HOME LINH ĐẠO
BẠN ĐƯỜNG LINH THAO BD1 BD2 BD3 BD4 BD5
BẠN
ĐƯỜNG LINH THAO
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
C.
XÉT GẪM NHƯ NHẬN ĐỊNH THIÊNG LIÊNG
Để con người được
cứu độ, Ngôi Lời Thiên Chúa đă nhập thể
làm chứng cho t́nh yêu, hầu con người nhận
biết Thiên Chúa yêu thương ḿnh vô cùng, để
rồi yêu lại Thiên Chúa.
Con người khi tin nhận đức
Yêsu là Thiên Chúa, th́ nhận ra t́nh yêu thương vô bờ
của Thiên Chúa đối với ḿnh. Rồi khi con
người tin nhận rằng Thiên Chúa yêu thương ḿnh
vô cùng, con người có thể phó thác đời ḿnh trong
tay Thiên Chúa T́nh Yêu.
Cầu nguyện[1] là
một cách để thông hiệp với Thiên Chúa T́nh Yêu
trong cuộc sống thường ngày của con
người, để con người sống hạnh phúc
với Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn yêu thương tôi dù tôi có
biết và có ư thức về điều đó hay không. Thiên
Chúa luôn nh́n xem tôi và can thiệp vào đời tôi một cách
kịp thời, v́ Ngài luôn yêu thương tôi. ”Ngài chặn
tôi trước, Ngài ngừa tôi sau... bàn tay của Ngài
đặt trên tôi” (Tv.139,5).
Khi cầu nguyện người ta cần
ư thức Thiên Chúa đang hiện diện và yêu thương
ḿnh. Như vậy trong suốt ngày, nếu tôi làm việc mà
vẫn luôn ư thức Thiên Chúa đang sống với tôi, th́
tôi cũng đang cầu nguyện và đang kết
hiệp với Thiên Chúa một cách nào đó.
Ư thức Thiên Chúa đang sống với
ḿnh trong đời sống thường ngày, không đ̣i
chúng ta phải ngừng công việc ḿnh đang làm. Trong
cả ngày, chúng ta vẫn làm việc b́nh thường trong
tâm trạng “Thiên Chúa ở bên ḿnh và làm việc với ḿnh”.
Thiên
Chúa nói với mỗi người chúng ta qua lương tâm
mỗi người, qua những biến cố xảy
tới với ḿnh trong đời, qua Lời Chúa trong Kinh
Thánh...
·
Chúa nói
với tôi, tôi có lắng nghe?
·
Thái
độ đáp trả của tôi với Lời Ngài
như thế nào? Tôi vâng phục, hay từ chối, hay
lẩn tránh? Tôi có sống theo Lời Chúa nói với tôi không?
Khi
tôi thấy con người của tôi dưới ánh sáng
Lời Chúa, tôi hăy nói với Ngài những ǵ Thánh Thần soi
sáng và thúc đẩy trong ḷng tôi. Nếu tôi có những
bận tâm và ao ước, tôi hăy nói với Chúa, để
Lời Chúa như gươm hai lưỡi phân tách (Dt.4,12),
để tôi được tinh sạch hơn (Yn.17,17) và
tự do hơn (Yn.8,32).
Có
nhiều người mong ước kết hiệp với
Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện. Đây là ao
ước chính đáng và tốt lành thánh thiện. Nhưng
làm sao có thể kết hiệp với Thiên Chúa trong cầu
nguyện?
i. Khao khát ước mong kết hiệp với Thiên Chúa
Để
hiệp nhất với Thiên Chúa trong giờ cầu
nguyện, đ̣i người đó luôn khao khát mong
ước kết hiệp với Thiên Chúa. Chính ḷng khao khát
ước mong, sẽ giúp người đó luôn kết
hiệp với Thiên Chúa trong cuộc sống thường
ngày bằng việc chấp nhận thánh ư Chúa ngay cả khi
điều đó trái ư ḿnh, và nếu được như
vậy, sẽ giúp người đó kết hiệp
với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện.
Có
người cho rằng họ đă đạt đến
mức kết hiệp với Thiên Chúa cách rất
đặc biệt trong cầu nguyện, nhưng trong
cuộc sống thực tế cho thấy người
đó rất khó sống với người khác, và họ
thường “khá kiêu ngạo”! Thánh Y-nhă lưu ư một
số anh em Ḍng Tên: “cầu nguyện lâu giờ mà không có
tinh thần hy sinh từ bỏ, th́ chỉ làm cho
người ta thêm cứng đầu”.
Để
có thể kết hợp với Thiên Chúa trong giờ cầu
nguyện, người ta cần phải liên lỉ kết
hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày sống. Họ phải
luôn từ bỏ ư riêng để vâng phục Thánh Ư Thiên
Chúa, để yêu thương và chấp nhận anh em,
để thông cảm với những giới hạn
của anh em và những trái ư từ bên ngoài đưa
tới. Một người cho rằng ḿnh đă có thể
kết hiệp dễ dàng với Thiên Chúa trong cầu
nguyện mà không có đời sống từ bỏ và yêu
thương, e rằng đó là người “ảo
tưởng”, và chưa biết ḿnh cách sâu xa và đích
thực.
iii. Đồng h́nh đồng dạng với Ngài trong tư tưởng lời nói và hành động
Để kết hiệp với Thiên Chúa
trong giờ cầu nguyện, cần kết hiệp
với Thiên Chúa trong suốt ngày sống. Sống
đời sống “từ bỏ” qua yêu mến đức khó
nghèo và sẵn sàng chịu xỉ nhục và khinh chê v́ ChúaYêsu
Kitô, chấp nhận Thánh Ư Chúa trong suốt ngày sống. Nói
cách khác, cuộc sống “đồng h́nh đồng
dạng” với Đức Yêsu trong tư tưởng,
lời nói và hành động, sẽ giúp người đó
kết hiệp với Thiên Chúa sâu xa hơn trong giờ
cầu nguyện.
Có
thể nói, cầu nguyện chủ yếu là tâm sự.
Đă đành trong suy gẫm, suy nghĩ cũng quan
trọng; trong chiêm niệm, nh́n ngắm cũng quan
trọng; nhưng có thể nói, tâm sự là phần quan
trọng nhất.
Suy
nghĩ, và ngay cả suy nghĩ về những sự thiêng
liêng và thần học, cũng chưa là cầu nguyện.
Cầu
nguyện là nói chuyện, thân thưa hoặc tâm sự
với Thiên Chúa. Nếu một suy nghĩ giúp ḿnh tâm sự
thân thưa với Thiên Chúa, th́ suy nghĩ đó cũng
thuộc về cầu nguyện; chẳng hạn, sau
một suy nghĩ, một người có thể thấy
một ánh sáng nào đó, và điều này giúp họ tạ
ơn Thiên Chúa hay nói chuyện với Thiên Chúa hay nài xin Thiên
Chúa điều ǵ đó, th́ suy nghĩ đó cũng là
cầu nguyện.
Điểm
chính yếu của cầu nguyện không là có nhiều ư
tưởng phong phú, nhưng là tâm t́nh và thái độ
của ḿnh đối với Thiên Chúa.
Để
hướng dẫn người giúp Linh Thao, thánh Y-nhă khuyên
họ nên gợi ư cầu nguyện ngắn gọn và trung
thực, để giúp người tập Linh Thao dễ
cầu nguyện hơn, v́ “không phải sự hiểu
biết nhiều làm thỏa măn linh hồn, nhưng chính
sự cảm nếm bên trong mới làm thỏa măn linh
hồn” (LT.2).
Trong
cầu nguyện và đặc biệt trong tâm sự, chúng
ta có thời gian để sống với Thiên Chúa và
cảm nghiệm t́nh yêu của Ngài dành cho chúng ta. Trong ư
nghĩa này, chúng ta có thể nói cầu nguyện là giờ
phút cảm nghiệm hạnh phúc với Thiên Chúa.
Tâm
sự là nói chuyện thân thưa với Chúa như một
người bạn với một người bạn,
như một người tôi tớ với chủ ḿnh.
Được
coi là tâm sự,
·
khi thân
thưa với Thiên Chúa về chính con người và nhu
cầu của ḿnh,
·
khi dâng
lời cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa,
·
khi xin
một ơn,
·
khi xin tha
thứ lỗi lầm,
·
khi phó thác
công việc hay trọn cả con người cho Thiên Chúa,
·
khi xin
dạy bảo hay hướng dẫn (LT.54.61.109.199.224).
Nếu
xét gẫm mà chúng ta thấy giờ cầu nguyện khô khan
và không có tâm t́nh, phải xem xem ḿnh có dùng giờ để
tâm sự thân thưa với Thiên Chúa không.
Tâm
sự là lắng nghe và nói chuyện với Chúa bằng
cả con người với tất cả tâm t́nh, là ở
lặng bên Chúa mà cảm nghiệm hạnh phúc.
Suy
nghĩ, chưa phải là cầu nguyện; suy nghĩ và tâm
sự với Chúa, mới là cầu nguyện. Những
gợi ư cầu nguyện, là những gợi ư để
giúp chúng ta hiểu biết hơn về ḿnh và về Thiên
Chúa, để rồi chúng ta có thể tâm sự với
Thiên Chúa dựa vào những điều chúng ta đă
thấy hoặc được soi sáng.
iv. Điểm gợi ư và tư thế khi cầu nguyện
Những
điểm gợi ư cầu nguyện, chỉ là những
gợi ư, là phương tiện giúp chúng ta cầu
nguyện; nó chỉ có giá trị tương đối và
“rất là tương đối”. Chính v́ thế, chúng ta
chỉ dùng những điểm gợi ư trong mức
độ nó giúp chúng ta cầu nguyện, và chỉ dùng
số điểm nào đó như chúng ta thấy cần và có
ích, chứ không dùng tất cả mọi điểm đă
được gợi ư (LT.2.76.228)[2].
Về tư thế khi cầu nguyện,
tư thế nào (ngồi, đứng, qùy, phủ phục,
...) giúp ḿnh dễ dàng gặp Chúa, th́ ḿnh dùng tư thế
đó; Và một khi dùng tư thế đó mà gặp
được Chúa, th́ không nên thay đổi (LT.76).
Cầu nguyện là ư
thức sống với Chúa, cảm nghiệm Chúa yêu
thương ḿnh, dâng lên Chúa những tâm t́nh ḿnh có: lời
cảm tạ tri ân, lời tán dương, cảm
nghiệm hạnh phúc với Chúa, lời khẩn cầu khi
ư thức ḿnh bất lực,...
Có nhiều cách cầu
nguyện, chẳng hạn như đọc kinh, xét ḿnh, suy
gẫm, chiêm niệm; nhưng dù dùng cách thức nào, nó
cũng phải giúp chúng ta gặp gỡ và tâm sự với
Thiên Chúa.
Đứng trước
một biến cố hay một lời nào đó, chúng ta có
thể suy nghĩ, và nhờ đó nói chuyện với Thiên
Chúa.
Chúng ta có thể dùng
những đoạn Kinh Thánh, để suy gẫm như
cầu nguyện:
·
Trước
hết, chúng ta xem Thiên Chúa hay đức Yêsu, qua tác giả
Kinh Thánh, muốn dạy ǵ trong đoạn Kinh Thánh đó;
·
Sau đó,
xem chúng ta đă sống điều được dạy
đó như thế nào;
·
Và cuối
cùng chúng ta tâm sự thân thưa với Thiên Chúa.
Trong những bài cầu
nguyện về mầu nhiệm nhập thể, giáng sinh,
..., thánh Y-nhă đều chỉ cách chiêm niệm.
i. Nh́n, nghe, quan sát, suy nghĩ để rút ích lợi
Nh́n đức Yêsu, suy
nghĩ để rút ích lợi; Nghe đức Yêsu, suy
nghĩ để rút ích lợi; Quan sát cung cách hành xử
của đức Yêsu, suy nghĩ để rút ích lợi:
đó là cách cầu nguyện “chiêm niệm”.
Có những đề tài
cầu nguyện không thể chiêm niệm được,
nhưng nếu đề tài cầu nguyện là về Chúa
Yêsu, th́ có thể áp dụng cách cầu nguyện chiêm
niệm.
ii. Để nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Yêsu hơn
Chúng ta nh́n, nghe, quan sát,
để thấy Chúa đă nh́n nghe hành xử như
thế nào trong những trường hợp và t́nh huống
khác nhau, để ḿnh trở nên giống Thiên Chúa hơn,
giống đức Yêsu hơn.
Trở nên giống
đức Yêsu hơn, nên đồng h́nh đồng
dạng với Ngài, không phải trên b́nh diện thể lư,
nhưng trên b́nh diện thiêng liêng: có con tim “nhân từ, bao
dung, thương yêu” như Chúa, có ánh mắt “nhân từ,
trong sáng, cảm thông” như Chúa, có cung cách hành xử
“độ lượng, kiên nhẫn, cương quyết
dứt khoát” như Chúa.
Chúa Yêsu luôn là mẫu
để chúng ta noi theo và bắt chước: quan
điểm lập trường của Ngài, cách sống
của Ngài. “Để yêu Chúa hơn và theo Ngài hơn”,
đó là mục đích của những bài cầu nguyện
tuần thứ hai này.
Cầu nguyện là gặp
gỡ Thiên Chúa, là nói chuyện thân thưa với Ngài như
một người bạn với một người
bạn, như tṛ đối với thầy, như tôi tớ
đối với chủ, như người con
đối với cha ḿnh, và như một tạo vật
đối với Thiên Chúa.
Những bước
cầu nguyện được tŕnh bày dưới đây,
nhằm giúp người ta dễ dàng cầu nguyện
hơn; nhưng một khi gặp gỡ được
Thiên Chúa rồi, th́ những bước cầu nguyện
không c̣n cần thiết nữa.
i. Ư thức Chúa hiện diện và chào Chúa
Để nói chuyện
với ai, cần họ hiện diện với ḿnh một
cách nào đó; cũng vậy, để nói chuyện với
Thiên Chúa, cần ư thức Thiên Chúa hiện diện với
ḿnh.
Thiên Chúa ở khắp
mọi nơi, Ngài luôn nh́n xem, yêu thương và chăm sóc
chúng ta, Ngài luôn hiện diện với chúng ta dù chúng ta ư
thức hay không; tuy vậy về phương diện con
người, chúng ta vẫn cần ư thức Ngài hiện
diện để có thể nói chuyện với Ngài.
Khó có thể nói chuyện
thân t́nh với ai, nếu người đó đang thù
hận với họ. Cũng tương tự như
vậy, chúng ta không thể gặp gỡ nói chuyện với
Thiên Chúa, nếu chúng ta đang ở trong t́nh trạng thù
nghịch với Ngài.
Trước khi cầu
nguyện, chúng ta hăy xin Thánh Thần tẩy luyện thánh hóa
con người chúng ta, để chúng ta có thể gặp
gỡ thân t́nh với Ngài.
giúp ḿnh
chọn Thiên Chúa trên tất cả
Nếu chúng ta c̣n nhiều
bận tâm, và không chú ư tới lời nói của
người đang nói chuyện với ḿnh, th́ không thể
nói chuyện thân mật với người đó
được. Cũng tương tự như vậy,
nếu chúng ta không đặt Thiên Chúa lên trên hết,
nếu chúng ta không gạt bỏ mọi vướng
bận, th́ chúng ta cũng không thể nói chuyện thân
mật với Ngài được.
Cùng với tâm t́nh này, chúng
ta gạt bỏ mọi chia trí đến trong đầu
chúng ta, và để hết tâm trí vào đề tài cầu
nguyện.
Để gặp một
nhân vật quan trọng, chúng ta phải xin gặp, và
nếu được ưng thuận chúng ta sẽ
được hẹn giờ. Không phải bất cứ
lúc nào ḿnh muốn, đều có thể gặp
được họ.
Cũng tương tự
như vậy, gặp gỡ Thiên Chúa là một hồng ân
lớn lao mà chúng ta cần ư thức để trân
trọng. Chỉ có điều Thiên Chúa rất muốn gặp
gỡ ḿnh v́ Ngài yêu thương ḿnh; tuy vậy,
được gặp gỡ Thiên Chúa vẫn luôn luôn là
một hồng ân đặc biệt.
Trí tưởng
tượng rất quan trọng đối với con
người. Phần lớn hành vi phạm tội của
chúng ta đều có sự đóng góp của trí
tưởng tượng. Tương tự như vậy,
để nên thánh, chúng ta cũng dùng trí tưởng
tượng. Thân xác cũng góp phần giúp chúng ta nên thánh,
như nó đă góp phần trong hành vi tội của chúng ta.
H́nh dung khung cảnh câu
chuyện, và đặt ḿnh trong bối cảnh và
trường hợp đó, giúp chúng ta dễ cầu
nguyện hơn.
Mỗi bài cầu nguyện
đều có một yêu cầu cần đạt
được, đó thường là “ơn xin” của bài
cầu nguyện.
Ở tuần thứ
nhất, chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta hiểu biết sâu xa
về tội và những tác hại của tội, cho chúng
ta nhận biết ḿnh là tội nhân và ơn được
trở về với Người.
Ở tuần thứ hai,
chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta được hiểu Ngôi
Lời Nhập Thể hơn, để yêu mến Ngài
hơn và theo Ngài hơn.
Ở tuần thứ ba và
thứ tư, chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta được
đồng h́nh đồng dạng với Ngài; cụ
thể trong tuần ba xin Thiên Chúa cho chúng ta được
chia sẻ với Ngài trong đau khổ và xỉ nhục,
được thông phần với Ngài trong cuộc
thống khổ; và trong tuần thứ tư, chúng ta xin cho
được chia sẻ niềm vui và hân hoan của Chúa
Phục Sinh.
Mỗi bài cầu nguyện
có một hay nhiều điểm cầu nguyện.
Điểm cầu nguyện là những gợi ư, nhằm
giúp ḿnh có chất liệu để suy nghĩ và cầu
nguyện với Thiên Chúa. Tuy mỗi bài có thể có
nhiều điểm cầu nguyện, nhưng mỗi
người chỉ dùng một số điểm ḿnh
thấy ích lợi, trừ phi người hướng
dẫn nói khác trong trường hợp cụ thể.
Tâm sự là nói chuyện
thân thưa với Thiên Chúa, khi đối diện với
Thiên Chúa và biết rơ về ḿnh hơn.
Tâm sự là phần chính
của bài cầu nguyện, dù người hướng
dẫn chỉ nhắc một vài câu về điều này.
HOME LINH ĐẠO
BẠN ĐƯỜNG LINH THAO BD1 BD2 BD3 BD4 BD5
Chúc
bạn an vui hạnh phúc.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[1] Các bước gợi ư cho một lần cầu nguyện:
1. Sau khi đă chọn địa điểm tốt nhất để cầu nguyện như ḿnh thấy, đến chỗ đó, và ư thức ḿnh hiện diện trước Thiên Chúa Ba Ngôi, rồi kính cẩn chào Chúa (diễn tả với thân xác nếu không có ǵ ngăn trở).
2. Xin Chúa Cha ban Thánh Thần của Chúa Yêsu Phục Sinh cho ḿnh , để Ngài thanh tẩy ḿnh, để Ngài giúp ḿnh bỏ những vướng bận đặc biệt trong giờ cầu nguyện này, và xin Ngài giúp ḿnh gặp gỡ Thiên Chúa.
3. Đặt khung cảnh (v́ thân phận con người, chúng ta đến với Thiên Chúa qua những ǵ hữu h́nh).
4. Ơn xin (Mỗi bài cầu nguyện đều có ơn xin; Thao viên cần khao khát điều này trước khi xin).
5. Điểm
6. Tâm sự với Chúa (Sau mỗi điểm, chúng ta nên tâm sự với Chúa, chứ không nhất thiết phải chờ đến cuối giờ cầu nguyện, v́ các điểm gợi ư chỉ là phương tiện giúp chúng ta gặp gỡ và tâm sự cùng sống hạnh phúc với Chúa ).
[2] Tuy vậy cần lưu ư về t́nh trạng biếng lười của ḿnh; có người không muốn dùng điểm v́ họ làm biếng suy nghĩ cầu nguyện.
Cũng có bài cầu nguyện cần dùng tất cả số điểm được cho, như trường hợp bài cầu nguyện về “Tội tôi” (LT.55 tt).