HOME LINH ĐẠO LINH THAO MƯỜI NGÀY LTMN1 LTMN2 LTMN3 LTMN4 LTMN5 LTMN6
LINH THAO MƯỜI NGÀY
NHỮNG ĐIỂM GỢI Ý GIÚP
CẦU NGUYỆN
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
94. Chúa
Phục Sinh hiện ra cho Mẹ và cho chị Maria Magdala
101. Chúa
Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ
102. Chúa
Phục Sinh được siêu tôn
103. Thánh
Thần tỏ hiện quyền năng
104. Chiêm
niệm để được tình yêu
Khung cảnh
Khung
cảnh mồ nơi táng xác đức Yêsu, và nơi đức Maria ở trong những ngày này.
Ơn xin
Xin
tin thật đức Yêsu đã phục sinh, cũng như niềm hân hoan vui mừng thực sự, được
biểu lộ trong cung cách thái độ sống và cả trên gương mặt.
Điểm
Nhìn
nghe quan sát, suy nghĩ và rút ích lợi. Xem thiên tính trong biến cố thương khó
đã có vẻ như ẩn, nay tỏ hiện vinh quang như thế nào!
Tâm
tình của đức Maria là gì khi thấy đức Yêsu thân hình tiều tụy dưới ách thập tự
giá? Mẹ suy nghĩ gì khi đứng dưới chân thập giá, nhìn con mình chết thê thảm
như vậy?
Lời
Thiên Chúa phán cùng Mẹ trong biến cố thiên thần truyền tin, liệu còn có thể
được thực hiện không? Phải chăng Thiên Chúa đã quên lời nói của Ngài? Đức Maria
ngoài nỗi đau khổ và thất vọng khi thấy Con của mình là người công chính phải
chết, còn cảm thấy cám dỗ "về đức tin" đối với Thiên Chúa! Phải chăng
Thiên Chúa không trung thành?
"Phúc
cho em là kẻ đã tin rằng Lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện"
(Lc.1,45). Những ý tưởng và tình cảm đó, chỉ là cám dỗ đối với đức Maria, Ngài
không bao giờ ưng thuận với những điều đó.
Có
lẽ đức Maria luôn cầu nguyện với Thiên Chúa! Mẹ tin rằng chắc chắn Lời Chúa
phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện, nhưng Mẹ không biết Lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ
được thực hiện bằng cách nào đây? Cám dỗ liên lỉ về đức tin vào Thiên Chúa! Chỉ
khi Chúa Phục Sinh hiện ra cho Mẹ, Mẹ mới thấy Lời Chúa phán cùng Mẹ nơi biến
cố thiên thần truyền tin mới được thực hiện hoàn toàn[1].
Nhìn nghe quan sát Mẹ, thấy Mẹ âu sầu như
thế nào trước khi Chúa Phục Sinh hiện ra cho Mẹ; và khi Chúa Yêsu Phục Sinh
hiện ra cho Mẹ, Mẹ vui mừng hân hoan như thế nào!
Nếu
ai không tin Chúa Phục Sinh hiện ra cho Mẹ, thì có thể chiêm niệm Chúa Phục
Sinh hiện ra cho chị Maria Magdala.
Nhìn
nghe quan sát chị Maria Magdala trước biến cố Chúa Phục Sinh hiện ra cho chị.
Tại sao chị lại ra mồ sớm như vậy? Tại sao chị lại buồn đến độ như vậy? Còn khi
Chúa Phục Sinh hiện ra cho chị, chị vui mừng hân hoan như thế nào?
Tình
yêu của chị đối với đức Yêsu Phục Sinh, đã được đức Yêsu Phục Sinh đáp trả khi
hiện ra cho chị.
Tâm sự
Thân
thưa với Chúa Yêsu Phục Sinh, xin Ngài cho chúng ta tin vào Ngài, để chúng ta
cũng được vui mừng và hân hoan, hạnh phúc trong suốt cuộc sống.
Khung cảnh
Như thể
mình đang hiện diện tại nơi các tông đồ ở trong ngày Chúa Yêsu được chôn táng;
xem nơi chốn đó như thế nào, và bài trí ra sao.
Ơn xin
Xin
ơn có được niềm vui và hân hoan vì Chúa đã phục sinh; ước gì niềm hoan lạc này
mãnh liệt đến độ được bày tỏ nơi cả thân xác.
Điểm
Kể
từ khi đức Yêsu bị bắt, và đặc biệt sau khi Ngài bị giết chết, các tông đồ
hoang mang, kinh hoàng và thất vọng tột cùng. Chúng ta hãy nhìn nghe quan sát
các tông đồ:
·
dáng điệu mệt mỏi chán
chường;
·
những tiếng thở dài ảo
não;
·
chán nản cùng cực, như
thể tuyệt vọng.
Các
tông đồ không tin lời chị Maria Magdala nói với họ rằng, chị đã được gặp Chúa
Phục Sinh (Mc.16,9-13). Tuy đã ba lần đức Yêsu báo cho các tông đồ hay rằng
Ngài sẽ bị bắt, bị hành hạ, và sẽ bị giết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại, thế
nhưng khi Ngài phục sinh và hiện ra cho các chị phụ nữ, và các chị này về loan
tin cho các ông, nhưng các ông cũng chẳng tin.
Khi
Chúa Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ, các ngài vui mừng và hân hoan như thế
nào? Tưởng chừng như tuyệt vọng, niềm hy vọng trông cậy như sống lại! Hãy xem
các tông đồ hân hoan vui mừng như thế nào?
Khi
Chúa Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, ông
Thomas không có mặt. Khi ông trở về, các tông đồ khác đã "loan tin mừng
Chúa Phục Sinh" cho ông, nhưng ông không tin.
Tại
sao Thomas cứng lòng tin như vậy?
Làm
sao tin được một người đã chết sống lại? Nếu Thày đã sống lại, thì hiện tại
Thày đang ở đâu? Các tông đồ, và kể cả các chị phụ nữ không thể chỉ chỗ ở hiện
tại của đức Yêsu, và đó là lý do Thomas không tin vào các chị phụ nữ và cả các
tông đồ nữa. Nếu Thày đã phục sinh, tôi sẽ tới gặp Thày! Nhưng Thomas đâu có
biết rằng đức Yêsu bây giờ đâu có như xưa, đâu có bị các định luật vật lý chi
phối!
Nguyên
thời gian cả một tuần, đức Yêsu Phục Sinh ở đâu, mà Thomas không thấy? Ngài có
biết những suy nghĩ và thái độ của Thomas không?
Thời
gian Chúa Phục Sinh chưa hiện ra cho Thomas, tâm tình và thái độ của Thomas như
thế nào? Hoang mang, chán nản! Thái độ của các tông đồ như thế nào khi Thomas
cứng lòng không tin những gì các ngài nói với ông?
Thái
độ của Thomas phản ánh thái độ của con người tự nhận là "khoa học"
ngày nay: đòi kiểm chứng thực nghiệm mới tin. Nhưng nếu kiểm chứng được thì đâu
cần phải tin nữa!? Thái độ cứng tin của Thomas ngày xưa, giúp con người ngày
nay có thể trả lời dễ dàng lập trường phê bình: "các tông đồ hoang tưởng nên
tin rằng Ngài đã phục sinh" "tin Đức Yêsu phục sinh là hành vi hoang
tưởng tập thể"; bởi vì như tin mừng cho thấy thánh Thomas không dễ dàng
tin Chúa đã phục sinh. Tám ngày sau Thomas mới tin Chúa Phục Sinh, và không
phải do nghe nói nhưng là do chính kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Yêsu Phục Sinh của
Thomas.
Vì
yêu, Thiên Chúa đã thua sự ngoan cố của con người. Ngài phải cho Thomas có kinh
nghiệm gặp gỡ Ngài, để Thomas có thể làm chứng cho Chúa Phục Sinh.
Nhìn
nghe quan sát xem Thomas được biến đổi như thế nào khi được gặp gỡ Chúa Phục
Sinh?
Tôi
có thực sự tin Chúa Yêsu Phục Sinh không? Hay tôi mới chỉ nói là tôi tin Ngài
đã phục sinh mà thôi, còn tận thâm sâu thì tôi lại không tin?
Nếu
tôi tin Chúa Yêsu thực sự đã phục sinh, thì tôi đã thực sự hân hoan vui mừng
trong suốt đời tôi! Nếu tôi tin Chúa đã phục sinh, và nếu tôi tin Ngài là Thiên
Chúa thực, thì tôi đã biết Thiên Chúa yêu thương tôi vô cùng, và như vậy tôi đã
dám phó thác đời tôi cho Thiên Chúa!
Tâm sự
Thân
thưa với Chúa Phục Sinh như tôi thấy nơi lòng mình.
Khung cảnh
Như
thể mình đang hiện diện tại núi cây dầu cùng với các tông đồ trong biến cố đức
Yêsu được nhắc lên trời.
Ơn xin
Xin
ơn tin Chúa đã phục sinh thực sự; tin Chúa Phục Sinh là Thiên Chúa; tin Thiên
Chúa yêu thương con người vô cùng.
Điểm
Nhìn
nghe quan sát, suy nghĩ và rút ích lợi mầu nhiệm đức Yêsu Phục Sinh thăng thiên
tại núi cây dầu.
Suốt
bốn mươi ngày, Ngài đã dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các tông đồ thấy rằng
Ngài vẫn sống sau khi chịu khổ hình (Cv.1,3). Và sau đó, Ngài đã dẫn các tông
đồ ra nơi gọi là núi cây dầu, và lên trời trước mắt các ông.
Để
tin đức Yêsu đã phục sinh, không tuyệt đối cần nhờ các tông đồ, nếu người đó
tin vào "các chị phụ nữ được Chúa
Phục Sinh hiện ra cho"; thế nhưng để tin đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa,
thiết yếu phải nhờ các tông đồ, vì các tông đồ là những người tin đức Yêsu Phục
Sinh là Thiên Chúa[3] đầu tiên!
Tại
sao các tông đồ là những người biết đức Yêsu là Thiên Chúa đầu tiên, chứ không
phải ai khác, như đức Maria chẳng hạn?
Nếu đức Maria biết rõ đức Yêsu là Thiên
Chúa, chắc Mẹ dễ dàng thưa tiếng “xin vâng" với Thiên Chúa qua sứ thần, và
phải chăng như vậy, "ai thưa mà chẳng được?". Nếu đức Maria biết rõ đức Yêsu là Thiên Chúa, thì có lẽ Mẹ dễ chấp
nhận hài nhi được sinh ra trong hang chiên cừu hơn, và chắc Mẹ và thánh Yuse đã
không đau khổ nhiều trong biến cố đức Yêsu ở lại đền thờ (Lc.2,48), và chắc Mẹ
cũng chẳng đau khổ gì trong biến cố đức Yêsu chịu khổ hình, và như vậy Mẹ đâu
xứng đáng với tước hiệu "Nữ Vương các thánh tử đạo". Và nếu như vậy, Thiên Chúa Nhập Thể đâu
có hoàn toàn giống con người, vì Ngài vẫn được đối xử đặc biệt và không như
tôi!
Tại
sao các tông đồ biết đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa?
Trong
suốt ba năm theo Thày, các tông đồ đã được nghe nhiều điều mà những người khác,
kể cả đức Maria cũng không được nghe, chẳng hạn:
·
"Tội của ngươi đã
được tha" (Mc.2,7);
·
"Trước khi có
Abraham, đã có Ta" (Yn.8,56-58);
·
"Ta và Cha Ta là
một" (Yn.10,30);
·
"Rồi các ông sẽ
thấy Con Người ngự bên hữu Quyền Năng mà đến trên mây trời" (Mc.14,62)...
Vì
những lời nói trên, biệt phái và ký lục muốn giết đức Yêsu hay ném đá Ngài, vì
đó là "lời phạm thượng": "là người mà dám cho mình ngang hàng
với Thiên Chúa"; nhưng sau khi Chúa Phục Sinh, nhờ các lời đó, các tông đồ
nhận ra đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, vì nếu Ngài gian dối, thì Thiên Chúa
đâu có phục sinh Ngài! Và nếu Thiên Chúa đã phục sinh Ngài từ cõi chết, hàm
chứa những gì Ngài nói là chân thực, tức Ngài ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài
là Thiên Chúa.
Nếu
đức Yêsu không là Thiên Chúa, việc đức Yêsu được phục sinh có liên quan gì đến
tôi? Tôi được gì khi Ngài được phục sinh từ cõi chết?
Còn
nếu đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, thì tôi biết Thiên Chúa yêu thương con
người, yêu thương tôi vô cùng. Vì nếu Thiên Chúa không yêu thương con người thì
tại sao Thiên Chúa lại nhập thể làm người như vậy, tại sao Thiên Chúa Nhập Thể
phải nghèo hèn, phải sinh trong hang chiên cừu, phải sống làm nghề thợ mộc,
phải chết thê thảm như vậy?
Nếu
đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, tôi biết Thiên Chúa yêu thương tôi vô cùng.
Và nếu Thiên Chúa yêu thương tôi như vậy, tôi còn sợ gì nữa bây giờ? "Nếu
Thiên Chúa phò tôi, ai có thể chống lại tôi?" (Rm.8,31). "Ai có thể
tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa?" (Rm.8,35-39). Nếu Thiên Chúa
yêu tôi như vậy, tôi có thể sống bình an, tin tưởng mình sẽ được hạnh phúc vĩnh
cửu với Người.
Tâm sự
Thân
thưa với Chúa Yêsu Phục Sinh, xin Ngài củng cố đức tin của tôi vào Chúa Yêsu
Phục Sinh và vào Thiên Chúa, để tôi hân hoan sống bình an hạnh phúc trong tình
yêu của Ngài.
Khung cảnh
Như
thể hiện diện nơi các tông đồ hội họp với nhau ngày lễ năm mươi, và thấy những
lưỡi như thể là lửa trên đầu các tông đồ.
Ơn xin
Tin
thật Thánh Thần là Thiên Chúa; xin Chúa Thánh Thần biến đổi con người mình
thành con người mới như Ngài đã biến đổi các tông đồ xưa.
Điểm
Nhìn
nghe quan sát các tông đồ trước và sau biến cố Chúa Phục Sinh, trước và sau
biến cố Thánh Thần tỏ hiện quyền năng: từ buồn sầu thất vọng chán nản đến tin
tưởng hân hoan vui mừng.
Buổi
chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh đã hiện ra cho các tông đồ.
Trong biến cố hiện ra lần đầu này, Chúa Phục Sinh đã thổi hơi ban Thánh Thần
cho các tông đồ (Yn.20,22). Chính nhờ Chúa Thánh Thần mà các tông đồ đã nhận
biết đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa.
Mười
ngày sau biến cố Chúa Thăng Thiên, Thánh Thần đã tỏ hiện quyền năng của Ngài
trong ngày lễ Ngũ Tuần. Thánh Thần đã biến đổi các tông đồ, làm cho các ngài
can đảm đứng ra làm chứng cho Chúa Yêsu Phục Sinh. Cũng chính Thánh Thần làm
cho người ta tuôn đến nghe các tông đồ rao giảng, và cũng chính Thánh Thần làm
cho người ta tin vào Chúa Yêsu Phục Sinh, và làm cho người ta nhận lãnh phép
rửa nhân danh Chúa Yêsu Kitô.
Các
tông đồ nhận biết Thánh Thần là Thiên Chúa khi nào?
Sau
khi nhận biết Đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, các tông đồ nhớ lại rằng, khi
còn sống tại thế, đức Yêsu đã có nhiều lần đề cập tới một vị, được gọi
"Đấng Bầu Chữa" khác. Vị này cũng có nguồn gốc nơi Thiên Chúa, là
Thánh Thần, Đấng được Thiên Chúa Cha và Chúa Yêsu ban cho các tông đồ
(Yn.14,16.26; 15,26); Thánh Thần sẽ ở luôn với các tông đồ và sẽ dạy các tông
đồ mọi sự (Yn.14,16;16,13), sẽ làm chứng cho đức Yêsu (Yn.15,26).
Nhờ
Thánh Thần, các tông đồ nhận biết đức Yêsu là Thiên Chúa. Và một khi nhận biết
đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa, cùng với ơn trợ giúp của Thánh Thần, các tông
đồ nhận biết Thánh Thần là Thiên Chúa dựa vào những lời đức Yêsu đã nói với các
tông đồ khi Ngài còn sống với các ông.
Thánh
Thần được sai tới để ở mãi với các tông đồ và ở với những kẻ nhờ lời các tông
đồ mà tin vào đức Yêsu (Yn.17,20).
Nhờ
Thánh Thần, các tông đồ tin đức Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa; cũng chính nhờ
Thánh Thần mà các tông đồ can đảm rao giảng tuyên xưng đức Yêsu Phục Sinh.
Không chỉ thế, Chúa Thánh Thần vẫn luôn hoạt động trong suốt dòng lịch sử và
trong Hội Thánh, làm con người tin nhận đức Yêsu đã phục sinh và tin đức Yêsu
Phục Sinh là Thiên Chúa. "Không ai có thể tuyên xưng đức Yêsu là Chúa mà
không bởi Thánh Thần" (1Cor.12,3). Thánh Thần luôn tác động trong tâm hồn
mỗi người, giúp mỗi người phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh em, giúp con người
trở về với Thiên Chúa.
Tâm sự
Thân
thưa với Thánh Thần, Đấng luôn bầu chữa và thánh hóa chúng ta, làm chúng ta
luôn thuộc trọn về Thiên Chúa và về anh em; Xin cho mình luôn sống thân thiết
với Ngài và luôn lắng nghe lời Ngài dạy dỗ chúng ta.
Dựa
vào sách Linh Thao để cầu nguyện bài chiêm niệm để được tình yêu này
(LT.230-237).
1. Nhớ lại những ơn lành mình đã lãnh nhận, và một
khi nhận biết sâu xa về bao ơn lành Chúa đã ban cho tôi, tôi phải làm gì để đáp
lại tình yêu của Thiên Chúa đối với tôi bây giờ? Nếu vì yêu Thiên Chúa đã cho
tôi tất cả, thì tôi phải dâng gì để đáp trả tình yêu?
Theo
lẽ công bằng, tôi phải dâng tất cả con người tôi cho Chúa, và tôi chỉ xin Chúa
duy một điều: "làm cho con yêu Chúa, thế là đủ cho con".
2. Xem Chúa hiện hữu trong các tạo vật theo mức độ:
nơi đất đá, nơi thực vật, nơi động vật, và một cách rất đặc biệt nơi con người.
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, là đền thờ của Ngôi Ba và cũng là đền thờ
của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Nếu
vì yêu tôi, Thiên Chúa đã hiện diện nơi tôi cách đặc biệt như thế, tôi phải
dâng gì lại cho Chúa đây?
3. Thiên Chúa đang quan phòng gìn giữ các tạo vật như
qùa tặng cho tôi, để phục vụ tôi. Như thể một người vun xới một cây để nó nở
hoa, và người đó lấy bông hoa đó làm qùa tặng cho người yêu, thì Thiên Chúa
cũng làm tương tự đối với tôi như vậy.
Nếu
Thiên Chúa đối xử với tôi như vậy, tôi phải làm gì để đáp trả lại tình yêu của
Ngài đây?
4. Nhìn vào chính con người tôi, để nhận ra những nét
hay nét đẹp nơi tôi, để rồi nhận ra đó là những qùa tặng Thiên Chúa ban cho
tôi, để rồi tôi dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Nếu
tất cả những nét hay nét đẹp mà tôi có đó, là qùa tặng Thiên Chúa ban cho tôi,
thì tại sao tôi lại vênh vang về điều đó và coi thường anh chị em tôi khi họ
không có được như tôi?
Xin
tạ ơn Chúa. Xin cho con luôn khiêm tốn để nhận biết con người thực của con, để
con luôn tôn trọng Thiên Chúa và anh em con, ngõ hầu con được bình an và hạnh
phúc hơn.
AD MAIOREM
DEI GLORIAM
CHO VINH
DANH CHÚA HƠN
14.03.1995
25.04.95
19.06.95
LNC
141252
HOME LINH ĐẠO LINH THAO MƯỜI
NGÀY LTMN1 LTMN2 LTMN3 LTMN4 LTMN5 LTMN6
Chúc bạn an vui hạnh phúc.
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[1] Chính vì vậy, Mẹ rất cần được đức Yêsu Phục Sinh hiện ra cho Mẹ.
[2] Tại sao đức Yêsu cần ra núi cây dầu để lên trời? Phải
chăng ở trong nhà Ngài không thể lên trời được? Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, đâu cần
lên trời để ngự bên hữu Thiên Chúa? Hơn nữa, Thiên Chúa đâu có phải có trái như
chúng ta, vậy tại sao lại "lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa"?
Câu cuối cùng của Tin Mừng theo thánh Matthêu chúng
ta đọc thấy: "này đây Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế"
(Mt.28,20), và trong Mt.18,18: "nơi nào có hai hay ba người họp nhau vì
danh Thày, thì Thày ở giữa họ", như vậy phải chăng đức Yêsu không lên
trời? Thực ra chỉ có hai tin mừng Luca và Maccô mới nói Chúa Yêsu Phục Sinh lên
trời, còn hai tin mừng Matthêu và Yoan thì không thấy nói tới.
Như vậy phải chăng "lên trời" hay
"thăng thiên" là cách nói, muốn diễn tả sự thực “đức Yêsu được tôn
vinh ngang hàng với Thiên Chúa, đức Yêsu là Thiên Chúa”?
[3] Chính vì vậy mà Hội Thánh tuyên xưng: "tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Trong sách Phụng Vụ Các Giờ Kinh, ngày lễ các thánh tông đồ, Hội Thánh dạy: Hội Thánh được xây trên nền móng 12 tông đồ. Có lẽ, nếu nhờ đức Maria hoặc các chị phụ nữ mà Hội Thánh tin Chúa Yêsu Phục Sinh là Thiên Chúa (hiểu như là những người nhờ đó mà đức tin được loan truyền, vì họ biết đầu tiên), thì Hội Thánh đã phải tuyên xưng "Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và 'đức Mẹ truyền' hoặc 'phụ nữ truyền'", chứ không phải là tông truyền như chúng ta vẫn tuyên xưng.