HOME     LINH ĐẠO     LINH THAO MƯỜI NGÀY       LTMN1       LTMN2       LTMN3       LTMN4       LTMN5      LTMN6

 

LINH THAO MƯỜI NGÀY
NHỮNG  ĐIỂM  GỢI  Ư  GIÚP  CẦU  NGUYỆN

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

TUẦN MỘT. 1

TỘI 1

23. Tội (LT.45-53) 1

1. Không phục tùng Thiên Chúa. 2

2. Không tin vào Thiên Chúa nữa (Stk.3,1tt) 2

3. Từ chối thúc đẩy của Thánh Thần mời gọi hoán cải 2

24. Tội tôi (LT.55-61) 2

31. Hồi niệm (hai bài Tội và Tội tôi) 2

32. Trở nên con cái Thiên Chúa (Mt.25,31 tt) 3

1. Thiên Chúa là T́nh Yêu. 3

2. Đức Yêsu đồng hóa ḿnh với những người khốn cùng, nghèo hèn nhất 3

3. Tiêu chuẩn Thiên Chúa phán xét trong ngày Ngài quang lâm: yêu thương  3

33. Để được tự do hơn. 4

1. Ư nghĩa đời sống dâng hiến. 4

2. Lời khấn khó nghèo. 4

3. Lời khấn trinh khiết 5

4. Lời khấn vâng phục. 5

5. Đời sống cộng đoàn. 5

34. Những người mù thiêng liêng (Yn.9,1tt) 5

1. Tật mù  của người biệt phái 6

2. Cha mẹ người mù “khôn qúa” nên không dám nói sự thực. 6

3. Thái độ của người mù. 6

41. Chị phụ nữ thống hối (Lc.7,36tt) 6

1. Tâm t́nh và cung cách hành xử của chị phụ nữ.. 6

2. Thái dộ của người biệt phái 7

3. Tâm t́nh và thái độ của đức Yêsu. 7

42. David thống hối (Tv.51/50) 7

TUẦN HAI 7

 

TUẦN MỘT

TỘI

23. Tội (LT.45-53)

Khung cảnh

            Như thể thấy Đức Yêsu bị đánh đ̣n, Ngài cảm thấy rất đau. Người ta đă hành hạ và cố t́nh làm Ngài đau khổ ...

Ơn xin

            Xin cho ḿnh ơn nhận biết bản chất của tội, và ơn xấu hổ ngượng ngùng v́ bao nhiêu tội ḿnh đă phạm.

Điểm

1. Không phục tùng Thiên Chúa

            Thiên thần được tạo dựng trong ân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng có một số thiên thần không tùng phục Thiên Chúa, họ muốn độc lập với Thiên Chúa, họ muốn thành tuyệt đối và tự do tuyệt đối, họ muốn bằng Thiên Chúa, họ coi Thiên Chúa là đối thủ của họ: đó là kiêu ngạo và phản loạn, và như thế là tội.

            Các thiên thần ư thức việc họ làm, một cách tự do và không hối tiếc về việc họ làm, họ chọn điều họ đă chọn một cách dứt khoát. Ngay “bây giờ”, ma qủy cũng không hối hận việc họ đă làm, và họ vẫn đang tiếp tục chọn điều họ đă chọn “ngày xưa”.

            Ngày nay, ma qủy vẫn thù ghét và chống đối Thiên Chúa như ngày xưa, và hậu qủa là hỏa ngục. Tội và hỏa ngục[1] liên hệ với nhau, đi liền với nhau như thể bóng với h́nh, không thể tách khỏi nhau được.

2. Không tin vào Thiên Chúa nữa (Stk.3,1tt)

            Tội, không chỉ là không vâng lời khi ăn trái bị cấm, mà chủ yếu là không tin vào Thiên Chúa nữa, tin vào ma qủy hơn tin vào Thiên Chúa (Stk.3,4-5), không tin Thiên Chúa yêu ḿnh và muốn điều tốt cho ḿnh.

            Không tin vào Thiên Chúa, không trông cậy và chờ đợi ǵ nơi Thiên Chúa, từ chối t́nh yêu Thiên Chúa dành cho ḿnh, đó là tội.

            Khi con người không tin vào Thiên Chúa, th́ con người cũng không thể tin vào nhau, và nh́n nhau với cặp mắt nghi kỵ (Stk.3,12-13). “Không Trời ai sống được với ai!?”: Adam trách Evà, Evà đổ tội cho con rắn.

            Sau khi phạm tội, con người muốn trốn Thiên Chúa; không muốn nhận sự thật về chính ḿnh, đổ tội cho người khác; t́m lư do biện minh.

3. Từ chối thúc đẩy của Thánh Thần mời gọi hoán cải

            Nếu ai đó chỉ phạm một tội thôi, một cách ư thức tự do và dứt khoát, không hối hận cho đến giờ chết, th́ người đó phải sa hỏa ngục, và đáng sa hỏa ngục.

            Thực ra khi phạm tội như vậy, dù người đó chưa sa “hỏa ngục”, nhưng họ cũng đang ở hỏa ngục rồi, nghĩa là, người đó đang bất hạnh và không muốn thoát khỏi t́nh trạng đó, dù Thiên Chúa đă bao lần đề nghị, thúc đẩy người đó trở lại với Ngài.

            Thiên Chúa không muốn con người đau khổ, Ngài muốn con người hạnh phúc. Chính con người tạo hỏa ngục cho ḿnh, cho dù Thánh Thần Thiên Chúa đă bao lần thúc đẩy mời gọi họ trở lại với Thiên Chúa.

Tâm sự

            Nh́n Chúa Yêsu chết trên thập giá, t́m hỏi tại sao Ngài đă nhập thể, sinh ra nghèo hèn, sống đơn sơ đạm bạc, rao giảng trong cảnh nghèo, và cuối cùng chết ô nhục trên thập giá như vậy, rồi xem tôi đă làm ǵ cho Chúa, tôi đang làm ǵ cho Chúa và tôi sẽ làm ǵ cho Chúa?

            Hăy nói với Chúa những ǵ ḿnh phải thân thưa với Chúa.

24. Tội tôi (LT.55-61)

Khung cảnh

            “Tinh thần th́ lanh lẹ nhưng xác thịt th́ yếu nhược” (Mc.14,38). Nh́n vào chính con người ḿnh và ư thức rơ: tôi là tinh thần với thể xác, xác thịt có những đ̣i hỏi của xác thịt, và có nhiều lúc tôi phải rất vất vả để vượt qua.

Ơn xin

            Khao khát xin ơn cảm nhận rơ ḿnh là tội nhân, và ơn cảm nghiệm Thiên Chúa yêu thương ḿnh vô cùng, để ḿnh trở lại với Chúa và thuộc trọn về Chúa.

Điểm

            Theo sát chỉ dẫn của thánh Y-nhă để cầu nguyện bài này, và đây là bài cầu nguyện phải cầu nguyện đủ năm điểm như thánh Y-nhă chỉ, đặc biệt là điểm thứ năm.

Tâm sự

            Thân thưa với Thiên Chúa T́nh Yêu, Đấng yêu thương tha thứ mọi lỗi lầm cho chúng ta.

31. Hồi niệm (hai bài Tội và Tội tôi)

Khung cảnh

            Như thể hiện diện trên đồi Calvê buổi chiều hôm đó, nh́n Chúa chết thảm khốc cho tôi v́ yêu tôi.

Ơn xin

            Khao khát xin ơn nhận rơ về con người thực của ḿnh, ơn cảm nghiệm Thiên Chúa yêu thương ḿnh, ơn trở lại và khao khát thuộc trọn về Thiên Chúa.

ĐiểmTâm sự

            Như thánh Y-nhă chỉ trong LT.62-63.

            Lưu ư về quyến luyến lệch lạc:

Quyến luyến lệch lạc là gắn bó với một tạo vật nào đó không như Thiên Chúa muốn, nó có thể dẫn chúng ta  tới tội nếu chúng ta dứt khoát từ bỏ nó, chẳng hạn ḿnh gắn bó qúa với ai đó, vật ǵ đó, địa sở, chức vị hay nghề nghiệp nào đó, v.v..

32. Trở nên con cái Thiên Chúa (Mt.25,31 tt)

Khung cảnh

            Như thể hiện diện trong ngày Chúa quang lâm cùng các thiên thần, thấy Chúa phân tách kẻ dữ người lành như thể người ta phân tách dê khỏi chiên.

Ơn xin

            Khiêm tốn nhận thực rằng ḿnh là tội nhân, đă không sống giống Thiên Chúa, không sống như Thiên Chúa muốn. Xin cho ḿnh ḷng thống hối, khao khát bắt đầu một đời sống mới, sống như Thiên Chúa muốn, sống như những người con giống Cha của ḿnh là Thiên Chúa.

Điểm

1. Thiên Chúa là T́nh Yêu

            Thánh Yoan tông đồ diễn tả “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Yn.4,8.16). Thiên Chúa là Đấng chỉ biết yêu, hay đúng hơn: Ngài làm tất cả v́ t́nh yêu. Thiên Chúa luôn luôn yêu thương con người, Ngài muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư (1Tm.2,4). Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được hạnh phúc, ở đời sau và ngay cả ở đời này nữa.

            Vậy giải thích làm sao “Thiên Chúa là t́nh yêu”, khi Ngài tạo hỏa ngục để phạt các thần dữ và con người không phục tùng Người?
Không loại trừ hỏa ngục là nơi để các thần dữ và bè lũ của nó phải đau khổ ở trong đó; nhưng nếu chỉ hiểu hỏa ngục là một ngục đầy lửa để phạt các thiên thần dữ, th́ hiểu làm sao khi “...đối thủ của anh em là ma qủy như sư tử rống, nó lượn ŕnh t́m sao nuốt được một ai” (1Pr.5,8). Nếu ma qủy là thiêng liêng, th́ lửa hữu h́nh đâu có tác động ǵ? Hơn nữa, nếu Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, th́ trong hỏa ngục Thiên Chúa cũng hiện diện, phải chăng hỏangục cũng đốt Thiên Chúa?
Hỏa ngục c̣n được hiểu như một t́nh trạng đau khổ bất hạnh cho một ngôi vị, dù đó là thiên thần hay con người chống đối Thiên Chúa hay phủ nhận t́nh yêu của Ngài. Cũng tương tự hai người thù ghét nhau th́ bất hạnh và đau khổ khi ở gần nhau, những người thù ghét Thiên Chúa cảm thấy đau khổ bất hạnh v́ Thiên Chúa luôn luôn hiện diện ở khắp nơi. Thiên Chúa không tạo ra hỏa ngục để phạt các thiên thần dữ và con người phản bội, chính họ tạo ra hỏa ngục cho chính họ.

2. Đức Yêsu đồng hóa ḿnh với những người khốn cùng, nghèo hèn nhất

            Khi Phaolô trên đường đi Đama t́m bắt các kitô-hữu để đem về Yêrusalem, dọc đường ông bị té ngựa, và có tiếng từ trời “Sa-ul, Sa-ul, sao ngươi bắt bớ Ta?”; Sa-ul hỏi: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”; Tiếng đáp rằng: “Ta là Yêsu, ngươi đang t́m bắt...”(Cv.9,5). Phaolô lúc đó đâu có t́m bắt đức Yêsu, ông đang t́m bắt các kitô-hữu, tức những người tin vào đức Yêsu thôi; nhưng ở câu trả lời, đức Yêsu đă đồng hóa ḿnh với các kitô-hữu đang bị bắt bớ.

            C̣n trong tŕnh thuật của Mt.25,31-46 này, đức Yêsu đồng hóa ḿnh với những kẻ khốn nạn nghèo hèn nhất, những người cần chúng ta giúp đỡ nhất (Mt.25,40.45). Ai làm cho một trong những kẻ nghèo hèn này, là làm cho chính Chúa Yêsu.

3. Tiêu chuẩn Thiên Chúa phán xét trong ngày Ngài quang lâm: yêu thương

            Thiên Chúa không phán xét dựa vào công việc người đó làm, hay chức vụ người đó giữ, hay nơi chốn người đó ở, hay địa vị người đó có; nhưng Ngài phán xét con người dựa vào ḷng yêu thương người đó có đối với Thiên Chúa và tha nhân.

            Thiên Chúa phán xét, xem tôi có yêu thương tha nhân, những người khốn cùng cần đến sự giúp đỡ của tôi không?

            Những người cần đến tôi là ai?

·        Trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, là kẻ bị đánh nằm dọc đường;

·        Trong cộng đoàn của tôi, là những người cảm thấy bị cô độc bỏ rơi, là những người có ác cảm với tôi mà họ không vượt thắng được chính họ, là những người đang bị khủng hoảng;

·        Trong môi trường của tôi, là những kẻ cần tới sự giúp đỡ của tôi để phát triển, để trưởng thành hơn, để hạnh phúc hơn.

            Đức Yêsu, trong buổi tối cuối cùng, Ngài đă nói: “các con hăy yêu thương nhau, như Thầy đă yêu thương các con” (Yn.13,34), “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau” (Yn.13,35). Mười giới răn của Thiên Chúa tóm lại trong hai điều “trước kính mến Chúa trên hết mọi sự, sau là yêu anh em như ḿnh ta vậy”, nói tóm lại, mười giới răn của Thiên Chúa cũng chỉ tóm lại trong một giới răn yêu thương mà thôi.

            Ai yêu thương th́ nên giống Thiên Chúa, ai thù ghét anh em th́ nên giống ma qủy. Thiên Chúa là T́nh Yêu, là Đấng chỉ biết yêu thương; và ai yêu thương, th́ là con cái Thiên Chúa, v́ họ giống Thiên Chúa. Ai nói ḿnh yêu Thiên Chúa, mà ghét anh em ḿnh, th́ đó là kẻ nói dối (1Yn.4,20).

Tâm sự

            Xin Chúa cho ḿnh nhận ra con người thực của ḿnh, đă bao phen hành xử không giống Thiên Chúa là Cha của ḿnh. Xin cho ḿnh ḷng ăn năn thống hối thật, để từ đây ḿnh yêu Thiên Chúa hơn và yêu anh em hơn, để ḿnh được giống Thiên Chúa hơn và hạnh phúc hơn.

 

33. Để được tự do hơn[2]

Khung cảnh

            Nhớ lại ngày khấn long trọng nhất của ḿnh, và tâm trạng thái độ sống đời dâng hiến của ḿnh lúc bấy giờ.

Ơn xin

            Xin cho ḿnh nhận ra con người thật của ḿnh: một người không chung thủy giữ lời ḿnh đă khấn hứa với Thiên Chúa; xin cho ḿnh cảm nghiệm t́nh yêu Thiên Chúa đối với ḿnh, Ngài đang mời gọi ḿnh trở lại với Ngài, và xin cho ḿnh ơn thống hối trở lại với Ngài để sống một đời sống mới thuộc trọn về Thiên Chúa hơn.

Điểm

1. Ư nghĩa đời sống dâng hiến

            Khi hai người yêu nhau, họ cho nhau những ǵ họ có; và tột đỉnh, họ cho nhau chính con người họ và cuộc đời nhau.

            Sống đời dâng hiến, chúng ta dâng tặng cái ǵ và cho ai? Chúng ta dâng tặng chính con người của chúng ta, đời sống của chúng ta cho Thiên Chúa một cách hoàn toàn ư thức và tự do.

            Chúng ta dâng hiến đời chúng ta cho Thiên Chúa bằng khấn ba lời khấn khó nghèo, trinh khiết và vâng lời; chúng ta tự nguyện chết cho chính ḿnh và với thế gian khi thề hứa những lời khấn trên.

2. Lời khấn khó nghèo

            Ai cũng có quyền sở hữu và sử dụng của cải, v́ đây là quyền tự nhiên của con người.

            Với lời khấn thanh bần, chúng ta tự nguyện muốn bắt chước ChúaYêsu, tự do với tất cả của cải vật chất.

            Chúng ta đă sống điều chúng ta khấn hứa thế nào? Phải chăng mỗi năm, chúng ta lại chẳng lấy lại một số điều chúng ta đă tự nguyện bỏ? Mỗi dịp về nhà, mỗi khi người thân quen lên thăm, người này cho người kia cho, tôi đă từ bỏ hay đă giữ lại để dùng cho chính bản thân ḿnh? hay đă dùng theo ư riêng ḿnh dù không  chỉ cho riêng ḿnh?

            Tại sao tôi lấy lại một cách không chính đáng điều mà tôi đă tự nguyện bỏ, mà chính sự lấy lại này làm tôi không được tự do và trở thành nhỏ nhen ích kỷ?

3. Lời khấn trinh khiết

            Ai cũng có quyền yêu và được yêu, được có một gia đ́nh xứng hợp.

            Là tu sĩ với lời khấn trinh khiết, chúng ta tự nguyện từ bỏ quyền yêu riêng một người và từ bỏ quyền lập gia đ́nh, trong đó vợ chồng con cái nâng đỡ nhau để sống triển nở và hạnh phúc hơn. Không ai bắt chúng ta làm điều đó; sở dĩ chúng ta làm điều đó, bởi v́ mỗi người chúng ta cảm nhận một lời mời gọi để sống riêng với Chúa và thuộc trọn về Ngài, và chúng ta đă tự nguyện đáp lời.

            Và chúng ta đă sống lời đoan nguyện của chúng ta thế nào? Tại sao với thời gian, chúng ta đă t́m và lấy lại điều ḿnh đă tự do từ bỏ? Tại sao tôi đi t́m t́nh cảm của người này người kia? Tại sao tôi muốn được người này yêu người kia thương? Tại sao tôi đi t́m những điều đó, khi chính tôi đă tự nguyện từ bỏ lúc tôi hoàn toàn có quyền được có, và tôi có dư khả năng để có, bởi v́ lúc đó đă có bao người thương yêu tôi? Lúc đó, tôi đă quảng đại vượt lên chính con người của ḿnh và đă thấy ḿnh trưởng thành hơn, cao thượng  hơn; vậy tại sao bây giờ tôi lại cư xử như vậy, tại sao tôi lại sống như vậy, khi điều này làm tôi trở thành kẻ lường gạt, kẻ nói dối, không trung thực với chính ḿnh và với người khác?!

4. Lời khấn vâng phục

            Không phải v́ tôi không có khả năng quyết định về cuộc đời tôi mà tôi khấn lời khấn vâng phục! Cũng không phải v́ tôi không có lập trường, không thông minh bằng bề trên mà tôi khấn vâng phục bề trên. Có thể tôi có lập trường, và lập trường của tôi c̣n vững chắc và có lư hơn lập trường của bề trên, và không chừng một cách tổng quát, tôi c̣n thông minh hơn cả bề trên nữa, nhưng tôi vẫn khấn lời khấn vâng phục, bởi v́ tôi muốn hiến trọn đời tôi cho Chúa, và để Chúa điều khiển tôi qua bề trên.

            Hôm nay tôi đă sống lời khấn vâng phục thế nào? Tại sao hôm nay tôi lại muốn bề trên phải theo ư tôi? Tại sao hôm nay tôi “càm ràm” than trách khi bề trên không làm điều hợp ư ḿnh? Tại sao tôi c̣n “ngoi ngóp” muốn sống khi chính tôi đă tự nguyện chết? Tôi đă không nhất quán với chính tôí! Tại sao tôi nói một đàng qua lời khấn, rồi tôi lại muốn và làm một điều khác? Qúa tệ!

5. Đời sống cộng đoàn

            Chúng ta, những người sống dâng hiến theo cùng một linh đạo, sống cộng đoàn để nâng đỡ nhau về mọi mặt, để giúp nhau thuộc trọn về Chúa và phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Trên nguyên tắc, chúng ta đă từ bỏ tất cả và thậm chí đến cả con người chúng ta, nên chúng ta phải thương yêu nhau, và trở thành chứng nhân cho Thiên Chúa.

            Trên thực tế chúng ta đă sống đời sống cộng đoàn thế nào, chúng ta đă sống đời sống chứng tá như thế nào, khi chúng ta dạy người khác phải sống yêu thương nhau như Chúa dạy?

            Đă đành mỗi người mỗi tính nết và có những người không hợp tính nết của nhau, nhưng nếu không sống được với nhau th́ qủa là “qúa dổm” và phản chứng. Nếu chúng ta không sống thoải mái được với nhau, đó là dấu chỉ cho thấy chúng ta chưa từ bỏ ḿnh thực sự. Người bạn trong cộng đoàn của chúng ta, là bản thử nghiệm cho thấy chúng ta đă sống đời sống dâng hiến thế nào!

            Tôi có sống được với người bạn trong cộng đoàn của tôi không? Tôi có hạnh phúc thoải mái trong đời sống cộng đoàn không? Nếu không, e rằng tôi chưa thực sự sống đời sống dâng hiến!

Tâm sự

            Thân thưa với Chúa khi đă thấy con người thật của ḿnh, xin Chúa cho ḿnh ao ước bắt đầu một đời sống mới, thuộc trọn về Chúa hơn, bằng những hành vi từ bỏ chính ḿnh.

34. Những người mù thiêng liêng (Yn.9,1tt)

Khung cảnh

            Như thể ḿnh hiện diện với đức Yêsu và các tông đồ trong biến cố Chúa làm cho anh mù ngồi bên vệ đường ăn xin, được sáng.  

Ơn xin

            Khao khát xin ơn nhận biết ḿnh với những tật mù “thành kiến” và “tiêu chuẩn là con người và sự khôn ngoan theo con người”, làm ḿnh không thấy được sự thật và nét đẹp của Thiên Chúa và anh em. Xin ơn thống hối và khao khát thuộc trọn về Thiên Chúa.

Điểm

1. Tật mù  của người biệt phái

            Đức Yêsu đă làm phép lạ chữa lành người mù trong ngày sabbat; đối với người biệt phái, đó là điều không được phép v́ họ cho rằng như thế là vi phạm ngày sabbat.

            Đầu tiên, họ không muốn tin rằng phép lạ đó đă thực sự được làm, nên họ đă gọi cha mẹ người mù tới để kiểm chứng, và sau khi cha mẹ người mù xác nhận, họ đành chịu (Yn.9,18-21).

            Phải có thái độ và lập trường nào đối với đức Yêsu đây? Đức Yêsu là người thuộc về Thiên Chúa hay là người tội lỗi? Nếu nói đức Yêsu là người tội lỗi th́ làm sao giải thích được phép lạ Ngài làm, c̣n nếu nói đức Yêsu là người của Thiên Chúa th́ làm sao giải thích việc đức Yêsu không giữ ngày sabbat? (Yn.9,16).

            Cuối cùng họ đă thống nhất với nhau,  cho rằng đức Yêsu là người tội lỗi (Yn.9,24).

            Tại sao người biệt phái không thể nhận ra được rằng đức Yêsu từ Thiên Chúa mà tới, Ngài là thánh? Phải chăng v́ họ có thành kiến, v́ họ không khiêm tốn đủ để nhận ra sự thật, phải chăng họ bị mù “thiêng liêng”?

2. Cha mẹ người mù “khôn qúa” nên không dám nói sự thực

            Phải chăng cha mẹ người mù không được anh mù kể lại và không biết người chữa lành mắt con ḿnh là đức Yêsu khi họ trả lời biệt phái: “Chúng tôi xác nhận nó là con của chúng tôi, và nó sinh ra đă mù, c̣n làm sao nó sáng được th́ xin các ông hỏi nó, nó khôn lớn rồi và có thể nói năng về ḿnh được” (Yn.9,20-21)?

            Cha mẹ nó nói thế v́ sợ người biệt phái đuổi họ ra khỏi hội đường (Yn.9,22-23)!

            “Kẻ nào chối Ta trước mặt người đời, th́ con người cũng chối nó trước mặt Cha Ta, kẻ nào tuyên xưng Ta trước mặt người đời th́ Con Người cũng tuyên xưng kẻ ấy trước mặt Cha Ta Đấng ở trên trời” (Mt.10,32-33). Trong cuộc sống thường ngày, tôi có khôn như cha mẹ người mù không? Tôi có dám nói sự thực dù những bất lợi có thể xảy tới cho tôi không?

3. Thái độ của người mù

            Mới thoạt nh́n, chúng ta tưởng anh mù là người nhu nhược không có lập trường khi anh ta để cho đức Yêsu nhổ nước bọt làm bùn xức vào mắt anh ta, và đi rửa mắt trong ao Siloam! Nhưng thực tế không phải vậy.

            Khi người biệt phái buộc anh ta phải tuyên bố đức Yêsu là người tội lỗi, anh ta đă tỏ thái độ dứt khoát và thông minh; không những thế, anh ta c̣n có thể  cho những người biệt phái thấy rằng họ sai lầm (Yn.9,25-34).

            Dễ dạy với Thánh Thần và sẵn sàng làm những ǵ Thiên Chúa thúc đẩy, sẽ làm một người trở thành người có lập trường và can đảm trưởng thành. Tôi có luôn ngoan ngùy với thúc đẩy của Thánh Thần và thực hiện Ư Thiên Chúa trong đời tôi không?

Tâm sự

            Hăy thân thưa với Chúa như ḿnh thấy về chính ḿnh: xin Chúa cho ḿnh nhận biết rơ ḿnh có những tật mù “thiêng liêng”, và xin Chúa giải phóng ḿnh khỏi những tật mù này, xin cho ḿnh ơn trở về với Chúa thực sự, để ḿnh được sáng và nhận ra nét đẹp của Thiên Chúa và của anh em ḿnh.

 

41. Chị phụ nữ thống hối (Lc.7,36tt)

Khung cảnh

            Như thể ḿnh đang hiện diện với đức Yêsu và người biệt phái trong bữa tiệc, và mục kích cung cách cư xử của chị phụ nữ.

Ơn xin

            Ơn cảm nhận ḿnh là tội nhân, ḷng thống hối mănh liệt trước Thiên Chúa là Đấng yêu thương ḿnh vô cùng; ơn khao khát trở về với Chúa thực sự.

Điểm

1. Tâm t́nh và cung cách hành xử của chị phụ nữ

            Nh́n nghe quan sát cung cách hành xử của chị phụ nữ: khóc lóc nức nở, lấy tóc lau chân đức Yêsu, hôn chân Ngài.

            Tại sao chị phụ nữ này đă làm như vậy? Hành vi thái độ này diễn tả điều ǵ trong tâm hồn chị? Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy chị ta hành xử như vậy là ǵ?

            Để làm được điều này, chị đă phải vượt qua ngưỡng cửa nhà người biệt phái: điều này đ̣i chị phải rất can đảm, v́ người biệt phái coi chị là người tội lỗi, và họ không muốn tiếp xúc với người tội lỗi; nếu chị bị chặn lại và đuổi ra th́ sao? Tự ái của ḿnh bị xúc phạm th́ sao? Thày Yêsu không thông cảm th́ sao? Tại sao chị không chờ Thày Yêsu ra khỏi nhà người biệt phái đó, rồi chị hăy tỏ ḷng thống hối? Và hơn nữa, thày Yêsu hiểu ḷng chị mà, tại sao phải làm vậy? Có bao nhiêu lư do để ngăn cản chị ta, nhưng tại sao chị ta đă hành xử như chị ta đă làm, thâm sâu và đáng nói trong hành động này là ǵ?

            Chính Thiên Chúa đang thúc đẩy nơi tâm hồn của chị, và chị đă làm như ḿnh được thúc đẩy.

2. Thái dộ của người biệt phái

            Người biệt phái không nói thành lời nhưng nói trong ḷng ông ta: “Oâng này, nếu qủa thực là một tiên tri, ắt phải biết người đàn bà rờ đến ḿnh kia là ai và thuộc hạng nào chứ: một đứa tội lỗi” (Lc.7,39).

            Có lẽ vào địa vị ông, ông sẽ không cho chị phụ nữ được đụng chạm vào người ông, v́ chị ta không đáng, v́ chị ta là đứa tội lỗi. Trong câu nói, cho thấy ông ta coi thường, khinh bỉ chị phụ nữ này; và v́ đức Yêsu đối xử với chị phụ nữ này như vậy, nên dường như ông ta không c̣n coi đức Yêsu là một tiên tri nữa.

            Cái nh́n lệch lạc về con người, ngay cả đối với người “tội lỗi”, cũng ngăn cản người ta hiểu đúng về đức Yêsu và về Thiên Chúa.

3. Tâm t́nh và thái độ của đức Yêsu

            Từ đầu, đức Yêsu có vẻ không bận tâm về sự xuất hiện của chị phụ nữ, và chúng ta không thấy Ngài phản ứng sao trước cách đối xử của chị phụ nữ. Thế nhưng, khi biết ư nghĩ trong ḷng của người biệt phái, đức Yêsu đă bênh vực chị phụ nữ, và nhờ đó chúng ta thấy Ngài đă lưu ư và không bỏ sót một hành vi cử chỉ nào của chị phụ nữ thống hối này, và cả những ǵ sâu kín nơi con người của chị.

            Đức Yêsu đă đón nhận chị, đă chấp nhận con người và cách hành xử cùng tâm t́nh thái độ của chị. “Chị yêu nhiều nên được tha nhiều” (Lc.7,47).

Tâm sự

            Chị phụ nữ có thể có nhiều tội hơn tôi, nhưng kể từ giây phút đó, chị đă đổi đời, không bao giờ chị c̣n trở lại đường cũ nữa; c̣n tôi, tôi thiếu tâm t́nh thống hối như chị, tôi chưa ư thức được về con người tôi như chính chị đă ư thức về con người chị, và v́ vậy tôi cứ ́ ạch như con người hiện tại; xin Chúa ban cho ḿnh ơn biết rơ  ḿnh là con người tội lỗi, và ơn thống hối thực sự, để từ đây ḿnh không bao giờ làm buồn ḷng Chúa nữa.

 

42. David thống hối (Tv.51/50)

Khung cảnh

            Như thấy David mặc áo nhặm ăn chay, thống hối tội lỗi, xin Chúa tha thứ.

Ơn xin

            Xin Chúa cho ḿnh ơn nhận biết ḿnh tội lỗi, và ơn cảm nhận t́nh Chúa yêu thương, để ḿnh thống hối thật sự, và khao khát bắt đầu một đời sống mới với Chúa.

Điểm và tâm sự

            Đọc chậm Thánh Vịnh, dừng lại suy nghĩ, và cầu nguyện với Chúa như ḿnh thấy cần.

 

TUẦN HAI

 

HOME     LINH ĐẠO     LINH THAO MƯỜI NGÀY       LTMN1       LTMN2       LTMN3       LTMN4       LTMN5      LTMN6

 



[1] Hỏa ngục ở đây muốn chỉ t́nh trạng đau khổ bất hạnh hơn là một cái ngục đầy lửa, v́ thiên thần th́ thiêng liêng; và nếu muốn hiểu hỏa ngục  là một ngục đầy lửa, th́ cũng phải hiểu hỏa ngục “thiêng liêng” trong trường hợp dành cho ma qủy này.

[2] Nếu không là tu sĩ, th́ bỏ bài này.