HOME THẦN HỌC
ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG ASVBT1 ASVBT2 ASVBT3 ASVBT4 ASVBT5
ÂN SỦNG VÀ BIỂU
TƯỢNG
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
MỤC LỤC:
B. BÍ TÍCH CÔNG GIÁO VÀ BIỂU
TƯỢNG TÔN GIÁO KHÔNG KITÔ
a). Đặc tính của bí tích
Công Giáo
i).
Sinh ân sủng do sự (ex opere operato)
b). Biểu tượng ban ân
sủng nơi tôn giáo không kitô
i).
Ơn công chính ngoài bí tích cho kitô hữu
Bởi
ḷng nhân hậu của Thiên Chúa (ex divina decreta eterna)
ii).
Người Do Thái giáo thời Cựu Ước và hiện
tại
iii).
Người sống trong tôn giáo ngoài kitô
Do
chủ thể (ex opere operantis)
Do ư
định Thiên Chúa (ex divina decreta eterna)
Mệnh
lệnh của Chúa Yêsu phục sinh
Thay lời kết: BIỂU TƯỢNG, ÂN SỦNG VÀ
THÁNH THẦN
Bí tích là một
từ ngữ đa nghĩa,
·
nó dùng
để chỉ bảy “dấu chỉ hữu hiệu
của ân sủng” của Giáo Hội Công Giáo (nghĩa là
bảy bí tích theo nghĩa vẫn được dùng);
·
nó cũng
được dùng với nghĩa dấu chỉ của
“thực tại vô h́nh” như “Đức Kitô là bí tích
nguồn” và “Giáo Hội là bí tích nguyên thủy”[1];
·
nó cũng
được dùng, đặc biệt ở đây,
để chỉ những biểu tượng, tức là
dấu chỉ của thực tại vô h́nh, trong các tôn
giáo ngoài kitô.
Một số tác
giả, chẳng hạn như Karl Rahner, đă coi các bí tích
Kitô giáo là những biểu tượng thực[2];
đức Kitô là biểu tượng thực uyên nguyên,
v́ Ngài vừa là biểu tượng vừa là thực
tại của biểu tượng. Như vậy, biểu tượng
được gọi là bí tích theo nghĩa rộng; và
chúng ta có thể gọi các biểu tượng ngoài kitô là
bí tích của các tôn giáo ngoài kitô, và bí tích của Giáo
Hội Công Giáo là biểu tượng thực.
Để
thấy tương quan dị đồng giữa bí tích
Công Giáo và bí tích các tôn giáo ngoài kitô, chúng ta sẽ xét những
đặc điểm của bí tích Công giáo và sau đó
của các bí tích ngoài kitô giáo.
K. Rahner
định nghĩa bí tích là lời của Đức Kitô
đặt nơi miệng Giáo Hội, và Lời này sinh
ân sủng do sự[3].
Quan niệm “bí tích là hữu hiệu” này bắt nguồn
từ những suy tư về Lời Chúa của K.
Rahner. Ngài cho rằng:
·
Lời Chúa
được kư thác cho Giáo Hội bảo tồn và
lưu truyền;
bí tích cũng là lời, một lời hữu hiệu[4].
Khi nói bí tích là lời hữu hiệu tác giả đă
cho thấy dấu chỉ và biểu tượng
cũng thuộc về lời.
Đức Yêsu
nói: “Hăy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin
Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin cùng chịu
Thanh Tẩy th́ sẽ được cứu, c̣n ai không tin
sẽ bị luận tội” (Mc.16, 15-16). Đây là
mệnh lệnh của đức Yêsu sau khi Ngài đă
phục sinh! Nhưng ngay khi đức Yêsu bắt
đầu rao giảng, Ngài đă dạy các môn
đệ làm thanh tẩy cho dân chúng (Yn.3, 22.26). Vâng
lệnh đức Yêsu Phục Sinh, các tông đồ
cũng rao giảng và ban phép thánh tẩy như
trường hợp cho hoạn quan (Cv.8, 38tt), cho gia đ́nh
Cornêliô (Cv.10, 47-48).
Chúng ta
được thanh tẩy trong đức Yêsu Kitô,
chính trong cái chết của Ngài mà ta được thánh
tẩy. Như vậy nhờ thánh tẩy, chúng ta đă
được mai táng làm một với Đức Kitô
trong sự chết, ngơ hầu như Đức Kitô
nhờ bởi vinh quang Cha, đă được sống
lại từ cơi chết, th́ cả ta nữa, ta cũng
bước đi trong đời sống mới (Rm.6, 3-4).
Thanh tẩy là
một bí tích, nghĩa là một dấu chỉ ban ân thánh do
việc cử hành dấu chỉ này. Bí tích có hiệu
lực do sự (ex epere eperato) v́:
·
Thiên Chúa là
nguyên nhân chính, nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
là nguyên nhân ban công nghiệp và nhờ đức tin
của Giáo Hội[5];
·
Đức
Yêsu đă thiết lập những dấu chỉ này, và Ngài
muốn những dấu chỉ này ban ân thánh khi
được cử hành theo ư và nhân danh Ngài.
Bí tích nếu
chỉ là một dấu chỉ của thực tại
thiêng liêng, th́ cũng có giá trị như những
biểu tượng khác, hoặc trong Kitô giáo hoặc trong
các tôn giáo ngoài kitô. Điểm khác biệt giữa bí tích
Công Giáo và các biểu tượng khác trong Giáo Hội
Công Giáo và trong các tôn giáo ngoài kitô, là các bí tích Công giáo có
hiệu quả do sự (ex opere operato).
Cái làm cho bí tích
Công Giáo có hiệu quả do sự, là chúng
được đức Yêsu Kitô thiết lập, và
được thiết lập để ban ân thánh cho
con người. Khi Đức Kitô cử hành những
dấu chỉ này, chẳng hạn như Ngài ḥa
nước bọt vào bùn và xức cho người mù,
th́ những dấu chỉ hành vi này ban cho người
mù được sáng và được ơn công chính.
Đức Kitô
thiết lập Giáo Hội để tiếp tục công
việc cứu thế của Ngài nơi trần gian,
nên khi Giáo Hội cử hành các dấu chỉ này, cũng là Đức
Kitô cử hành, và như vậy các dấu chỉ sinh hiệu
quả do chính việc cử hành, nghĩa là “do sự”.
Suy luận
tương tự, để các bí tích sinh hiệu quả
do sự, các bí tích phải được thừa tác
viên cử hành đại diện Giáo Hội nhân danh
Đức Kitô; và xét dưới khía cạnh chủ thể
lănh nhận bí tích, chủ thể này phải hội đủ
yếu tố mà nếu đức Kitô làm, đức Kitô
đ̣i hỏi để Ngài làm những dấu chỉ này;
hiểu như vậy, chủ thể lănh nhận
phải hội đủ yếu tố Giáo Hội quy
định xét như đại diện Đức Kitô
tại trần gian.
Nơi thừa tác
viên cử hành bí tích,
họ phải là người đại diện
Giáo Hội của Đức Kitô,
và do đó phải làm theo ư Đức Kitô nơi Giáo
Hội,
cụ thể thi hành điều Giáo Hội xét như
đại diện của Ngài nơi trần thế
dạy phải làm.
Nơi chủ
thể lănh nhận bí tích, thụ nhân phải có
đức tin, và hội đủ những điều
kiện Đức Kitô đ̣i hỏi qua Giáo Hội[6]
đại diện Ngài.
Như đă nói
trên, nét đặc trưng của bí tích kitô giáo là có
hiệu quả do sự (ex opere operato), thế c̣n bí tích
nơi các tôn giáo ngoài kitô? Khi nào hay do đâu các bí tích,
biểu tượng nơi các tôn giáo ngoài kitô ban ân sủng
và đặc biệt ân sủng công chính hóa cho những
người sống trong tôn giáo ngoài kitô đó?
Để
giải quyết vấn đề này, đầu tiên
sẽ xét ân sủng công chính được ban cho kitô
hữu ngoài bí tích, rồi tới những người
dự ṭng, và sau đó những tín hữu nơi các tôn
giáo ngoài kitô. Chính nhờ ánh sáng Kitô giáo mà chúng ta có
thể giải đáp câu hỏi về đặc tính của
bí tích các tôn giáo ngoài kitô.
Sách giáo lư của
Giáo Hội Công Giáo dạy, ta có thể được
lại ân sủng thánh hóa nhờ ăn năn tội
cách trọn[7].
Các thần
học gia trường phái Thomas cho rằng chỉ có
một con đường để được
ơn công chính hóa, và coi bí tích như một yếu
tố không thể thiếu trong tiến tŕnh lănh ơn
công chính hóa này[8]. C̣n Duns
Scott cho rằng có hai con đường cứu độ
khác nhau, đường này độc lập với
đường kia, một là ngoài bí tích như việc
thống hối ăn năn cách trọn, và một khác
là bằng bí tích phát sinh ơn công chính do sự (ex opere
operato), nhưng không phải con đường thứ
nhất làm cho việc lănh nhận bí tích thành dư
thừa v́ việc này dựa vào quyền Thiên Chúa theo đó
ư hướng thú tội là yếu tố không thể
miễn trừ của tất cả hối nhân đích
thực[9].
Theo Duns Scott việc có hai con đường công chính hóa
cho tội nhân, là một dấu chỉ cho thấy ḷng
nhân từ của Thiên Chúa, hơn là chỉ có một con
đường[10].
Cũng theo ông, con đường bí tích là con
đường dễ hơn con đường kia[11].
Với K. Rahner
không có hai con đường cứu độ nhưng
chỉ có một con đường cứu độ
và như vậy không thể đặt vấn đề
nên theo con đường này hay theo con đường
kia. Theo ông, có hai thời điểm chứ không phải hai
đường của cùng một biến cố cứu
độ[12]:
tương tự như “Lời duy nhất có tính cứu
độ và hữu hiệu của Thiên Chúa” có một
lịch sử nhưng có những thời điểm khác
nhau, mỗi thời điểm có giá trị
tương ứng với toàn thể và thời
điểm sau không làm thời điểm trước
mất giá trị, th́ cũng vậy biến cố
cứu độ nơi mỗi cá nhân [13].
Để lănh
nhận bí tích, để bí tích có thể sinh hiệu
quả do sự cho thụ nhân, chủ thể lănh nhận
phải hội đủ những điều kiện
do Giáo Hội đại diện Chúa Kitô quy định.
Chẳng hạn nơi bí tích ḥa giải, để có
thể lănh nhận ân sủng công chính hóa sau khi phạm
tội, thụ nhân phải có ḷng thống hối;
nếu thiếu ḷng thống hối này, bí tích không sinh
hiệu quả, nghĩa là không ban ơn công chính hóa cho
họ. Như vậy ngay
nơi bí tích, yếu tố chủ thể lănh nhận
cũng rất quan trọng. “Thiên Chúa đă sinh ta chúng ta
không hỏi ư kiến chúng ta nhưng Ngài không thể
cứu độ chúng ta nếu chúng ta không đồng ư”;
chính yếu tố chủ thể (ex opere operantis) làm cho
chủ thể được ân sủng công chính hóa[14].
Khi một kitô
hữu lănh nhận ân sủng công chính hóa trước khi
lănh nhận bí tích, không hàm chứa rằng việc lănh
nhận bí tích là dư thừa hoặc không cần
thiết, bởi v́ các bí tích là biểu lộ của
đức tin[15].
Hành vi thống hối đă là tác động của
ân sủng, và nó không chỉ thuần túy là thái độ
nội tâm nhưng c̣n được biểu lộ ra bên
ngoài qua việc quỳ gối cầu nguyện, nghĩa là,
nó đă được diễn tả qua hành động[16].
Việc lănh nhận ân sủng công chính ngoài bí tích, cũng
vẫn là lănh nhận ân sủng này trong Giáo Hội; và
nếu xét chủ thể lănh nhận như thành
phần của Giáo Hội th́ hậu quả cũng
được biểu lộ nơi Giáo Hội, cụ
thể nơi thụ nhân lănh nhận ân sủng, và cao
điểm là lănh nhận bí tích[17].
Các bí tích ban ân
sủng “do sự”; c̣n trường hợp ân sủng
được ban “do nhân”, là ân sủng được
ban nhờ thái độ của thụ nhân; có thái
độ này, là nhờ các biểu tượng ngoài bí
tích; và thái độ này cũng được diễn
tả qua những hành vi biểu tượng như cầu
nguyện, làm việc bác ái.
Do sự khác do
nhân ở chỗ, cũng tương tự như
trước khi đức Yêsu Kitô xuất hiện, con
người cũng được ân sủng thánh hóa,
cũng được cứu độ nhưng con
người vẫn phải chờ biến cố
đức Yêsu dù họ không biết, và chỉ với
biến cố đức Yêsu Kitô con người
mới biết rơ ḿnh đă được cứu
độ và được cứu độ nhờ
đức Yêsu Kitô; con người có thể
được ơn công chính hóa trước khi lănh
nhận bí tích nhưng con người vẫn chưa
biết rơ ḿnh được điều này, và chỉ
khi lănh nhận bí tích, người ta mới biết rơ
ḿnh đă được công chính hóa[18].
Ân sủng của
Thiên Chúa đă hoạt động nơi con
người khi lănh nhận bí tích; và tùy thuộc
thái độ của thụ nhân, ân sủng c̣n
được biểu lộ cách hữu h́nh ra bên ngoài, và
người lănh nhận bí tích có sự chắc chắn
chủ quan lẫn khách quan về ân sủng ḿnh nhận
được. C̣n khi người ta nhận lănh ơn
công chính ngoài bí tích[19],
ân sủng của Thiên Chúa cũng hoạt động
nơi người ấy, giúp người ấy
chuẩn bị lănh nhận ân sủng công chính hóa, và
chính Thiên Chúa ban ân sủng công chính hóa khi Ngài thấy
được, và rồi ân sủng này cũng
được biểu lộ ra qua những
dấu chỉ biểu tượng bên ngoài.
Người nhận lănh ân sủng thánh hóa ngoài bí tích, có
thể có sự chắc chắn chủ quan nhưng sự
chắc chắn này có thể không hoàn toàn.
Một
người lănh nhận ân sủng công chính ngoài bí tích hay
đúng hơn là trước bí tích, là do ḷng
thương xót nhân từ của Thiên Chúa và nhờ thái
độ thống hối được biểu lộ
qua việc đọc kinh cầu nguyện, công tác bác
ái. Chúng ta dùng từ ngữ “do nhân” (ex opere operantis)
để chỉ đặc tính trường hợp
được ân sủng công chính ngoài hoặc
trước bí tích.
Người
dự ṭng có thể đă được ân sủng công
chính hóa trước khi lănh nhận bí tích Rửa Tội
do thái độ của họ (ex opere operantis), và như
vậy nếu họ chết trước khi lănh nhận bí
tích rửa tội, họ được cứu
độ. Các nhà thần học và ngay cả huấn
quyền giải thích việc lănh nhận ân sủng công
chính hóa trưóc khi lănh bí tích rửa tội bằng
phép rửa bởi Thánh Thần, bằng ḷng ao
ước lănh bí tích (votum sacramenti), bằng hành vi bác ái.
Trẻ con
chết trước khi lănh nhận bí tích rửa tội, dù
cho cha mẹ là kitô hữu hay lương dân, nếu c̣n
mắc tội tổ tông các em cũng không
được hưởng tôn nhan Chúa, nhưng chắc
chắn “Thiên Chúa không thể nào để cho bao nhiêu
trẻ con phải hư mất đời đời”[20]. Như
vậy phải chăng Thiên Chúa nhân từ tha thứ
tội tổ tông cho các em v́ đức tin của Giáo
Hội?
Vấn đề
này liên hệ đến quan niệm về tội tổ
tông, về tiến tŕnh thành người của thai nhi,
về ḷng nhân từ của Thiên Chúa. Những trẻ
chết khi Hêrôđê muốn giết hài nhi
Yêsu, được gọi là các thánh anh hài; các em
nhỏ được rửa tội trong gia đ́nh
Công giáo nhờ đức tin của cha mẹ, được
lên thiên đàng; c̣n các em nhỏ khác th́ sao? đức tin
của Giáo Hội có tác động đến các em không?
Thiên Chúa có thua ḷng nhân từ của chúng ta không, nếu
chỉ là người mà chúng ta c̣n nghĩ rằng các em
đó phải được hưởng kiến Thiên Chúa?
Trong quan niệm
nhân học cho rằng ơn gọi con người là
được sống hạnh phúc với Thiên Chúa, ngay
cả trong t́nh trạng sa ngă hiện tại? Và nếu
Giáo Hội khẳng định những
người chưa rửa tội có thể
được cứu độ khi họ sống theo
lương tâm ăn ở ngay lành, c̣n các em bé và các thai
nhi- các em chưa thể biểu lộ đức tin
của ḿnh qua hành động, đó không là lỗi tại
các em- như vậy chúng ta có lư để cho rằng các em
có thể được cứu độ. Các em
được cứu độ v́ Thiên Chúa là Đấng
vô cùng nhân từ và công bằng, v́ Đức Kitô đă
chết cho tất cả mọi người, kể cả
các thai nhi trong bụng mẹ. Nếu quả các em
được cứu độ, các em được
cứu độ không cần nhận lănh bí tích và
cũng không cần qua biểu tượng nữa, dù là
biểu tượng tự nhiên.
Kitô hữu tin
rằng những tín hữu Do Thái giáo thời
Cựu Ước được cứu độ
nhờ ḷng tin vào Thiên Chúa (Kn.15, 6), nhờ việc
thực thi lề luật như cách thể hiện
đức tin vào Thiên Chúa, nhờ phép cắt b́ như bí tích
xóa tội nguyên tổ[21]
cũng như nhờ các bí tích khác[22],
và đặc biệt vẫn nhờ đức Yêsu Kitô và
trong Giáo Hội.
Cũng như
người Công giáo được lại ân sủng thánh
hóa sau phạm tội nhờ lănh bí tích ḥa giải hoặc
nhờ ḷng thống hối thật, tín hữu Do Thái
giáo sau khi cắt b́ mà phạm tội lănh nhận
ân sủng thánh hóa nhờ nghi lễ xá tội trong ngày lễ
xá tội hằng năm (Lv.16, 33) hoặc nhờ các nghi
lễ hay qua các biểu tượng khác.
Thiên Chúa cho dân
Israel từ lưu đày trở về, đó là
biểu hiệu Thiên Chúa đă tha thứ tội lỗi v́
dân đă thật t́nh sám hối (Bar.1, 15- 3, 8).
Tiên tri Natan và câu
chuyện dụ ngôn của tiên tri là lời biểu
tượng để vua David nhận biết lỗi
lầm và thống hối; và chính ḷng thống hối đă
làm Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của David (2Sam.11,
13).
Những lời
của tiên tri Natan và biến cố lưu đày của
dân Israel, cho thấy Thiên Chúa đă ban ân sủng
qua lời biểu tượng hoặc qua biến
cố biểu tượng. Qua những biểu
tượng này, David nhận ra lỗi lầm của
ḿnh để thống hối, và biết Thiên Chúa đă tha
tội cho ḿnh qua lời tiên tri; Qua biến cố lưu
đày, Thiên Chúa đă giúp dân nhận biết lỗi
lầm, và như vậy biến cố lưu đày
trở thành phương tiện giúp dân thống hối
và đón nhận ân sủng được ban; biến
cố được trở về quê hương trở
thành biểu tượng cho thấy Thiên Chúa tha thứ
tội lỗi cho dân.
Những biến
cố, biểu tượng, và ân sủng, được
ban cho dân Israel; và cũng tương tự vậy
được ban cho người ngoài Do thái giáo, và rồi
cho những người sống trong tôn giáo ngoài kitô ngày
nay. Những biểu tượng này tuy không có tính ban ân
sủng do sự (ex opere operato), nhưng cũng là
phương tiện để Thiên Chúa ban ân sủng cho
những tâm hồn xứng đáng (ex opere operantis).
Tương
tự như kitô hữu nhận lănh ân sủng công chính hóa
ngoài bí tích, và tín hữu Do thái giáo nhận lănh ân sủng
công chính hóa trong nhiệm cục cứu độ tiền
ki-tô giáo, ân sủng Thiên Chúa tác động nơi
những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô qua các biểu tượng
nơi các tôn giáo họ sống hoặc qua những
biểu tượng tự nhiên, để họ có
tâm t́nh thống hối và thái độ xứng hợp,
hầu Thiên Chúa ban ân sủng công chính hóa cho họ khi
Ngài muốn.
Khác với bí tích
kitô giáo, v́ là dấu chỉ được đức Yêsu
Kitô thiết lập và Ngài muốn những biểu
tượng này ban ân sủng do việc cử hành
(ex opere operato), các biểu tượng nơi các tôn giáo
ngoài kitô là phương tiện ban ân sủng cho
những người sống trong các tôn giáo này tùy thuộc
thái độ của họ (ex opere operantis).
Các biểu
tượng của các tôn giáo ngoài kitô ban ân sủng cho
những người sống trong các tôn giáo này tùy ở thái
độ của họ (ex opere operantis), tùy Thiên Chúa theo
ư muốn và dự định của Ngài (ex divina decreta
eterna).
Những
người lănh nhận ơn công chính hóa ngoài bí tích kitô
giáo, có thể có sự xác tín chủ quan về ân sủng
nhận được; và sự xác tín khách quan
có thể có khi ân sủng công chính hóa được
biểu lộ ra bên ngoài qua các biểu tượng,
chẳng hạn hành vi bác ái, đời sống
lương thiện, yêu mến tha nhân đồng loại,
những cảm nghiệm về Tuyệt Đối.
Trong nhăn quan kitô và
nhân bản không bị lệch lạc, nhận lănh
ân sủng công chính hóa qua bí tích kitô giáo là
con đường đơn sơ và dễ dàng
nhất, và thụ nhân có sự xác tín chủ quan lẫn
khách quan về ân sủng ḿnh được nhận.
Đối
với kitô hữu, truyền giáo là loan báo cho muôn dân biết
Thiên Chúa yêu thương con người, và Ngài muốn
cho tất cả được thông dự sự
sống vĩnh cửu của Ngài.
Thiên Chúa yêu
thương con người đến độ ban Con
Một của Ngài cho con người, tức là đức
Yêsu Kitô (Yn.3, 16). Với biến cố Yêsu Kitô, tất cả
được biến đổi. Con người, nhờ
đức Yêsu Kitô, đă thấy rơ ư nghĩa cuộc
sống của ḿnh, biết rằng ḿnh được
Thiên Chúa yêu thương, biết rằng ḿnh sẽ
được cứu độ, sẽ
được thông phần hạnh phúc vĩnh cửu
của Thiên Chúa nếu ḿnh tin vào đức Yêsu Kitô
(Yn.3, 16).
Truyền giáo là
loan báo tin mừmg đức Yêsu Kitô. Đức Yêsu Kitô chính là Tin Mừng cho tất
cả nhân loại; không có Ngài, không có ơn cứu
độ; và có Ngài tất cả được
đổi mới, tất cả được hạnh
phúc, tất cả được tham dự sự
sống Thiên Chúa.
Truyền giáo có
thực sự cần thiết không khi các tôn giáo ngoài kitô
cũng có những biểu tượng, qua đó Thiên Chúa
ban ân sủng cứu độ cho những người
thuộc tôn giáo đó?
Câu trả lời
thật đơn sơ rơ ràng: dù các tôn giáo ngoài kitô có là
phương tiện cứu độ cho
những người sống trong đó, dù các tôn giáo
ngoài kitô có những biểu tượng qua đó Thiên
Chúa vẫn dùng để ban ân sủng cứu độ cho
họ, th́ việc truyền giáo “loan báo đức Yêsu
cho những người sống trong các tôn giáo ngoài kitô” là
một chuyện rất cần thiết và không thể
miễn trừ. Sau đây là những lư do buộc các kitô
hữu phải truyền giáo.
Kitô hữu là
người có niềm vui lớn lao vô cùng: “Đức Yêsu
là Thiên Chúa nhập thể làm người v́ yêu
thương chúng ta, Ngài đă chết và sống lại
để chúng ta cũng được sống lại
với Ngài, Ngài muốn cho con
người được thông chia sự sống
vĩnh cửu của Thiên Chúa”. Khi một người
có niềm vui, họ thường đem chia sẻ
với những người xung quanh, với những
người thân, với những người họ yêu
mến. Như vậy nếu một kitô hữu xác tín
niềm tin của ḿnh, chắc chắn họ
phải chia sẻ Tin Mừng này cho những
người họ yêu, cho những người thân, cho
những người xung quanh họ. Nếu họ không
chia sẻ Tin này, th́ e rằng đây không phải là
một Tin Mừng thật, hoặc họ không có t́nh yêu
đối với những người xung quanh và
với những người thân, và nếu vậy
họ không giống Thiên Chúa là Đấng yêu
thương mọi người và muốn chia sẻ
niềm vui, sự sống của Ngài với con
người.
Đức Yêsu
Kitô sau phục sinh, đă truyền cho các môn
đệ mệnh lệnh “các con hăy đi khắp
cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài
thụ tạo. Ai tin cùng chịu thanh tẩy sẽ
được cứu, c̣n ai không tin sẽ bị luận
tội” (Mc.16, 15-16//).
Thánh Thần
của đức Yêsu Phục Sinh cũng đă tách riêng
Phaolô và Barnaba để sai các ngài đi rao giảng tin
mừng đức Yêsu cho người Do Thái, và sau
đó cho dân ngoại (Cv.13, 2.46). Phaolô đă xác tín ơn
gọi rao giảng Tin Mừng của Ngài: “khốn
cho tôi, nếu tôn không rao giảng Tin Mừng “ (1Cor.9,
16).
Mệnh lệnh
đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, làm
thành tính công giáo của Giáo Hội: “Vậy các con hăy đi
thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy
chúng nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy chúng tuân
giữ hết mọi điều thầy đă truyền
cho các con” (Mt.28,18-19). Giáo Hội đă nhận lănh
sứ mạng như đức Yêsu nhận lănh từ
Cha: “như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các
con” (Yn.20, 21).
Đức Yêsu
Kitô là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và
con người (1Tm.2, 5), Ngài là Lời Thiên Chúa nhập
thể làm người (Yn.1, 14), nên Ngài là bí tích nguồn
ban ân sủng cho con người (Yn.1, 18). Giáo Hội,
được Thánh Thần đức Yêsu Kitô
hướng dẫn, là bí tích phổ quát ban ơn cứu
độ cho con người[23],
cho tất cả mọi người thuộc mọi
quốc gia ngôn ngữ. Nếu Giáo Hội không truyền
giáo, Giáo Hội không c̣n tư cách đại diện Chúa
Kitô nữa, không c̣n là bí tích phổ quát nữa, và như
vậy Giáo Hội không c̣n là Giáo Hội nữa.
Chúng ta vẫn
phải truyền giáo, bởi v́
·
chính trong
đức Yêsu Kitô và nhờ đức Yêsu Kitô mà các tôn giáo
ngoài kitô trở thành phương tiện cứu
độ;
·
chính
trong Giáo Hội- ngoài Giáo Hội không có ơn cứu
độ- mà ân sủng được ban cho những
người sống trong các tôn giáo ngoài kitô, hay những
người không theo một tôn giáo nào, hoặc ngay
cả những người vô t́nh không tin nhận Thiên
Chúa, dù rằng qua các biểu tượng trong tôn giáo ngoài
kitô hoặc qua các biểu tượng tự nhiên.
·
Hơn
nữa, chúng ta cũng đă thấy ở trên, các tôn giáo
ngoài kitô vẫn có những sai lầm v́ có những
yếu tố thuần túy con người, v́ các tôn giáo ngoài
kitô không được Thánh Thần bảo đảm
việc lưu truyền kinh nghiệm với Tuyệt
Đối, và v́ các biểu tượng tôn giáo ngoài kitô
vẫn có nhiều nét hàm hồ không phản ánh tinh
ṛng Thực Tại Vô H́nh, và đôi khi c̣n làm cho con
người hiểu sai lệch về Tuyệt
Đối.
Truyền giáo không
là truyền bá văn hóa Do thái hay Hy lạp hay tây
phương, nhưng là rao giảng tin mừng
đức Yêsu Phục Sinh.
Giáo Hội không
truyền bá một ư thức hệ với những
giải thích về vũ trụ, Thiên Chúa và con
người, nhưng rao giảng tin mừng đức Yêsu
Kitô; như vậy Giáo Hội thích hợp với
mọi người và với mọi nền văn hóa
của mọi dân tộc và mọi thời đại.
Giáo Hội là Công
Giáo, nên Giáo Hội ḥa hợp với mọi dị
biệt của những nền văn hóa khác nhau, nên Giáo
Hội phải t́m hiểu cách suy nghĩ, diễn tả
của từng dân tộc, của từng nền
văn hóa, để loan báo tin mừng đức Yêsu Kitô
một cách thích đáng, và để mọi
người dễ tin nhận hơn.
Hội nhập
văn hóa là t́m hiểu cách suy nghĩ và diễn tả
của từng dân tộc, để tŕnh bày tin mừng
đức Yêsu Kitô theo cách thức suy nghĩ và diễn
tả của dân tộc đó. Nếu chúng ta không hội
nhập văn hóa, không tŕnh bày Tin Mừng theo văn hóa
của dân tộc được rao giảng Tin Mừng,
sẽ làm người ta dễ hiểu lầm Tin
Mừng, và hậu qủa là đa số từ chối
Tin Mừng đức Yêsu Kitô.
Đặc
biệt với những dân tộc châu Á, có
nền văn hóa rất khác với những
nước châu Âu, nếu Tin Mừng không được
rao giảng bằng ngôn ngữ văn hóa các nước
châu Á, e rằng không có bao người tiếp nhận
Tin Mừng. Chẳng hạn việc “thờ cúng tổ
tiên”, nếu những người Công Giáo làm cho
người Việt Nam nghĩ rằng theo đạo là
bất hiếu, phải bỏ ông bà, th́ thường
họ không chấp nhận theo đạo; thực
sự người Công Giáo tôn kính ông bà cách khác, chúng ta
không bất hiếu, chúng ta vẫn nhớ
cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên, cha mẹ chúng ta
trong những giờ kinh nguyện; tuy vậy, chúng ta
phải để cho người Việt Nam tôn kính ông
bà theo kiểu của họ, th́ tin mừng đức Yêsu
Kitô mới dễ được nhiều người chấp
nhận; chúng ta chỉ ngăn cản khi những hành vi
tôn kính này đi ngược lại đức tin mà thôi.
Người Công Giáo Việt Nam nói về ḷng tôn kính ông
bà tổ tiên theo cách thức, theo nền văn hóa
của người Việt Nam; và điều chúng ta nói
về ḷng tôn kính tổ tiên cũng đúng cho những
vấn đề khác; đó là công tác hội nhập
văn hóa của Giáo Hội khi thi hành sứ mạng rao
giảng Tin Mừng đức Yêsu Kitô cho mọi dân tộc.
Giáo hội
khẳng định lập trường với công
đồng Vatican II qua tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài
kitô: “Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận
những ǵ là chân thật và thánh thiện nơi các tôn
giáo ngoài kitô. Với ḷng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét
thấy những phương thức hành động và
lối sống, những huấn giới và giáo
thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm
khác với chủ trương mà Giáo Hội duy tŕ,
nhưng cũng thường đem lại ánh sáng
của Chân Lư, Chân Lư chiếu soi cho hết mọi người;
v́ thế, Giáo Hội khuyến khích con cái ḿnh nh́n
nhận, duy tŕ và cổ động cho những
thiện ích thiêng liêng cũng như luân lư và những
giá trị xă hội văn hóa của các tín đồ
thuộc các tôn giáo khác, bằng con đường
đối thoại hợp tác cách thận trọng và bác ái
với tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là
chứng tá của đức tin và đời
sống kitô giáo”[24].
Như vậy
chúng ta thấy, Giáo Hội chấp nhận những ǵ chân
thật và tốt lành nơi các tôn giáo ngoài kitô, và cổ
vơ việc đối thoại. Việc
đối thoại hàm chứa niềm tin rằng các
tôn giáo ngoài kitô có những chân lư, có những điều
tốt lành. V́ nếu Giáo Hội nhận rơ các tôn giáo ngoài
kitô là phương tiện của ma quỷ, hoặc là công
tŕnh của con người xét như một thế
lực chống lại Thiên Chúa như một số
người trong anh em Tin Lành chủ trương, th́
chắc Giáo Hội đă thẳng thắn bài bác và không
bao giờ khuyến khích con cái ḿnh đối thoại
cả. Việc đối thoại với các tôn giáo
ngoài kitô hàm chứa phần nào niềm tin rằng các tôn
giáo ngoài kitô cũng là phương tiện Thiên Chúa dùng
để cứu độ con người, nếu
không việc đối thoại chỉ là giả h́nh và
thuần túy “ngoại giao”.
Đối
thoại với các tôn giáo ngoài kitô là để thấy rơ
những giá trị của tôn giáo ngoài kitô, thấy rơ
điều hay điều tốt và cả
những điều không thể dung hợp với
đức tin kitô giáo nữa, hiểu biết
hơn về các tôn giáo ngoài kitô, cũng như những
biểu tượng đức tin và những hành vi
biểu lộ niềm tin của họ, hiểu biết
cách diễn tả thực tại thiêng liêng theo
nền văn hóa của dân tộc theo tôn giáo này, và
như vậy chúng ta có thể tŕnh bày đức Yêsu cho
những người theo tôn giáo đó cũng như cho
dân tộc này cách thích hợp hơn.
Việc t́m
hiểu các tôn giáo ngoài kitô rất quan trọng trong việc
truyền giáo, trong việc loan báo Tin Mừng đức
Yêsu Phục Sinh, bởi v́ khi đă thấy rơ giá trị
và ư nghĩa các biểu tượng của các tôn giáo ngoài
kitô cũng như cách diễn tả tâm t́nh tôn gíáo của
dân tộc với nền văn hóa riêng, chúng ta có
thể rao giảng tin mừng đức Yêsu theo
những biểu tượng về thực tại thiêng
liêng mà ta đă biết. Nói một cách khác, chúng ta kitô hóa
các biểu tượng[25]
nơi các tôn giáo ngoài kitô nếu có thể được.
Nói về biểu
tượng và ân sủng mà không đề cập tới
Thánh Thần là một thiếu sót lớn, bởi v́ ân
sủng là t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người,
làm cho con người được nên giống Thiên Chúa.
Thánh Thần là
ngôi vị thứ ba của Thiên Chúa, Ngài là “hơi thở”
của Cha và Con, nhiệm xuất từ Cha và Con, là t́nh yêu
giữa Cha và Con. Ngài được biệt gán cho nhiệm
vụ thánh hóa con người và toàn thể vũ trụ!
Khi trở về cùng Cha, Đức Yêsu đă gởi Thánh
Thần của Ngài trên các tông đồ và toàn thể Giáo
Hội, để Thánh Thần tiếp tục và hoàn
tất chương tŕnh cứu chuộc loài người
của Chúa Cha, được Chúa Con nhập thể thi
hành. Có thể nói tất cả những hướng
chiều đi lên với Thiên Chúa của con người,
đều là tác động của Thánh Thần.
Ân sủng là tác
động của Thiên Chúa nhằm cứu độ con
người, luôn đi trước thái độ và lời
đáp trả của con người! Không phải chúng
ta yêu Thiên Chúa trước, nhưng chính Ngài đă yêu chúng ta
trước và đă phó mạng sống ḿnh v́ ta (1Yn.4,
19.10). Không ai đến được với Ta nếu Cha
Ta không lôi kéo nó (Yn.6, 44); không ai có thể tuyên xưng Yêsu là
Chúa mà không bởi Thánh Thần (1Cor.12, 3).
Thiên Chúa yêu
thương thế gian vô cùng, Ngài muốn cứu
độ tất cả mọi người (1Tm.2, 4),
muốn mọi người được nên giống
Ngài, được tham dự sự sống vĩnh
cửu của Ngài. T́nh yêu của Thiên Chúa chan ḥa vũ
trụ và tràn ngập ḷng người, và Thánh Thần
T́nh Yêu luôn luôn hoạt động nơi ḷng mỗi
người để lôi kéo họ tới với Thiên Chúa,
để họ được cứu độ nhờ
Đức Yêsu Kitô. Như trước khi tạo dựng
vũ trụ, Thiên Chúa đă yêu thương từng người
chúng ta, cũng vậy trước khi t́nh yêu ân sủng
được biểu lộ cụ thể, th́ Thiên Chúa
đă yêu thương ta trong Thánh Thần. T́nh yêu đi
trước bí tích, biểu tượng.
T́nh yêu là
tương quan liên vị nên cần phải
được diễn tả và biểu lộ. Với con
người v́ là hồn và xác, nên t́nh yêu cần và phải
được diễn tả qua những dấu
chỉ. Thiên Chúa đă biểu lộ t́nh yêu của Ngài
khi ban Con Một cho loài người (Yn.3, 16); Đức Yêsu
Con Thiên Chúa nhập thể, cũng đă chấp nhận
chết nhục nhă trên thập giá để biểu lộ
t́nh yêu của Ngài và của Cha cho con người; và
Đức Yêsu đă thiết lập Giáo Hội như
đại diện hữu h́nh của Ngài nơi trần
gian, để trở thành dấu chỉ cứu độ
cho con người, bằng việc loan báo Lời Chúa và
cử hành các biểu tượng ban ân thánh hữu
hiệu.
Thánh Thần Thiên
Chúa luôn hoạt động khắp nơi và trong ḷng
mỗi người, nên tất cả mọi hành vi tốt
của con người đều là hành vi siêu nhiên và có giá
trị cứu độ. Mọi hành vi tốt đều
là ân sủng của Thiên Chúa[26]. Thánh
Thần hoạt động rất tự do, không bị
giới hạn trong những cơ cấu và định chế:
“khí muốn đâu th́ thổi, ông nghe được
tiếng, nhưng nào có biết từ đâu mà đến
hay lại đi đâu? cũng vậy với mọi
kẻ sinh bởi Thần Khí” (Yn.3, 8). Hoạt động
của Thánh Thần nơi con người cũng
được biểu lộ ra bên ngoài, chẳng hạn
Thánh Thần đă tỏ lộ hoạt động trong
ngày lễ ngũ tuần (Cv.2, 1tt) dù rằng con
người, cụ thể các tông đồ đă nhận
lănh Thánh Thần ngay trong ngày đức Yêsu phục sinh
(Yn.20, 22). Như vậy ân sủng, t́nh yêu của Thiên Chúa
được cụ thể hóa, cũng được
diễn tả qua các dấu chỉ biểu tượng.
Tất cả là
ân sủng[27]. Hoạt
động của Thánh Thần T́nh Yêu Thiên Chúa bao
phủ tất cả hoàn vũ và tận trong thâm sâu con
người. Chính Thánh Thần tác động để
con người vươn lên, nhận ra những
điều tốt lành thiện hảo cũng
như những điều không hợp với bản
tính con người, lôi kéo con người đến
với Thiên Chúa, và giúp con người biểu lộ tâm t́nh
của ḿnh qua các biểu tượng, dấu chỉ
thực tại thiêng liêng. Không có ǵ tốt lành thánh
thiện mà ở ngoài Thiên Chúa, mà lại không
được Thánh Thần tác động và
hướng dẫn! Những ǵ tốt lành thánh thiện,
những ǵ giúp con người vươn lên với Thiên
Chúa ngay cả trong các tôn giáo ngoài kitô, đều là hoa trái
của Thánh Thần. Chính Thánh Thần đă giúp những
người sống trong các tôn giáo ngoài kitô gặp
gỡ Thực Tại Tuyệt Đối qua các biểu
tượng, thánh hóa và ban cho họ hồng ân vô giá “trở
nên đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi” ngay cả khi
họ không ư thức.
TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA HƠN
Viết xong 20:40' ngày 06.02.1985
Lễ thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo
Art. Articulus Bài
Art. cit. Articulo
citato Bài đă dẫn
AUG. Augustinô
DS. DENZINGER-SCHONMETZER,
Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum de rebus fidei et morum,
HERDER MCMLXIII
Ep. Epistula Thư
E.T. K. RAHNER,
Ecrits Théologiques
F.V. Coll. FOI
VIVANTE
GH. Vatican II,
Hiến Chế Giáo Hội
Ibid. Ibidem Cùng vậy
LG. Lumen
Gentium Hiến Chế Giáo
Hội
NK. Ngoài kitô
giáo. Tuyên ngôn của Công Đồng Vatican II về liên
lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài kitô
op. cit. Opere citato Sách đă dẫn
p (pp). Trang
(các trang)
PG. J. P. MIGNE,
Patrologiae cursus completus, Series graeca, PARISIIS 1857 seq.
PL. J. P. MIGNE,
Patrologiae cursus completus, Series prima latina, PARISIIS 1844 sqq.
R. ROUET DE
JOURNEL, Enchiridion patristicum, HERDER MCMLXV
S.T. St.THOMAS,
Summa Theologiae
TG. Sắc
lệnh Truyền giáo của Công Đồng Vatican II.
·
Trong bài này,
kư hiệu Kinh Thánh dùng theo Cha Nguyễn Thế
Thuấn, bản dịch in bởi D̉NG CHÚA CỨU
THẾ 1976.
·
Kư hiệu
của Công Đồng Vatican II dùng theo bản dịch
của Giáo Hoàng Học Viện ĐALAT- VIỆT NAM
1972.
Ở đây chỉ ghi những sách
hoặc những bài báo đă được trích dẫn.
A. BALCHAND, The salvific
value of non-christian religions according to Asian Christian Theologians’
Writtings in Asian Published Theological Journals 1965-1970. EAPI-MANILA
1973.
CH. BAUMGARTNER, La Grâce
du Christ, Coll. LE MYSTÈRE CHRÉTIEN, DESCLÉE- BELGIUM 1963
C. BIHLMEYER et H.
TUCHLE, Histoire de l'Eglise, t. I, SALVATOR 1962
E. C. BLACKMAN, Faith- Faithfulness,
trong INTERPRETER'S DICTIONARY OF THE BIBLE, vol. II,
ABINGDON PRESS- NEWYORK 1962
LEONARDO BOFF, Le
sacrement de mariage, trong CONCILIUM 87 (1973), pp. 21-31
E. CASSIRER, An essay on
man, YALE UNIVERSITY PRESS 1962
Y. CONGAR, Vaste monde ma
paroisse: Vérité et dimensions du salut, TÉMOIGNAGE CHRÉTIEN 1968- FV.27
ÉTIENNE CORNÉLIS, Valeurs
chrétiennes des religions non-chrétiennes, CERF 1965
M-M. DAVY, Les symboles
et l'histoire, trong LE SYMBOLE, bộ RECHERCHES ET DÉBATS n. 29,
PARIS XII (1959)
JOSEPH DE FINANCE,
Connaissance de l'être: Traité d'ontologie, DDB- PARIS 1966
HENRI DE LUBAC, Dieu se
dit dans l'histoire, CERF 1974 FV. 159.
GILDO DOMINICI, Notes de
théologie morale. Les vertus thélogale, GHHV sans date ni lieu
ANTON DREXEL, Bí tích đại
cương, GHHV- DALAT không ngày
ANTON DREXEL, Traité de
la grâce du Christ ou L'homme dans le Christ, COLLÈGE PONTIFICAL SAINT PIE X-
DALAT 1972
MIRCEA ÉLIADE, Le sacré
et le profane, GALLIMARD 1965
PAUL FOULQUIÉ et RAYMOND
SAINT-JEAN, Dictionnaire de la langue philosophique, PUF- PARIS 1962
A. GAUDEL, art. “Péché
eriginel”, trong DTC XII/1 PARIS 1933
M. HEINRICHS, Théologie
catholique et pensée asiatique, CASTERMAN 1965
HUYỀN CHÂN,
Đạo Phật, PHẬT HỌC VIỆN TRUNG PHẦN-NHA
TRANG 1965
LOUIS LEAHY, Philosophie
de l'homme, COLLÈCE PONTIFICAL ST. PIE X- DALAT 1974
éd. XAVIER LÉON- DUFOUR,
Vocabulaire de théologie biblique, CERF- PARIS 1966
YUSE PHẠM THANH
LIÊM, Thần học các tôn giáo ngoài kitô, bđm- ĐALAT 1982
LĂO TỬ,
Đạo Đức Kinh, bản dịch NGUYỄN DUY
CẦN, xb. KHAI TRÍ-SAIGON 1961
GABRIEL MARCEL, Foi et
réalité, AUBIER 1967 FV.38
HENRI MAURIER, Essai
d'une théologie du paganisme, L'ORANTE- PARIS 1965
J. VAN DER MEERSCH, Art.
“Grâce”, trong DTC VI/2
LOUIS MILLET, Le pouvoir du
symbolisme, trong Le Symbole, RECHERCHES ET DÉBATS n.29, PARIS XII (1959)
LOUIS MODEN, Le miracle-
signe du salut, DDB. 1960
G. MUSCHALEK, La création
de l'alliance, Problème des rapports entre la nature et la grâce,
trong MYSTERIUM SALUTIS
VI, BURNS-OATES 1969
NARADA MAHA THERA, The
Buddha and his teachings,
bản dịch
của PHẠM KIM KHÁNH, Đức Phật và Phật
pháp, HẠNH PHÚC- SG.1971
GEOFFREY PARRINDER,
Revelation in other Scriptures, trong STUDIA MISSIONALIA, vol.20 (1971),
éd. M. DHAVAMONY, sj,
GREGORIANA 1971
É. PORTALIÉ, art.
“Augustin”, trong DTC I/1 PARIS 1923
É. PORTALIÉ, art:
“Abélard”, trong DTC I/1 PARIS 1923
B. POSCHMANN, Pénitance
et onction des malades, CERF 1966
KARL RAHNER, Piété
personnelle et piété sacramentelle, trong ÉCRITS THÉOLOGIQUES, t. II, DDB
1960
KARL RAHNER, La nature et
la grâce, trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD'HUI, t. II, DDB-PARIS 1963
KARL RAHNER, Pour la
théologie du symbole, trong E.T., t. IX, DDB. 1968
K. RAHNER, Parole et
Eucharistie, trong E.T., t. IX, DDB. 1968
K. RAHNER, Eglise et
Sacrements, trong QUESTIONES DISPUTATAE 10, DDB.1970
A-M. ROGUET, Renseignements techniques, trong THOMAS
D’AQUIN, S.T. III, q.60-65, bản dịch của A-M. ROGUET, DESCLÉE
et Cie, PARIS 1945, pp.255-380
HENRI RONDET, Gratia
Christi, BEAUCHESNE ET SES FILS- PARIS 1964
HENRI RONDET, Essais sur
la théologie de la Grâce, BEAUCHESNE- PARIS 1964
E. SCHILLEBEECKX, Le
Christ sacrement de la rencontre de Dieu, CERF 1960 FV.133
HEINZ ROBERT SCHLETTE,
Towards a Theology of Religions, bản dịch của W.J.
O'HARA, HERDER-FREIBUG 1966, Coll.
QUESTIONES DISPUTATAE 14
P. SCHOONENBERG, L'home
dans le péché, trong MYSTERIUM SALUTIS VIII, CERF 1970
OTTO SEMMEILROTH, Art.
“Mediatorship”, trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS-OATES 1969
GUSTAV SIEWERTH, L'home et
son corps, PLON-PARIS 1957
GUSTAVE THILS, Propos et
problèmes de la théologie des religions non-chrétiennes, CASTERMAN 1966
St. THOMAS d'AQUIN, Summa
Theologiae, MARIETTI 1952
PAUL TILLICH,
Aux frontières de la religion et de la science, CENTURION 1970
JEAN TROUILLARD, Symbole et distance, trong Le Symbole,
RECHERCHES ET DÉBATS n. 29,
PARIS XII (1959)
JAN- HENDRIK WALGRAVE, Un
salut aux dimensions du monde,
bản dịch
từ tiếng Hà Lan bởi Emmanuel Brutsaert, CERF- PARIS 1970
CHO VINH DANH CHÚA HƠN
AMDG
AD MAIOREM DEI GLORIAM
Bài kết thúc thời gian học thần học,
xong 20:40’ ngày lễ thánh Phaolô Miki (06.02.85)
HOME THẦN HỌC
ÂN SỦNG VÀ BIỂU TƯỢNG ASVBT1 ASVBT2 ASVBT3 ASVBT4 ASVBT5
Chúc
bạn an vui hạnh phúc.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[1] Cf. E. SCHILLEBEECKX, Le Christ- sacrement de la rencontre de Dieu, CERF 1960, F.V. 133.
Cf. A. DREXEL, Bí tích đại cương, GHHV-DALAT, không ngày.
[2] K. RAHNER, Pour la thélogie du symbole, trong E.T., IX, DDB. 1968, p. 34-35
[3] K. RAHNER, Parole et Eucharistie,, trong E.T., IX, DDB.1968, p. 74
[4] K. RAHNER, op. cit., pp. 67-68
[5] A. DREXEL, Bí tích đại cương, GHHV- DALAT không ngày, trg. 62, trích dẫn GABRIEL BIEL, In 4 S., d. 3, q. unica, a. 2
St. THOMAS, S.T., III, 62,
St. THOMAS, 4 S, d.1, q.2, a. 6
St. AUGUSTIN, In Jon. tract., 80, 3 PL.35, 1840
[6] Với bí tích thánh tẩy, chúng ta thấy rơ điều này; nhưng c̣n với các bí tích khác? Một điều chúng ta lưu ư: người Công Giáo tin có bảy bí tích, nhưng anh em Tin Lành không tin truyền chức và xức dầu, là bí tích! Anh em Chính Thống coi bí tích Rửa tội và bí tích Thêm sức là một! Những bất đồng giữa Chính thống giáo, Công Giáo và Tin Lành, là số bí tích; và hàm chứa vấn đề: Đức Kitô có thiết lập những bí tích mà các giáo phái khác nhau- đều là Kitô giáo- không tin nhận không?! Vấn đề này chúng ta không bàn đến trong phạm vi bài này.
[7] Giáo Lư Công Giáo, TÂN ĐỊNH THIỆN BẢN- SAIGON 1967, số 150, trg. 60.
Sách Bổn dạy những lẽ đạo cần cho được rỗi linh hồn, ĐỊA PHẬN HÀ NỘI- HIỆN TẠI 1957, phần II, đoạn V, điều 2, trg. 76
[8] B. POSHMANN, Pénitance et onction des malades, CERF 1966, Coll. HISTOIRE DES DOGMES, p. 168
[9] DUNS SCOTT, Ox., IV, dist.17, q.1, n.11
cf.B.POSHMANN, op. cit., p. 63
[10] DUNS SCOTT, Ox., IV, dist.14, q. 4, n. 6
cf. B. POSHMANN, op. cit., p.163
[11] Ibidem, n. 7
[12] K. RAHNER, Piété personnelle et piété sacramentelle,
trong E.T., II, DDB. 1960, trg. 120
K. RAHNER, Parole et Eucharistie, trong E.T., IX, DDB. 1968 p. 83
[13] Ibidem, trg. 83
[14] K. RAHNER, Piété personnelle et piété sacramentelle, trong E.T., II, DDB. 1960, p. 124
[15] Đây là quan niệm của thánh Thomas d'Aquin
K. RAHNER, op. cit., p. 125
[16] V́ ân sủng cũng có tính cách nhập thể, biểu lộ qua thân xác.
[17] K. RAHNER, op. cit., pp. 135.138-139.141-142
[18] Xem thêm K. RAHNER, Eglise et Sacrements,
DDB. 1970, p. 38-39, Coll. QUESTIONES DISPUTATAE 10
[19] Không hàm ư loại trừ việc lănh bí tích.
[20] INNOCENTIUS III, Ep. “Maiores Ecclesiae causas” ad Ymbertum archiep. Arelat., exeunte a.1201; DS. 780/410/
E. SCHILLEBEECKX, op. cit., p.160
[21] DS.780
[22] DS.1310.1348.1602
[23] VATICAN II, Sắc lệnh Truyền giáo, số 1
[24] VATICAN II, Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài kitô, số 2
[25] Theo thiển kiến, khái niệm Đạo nơi đạo Lăo là một biểu tượng có thể kitô hóa:
“Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả phi thường Danh”
LĂO TỬ, Đạo Đức Kinh, IA
bản dịch NGUYỄN DUY CẦN, KHAI TRÍ- SAIGON 1961, trg. 37
[26] Cf. K.RAHNER, La nature et la grâce,
trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD'HUI, t. II, DDB. 1963, p. 33
[27] K. Rahner cho rằng ân sủng là chính Thiên Chúa... và không thể hiểu ân sủng bằng phạm trù “sự vật” dù rằng lịch sử triết học và thần học có diễn tả ân sủng như một thực tại, như một tính chất, như một tùy thể, như một t́nh trạng,...
Sở dĩ lịch sử triết học và thần học phải dùng phạm trù hữu thể để nói về ân sủng, bởi v́ có ǵ “thực” hơn t́nh yêu Thiên Chúa, có ǵ có thể biến đổi con người hữu hiệu bằng t́nh yêu Thiên Chúa,... , và bởi v́ chúng ta phải diễn tả những thực tại cao siêu bằng những hạn từ trừu tượng, nên phải trong tinh thần đó chúng ta mới hiểu được những ǵ triết học và thần học thời trung cổ nói về ân sủng.
Xem K. RAHNER, Ibid., p. 28-29.32.
Cf. CH. BAUMGARTNER, La grâce du christ, DESCLÉE- BELGIUM 1963, P. 164-166