HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5
ĐỂ TỰ DO
VÀ HẠNH PHÚC HƠN
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
C.
CON ĐƯỜNG THIÊNG
LIÊNG (TU ĐỨC)
1). Con người và ư định
của Thiên Chúa
3). Thánh Thần Thiên Chúa hoạt
động để dẫn đưa con người
đến với Thiên Chúa
4). Con người tại thế
tự do trước những tác động
5). Cầu nguyện và nhận
định các thần. 11
Ở mục trên,
chúng ta đă nh́n con người thực của chính chúng ta
một cách cụ thể, và đă phần nào thấy nét cao
qúy của con người. Bây giờ, chúng ta tiếp
tục t́m hiểu con người trong ư định của
Thiên Chúa, để rồi chúng ta có thể đến
với Thiên Chúa một cách dễ dàng hơn dưới
sự hướng dẫn và trợ giúp của Ngài.
Con người là
ai? Con người sẽ đi về đâu? Đời
sống con người có giá trị và ư nghĩa nào không?
Những câu hỏi trên đă được nhiều
người quan tâm thao thức đưa ra những lư
thuyết trả lời; và có những lư thuyết đă
ảnh hưởng rất sâu đậm trên lập
trường sống của nhiều người. Có
những lư thuyết sai lầm đă làm băng hoại bao
nhiêu tâm hồn, và đă làm bao người đau khổ.
Ánh sáng của mặc khải sẽ giúp chúng ta có cái nh́n
đúng đắn về con người, và Thiên Chúa sẽ
chỉ cho chúng ta con đường để chúng ta
sống hạnh phúc đích thực.
Với lư trí
của ḿnh, con người đă ṃ mẫm đi t́m lời
giải đáp về chân tính của ḿnh. Lời lư giải
th́ nhiều và đa dạng, và đôi khi cũng mâu thuẫn
nhau; nhưng điều đáng bận tâm hơn là:
“những lư giải này có đúng thực không”?
Có người cho
rằng con người do tiến hóa ngẫu nhiên mà có.
Nếu con người ngẫu nhiên mà hiện hữu, th́
con người đâu có giá trị trường tồn! Và nếu
đúng như vậy, chết là hết! Và người ta
có thể kết luận: “con người có thể làm
những ǵ ḿnh thích, ḿnh muốn, hoặc những ǵ làm
thỏa măn ḿnh”.
Một nhăn quan
như vậy về con người, kéo theo những hệ
luận vô cùng tai hại:
·
không có
hạnh phúc đích thực;
·
nếu nói
đến hạnh phúc, th́ hiểu hạnh phúc là thỏa
măn nhu cầu thể lư; nếu có nói tới nhu cầu tinh
thần, th́ tinh thần ở đây cũng chỉ là
dạng khác của thân xác;
·
con
người không là một gía trị trường tồn;
v́ tất cả sẽ hư vô khi cái chết đến;
·
con người có thể làm
tất cả; luật pháp chỉ có gía trị giúp trị
an, để đời sống “xă hội” được
dễ dàng hơn thôi, không phản ánh bản chất con
người.
Một số
người cho rằng không thể lư giải sự
hiện hữu của con người, con người là
hiện sinh “phi lư”, cuộc đời đáng “buồn nôn”.
Những
người thuộc trường phái này không biết ḿnh
từ đâu tới và ḿnh sẽ đi về đâu,
họ không thấy ư nghĩa
cuộc đời. Một nhân sinh quan như vậy sẽ
dẫn con người tới thái độ bi quan chán
chường:
·
họ có
thể sống buông thả theo những khuynh chiều “thú
tính” của con người;
·
và tệ
hơn, họ có thể tự tử nếu họ gặp
quá nhiều thất bại trên đường đời!
“Ấy Con Tạo đành hanh quá quắt,
Chết đuối người trên cạn mà chơí”!
Tại sao lại có lắm
cảnh éo le trong cuộc đời? Phải chăng con
người chỉ là tṛ chơi của Tạo Hóa, của
những thần linh “thích vui đùa trên sự đau
khổ của con người”? Phải chăng con
người đă có một phần số rơ ràng, không ǵ có
thể tránh được?[1]
Tại sao có sự ác, phải chăng v́ Tạo Hóa muốn
vậy, bởi v́ Tạo Hóa quyền năng vô cùng mà?
Một cái nh́n sai
lệch về Thiên Chúa kéo theo cái nh́n sai lệch về con
người. Và nếu chấp nhận cái nh́n như
vậy về con người và về Thiên Chúa, th́ con
người không thể sống hạnh phúc
được v́ luôn ở trong t́nh trạng lo sợ
bất an.
Thiên Chúa không
phải là “ông kẹ”, cũng không phải là “Con Tạo
đành hanh quá quắt”, cũng không phải là ông chủ
độc ác, nhưng là Cha Vô Cùng Nhân Từ và Yêu
Thương.
“Thiên Chúa muốn
cho tất cả mọi ngựi được cứu
độ và nhận biết chân lư” (1Tm.2,4). Thiên Chúa
muốn chia sẻ hạnh phúc với con người khi
Ngài tạo dựng con người.
Thiên Chúa hoàn toàn tự do trong việc tạo
dựng con người, và Ngài đă tạo dựng con
người v́ t́nh yêu và trong
t́nh yêu. Không ǵ buộc Thiên Chúa phải tạo dựng
con người; và việc Ngài tạo dựng con
người không mang lại ǵ thêm cho bản tính Thiên Chúa.
Thiên Chúa có thể
không tạo dựng con nguời mà Ngài vẫn hạnh phúc
tṛn đầy; thế nhưng v́ yêu thương con
người nên Ngài đă tạo dựng con người, và
Ngài muốn con người được hạnh phúc
vĩnh cửu với Ngài: “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Yn.4, 8.16).
Thiên Chúa tạo
dựng con người, v́ Ngài muốn cho con nguời thông
phần hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa.
Hạnh phúc
đích thực và vĩnh cửu của con người,
không hoàn toàn nằm trong tầm tay con người, nhưng
cũng không phải là điều mà con người không
thể có được. Con người có thể sống
hạnh phúc, nhưng con người không thể sống
hạnh phúc thật nếu con người muốn tách
biệt hay độc lập với Thiên Chúa.
Hạnh phúc
vĩnh cửu, là thuộc tính của Thiên Chúa; hạnh phúc
vĩnh cửu nơi con người chỉ có thể có,
nếu con người sống hiệp thông với Thiên
Chúa, thuộc trọn về Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn luôn
hạnh phúc, và chỉ những ai nên giống Thiên Chúa
mới hạnh phúc thật sự mà thôi.
“Thiên Chúa là T́nh
Yêu” (1Yn.4, 8. 16). Ai yêu thương th́ nên giống Thiên Chúa, và
ai không yêu thương th́ không giống Thiên Chúa. Như
vậy, chỉ những người sống yêu
thương mới hạnh phúc và hạnh phúc thật
sự.
Thiên Chúa tạo
dựng con người “giống h́nh ảnh Ngài” (Stk.1,26),
Ngài tạo dựng con người tự do, Ngài tạo
dựng con người có khả năng yêu thương để
sống hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài. Thế
nhưng con người “tự do” đă không sống yêu
thương như Thiên Chúa muốn, con người đă
lạm dụng tự do để thù ghét và làm hại anh em
ḿnh : đó là tội! Để con người
được hạnh phúc, cần
Thiên Chúa cứu độ con người, làm cho con người sống yêu
thương: yêu Chúa và yêu người. Cứu độ
con người, là làm con người sống yêu
thương, để con người giống Thiên Chúa,
để con người được hạnh phúc.
Thiên Chúa là T́nh Yêu,
Ngài là Đấng chỉ biết yêu thương, và làm
tất cả v́ yêu thương: “Ngài tạo dựng con
người để con người sống và hạnh
phúc vĩnh cửu với Ngài”. Thực tế con
người đă từ chối t́nh yêu của Ngài, từ
chối sống thông hiệp với Ngài, và như vậy là
xúc phạm Thiên Chúa, là tội. Tuy vậy, Thiên Chúa đă
không bỏ mặc con người, Ngài tiếp tục yêu
thương con người qua hành vi làm con người
trở về sống thông hiệp với Ngài, đáp
trả t́nh yêu của Ngài.
Từ đời
đời Thiên Chúa đă biết con người từ
chối Ngài, phản bội Ngài khi Ngài tạo dựng
họ “tự do”; nhưng Thiên Chúa vẫn tạo dựng
con người; và Ngài có chương tŕnh cứu độ
con người khi Ngài quyết định tạo dựng
con người “tự do”. Tự do của con người
vẫn được tôn trọng và bảo vệ[2].
Các kitô-hữu tiên
khởi đă diễn tả chương tŕnh Thiên Chúa yêu
thương và cứu độ con người qua bài ca
trong thư gởi Eâphêsô của thánh Phaolô:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ đức Yêsu Kitô
Chúa chúng ta.
Trong đức Kitô, từ cơi trời Người
đă thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc
của Thánh Thần.
Trong đức Kitô, Người đă chọn ta
trước cả khi tạo thành vũ trụ,
để trước thánh
nhan Người ta trở nên tinh tuyền thánh thiện
nhờ t́nh thương của Người.
Theo ư muốn và ḷng nhân ái của Người,
Người đă tiền định cho ta làm nghĩa
tử nhờ đức Yêsu Kitô, để ta hằng
ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng
người đă ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu
dấu.
Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra mà
chúng ta được cứu chuộc được
thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất
phong phú của Người.
Aân sủng này Thiên Chúa đă rộng ban cho ta cùng
với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu.
Người cho ta được biết Thiên Ư
nhiệm mầu: Thiên Ư này là kế hoạch yêu thương
Người đă tiền định từ trước
trong đức Kitô.
Đó là đưa thời gian tới hồi viên măn là
quy tụ muôn loài trong trời đất dưới
quyền một thủ lănh là đức Kitô.
Cũng trong đức Kitô, Thiên Chúa là Đấng làm
nên mọi sự theo quyết định và ư muốn
của Người, đă tiền định cho chúng tôi
đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của
Người, để chúng tôi là những người
đầu tiên đặt hy vọng vào đức Kitô, chúng
tôi ngợi khen vinh quang Người.
Trong đức Kitô cả anh em nữa, anh em đă
được nghe lời chân lư là Tin Mừng cứu
độ anh em; vẫn trong đức Kitô, một khi anh em
đă tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần,
Đấng Thiên Chúa đă hứa.
Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp
của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa
được cứu chuộc, để ngợi khen vinh
quang Thiên Chúa”(Eph.1,3-14).
Phạm tội là
từ chối Thiên Chúa và muốn độc lập với
Ngài. Qua hành vi phạm tội con người chọn và làm
ḿnh trở thành “qủy”. Điều này không hợp lư và
“không hiểu được”, nhưng đó lại là
sự thật! Một điều ác điều dữ, tại
sao con người vẫn làm?!
Thiên Chúa đă yêu
thương con người ngay cả khi con người là
tội nhân. Đây cũng là điều “không hiểu
được”!
Thiên Chúa yêu
thương con người, Ngài muốn con người
hạnh phúc, Ngài muốn con ngựi trưởng thành và
triển nở về mọi phương diện. Nhưng
thực tế, bằng chính hành vi phạm tội của
ḿnh, con người đă từ chối vươn lên và
đă đồng hóa ḿnh với con vật, và đôi khi c̣n
tệ hơn cả con vật, chẳng hạn
trường hợp con nguời lợi dụng lư trí
của ḿnh nhằm diệt hẳn một dân tộc như
hành vi của Hitler đối với dân tộc Do Thái
thời đệ nhị thế chiến. Tội là xúc
phạm Thiên Chúa bằng hành vi từ chối sống yêu
thương như Thiên Chúa đă muốn cho con
người.
Tŕnh thuật “sa
ngă” của sách Sáng Thế Kư chương 3 cho thấy: con
người không tin rằng Thiên Chúa yêu thương ḿnh, mà
hơn nữa lại tin vào ma qủy qua h́nh ảnh con
rắn, coi Thiên Chúa là Đấng lừa dối ḿnh, cho
rằng Thiên Chúa không muốn cho con người trở thành
thần linh, coi Thiên Chúa như một vị sợ con
người được “ngang hàng” với ḿnh. Khi con
người không tin vào Thiên Chúa nữa, th́ con người
không c̣n trông cậy vào Thiên Chúa, và con người không
sống trong t́nh yêu của Ngài nữa. Tội là từ
chối t́nh yêu của Thiên Chúa.
Không ai có thể
tha tội nếu không phải là chính Thiên Chúa (Mc.2,7). Quan
niệm này của người Do Thái hoàn toàn chính xác: con
người không thể đền được tội
mà ḿnh đă xúc phạm đến Thiên Chúa. Chính v́ thế
con người cần được Thiên Chúa cứu
độ.
Con người
đầu tiên đă phạm tội cách tự do, và bây
giờ con người vẫn c̣n tự do để
phạm tội hay không phạm tội; thế nhưng
kể từ biến cố
phạm tội đầu tiên của con người
đó, con người cảm thấy ḿnh “như thể
bất lực” để làm điều tốt ḿnh
biết là nên làm hay phải làm.
Kinh nghiệm
đời sống thiêng liêng cho thấy: có nhiều lúc trong
đời tôi không muốn phạm tội, tôi không muốn
làm “điều đó” nữa, nhưng rồi tôi lại đă
tự do làm điều tôi đă quyết định
rằng sẽ không bao giờ làm nữa; sau khi làm
điều đó rồi, tôi lại hối hận v́ ḿnh
đă làm điều đó... và rồi lại quyết
định...!
Con người
đă bị ảnh hưởng bởi tội, và
đặc biệt bởi tội đầu tiên đó. Con
người đă bị “yếu” kể từ khi con
người phạm tội, và con người càng trở
nên yếu khi con người càng ch́m sâu trong tội. Có
lẽ ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về
điều này.
Kinh nghiệm
“điều tôi muốn (tôi biết là đúng, là nên làm) tôi
không làm, nhưng tôi lại làm điều tôi không muốn
(tôi biết là không đúng và không nên làm)” của thánh Phaolô
(Rm.7,19), là kinh nghiệm “bất lực” của con
người, và đúng hơn của mầu nhiệm
tự do của con người, của tội. Khi nói con
người cảm nghiệm sự “bất lực làm
điều tốt”, người viết hoàn toàn không có ư
muốn nói “con người không c̣n khả năng hành
thiện”, hoặc “con người mất tự do
để làm điều tốt”! Con người vẫn
c̣n khả năng chọn lựa làm điều tốt hay
điều xấu tùy họ.
Ai cứu tôi
khỏi t́nh trạng khốn nạn này?
“Tạ ơn Chúa,
nhờ đức Yêsu Kitô Chúa chúng ta!”(Rm.7,24-25). “Trong
đức Kitô và nhờ đức Kitô, chúng ta
được cứu chuộc, được thứ tha
tội lỗi”(Eph.1,7).
Nhập thể là
sáng kiến t́nh yêu tuyệt vời của Thiên Chúa
để cứu độ con người, bởi v́ con
người không thể trả gía đền tội ḿnh,
v́ con người chỉ là tạo vật: “chỉ có Con
Chiên mới xứng đáng mở sách ấy mà thôi”(Kh.5,9)!
Chỉ có Con Thiên Chúa mới có thể trả
được giá “thục hồi” cho Thiên Chúa, và như
vậy chỉ có đức Yêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập
Thể, Con Thiên Chúa làm người, mới có thể
cứu độ được con người mà thôi.
Con người
từ chối T́nh Yêu Thiên Chúa, con người coi
thường và cho rằng ḿnh không cần Thiên Chúa. Thái
độ khinh thường Thiên Chúa là thái độ
đáng tội. Làm sao để cứu độ con
người?
Làm sao để
cứu độ con người?
V́ con người
là hữu thể tự do, nên Thiên Chúa không thể cứu
độ được con người nếu con
người không chấp nhận.
Con người
được cứu độ nếu con người coi
trọng Thiên Chúa và mệnh lệnh của Ngài, nếu con
người vâng phục Thiên Chúa, tin tưởng và phó thác
nơi Thiên Chúa. Cứu độ con người, là làm cho
con người cảm nghiệm được rằng
Thiên Chúa yêu con người, và đó là sứ mạng
của đức Yêsu.
Cứu độ
con người là hướng dẫn và trợ giúp con
người, làm sao để con người cảm
được Thiên Chúa yêu thương họ, và rồi
họ đáp trả t́nh yêu, và như vậy là con
người được hạnh phúc, được
cứu độ.
Sứ mạng
của đức Yêsu là làm sao để con người
cảm được rằng Thiên Chúa yêu thương con
người. Để thực hiện công tŕnh cứu độ
này, Thiên Chúa đă có cả một chương tŕnh, và
trải dài trong gịng lịch sử, đặc biệt là
nơi dân tộc Do Thái với lịch sử của
họ.
Có thể nói:
sứ mạng của đức Yêsu là làm chứng cho T́nh
Yêu, là chứng nhân t́nh yêu: làm cho con người cảm
nghiệm Thiên Chúa yêu thương con người vô cùng.
Liệu Thiên Chúa
có thể cứu độ con người mà không cần
Ngôi Lời nhập thể, không cần đức Yêsu
phải chết không?
Nếu Ngôi
Lời không nhập thể, liệu con người có tin
Thiên Chúa yêu con người không? Nếu đức Yêsu không
chịu chết, liệu con người có được đánh
động bởi hành động và đời sống
của Ngài, để cảm nhận rằng Thiên Chúa yêu
thương ḿnh không?
Bằng hành vi
nhập thể, Ngôi Lời Thiên Chúa vĩnh viễn thành
người:
·
Đức
Yêsu sống hoàn toàn như con người (trừ tội,
v́ tội không thuộc bản chất con người). Ngài
biết đói, biết khát, biết đau, biết khổ
nhục; Ngài bị cám dỗ trong hoang địa, trong
vườn dầu, trên thập giá; Ngài bị thử thách
về đức tin nhưng không bao giờ qụy ngă[3].
·
Ngài luôn nói
sự thật dù người ta không tin và không chấp
nhận Ngài (Mc.2,7), dù người ta kết án tử h́nh
Ngài (Mc.14,62).
·
Ngài ư
thức Ngài chết v́ yêu thương con người, v́
Ngài hiến mạng Ngài cho con người: “không có t́nh yêu
nào lớn hơn t́nh yêu của Người hiến
mạng sống ḿnh v́ bạn hữu” (Yn.15,13).
Dường
như thập giá là con đường duy nhất diễn
tả t́nh yêu một cách
thuyết phục nhất. Một cô gái có thể tin
rằng một anh nào đó nói yêu cô ta, là thực chăng?
Nếu cô gái này khôn ngoan, cô ta biết ḿnh có thể bị
lừa! Để tin lời nói của người đó
có thực không, cô ta cần có thời gian để
nghiệm xét: chính qua hành động và đời sống,
chứ không chỉ bằng lời nói, mà cô ta biết
được anh ta có yêu cô ta thực không! Chính nhờ hành
động, xem người đó có hy sinh quên ḿnh v́ tôi
không, xem người đó có muốn tôi được
hạnh phúc thực không, mà tôi nhận biết người
đó có yêu tôi thực không. Cũng tương tự
như vậy, qua việc Đức Yêsu dám chết v́ yêu
con người, mà con người tin biết rằng Ngài
yêu con người, và nhờ Ngài mà con người cũng
biết rằng Thiên Chúa yêu con người vô cùng.
Tội là coi
thường Thiên Chúa, không tin Thiên Chúa, không trông cậy ǵ
nơi Ngài, không vâng phục Ngài! Nhưng Thiên Chúa luôn yêu
thương con người, Ngài sẵn sàng tha thứ
tội lỗi con người đă xúc phạm đến
Ngài, Ngài mong muốn con người trở lại với
Ngài, để con người được hạnh phúc.
Khi con người trở lại với Ngài, rung
động trước t́nh yêu của Thiên Chúa đối
với ḿnh, trân trọng Thiên Chúa, tín thác nơi Thiên Chúa, vâng
phục Thiên Chúa trong mọi sự..., th́ con người
được cứu độ.
Rung động
trước t́nh yêu của đức Yêsu và của Thiên Chúa
đối với con người, hối hận v́ tội
lỗi ḿnh, ao ước đáp trả t́nh yêu Thiên Chúa
bằng chính cuộc sống ḿnh, đó là khởi
đầu ơn cứu độ. Chính t́nh yêu của Thiên
Chúa đối với con người và làm con người
đáp trả t́nh yêu Thiên Chúa, làm cho con người
được sống, và sống tṛn đầy, sống
hạnh phúc.
T́nh yêu không
chỉ là cảm giác, và t́nh yêu cũng không chỉ là lư trí.
T́nh yêu diễn tả và cảm nhận bằng cả lư trí
và thân xác. Con người cần cảm nghiệm Thiên Chúa
yêu thương ḿnh bằng
cả con người, để ḿnh sống một
đời đầy ư nghĩa, và được hạnh
phúc.
Cứu độ
con người là chương tŕnh của cả Ba Ngôi Thiên
Chúa:
·
Thiên Chúa Cha
như nguồn gốc mọi sự, là sáng kiến của
chương tŕnh;
·
Thiên Chúa Con
như Lời thực hiện chương tŕnh qua hành vi
nhập thể vĩnh viễn;
·
Và Thánh
Thần hoạt động
trong tâm hồn mỗi người để dẫn
đưa con người trở về với Thiên Chúa[4].
Thánh Thần giúp các tông đồ hiểu Lời của
đức Yêsu (Yn.14,26), dẫn đưa các tông đồ
vào tất cả sự thật (Yn.16,13), giúp các tông
đồ làm chứng cho đức Yêsu (Yn.15,26-27). Thánh
Thần hoạt động trong Hội Thánh để giúp
các Kitô-hữu sống đức tin, và giúp các Kitô-hữu
rao giảng tuyên xưng đức Yêsu Phục Sinh là Thiên
Chúa.
Con người là
tạo vật được Thiên Chúa yêu thương, nên
cứu độ con người là công việc quan
trọng đối với Thiên Chúa.
Thiên Chúa yêu
thương con người, và yêu con người vô cùng.
Thiên Chúa Cha yêu con người như yêu chính Con Một
của Ngài (Yn.17,23), và Ngài yêu con người đến
độ ban Con của Ngài cho con người (Yn.3,16). Chúa
Yêsu yêu con người như
Thiên Chúa Cha yêu Ngài (Yn.15,9), và Ngài yêu con người
đến độ hiến mạng sống bản thân
Ngài cho con người (Yn.15,13), và c̣n biến bánh
rượu thành thân xác Ngài để trở thành của
ăn của uống cho chúng
ta.
Chính v́ yêu
thương con người nên Thiên Chúa luôn ở với con
người:
·
“Nơi nào
có hai hay ba người họp nhau v́ danh Thầy, th́
Thầy ở giữa họ” (Mt.18,18). “Này đây Thầy
ở cùng anh em cho đến tận thế” (Mt.28,20);
·
“Ai yêu
mến Ta th́ giữ Lời Ta, Cha Ta sẽ yêu thương
người đó, và chúng ta sẽ đến và ở
với người đó” (Yn.14,23);
·
“Thầy
sẽ xin Cha, và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng
Bầu Chữa khác, để Ngài ở với các con luôn
măi” (Yn.14,16).
Yêu nhau,
người ta muốn ở gần nhau. Thiên Chúa muốn
ở với chúng ta, và Ngài muốn chúng ta ở trong t́nh yêu
của Ngài (Yn.15,9). Thiên Chúa ở với chúng ta để
cứu độ chúng ta, để chúng ta sống hạnh
phúc với Ngài.
“Sự sống
đời đời là chúng nhận biết Cha và
đức Yêsu Đấng Cha sai” (Yn.17,3).
Để
sống hạnh phúc tṛn đầy, con người cần
biết ḿnh đang hạnh phúc. Chúa Thánh Thần là thầy
dạy chúng ta, Ngài giúp chúng ta nhận ra sự thật
cứu độ: ”Thánh Thần sẽ dẫn chúng con vào
tất cả sự thật” (Yn.16,13). Không có Thánh Thần,
con người không thể làm ǵ tốt, ngay cả việc
tin đức Yêsu là Thiên Chúa: “Không ai tuyên xưng đức
Yêsu là Kitô, nếu không bởi Thánh Thần” (1Cor.12,3).
Thánh Thần giúp
con người tin vào đức Yêsu và tin vào Thiên Chúa, giúp
con người cầu nguyện than thở với Thiên Chúa
(Rm.8,26-27), giúp con người sống b́nh an hạnh phúc,
giúp con người
hưởng ân phúc cứu độ.
“Không ai có thể
đến với Ta, nếu Cha, Đấng đă sai Ta, không lôi kéo nó, và Ta
sẽ cho nó sống lại ngày sau hết” (Yn.6,44).
Con người
không thể tự cứu chính ḿnh, nhưng chính Thiên Chúa
cứu độ con người: Thiên Chúa cứu
độ con người nhưng cần con người
ưng thuận cách tự do.
Chính Thiên Chúa lôi kéo
con người đến với Thiên Chúa, chứ không
phải con người tự ḿnh có khả năng
đến với Thiên Chúa. Thiên Chúa lôi kéo con người,
và con người ưng thuận để Thiên Chúa lôi kéo
ḿnh đến với Ngài. Lôi kéo con người đến
với Thiên Chúa mà con người vẫn hoàn toàn tự do,
đó là đặc điểm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa là T́nh Yêu,
Thiên Chúa yêu con người, nên “Ngài muốn tất cả
mọi người được cứu độ và
nhận biết chân lư” (1Tm.2,4). Ngôi Lời Thiên Chúa đă nhập
thể làm người để ở măi với con
người theo cách thức mà con người lănh hội
được; Thánh Thần Thiên Chúa luôn hoạt
động trong con người để lôi kéo con
người đến với Thiên Chúa, để làm con
người rung cảm trước t́nh yêu Thiên Chúa,
để con người có thể sống an b́nh và phó thác
tất cả trong tay Thiên Chúa, để con người
được hạnh phúc.
Tuy con
người hoàn toàn tự do nhưng Thiên Chúa lại
rất tuyệt vời: Ngài
chinh phục con người bằng t́nh yêu.
Thiên Chúa yêu
thương con người, Ngài muốn những điều
tốt lành cho con người, Ngài muốn con người
được hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài.
Sở dĩ như vậy, bởi v́ khi yêu, người ta
muốn cho người ḿnh yêu được những
điều tốt lành, được hạnh phúc đích
thực.
Thiên Chúa muốn
con người được sống hạnh phúc tṛn
đầy với Ngài: “Ta đến để chúng
được sống, và sống sung măn” (Yn.10,10).
Thiên Chúa Cha đă
ban Con Ngài cho con người (Yn.3,16), Chúa Con đă ban chính
ḿnh Ngài cho con người qua bí tích Thánh Thể và bằng
hành vi chết cho người ḿnh yêu (Mc.14,24-25; Yn.15,13), Thánh
Thần hiện diện với con người như quà
tặng của Ba Ngôi (Yn.14,16).
Để
hạnh phúc và cảm nghiệm hạnh phúc, cần có
tự do.
Thiên Chúa luôn tôn
trọng tự do của con người. Chính v́ vậy,
Ngài chỉ mời gọi và đề nghị, c̣n tùy con
người có đáp trả hay không.
Thiên Chúa tôn
trọng ư muốn của con người; ngay cả khi con
người không đáp trả lại t́nh yêu của Ngài,
không làm theo ư muốn của Ngài, th́ Ngài vẫn kiên nhẫn
chờ đợi, Ngài vẫn luôn tác động để
con người trở lại với Ngài, hầu con
người được sống hạnh phúc đích
thực.
Khi yêu nhau, họ
trở nên một, một thân xác một tinh thần. Nói
một cách chính xác, những người yêu nhau đều
hướng tới hiệp nhất dù mỗi cá vị
vẫn được tôn trọng và duy tŕ: “Ḿnh với ta
tuy hai mà một, ta với ḿnh tuy một mà hai”. Hai
người yêu nhau, sẽ được hạnh phúc
hơn khi họ cùng lư tưởng, cùng ước muốn
và đồng cảm[5].
Chúa Yêsu yêu Chúa Cha,
nên đă lấy Ư Cha làm ư Ngài (Mc14,36), đă lấy Ư Cha làm
của ăn (Yn.4,34). Cũng tương tự như
vậy, khi con người yêu Thiên Chúa, sẽ lấy ư Thiên
Chúa làm ư ḿnh, sẽ vâng giữ Lời Ngài: “Ai yêu mến Ta
th́ giữ Lời Ta, Cha Ta sẽ yêu mến người
đó, và chúng ta sẽ đến và ở nơi người
đó” (Yn.14,23).
Con người
chỉ có thể nên một với Thiên Chúa trong cầu
nguyện, nếu con người đă cố gắng
để nên một với Thiên Chúa trong suốt
đời sống thường ngày.
Trong t́nh yêu
người ta thường nghe nói, “Anh là tất cả
với em” hoặc “Em là tất cả với anh”. Khi hai
người yêu nhau, người này là qúy nhất với
người kia. Chính v́ thế, ư kiến hay ư thích của người
yêu rất được coi trọng.
Ai càng yêu th́ càng
yếu, v́ khi yêu người ta muốn chiều ḷng
người ḿnh yêu, để thấy người yêu
hạnh phúc và ḿnh cũng được hạnh phúc v́
người ḿnh yêu hạnh phúc.
Khi yêu nhau,
người ta tin tưởng lẫn nhau và có thể tin
tưởng cậy nhờ người ḿnh yêu, v́ ḿnh tin
rằng người ḿnh yêu sẽ làm theo ư ḿnh. Khi yêu,
người ta tin tưởng trông cậy lẫn nhau.
Tội là coi thường và không tin tưởng trông
cậy ǵ nơi Thiên Chúa, c̣n yêu Thiên Chúa là trân trọng và tin
tưởng phó thác đời ḿnh trong tay Thiên Chúa là
Đấng yêu thương ḿnh.
Tin rằng Thiên
Chúa yêu thương ḿnh, và Ngài sẽ làm cho ḿnh những
điều tốt lành nhất, và như vậy ḿnh sẽ
b́nh an hạnh phúc để phó thác đời ḿnh trong tay
Thiên Chúa.
Con người
không có tự do tuyệt đối, nhưng con
người chỉ tự do trong hành động của
ḿnh.
Là tinh thần
nhập thể, nên con người trở thành tinh thần
qua thân xác, nghĩa là, con người được
mời gọi vượt lên những khuynh chiều xác
thịt để thành nhân, để nên thánh, để
sống như Thiên Chúa muốn, để thuộc trọn
về Thiên Chúa.
Lư trí con
người với những h́nh ảnh được
cảm thụ qua giác quan, do tác động bởi những
khuynh chiều thân xác, làm nên trí tưởng tượng. Trí
tưởng tượng thuộc về “tôi”, cấu thành
con người tôi, nhưng “tôi” không chỉ là nó; tôi hoàn toàn
tự do để ưng thuận hay từ chối
những ǵ hiện đến trong trí tưởng
tượng của tôi.
Con
người là linh hồn và thân xác. Con người là
chủ vị với thân xác. Tôi xét như thân xác, có
những khuynh chiều đ̣i thỏa măn, như đói
cần ăn khát cần uống, nhu cầu thỏa măn sinh
lư; tôi xét như sinh vật bậc cao, cũng có khuynh
hướng muốn được kính trọng, nổi
tiếng.
Là
người, tôi cảm thấy ḿnh có những nhu cầu và
đ̣i hỏi như vậy nơi chính bản thân; khi tôi
cảm thấy những đ̣i hỏi đó nơi ḿnh,
không hàm chứa rằng tôi “thấp hèn”; tôi tự do, tôi có
thể ưng thuận hay từ chối làm theo những
đ̣i hỏi đó.
Khi nào c̣n sống
trên dương thế này, tôi c̣n cảm thấy những
đ̣i hỏi của thân xác và lư trí. Những khuynh chiều
như thế là b́nh thường; đó là thân phận con
người trong điều kiện tại thế. Tuy
nhiên, con người xét như chủ vị hoàn toàn tự
do, có thể “siêu vượt” trên những “cám dỗ”, trên
những khuynh chiều này.
Con người,
trở nên người tự do đích thực hay nô lệ
vật chất, trở nên thánh nhân hay như con vật, là
do chính con người. Chính bằng hành vi siêu vượt hay thuận theo cám dỗ, mà con
người là “thần” hay “vật”, trở nên thần linh
hay sống như “con vật”.
Bị cám dỗ
và thử thách nhiều, không có nghĩa là ḿnh thiếu
quảng đại với Chúa, hoặc ḿnh “xấu xa
thấp hèn”. Đức Yêsu cũng bị cám dỗ
nhiều và mănh liệt (Mt.4,1-11; Mc.14,32 tt), Ngài bị cám
dỗ cả trong lănh vực đức tin (Mc.15,34), Ngài
đă chiến đấu chống trả cám dỗ
đến nỗi mồ hôi máu chảy ra (Lc.22,44).
Đức Maria cũng bị thử thách nhiều trong
cuộc sống, nhưng Mẹ vẫn tin tưởng phó
thác trong tay Thiên Chúa dù không biết Lời Chúa phán cùng Mẹ
sẽ được thực hiện thế nào, nhất
là khi Mẹ chứng kiến đức Yêsu chết ô
nhục thảm thương trên thập giá (Lc.1,26-38.45;
Yn.19,25-27).
Cám dỗ và
thử thách là những dịp để con người
tại thế siêu vượt trên chính ḿnh, để con
người là tinh thần hơn, nên thánh và thuộc
trọn về Chúa hơn.
Đức Yêsu
chiến thắng cám dỗ, và như vậy chúng ta tin
tưởng rằng con người tại thế có
thể vượt thắng cám dỗ nếu con
người tin tưởng phó thác trong tay Thiên Chúa. Là con người,
không có nghĩa là buộc phải phạm tội. Phạm
tội hay không, tùy con người tự do: con người
có thể không phạm tội.
Để con
người được cứu độ, Ngôi Lời
Thiên Chúa đă nhập thể làm chứng cho t́nh yêu, hầu
con người nhận biết Thiên Chúa yêu thương ḿnh
vô cùng, để rồi yêu lại Thiên Chúa.
Con người
khi tin nhận đức Yêsu là Thiên Chúa, th́ nhận ra t́nh
yêu thương vô bờ của Thiên Chúa đối với
ḿnh. Rồi khi con người tin nhận rằng Thiên Chúa
yêu thương ḿnh vô cùng, con người có thể phó thác
đời ḿnh trong tay Thiên Chúa T́nh Yêu.
Cầu nguyện
là một cách để thông hiệp với Thiên Chúa T́nh Yêu
trong cuộc sống thường ngày của con
người, để con người sống hạnh phúc
với Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn yêu
thương tôi dù tôi có biết và có ư thức về
điều đó hay không. Thiên Chúa luôn nh́n xem tôi và can
thiệp vào đời tôi một cách kịp thời, v́ Ngài
luôn yêu thương tôi. ”Ngài chặn tôi trước, Ngài
ngừa tôi sau... bàn tay của Ngài đặt trên tôi” (Tv.139,5).
Khi cầu
nguyện người ta cần ư thức Thiên Chúa đang
hiện diện và yêu thương ḿnh. Như vậy trong
suốt ngày, nếu tôi làm việc mà vẫn luôn ư thức
Thiên Chúa đang sống với tôi, th́ tôi cũng đang
cầu nguyện và đang kết hiệp với Thiên Chúa
một cách nào đó.
Ư thức Thiên Chúa
đang sống với ḿnh trong đời sống
thường ngày, không đ̣i chúng ta phải ngừng công
việc ḿnh đang làm. Trong cả ngày, chúng ta vẫn làm
việc b́nh thường trong tâm trạng “Thiên Chúa ở bên
ḿnh và làm việc với ḿnh”.
Cầu nguyện là lắng nghe Thiên Chúa
Thiên Chúa nói
với mỗi người chúng ta qua lương tâm mỗi
người, qua những biến cố xảy tới
với ḿnh trong đời, qua Lời Chúa trong Kinh Thánh...
·
Chúa nói
với tôi, tôi có lắng nghe?
·
Thái
độ đáp trả của tôi với Lời Ngài
như thế nào? Tôi vâng phục, hay từ chối, hay
lẩn tránh? Tôi có sống theo Lời Chúa nói với tôi không?
Cầu nguyện là thân thưa với Chúa
Khi tôi thấy con
người của tôi dưới ánh sáng Lời Chúa, tôi hăy
nói với Ngài những ǵ Thánh Thần soi sáng và thúc
đẩy trong ḷng tôi. Nếu tôi có những bận tâm và ao
ước, tôi hăy nói với Chúa, để Lời Chúa
như gươm hai lưỡi phân tách (Dt.4,12), để
tôi được tinh sạch hơn (Yn.17,17) và tự do
hơn (Yn.8,32).
Có nhiều
người mong ước kết hiệp với Thiên Chúa
trong giờ cầu nguyện. Đây là ao ước chính
đáng và tốt lành thánh thiện. Nhưng làm sao có thể
kết hiệp với Thiên Chúa trong cầu nguyện?
Khao khát ước mong kết hiệp với Thiên Chúa
Để
hiệp nhất với Thiên Chúa trong giờ cầu
nguyện, đ̣i người đó luôn khao khát mong
ước kết hiệp với Thiên Chúa. Chính ḷng khao khát
ước mong, sẽ giúp người đó luôn kết
hiệp với Thiên Chúa trong cuộc sống thường
ngày bằng việc chấp nhận thánh ư Chúa ngay cả khi
điều đó trái ư ḿnh, và nếu được như
vậy, sẽ giúp người đó kết hiệp
với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện.
Có người cho
rằng họ đă đạt đến mức kết
hiệp với Thiên Chúa cách rất đặc biệt trong
cầu nguyện, nhưng trong cuộc sống thực
tế cho thấy người đó rất khó sống
với người khác, và họ thường “khá kiêu
ngạo”! Thánh Y-nhă lưu ư một số anh em Ḍng Tên:
“cầu nguyện lâu giờ mà không có tinh thần hy sinh
từ bỏ, th́ chỉ làm cho người ta thêm cứng
đầu”.
Để có
thể kết hợp với Thiên Chúa trong giờ cầu
nguyện, người ta cần phải liên lỉ kết
hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày sống. Họ phải
luôn từ bỏ ư riêng để vâng phục Thánh Ư Thiên
Chúa, để yêu thương và chấp nhận anh em,
để thông cảm với những giới hạn
của anh em và những trái ư từ bên ngoài đưa
tới. Một người cho rằng ḿnh đă có thể
kết hiệp dễ dàng với Thiên Chúa trong cầu
nguyện mà không có đời sống từ bỏ và yêu
thương, e rằng đó là người “ảo
tưởng”, và chưa biết ḿnh cách sâu xa và đích
thực.
Đồng h́nh đồng dạng với Ngài trong tư tưởng lời nói và hành động
Để kết
hiệp với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện,
cần kết hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày
sống. Sống đời sống “từ bỏ” qua yêu
mến đức khó nghèo và sẵn sàng chịu xỉ
nhục và khinh chê v́ ChúaYêsu Kitô, chấp nhận Thánh Ư Chúa
trong suốt ngày sống. Nói cách khác, cuộc sống
“đồng h́nh đồng dạng” với Đức Yêsu
trong tư tưởng, lời nói và hành động, sẽ
giúp người đó kết hiệp với Thiên Chúa sâu xa
hơn trong giờ cầu nguyện.
Suy
nghĩ, và ngay cả suy nghĩ về những sự thiêng
liêng và thần học, cũng chưa là cầu nguyện.
Cầu
nguyện là nói chuyện, thân thưa hoặc tâm sự
với Thiên Chúa. Nếu một suy nghĩ giúp ḿnh tâm sự
thân thưa với Thiên Chúa, th́ suy nghĩ đó cũng
thuộc về cầu nguyện; chẳng hạn, sau
một suy nghĩ, một người có thể thấy
một ánh sáng nào đó, và điều này giúp họ tạ
ơn Thiên Chúa hay nói chuyện với Thiên Chúa hay nài xin Thiên
Chúa điều ǵ đó, th́ suy nghĩ đó cũng là
cầu nguyện.
Điểm
chính yếu của cầu nguyện không là có nhiều ư
tưởng phong phú, nhưng là tâm t́nh và thái độ
của ḿnh đối với Thiên Chúa.
Xét gẫm là
lượng giá giờ cầu nguyện, nhằm giúp ḿnh
thấy được những ơn lành đă nhận
lănh trong giờ cầu nguyện để tạ ơn
Chúa, và biết được những “nguyên nhân nơi
chính ḿnh” đă làm cho giờ cầu nguyện không được
tốt đẹp, để sửa đổi.
Thiên
Chúa muốn con người sống b́nh an hạnh phúc, không
chỉ ở đời sau nhưng c̣n ngay cả ở
đời này nữa. Thiên Chúa muốn con người
sống b́nh an hạnh phúc trong mọi thời điểm
của cuộc sống, và đặc biệt trong giờ
cầu nguyện. Có thể nói, t́nh trạng “an ủi thiêng
liêng” là t́nh trạng b́nh thường trong đời
sống cầu nguyện; nghĩa là, trong và sau cầu
nguyện, con người được b́nh an hơn,
được thư thái và hạnh phúc hơn, và thấy
tin tưởng và trông cậy cùng yêu mến Thiên Chúa hơn.
Thiên
Chúa muốn con người sống b́nh an hạnh phúc,
nhưng ma qủy- kẻ từ chối T́nh Yêu Thiên Chúa và
chống lại Thiên Chúa- muốn con người về phe
nó chống lại Thiên Chúa, nên t́m mọi cách ngăn cản
con người sống b́nh an và hạnh phúc với Thiên
Chúa.
Người thường sống trong t́nh trạng tội
Thiên Chúa muốn
người đang ở trong t́nh trạng tội trở
về với Ngài, Ngài luôn hành động trong thâm sâu tâm
hồn mỗi người để làm họ trở
về với Ngài, qua tiếng nói của lương tâm và
qua những dấu chỉ hữu h́nh.
Thần dữ
hành động ngược lại. Nó t́m mọi cách
để người đó ở lại trong tội,
chẳng hạn bằng gợi lên những h́nh ảnh gây
vui thú giác quan...
Người đang tiến trên đường thiêng liêng
Thiên Chúa vẫn
tiếp tục lôi kéo mỗi người, để họ
tiến tới hơn trên đường phụng sự
Chúa. Các thần lành cũng trợ giúp, để con người
cảm nhận b́nh an và hạnh phúc, để họ vui
tiến trên đường thiêng liêng.
Thần dữ t́m
mọi cách và mọi lư do “ngụy biện” để
ngăn cản con người tiến tới, gây bất an
và xáo động nơi tâm hồn con người.
Sau
khi cầu nguyện, người cầu nguyện dùng một
thời gian ngắn để xét gẫm, xem giờ cầu
nguyện của ḿnh thế nào! Nếu không tốt[8]
hoặc không tốt lắm, th́ đâu là nguyên do? Và một
khi đă nhận ra th́ cố gắng sửa đổi
(chính ḿnh), để giờ cầu nguyện tiếp sau
được tốt đẹp hơn.
Nếu
t́m đúng nguyên do và được chỉnh đốn, th́
giờ cầu nguyện tiếp sau sẽ tốt
đẹp hơn. Có thể nhờ người có kinh
nghiệm thiêng liêng cùng nhận định với ḿnh,
bằng cách chia sẻ kinh nghiệm xét gẫm cho họ
nghe, để họ giúp ḿnh t́m được nguyên do
đă làm ḿnh cầu nguyện không được, cách chính
xác và chắc chắn hơn.
Có
thể do ḿnh thiếu quảng đại với Chúa trong
giờ cầu nguyện hay trong cả ngày sống, mà ḿnh
cầu nguyện không được tốt.
Nếu
ḿnh không cố gắng tập trung để cầu
nguyện, hoặc nếu không xua đuổi ngay các chia trí
đến trong giờ cầu nguyện, không đặt
Thiên Chúa lên trên hết, th́ cũng khó cầu nguyện
“tốt”.
Nếu
trong ngày ḿnh không hy sinh và kết hiệp với Thiên Chúa liên
lỉ, th́ cũng khó cầu nguyện. Để dễ dàng
cầu nguyện, con người cần luôn kết
hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày sống.
Do c̣n bám víu vào tạo vật (t́nh cảm lệch lạc)
Có thể do c̣n bám
víu vào một tạo vật nào đó, mà ḿnh cầu
nguyện không được “tốt”.
Khi ta c̣n
đặt một tạo vật nào trên hoặc bằng
Thiên Chúa, dù ư thức hay không ư thức, th́ cũng khó cầu
nguyện. Như vậy nếu ḿnh cầu nguyện không
được, hăy xem ḿnh có cố gắng quảng
đại hết sức để cầu nguyện
chưa; nếu đă cố gắng “hết sức”
rồi mà vẫn cầu nguyện không được, th́
xem ḿnh c̣n quyến luyến điều ǵ cách lệch
lạc không, và khi nhận ra th́ hăy quảng đại
để chỉnh đốn lại.
Một
người có thể không cầu nguyện
được, v́ họ nhận thức sai lầm: họ
tưởng rằng cầu nguyện được hay
không là do sức con người. V́ vậy, Thiên Chúa có
thể để họ cầu nguyện không
được, nhằm giúp họ nhận ra một sự
thật: “cầu nguyện được, là một ơn
Thiên Chúa ban cho con người”.
Một
người có thể bị sầu khổ thiêng liêng mà
không phải do lỗi của họ (LT.322b).
Nếu
ḿnh cầu nguyện không được, bị sầu
khổ thiêng liêng, mà không tại lỗi ḿnh, th́ hăy kiên tŕ và
quảng đại. Lúc đó chủ quan ḿnh thấy ḿnh
cầu nguyện không được tốt lắm,
nhưng khách quan th́ vẫn tốt, v́ lúc đó Thiên Chúa
đang tôi luyện ḿnh, Ngài tập cho ḿnh đến
với Ngài v́ chính Ngài chứ không phải v́ ḿnh
được an ủi; tuy chủ quan ḿnh thấy ḿnh
cầu nguyện không được sốt mến,
nhưng khách quan th́ ḿnh vẫn trưởng thành hơn
về đức tin đức cậy và đức
mến.
Có
thể xảy ra là trong một thời điểm một
người cảm thấy ḿnh bị cám dỗ nhiều
về một điều ǵ đó, và thường đó là
điểm yếu của ḿnh, th́ người đó nên xét
ḿnh để t́m coi nguyên nhân tại sao.
Do thiếu dứt khoát chống trả hoặc thiếu t́nh yêu
Có thể bởi
v́ ḿnh thiếu dứt khoát trong việc chống trả
với chước cám dỗ , và như vậy t́nh yêu
của ḿnh đối với Thiên Chúa đă bị giảm
sút.
Trong trường
hợp này hăy xin lỗi Chúa, và bắt đầu sống
quảng đại hơn với Chúa trong từng giây phút
sống.
Cũng là dịp để lập công, để nên thánh hơn
Khi c̣n sống
trong thân xác, chúng ta c̣n bị cám dỗ và thử thách;
những cám dỗ đó có thể là những dịp
để chúng ta diễn tả t́nh yêu của ḿnh với
Thiên Chúa cách cụ thể hơn.
Không ai
được miễn trừ khỏi bị cám dỗ và
thử thách:
·
Đức
Yêsu không chỉ bị cám dỗ trong hoang địa
(Mt.4,1-11), Ngài c̣n bị thách thức để làm những
phép lạ từ trời, bị cám dỗ và thử thách trong
vườn dầu (Mc.14,32tt),bị thử thách cả
về đức tin ngay trên thập giá (Mc.15,34);
·
Đức
Maria không chỉ thưa tiếng xin vâng trong biến cố
truyền tin (Lc.1,26tt), nhưng c̣n thưa tiếng xin vâng
trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong biến
cố Mẹ đứng dưới chân thập giá;
·
Thánh Phaolô
đă ba lần xin Chúa cất cái dằm ra khỏi xác
thịt Ngài, nhưng Ngài được trả lời
“ơn Ta đủ cho con” (2Cor.12,7-9).
Thử thách và cám
dỗ trong cuộc sống tại thế, là thuộc thân
phận làm người của chúng ta; chúng ta hăy chấp
nhận, và can đảm đương đầu
đểø vượt qua. Chúa không miễn trừ cho chúng
ta khỏi bị cám dỗ, nhưng Chúa bảo đảm
rằng nếu chúng ta tin tưởng và cậy dựa vào
Ngài, th́ chúng ta sẽ chiến thắng: “Các con hăy tin
tưởng, Ta đă thắng thế gian” (Yn.16,33).
Xét ḿnh để nhận
ra những hồng ân Thiên Chúa đă ban cho ḿnh, cũng
như những lỗi lầm ḿnh đă phạm, để
tạ ơn và xin lỗi Thiên Chúa, để sống
tốt hơn.
Xét ḿnh là việc thiêng liêng rất quan trọng,
nếu muốn tiến bộ không ngừng trong đời
sống thiêng liêng và thân thiết với Thiên Chúa mỗi ngày
hơn.
Theo thói quen
người ta vẫn cho rằng xét ḿnh chỉ nhằm
nhận ra những lỗi lầm khuyết điểm
của ḿnh để ăn năn sám hối; tuy nhiên
việc nhận ra những
ơn lành Thiên Chúa ban cho ḿnh trong đời sống
thường ngày rất quan trọng, để luôn
sống trong ư thức và tâm t́nh Thiên Chúa luôn yêu thương
và hiện diện với ḿnh.
Nhận ra
những hồng ân Thiên Chúa ban cho ḿnh, là dấu chỉ
của một đời sống thiết thân với Thiên
Chúa. Càng nhận biết
hồng ân Thiên Chúa, càng thuộc về Thiên Chúa hơn.
Nhận ra
những lỗi lầm của ḿnh để sửa
đổi, là điều chính yếu của việc xét
ḿnh.
Trong xét ḿnh, chúng
ta không chỉ nhằm nhận ra những lỗi lầm
khuyết điểm của ḿnh, nhưng c̣n nhận ra
những khuynh chiều tàng ẩn của ḿnh, để có
thể tránh được những lỗi phạm nghiêm
trọng hơn! Tại sao tôi làm điều này chứ không
phải điều kia, ngay cả khi điều tôi làm
chưa phải là tội? Cái tàng ẩn hay khuynh chiều
đằng sau hành động đó là ǵ?
Tại sao tôi hay
bị cám dỗ về điều này? Tại sao tôi bị
cám dỗ về điều này dai dẳng và mănh liệt
như vậy? Phải chăng v́ tôi chưa có thái
độ hay lập trường dứt khoát với
điều này (với khuynh chiều này, với tội
này)? Hay tại v́ t́nh yêu
của tôi với Thiên Chúa đă bị phai lạt và
giảm sút? Tôi cần nhận ra những điều
đó, để có quyết định và thái độ
cụ thể nhằm tiến bộ hơn nữa trong
đời sống thiêng liêng.
Nếu có
nhiều giờ cho việc xét ḿnh, th́ sau khi đă nhận
ra những hồng ân Thiên Chúa ban và những lỗi lầm
ḿnh đă phạm mất ḷng Thiên Chúa, chúng ta nên dùng thời
gian c̣n lại để nói chuyện thân thưa với
Thiên Chúa dựa vào những hồng ân và những lỗi
lầm của ḿnh. Đây là những phút cầu nguyện
dựa vào đời sống ngày qua của ḿnh.
HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5
[1] Quan niệm dân gian Việt Nam cũng không đồng ư quan điểm này, v́ “Đức nhân thắng số”. Một người ăn ở có đức có thể đổi được “số mạng”. Mà nếu có thể đổi số mạng, th́ không c̣n là tất định nữa! Quan niệm “Đức nhân thắng số”, là quan niệm đúng đắn, bảo vệ tự do của con người.
[2] Có người nghĩ rằng nếu Thiên Chúa biết rơ con người sẽ chống lại Ngài th́ con người đâu c̣n tự do nữa! Trước vấn nạn này chúng ta cần xác định rơ: Thiên Chúa muốn, Thiên Chúa biết, nhưng con người vẫn tự do. “Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư”(1Tm.2,4): Thiên Chúa không muốn con người phạm tội nhưng con người vẫn có thể phạm tội v́ con người tự do. Thiên Chúa toàn năng toàn tri, nhưng con người vẫn tự do. Hai mệnh đề trên không mâu thuẫn nhau!
[3] “Lạy Thiên Chúa, sao Ngài nỡ bỏ con?” (Mc.15, 34)
“Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc.23,46).
[4] “Thầy sẽ xin Cha, và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Bầu Chữa khác, để Ngài ở với các con luôn măi”(Yn.14,16).
[5] “Yêu là cùng nh́n về một hướng”
T́nh yêu bao hàm t́nh bạn: vợ chồng gọi nhau là “bạn đời”.
[6] Các bước gợi ư cho một lần cầu nguyện:
1. Sau khi đă chọn địa điểm tốt nhất để cầu nguyện như ḿnh thấy, đến chỗ đó, và ư thức ḿnh hiện diện trước Thiên Chúa Ba Ngôi, rồi kính cẩn chào Chúa (diễn tả với thân xác nếu không có ǵ ngăn trở).
2. Xin Chúa Cha ban Thánh Thần của Chúa Yêsu Phục Sinh cho ḿnh , để Ngài thanh tẩy ḿnh, để Ngài giúp ḿnh bỏ những vướng bận đặc biệt trong giờ cầu nguyện này, và xin Ngài giúp ḿnh gặp gỡ Thiên Chúa.
3. Đặt khung cảnh (v́ thân phận con người, chúng ta đến với Thiên Chúa qua những ǵ hữu h́nh).
4. Ơn xin (Mỗi bài cầu nguyện đều có ơn xin; Thao viên cần khao khát điều này trước khi xin).
5. Điểm
6. Tâm sự với Chúa (Sau mỗi điểm, chúng ta nên tâm sự với Chúa, chứ không nhất thiết phải chờ đến cuối giờ cầu nguyện, v́ các điểm gợi ư chỉ là phương tiện giúp chúng ta gặp gỡ và tâm sự cùng sống hạnh phúc với Chúa ).
[7] Gợi ư giúp xét gẫm:
1. Tôi được ǵ trong giờ cầu nguyện vừa qua?
B́nh an? Thư thái hạnh phúc? Sốt sắng? Được đánh động ở điểm ǵ nhất? Được ơn ǵ đặc biệt?
2. Tôi có hài ḷng với giờ cầu nguyện không?
3. Nguyên do làm tôi không hài ḷng lắm với giờ cầu nguyện?
· Bị chia trí? Chia trí về điều ǵ? Nó có phản ánh một vướng bận hay quyến luyến lệch lạc của tôi không?
· Thiếu quảng đại? Do thiếu t́nh yêu?
· Mất b́nh an? Dấu chỉ có trục trặc cần sửa chính ḿnh?
4. Tâm sự với Chúa dựa vào những ơn ḿnh nhận được hay do những lỗi lầm ḿnh mắc phải.
[8] Giờ cầu nguyện không tốt, tốt, hay tốt lắm, là đánh giá chủ quan hay khách quan của người cầu nguyện hay của người hướng dẫn.
[9] Gợi ư giúp xét ḿnh:
1. Ư thức ḿnh hiện diện trước nhan Chúa và kính cẩn chào Chúa
2. Xin Thiên Chúa ban Thánh Thần để Ngài giúp ḿnh ...
3. Ơn lành
· Xin ơn nhận ra những ơn lành ḿnh đă nhận lănh từ lần xét ḿnh lần trước cho tới bây giờ
· Xét ḿnh để nhận ra những ơn lành đă lănh nhận
· Tạ ơn Chúa
4. Lỗi lầm
· Xin ơn để nhận ra những lỗi lầm khuyết điểm
· Xét ḿnh để nhận ra lỗi lầm của ḿnh từ lần xét ḿnh lần trước cho tới bây giờ
· Ăn năn thống hối xin lỗi Chúa
5. Tâm sự thân thưa với Chúa dựa vào những ơn lành ḿnh đă nhận và những lỗi lầm khuyết điểm ḿnh đă phạm.