HOME    THẦN HỌC    ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG        ASVBT1       ASVBT2      ASVBT3      ASVBT4      ASVBT5

 

 

ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 

iii). Lập trường tích cực từ nhăn quan mặc khải 1

Những bước lập luận. 2

Con người có thể tiếp nhận mặc khải 2

Mặc khải có nhiều cấp độ. 2

Có mặc khải trong các tôn giáo ngoài ki-tô. 3

Kết luận. 3

Vấn nạn. 4

b). Biểu tượng- ngôn ngữ tôn giáo. 4

Phân loại biểu tượng. 4

Ngôn ngữ tôn giáo. 4

Biểu tượng và văn hóa. 5

Ân sủng cứu độ qua biểu tượng trong các tôn giáo. 5

PHẦN III: TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG GIÁO VÀ TÔN GIÁO KHÔNG KITÔ.. 6

A. ĐỨC TIN.. 6

Từ ngữ.. 6

Tin vào ngôi vị 6

Tin phó thác. 7

Biểu lộ qua việc làm.. 7

a). Sống theo lương tâm.. 7

i). Đức tin cần thiết để được cứu độ. 7

Trường hợp không tin không có tội 8

Đáp trả mặc khải tự nhiên. 8

ii). Chọn lựa căn bản. 8

Được thể hiện trong cuộc sống. 9

Hành vi bác aí 9

b). Qua việc thờ phượng trong tôn giáo. 9

Nơi biểu tượng tôn giáo. 9

Đạo Phật như một ví dụ. 10

Vươn tới Tuyệt Đối 10

B. BÍ TÍCH CÔNG GIÁO VÀ BIỂU TƯỢNG TÔN GIÁO KHÔNG KITÔ.. 11

 

iii). Lập trường tích cực từ nhăn quan mặc khải

            Với quan điểm kitô giáo, chúng ta nhận thấy nơi các tôn giáo ngoài kitô có những điểm sau:

·        những điểm tích cực như tin vào Tuyệt Đối; dạy ăn ngay ở lành; có nhiều điều đúng và hay,

·        có những nhà thần bí kết hiệp với Tuyệt Đối,

·        nhưng cũng có nhiều điều sai lầm không thể dung hợp với đức tin kitô giáo, chẳng hạn như thuyết luân hồi nơi đạo Phật và đặc biệt hiện tượng Hồi giáo phá hủy các cộng đoàn kitô hữu ở Đông Phương cũng như việc coi Mahomet trên đức Yêsu; các tôn giáo ngoài kitô dường như ngăn cản người ta tin nhận Đức Yêsu.

            Lập trường tiêu cực về các tôn giáo ngoài kitô lấy những điểm không tích cực làm luận chứng chính, thế nhưng không giải thích được cách ổn thỏa những điểm tích cực nơi các tôn giáo ngoài kitô. Lập trường tích cực như chúng ta đă xét từ trước tới giờ, giải thích tạm ổn những nét tích cực nơi các tôn giáo ngoài kitô, nhưng vẫn chưa giải thích thỏa đáng những sai lầm nơi các tôn giáo ngoài kitô và đặc biệt hiện tượng Hồi giáo.

Những bước lập luận

            Với nhăn quan mặc khải nh́n các tôn giáo ngoài kitô, hy vọng đóng góp phần nào vào nỗ lực giải thích hiện tượng các tôn giáo ngoài kitô, theo quan điểm kitô giáo, có những điểm tích cực cũng như tiêu cực.

            Những bước chính của lập luận này như sau:

·        Thiên Chúa muốn cứu độ con người, Ngài đă mặc khải để cứu độ con người. Mặc khải là hành vi cứu độ.

·        Nếu tôn giáo ngoài kitô có mặc khải, th́ tôn giáo ngoài kitô cũng là phương tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ con người.

·        Với ánh sáng về Do Thái giáo và với giáo huấn về việc lưu truyền và bảo vệ mặc khải nơi Kitô giáo, chúng ta giải thích được những sai lầm nơi các tôn giáo ngoài kitô và hiện tượng Hồi giáo.

            Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư (1Tm.2, 4).

            Để thực thi chương tŕnh cứu độ con người, Thiên Chúa đă mặc khải chính Ngài và chương tŕnh cứu độ loài người cho con người. Thiên Chúa mặc khải để cứu độ con người; và nếu không có mặc khải th́ không có cứu độ; hành vi mặc khải của Thiên Chúa cũng là hành vi Thiên Chúa cứu độ con người.

            Như vậy, để biết các tôn giáo ngoài kitô có là phương tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ con người hay không- hay nói cách khác các tôn giáo ngoài kitô có nằm trong chương tŕnh Thiên Chúa cứu độ con người hay không- chúng ta t́m hiểu xem các tôn giáo ngoài kitô có mặc khải không. Nếu chúng ta chứng minh được có mặc khải trong các tôn giáo ngoài kitô, chúng ta có thể kết luận các tôn giáo ngoài kitô nằm trong chương tŕnh cứu độ con người của Thiên Chúa, hay nói cách khác, các tôn giáo ngoài kitô cũng là phương tiện Thiên Chúa dùng để cứu độ những người sống trong các tôn giáo đó.

Con người có thể tiếp nhận mặc khải

            Con người có khả năng tiếp nhận mặc khải của Thiên Chúa, bởi v́ Thiên Chúa đă tạo dựng nên con người để con người được sống hạnh phúc với Thiên Chúa, để con người được thông giao với Thiên Chúa.

            Con người tự bản chất có khả năng khai mở về Tuyệt Đối và khả năng này vô hạn. Nếu con người tự đóng kín với chính ḿnh hay những ǵ phàm trần mà không vươn lên, con người không đạt được chính ḿnh, không trở nên như ḿnh phải là, nghĩa là không đạt đến mức độ thành toàn.

            Khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, Ngài đă tạo dựng để con người được trở nên giống Ngài. Nói cách khác, khi tạo dựng nên con người, Ngài đă sống tương quan thân thiết với con người, nghĩa là không ngừng mở ra với con người, không ngừng mặc khải cho con người. Hiểu như vậy, Thiên Chúa luôn luôn mặc khải cho con người!

            Những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô tin rằng Tuyệt Đối đă mặc khải cho họ qua tôn giáo họ đang sống. Nói cách khác họ tin rằng tôn giáo của họ là tôn giáo mặc khải. Chẳng hạn những người theo đạo Balamôn coi Rig-Veda là Çruti, nghĩa là Lời mặc khải, người sống trong Do Thái giáo tin rằng Ngũ Kinh của họ được mặc khải, người Hồi giáo tin rằng kinh Coran là Kinh Thánh,...[1].

Mặc khải có nhiều cấp độ

            Mặc khải cũng có nhiều cấp độ, chúng ta có thể tạm chia làm 3 cấp độ:

Mặc khải tự nhiên

            Nghĩa là qua tự nhiên thiên nhiên, con người có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Chẳng hạn:

“Vinh quang Thiên Chúa trời xanh vang lời kể lể,

ṿm cao xanh thuật lại việc Người làm,

ngày ngày thổ lộ nên lời,

đêm với đêm tỉ tê rằng biết;

nhưng chẳng rằng cũng chẳng nói năng,

không vang một tiếng ḥng lọt thấu tai

mà ḱa vạn lư thấy toàn cơi đất,

và từ ngữ đạt tới mút cùng dương gian” (Tv.18, 2-5). Hoặc:

“V́ chưng lộ hiện rồi những ǵ biết được về Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa đă bày tỏ cho họ. V́ từ buổi tạo thành vũ trụ, những ǵ nơi Người, mắt xác thịt không thể thấy, th́ trí khôn nh́n ngắm được nơi công việc Người làm” (Rm.1, 19-21).

Chúng ta có thể nói: mặc khải tự nhiên này được ban cho tất cả mọi người, và nếu không nhận được mặc khải nào đặc biệt hơn, con người vẫn phải đáp trả mặc khải tự nhiên này bằng đức tin “tự nhiên”. Lương tâm cũng được coi là mặc khải tự nhiên, v́ được coi là “tiếng Chúa” nói với mỗi người.

Mặc khải cá biệt hoặc thần bí

            Mặc khải thần bí là mặc khải được ban cho một số người đặc biệt, chẳng hạn cho các nhà thần bí.             Có thể coi những người khởi lập nên tôn giáo được mặc khải này- nếu họ được mặc khải thực, v́ mặc khải gắn liền với con người, mà con người có tính xă hội, nên khi một người được mặc khải, họ thường chia sẻ kinh nghiệm về Tuyệt Đối họ gặp được cho những người thân, cho những người xung quanh. Và như vậy một tôn giáo được khởi lập, bởi v́ với những mặc khải họ nhận được (và sau đó những người cùng chia sẻ niềm tin với họ), họ có thái độ đối với Tuyệt Đối được biểu lộ qua những hành vi cá nhân (khi chỉ có một người) hay qua hành vi tập thể (khi có nhiều người cùng chia sẻ niềm tin[2]).

Mặc khải đặc biệt nơi ki-tô giáo

            Mặc khải đặc biệt nơi Kitô giáo với Đức Yêsu là Lời Nhập Thể!

Có mặc khải trong các tôn giáo ngoài ki-tô

            Kinh thánh kitô giáo cũng chấp nhận sự kiện Thiên Chúa mặc khải cho những người ngoài kitô giáo, những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô.

Cho Hênok

            Ngay sau khi con người đầu tiên phản bội, Thiên Chúa đă đi t́m con người và ngỏ lời với con người đầu tiên, dù rằng con người lẫn tránh Thiên Chúa (Kn 3, 9-10). Trong lần gặp gỡ này, ơn cứu độ đă được hứa ban cho con người (Kn.3, 15).

Hênok được Kinh Thánh ca ngợi, cho rằng ông đă bước đi với Thiên Chúa (Kn.5, 22-24).

Như vậy chúng ta thấy Thiên Chúa không ngừng hiện diện với con người.

Cho Noê

            Trong giao ước Thiên Chúa kư kết với Noe và gia đ́nh ông, giao ước này không chỉ gồm Noe và gia đ́nh, nhưng bao gồm tất cả sinh vật sống với họ: “Này đây là dấu Ta đặt giữa Ta và các ngươi, cùng tất cả chúng sinh ở với các ngươi, đời đời măi măi” (Kn.9, 12.15-17).

Cho Balaam tiên tri dân ngoại

            Tương quan giữa Thiên Chúa và con người đă được chính Thiên Chúa quyết định, Ngài không ngừng ngỏ lời, đối thoại và tỏ hiện với con người để cứu độ con người. Sau biến cố Thiên Chúa gọi Abraham, Ngài vẫn tỏ ḿnh cho những người ngoại như trong trường hợp Balaam. Balaam là tiên tri của dân ngoại bên bờ sông Phơrat, ông đă có tương quan khá mật thiết với Thiên Chúa dù ông không phải người Israel. Thiên Chúa đă phán dạy ông không được trù ẻo dân Israel, v́ Israel là dân đă được Thiên Chúa Yavê chúc phúc, và ông đă vâng lời Thiên Chúa (Ds.22, 2-14). Với tŕnh thuật của Kinh thánh về Balaam, chúng ta thấy Thiên Chúa đă tỏ ḿnh cho tiên tri dân ngoại để can thiệp vào vận số của con dân Israel. Nếu Balaam đă có tương quan mật thiết với Thiên Chúa như vậy, chắc chắn ông cũng đă truyền đạt kinh nghiệm của ông với Thiên Chúa cũng như những ư định của Thiên Chúa mà ông đă lănh nhận cho những người ông gặp, dù đó là những người lân cận sống với ông hay những người tới thỉnh cầu ư kiến ông từ xa.

Cho Kyrô vua dân ngoại

            Với Kyrô xứ Batư, tiên tri Ysaya nói là Thiên Chúa đă xức dầu phong vương để ông giải phóng dân Israel khỏi bị lưu đày ở Babylon, Kyrô là một người ngoại làm vua dân ngoại, nhưng Thiên Chúa đă gọi ông, tuyển chọn ông, đă nói với ông (Ys.44, 28; 45, 1). Kyrô được Thiên Chúa phong vương, nhờ ông mà dân Israel được trở về từ nơi phải lưu đày, ông đă thực hiện ư định của Thiên Chúa nơi dân Israel. Như vậy không có lư ǵ buộc ta phải phủ nhận ư kiến cho rằng cũng chính vua được xức dầu này đă thực hiện ư Chúa nơi dân tộc ông tức dân Batư.     Có thể nói qua vị vua “được xức dầu” này, Thiên Chúa đă nói và cai trị, không những với dân Israel mà thôi, nhưng c̣n với cả dân Batư nữa.

Kết luận

            Như vậy, với ư định Thiên Chúa muốn cứu độ mọi người, cùng với những đoạn Kinh Thánh cho thấy Thiên Chúa đă nói với dân ngoại và ngay cả tiên tri của dân ngoại, cùng với những kinh nghiệm về Thiên Chúa mà chúng ta thấy nơi các tôn giáo ngoài kitô những kinh nghiệm rất sâu xa và những điều chân thật[3]. Chúng ta có thể kết luận: Thiên Chúa không chỉ mặc khải cho dân ngoại và cho những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô qua việc tạo dựng, qua lương tâm, qua sự khôn ngoan do lư trí t́m kiếm, nhưng Ngài c̣n mặc khải cho họ qua lời hoặc qua chính cuộc sống và con người của người mà Thiên Chúa đă và bày tỏ ư định của Ngài cách đặc biệt.

Vấn nạn

            Nếu những tôn giáo ngoài kitô cũng có những yếu tố được mặc khải, cũng là phương tiện Thiên Chúa dùng cứu độ những người sống trong đó, th́ tại sao có những sai lầm không thể dung hợp với đức tin kitô giáo, chẳng hạn:

·        đạo Cao Đài cho rằng đạo Công Giáo cũng chỉ như những đạo khác, đức Yêsu chỉ là một vị tiên tri lớn như bao vị tiên tri lớn khác mà thôi?

·        đạo Phật chủ trương luân hồi, nghĩa là chết có thể đầu thai làm người lại hoặc làm con vật nếu họ không đuợc giải thoát lên cơi niết bàn?

·        Hồi giáo coi đức Yêsu là một tiên tri lớn nhưng không phải là Thiên Chúa.

            Để trả lời, chúng ta xem gương người Do thái. Họ cùng với chúng ta tin Cựu Ước là Lời Thiên Chúa nói với con người, và như vậy không thể sai lầm. Chính đức Yêsu cũng tin như vậy: “Trước khi trời đất qua đi th́ một chấm một phết cũng sẽ không qua khỏi lề luật, trước khi mọi sự đă xảy ra” (Mt.5, 18). Nhưng nơi người Do thái, chúng ta thấy không chỉ có Kinh thánh mà người ta c̣n có tập tục tiền nhân, và lắm khi người ta c̣n coi tập tục của tiền nhân trên cả lệnh truyền của Thiên Chúa. Đức Yêsu đă tố cáo việc này (Mt.15, 1-20). Người Do thái đă quá nô lệ vào lề luật vào chữ viết, và không hiểu đúng lệnh truyền của Thiên Chúa; chẳng hạn họ coi con người được tạo dựng v́ lề luật, chứ không phải lề luật v́ con người (Mt.12, 1-14). Khi họ giải thích lề luật như vậy, giải thích Lời Chúa như vậy, họ đă đem ư họ làm ư Chúa, và như vậy là sai lầm. Hậu quả là họ không tin nhận Đức Yêsu!

            Với ánh sáng của người Do thái giáo, chúng ta có thể trả lời:

Các tôn giáo ngoài kitô có những sai lầm và cũng có những chân lư, có những yếu tố mặc khải;

những yếu tố mặc khải và chân lư đến từ Thiên Chúa nhưng những điều sai lầm đến từ con người, là công tŕnh của con người.

Sở dĩ có trường hợp như vậy một phần là v́ con người đă đi quá những điều Thiên Chúa muốn mặc khải, con người muốn có một hệ thống hợp lư và chắc chắn; phần khác v́ con người chưa b́nh tâm lắng nghe Thánh Thần và không được đặc ân lưu truyền mặc khải cách vẹn toàn như Giáo Hội Công Giáo.

b). Biểu tượng- ngôn ngữ tôn giáo

            Nếu chúng ta hiểu biểu tượng là dấu chỉ của thực tại vô h́nh, và dấu chỉ là thực tại khả giác mang ư nghĩa, th́ biểu tượng là thực tại khả giác mang ư nghĩa của thực tại vô h́nh[4].

Phân loại biểu tượng

            Dựa vào tương quan giữa thực tại được biểu tượng và thực tại biểu tượng, người ta đă phân làm ba loại: biểu tượng quy ước, biểu tượng tự nhiên và biểu tượng thực.

            Chẳng hạn trong lănh vực tôn giáo,

·        biểu tượng quy ước: cái hào quang trên đầu ai đó là biểu tượng người đó thuộc về Thiên Chúa, là thánh;

·        biểu tượng tự nhiên: trái tim đức Yêsu là biểu tượng t́nh yêu của Thiên Chúa hoặc của chính đức Yêsu đối với con người;

·        biểu tượng thực: các bí tích kitô giáo như phép rửa, Thánh Thể.... Gọi là biểu tượng thực, v́ nó vừa là biểu tượng vừa là thực tại được biểu tượng.

            Biểu tượng- xét như dấu chỉ của thực tại vô h́nh- là cây cầu giữa cái khả kiến và cái vô h́nh, giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa hữu hạn và vô cùng. Dưới một khía cạnh nào đó, có thể coi thiên nhiên như tỏ lộ của Thiên Chúa, và như vậy chỉ cần nh́n thiên nhiên, và thấy nơi những ǵ hữu h́nh này dấu chỉ về thực tại vô h́nh, dấu chỉ của Thiên Chúa. Thiên nhiên là biểu tượng của Thiên Chúa[5]. Đây là những biểu tượng tự nhiên mà đă là người, với bất cứ nền văn hóa nào, cũng có thể lănh hội được. Ngay cả cục đá, cái cây, một lịch sử, một người,....cũng có thể trở thành biểu tượng của Thiên Chúa cho những người có kinh nghiệm hoặc những người chấp nhận chia sẻ niềm tin của những người được kinh nghiệm[6].

Ngôn ngữ tôn giáo

            Biểu tượng xét như là một dấu chỉ của thực tại vô h́nh là ngôn ngữ của tôn giáo. Nói đến tôn giáo là nói đến thực tại vô h́nh, một “thực tại hoàn toàn khác” không thuộc thế giới của chúng ta; là nói đến kinh nghiệm về thực tại vô h́nh và nỗ lực diễn tả chính thực tại hoàn toàn khác này, là nói đến thái độ của con người đối với thực tại siêu việt này.

            Người có kinh nghiệm về thực tại hoàn toàn khác này, có thể diễn tả những kinh nghiệm ḿnh có với thực tại cũng như chính thực tại bằng ngôn ngữ triết học và thần học, hoặc bằng các h́nh ảnh nghệ thuật, nhưng ngôn ngữ thích hợp nhất đối với đối tượng “thực tại hoàn toàn khác” này là ngôn ngữ biểu tượng[7].

Diễn tả Thực tại Siêu việt

            V́ thực tại được kinh nghiệm thuộc về thế giới khác, nên chỉ diễn tả được phần nào, chỉ diễn tả được khía cạnh nào đó của thực tại siêu việt thôi. Ngay cả với biểu tượng- ngôn ngữ đặc biệt của tôn giáo- cũng chịu giới hạn này: một đàng giúp hiểu thực tại siêu việt nhưng đàng khác cũng che dấu chính thực tại này[8].

            Biểu tượng không là thực tại đó, không trùng khít với thực tại siêu việt mà biểu tượng diễn tả[9]; tự bản tính, biểu tượng mời gọi con người vượt biểu tượng để đi đến chính thực siêu vượt mà biểu tượng diễn tả. Trường hợp đức Yêsu là đặc biệt, Ngài vừa là h́nh ảnh, biểu tượng của Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng chính là Thiên Chúa nữa. Ngài là biểu tượng thực: vừa là biểu tượng vừa là chính thực tại siêu việt[10].

Diễn tả kinh nghiệm với Đấng Siêu việt

            Kinh nghiệm với Đấng Hoàn Toàn Khác, với Đấng siêu việt của cá nhân hay của một tập thể (khi tập thể này chia sẻ cái biết, niềm tin, và cách diễn tả đối với Thực Tại Siêu Vượt của một cá nhân), được diễn tả đầu tiên bằng ngôn ngữ của biểu tượng, dù thuộc lănh vực tri thức hay thái độ sống, thuộc lănh vực giáo lư hay nghi lễ. Chẳng hạn đức tin của các kitô hữu “Tôi tin một Thiên Chúa là Cha toàn năng, tôi tin đức Yêsu là Con Một Thiên Chúa là Chúa chúng tôi, tôi tin Thánh Thần,...” đầu tiên được gọi là biểu tín (biểu tượng của đức tin) nghĩa là cái qua đó diễn tả thực tại ḿnh tin[11].

            Từ ngữ Cha để chỉ Thiên Chúa, và từ ngữ Con Một để chỉ Ngôi Lời, cũng được coi là những từ ngữ biểu tượng; v́ rằng nếu không hiểu theo nghĩa biểu tượng người ta sẽ luôn luôn hiểu Cha có trước Con, và Con hiện hữu sau Cha, bé hơn Cha; nhưng đối với đức tin của chúng ta: Cha và Con bằng nhau, không ai lớn hơn ai, Cha không có trước Con và Con không có sau Cha. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa b́nh thường, chúng ta thấy đầy dẫy mâu thuẫn trong niềm tin của chúng ta và khó có thể chấp nhận được; nhưng nếu chúng ta hiểu từ ngữ này như những từ ngữ biểu tượng, diễn tả Thực Tại Siêu Việt, th́ chúng ta có thể hiểu được phần nào Thực Tại, và có thể chấp nhận cùng tin được. Lấy thêm thí dụ, chẳng hạn khi người ta thờ trời và bầu trời được coi là biểu tượng của Thiên Chúa. Trong trường hợp này người ta không tôn thờ khoảng không ở trên đầu, nhưng người ta tôn thờ Thực Tại Siêu Vượt mà khoảng không “trời” ở trên đầu người ta diễn tả những thuôïc tính của Ngài, như thực sự siêu vượt cao vời trên con người, sự vô cùng; và như vậy người ta tôn thờ thực tại mà bầu trời biểu hiện! Cũng tương tự như vậy khi người ta tôn thờ thần Cây Đa, thần Cục Đá; người ta không thờ v́ chúng là Đá là Cây, nhưng người ta tôn thờ Thực Tại ẩn giấu sau những biểu tượng Đá Cây đó[12].

Biểu tượng và văn hóa

            Biểu tượng gắn liền với kinh nghiệm “thánh thiêng” của một cá nhân hay một tập thể nào đó, như vậy biểu tượng gắn liền với nền văn hóa của tập thể kinh nghiệm về thực tại hoàn toàn khác này[13].

            Biểu tượng không có gía trị như nhau. Có biểu tượng diễn tả thực tại siêu việt trong suốt hơn, và cũng có những biểu tượng diễn tả “thực tại hoàn toàn khác” kém rơ ràng hơn.

            V́ gắn liền với nền văn hóa, nên có biểu tượng mất dần ư nghĩa hoặc tác dụng theo thời gian và tùy theo thế hệ. Ngay với một người, theo thời gian, biểu tượng cũng có thể biến nghĩa[14]. Nói như vậy không muốn nói tất cả mọi biểu tượng đều mai một theo thời gian; có những biểu tượng gắn liền với kinh nghiệm của một tập thể và tôn giáo, và biểu tượng này chỉ mất nếu không c̣n tôn giáo đó nữa!

            Qua biểu tượng, con người có thể gặp lại kinh nghiệm của những người đi trước, có thể có kinh nghiệm với thực tại siêu việt như những người và tập thể xưa đó.

Ân sủng cứu độ qua biểu tượng trong các tôn giáo

            Trong những trang trên, chúng ta đă t́m hiểu và đi đến khẳng định:

·        Thiên Chúa vui ḷng ban ân sủng cứu độ cho tất cả mọi người, không những cho kitô hữu, mà c̣n cho cả những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô và cho cả những người chưa nhận biết Thiên Chúa-trừ phi lỗi tại họ cố t́nh từ chối Tin Mừng đức Yêsu Kitô[15].

·        Thiên Chúa tạo dựng con người là hồn và xác, và Ngài thường ban ân sủng cho con người theo cơ cấu “xác hồn”.

·        Các tôn giáo ngoài kitô có những biểu tượng như dấu chỉ của thực tại siêu việt vô h́nh. Các tôn giáo ngoài kitô này diễn tả kinh nghiệm với những hiểu biết của ḿnh về Thực Tại Siêu Việt cũng như thái độ của ḿnh với Tuyệt Đối bằng những biểu tượng. Biểu tượng ở đây có thể là những h́nh ảnh nghệ thuật, hoặc thực tại qua đó có hiện tượng thần hiển, hoặc những từ ngữ, những biểu tín như giáo lư phải tin, hoặc những nghi thức tế tự con người dâng lên Thiên Chúa, v.v.

·        Những người sống trong tôn giáo ngoài ki-tô này, qua các biểu tượng, có thể gặp lại kinh nghiệm của người xưa (cá nhân hay tập thể), và có thể có những kinh nghiệm và sự hiểu biết mới về Tuyệt Đối cũng như thái độ phải có đối với Ngài nữa. Lịch sử các tôn giáo ngoài kitô cho chúng ta thấy điều này qua những bậc thánh, tăng và các nhà thần bí.

·        Những biểu tượng, cũng như những tôn giáo ngoài kitô này, không là công tŕnh hoàn toàn do con người xét như con người độc lập với Thiên Chúa, nhưng là công tŕnh của con người với sự trợ giúp của Thiên Chúa trong t́nh yêu của Ngài[16]. Nghĩa là có những biểu tượng trong các tôn giáo ngoài kitô là công tŕnh của Thiên Chúa.

            Thiên Chúa có thể ban ân sủng cho con người mà không cần dấu chỉ[17], đây là trường hợp “đặc biệt” có thể áp dụng cho tất cả mọi người dù người đó thuộc bất cứ tôn giáo nào. Sự thường, Thiên Chúa ban ân sủng cho con người qua trung gian dấu chỉ hoặc biểu tượng, v́ đó là ư định của Thiên Chúa. Sở dĩ vậy v́ Thiên Chúa tạo dựng con người là hồn và thân xác, tinh thần và vật chất, là tinh thần nhập thể. Nói cách khác, ân sủng của Thiên Chúa là t́nh yêu của Ngài đối với con người được diễn tả và biểu lộ qua những dấu chỉ khả giác, và tương tự con người đáp trả bằng t́nh yêu đối với Thiên Chúa cũng được diễn tả và biểu lộ qua những dấu chỉ khả giác[18].

            Vậy chúng ta có thể kết luận: Thiên Chúa muốn và vui ḷng ban ân sủng cứu độ cho những người sống trong tôn giáo ngoài kitô qua những biểu tượng, những dấu chỉ khả giác mang ư nghĩa của thực tại vô h́nh có trong các tôn giáo đó, phần nào giống như Ngài muốn ban ân sủng cho những kitô hữu qua những biểu tượng có trong Kitô giáo[19].

PHẦN III: TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG GIÁO VÀ TÔN GIÁO KHÔNG KITÔ

            Tất cả mọi người- nếu họ được cứu độ, dù chưa nhận biết Thiên Chúa hoặc đang sống trong các tôn giáo ngoài kitô- đều được cứu độ nhờ đức Yêsu Kitô và Giáo hội của Người, v́ chỉ có một Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1Tm.2, 5) và v́ dưới gầm trời này không có một Danh nào khác đă được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được ơn cứu thoát (Cv.4, 12), cũng như v́ ngoài Giáo Hội không có ơn cứu rỗi.

            Kitô hữu được cứu độ nhờ:

·        tin vào Thiên Chúa và đức Yêsu Kitô, v́ “không có đức tin, th́ vô phương làm đẹp ḷng Thiên Chúa” (Dt.11, 6);

·        lănh nhận bí tích rửa tội và các bí tích khác;

·        ăn ngay ở lành, sống giới răn yêu thương như Thiên Chúa truyền cho chúng ta.

C̣n những người chưa nhận biết Thiên Chúa cách rơ ràng, nghĩa là họ chưa tin và không lănh nhận các bí tích như chúng ta, phải chăng họ được cứu độ chỉ nhờ ăn ngay ở lành, sống theo lương tâm? hay họ vẫn được cứu nhờ đức tin, qua các biểu tượng xét như dấu chỉ của thực tại vô h́nh? Cũng vậy đối với những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô, họ có được cứu bởi đức tin không? và đức tin nào? và các biểu tượng giúp họ nhận ân sủng cứu độ như thế nào?

            Trong phần tương quan giữa Công Giáo và các tôn giáo ngoài kitô này, chúng ta sẽ xét về:

đức tin;

tương quan giữa bí tích Công Giáo và biểu tượng ban ân sủng nơi các tôn giáo ngoài kitô;

công giáo tính của Giáo Hội thể hiện qua việc truyền giáo.

A. ĐỨC TIN

            Thánh Phaolô trong thư gởi tính hữu Do Thái khẳng định: “Không đức tin th́ vô phương làm đẹp ḷng Thiên Chúa” (Dt.11, 6).

Từ ngữ

            Vậy đức tin là ǵ? Để chỉ điều này tiếng Do thái dùng những chữ:

·        nma (Aman) gợi lên sự chắc chắn, vững chăi; với từ ngữ này bản LXX dịch bằng chữ PistiV, Pisteuw, Alhqeia, và bản phổ thông dịch bằng chữ fides, credere, veritas;

·        hTB (Batah) gợi lên sự bảo đảm, tín thác; bản LXX dịch bằng ElpiV, Elpizw, Pepoiqa; bản phổ thông dịch bởi spes, sperare, confido[20].

Tin vào ngôi vị

            Tin là một hành vi nhân linh, nghĩa là với tất cả tự do và ư chí, chấp nhận một ai đó, cho những điều họ nói là thật, chắc chắn, trông cậy được[21]. Hiểu như vậy, tin là sự gặp gỡ giữa hai ngôi vị, là một cách biết, là sự thông hiệp giữa hai ngôi vị. Đối với kitô hữu trong lănh vực tôn giáo, tin là biết Thiên Chúa hiện hữu, chấp nhận tất cả những ǵ Ngài mặc khải, thông hiệp với Thiên Chúa trong t́nh yêu.

            Đối tượng đức tin không phải là một sự vật nhưng là một ngôi vị. Người ta không bao giờ tin vào cái ǵ, nhưng tin vào ai đó, với đối tượng là một sự vật, người ta có thể xác tín, chứ không tin, không đặt niềm tin tưởng vào một sự vật[22].

Tin phó thác

            Tin không chỉ chấp nhận ai đó hiện hữu, nhưng c̣n là tin tưởng phó thác trông cậy nơi người đó. Tôi tin vào một ngân hàng, là tin vào người lănh đạo ngân hàng đó có khả năng đáp ứng những đ̣i hỏi cũng như hy vọng của tôi[23]. Một người mẹ tin vào con ḿnh dù đă bao lần làm cho bà thất vọng, không phải v́ bà đơn sơ hy vọng hăo hoặc ảo tưởng nơi người con, nhưng c̣n v́ cái sâu xa khác nữa. Như vậy đức tin là hành vi qua đó con người phải dấn thân, và như vậy cũng có thể nói, có tính chất như một cuộc đánh cá phần nào, đ̣i con người tin phải liều lĩnh, liều lĩnh nhưng vẫn có sự chắc chắn nào đó.

Biểu lộ qua việc làm

            Đức tin phải được biểu lộ qua việc làm. Thánh Yacôbê tông đồ nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Yac.2, 17). Đức tin là lời đáp lại mặc khải của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không mặc khải, th́ con người không thể biết về Thiên Chúa, và như vậy không thể tin vào Thiên Chúa[24]. Ngày nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục mặc khải cho con người qua trung gian những người rao giảng, và con người vẫn đáp ứng bằng đức tin, bằng sự vâng phục đức tin: “Làm sao kêu lên Đấng mà người ta không tin? làm sao tin Đấng mà người ta không được nghe? làm sao nghe nếu không có người rao giảng?” (Rm.10, 14).

            Đức tin có được là do mặc khải. V́ con người là tinh thần và thân xác, là tinh thần nhập thể, nên Thiên Chúa mặc khải cho con người qua những dấu chỉ khả giác, và rồi con người đáp trả bằng ḷng tin được biểu lộ qua lời nói, qua việc làm, qua những dấu chỉ khả giác.

            Cũng như trong lănh vực t́nh yêu, người ta không chỉ yêu bằng lời nói nhưng c̣n bằng cả việc làm, nếu chỉ nói yêu mà không có hành động cụ thể đi theo, e rằng người ta không yêu thật (1Yn.3, 11-18). Nếu ta chỉ nói ta tin, mà không diễn tả đức tin bằng hành động, th́ e rằng chúng ta cũng không tin thật. Thánh Yacôbê tông đồ nói: “Hăy cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm của tôi mà cho anh thấy đức tin của tôi... cũng như thể xác không hồn là thây chết” (Yac.2, 18.26).

            Chỉ qua dấu chỉ mà hữu thể nhân linh mới có thể gặp gỡ nhau, và nếu không qua dấu chỉ, không có cuộc gặp gỡ đích thực giữa con người[25]. Chính v́ vậy Thiên Chúa đă nhập thể, cần phải có người đi rao giảng, và cũng cùng lư do mà con người diễn tả đức tin của ḿnh qua những dấu chỉ, qua lời nói và qua chính cuộc sống của ḿnh với những việc làm. Trong mục này chúng ta t́m hiểu đức tin của những người chưa nhận biết Thiên Chúa, và đức tin của những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô được diễn tả qua cuộc sống thường ngày.

a). Sống theo lương tâm

            Ở đây chúng ta đề cập đặc biệt đến người chưa nhận biết Thiên Chúa, hoặc những người cũng tin có sự hiện hữu của một Đấng Tuyệt Đối nhưng họ không sống trong một tôn giáo nào.

            Với những người vô thần, công đồng Vatican II dạy: “Cả những kẻ chưa nhận biết Thiên Chúa cách rơ ràng nhưng nhờ ơn Chúa, họ cố gắng sống đời chính trực, th́ Chúa quan pḥng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi” (LG.16). Lời dạy của công đồng hoàn toàn phù hợp với truyền thống của Giáo Hội: “Thiên Chúa không từ chối ân sủng cho những người làm điều họ phải làm”[26]. Trong lịch sử thần học chúng ta thấy Giáo Hội dạy những người chết trong t́nh trạng nguyên tội không được thừa hưởng Nước Trời, thế nhưng điều này không hàm chứa khẳng định “một người chết không chịu phép rửa tự bản chất phải loại khỏi Nước Trời”[27]. Đức Giáo Hoàng Innocente III khi nói về các con trẻ chết trong t́nh trạng không được lănh phép rửa, Ngài nói: “Thiên Chúa không thể nào lại để cho bao nhiêu con trẻ phải hư mất đời đời”[28].

i). Đức tin cần thiết để được cứu độ

            Với lời khẳng định của công đồng trong LG.16, chúng ta giải thích làm sao lời kết án của Đức Giáo Hoàng Innccentê XI năm 1679 về những mệnh đề của những người chủ trương nền luân lư “rộng răi”? Mệnh đề bị kết án chủ trương:

·        “Đức tin Thiên Chúa duy nhất được coi là cần thiết, sự cần thiết phương tiện, không phải đức tin rơ ràng Thiên Chúa Đấng thưởng phạt” (DS.2122);

·        “Đức tin theo nghĩa rộng, từ chứng từ các tạo vật hay bởi nguyên do tương tự đủ để được công chính hóa” (Ds.2123).

            LG.16 cho rằng, không những người tin Thiên Chúa hiện hữu nhưng cả những người chưa nhận biết Ngài cũng có thể được cứu rỗi. Sở dĩ những người chủ trương nền luân lư rộng răi bị kết án v́ họ cho rằng chỉ cần tin có Thiên Chúa là đủ để được cứu độ, và như vậy hàm chứa phủ nhận sự cần thiết của việc mặc khải trong ḍng lịch sử. Lập trường chủ trương như vậy rơ ràng là sai lầm!

Trường hợp không tin không có tội

            Lời kết án của Đức Giáo Hoàng Innocentê XI ở trên không áp dụng cho những người không nhận biết Thiên Chúa khi họ không thấy rơ phải tin; v́ người ta chỉ bị buộc cách luân lư phải tin khi người ta thấy rơ sự khả tín[29], c̣n nếu không thấy rơ th́ không buộc phải tin.

            Ai cũng biết là mọi người đều được hưởng mặc khải tự nhiên qua tạo vật, lương tâm. Nếu con người cố t́nh từ chối khi thấy rơ phải tin, người đó có lỗi và như vậy coi như cố t́nh từ chối ơn cứu độ; nhưng nếu người đó không thấy rơ phải tin, có thể v́ một lư do nào đó như ảnh hưởng nền giáo dục và xă hội, v́ hiểu sai về Thiên Chúa[30],v.v..., người đó không buộc phải tin; và như vậy khi người đó không tin, người đó không có lỗi; trường hợp sau này là trường hợp được công đồng nói tới.

Đáp trả mặc khải tự nhiên

            Dầu ngày nay vẫn có những người chủ trương vô thần, nhưng thời gian gần đây có những tác phẩm nói về Thiên Chúa của người vô thần[31]. Chúng ta không biết họ trả lời thế nào trước Thiên Chúa về khẳng định vô thần của ḿnh, có thể họ không có lỗi và nếu vậy họ là đối tượng của lời cầu trong kinh nguyện Thánh Thể: “chỉ một ḿnh Chúa biết ḷng tin của họ”[32].

            Những người vô thần, những người chưa nhận biết Thiên Chúa, và cả những người nhận biết Thiên Chúa hiện hữu nhưng không sống trong một tôn giáo nào, tất cả những người này đều lănh nhận mặc khải tự nhiên như vũ trụ vạn vật, lương tâm và bao dấu chỉ tự nhiên trong cuộc sống con người. Có thể họ không đọc ra ư nghĩa của biểu tượng “thực tại thiêng liêng” này, dù những dấu chỉ hay biểu tượng này vẫn hiện diện đối với họ:

·        vũ trụ đẹp tươi là dấu chỉ cho thấy phải có Đấng sáng tạo tuyệt vời;

·        t́nh yêu giữa con người với nhau như t́nh yêu nam nữ, t́nh yêu vợ chồng, t́nh yêu con cái, t́nh người, t́nh bạn,... là dấu chỉ cho thấy có một Đấng yêu họ vô cùng;

·        sự chân thật, trung thành, quảng đại mà họ gặp trong cuộc sống thường ngày cũng là dấu chỉ biểu tượng cho thấy chân, thiện, mỹ của Đấng đă thông ban những sự đó cho con người;

·        lương tâm như tiếng nói nhủ bảo họ ăn ngay ở lành, làm lành lánh dữ... nhưng có thể họ không nhận ra tiếng nói luôn trung thành dơi theo họ là của Thượng Đế, dù trong cuộc sống họ vẫn tùng phục vâng lời.

            Mặc khải tự nhiên vẫn luôn là hiện tại cho những người vô thần, cho những người đă nhận biết Tuyệt Đối nhưng không sống trong một tôn giáo nào, cũng như cho tất cả mọi người kể cả những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô và trong Kitô giáo. Bổn phận chúng ta, tất cả mọi người không trừ ai, đều phải đáp trả mặc khải này của Thiên Chúa, nếu không chúng ta sẽ mắc lỗi. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta đă thấy bao nhiêu người tự xưng là vô thần đă sống đáp trả những biểu tượng hay dấu chỉ tự nhiên của thực tại vô h́nh một cách rất chu đáo tốt đẹp; nghĩa là họ đă đang sống đức tin, đang biểu lộ đời sống đức tin bằng chính cuộc sống hằng ngày mà họ không biết, và như vậy họ vẫn được cứu độ.

ii). Chọn lựa căn bản

            Sau đây, chúng ta sẽ t́m hiểu sâu hơn về lựa chọn căn bản- một lựa chọn quyết định theo đường lành hay đường dữ, theo sự ác hay sự thiện, theo đường tà hay nẻo chính, theo Thiên Chúa hay ma quỷ.

            Lựa chọn căn bản xảy ra khi một người đến tuổi khôn, có thể phân biệt sự thiện sự ác, có khả năng suy nghĩ và quyết định khi có dịp, và chọn sự thiện v́ chính sự thiện chứ không phải v́ một lư do nào khác. Không phải tất cả mọi hành vi tự do của con người đều là lựa chọn căn bản. Lựa chọn căn bản chi phối hầu như tất cả những hành vi luân lư của người đó, trừ phi nó được chọn lựa ngược lại.

            Chẳng hạn, một em bé ra khỏi t́nh trạng trẻ con chưa biết ǵ bằng hành vi tự do đầu tiên của ḿnh, khi dịp đến em quyết định không nói dối v́ đó là điều xấu chứ không phải v́ cha mẹ không muốn, cũng không phải v́ em sợ bị phạt hoặc sợ sẽ bị phát giác là đă nói dối; nghĩa là em quyết định bằng một chọn lựa đầu tiên trong đời cách tự do hoàn toàn, không làm điều xấu v́ nó là điều xấu. Và cả cuộc đời em sẽ được chi phối bởi lựa chọn căn bản đầu tiên này, trừ phi nó được thay đổi bằng một lựa chọn tương tự[33].

            Một em bé sống trong gia đ́nh ngoài kitô giáo hoặc không tôn giáo, em không biết Thiên Chúa cách rơ ràng, nhưng khi làm cuộc lựa chọn căn bản bằng việc làm điều thiện v́ đó là điều thiện chứ không v́ một lư do nào khác, em đă chọn Thiên Chúa qua hành vi lựa chọn điều thiện này. Giả sử như sau này em trở thành kitô hữu, th́ hành vi đức tin đầu tiên sẽ hàm chứa và làm mới lại lựa chọn ban đầu; như vậy có thể nói, lựa chọn luân lư và lựa chọn thần học tự nền tảng là một; cái khác là đi từ mặc nhiên đến minh nhiên.

            Với một em bé sinh trong một gia đ́nh Kitô giáo, em được nghe nói về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa. Hành vi tự do đầu tiên của em là sự lựa chọn Thiên Chúa. Hành vi tự do lựa chọn đầu tiên này cũng hàm chứa lựa chọn sự thiện[34].

            Lựa chọn căn bản cũng có thể là lựa chọn điều dữ! Và nếu vậy suốt cuộc đời của người này vẫn chịu ảnh hưởng của quyết định lựa chọn này, trừ phi người đó chọn lựa lại.

Được thể hiện trong cuộc sống

            Bằng hành vi lựa chọn căn bản- lựa chọn điều thiện- một người có thể lănh nhận ơn công chính hóa, dù người đó sống trong tôn giáo ngoài ki-tô hay trong một gia đ́nh không nhận biết Thiên Chúa. Lựa chọn căn bản là một hành vi tin nhận hoặc từ chối Thiên Chúa được thể hiện qua hành động của ḿnh, một cách dứt khoát.

            Nếu một người chọn sự thiện v́ đó là sự thiện, th́ ngay cả khi họ chưa tuyên xưng nhận biết Thiên Chúa họ đă biểu lộ đức tin mặc nhiên vào Thiên Chúa rồi. Và nếu họ chết trong t́nh trạng này, họ được cứu độ. Những quyết định và hành động trong cuộc sống thường ngày là những diễn tả đức tin của ḿnh!

Hành vi bác aí

            Đức Piô XII trong bài diễn văn nói với các “cô đỡ” ngày 29.10.1951, đă nói:

“một hành vi t́nh yêu có thể đủ cho một người trưởng thành nhận lănh ân sủng thánh hóa và bù lại sự không có bí tích thanh tẩy”[35].

Nếu vậy, trong đời sống hằng ngày của một người, có bao nhiêu dịp để nhận lănh hồng ân cứu độ của Thiên Chúa?!

“Dù xây chín đợt phù đồ,
không bằng làm phúc cứu cho một người”.

Những người nghèo luôn có bên chúng ta, những người thiếu thốn đau khổ về tinh thần đầy dẫy trên mặt đất này, như vậy có rất nhiều dịp cho con người thực thi bác ái để nhận lănh ơn cứu độ!

            Nếu người nào đó làm một hành vi bác ái v́ đó là điều tốt điều thiện điều nên làm và phải làm, th́ người đó lập lại chọn lựa căn bản ḿnh đă chọn trước. Qua việc sống theo tiếng lương tâm- tiếng Thiên Chúa nói qua lư trí này, người đó biểu lộ đức tin vào Thiên Chúa cho dù họ không nhận biết Ngài cách rơ ràng; và rồi qua hành vi tin vào Thiên Chúa cách minh nhiên hay ngay cả mặc nhiên này, ân sủng thánh hóa có thể được ban cho người đó!

            Trong đời sống gia đ́nh, tương quan giữa cha mẹ, vợ chồng con cái đều phải là tương quan t́nh yêu; mà t́nh yêu không bao giờ thiếu những hy sinh triền miên phát xuất từ sự cảm thông, tha thứ, quảng đại chịu đựng trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. Nếu chúng ta sống đời gia đ́nh trong cuộc sống hằng ngày cách ư thức và tự do, sống t́nh yêu v́ t́nh yêu, th́ chúng ta cũng lănh nhận ân sủng của Thiên Chúa cho dù có thể chúng ta chưa nhận biết Ngài, v́ “Thiên Chúa là t́nh yêu, và ai sống trong t́nh yêu là sống trong Thiên Chúa” (1Yn.4, 8.16).

            Những đức tính tốt của bao người chúng ta gặp trong cuộc sống thường ngày, như sự thật thà, trung thực, thành tín, quảng đại, yêu thương, có thể trở thành những tấm gương, thôi thúc chúng ta sống tốt hơn, thành tín trung thực hơn, quảng đại hơn, yêu thương hơn! Dưới một khía cạnh nào đó, chúng là những biểu tượng, dấu chỉ của thực tại vô hằng mà qua đó Thiên Chúa dùng để ban ơn cho những người không sống trong bất cứ một tôn giáo nào hoặc ngay cả những người chưa nhận biết Thiên Chúa.

            Tóm lại, nếu một người chọn “điều tốt” cho tất cả cuộc sống, hoặc trong cuộc sống hằng ngày họ sống ăn ngay ở lành theo tiếng lương tâm, th́ Thiên Chúa vui ḷng ban ân sủng công chính hóa cho họ.

Những phong cảnh thiên nhiên, những người tốt việc tốt ta gặp trong cuộc sống hằng ngày như sự trung tín thật thà, ḷng quảng đại, t́nh yêu dành cho nhau trong gia đ́nh hay nơi bạn bè hay nơi nam nữ, đều là biểu tượng, dấu chỉ qua đó Thiên Chúa mặc khải và ban ơn cho con người, ngay cả cho những người chưa nhận biết Ngài cách minh nhiên.

b). Qua việc thờ phượng trong tôn giáo

             Mọi tín hữu của bất cứ tôn giáo nào, ngay cả Kitô giáo, cũng đều phải sống tốt và vâng phục tiếng lương tâm, đáp trả những điều Thượng Đế nói với ḿnh qua các biểu tượng tự nhiên, như t́nh yêu giữa con người với nhau, t́nh yêu giữa vợ chồng con cái, ḷng chân thành của con người mà chúng ta gặp trong cuộc sống hằng ngày! Tín hữu của bất cứ tôn giáo nào cố t́nh không đáp trả những “mặc khải qua các biểu tượng tự nhiên” này, e rằng họ cũng không đáp trả mặc khải qua các biểu tượng nơi tôn giáo họ!

Nơi biểu tượng tôn giáo

            Người chưa biết Thiên Chúa hoặc không sống trong một tôn giáo, không có điều mà các tín hữu của mọi tôn giáo có: những điều phải tin nhận được diễn tả qua các biểu tượng[36]. Qua những biểu tín này, tín hữu có thể gặp gỡ Tuyệt Đối; rồi qua các nghi lễ xét như cách diễn tả hữu h́nh của đức tin, tín hữu dâng lên Thượng Đế những lời ngợi khen cùng tấm ḷng tôn kính bái thờ; và qua những dấu chỉ hữu h́nh này, Thiên Chúa sẵn ḷng biểu lộ t́nh yêu của Ngài đối với họ, hoặc ban cho họ ân sủng thánh hóa, hoặc ban cho họ những ân đặc biệt trong cuộc sống, như ơn được bền đỗ, ơn dễ dàng sống tốt hơn, sẵn sàng đáp trả mọi “mặc khải” qua những biểu tượng tự nhiên và đặc biệt trong cuộc sống hằng ngày.

            Một điều khác cần ư thức khi nói đến các biểu tượng nơi mọi tôn giáo: các biểu tượng- nếu không là biểu tượng thực như đức Yêsu- đều là dấu chỉ của thực tại vô h́nh, nên không trùng khít với thực tại; nó chỉ là dấu chỉ, nên nó vừa tỏ lộ Thực Tại nhưng lại vừa che dấu thực tại[37]. Nếu coi những biểu tượng này là thực tại, là người ta tôn thờ ngẫu tượng; mệnh lệnh cấm làm h́nh tượng Thiên Chúa Yavê trong Cựu Ước, là cấm theo nghĩa này!

            Các biểu tượng có tính cách hàm hồ- trừ biểu tượng thực là đức Yêsu Kitô- nên nếu không được hiểu đúng đắn sẽ che dấu thực tại, tuy vậy người ta cũng không thể bỏ biểu tượng v́ nếu vậy thực tại không được diễn tả và không thể được hiểu; do vậy người ta đă dùng cách phủ định, để cố gắng diễn tả và lại gần thực tại hơn[38]; hiểu trong nghĩa này, một cao tăng nói: “ngón tay chỉ, hăy nh́n điều ngón tay chỉ chứ đừng nh́n ngón tay”, một danh sĩ đạo Lăo dạy “bè để qua sông, qua sông hăy bỏ bè”.

            Thực Tại Tuyệt Đối có nhiều tên gọi như Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Tuyệt Đối, v.v., nhưng mỗi tên gọi chỉ có thể diễn tả một khía cạnh nào đó của thực tại. Những tên gọi này cũng được coi như những biểu tượng của Tuyệt Đối!

            Các biểu tượng cũng không có giá trị như nhau; có biểu tượng thích hợp hơn để diễn tả thực tại thiêng liêng nhưng cũng có những biểu tượng diễn tả kém, có biểu tượng thích hợp cho nhóm người này nhưng không thích hợp cho nhóm khác, có biểu tượng thích hợp cho thời này nhưng không thích hợp cho thời khác[39]. Đó là lư do tại sao có hiện tượng biểu tượng mai một với thời gian, và cũng có những biểu tượng mới xuất hiện[40].

            Với những lưu ư trên, chúng ta đi vào những biểu tượng nơi các tôn giáo ngoài kitô. Chúng ta chỉ đưa vài nét đại cương, v́ để làm điều này cách thích đáng, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo hơn.

Đạo Phật như một ví dụ

            Với tín đồ đạo Phật, đức Phật là một biểu tượng, và hơn nữa là một biểu tượng lịch sử[41]. Đức Phật là biểu tượng người tu hành đắc đạo, giác ngộ, đă đạt cơi phúc. Đức Phật không nhận ḿnh là Tuyệt Đối, và tín đồ Phật giáo cũng không tôn thờ Đức Phật như Tuyệt Đối. Đức Phật nói: “Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành; hết thảy mọi loài miễn là có cảm giác hay hiểu biết, đều sẽ thành Phật trong một mai sau”[42].

            V́ có những học tṛ lầm lẫn coi Đức Phật cũng như tượng Phật là tuyệt đối, nên một vị tổ sư trong đạo, muốn phá trừ thành kiến chật hẹp của học tṛ, đă chẻ tượng Phật ra cho vào lửa làm củi[43].

            Với tín đồ Phật giáo, cây bồ đề cũng là biểu tượng của sự giác ngộ. V́ vậy Phật tử không cầu xin ân huệ vật chất hay tinh thần khi đảnh lễ Phật mà chỉ bày tỏ ḷng tôn kính ngưỡng mộ lư tưởng siêu việt mà bức tượng tiêu biểu. Phật tử cũng đảnh lễ cây bồ đề, không phải để tỏ ḷng tôn sùng thờ lậy cái cây, mà xem đó là tượng trưng của sự giác ngộ. Dầu có nhiều nghi thức lễ bái trong các buổi lễ, tín đồ Phật giáo không tôn sùng Đức Phật như một thần linh[44].

            Khi đứng trước tượng Phật hay dưới gốc bồ đề, phật tử nhớ lại vị thầy đi trước đă được giải thoát, đă giác ngộ, đă đạt hạnh phúc; phật tử cũng nhớ lại con đường đức Phật đă đi, cũng như khả thể thành phật của mỗi người; và có thể nhờ đó phật tử ước muốn sống tốt hơn, muốn sống từ bi hỷ xả hơn, muốn thực thi hành vi bác ái hơn; nghĩa là, muốn bắt chước Đức Phật và mong ước được giải thoát, được giác ngộ, được hạnh phúc.

            Khi hành lễ, bái lạy, xá hương, phật tử cũng có tâm t́nh được nên giống Phật, có tâm t́nh ao ước giải thoát và được hạnh phúc miên trường.

            Trong đạo Phật c̣n có những biểu tượng khác nữa, nhưng hiện tại với giới hạn của bài cũng như với khả năng, không tiện đề cập tới. Những điều được nói ở đây về Đức Phật xét như biểu tượng, qua đó những người Phật giáo có thể gặp gỡ Thực tại Tuyệt Đối, cũng đúng cho các biểu tượng tương tự nơi các tôn giáo ngoài kitô khác.

Vươn tới Tuyệt Đối

            Qua những biểu tượng trong các tôn giáo ngoài kitô, tín hữu vượt qua những dấu chỉ khả giác để vươn tới thực tại vô h́nh, và họ có thể được gặp gỡ thực tại vô h́nh; qua ngôn ngữ biểu tượng này họ hướng ḷng lên những sự thuộc về thế giới khác, về Tuyệt Đối; họ muốn sống tốt hơn, muốn trở thành con người toàn diện hơn! Trước những điều này chúng ta phải chân nhận Thiên Chúa đă và đang hoạt động, đă và đang ban ân sủng qua các biểu tượng, v́ tất cả điều tốt đều đến từ Thiên Chúa[45].

            Kierkegaard cho rằng “lời cầu nguyện cũng có thể là không chân thực khi cầu nguyện với Thiên Chúa chân thực, nhưng người ta cũng có thể cầu nguyện trong chân lư mặc dù người ta dâng lời cầu nguyện trước một “ngẫu tượng””[46]. Một điều chúng ta nên biết rơ, nếu một biểu tượng không là biểu tượng thực, mà người ta coi biểu tượng đó là Thực Tại, biểu tượng đó trở thành ngẫu tượng. Điều này đúng cả cho những biểu tượng trong Kitô giáo; chính v́ vậy Yavê Thiên Chúa ra lệnh cho con dân Israel không được làm h́nh tượng Yavê để thờ (Tl.4, 15-20). Nếu một người ngoại, họ nh́n các biểu tượng như một biểu tượng, nghĩa là như dấu chỉ của thực tại vô h́nh, th́ biểu tượng đó không là ngẫu tượng đối với người ngoại này. Nếu hiểu như vậy chúng ta có thể đồng ư với Raymond Panikkar và Paradkar cho rằng “người Ấn giáo được cứu bởi Đức Kitô nhưng qua các bí tích của Ấn giáo[47].

            Tóm lại, niềm tin của những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô được diễn tả qua các biểu tượng nơi các tôn giáo của họ; khi họ nghĩ hay nh́n tới những biểu tượng này, hoặc khi họ đáp trả bằng niềm tin được biểu lộ qua những hành vi tôn giáo như cúng tế bái lạy, họ có thể nhận lănh ân sủng cứu độ của Thiên Chúa, cũng như họ có thể được gặp gỡ Thiên Chúa như Thực Tại của biểu tượng tôn giáo họ sống, Đấng mà họ không gọi cùng một tên với kitô hữu.

B. BÍ TÍCH CÔNG GIÁO VÀ BIỂU TƯỢNG TÔN GIÁO KHÔNG KITÔ

 

HOME    THẦN HỌC    ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG        ASVBT1       ASVBT2      ASVBT3      ASVBT4      ASVBT5

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] A. M. WENSINCK, The Muslim Creed, 2nd. édition, CASS-LONDON 1965, p. 189, trích bởi G. PARRINDER, art. “Revelation in other Scriptures”, trong STUDIA MISSIONALIA, vol.20, pp. 101-102: “Coran là Lời Thiên Chúa, được viết trong sách, được ǵn giữ trong trí nhớ, được lập lại bằng lưỡi, được mặc khải cho vị tiên tri. Những lời loan báo, việc sao chép, việc đọc lại kinh Coran của chúng ta là được tạo thành, c̣n Coran th́ không được tạo thành”.

É. CORNÉLIS, Valeurs chrétiennes des Religions non-chrétiennes, PARIS-CERF 1965, p. 31, trích bởi G.THILS, op. cit., p. 109

[2] Xin đọc thêm về vấn đề này trong

Y. PHẠM THANH LIÊM, Thần học các tôn giáo ngoài kitô, ĐALAT 1982, bđm. pp. 21-25

[3] Xem trong Y. PHẠM THANH LIÊM, op. cit., p. 21-25

[4] Xem ở trên, mục ....

                Lời đầu Liminaire trong quyển Symbole, trong bộ RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959), pp. 7-9: biểu tượng là dấu chỉ của thực tại vô h́nh.

                L. LEAHY, Philosophie de l'homme, DALAT 1974, p. II/6: dấu chỉ là thực tại khả giác mang ư nghĩa.

[5] M-M. DAVY, “Les symboles et l'histoire”

trong Le Symbole, RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959), p. 32

[6] Nếu cục đá, cái cây này, và lịch sử này đă là phương tiện thần hiển (hierophanie).

[7] P. TILLICH, Aux frontières de la religion et de la science, CENTURION 1970,p. 169

                Liminaire trong Le Symbole, RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959), p. 8

                Thực ra, mọi ngôn ngữ diễn tả “thực tại hoàn toàn khác” đểu là ngôn ngữ biểu tượng, có tính biểu tượng.

[8] Phần Liminaire trong Le Symbole, Ibid., p. 8

[9] Xem J. TROUILLARD, “Symbole et distance”,

trong Le Symbole, RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959), p. 42

[10] Xem LOUIS MILLET, “Le pouvoir du symbole”, trong Le Symbole, RECHERCHES ET DÉBATS XII (1959), p. 19-20

P. TILLICH, op. cit., p. 162-163

[11] DS. 1-5, 6 tt.

[12] H. MAURIER, Essai d'une théologie du paganisme, L'ORANTE-PARIS 1965, p. 85-86.

M. ÉLIADE, Le sacré et le profane, GALLIMARD 1965, p. 15

[13] FERNAND, trong “introduction” cho P.TILLICH, op. cit., pp. 21-22

[14] M-M. DAVY, art. cit.,

trong Le Symbole, RECHERCHES ET DEBATS XII (1959), p. 34

FERNAND, “introduction” cho P. TILLICH, op. cit., pp. 21-22

[15] Xem ở trên, phần A, trang

[16] Xem mục ư kiến về các tôn giáo ngoài kitô, ở trên, trang 30-43.

Ngay cả khi chúng ta nghe ai mà không nói lời nào, chúng ta vẫn không ngừng nói với chính chúng ta. Bởi v́ bài dạy của giáo sư, bài giảng của vị giảng thuyết, lời nói của xướng ngôn viên cũng gợi lên trong chúng ta những suy nghĩ, chấp nhận, nghi vấn, bài bác, diễu cợt và ngay cả những châm biếm chua cay. V́ không thể nói lên lời, chúng ta đành nói một ḿnh với chúng ta. Đó là hiện tượng ngôn ngữ nội tâm.

Khi đọc một tác phẩm, chúng ta không ngừng đối thoại với tác giả, tuy không nói nên lời nhưng vẫn mănh liệt.

L. LEAHY, Philosophy de l'home, DALAT 1974, p. II/2

[17] St. IGNACE, Exercises Spirituels, bản dịch của FRANÇOIS COUREL, n. 330, p. 174

[18] Điều này chúng ta cũng đă t́m hiểu ở trên: phần B, a và b, đặc biệt mục về cơ cấu con người đ̣i dấu chỉ. Ân sủng- xét như t́nh yêu- cần được biểu lộ qua những dấu chỉ khả giác đối với con người. V́ nếu không được biểu lộ qua dấu chỉ khả giác, con người không thể biết, không thể đáp trả, và như vậy không được cứu độ. Điều này trái với ư định của Thiên Chúa.

[19] Các bí tích trong Kitô giáo là những biểu tượng thực, vừa khác lại vừa giống với những biểu tượng khác trong Kitô giáo.

[20] Vocabulaire de théologie biblique, ed. X. LÉON-DUFOUR, CERF-PARIS 1966, art. “Foi”, col.389

E. C. BLACKMAN, art. “Faith-Faithfulness”

trong INTERPRETER' S DICTIONARY OF THE BIBLE, vol.II, pp. 222-223, ABINGDON PRESS- NEW JORK 1962

[21] G. DOMINICI, Notes de théologie morale- Vertus théologales, GHHV., pp. 15.17

[22] G. DOMINICI, op. cit., p.10

G. MARCEL, Foi et la réalité, AUBIER 1967, F.V. 38, PP. 95- 100

G. Marcel cho rằng có sự khác nhau sâu xa giữa ư kiến, xác tín, và đức tin. Cf. G. MARCEL, op. cit., pp. 93.96-97.

[23] G. MARCEL, Ibidem

[24] H. DE LUBAC, Dieu se dit dans l'histoire, CERF 1974 FV.159, p.85

[25] ROQUEPLO, La foi d' un mal croyant, CERF-PARIS 1969, p. 169; J. MOUROUX, Je crois en Toi, CERF-PARIS 1968, p. 25tt trích bởi G. DOMINICI, op. cit., p. 9

[26] Facienti quod in se est, Deus non denegat gratiam;

trích bởi G. THILS, op. cit., p. 16

[27] E. SCHILLEBEECKX, Le Christ- sacrement de la rencontre de Dieu, CERF 1960, F.V. 133, p. 160

[28] Cf. A. DREXEL, op. cit., p. 128

[29] G. DOMINICI, op. cit., p. 45.46.50

[30] Những người không nhận biết Thiên Chúa, và đặc biệt những người chủ trương vô thần thường dựa vào ư niệm nào đó về Thiên Chúa và với lư luận họ khẳng định “niềm tin vô thần” của họ; chẳng hạn họ lư luận: nếu Thiên Chúa hiện hữu th́ Ngài có những phẩm tính này phẩm tính nọ, và nếu vậy th́ phải như vầy như vầy, nhưng thực tế th́ không có như vậy, vậy không có Thiên Chúa.

Cf. G. MARCEL, Foi et réalité, AUBIER 1967, F.V. 38, p. 91. Chẳng hạn nếu Thiên Chúa nhân lành và toàn năng th́ tại sao có sự dữ? Mà chúng ta thấy sự dữ hiện diện đầy tràn, vậy Thiên Chúa không hiện hữu.

Nếu Thiên Chúa toàn tri th́ con người đâu có tự do!

[31] Xem ROBERT COFFY, Dieu des athées, xb. CHRONIQUE SOCIAL DE FRANCE

[32] Kinh Nguyện Thánh Thể IV trong SÁCH LỄ GIÁO DÂN- SÀIGON 1972, trg. 1415

[33] G. DOMINICI, op. cit., pp. 47-48; Cf. J. MARITAIN, Neuf lecons sur les notions premières de la philosophie morale, pp. 119-121.

J. MARITAIN, L'opzione fondamentale della vita morale e la grazia, GREGORIANUM 41 (1960), pp. 601-603.

J. DE FINANCE, Ethica generalis, PUG-ROMAE 1959, pp. 155-162

[34] G. DOMINICI, op. cit., pp. 49-50

[35] Trong D.C. 1951 col.1480 trích bởi Y. CONGAR, op. cit., p. 141

[36] Nơi các kitô hữu đầu tiên, lời tuyên xưng “Tôi tin một Thiên Chúa là Cha toàn năng, và đức Yêsu Kitô Con Một Thiên Chúa,...” được gọi là các biểu tượng đức tin (biểu tín).

Xem DS.1-5.6tt

[37] RECHERCHES ET DÉBATS XII (1969), Le Symbole, trg. 8

[38] J. TROUILLARD, art. “Symbole et distance” trong RECHERCHES ET DÉBATS XII (1969), Le Symbole, trang 40-41

[39] P. TILLICH, Aux frontières de la religion et de la science, CENTURION 1970, pp. 19-20

[40] FERNAND CHAPEY trong P. TILLICH, op. cit.,p, 22

[41] P. TILLICH, op. cit., p. 162-163

Đức Kitô cũng là biểu tượng lịch sử.

[42] HUYỀN CHÂN, Đạo Phật,

PHẬT HỌC VIỆN TRUNG PHẦN NHA TRANG 1965, trg. 16

[43] HUYỀN CHÂN, op. cit., trg. 45

[44] NARÀDA M. T., Buddha and his teachings,

bản dịch của PHẠM KIM KHÁNH, Đức Phật và Phật pháp, SG.1971, trg. 289-290

[45] Cf. L. MONDEN, Le miracle- signe du salut, DDB. 1960, p. 121

[46] É. CORMÉLIS, Valeurs chrétiennes des religions non- chrétiennes, CERF 1965, p. 58

[47] RAYMOND PANIKKAR, “Confrontation between Hinduism and Christ”, trong LOGOS X (June 1969), p. 48, 43.

PARADKAR, Christian Encounter, p. 33,

trích bởi ASANDAS BALCHAND, sj, The salvific value of non- christian religions according to Asian Christian Theologians Writings in Asian Published Theological Journals 1965-1970, EAPI- MANILA 1973, p. 37