HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5
ĐỂ TỰ DO
VÀ HẠNH PHÚC HƠN
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
PHẦN
HAI: NHÂN HỌC THIÊNG LIÊNG
A.
KHUYNH CHIỀU VÀ
KHẢ NĂNG CỦA
CON NGƯỜI
2). Nét tuyệt vời của con
người: tự do siêu vượt
B.
CON NGƯỜI: TINH THẦN
NHẬP THỂ
1). Con người chỉ tự
do trong hành động
2). Không ai đến
được với Ta nếu Cha Ta không lôi kéo nó (Yn.6,44)
C.
CON ĐƯỜNG THIÊNG
LIÊNG (TU ĐỨC)
Để có
thể tiến bộ hơn về đời sống
thiêng liêng, và đặc biệt nếu để giúp
người khác về đời sống thiêng liêng, chúng ta
cần hiểu biết về con người một cách
sâu xa.
V́ thế, chúng ta sẽ
lần lượt t́m hiểu về:
khuynh chiều và khả năng siêu vượt của con
người,
con người xét như tinh thần nhập thể,
con đường để nên thánh.
Đức Yêsu nói
với Phêrô: “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo
sa cơn thử thách, tâm thần tuy sẵn sàng nhưng xác
thịt th́ yếu nhược” (Mc.14,38). Thánh Phaolô cũng
nói: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; c̣n sự dữ tôi
không muốn tôi lại làm” (Rm.7,19).
Con người là
thân xác và tinh thần. Con người có khuynh chiều
của thân xác và khuynh chiều của tinh thần. Có
thể nói khi nào c̣n là người tại thế với
thân xác, chúng ta c̣n có những khuynh chiều của thân
xác mà chúng ta cần vượt
qua trong mức độ nó có trái với ơn gọi con
người hay không.
Sinh vật, và
cụ thể những con vật mà chúng ta thường
thấy, sống theo bản năng. Đói cần phải
ăn! Con vật không thể không ăn nếu có đồ
ăn trước mắt, khi nó đói. Bản năng sinh
tồn: “đừng đánh chó ở đường cùng”,
hăy cho nó một lối thoát, v́ nếu không, nó sẽ
cắn. Bản năng truyền giống: con vật không thể
cưỡng lại được khuynh chiều tự
nhiên: khi tới thời kỳ, nó phải thỏa măn đ̣i hỏi để
truyền sinh.
V́ con người
có thân xác, nên con người cũng cảm thấy
những khuynh chiều "tự nhiên" nơi chính con
người ḿnh như những sinh vật hạ
đẳng khác; nhưng phải lưu ư ngay kẻo
hiểu lầm: con người không chỉ có thân xác,
nhưng con người c̣n có khả năng vượt trên
khuynh chiều "tự nhiên" của xác thịt
nữa.
Nơi con
người vẫn có những khuynh chiều thuộc thân
xác như các sinh vật hạ đẳng khác, tuy dù
những khuynh chiều này được biểu lộ
tinh tế hơn .
Con người
vẫn cảm thấy nơi ḿnh khuynh hướng ham mê
ăn uống, ham mê t́m kiếm tiền tài sắc dục,
ham mê công danh địa vị; và thực tế, có
những người v́ ham mê một ít tiền bạc,
đă dám giết người cướp của; có người
đă sắp xếp mưu đồ hạ bệ
người khác, nhằm chiếm đoạt địa
vị danh vọng...
Trí tưởng
tượng là một khả năng của con
người, được coi là thành phần của thân
xác, nhưng nó không hoàn toàn tùy thuộc ư muốn con
người chúng ta.
Những h́nh
ảnh mà giác quan đă cảm thụ, được trí nhớ lưu giữ lại;
rồi với khả năng liên tưởng của lư trí,
những h́nh ảnh được tŕnh bày trong tâm trí theo
những khuynh chiều của con người chúng ta, không
chỉ theo những khuynh chiều của thân xác mà c̣n theo
cả những khuynh chiều của tinh thần nữa.
Khuynh chiều
của thân xác đôi khi được diễn tả qua
trí tưởng tượng phong phú đến mức
độ chúng ta không ngờ đến!
Trí tưởng
tượng thuộc con người, nhưng không hoàn toàn
"là" chúng ta. Những h́nh ảnh của trí
tưởng tượng gợi lên, có thể "cám
dỗ" chúng ta, tuy vậy con người là một
chủ vị tự do, con người có thể thuận
theo hay từ khước những điều đó.
Con người
c̣n có lư trí, có khả năng trừu xuất, nhận ra
định luật tổng quát nơi những cái
đặc thù, nhận ra những định luật chi
phối thế giới tự nhiên. Các khoa học tự
nhiên đặt nền tảng dựa vào lư trí “tự nhiên”
này.
Ở mức
độ lư trí ‘luận lư’ này, con người thông minh
hơn con vật, nhưng điều này cũng không làm cho
“con người là người” đúng nghĩa. Con
người với lư trí, c̣n có một khả năng khác
đặc biệt và trổi vượt trên con vật, mà
con vật không thể có được, chính điều
đó làm cho con người trở nên người, nên tinh
thần, nên thánh. Đó là khả năng "siêu
vượt" của con người với lư trí
"tự do".
Thật
ra không phải có hai lư trí, một “tự nhiên” và một
“không tự nhiên”, nhưng phân biệt như vậy, là
để thấy rơ khả năng của lư trí con
người thôi. Khả năng lư trí “không tự nhiên”,
tức siêu vượt, sẽ được đề
cập đến sau.
Con người có
tự do, tùy ḿnh chọn điều này hay điều kia
theo sở thích. Ăn hay không ăn, ngủ hay không ngủ,
tùy ḿnh thích hay không thích, tự
do[1]
ḿnh muốn.
Nếu chỉ
dừng ở b́nh diện trên, không đặt tiêu chuẩn
tốt xấu, th́ ư muốn
tự do ở đây chỉ được hiểu là
khả năng chọn lựa của con người.
Nhưng con người c̣n có khả năng đặc
trưng: lựa chọn theo tiêu chuẩn thiện ác,
tốt xấu. Con người xét như một hữu
thể nhân linh, sẽ lựa chọn điều này hay
điều kia dựa vào tiêu chuẩn "điều đó có tốt đối với tôi hay
không".
Cái làm cho con
người trổi vượt và hoàn toàn khác với con
vật, đó là khả năng siêu
vượt của con người.
Con người là một chủ
vị có khả năng siêu vượt, và khả năng
siêu vượt này bao hàm con người có lư trí và ư chí
tự do.
Thường
xưa nay người ta vẫn cho rằng “không có vấn
đề lư trí tự do hay không tự do”. Điều ǵ
đúng là đúng, điều ǵ sai là sai, lư trí không thể
phán đoán một điều đúng là sai hoặc
điều sai là đúng được. Giác quan có thể
sai lầm như khi con người bị ảo giác
(trường hợp người đi trong sa mạc
dễ mắc phải: mắt thấy có nước
nhưng khi tới gần mới biết ḿnh lầm),
nhưng lư trí luôn luôn phán đoán đúng và không bị
ảnh hưởng bởi bất cứ cái ǵ! 2+2=4 là một thí dụ
điển h́nh.
Lư trí
thường phán đoán đúng trong trường hợp
“điều đó” không liên hệ tới chủ thể
phán đoán, nhưng nếu “điều đó” có liên quan
mật thiết đến chủ thể, th́ lư trí vẫn
có thể bị ảnh hưởng hoặc bị chi
phối bởi ư muốn của chủ thể.
Trường hợp này lư trí là công cụ của chủ
thể, t́m những lư lẽ để biện minh cho ư
muốn của chủ thể. Chẳng hạn một
người muốn chạy tội, không dám nhận sự
thật về con người của ḿnh, t́m cách đổ
tội cho người khác hoặc đưa ra những lư
do “ngụy biện” cho hành vi của ḿnh. Trường
hợp này bên giáo lư nhà Phật cho rằng ḷng dục đă
làm con người “vô minh”.
Đứng trước
lời “vô ngôn” của vũ trụ:
“Đây không phải lời cũng không phải tiếng,
để mà con người có thể cho rằng âm thanh
chúng không thể lọt tai; nhưng thực sự tiếng
chúng (dù không nghe được) đă vang đến
tận cùng trái đất, và lời chúng (dù không thành tiếng)
truyền ra khắp cơi địa cầu” (Tv.19[18],4-5),
con người với lư trí
của ḿnh, đúng ra đă phải nhận biết Thiên
Chúa là Đấng sáng tạo vũ trụ này. Nếu ai
đó đă không nhận biết Thiên Chúa hiện hữu khi
nh́n vũ trụ hữu h́nh tuyệt đẹp này, th́ e rằng
họ chưa tự do thực, và lư trí của họ
chưa vượt lên trên tạo vật, vẫn c̣n
dừng lại ở b́nh diện sự vật và chưa trở
thành tinh thần đúng nghĩa.
Con người và
lư trí chỉ thực sự “tự do”, khi vượt qua
thực tại vật chất khả giác để
vươn tới thực tại siêu vượt là Thiên
Chúa vô h́nh.
Con người có
lương tâm. Đó cũng là nét đặc trưng
của con người. Lương tâm là tiếng Thiên Chúa
nói nơi cung ḷng con người, là lư trí “tự do”, là lư trí
vượt qua tạo
vật để vươn tới Thiên Chúa.
Thiên Chúa dùng
lương tâm để thức tỉnh con người,
để cảnh cáo và nhắc nhở con người
trở về với Thiên Chúa khi con người lạc xa
Thiên Chúa bằng những chọn lựa tội lỗi.
Lương tâm
b́nh an là dấu chỉ cho thấy con người
sống trong tương quan
tốt với Thiên Chúa. Tuy vậy cũng nên lưu ư
trường hợp một người đă chai ĺ và không
nghe được tiếng nói của lương tâm cách rơ
ràng. Trong trường hợp này, tuy dù lương tâm
“khiển trách” nhưng họ vẫn cho rằng
“lương tâm không hề trách cứ họ điều
ǵ”.
Trong đời
sống thiêng liêng, khi cảm thấy mất b́nh an,
người ta cần t́m hiểu để thấy rơ
chỗ nào sai lệch để điều chỉnh lại đời
sống của ḿnh.
Con người,
và chỉ có hữu thể ngôi vị mới biết yêu. Yêu
là nét đặc trưng của một ngôi vị.
Con vật không
biết yêu, nó sống theo bản năng. Ngay cả khi
một con vật nuôi con, bảo vệ con, th́ cũng là
sống theo bản năng của nó. Một con
người cũng có thể chỉ sống theo bản
năng chứ không sống yêu thương.
Yêu là sống theo
lư trí “tự do” chứ không sống theo cảm tính; tuy
vậy, yêu không loại trừ cảm tính. Vượt lên trên, không sống theo bản năng,
nhưng sống theo lư trí “tự do”, đó là yêu. Chính v́
vậy, không trả thù nhưng nhường nhịn,
nhường phần hơn cho người khác, hy sinh cho
người khác đến độ quên chính bản thân
ḿnh, đó là yêu.
Con người là
tinh thần, nhưng con người có thân xác. Các thiên
thần cũng là tinh thần, nhưng thiên thần không có
thân xác như con người.
Con người là
tinh thần, nhưng chỉ là tinh thần qua thân xác.
Nghĩa là, nhờ thân xác và qua thân xác mà con người là
tinh thần. Nói bằng ngôn từ của cha K.Rahner, “con người
là tinh thần nhập thể”.
Là tinh thần,
nghĩa là, con người không chỉ dừng lại
ở b́nh diện “sự vật”, nhưng con người
có khả năng vượt trên sự vật để vươn
tới Tuyệt Đối. Một điều cần
lưu ư: con người hoàn toàn tự do để siêu
vượt; nghĩa là, siêu vượt hay không siêu
vượt, là TỰ DO của ḿnh.
Con người là
hữu thể tự do, có thể hành động theo
sở thích. Điều này ai trong chúng ta cũng nhận
thấy trong chính kinh nghiệm sống của ḿnh.
Tuy con
người là hữu vị tự do, nhưng ai trong chúng
ta cũng biết, con người cần ăn để
sống.
Con người
không thể sống nếu không ăn! Như vậy,
phải chăng con người không có tự do? Không! Con người có tự do,
nhưng con người chỉ tự do trong giới
hạn của ḿnh, con người không có tự do tuyệt
đối để rồi “không cần ăn cũng
sống”! Con người “tự do” trong và qua hành
động của ḿnh.
Con người,
nếu đ̣i cho ḿnh có tự do tuyệt đối, th́
trong hành vi "yêu sách và không chấp nhận thân phận con
người" đó, cho thấy họ không là người
“tự do đích thực”.
”Tự do đích
thực” không có nghĩa là muốn làm ǵ th́ làm theo “ư thích xác
thịt” của ḿnh.
Con người
tự do đích thực khi sống theo “ơn gọi làm
người”, tức là khi con người sống theo
điều lư trí thấy là đúng, theo điều tốt
cho ḿnh và cho tha nhân, theo ư định của Thiên Chúa về
ḿnh và về con người, theo tiêu chuẩn là ḿnh “với
Thiên Chúa là chuẩn mực”.
Con người
sống theo ḿnh “với Thiên Chúa là chuẩn mực”, là con
người luôn đặt Thiên Chúa lên trên hết, coi anh em
là thực tại có giá trị như ḿnh, trong hành
động luôn tôn trọng phẩm giá con người ḿnh
và tha nhân, mong muốn cho tha nhân được hạnh phúc
như chính ḿnh.
Con người
thực sự tự do khi yêu thương chính ḿnh và tha
nhân.
Ăn, uống,
truyền sinh,..., là những hành vi mà con vật b́nh
thường nào cũng có. Con người cũng có
những hành vi và sinh hoạt như vậy. Tuy nhiên, con
người là hữu thể tự do, không hiểu theo
nghĩa là không phải ăn phải uống,..., nhưng
theo nghĩa: khi con người làm những điều
đó hay điều khác, con người hành động
theo mục đích và tiêu chuẩn nào, con người t́m
kiếm điều ǵ khi làm như vậy, con người
làm những điều đó có nhằm ích lợi đích
thực cho ḿnh và cho tha nhân hay không, con người có t́m
kiếm hạnh phúc đích thực cho ḿnh và cho tha nhân
không!
Con người
chỉ tự do đích thực trong hành động và
bằng hành vi hoạt động của ḿnh, nghĩa là,
bằng chính đời sống cụ thể. Qua chính hành
vi hoạt động trong đời sống thường
ngày, mà một người trở nên người tự do
đích thực hay thành người nô lệ những tham
muốn ích kỷ của ḿnh.
Con người
được sinh ra để
được tự do đích thực, để trở
nên thần linh qua hành vi hoạt động của ḿnh. Thế
nhưng, con người trong lịch sử đă không
sống theo ơn gọi của ḿnh, đă không siêu
vượt lên khỏi vật chất, mà đă làm nô lệ
tạo vật.
“Điều tôi
muốn (tôi biết là đúng) tôi không làm, c̣n điều tôi
không muốn (tôi biết là không đúng) tôi lại làm”
(Rm.7,19).
“Con người
cảm nghiệm ḿnh bất lực không làm được
điều ḿnh thấy là đúng”! Ai có kinh nghiệm trong
đời sống thiêng liêng chắc đă nhận biết
điều này. Tuy vậy, mỗi người đều
nhận biết ḿnh vẫn tự
do khi làm điều ḿnh biết là không đúng.
Siêu vượt,
sống tốt lành thánh thiện, không thể là kết
qủa do nỗ lực riêng của con người
"muốn độc lập với Thiên Chúa”. Như
vậy th́ sao? Phải chăng có mâu thuẫn khi khẳng
định con người "tự do", nghĩa là con
người được mời gọi siêu vượt
để trở nên tự do đích thực, để
vươn lên tới Thiên Chúa, nhưng đồng thời
lại khẳng định con người cảm thấy
ḿnh bất lực trong nỗ lực làm điều
thiện hảo? Những khẳng định trên không
hề mâu thuẫn nhau!
Trong vườn
địa đàng xưa, Eva muốn trở nên thần linh
một cách độc lập với Thiên Chúa, và hậu
qủa là con người phải chết. Cái chết thể
lư là biểu hiệu cái chết tinh thần, khi con
người không thông hiệp với Nguồn Sống là
chính Thiên Chúa (Stk.3, 1tt).
Thế nhưng
ngay từ thời đó, Thiên Chúa đă chủ động
đi t́m và đối thoại với con người
"từ chối t́nh yêu của Ngài”(Stk.3,9tt). Sở dĩ
như vậy, v́ Thiên Chúa yêu thương con người,
Ngài yêu chúng ta ngay khi chúng ta c̣n là tội nhân (Rm.5,8). Ngài luôn
yêu thương con người và t́m mọi cách lôi kéo con
người trở về với Ngài.
Không khi nào con
người có thể độc lập tuyệt
đối với Thiên Chúa, v́ nếu không nhờ Thiên Chúa
th́ con người không thể hiện hữu
được. Không chỉ thế, ngay cả khát vọng
hoàn thiện, con người cũng có nhờ Thiên Chúa. Tóm
lại, tất cả những ǵ tốt lành thánh thiện
nơi con người, cũng đều nhờ Thiên Chúa mà
có; và nếu không nhờ Thiên Chúa th́ không có ǵ tốt lành
thánh thiện nơi con người.
Thiên Chúa luôn yêu
thương con người, Ngài không ngừng mời
gọi con người đến với Ngài; Ngài mời
gọi con người đáp trả t́nh yêu bằng lôi kéo
con người đến với Ngài.
Yêu thương là
siêu vượt con người hạ đẳng tầm
thường của ḿnh, không chiều theo cảm tính và
bản năng "gây hấn" nơi ḿnh, là trở nên
giống Thiên Chúa. Yêu thương là nét tuyệt vời
của con người mà con vật không thể có
được. Yêu thương là “thành nhân”, là trở nên
con người hoàn thiện, là nên thánh.
Yêu thương là
sống theo lư trí "tự do", là khao khát và sống theo
điều lư trí "tự do" thấy là đúng. Không
sống theo lư trí tự do, là không yêu thương Thiên Chúa và
con người.
Yêu thương là
hành vi tự do, hành vi nhân linh. Cầu xin Chúa giúp để
ḿnh sống yêu thương hơn, là một hành vi siêu
vượt và cũng là hành vi yêu thương. Nói cách khác,
xin cho ḿnh sống yêu thương, là hành vi làm ḿnh trở nên
tinh thần hơn.
HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5