HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5
ĐỂ TỰ DO
VÀ HẠNH PHÚC HƠN
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
D. LỜI THIÊN CHÚA THỰC HIỆN
SỨ MẠNG CHA TRAO PHÓ
2). Những bản văn dùng
cầu nguyện
2). Những bản văn Kinh Thánh
có thể dùng cầu nguyện
2). Bản văn Kinh Thánh
được dùng
2). Bản văn Kinh Thánh
được dùng
H. CHIÊM NIỆM ĐỂ
ĐƯỢC TÌNH YÊU
2). Xin Chúa làm cho con yêu Chúa
*** ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN
ƠN LINH THAO
1). Luôn sống đời sống
thường ngày với ý thức Thiên Chúa luôn hiện
diện và yêu thương mình
2). Vui nhận Ý Chúa làm ý mình
Chúng ta đang
ở trong tuần thứ hai của Linh Thao: cầu
nguyện về Ngôi Lời nhập thể, từ mầu
nhiệm nhập thể cho đến ngày đức Yêsu
được rước vào thành Yêrusalem cách long trọng.
“Xin hiểu
biết thâm sâu về Chúa, Đấng đã làm người
vì tôi, để yêu Ngài hơn và theo Ngài” (LT.104).
Vô tri bất
mộ. Nếu càng hiểu biết về Chúa, thì sẽ càng
yêu mến Chúa hơn. Cái biết ở đây không chỉ là
cái biết do nghe nói, nhưng chủ yếu là cái biết thâm
sâu do được cảm nghiệm.
Thiên Chúa là ai? Là
Đấng yêu tôi đến độ nhập thể làm
người vì tôi. Nếu Thiên Chúa yêu tôi như vậy, tôi
phải làm gì để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa
đây? Chỉ có tình yêu mới đáp trả
được tình yêu.
Tình yêu
được diễn tả cách cụ thể, chính Thiên
Chúa đã nhập thể để phục vụ con
người: “con người đến không phải
để được phục vụ, nhưng
để phục vụ và hiến mạng sống làm giá
chuộc cho nhiều người” (Mc.10,45); còn tôi, tôi
phải làm gì để yêu Thiên Chúa đây? Tôi phải nên
giống Ngài, phải theo Ngài.
Hiểu Chúa
hơn, để yêu Ngài hơn và theo Ngài hơn. Đó là
cách nói khác của cùng nội dung “để trở nên
đồng hình đồng dạng với đức Yêsu
Kitô” (Pl.3,10), “nếu ta cùng chết với Người, ta
sẽ cùng sống với Người, nếu ta cùng đau
khổ với Người, ta sẽ cùng thống trị
với Người”, “tôi sống nhưng không còn phải
tôi sống, nhưng là chính đức Kitô Ngài sống trong
tôi” (Gl.2,20).
Nên giống Chúa
Yêsu hơn, vì Chúa Yêsu là người mẫu của chúng ta,
Ngài là thần tượng, là Đấng mà chúng ta phải
bắt chước và quy chiếu về. Yêu thương là
trở nên một với nhau, nếu chúng ta yêu thương
Thiên Chúa, nghĩa là, chúng ta nên giống Chúa Yêsu hơn.
·
Lời
đã thành xác phàm (Yn.1,1-18);
·
Nhập
thể là tự hủy (Pl.2,6-11);
·
Sinh bởi
người nữ (Gl.4,4-6);
·
LT.101-109
·
Lời
nhập thể được giáng sinh (Lc.2,1-20);
·
Lời
Thiên Chúa Nhập Thể được cắt bì và
đặt tên (Lc.2,21);
·
Đức
Yêsu được dâng trong đền thờ (Lc.2,22-40);
·
Trốn
sang Ai-cập (Mt.2,13-23);
·
Đức
Yêsu thời thơ ấu (Lc.2,39-40);
·
Đức
Yêsu ở lại đền thờ (Lc.2,41-50);
·
Đức
Yêsu sống một thời gian rất dài ở Nadarét
(Lc.2,51-52).
·
Đức
Yêsu chịu phép rửa (Mc.1,1-13);
·
Đức
Yêsu chịu cám dỗ (Mt.4,1-11);
·
Trọn
ngày sống cho Thiên Chúa (Mc.1,21-39);
·
Đức
Yêsu luôn tìm và thực hiện Thánh Ý Cha (Yn.4,34);
·
Mối phúc
thật (Mt.5,1-12);
·
Thái
độ của dân chúng đối với đức Yêsu
(Mc.1,32-3,12);
·
Thái
độ của người thân, ký lục và biệt phái
đối với đức Yêsu (Mc3,20-30);
·
Khủng
hoảng sứ vụ tại Galilê (Mc.4);
·
Hạt
giống âm thầm mọc (Mc.4,26-29);
·
Loan báo tin
mừng bằng trừ qủy (Mc.5-6);
·
Các tông
đồ không hiểu đường lối của
đức Yêsu (Mc.4;6);
·
Đức
Yêsu là Kitô (Mc.8,27-30);
·
Con
đường đức Yêsu đi là con đường
thập giá (Mc.8,31-33);
·
Ai muốn
theo tôi phải vác thập giá mình (Mc.8,34-9,1);
·
Con
đường đức Yêsu đi: cầu nguyện và
ăn chay (Mc.9,14-29);
·
Con
đường đức Yêsu đi: phục vụ
(Mc.9,33-37);
·
Con
đường đức Yêsu đi: yêu thương
(Mc.12,28-34);
·
Tinh
thần của đức Yêsu (Mc.9,38-41);
·
Không
muốn hiểu bài học thập giá (Mc.10,32-45);
·
Người
mù được sáng (Mc.10,46-52);
·
Những
người không chấp nhận con đường
đức Yêsu đi (Mc.11,15-19;12,1-12;12,13tt);
·
Đức
Yêsu, con người tự do (với bạc tiền,danh
vọng, tình duyên);
Chúng ta tìm hiểu thêm về cầu
nguyện và nhận định thần loại.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu cầu nguyện như
chiêm niệm, sau đó tìm hiểu về các quy luật
nhận định thần loại tuần thứ hai.
Trong
những bài cầu nguyện về mầu nhiệm
nhập thể, giáng sinh, ..., thánh Y-nhã đều chỉ
cách chiêm niệm.
Nhìn
đức Yêsu, suy nghĩ để rút ích lợi; Nghe
đức Yêsu, suy nghĩ để rút ích lợi; Quan sát
cung cách hành xử của đức Yêsu, suy nghĩ
để rút ích lợi: đó là cách cầu nguyện “chiêm
niệm”.
Có
những đề tài cầu nguyện không thể chiêm
niệm được, nhưng nếu đề tài
cầu nguyện là về Chúa Yêsu, thì có thể áp dụng
cách cầu nguyện chiêm niệm.
Chúng
ta nhìn, nghe, quan sát, để thấy Chúa đã nhìn nghe hành
xử như thế nào trong những trường hợp
và tình huống khác nhau, để mình trở nên giống
Thiên Chúa hơn, giống đức Yêsu hơn.
Trở
nên giống đức Yêsu hơn, nên đồng hình
đồng dạng với Ngài, không phải trên bình
diện thể lý, nhưng trên bình diện thiêng liêng: có con
tim “nhân từ, bao dung, thương yêu” như Chúa, có ánh
mắt “nhân từ, trong sáng, cảm thông” như Chúa, có cung
cách hành xử “độ lượng, kiên nhẫn,
cương quyết dứt khoát” như Chúa.
Chúa
Yêsu luôn là mẫu để chúng ta noi theo và bắt
chước: quan điểm lập trường của
Ngài, cách sống của Ngài. “Để yêu Chúa hơn và theo
Ngài hơn”, đó là mục đích của những bài
cầu nguyện tuần thứ hai này.
Thiên Chúa muốn
con người được sống trong tình yêu và
hạnh phúc với Ngài; các thần lành cũng muốn chúng
ta sống trong hạnh phúc với Thiên Chúa như các ngài; còn
các thần dữ thì luôn chống đối Thiên Chúa và tìm
mọi cách để làm con người sống xa Thiên Chúa.
Khi có nguyên do,
cả thần lành lẫn thần dữ đều có
thể “an ủi”, nhưng nhằm mục đích trái
ngược (LT.331).
Chỉ
có Thiên Chúa mới có thể tác động trực tiếp
trên con người không cần trung gian; Điểm đặc biệt
của Thiên Chúa là có thể lôi kéo con người
đến với Ngài không qua trung gian, mà con người
hoàn toàn tự do (LT.330).
Chỉ có Thiên Chúa
có thể can thiệp trên tự do con người; đó là
lý do tại sao chúng ta cầu nguyện xin Thiên Chúa biến
đổi một người, xin cho người nào đó
trở lại. Làm một người trở lại,
đó là khả năng chỉ có một Thiên Chúa mới có
thể làm được (mà người đó vẫn hoàn
toàn tự do).
Thiên Chúa có thể
dùng trung gian để biến đổi một
người, và Ngài cũng có thể biến đổi
một người không cần dùng trung gian, mà con
người vẫn hoàn toàn tự do[1].
Đối
với một người đang tiến tới trên
đàng thiêng liêng, nếu người đó biết
điều gì đó là do ma qủy thì chắc chắn
người đó sẽ không theo; như vậy, để
làm con người đi theo đường lối tà
vạy của mình, ma qủy thường hay giả
dạng thần lành để dẫn đưa
người đó theo lối đồi tệ của nó
(LT.332).
Nếu một ý
tưởng hay một điều nào đó lúc đầu
có vẻ tốt lành thánh thiện, nhưng sau đó lại
làm chúng ta cầu nguyện không được: như làm
chúng ta chia trí phân tâm trong cầu nguyện, làm việc
cầu nguyện bị giảm sút, chúng ta thấy bối
rối, không được bình an như trước, thì
đó là dấu chỉ cho thấy ý tưởng hay
điều đó là do ma qủy (LT.333); chúng ta hãy duyệt
xét lại để rút kinh nghiệm cho lần tới,
để không trúng bẫy ma qủy nữa (LT.334).
Trong “ngày thứ
tư của tuần thứ hai” (LT.136) thánh Y-nhã đề
nghị một số bài cầu nguyện (Hai Hiệu
Cờ, Ba Mẫu Người, Ba Bậc Khiêm Nhường)
và việc “chọn lựa bậc sống”. Tuy không phải
tất cả những điều trên được làm trong
một ngày, nhưng chúng ta cứ quy ước gọi
tạm là “ngày Y-nhã”.
Thánh Y-nhã muốn
gì khi gợi ý những bài cầu nguyện nêu trên?
Trong tất
cả các bài cầu nguyện này, thánh Y-nhã đều
dạy chúng ta làm ba cuộc tâm sự: một với
Đức Mẹ, một với Chúa Con và một với
Chúa Cha, nài xin cho mình được đứng vào
dưới cờ của Chúa Yêsu bằng:
·
ơn
được nghèo khó trong lòng tột bậc, và ngay cả
được ơn nghèo khó thực sự nếu Chúa
được tôn vinh hơn;
·
ơn
chịu xỉ nhục và khinh chê để bắt
chước Chúa hơn nếu điều này không gây
dịp tội cho ai và không làm mất lòng Chúa.
Trong bài cầu
nguyện về Hai Cờ, thánh Y-nhã dạy chúng ta xin ơn nhận biết mưu mô
của kẻ thù và ơn
trợ giúp để tránh, cũng như ơn nhận biết đời
sống chân thực mà Chúa dạy cùng ơn để bắt chước (LT.139). Trong
bài Ba Mẫu Người, chúng ta xin ơn chọn điều nào làm vinh danh Chúa hơn
(LT.152). Trong suy gẫm về Ba Bậc Khiêm Nhường,
xin Chúa chọn mình
để mình bắt
chước và phục vuï Chúa hơn (LT.168).
Như vậy
chúng ta thấy, tiến trình ơn xin của các bài cầu
nguyện Y-nhã đi từ xin cho mình nhận thức,
đến xin cho mình chọn, và sau đó xin Chúa chọn mình
vào đời sống nghèo và xỉ nhục khinh chê.
Các bài cầu
nguyện Y-nhã cho chúng ta hiểu biết hơn về con
người của chúng ta: xem chúng ta đã nhận thức
về con đường của đức Yêsu như thế
nào, và xem chúng ta có dám chọn theo đức Yêsu nghèo và
bị xỉ nhục không, xem chúng ta có sẵn sàng sống
như Chúa Yêsu đã sống không?
Hai con đường (Tv.1);
Tôi phải làm gì (Mc.10,17-31);
Định mạng đức Yêsu (Mc.10,32-34);
Nếu thế gian ghét các ngươi (Yn.15,18-25);
Ai muốn theo Ta (Mt.16,21-28).
Từ muôn
thuở Thiên Chúa đã yêu thương tôi, Ngài đã tạo
dựng tôi, và tôi có chỗ trong chương trình cứu
độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ lưu tâm
cách tổng quát về tôi, nhưng Ngài còn để ý lưu
tâm đến từng cử chỉ hành vi biến cố
của tôi (Tv.139 Lc.12,6-7); chính vì thế trong từng
biến cố chúng ta có thể hỏi “Thiên Chúa muốn tôi
làm gì?”.
Nếu ngay cả
việc “đi đứng nghỉ ngơi” Chúa đều
biết, thì huống hồ về bậc sống của
cuộc đời mình: Thiên Chúa đã có chương trình
về tôi. Nếu Thiên Chúa muốn gọi và chọn tôi
ở bậc sống nào, thì Ngài đã tạo dựng tôi
thích hợp cho bậc sống đó.
Lời mời
gọi “sống đời sống nào đó” có thể
được biểu lộ nơi lòng ao ước
sống đời sống đó, hoặc có những
dấu chỉ khách quan cho thấy Thiên Chúa muốn. Nếu
một người khao khát sống bậc sống dâng
hiến với ý hướng ngay lành[2],
lòng khao khát đó có thể là dấu chỉ cho thấy Chúa
gọi người đó. Nếu khát vọng này đã có
khá lâu và còn tồn tại cho tới ngày nay, thì càng cho
thấy “người đó được Chúa gọi” cách
chắc chắn hơn. Nếu trong đời người
đó có những biến cố khách quan mà người
đó xác tín rằng đó chính là Chúa bảo vệ
để gọi họ, thì càng chắc chắn hơn
nữa rằng “Chúa gọi họ”.
Lựa chọn theo
thánh Y-nhã, không phải là quyết định theo ý thích
của mình, nhưng là chọn theo Ý của Thiên Chúa về
mình.
Lựa chọn
bậc sống, không có nghĩa là mình thích bậc sống
nào thì mình chọn bậc sống đó[3],
nhưng: Thiên Chúa muốn mình sống bậc sống nào thì
mình chọn bậc sống đó.
Trong sách Linh Thao,
thánh Y-nhã đề cập đến ba thời để
làm việc lựa chọn; trong thời thứ ba, thánh Ynhã
nói tới hai cách làm việc lựa chọn. Tuy vậy chúng
ta nên cẩn thận, không phải ai cũng làm việc
lựa chọn “đúng đắn” được,
nhưng chỉ những người có cái nhìn đúng
đắn về Thiên Chúa con người và vũ trụ,
cũng như họ phải bình tâm thực sự, thì
họ mới có thể lựa chọn “đúng đắn”
được[4].
Để làm
việc lựa chọn tốt, cần ý thức rõ mục
đích đời người: Thiên Chúa tạo dựng con
người để con người sống hạnh phúc
vĩnh cửu với Thiên Chúa, và muôn loài muôn sự
được tạo dựng như phương tiện
để giúp con người đi tới với Thiên Chúa.
Bình tâm là một
điều kiện cần thiết để làm việc
lựa chọn đúng đắn và chính xác: chọn
lựa theo điều Chúa muốn chứ không phải theo
ý riêng mình thích.
Nếu không bình
tâm, thì không thể chọn lựa đúng đắn
được. Như vậy, chỉ nên cho những
người “bình tâm” được làm chọn lựa,
tức là những người chỉ muốn làm theo ý Chúa
để tôn vinh Ngài chứ không tìm hoặc muốn làm theo
ý mình[5].
Đã
là người, sống thì phải lựa chọn. Lựa
chọn là chính cuộc sống, là hành vi nhân linh, là hành vi
tự do. Lựa chọn, bao hàm con người toàn
diện, gồm cả hành vi lý trí lẫn ý chí.
Con
người có lý trí.
Để
sống hạnh phúc, đối với chính mình con
người cần nhận thấy hành vi, cách sống, hay
việc làm của mình hợp
lý, và trong tương quan với Thiên Chúa con người
cần thấy việc mình làm thuận
theo Ý Chúa.
Nhận
ra Ý Thiên Chúa về mình và cảm nhận mình sống
triển nở, thường hay đi đôi với nhau;
sở dĩ vậy vì Thiên Chúa luôn yêu thương và luôn
muốn con người sống hạnh phúc.
Tôi
lựa chọn bậc sống này, vì tôi thấy bậc
sống này giúp tôi sống triển nở và hạnh phúc, vì
bậc sống này thoả mãn khát vọng sâu xa con
người tôi mà bậc sống khác không thể đáp
ứng được, và như vậy tôi xác tín Chúa
gọi tôi.
Biết và làm,
đôi khi không trùng khít với nhau nơi nhiều
người. “Tri hành bất nhất”, làm cho con người
không được hạnh phúc.
Thiên Chúa muốn
ai làm điều gì, thì Ngài ban cho họ có khả năng
thực hiện điều đó. Nếu Thiên Chúa muốn
ai thực hiện điều gì đó, thì người đó
không thể nói “lực bất tòng tâm”. Như vậy,
nếu một người thấy rõ mình không thể làm
điều gì đó, hoặc không thểå tin rằng Thiên
Chúa sẽ giúp mình và cho mình có
khả năng làm điều đó, thì đó là dấu chỉ
cho thấy Thiên Chúa không muốn điều đó cho
họ.
Khả năng
sống điều mình xác tín, cho thấy điều xác tín
có thể là Ý Chúa đối với họ. Như vậy,
nếu ai tin rằng (hay thấy rằng) họ
được Thiên Chúa gọi sống đời sống
dâng hiến, thì trong cuộc sống cụ thể họ
phải cảm thấy sống thoải mái và hạnh phúc
trong đời sống dâng hiến. Không có khả năng
sống đời sống dâng hiến “một cách
triển nở và hạnh phúc[7]”,
là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa không muốn
người đó sống đời dâng hiến.
Nếu chúng ta làm
việc lựa chọn đúng, nghĩa là nếu chúng ta
chọn điều Thiên Chúa muốn cho chúng ta, thì chúng ta
sẽ bình an thư thái hạnh phúc hơn, phản ánh
tương quan tốt với Thiên Chúa.
Một cách cụ
thể, nếu chúng ta chọn lựa tốt, chúng ta
sẽ:
·
cầu
nguyện tốt, ít nhất là bằng thời gian
trước khi chọn lựa[8];
·
vui hơn;
·
bình an,
thư thái, hạnh phúc hơn.
Xét gẫm cũng giúp chúng
ta biết mình hơn, biết tương quan của mình
với Chúa đang như thế nào, để mình không
ảo tưởng về mình, và để mình cải
thiện tình trạng hiện tại.
Khi cầu nguyện về
Nguyên Lý và Nền Tảng trong ngày đầu tiên, chúng ta
đã xin ơn Bình Tâm: chọn Thiên Chúa và ý định
của Thiên Chúa trên hết, còn những sự khác thì sao
cũng được, dù là giữa nghèo và giầu, danh
vọng hay xỉ nhục, ...! Hôm nay khi cầu nguyện
về “ngày Y-nhã”, chúng ta đã biết giầu có, danh
vọng và kiêu ngạo là những cạm bẫy của ma
qủy; và nghèo khổ, xỉ nhục là con đường
đích thực mà Chúa Yêsu dạy chúng ta.
Chúng ta đã xin Chúa cho chúng
ta được yêu Chúa Yêsu đến độ xin
chọn nghèo và xỉ nhục với Ngài chưa?
Nghèo tinh thần là không bám
víu vào tạo vật, dù là tiền bạc hay ai đó; Xin
ơn nghèo tinh thần, tức là xin Chúa ơn không bám víu vào
tiền bạc hay bất cứ một tạo vật nào.
Con người có bản
năng được tôn trọng. Xin ơn
được xỉ nhục[9], là tự hủy, là từ
bỏ chính mình với ý riêng và tất cả con
người của mình.
Chúa Yêsu nói: “phúc cho các
ngươi là kẻ nghèo ... khốn cho các ngươi là
kẻ giầu” (Lc.6,20.24), “phúc cho các ngươi khi
người ta xỉ mạ, nói xấu các người
đủ điều vì cớ Ta và vì Tin Mừng, hãy hân hoan
vì phần thưởng của các ngươi lớn thật
ở trên trời” (Mt.5,11-12 Lc.6,22).
Chúng ta có tin lời
đức Yêsu là chân lý, và chúng ta có muốn sống theo
Lời Ngài không? Nếu chúng ta tin thật, ắt chúng ta
đã xin Chúa cho chúng ta được ơn xỉ nhục và
ơn nghèo thực sự! Nếu chúng ta yêu Chúa Yêsu nhiều
thì chắc chúng ta đã dám xin cho được
đồng hình đồng dạng với Ngài, ngay cả
trong nghèo và xỉ nhục khinh chê.
Cái gì là mười ngàn
dollars của tôi?
Mười
ngàn dollars của tôi có thể không là tiền bạc,
nhưng có thể là tương quan với ai đó, hay
một địa sở, một nghề nghiệp, một
công việc, một tặng vật nào đó, v.v.
Trong qúa khứ tôi ở
mẫu người thứ mấy?
Và hiện tại tôi ở
mẫu người thứ ba không?
Không phạm tội
trọng, không muốn làm mất lòng Chúa và bình tâm, yêu Chúa
đến độ muốn trở nên giống Chúa trong
khó nghèo khổ nhục: đó là ba cấp độ của
tình yêu (LT.165-167). Tôi có
muốn được liệt vào số những
người muốn trổi trang trong việc phụng
sự Chúa, tức những người yêu Chúa trong cấp
độ khiêm nhường thứ ba không? Tôi có chọn nên
giống Chúa Yêsu hơn không, nghĩa là chọn nghèo với
Chúa nghèo hơn là được giầu sang, chọn
bị xỉ nhục và khinh chê với Đức Yêsu
bị xỉ nhục và khinh chê hơn là được tôn
trọng, chọn bị coi là ngu dại với Chúa Kitô
bị coi là ngu dại hơn là được coi là khôn
ngoan thông thái ở đời không?
Tuần thứ ba
của Linh Thao cầu nguyện về đức Yêsu
chịu khổ hình. Đức Yêsu đối diện
biến cố khổ nạn với tất cả sự
run en sợ sệt như chúng ta mọi đàng, nhưng
Ngài sẵn sàng vâng theo Ý Cha vì yêu thương Cha và yêu
thương con người.
Cố gắng
đi vào tâm tình của đức Yêsu trong những giờ
phút cuối cùng của cuộc đời tại thế
này. Ngài tê tái lòng biết bao khi thấy một người
thân yêu sẽ phản bội và nộp Ngài: tình yêu của
Ngài bị từ khước, bị phản bội. Ngài
đã ghê sợ thập giá và cái chết, đặc
biệt trong vườn dầu, nhưng Ngài đã vâng
lời cho đến chết mà không một lời oán than.
Hãy đi vào tâm tình của đức Yêsu, và ý thức
rằng: chính vì tôi và cho tôi mà đức Yêsu đã chấp
nhận tất cả những sự ấy.
Tình yêu không hoàn
toàn được diễn tả bằng lời nói
nhưng chủ yếu bằng việc làm. Trong cuộc
sống tại thế này, dường như thập giá
gắn liền với tình yêu: thập giá là cách thế
tuyệt diệu diễn tả tình yêu. Không thể hiểu
được thập giá nếu không nhìn trong nhãn quan tình
yêu.
Hiểu Chúa,
để yêu Chúa và theo Chúa hơn. Chúa đã chết vì yêu
tôi, tôi phải làm gì và phải có thái độ nào
đối với Người yêu tôi dường ấy?
Xin cho mình hiểu
nỗi đau buồn của Chúa (Yn.13 Mc.14); tại sao Chúa
phải chịu đau khổ cô đơn[10]
như vậy? Phải chăng Chúa chịu tất cả
những điều đó vì yêu thương tôi vô cùng?
Xin cho mình cảm
nghiệm được tình yêu của Chúa đối
với mình; xin cho mình yêu lại Chúa đến độ ao
ước được chia sẻ nỗi đau buồn
của Chúa, muốn được đồng hình
đồng dạng với Đấng yêu thương mình
vô cùng như vậy.
Thánh Y-nhã dạy:
“xin cho mình được đau đớn, hối hận
và xấu hổ, vì chính bởi tội tôi mà Chúa phải
bị khổ hình như vậy” (LT.193); “xin cho mình được
đau đớn với Chúa Kitô thống khổ, tan nát cõi
lòng với Chúa Kitô tan nát tâm hồn, được ơn
khóc lóc và đau đớn trong lòng vì bao đau đớn
mà Chúa Kitô đã chịu vì tôi” (LT.203).
Chúng
ta có thể dùng những đoạn Kinh Thánh sau, hoặc
dùng những đoạn nào theo như mình thấy thích
hợp:
·
Aâm mưu
giết đức Yêsu (Mc.14,1-2.10-11);
·
Làm sao Ta có
thể quên ngươi (Hs.11,1-9);
·
Ta tự
mình hiến mạng sống Ta (Yn.10,17-31);
·
Yêu
thương là phục vụ (Yn.13,1-17);
·
Yêu
thương là hiến dâng (Lc.22,14-20);
·
Hãy tin
Thầy, hãy yêu Thầy (Yn.14,1-15,8);
·
Hãy ở
lại trong tình yêu Thầy (Yn.15,9-17);
·
Báo
trước Phêrô chối Thầy (Mc.14,26-31);
·
Đức
Yêsu chiến đấu với chính mình ở vườn
dầu (Mc.14,32tt);
·
Yuđa
nộp Thầy bằng “dấu chỉ tình yêu” (Mc.14,43-52);
·
Đức
Yêsu bị xử trước tòa Do Thái (Mc.14,53-65);
·
Phêrô
chối Chúa (Mc.14,66-72);
·
Đức
Yêsu bị xử trước tòa Roma (Yn.18,28-19,16);
·
Đức
Yêsu trước tòa Hêrôđê (Lc.23,8-12);
·
Con
đường tình yêu (Mc.15,15-32);
·
Đức
Yêsu trên thập giá (Mc.15,33-41);
·
Đức
Mẹ dưới chân thập giá (Yn.19,25-27);
·
Chứng
nhân thinh lặng;
·
Sinh thì và
táng xác (Mc.15,37-47);
·
Tâm tình
của những người yêu thương đức Yêsu
trong những ngày khổ nạn;
·
Tv.22;
·
Đức
Yêsu, người tôi tớ chết thay nhiều
người (Ys.52,13-53,12);
·
Đức
Yêsu chu toàn sứ mạng dù phải chết thập giá
(Pl.2,6-11).
Chúng ta
bước sang tuần thứ tư của Linh Thao:
cầu nguyện về đức Yêsu Phục Sinh.
Khi đức Yêsu
còn tại thế và trước cuộc khổ nạn,
chưa có ai biết rõ đức Yêsu là Thiên Chúa. Dù Ngài
đã ba lần loan báo rằng Ngài sẽ bị bắt, bị
đánh đòn, bị giết và ngày thứ ba Ngài sẽ
sống lại; nhưng khi Ngài bị bắt và chết,
không có ai tin Ngài sẽ sống lại; thậm chí khi Ngài
đã sống lại và hiện ra cho các phụ nữ, và
họ đi báo tin cho các tông đồ, thế mà các tông
đồ cũng không tin (Mc.16,9-11).
Để tin
đức Yêsu đã sống lại, có lẽ không tuyệt
đối cần các tông đồ[11];
nhưng để tin đức Yêsu là Thiên Chúa, chắc
chắn cần lời chứng của các tông đồ[12].
Chính nhờ tin vào
đức Yêsu Phục Sinh mà các tông đồ nhận
biết Thánh Thần là Thiên Chúa: nhờ Thánh Thần
đức Yêsu trao ban khi Ngài hiện ra cho các tông đồ
(Yn.20,22) mà các tông đồ nhận biết đức Yêsu
là Thiên Chúa, và cũng nhờ đức Yêsu Phục Sinh mà
các tông đồ nhận biết Thánh Thần là Thiên Chúa.
Thánh Y-nhã viết
trong LT.221: “Xin điều tôi ao ước. Ở đây xin ơn
để cảm nghiệm sâu xa và mãnh liệt niềm hân
hoan và vui mừng vì vinh quang và vui mừng của đức
Kitô Chúa chúng ta”.
Niềm vui
mừng và hân hoan ở đây là niềm vui mừng và hân
hoan tận thâm sâu trong tâm hồn, do cảm nghiệm Chúa
đã phục sinh, nhờ đó niềm tin vào Thiên Chúa là
Đấng Trung Tín được củng cố; và
một khi tin Chúa Phục Sinh là Thiên Chúa, con người
chúng ta nhận biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô
cùng, và như vậy chúng ta hân hoan và vui mừng.
Niềm hân hoan và
vui mừng này không ai có thể lấy mất
được, vì “dù thiên thần thiên phủ, dù hiện
tại tương lai, dù chiều cao hay chiều sâu, hay
bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách
tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô” (Rm.8,38-39).
Dù Kinh Thánh không nói
Chúa Phục Sinh hiện ra cho Mẹ Maria, nhưng thánh Y-nhã
đề nghị chiêm niệm “Chúa Phục Sinh hiện ra
cho Mẹ” (LT.218-225). Nếu ai chấp nhận quan
điểm của thánh Y-nhã, thì có thể cầu nguyện
dựa vào bài chiêm niệm trên và những đoạn Kinh
Thánh sau, còn nếu không chấp nhận thì có thể chỉ
dùng những bản văn Kinh Thánh để cầu
nguyện mà thôi.
Các bản văn
Kinh Thánh được đề nghị:
·
Chúa
Phục Sinh hiện ra với chị Maria Magdala (Yn.20,11-18);
·
Chúa
Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ và trao phó sứ
mạng (Yn.20,19-23);
·
Chúa
Phục Sinh đổi đời hai môn đệ Emmau
(Lc.24,13-35);
·
Chúa
Phục Sinh củng cố đức tin của Thomas
(Yn.20,24-29);
·
Chúa
Phục Sinh chăm sóc các tông đồ bên bờ hồ
Galilê (Yn.21,1-14);
·
Cứng
lòng và ngoan cố trước biến cố Đức Yêsu
Phục Sinh (Mt.28,11-15);
·
Chúa Yêsu
Phục Sinh lên trời (Cv.1,6-11);
·
Chúa Yêsu
Phục Sinh luôn ở với chúng ta (Mt.28,16-20);
·
Chúa
Phục Sinh hứa ban Thánh Thần (Yn.14,15-26);
·
Thánh
Thần sẽ làm chứng về Ta (Yn.15,26-16,15);
·
Thánh
Thần tỏ hiện trong ngày lễ Ngũ Tuần
(Cv.2,1-41);
·
Nhân danh
đức Yêsu Nadarét, anh hãy đứng dậy mà đi
(Cv.3,1-26);
·
Phêrô làm
chứng cho Chúa Yêsu Phục Sinh trước chính quyền
(Cv.1-22);
·
Từ khi
biết Đức Yêsu Kitô, tôi coi tất cả như phân
bón (Pl.3,1-4,1).
Đây là bài
cầu nguyện cuối cùng trong sách Linh Thao của thánh
Y-nhã.
“Xin ơn nhận
biết thâm sâu về tất cả ơn lành mình đã lãnh
nhận, để rồi một khi đã nhận ra thì
mình có thể yêu mến và phụng sự Chúa Chí Tôn trong mọi
sự” (LT.233).
Làm sao để
cảm nhận Thiên Chúa luôn hiện diện và yêu
thương mình trong từng giây phút của cuộc
sống, để rồi mình yêu lại Chúa và phục
vụ Ngài trong mọi nơi mọi lúc, đó là mục
đích của bài cầu nguyện này.
Yêu là trao tặng
người yêu những gì mình có (LT.231). Nếu Thiên Chúa
đã tặng ban cho chúng ta tất cả, ngay cả
những gì qúy nhất với Ngài là Chúa Con và Chúa Thánh
Thần, thì chúng ta phải dâng gì lại cho Chúa đây?
Với “kinh dâng
hiến”, thánh Y-nhã dạy chúng ta dâng tất cả cho Thiên
Chúa, và chỉ xin Ngài một điều duy nhất “XIN LÀM
CHO CON YÊU CHÚA, và ơn đó là đủ cho con” (LT.234).
Một bận tâm
của người làm Linh Thao “đạt kết qủa”
là, làm sao để duy trì và phát triển ơn Linh Thao?
Đây là một
bận tâm rất chính đáng!
Linh Thao không là
kết thúc hay điểm cực đại của
đời sống thiêng liêng, nhưng nó là khởi
đầu của một giai đoạn sống mới thân thiết hơn với Chúa và
quảng đại hơn với anh chị em.
Nguyên tắc tổng quát: mỗi ngày tiếp
tục làm điều đã tập trong thời gian Linh
Thao. Một cách cụ thể, luôn
sống với ý thức Chúa đang hiện diện
với mình và yêu thương mình, chấp nhận mọi
biến cố xảy tới với mình trong niềm tin
“Thiên Chúa có thể làm nó thành tốt đối với mình”,
hy sinh liên lỉ nhất là giữ gìn ngũ quan để
luôn kết hiệp với Chúa.
Tâm tình của
Thánh Vịnh 139 (138): Thiên Chúa luôn yêu thương và nhìn xem
săn sóc mình. Chúa Yêsu dạy: “Chúa Cha và Ngài luôn ở
với chúng ta” và “Thánh Thần luôn ở với chúng ta”
(Yn.14,23.16). Thiên Chúa luôn ở với chúng ta vì Ngài yêu
thương ta. Chúng ta cần ý thức rõ điều này,
để luôn sống với tâm tình Thiên Chúa luôn hiện
diện với mình.
Nếu Thiên Chúa
luôn ở với chúng ta, chúng ta đâu còn cô đơn
nữa; cho dù tất cả có bỏ chúng ta thì Thiên Chúa
vẫn không bao giờ bỏ chúng ta: Người luôn yêu
thương chúng ta.
Nếu Thiên Chúa
yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta còn sợ gì
nữa? Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta như
vậy, chúng ta không cảm thấy yên tâm và hạnh phúc sao?
Sống tâm tình
Chúa luôn hiện diện, là đã khởi đầu giờ
cầu nguyện liên lỉ.
Thiên
Chúa vẫn nói với chúng ta mỗi ngày bằng nhiều
hình thức khác nhau: qua lương tâm, những gì lý trí
nhận thấy qua những biến cố, ngay cả
những biến cố trái ý mình, lời nói của
người này người kia, trang sách này tập vở
kia. Như vậy, chúng ta phải lắng nghe Chúa qua mọi
dấu chỉ trong cuộc sống, trong từng biến
cố của cuộc sống thường ngày.
Lắng
nghe và thực hiện Ý Chúa, chấp nhận và lấy Ý Chúa
làm ý mình, đó là kết hiệp với Thiên Chúa trong hành
động.
Giờ cầu
nguyện chính thức là cao điểm của giờ
cầu nguyện liên lỉ suốt này; kết hiệp
với Thiên Chúa trong giờ cầu nguyện là cao
điểm của tiến trình kết hiệp với Thiên
Chúa trong suốt ngày.
Từ bỏ mình
liên lỉ, quảng đại với Chúa, sẽ giúp mình
dễ dàng cầu nguyện hơn, dễ dàng gặp Thiên
Chúa hơn.
Từ bỏ mình,
chấp nhận trái ý vì ích lợi của tha nhân, giữ gìn
ngũ quan để luôn sống thân thiết với Thiên Chúa,
luôn vâng phục thánh ý Chúa trong từng biến cố
nhỏ, chọn Thiên Chúa trên hết, là dấu chỉ cho
thấy mình đang thuộc về Thiên Chúa.
Linh Thao chỉ là
khởi đầu của một giai đoạn mới
trong đời sống thiêng liêng. Xin Chúa giúp chúng ta
quảng đại với Chúa, để chúng ta tăng
trưởng mỗi ngày một hơn về đời
sống thiết thân với Chúa, bằng:
·
ý thức
liên lỉ Thiên Chúa luôn yêu thương và hiện diện
với chúng ta,
·
sẵn sàng
vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa,
·
từ
bỏ mình,
·
xét mình và
xét gẫm mỗi ngày.
AD MAIOREM DEI GLORIAM
CHO VINH DANH CHÚA HƠN
14.03.1995
25.04.95
19.06.95
LNC
141252
HOME LINH ĐẠO
ĐỂ TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
HƠN HPH1 HPH2 HPH3 HPH4 HPH5
[1] Với tác động của Thiên Chúa, tự do của con người luôn được bảo toàn.
“Xin thánh ... làm cho người em con trở lại”. Thánh... không thể làm được điều này nếu “em con” không đồng ý; nhưng Thiên Chúa có thể làm được mà người “em con” vẫn hoàn toàn tự do.
[2] Không vị lợi, có cái nhìn trưởng thành về đời sống gia đình và dâng hiến, không bị quyến luyến lệch lạc chi phối.
[3] Lấy con người cảm tính của mình làm tiêu chuẩn chọn lựa.
[4] Như vậy không nên lạm dụng cách chọn lựa theo thánh Y-nhã, như thể cứ làm theo cách thức đó, thì đã là làm việc lựa chọn đúng đắn!
[5] Nếu ai đó không bình tâm mà làm lựa chọn, thì cuộc chọn lựa đó không được coi là cuộc chọn lựa có giá trị.
[6] Ở một nghĩa nào đó, không quyết định cũng là quyết định, không chọn lựa cũng là chọn lựa.
Nếu không thấy rõ thì đừng quyết định. Cụ thể, trong trường hợp lựa chọn bậc sống, nếu không thấy rõ Chúa muốn mình sống bậc sống khác, thì cứ sống trong bậc sống mình đang sống.
[7] Điều này không muốn nói rằng người đó không bị đau khổ hoặc thập giá trong cuộc sống.
[8] Đương nhiên phải hiểu là nếu chúng ta vẫn quảng đại với Chúa: vẫn luôn kết hiệp với Chúa liên lỉ trong suốt ngày sống, vẫn luôn giữ tâm trí và giữ gìn ngũ quan.
Nếu sau chọn lựa mà chúng ta cầu nguyện dở hơn trước dù chúng ta vẫn quảng đại với Chúa như trước, thì phải tìm nguyên do, cũng có thể tại mình chọn điều Chúa không muốn.
[9] Xin nghèo là từ bỏ những gì ngoài mình; xin xỉ nhục khinh chê là từ bỏ chính mình. Nhiều người có thể xin được nghèo nhưng không dám xin được xỉ nhục với Chúa.
[10] Như thể Chúa Cha cũng bỏ Ngài (Mc.15,34).
[11] Nếu ai đó tin lời chị Maria Magdala (Yn.20,18), thì biết đức Yêsu đã sống lại, mà không cần nhờ lời chứng của các tông đồ.
[12] Chính vì thế, Hội Thánh Công Giáo tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. “Hội Thánh được xây trên nền tảng các tông đồ”, dĩ nhiên khi nói như vậy, vẫn phải hiểu: Hội Thánh có nền tảng là chính Thiên Chúa.