Hiểu như vậy, ơn cứu độ được ban cho tất cả mọi người kể cả những người đang sống ngoài kitô giáo, v́ thực sự họ vẫn thuộc về Hội Thánh của Đức Yêsu Kitô một cách nào đó, nếu họ tin vào chân lư và thể hiện niềm tin này bằng chính cuộc sống của họ, khi họ sống cho chân lư, cho t́nh yêu.

            Trong thần học người ta phân biệt ân sủng bất tạo và ân sủng thụ tạo; ân sủng thụ tạo lại được phân ra thường sủng[76] và hiện sủng; hiện sủng c̣n được phân ra ân sủng đủ, ân sủng kiến hiệu, ân sủng trợ giúp, ân sủng chữa trị v.v. Nhưng tất cả mọi ân sủng dù là ân sủng này hay đặc sủng kia, ân sủng trợ giúp hay chữa trị, ân sủng kiến hiệu hay đủ..., tất cả đều hướng tới ơn cứu độ; nghĩa là làm cho chúng ta được làm con Thiên Chúa, được sống trong t́nh yêu của Thiên Chúa, được hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa.

            Có thể nói lịch sử đời người là lịch sử t́nh yêu và ân sủng của Thiên Chúa đối với con người; nói cách khác lịch sử mỗi người là lịch sử Thiên Chúa cứu độ người đó. Mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời đều là biến cố t́nh yêu, ân sủng, cứu độ. Chỉ khi nào con người, dù là kitô hữu hay lương dân, cố t́nh từ khước t́nh yêu và ân sủng của Thiên Chúa, con người mới bị kết án mà thôi!

            Thiên Chúa vui ḷng ban ân sủng cứu độ cho tất cả mọi người, kể cả những người không mang danh kitô hữu. Đây là chân lư đă được lịch sử thần học soi sáng, các suy tư thần học và huấn quyền Giáo Hội trong mọi thời đại và đặc biệt trong thế kỷ XX khẳng định. Vấn đề c̣n lại là: đâu là phương tiện Thiên Chúa dùng để ban ân sủng cứu độ cho những người sống không mang danh kitô hữu. Chúng ta sẽ bàn vấn đề này trong những trang tiếp theo.

PHẦN II:
ÂN SỦNG CỨU ĐỘ QUA BIỂU TƯỢNG TRONG CÁC TÔN GIÁO

 

HOME    THẦN HỌC    ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG        ASVBT1       ASVBT2      ASVBT3      ASVBT4      ASVBT5

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] Không thể đối thoại nếu cho rằng các tôn giáo ngoài kitô hoàn toàn sai lầm và không có giá trị cứu độ!

[2] Chẳng hạn nơi Ḍng Tên. Xem Tổng Hội 32, 4, 53-56; 5, 1-2; Tổng Hội 33, 1, 37.41

[3] Chúng ta hiểu tại sao quyển sách của H. R. SCHLETTE, Towards a Theology of religions, bản dịch của W. J. O’HARA, HERDER-FREIBURG 1966 được xuất bản trong bộ QUESTIONES DISPUTATAE.

[4] Những ki-tô hữu bản xứ tự hỏi “ông bà tổ tiên ḿnh là người ngoại, sống trong các tôn giáo ngoài kitô, liệu có được cứu độ không?”.

[5] Anh em duy vật cho rằng tất cả đều do vật chất mà có, thế nên không có thần thánh Thượng Đế chi cả. Chết là hết đối với con người, không có đời sau hoặc kiếp sau, không có ǵ phải mong hoặc hy vọng sau cái chết. Tuy quan niệm như vậy nhưng người duy vật vô thần vẫn ao ước khao khát hạnh phúc: hạnh phúc cá nhân và tập thể, dù nó hoàn toàn tại thế. Người duy vật vô thần ao ước một thế giới đại đồng, trong đó không c̣n cảnh người bóc lột người, và như thế là hạnh phúc, v́ mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu nhưng vẫn làm theo khả năng của ḿnh. Để có được thế giới đại đồng- nơi trong đó con người sống hạnh phúc- con người không được mong đợi một sự trợ giúp nào của thần thánh hoặc Thượng Đế (v́ làm ǵ có thần thánh thượng đế), nhưng con người phải tự cứu lấy ḿnh, phải đứng lên tự giải phóng ḿnh khỏi cảnh áp bức bóc lột. Chỉ có con người mới cứu được con người. Chỉ có con người mới làm cho con người được hạnh phúc. Với anh em duy vật vô thần, không có vấn dề hạnh phúc vĩnh cửu, không có việc cứu độ hiểu như sự cứu độ từ trên, và như vậy cũng không có vấn đề ân sủng.

                Anh em Phật tử cho rằng đời là bể khổ: sinh- lăo- bệnh- tử. Để được hạnh phúc thật, nghĩa là thoát khỏi cảnh luân hồi nghiệp chướng, con người phải diệt dục để có thể đi vào cơi thường hằng hạnh phúc chốn niết bàn. Với quan niệm của đức Phật: không ai có thể cứu người khác khỏi cảnh luân hồi khổ ải nếu không phải là chính người đó. Mỗi người phải tự cứu lấy ḿnh bằng diệt dục, thực thi bát chính đạo và giữ các giới luật.          Với thời gian trong ḍng lịch sử, phật tử đă cầu nguyện với đức Phật và các vị bồ tát để giúp ḿnh chóng được giác ngộ, mau được siêu thoát,... Về điểm này đạo Phật đă tiến triển: coi việc giác ngộ, giải thoát không chỉ hoàn toàn do ḿnh, nhưng cũng cần sự trợ giúp của chư Phật thập phương và các vị bồ tát.

                Anh em Ấn Độ giáo tin vào Tuyệt Đối Brahman và cho rằng: con người được giải thoát khỏi nghiệp chướng và biết bao điều kiềm tỏa khác nhờ biết Brahman. V́ vậy họ đă khẩn cầu để được dẫn tới ánh sáng, tới sự sống và tới cái chân thực, và nhờ ân sủng họ được nh́n thấy Đức Chúa.

[6] C. BIHLMEYER- H. TUCHLE, Histoire de l' Eglise, t.1, PARIS 1962, p. 362

[7] cf. AUGUSTINUS, Epist. 194, 8 PL.33, 877

AUG., De gratia Christi et de peccato originali I, 3 PL.44, 361

cf. H. RONDET, Gratia Christi,

BEAUCHESNE ET SES FILS- PARIS 1948, pp. 118-119

[8] cf. AUG., Epist.186,1 PL.33, 816

[9] cf. AUG., De Gratia Christi, 33, PL.44, 376

[10] cf. E. PORATLIÉ, art. Augustin,

trong DTC., t. I/1, col. 2381 trích bởi H. RONDET, op. cit., p.113

[11] AUG., Ad Simplicianum, l.1, q.2, 20 PL.40, 125

                                                l.1, q.1, 10 PL.40, 106

[12] Ibidem, q.1, 11 PL.40, 107

[13] Ibid., q.1, 10 PL.40, col.106

[14] Ibid., q.1, 11, PL.40, 107

[15] Ibid., l.1, q.2, 16 PL.40, 121

[16] AUGUSTINUS, De divers. quaest. ad Simpli. I, 16 PL.40, 121

                                In Joannem, tract.109, n. 2 PL.35, 1918

                                Serm.22, 9-10 PL.38, 153-154 

                                Serm.27, 2-3 PL.38, 178-179

                                Epist.194, 14 PL.33, 879

                                In Joannem, tract. 87, n. 3 PL.35, 1853

[17] AUG., De civitate Dei, 21, 12 PL.41, 727

cf. H. RONDET, op.cit., pp. 133-135

[18] AUG., Contra duas epist. Pelag. I, 6-7 PL.44, 553

                De corrept. et gratia 42 PL.44, 942

[19] Ibidem 39 PL.44, 940

[20] Ibid., 40 PL.44, 940

[21] AUG., De praedestinatione sanctorum 7 PL.44, 964

[22] AUG., In Joannem, tract. 45, n. 13 PL.35, 1725

                De corrept. et gratia 14 PL.44, 941

[23] AUG., De corrept. et gratia 10 PL.44, 921

trích bởi H. RONDET, De gratia Christi, pp. 133-135

[24] AUG., Ad Simplicianum I, 2, 16-22 PL.40, 120-128 trích bởi A. GAUDEL, art. “Péché originel” trong DTC. XII/1, col. 379

[25] AUG., De dono perseverantiae, 16 PL.45,1002

cf. H. RONDET, op. cit., p.140: “Cur, inquit, gratia Dei non secundum merita datur? Respondeo: quoniam Deus misericors est. Cur, ergo, inquit, non omnibus? Et hic respondeo: quoniam Deus judex est. Ac per hoc et gratis ab eo datur gratia, et justo ejus in aliis judicio demonstratur quid in eis quibus datur conferat gratia”.

[26] Ibid., PL.45, 925

[27] AUG., Contra Juli., IV, 3, 14 sq PL.44, 743sq.

[28] AUG., Contra duas epist. Pelag., 3, 24; 2,9 PL.44, 607. 577

                De spir. et lit., 3, 5 PL.44, 203

                De Gratia Christi 26, 27 PL.44, 374

Tưởng cũng cần phải nói ở đây: Giáo Hội đă kết án Baius v́ những mệnh đề tương tự. Xem DS.1927.1928. cf.CH. BAUMGARTNER, La grace du Christ, Coll. LE MYSTÈRE CHRÉTIEN- DESCLÉE- BELGIUM 1963, pp. 60-61

[29] AUG., De libero arbitrio, III, 23, 66 PL.32, 1303 sq

Không phải v́ trẻ phải đau khổ mà được cứu độ (Ibidem, III, 23, 68 PL.32,1304)

trích bởi A. GUDEL, art. “Péché originel” trong DTC XII/1, PARIS 1933, col.376-377

[30] AUG., De spir. et lit. 28, 48 PL.44, 230

[31] AUG., De pecc. mer. et rem. 18, 31 PL.44, 169

                Ad Simplic. I, 2 PL.40, 111-112

[32] Thật sự trong những quy phạm này, công đồng kết án chứ không khẳng định, những kết án cũng là một cách khẳng định.

DS.225 cf. AUG., Epist.175, 2 PL.33, 760: gratia Dei qua christiani sumus, qua et ipsum nostrae voluntatis arbitrium vere fit librum! C̣n các đối thủ của Augustin lại nói: dicunt gratiam Dei ad hoc tantum valere, ut peccata praeterita dimittentur, non ut futura vitentur (apud AUG., De gratia et lib. arbit., I, 26 PL.44, 896-897);

DS.227 cf. AUG., Serm., 156, 13 PL.38, 856: iam ergo dicunt adiutricem esse gratiam Dei ad facillius facienda. Ista sunt verba eorum: ad hoc dedit Deus gratiam suam hominibus ut quod facere iubentur per liberum arbitrium facilius possint implere per gratiam.

[33] H. RONDET, Gratia Christi, PARIS 1948, p. 124

cf. AUG., Epist.214, 1-2, PL.33, 969. Các tu sĩ cho rằng nếu Thiên Chúa điều khiển ư muốn chúng ta, th́ khi chúng ta phạm tội chúng ta đâu có lỗi và như vậy chúng ta đâu đáng trách mắng, người ta chỉ cần xin Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta thôi (apud AUG., De correptione et gratia, 4-5 PL.44,918)

[34] H. RONDET, Essais sur la théologie de la Grâce,

PARIS 1964, trg.232

[35] AUG., De civitate Dei, VIII, 10 PL.41, 235: ab uno vero Deo atque optimo et naturam esse qua facti ad ejus imaginem sumus, et doctrinam qua eum nosque novermus, et gratiam qua illi cohaerendo beati sumus.

AUG., De libero arbitrio, II, 54 PL.32, 1270: “Omme bonum ex Deo sed quoniam non sicut homo sponte cecidit, ita etiam sponte surgere potest, per rectam nobis desuper dexteram Dei, id est Dminum nostrum Jesum Christum fide firma teneamus”

cf. H. RONDET, Gratia Christi, PARIS 1948, p.107.110

[36] AUG., Retract. I, 9, 6 PL.32, 598: “Quia omnia bona, sicut dictum est, et magna et media et minima a Deo sunt, sequitur ut ex Deo sit etiam bonus usus liberae voluntatis”.

AUG., In Joannem, V, 1 PL.35, 1414: Qui lequitur mendacium, de suo loquitur. Nemo habet de suo nisi mendacium atque peccatum. Si quid autem homo habet veritatis atque justitiae, ab illo fonte est, quem debemus sitire in hac eremo, ut ex eo quasi guttis quibusdam irrorati et in hac peregrinatione interim consolati, ne deficiamus in via, venire ad ejus requiem satietatemque possimus.

[37] AUG., Epist.217, 4, 12 PL.983: “nous avons perdu le libre arbitre pour aimer Dieu par suite de la grandeur du premier péché. cf. CH. BAUMGARTNER, La Grâce du Christ, BELGIUM 1963, p. 60

AUG., Enchir., 30 PL.40, 246: “Libero arbitrio male utens homo, et se perdidit et ipsum... cum libero peccaretur arbitrio, victore peccato amissum est liberum arbitrium”. Cf. H. RONDET, op. cit., p. 105-106

[38] AUG., De spiritu et littera, 52, PL.44, 23

cf. H. RONDET, op. cit., pp. 122-123

[39] AUG., De natura et gratia, 50 PL.44, 271

cf. DS. 1536; H. RONDET, ibid.

[40] CH. BAUMGARTNER, La Grâce du Christ, BELGIUM 1963, p. 60

[41] AUG., De divers. quaest. 17, PL.40, 15

                Confess. XI, 16 PL.32, 815

                 De divers. quaest. ad Simplici., II, 2, 2 PL.40, 138-139

cf. H. RONDET, op. cit., p.141 ghi chú 1.

[42] cf. C. BIHLMEYER- H. TUCHLE, Histoire de l'Eglise, t.I, pp. 365-370

[43] DS.390 cf. AUG., Contra duas epis. Pelag., II, c. 9 n.21 PL.44, 586

DS.392 cf. AUG., In Evangelium Johann., tract.V, 1 PL.35, 1414

[44] Xem 25 quy phạm (canon) của công đồng Orange II năm 529, đặc biệt quy phạm 3-7; cf. DS.373-377

[45] CYPRIANUS CARTHAG., Ep. ad Iubaianum c.21, PL.3, 1169A Công Đồng LATÊLANÔ, De fide catholica, c.1, DS. 802

Thư của Thánh Bộ gởi TGM. BOSTON, DS. 3866-3873

[46] FULGENCE DE RUSPE, De fide ad Petrum, 38, 79

Xem Y. CONGAR, Vaste monde ma paroisse,

TÉMOIGNAGE CHRÉTIEN- FV. 27, p. 111

[47] Tôi e rằng không thể đặt vấn đề “không có ân sủng của Thiên Chúa, con người có thể làm ǵ?”, v́ ân sủng của Thiên Chúa bao trùm tất cả, thâm nhập tất cả vũ trụ này!

[48] “Quod liberum arbitrium per se sufficit ad aliquod bonum”

cf. DS. 725; cf. E. PORTALIÉ, art. “Abélard”, trong DTC. I/1 PARIS 1923, col. 36-55. 47

[49] E. PORTALIÉ, Ibid.

[50] (44). MELANCHTHON, Loci com., trong CORP. REF., t.XXI, col. 88.92: Nulla est voluntatis nostrae libertas..., internos affectus prorsus nego in potestate nostrae esse.

[51] DS. 1551-1553

[52] DS. 1554

[53] DS. 1555

[54] DS. 1556

[55] DS. 1557

[56] DS. 1925

[57] DS. 1927

[58] Đây là lập trường của Louis Molina (1536-1600) và đặc biệt của Léonard Lessius (1554-1623), các ngài chủ trương Thiên Chúa tiền định ex praevisis meritis, nghĩa là post praevisa merita.

cf. H. RONDET, Essais sur la théologie de la grâce, pp. 210 seq.

                                Gratia Christi, pp.306 seq.

[59] Đây là lập trường của Hồng y giám mục Robert Bellarmin (1542-1621) và của Francois Suarez (1548-1617). Các ngài chủ trương Thiên Chúa tiền định ante pravisa merita. cf H. RONDET, Essais sur ..., pp. 211 seq.

                Petau cho rằng chỉ có tiền định ante praevisa merita là của Augustin cf. H. RONDET, Gratia Christi, p. 330

Hai lập trường này đều được những người thuộc ḍng Tên bảo vệ, và để tránh những tranh luận gây gương xấu, bề trên cả ḍng Tên là Aquaviva đă truyền ḍng chấp nhận lập trường tiền định ante praevisa merita của Suarez và Bellarmin.

[60] H. RONDET, Essais sur la théologie de la Grâce, pp.215 seq.

[61] Jansen chủ trương “Thiên Chúa không muốn cứu độ tất cả mọi người và Đức Kitô không chết cho tất cả mọi người”.

[62] Giáo lư này hàm chứa trong mệnh đề của Corneille Jansen và được phái mang tên ông trích dẫn nhiều: “Semipelagianum est dicere, Christum pro omnibus omnino hominibus mortuum esse aut sanguinem fudisse” (DS.2005)

[63] DS. 2308: Necesse est, infidelem in omni opere peccare.

                DS. 2311: Omne, quod non est ex fide christiana supernaturali, quae per dilectionem operatur, peccatum est.

[64] DS.2429: Extra Ecclesiam nulla conceditur gratia.

DS.2439: Voluntas, quam gratia non praevenit, nihil habet luminis nisi ad aberrandum, ardoris nisi ad se praecipitandum, virium nisi ad se vulnerandum est capax omnis mali et incapax ad omne bonum.

[65] Cf. H. R. SCHILETTE, Towards a theology of religions, HERDER FREIBURG 1966, p.16 bản dịch của W. J. O'HARA trong bộ QUESTIONES DISPUTATAE 14.

[66] Ep. S. Officii ad archiep. Bostoniensem ngày 08.08.1949 cf. DS.3866-3873.

[67] Không do lỗi của họ, nghĩa là những người vô thần “vô tri bất khả thắng”.

[68] AUG., De dono perseverantiae, 16 PL.45, 1002:

“Cur, inquit, gratia Dei non secundum merita datur? Respondeo: quoniam Deus misericors est. Cur ergo, inquit, non omnibus? Et hic respondeo: quoniam Deus judex est. Ac per hoc et gratis ab eo datur gratia et justo ejus in aliis judicio demonstratur quid in eis quibus datur conferat gratia”.

cf. H. RONDET, op. cit., p. 140

[69] Trên nguyên tắc những người này thiếu ân sủng v́ họ không biết Đức Kitô. Có chỗ Augustin cho rằng tất cả hành động của lương dân là tội (AUG., Jul., IV, 3, 14 sq. PL.44, 743sq. etc.); nhưng cũng có chỗ thánh nhân cho rằng nơi lương dân cũng có những hành vi tốt (cf. AUG., De spir. et lit., 28, 48 PL.44, 230).

[70] ST. THOMAS, S.T., Ia-IIae, q.109, a.1-10

V. D. MEERSCH, art. “Grâce”, trong DTC.VI/2, col.1571-1594

A. DREXEL, Traité de la Grâce (ou l'home dans le Christ),

COLLÈGE PONTIFICAL St. PIE X- ĐALAT, sans date, pp. 64-98

[71] G. THILS, Propos et problèmes de la théologie des religions non-chrétiennes, CASTERMAN 1966, p. 73

J. PHẠM THANH LIÊM, Thần học các tôn giáo ngoài kitô, BĐM 1982, trg.12

[72] Cf. H. RONDET, Essais sur la théologie de la Grâce, trg 49 ghi chú 27

[73] K. RAHNER, La nature et la grâce,

trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD'HUI, t.II,

DDB-PARIS 1963, trang 18-19

Theo G. Muschalek, Cajetan đă phủ nhận lập trường cho rằng con người có ước vọng tự nhiên hưởng kiến Thiên Chúa. Cũng theo Muschalek, trong tư tưởng của thánh Thomas có nói con người có ước ao hưởng kiến Thiên Chúa trực tiếp. Ước muốn này có cơ cấu của bản tính con người được tạo dựng.

Tuy vậy đối với thánh Thomas, việc hưởng kiến trực tiếp Thiên Chúa vẫn là một hồng ân nhưng không, mà con người không thể tự ḿnh đạt được. Hồng ân này con người không chấp nhận nó như từ ngoài hoặc không quan trọng với ḿnh, nhưng ngược lại như một hồng ân mà con người ao ước khao khát từ chính tâm hồn ḿnh.

(Xem G. MUSCHALEK, La création et l'alliance: problème des rapports entre la nature et la grâce, trong MYSTERIUM SALUTIS, VI, trg.337-354.344).

J-H. WALGRAVE coi con người là một hữu thể cho Thiên Chúa. cf. JAN- HENDRIK WALGRAVE, un salut aux dimensions du monde, dịch từ tiếng Ḥa Lan bởi EMMANUEL BRUTSAERT, CERF-PARIS 1970, pp.43-44.

[74] G. MUSCHALEK, op.cit, p. 343

[75] P. SCHOONENBERG, L'home dans le péché,

trong MYSTERIUM SALUTIS, VIII, p. 45

[76] Thường sủng hay thánh sủng là ân sủng làm cho con người được làm con Thiên Chúa, được sống trong tương giao thiết thân với Thiên Chúa.