HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

MẶC KHẢI

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 

5. Origène. 1

6. Augustin. 3

a. Khả năng đón nhận mặc khải 5

b. Cần ơn soi sáng để nhận biết chân lư. 5

c. Nội dung mặc khải 6

B. THỜI TRUNG CỔ.. 7

1. Bonaventura. 7

a. Thuyết ư mẫu. 7

b. Con người- h́nh ảnh Thiên Chúa. 8

c. Kinh Thánh. 8

d. Đức Yêsu Kitô- đường dẫn đến với Thiên Chúa Cha. 9

2. Thomas. 11

a. Trật tự tự nhiên. 11

b. Mặc khải cần thiết 11

c. Kinh Thánh. 12

3. Công Đồng Trentô. 17

a. Bối cảnh. 17

b. Giáo huấn công đồng Trentô. 18

4. Công Đồng Vaticanô I 18

 

5. Origène

            Tư tưởng của Origène[1] cũng nhằm biện minh cho mặc khải Kitô giáo. Theo triết lư Hy lạp, Thiên Chúa là Đấng siêu việt khôn ḍ, vậy làm sao Ngài lại có thể mặc khải cho con người? Mặc khải kitô giáo khác với những tôn giáo nhận ḿnh cũng có mặc khải như thế nào?

            Origène sinh khoảng năm 185 tại Alexandrie, là học tṛ của Clément d' Alexandrie. Ông đă đi nhiều nơi, kể cả đă qua Roma. Origène chú giải nhiều sách trong bộ Kinh Thánh. Ông chết ở Césarée hay ở Tyr khoảng năm 250, sau khi chịu cực h́nh v́ đức tin[2].

            Theo De Principiis, một trong những tác phẩm đầu tiên của Origène, người ta thấy thần học của Origène triển khai từ ư niệm Thiên Chúa.

            Chịu ảnh hưởng của trường phái Platon cũng như trường phái thần học Alexandrie, Lời đóng một vai tṛ rất quan trọng. “Người ta thấy nơi Lời- Đấng là Thiên Chúa và là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh- Cha là Đấng đă sinh ra Lời... Ai chiêm ngắm h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh, cũng có thể chiêm ngắm Cha, nguyên mẫu của h́nh ảnh” (Comm. in Joan. XXXII, 9).

            Thiên Chúa mặc khải theo một chương tŕnh, và trong chương tŕnh này Lời đóng vai tṛ hướng ngoại (De Princ. IV, 4, 8; Comm. in Joan, VI, 57; Contr. Celsum II, 66). Lời xét như người chỉ đạo, dẫn đưa con người đến một nhận thức cao hơn (Comm. in Joan. 19, 6). Quan niệm mặc khải bao hàm ư tưởng tiến bộ, được diễn tả bằng bộ ba Umbra- Imago- Veritas.

            Con người có thể nhận biết Thiên Chúa qua công tŕnh của Người (Princ. I, 1, 6; Comm. in Cant. III), và qua việc lắng nghe tiếng lương tâm của mỗi người (Princ.I, 3, 1). Con người có sự đồng nhất thiêng liêng nào đó với nguyên lư của hữu thể (Hom. in Gen. 17).

            Mặc khải của Thiên Chúa cho con người đạt tới cao điểm trong biến cố nhập thể của Lời. Nơi Đức Yêsu Kitô, Lời hiện diện không chỉ như nguồn ư nghĩa trong tạo dựng, cũng không chỉ như lực thiêng liêng nơi con người có lư trí, mà như là autologos (Contr. Celsum V, 39; VI, 47).

            Mặc khải có tính năng động nội tại, và hàm chứa tính tiến bộ. Sự thần hiển trong việc nhập thể của Lời liên kết với biến cố tái lâm của Đức Kitô. Trong ngày cánh chung đó, người ta sẽ thấy Đức Kitô “không như chúng ta thấy bây giờ, nghĩa là như Ngài không là, nhưng như là thời đó, nghĩa là như Ngài thực sự là” (Comm. in Mt. XVII, 19).

            Về sự tiến bộ của mặc khải, R. Goegler viết: sự tiến bộ của mặc khải không hệ tại trong sự thay đổi nội dung, nhưng trong sự khai mở tiệm tiến của nội dung, trong sự thiêng liêng hóa và trong sự hoàn tất nội dung mặc khải[3].

            Triết gia Celsus, một đại diện của tư tưởng Hy lạp thời đó cho rằng: “Cứ theo người Do thái và Kitô hữu, Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đă chẳng có thể hạ cố” (Contr. Celsum V, 2). Sở dĩ Celsus nói như vậy, v́ ông thấy có sự mâu thuẫn nội tại trong lập trường của Kitô giáo khi tuyên xưng Đức Yêsu là Con Thiên Chúa và Lời, nhưng đồng thời lại tŕnh bày Ngài như một người bị đánh đ̣n và chịu khổ h́nh, chứ không như Lời thuần túy và thánh thiện (Contr. Celsum, II, 31).

            Thực ra, Origène không phải là người không cảm thấy nhức nhối v́ sự “kỳ dị” này, nhưng ông cố gắng thoát khỏi lưỡng luận này bằng lư thuyết về sự thích ứng của Lời với hoàn cảnh con người: “khi đến với con người t́m kiếm Ngài và tiếp nhận Ngài khi Ngài hiện ra cho họ, Lời có khả năng làm cho họ nhận biết Cha và mặc khải Cha, Đấng là Đấng vô h́nh trước khi Ngài tới. Ai có thể cứu và dẫn linh hồn con người đến với Thiên Chúa tối cao, nếu không phải là Thiên Chúa Lời? Từ khởi đầu Ngài đă ở nơi Thiên Chúa, nhưng v́ con người c̣n bị dính vào xác thịt, nên Ngài đă thành thịt, để có thể được nhận biết bởi những người không thể thấy Ngài như Ngài là Lời, như Ngài ở bên cạnh Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Được diễn tả trong hạn từ thân xác, và được rao giảng như xác thịt, Ngài gọi đến với Ngài những kẻ là xác thịt, để làm cho họ được bước lên cao, để họ có thể thấy Ngài như Ngài đă là trước khi trở thành xác thịt” (Cont. Celsum VI, 68).

            Origène cố gắng thiết lập sự hài ḥa giữa Kinh Thánh và những lời bài bác từ những ư thức hệ xung quanh. Qua nổ lực này, Origène duy tŕ sự siêu việt của Thiên Chúa cùng với ước vọng hiểu biết của con người; và cho thấy việc nhập thể hướng đến việc biến đổi con người, dẫn con người đến chiêm ngắm các thực thể thiêng liêng.

            Trong công thức “Đức Kitô loan báo chính ḿnh” (Comm. in Joan. XIII, 28), Origène tŕnh bày quan niệm về mặc khải: Lời làm người, vừa là Đấng mặc khải, vừa là Đấng được mặc khải.

            Tương quan giữa Lời và Kinh Thánh rất chặt chẽ: “tất cả đă được tạo dựng bởi Lời, nghĩa là không chỉ các tạo vật, nhưng cả lề luật và các tiên tri nữa” (Comm. in Col., frgm. PG. 14, 1297c cf. Ga. 1, 3).

            Giữa Kinh Thánh và Lời nhập thể có tương quan song đối: “Cũng như Lời được loan báo không thể sờ mó được v́ bản chất của nó như vậy (tức vô h́nh), nhưng một khi nó được chép lại trong sách, một h́nh thức nhập thể nào đó, th́ nó có thể được đụng chạm; cũng vậy, Lời của Thiên Chúa. Theo thần tính, Lời không được thấy cũng chẳng được viết, nhưng khi Lời thành thịt, th́ Lời được thấy và được viết. V́ Ngài làm người, nên có sách gia phả của Đức Yêsu Kitô” (Comm. in Mt., frgm. PG. 17, 289 AB).

            Dưới h́nh thức sách, mặc khải là một hành vi giống như nhập thể (Contr. Celsum VI, 77). Theo một nghĩa nào đó, Lời Kinh Thánh đồng nhất với lời siêu thời gian. Kinh Thánh ở đây không chỉ được hiểu như những tŕnh thuật về lịch sử cứu độ được in dấu bởi Thiên Chúa Lời, cũng không được hiểu là bộ sưu tập những chữ chết, nhưng phải được hiểu là tất cả các biến cố cứu độ được Lời thực hiện.

            Celsus cho rằng con người khó có thể biết Thiên Chúa với cái biết tinh ṛng. Để trả lời, Origène nói: “Chúng tôi cho rằng, bản chất con người không đủ để t́m kiếm Thiên Chúa và khám phá ra Ngài với sự tinh ṛng, trừ phi với sự giúp đỡ của Đấng mà họ đă t́m kiếm. Sau khi những kẻ t́m kiếm Ngài đă làm hết sức và đă khám phá được Ngài, họ đă thú nhận rằng, phải có sự giúp đỡ của Ngài để khám phá được Ngài. Ngài tỏ lộ cho những kẻ Ngài xét là hữu lư để Ngài hiện ra cho họ” (Contr, Celsum VII, 42).

            Với câu trả lời trên của Origène, mặc khải là sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải do sức và tự sức con người. Sự tiến bộ về nhận biết Thiên Chúa vẫn là ân sủng.

Origène không để ư nhiều đến chiều kích lịch sử của mặc khải, nhưng lại nhấn mạnh đến chiều kích đối thoại. Thiên Chúa đă mặc khải cho con người, và qua hành vi mặc khải, Ngài khơi nguồn những tương giao mới và phong phú giữa Ngài và con người.

6. Augustin

            Augustin sinh khoảng năm 354 tại Tagaste ở Numide. Mẹ là thánh Monica, và cha là một người ngoại chỉ trở lại vào giây phút cuối đời. Thời thơ ấu, thánh nhân đă được mẹ dạy cho biết “ơn cứu độ chỉ có được trong Đức Kitô”, và điều này đă in sâu trong tâm khảm Agustin. Vào những năm 365-369, nghĩa là vào thời điểm Augustin từ 11 đến 15 tuổi, Augustin được gởi đi học tại Madaure; chính vào thời điểm xa gia đ́nh đầu tiên này, và nhất là xa người mẹ đạo đức Monica, mà Augustin bắt đầu sống xa nếp sống đạo đức. Vào năm 370, Augustin được gởi đi Carthage để học về hùng biện. Vào năm 373, lúc 19 tuổi, Augustin đọc Lecture de l'Hortensius của Cicéron, và nhận ra: con người chỉ có hạnh phúc đích thực nếu chiếm hữu được chân lư. Từ thời điểm này trở đi, câu hỏi nền tảng luôn được lập đi lập lại với Augustin: làm sao có được chân lư đích thực?[4].

            Trên đường t́m kiếm chân lư đích thực, Augustin đă đến với phái nhị nguyên (Manichéisme); đây là thời điểm Augustin làm giáo sư về hùng biện ở Tagaste năm 373, và ở Carthage vào những năm 374-383. Nhị nguyên thuyết đă làm Augustin thất vọng, nhất là khi lănh tụ phái nhị nguyên là giám mục Fauste ở Milève tới Carthage vào năm 382, giám mục này thú nhận không thể trả lời các vấn nạn của Augustin. Hơn nữa, khi Augustin tới Roma vào năm 383, ngài thất vọng hơn nữa khi thấy đời sống vô luân của các lănh tụ phái nhị nguyên tại đây[5].

            Vẫn miệt mài t́m kiếm chân lư đích thực, sau khi thất bại với nhị nguyên thuyết, vào năm 383 ở Roma, Augustin t́m đến với chủ thuyết cái nhiên (probabilisme) của trường phái tân hàn lâm (Nouvelle Académie). Nhưng chủ thuyết này cũng làm Augustin thất vọng, v́ họ nhận ḿnh dạy đường lối khôn ngoan, nhưng chính họ lại chủ trương thuyết cái nhiên, một chủ thuyết lấy nghi ngờ làm chính, và cho rằng con người không hoàn toàn chắc chắn sở hữu được chân lư.

            Cũng vào năm 384, Augustin nhận ghế giáo sư tại Milan, và ở đây Augustin gặp thánh giám mục Ambroise. Sau những lần nghe thánh nhân giảng dạy và gặp gỡ, Augustin nhận ra chân lư. Augustin quyết định học đạo, trở thành dự ṭng vào năm 384.

            Vào khoảng năm 385 Augustin khám phá ra rằng, cần thiết phải có một uy quyền phân biệt với lư trí, để có thể sở hữu được chân lư. Đó là Kinh Thánh hay Hội Thánh. Cũng chính vào thời điểm này, Augustin phủ nhận hoàn toàn chủ trương thuyết cái nhiên trong việc nhận biết chân lư. Chấp nhận Kinh Thánh và Hội Thánh là quy phạm của đức tin và chân lư, đó là sự hoán cải tinh thần của Augustin., Tuy vậy vẫn c̣n nhiều vấn đề thuộc b́nh diện tri thức mà Augustin c̣n cảm thấy lấn cấn. Augustin vẫn tiếp tục đọc và nghiên cứu những tác phẩm của trường phái tân-Platon, chủ yếu của Plotin. Những điều này soi sáng cho Augustin nhiều, và bổ túc những điều giám mục Ambroise giảng dạy[6].

            Vào mùa thu, tức là vào khoảng tháng 9 năm 386, một lần đang ở trong khu vườn tại Milan, Augustin nghe thấy tiếng “Tolle, lege”, ngài đă quyết định từ bỏ tham vọng, từ bỏ hôn nhân, từ bỏ thế gian; ngài đă cùng một số bạn bè lui về Cassiciacum để làm một loại nhà tập, sống đời tu tŕ[7].

            Tới đầu năm 387, Augustin trở về lại Milan để chính thức chuẩn bị lănh nhận bí tích rửa tội vào lễ Phục Sinh năm 387, cùng với người con Adéodat và một người khác là Alype[8].

            Augustin làm linh mục năm 391; và khi giám mục ở Hippone mất, Ngài được chọn làm giám mục tại đó năm 395. Chính từ giáo phận nhỏ bé này, mà Ngài soi sáng Hội Thánh hoàn vũ[9].

            Augustin chết ngày 28.08.430, thọ 76 tuổi, khi Ngài đang làm giám mục ở Hippone, tức Numide, nay thuộc Carthage nước Algérie.

a. Khả năng đón nhận mặc khải

            Khi xét quan điểm của Augustin về mặc khải, phải lưu ư đặc biệt tới lư thuyết soi sáng của thánh nhân. Chính nơi lư thuyết soi sáng này, người ta thấy được quan niệm của thánh nhân về Thiên Chúa và con người.

            Lư thuyết “soi sáng” (illumination) phản ánh cuộc đời t́m kiếm chân lư của Augustin với bao nhiêu năm miệt mài vất vả nơi các trường phái nhị nguyên và Tân Hàn Lâm.

            Augustin đă t́m thấy chân lư.

            Khi nhận ra chân lư, tức là thấy được sai lầm của trường phái nhị nguyên. Những người này luôn nói họ rao giảng mặc khải của đức Kitô, nhưng thực ra họ rao giảng chính lư thuyết của họ. Họ không có sự khôn ngoan đích thực, và cuộc sống vô luân của họ cho thấy điều đó. Augustin cũng thấy được sai lầm của phái Tân Hàn Lâm; những người này cho rằng không thể biết chân lư cách chắc chắn, và họ chủ trương “thuyết cái nhiên” (probabilisme): có lẽ họ biết được chân lư!

b. Cần ơn soi sáng để nhận biết chân lư

            Cần ơn soi sáng để nhận biết chân lư[10]. Điều này không muốn nói, lư trí không có khả năng biết chân lư. Lư trí có khả năng nhận biết chân lư vĩnh cửu, nhưng cần có sự trợ giúp bởi ánh sáng từ trên.

            Sẽ hiểu rơ hơn về lư thuyết ơn soi sáng, nếu nh́n và so sánh với quan niệm của Augustin về ân sủng và tự do: con người với nguyên tội vẫn c̣n tự do nhưng phần nào đă bị ḷng tham dục khống chế; ân sủng của Thiên Chúa vẫn cần để con người làm điều thiện, chứ không phải con người có khả năng hành thiện độc lập với Thiên Chúa như Pélage chủ trương, hoặc con người chủ động hành thiện trước và ân sủng của Thiên Chúa trợ giúp sau như nhóm Semipélagianisme chủ trương.

            Lư trí cần ơn soi sáng để nhận biết chân lư[11], nhưng lư trí không “chỉ có nhiệm vụ thứ yếu và có tính chuẩn bị trong việc nhận biết chân lư như F-J. Thonnard chủ trương[12]. Nếu giải thích lư trí chỉ có nhiệm vụ thứ yếu trong việc nhận biết chân lư, e rằng chúng ta hiểu sai tư tưởng của Augustin, v́ như vậy trái với Rm.1, 19-21 và cũng trái với quan niệm về con người của Augustin (con người vẫn c̣n tự do để làm điều thiện, và ân sủng không làm giảm giá trị tự do của con người).

            Tương tự như ánh sáng cần để thị giác có thể nhận ra những vật hữu h́nh, th́ ơn soi sáng cũng cần để lư trí nhận ra những chân lư vĩnh cửu. Ánh sáng mặt trời cần để nhận ra những sự vật hữu h́nh, nhưng nói như vậy không có nghĩa muốn nói rằng: thị giác chỉ có chức năng thứ yếu torng việc nh́n thấy sự vật khả giác hữu h́nh.

            Lư thuyết soi sáng, tức lư thuyết về khả năng của lư trí con người, là lư thuyết nằm trong nhăn quan con người đă phạm tội. Như vậy, quan điểm cứu độ là quan điểm nền tảng trong cả thần học lẫn triết học của Augustin. Chính con người sa đọa mới cần ơn cứu độ. Không thể tách triết học ra khỏi thần học nơi Augustin. Ở đây người ta lại thấy lời dạy của mẹ thánh Monica thật quan trọng với Augustin; lời dạy này h́nh thành quan điểm của Augustin nơi cả triết học lẫn thần học: “Ơn cứu độ chỉ có nơi Đức Kitô”[13]. Sau bao năm trong mê lầm trong tăm tối, trong khắc khoải t́m kiếm chân lư; cuối cùng Augustin đă nhận biết chân lư cùng với thực tại cụ thể của con người: con người với những giới hạn và tham dục.

            Lư thuyết “soi sáng” không là lư thuyết độc lập bàn về khả năng của lư trí con người, nhưng nó diễn tả giới hạn của con người cụ thể trong việc nhận biết chân lư, và như vậy nó chỉ được hiểu đúng đắn trong cái nh́n toàn bộ về con người của Augustin. Lư thuyết “soi sáng” hàm chứa khẳng định có những chân lư hiện hữu độc lập với lư trí con người[14], và những chân lư vĩnh cửu khách quan này hiện hữu nơi Thiên Chúa, nơi Lời Thiên Chúa[15].

            Ánh sáng soi sáng lư trí này, là ánh sáng tự nhiên (xét như linh hồn theo bản tính quy hướng về nhận biết chân lư)[16], là ánh sáng đặc biệt phân biệt với ánh sáng riêng của trí khôn[17], là chính Thiên Chúa[18]. Ánh sáng, nhờ đó lư trí nhận biết chân lư, là chính trí năng tác động theo Thomas[19]. Ánh sáng này, theo Thomas, tuy không do linh hồn sở hữu như tự linh hồn có vẫn ở nơi linh hồn, làm một với linh hồn. C̣n đối với Augustin, ánh sáng này linh hồn nhận được từ trên, từ Thiên Chúa[20].

c. Nội dung mặc khải

            Chân lư ở trên lư trí con người, là thực tại độc lập với lư trí con người. Chính v́ vậy, lư trí con người cần ơn soi sáng để nhận biết chân lư vĩnh cửu. Và cũng chính v́ vậy, con người cần một uy quyền tách biệt với lư trí để giúp lư trí con người nhận biết chân lư vĩnh cửu, đó là Kinh Thánh và Hội Thánh[21].

            Thiên Chúa là chân lư thực hữu, là chân lư của mọi chân lư, là Đấng cứu độ con người qua Đức Kitô, là Đấng soi sáng, để linh hồn con người nhận biết chân lư vĩnh cửu, là Đấng yêu thương luôn ban ân sủng giúp con người hành thiện. Con người là tạo vật sa ngă bị thương tổn, được cứu độ qua ơn soi sáng để nhận biết chân lư vĩnh cửu, qua ân sủng và đặc biệt qua Đức Yêsu Kitô như Lời Thiên Chúa, Đấng vừa là Đường, vừa là sự thật, vừa là Sự sống.

            Với kinh nghiệm sống của bản thân, Augustin không đề cao lư trí như một khả năng tuyệt đối mà các nhà duy lư đă làm sau này. Trái lại, thánh nhân đề cao Đức Kitô như Lời Thiên Chúa sở hữu mọi chân lư và làm con người hạnh phúc đích thực. Ngài cũng đề cao Hội Thánh như quyền bính bảo vệ và lưu truyền chân lư. Chính nhờ Hội Thánh và cụ thể qua thánh giám mục Ambroise, Augustin đă nhận biết chân lư vĩnh cửu.

B. THỜI TRUNG CỔ
1. Bonaventura

            Bonaventura[22] không trực tiếp bàn về mặc khải, nhưng cũng bàn về những mặc khải trong lịch sử cứu độ. Ở đây sẽ t́m biết tư tưởng của ngài về sự cần thiết, chức năng và đặc tính của mặc khải từ tổng hợp thần học[23].

            Với một tín hữu, điều họ tin nhận, là chân lư. Tương tự như vậy với một triết gia kitô hữu chân thực, điều họ tin nhận và triết thuyết của họ không thể mâu thuẫn nhau. Trong cái nh́n này, những điều Bonaventura chấp nhận hoặc vay mượn nơi triết lư của Platon, đối với Bonaventura, có thể dung hợp hài ḥa đối với chân lư đức tin ngài tin nhận. Cũng trong cái nh́n này, đức tin trở thành chỉ đạo cho lư trí, và chân lư đức tin trở thành nguyên tắc triết lư.

a. Thuyết ư mẫu

            Thuyết ư mẫu (exemplarisme) là cốt lơi triết thuyết của Bonaventura. Đây là thuyết được gợi hứng bởi tư tưởng của Platon, cho rằng thế giới khả giác này được giải thích nhờ thông dự vào nguồn ư niệm[24]. F-J. Thonnard tóm lại lư thuyết căn bản của Bonaventura bằng câu: “Mọi sự đều khả tri nhờ các ư niệm mẫu của Thiên Chúa”[25].

            Lư thuyết ư mẫu nơi Bonaventura hàm chứa:

·        Hữu thể tối cao đă tạo dựng vũ trụ nhờ những ư niệm nơi Ngài;

·        Bởi v́ vũ trụ thế giới này được tạo dựng theo ư mẫu nơi Thiên Chúa, nên những hữu thể tạo dựng cũng giống cũng phản ánh, như những bóng mờ (umbra) hoặc như những dấu vết (vestigium) hoặc cao hơn nữa là như h́nh ảnh (imago)[26].

·        Thiên Chúa biết tạo vật v́ những ư niệm ở nơi Thiên Chúa như những ư niệm mẫu của tạo vật; các ư niệm ở nơi Thiên Chúa, nhưng cũng ở nơi các sự vật, đến độ vũ trụ trong toàn bộ có thể được coi như sự biểu lộ của nguyên mẫu và sự tốt lành của Thiên Chúa[27]. Các ư niệm mẫu được định nghĩa là “Similitudo rei per quam cognoscitur et producitur”.

            Ư niệm thuộc về tri thức, và tri thức là sự đồng hóa nào đó, hoặc cái tương tự giữa chủ thể tri thức và đối tượng tri thức. Bonaventura dùng từ ngữ “diễn tả” (expressio) để chỉ tri thức[28]. Chân lư được định nghĩa là tri thức tuyệt hảo[29], là hành vi của trí khôn diễn tả sự giống nhau tuyệt hảo giữa trí khôn và sự vật[30].

            Bonaventura c̣n phân biệt tri thức do trừu xuất và tri thức do ơn soi sáng. Tri thức trong trật tự trừu xuất nhằm thủ đắc khoa học về những hữu thể bất tất, c̣n tri thức ở trật tự thị kiến trực giác có đối tượng là chân lư vĩnh cửu thần linh[31]. Ở đây Bonaventura lấy lại lư thuyết soi sáng của Augustin.

b. Con người- h́nh ảnh Thiên Chúa

            V́ con người là h́nh ảnh (imago) của Thiên Chúa, nên con người có thể biết và yêu Thiên Chúa[32]. Chính bởi ư niệm mà tương quan giữa Thiên Chúa và tạo thành được thiết lập, đến nỗi “sự tương tự” (similitudo) trở nên nền tảng cho phép đạt tới tri thức chắc chắn[33].

            Theo Bonaventura, mọi tạo vật đều phản ánh Ba Ngôi: Ngôi Cha như nguồn gốc, ngôi Con như h́nh ảnh, và Thánh Thần như dây liên kết (Coll. in Hex. II, 23).

            Con người, v́ là h́nh ảnh, có thể vươn lên và trở về với nguồn gốc của ḿnh. Con người có khả năng đọc quyển sách là thế giới tạo vật này để nhận biết Thiên Chúa. Nơi con người xét như là h́nh ảnh, có một khát vọng tự nhiên trở về với nguyên mẫu, cái mà con người có một nhận thức nào đó về, nhờ bản chất được tạo dựng của ḿnh[34].

            Trật tự tri thức và lịch sử cứu độ không tách rời khỏi nhau. Lịch sử xét như là lịch sử nhân linh, luôn hướng tới ơn cứu độ hay sự hư mất như ta thấy trong Kinh Thánh. Bởi tội, con người chuyển từ t́nh trạng vô tội và vẹn toàn như thời ở vườn địa đàng đến t́nh trạng sa đọa; và chính đức Kitô đă giải phóng con người bằng cách đặt con người dưới luật ân sủng (III Sent. d. 16, dub. 4).

            T́nh trạng vô tội nguyên vẹn là sự ḥa hợp hoàn hảo giữa cơ chế hữu thể của con người xét như h́nh ảnh của Thiên Chúa với chính cung cách hành xử của con người. Lúc này ư chí và trí khôn nhận biết mối tương quan đặc biệt giữa con người và nguyên lư của ḿnh; tri thức trực giác và tri thức trừu xuất về Thiên Chúa trở thành một, đến độ Thiên Chúa có thể được nhận biết qua các tạo vật như qua một tấm gương không t́ ố (I Sent. d. 3, p. 1, a. un., q. 3). Nhưng ở t́nh trạng này, tri thức về Thiên Chúa cũng không tuyệt hảo, v́ nó chưa là thị kiến trong vinh quang. Tuy vậy, thế giới được coi là quyển sách đă mở và có thể đọc được (Brev. II, 12; II Sent, d. 23, a. 2, q. 3).

c. Kinh Thánh

            Tội nguyên tổ đă bẻ gẫy sự hài ḥa giữa Thiên Chúa và con người. Quyển sách tạo thành đă trở thành bị niêm ấn; tinh thần đă xa ĺa Đấng là nền tảng, nguyên lư, mục đích của ḿnh, để hướng tới các thực tại chóng qua. Hậu quả là bản tính bị sa đọa, tuy vẫn là h́nh ảnh (II Sent., proem); nếu ba tài năng của tâm hồn vẫn c̣n nguyên vẹn, th́ tấm gương của thế giới bên ngoài đă bị lu mờ, và khả năng nhận biết cũng như các sự vật đă ra tệ (I Sent., d. 3, p. 1, a.un., q. 3). Sau sa ngă không ai có thể từ các tạo vật trở lại nguồn gốc của ḿnh, v́ quyển sách tạo thành đă khép lại; bởi thế, để có thể trở lại nguồn gốc của ḿnh, v́ quyển sách tạo thành đă khép lại; Bởi thế, để có thể trở về lại với nguồn gốc của ḿnh, cần phải có một quyển sách mới, hầu thế giới được soi sáng và các ngôn ngữ biểu trưng của tạo thành có thể được hiểu. Đó là Kinh Thánh (Col. in Hex. XIII, 12).

            Các phần của Kinh Thánh có một lịch sử động, nó bao gồm ba giai đoạn lớn của lịch sử cứu độ: thời luật tự nhiên, thời luật được chi chép, và sau cùng là thời đại luật ân sủng. Người ta phải biết ba thời điểm này để hiểu tính chất mầu nhiệm của Kinh Thánh (Col. in Hex. XV, 20). Ai đi sâu vào mầu nhiệm Kinh Thánh, sẽ nhận ra ư định của Thiên Chúa trong hành động cứu độ.

            Kinh Thánh nhắm biểu lộ ơn cứu độ trong thời gian và không gian. Kinh Thánh là sức mạnh canh tân nhằm dẫn đưa tạo thành đến nguồn gốc của nó và mang lại hạnh phúc tṛn đầy (Bre., Prol., 2) Tuy vậy, Kinh Thánh không nhằm đưa con người trở lại t́nh trạng địa đàng đă mất, nhưng nó mang lại cái ǵ mới mà thế gian không thể tự ḿnh làm ra được, v́ Kinh Thánh là tác phẩm của Thiên Chúa, chính Ngài đă dùng các tác giả nhân loại để viết nên Kinh Thánh (IV Sent., d. 2, a. 2, q. 2, ad.1).

            Ở t́nh trạng đầu tiên, con người được đặt làm trung tâm của tạo thành; c̣n bây giờ đức Kitô là trung tâm. Chính Ngài bây giờ là con đường của tạo thành và con đường chân lư, Ngài là khách lữ hành, xuất từ Cha và trở về với Cha. Trong Ngài, quyển sách tạo thành được mở ra; Ngài cũng là người đọc sách với tri thức viên măn, là Đấng đưa tất cả tạo thành trở về với tác giả của nó. Như ở nơi Ba Ngôi, Lời Thiên Chúa là Đấng diễn tả yếu tính của Cha; cũng vậy bây giờ đối với tạo thành, Ngài vừa là người mặc khải tối cao của Ngôi thứ nhất. Quyển sách nội tâm của Thiên Chúa đă được mở ra bên ngoài bởi việc nhập thể; quyển sách này có thể đọc và có thể hiểu, bởi v́ nơi quyển sách, nơi người Con này, thâu tóm sự khôn ngoan vĩnh cửu; đến độ trong Ngài, thế giời này có thể được tái tạo (Brev. 11, 11). Trong Đức Kitô, hữu thể thâm sâu của Thiên Chúa được khai mở cho thế gian, đến độ bây giờ thế gian có thể biết và liên kết vói Ngài: đó là ơn cứu độ đă được mầu nhiệm nhập thể mang lại.

            Kinh Thánh là nguồn duy nhất của tri thức thần học, Kinh Thánh mang lại cho người đọc không chỉ mặc khải, hiểu theo nghĩa như lời giải thích thế giới và lịch sử, nhưng nó c̣n có nhiệm vụ thanh tẩy cùng soi sáng, và đem lại cho người đọc ư nghĩa về Thiên Chúa, điều đă bị mất bởi tội.

            Kinh Thánh phải được đọc trong truyền thống giáo phụ, v́ nếu bị tách khỏi đức tin truyền thống của Hội Thánh, Kinh Thánh không mang lại tri thức cứu độ (Coll. in Hex. XIX, 10).

            Hiểu trong bầu khí này, Bonaventura chống lại triết học, v́ triết học không mang lại những tri thức đóng góp vào tri thức cứu độ, không có sức tha thứ tội (Vis. III, Coll. 7, n. 6-7; cf. Coll. in Hex. XIX, 7), v́ lư trí nhân loại không có khả năng chứng minh đức tin. Đức tin dựa trên Kinh Thánh và các phép lạ (Coll. in Hex. XIX, 14).

d. Đức Yêsu Kitô- đường dẫn đến với Thiên Chúa Cha

            Đức Kitô, Đấng nói trong Kinh Thánh, là nền tảng cố định, là đèn soi lối, và là cửa dẫn vào (fundamentum stabiliens, lucerna dirigens, et janua introducens). Đức Kitô trở nên nguyên lư soi sáng trí tuệ. Ngài là nguồn duy nhất của tri thức chân thực, là đường và chân lư, v́ Đức Kitô là Đấng mặc khải Cha. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được viết trong Ngài như trong quyển sách sự sống. Trong Ngài ẩn dấu kho tàng khôn ngoan và hiểu biết[35].

            Xét như là đường dẫn tới Cha, Đức Kitô là Thầy và là nguyên tắc tri thức (những tri thức do đức tin). Không có Ngài, không ai đạt đến tri thức này, v́ bởi việc Ngài đến trong Thánh Linh, Ngài là nguồn gốc mặc khải, và bởi việc Nhập Thể, Ngài trở thành cột trụ uy quyền (Sermo sel. de Reb. Theol. IV, n. 2). Xét như là chân lư, Ngài là Thầy duy nhất, v́ nơi Ngài có chân lư vĩnh cửu về đối tượng cần biết và không thể sai lầm (Op. cit., n. 6). Đức Kitô cũng là mối dây liên kết hai mặc khải chứa đựng trong hai giao ước, do đó Ngài là nền tảng chân thực của học thuyết nơi các tiên tri và nơi các tông đồ[36]. Hơn nữa, xét như Lời làm người, Đức Kitô mở cho chúng ta ư nghĩa thâm sâu nhất của Kinh Thánh, v́ Kinh thánh chủ yếu nói về nguồn gốc và tiến tŕnh cứu độ (Coll. in Hex. III, 2).

            Đức Kitô xuất hiện trong Tân ước dưới dấu chỉ thập giá, do đó tất cả thần học phải là thần học về thập giá: “Thập giá là quyển sách duy nhất dẫn con người đến sự khôn ngoan đích thực”[37].

            Qua Đức Kitô, Thiên Chúa đă nói với con người. Đức tin là lời đáp trả duy nhất tương ứng với chức vụ trung gian của Đức Kitô. Tuy vậy nguồn của đức tin không là hành động thuần túy của con người, nhưng chính trong Đức Kitô và trong Thiên Chúa mà đức tin có nền tảng (Coll. in Hex. VIII, 2).

            Bonaventura cho rằng, đức tin Hội Thánh tuyên xưng được t́m thấy trong Kinh Thánh, nếu không từng chữ th́ ít ra là trong ư nghĩa[38]. Do đó mọi khẳng định thần học phải có tương quan chặt chẽ với mặc khải thành văn[39]. Để hiểu Kinh Thánh, cần sự giúp đỡ của truyền thống qua các giáo phụ. Trong nhăn quan này, các tín khoản tuyên xưng thời các tông đồ có một chỗ đứng rất quan trọng, v́ nó có giá trị như nguyên tắc chỉ đạo và bất biến[40]. Trong nhăn quan này, mặc khải thiết yếu liên hệ tới Hội Thánh giáo huấn.

            Khi lược sơ qua tư tưởng của thánh Bonaventura, người ta nhận ra nỗ lực của Ngài nhằm giải quyết vấn đề tiềm ẩn: con người có thể biết Thiên Chúa không? con người có thể nhận mặc khải của Thiên Chúa không? Thánh nhân giải quyết bằng lư thuyết các ư niệm, có sự liên hệ giữa Thiên Chúa và tạo vật (Umbra, vestigium); riêng con người v́ là h́nh ảnh của Thiên Chúa, có thể đọc được quyển sách “tạo thành” nói về Thiên Chúa. Quyển sách này đă bị tội làm đóng lại, và con người không thể đọc được nữa; thế nên cần một quyển sách khác là Kinh Thánh. Với Đức Kitô, chúng ta nhận biết về Thiên Chúa dễ dàng hơn và trọn vẹn hơn quyển sách “tạo thành”. Đức Kitô vừa là phương tiện mặc khải mới và trọn vẹn của Thiên Chúa, nhưng đồng thời Ngài cũng là đối tượng mặc khải. Ai biết Ngài, là biết Cha, ai thấy Ngài là thấy Cha; mặc khải đă đạt tới tột đỉnh nơi đức Kitô[41].

2. Thomas

            Thomas d'Aquin sinh khoảng năm 1225 ở lâu đài Rocca Secca gần Naples tại Ư trong một gia đ́nh công tước. Vào khoảng năm 1244, ngài vào ḍng Đa-minh, nhưng măi một năm sau, tức khoảng năm 1245, ngài mới được tự do theo ơn gọi; vào khoảng năm 1252-1259, ngài dạy tại Paris; khoảng năm 1272-1274, trở về Naples. Ngài chết trên đường đi dự công đồng Lyon vào ngày 07. 03. 1274[42].

a. Trật tự tự nhiên

            Thomas phân biệt rơ trật tự tự nhiên và trật tự ân sủng. Lư trí có thể nhận biết những chân lư mà không cần nại đến sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa; và như vậy, triết lư là một khoa học độc lập[43].

            Những ǵ khả hữu, đều khả tri[44].

            Theo Thomas, trong t́nh trạng tại thế của con người, đối tượng tương xứng của con người tinh thần là hữu thể trừu xuất từ sự vật khả giác. Trí năng con người gồm trí năng tác động và trí năng thụ động; trí năng thụ động cũng c̣n gọi là trí năng khả thể. Trí năng tác động trừu xuất những ảnh niệm khả tri từ những ảnh tượng, và từ các ảnh niệm khả tri này có các ư niệm[45].

            Một quan niệm về khả năng tri thức của con người bao hàm quan niệm về con người. Theo Thomas con người có khả năng đi từ cái đặc thù đến cái phổ quát, và có khả năng đi từ cái hữu hạn đến cái vô hạn.

            Hiểu con người như trên, nghĩa là trong trật tự b́nh thường[46], con người đă được tạo dựng để hướng tới với Thiên Chúa. Như vậy, con người trong trật tự tự nhiên, có tri thức về Thiên Chúa, nghĩa là, triết lư có chỗ riêng của nó, nó có thể được coi là khoa học độc lập với thần học- khoa học đặt nền trên trật tự đặc biệt, trật tự mặc khải, trật tự siêu nhiên.

b. Mặc khải cần thiết

            Nếu lư trí con người ở trật tự b́nh thường có khả năng đi từ cái đặc thù để đến cái phổ quát, có khả năng từ cái hữu hạn lên tới cái vô hạn, có khả năng từ hữu thể khả giác vươn tới thực tại vô h́nh siêu việt, th́ liệu có cần có mặc khải không? Trong những điều liên quan đến Thiên Chúa, có nhiều điều vượt quá khả năng của lư trí con người, chẳng hạn chân lư “Thiên Chúa là một và ba”[47]. Dưới sự hướng dẫn của ánh sáng tự nhiên các triết gia chỉ có thể biết Thiên Chúa hiện hữu và những phẩm tính tổng quát nơi Thiên Chúa. Lư trí với khả năng tự nhiên, không có khả năng hiểu thấu đáo Thiên Chúa và bản chất của Ngài, v́ tri thức của con người ở điều kiện tại thế này đều khởi từ giác quan. Những sự vật khả giác tự bản chất của chúng không thể đưa trí khôn của chúng ta đạt đến yếu tính thần linh (Contr. Gent. I, c. 3, n.16). Hơn nữa, với khả năng tự nhiên của lư trí con người vẫn có thể sai lầm về những ǵ có thể biết được theo khả năng của nó, nên Thiên Chúa nhân từ cũng mặc khải cả những chân lư tự bản chất không vượt quá lư trí con người, khi những chân lư này liên quan đến hạnh phúc con người, ngơ hầu con người được thông phần vào sự nhận thức thần linh (ScG. I, 4, n. 26). C̣n lư do khác cho thấy mặc khải thực sự cần thiết cho con người, đó là: con người được tạo dựng để hướng về Thiên Chúa. Không có mặc khải, con người không có thể đạt tới cùng đích đời ḿnh mà Thiên Chúa đă đặt nơi con người như ơn gọi, như cái cấu thành hữu thể con người[48]. Thiên Chúa đă tạo dựng con người như một hữu thể “quy thần”, như một hữu thể có thể đối thoại với Thiên Chúa, có thể được Thiên Chúa mặc khải, có khả năng sống hạnh phúc với Thiên Chúa.

            Mặc khải cần thiết, v́ chỉ có đức tin dẫn tới hưởng kiến. Hạnh phúc tuyệt đối của con người hệ tại được hưởng kiến Thiên Chúa, và con người chỉ có thể đạt được sự hưởng kiến này nếu con người được Thiên Chúa dạy dỗ như một người thầy dạy học tṛ (ST., IIa-IIae, 2, 3)[49]. Nói một cách khác, đức tin là điều kiện để được hưởng kiến vĩnh phúc. Con người được mời gọi, để vượt qua chính ḿnh, vượt qua những ǵ khả giác, để học ao ước những ǵ vượt quá điều kiện của cuộc sống hiện tại (ScG. I, c.5, n.29). Đức tin thật cần thiết để đạt tới tri thức chân thực hơn về Thiên Chúa, và tri thức này chỉ được ban cho những ai tin vào Thiên Chúa là Đấng vượt trên cả cái mà người ta có thể nghĩ về Ngài (ScG. I, c.5, n.30).

            Đối tượng vô h́nh của đức tin được tỏ lộ đầu tiên cho các thiên thần bằng một thị kiến trực tiếp (per apertam visionem). Và rồi các thiên thần thông truyền cho một số người nào đó với tất cả sự chắc chắn do mặc khải thần linh (ScG. III, c. 154, n. 3256 tt). Sự chắc chắn này có được, là nhờ một ánh sáng thiêng liêng nội tâm, cho thấy điều c̣n bị che khuất đối với ánh sáng tự nhiên của lư trí.

            Mặc khải không là một đặc ân cá nhân, chỉ dành cho một số người; trái lại nó dành cho tất cả mọi người; và như vậy, nó phải trải dài qua thời gian. Và điều này chỉ có thể, nếu mặc khải được viết ra. Và không chỉ có thể, c̣n gồm cả việc chú giải các tài liệu mặc khải cũng như việc hiện tại hóa mặc khải (ScG. III, c.154, n. 3258-3273).

c. Kinh Thánh

            Mặc khải xét như lịch sử chỉ có thể đến với chúng ta trong những quyển sách của hai giao ước, đó là Kinh Thánh. Kinh Thánh là nền tảng của mọi suy tư thần học, nếu những suy tư thần học này muốn tựa vào lịch sử.

            Theo chứng từ Kinh Thánh, nhân loại đă trải qua nhiều t́nh trạng (status): luật cũ rồi luật mới. Tương quan giữa luật cũ và luật mới cũng tương tự như tương quan giữa cái bất toàn và cái hoàn hảo. Tất cả lịch sử cứu độ hướng tới đỉnh, là t́nh trạng đời sống hiện tại (status praesentis vitae). Nghĩa là, sau nó sẽ không có cái ǵ mới xét như thiết yếu nữa; bởi v́ không có cái ǵ gần mục đích cuối cùng hơn cái dẫn trực tiếp tới mục đích cuối cùng: thời gian ân sủng đă được biểu lộ trong đức Kitô (ST. Ia-IIae, 106, 4). Mặc dầu giai đoạn cuối cùng của ơn cứu độ đă được khởi đầu với Đức Kitô, nhưng cái hiện tại vẫn là h́nh bóng và bất toàn so với “quê hương” (patria); khi quê hương được đạt đến vào cuối thời th́ cái hiện tại sẽ chấm dứt (ST. Ia-IIae, 106, 4).

            Cựu Ước vẫn c̣n cần thiết, v́ nó là luật chuẩn bị cho Đức Kitô xuất hiện. Mỗi một thời điểm của lịch sử cứu độ không thể được hiểu như một giai đoạn ở ngoài đối với con người. Chính nhờ thời điểm cuối cùng này mà bản chất của Cựu Ước được xác định, đến độ con người không thể được xác định cách đúng đắn nếu không để ư đến t́nh trạng cuối cùng này. T́nh trạng của nhân loại thay đổi qua thời gian. Và như vậy, đức tin ở mỗi t́nh trạng cũng khác nhau theo thời điểm nhưng tính duy nhất của đức tin ở hai giao ước vẫn được bảo toàn (ST. I-II, 106, 3, ad 2; 107, 1, ad 1; 107, 2).

i. Tiên tri

            Thomas cũng bàn đặc biệt đến các tiên tri của Cựu ước, và cho thấy những hoàn cảnh trong đó mặc khải lịch sử đến với con người. Nơi các tiên tri, Thiên Chúa đă ban cho các ngài ánh sáng siêu nhiên để các ngài nhận biết Thiên Chúa; các tiên tri hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa, và các ngài chỉ nhận được ánh sáng này bao lâu các ngài được ban cho (De Ver. 11, 1). Người ta có thể h́nh dung tiến tŕnh này như một cuộc nói chuyện (quasi quaedam allocutio) hay như việc nghe nói (perceptio divinae locutionis). Các lời hay các diễn từ của tiên tri được tri thức này hướng dẫn điều khiển, nhằm xây dựng tha nhân.

            Đối tượng của tri thức, là Thiên Chúa và con người, là những biến cố tương lai, là sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa, là tri thức cần cho con người trong trật tự cứu độ và truyền thông tri thức này. Yếu tố mô thức của tri thức tiên tri là ánh sáng thần linh; chính ánh sáng thần linh làm cho các sấm ngôn có tính thống nhất dù đối tượng thay đổi, dù cách thức lănh nhận có khác nhau (thị kiến, giấc mơ, h́nh ảnh) (ST. II-II, 171, 3, ad 3). Yếu tính của lời tiên tri không hệ tại những h́nh thức diễn tả nhưng ở nơi ánh sáng được thông truyền. Nơi đây không c̣n là một tương quan tự nhiên thầy tṛ, nhưng chính là ánh sáng siêu nhiên đến soi sáng phán đoán. Chính nhở ánh sáng này mà các tiên tri có sự chắc chắn tuyệt đối.

            Mặc khải tiên tri gồm những mức độ trọn hảo khác nhau, và cao nhất là sự biểu lộ các chân lư thần linh qua chiêm ngắm; sự biểu lộ qua chiêm ngắm vượt trên sự biểu lộ bằng h́nh ảnh được rút ra từ những sự vật khả giác của thế giới này, bởi v́, biểu lộ qua chiêm ngắm giống thị kiến hưởng phúc hơn (ST. II-II, 174, 2).

            Nơi tri thức tiên tri, các thiên thần cũng đóng một vai tṛ nào đó trong mức độ các ngài có thể gợi lên những thị kiến h́nh ảnh hoặc củng cố ánh sáng thần linh trong tâm trí con người (De Ver. 12, 8, ad 4).

            Sấm ngôn hướng tới tri thức các chân lư thần linh. Việc chiêm ngắm các chân lư thần linh. Việc chiêm ngắm các chân lư này dạy dỗ con người ở b́nh diện đức tin cũng như ở b́nh diện hành động. Có sự tiến bộ về tri thức thần linh trong ḍng thời gian. Thời trước lề luật, Abraham và các tổ phụ cũng được giáo huấn trong tri thức về Thiên Chúa; thời dưới lề luật, tri thức này mang một h́nh thức hoàn hảo hơn: chân lư không chỉ được loan báo cho một số người hay một số gia đ́nh, nhưng cho tất cả một dân tộc; và rồi dưới thời ân sủng, Con Thiên Chúa đă mặc khải mầu nhiệm Ba ngôi.

ii. Đức Kitô- lữ hành và phúc nhân

            Đức Kitô tới đánh dấu điểm dứt của sấm ngôn[50]. Ngài là Đấng mặc khải, là phúc nhân và lữ hành (comprehensor et viator), Ngài nối kết thần linh và con người, Ngài mang lại cho con người tri thức tối hậu về Cha, Ngài thay thế sấm ngôn của giao ước cũ. Nơi Ngài, mọi ân sủng được ban cách hoàn hảo nhất (ST. III, 7, 7). Ngài có thể thông truyền cho thế gian trọn vẹn chân lư và toàn thể đặc sủng. Chính Ngài đă linh ứng các tiên tri trước Ngài, và cả các thiên thần nữa; bởi v́ mọi tri thức đều do việc tham dự vào Lời Thiên Chúa (Sup. Jo., c. VI, lect. 2, n.868).

            Đức Kitô là vị tiên tri tuyệt đối, hiểu như là người “thị kiến” và “thông truyền”[51], bởi v́ Ngài đă loan báo các chân lư về Thiên Chúa (Sup. Jo., c. IV, lect. 6, n. 667). Bản án trên thập giá được viết bằng ba ngôn ngữ, điều này hàm chứa đặt mọi khoa học dưới sự vâng phục của Ngài, và mọi tri thức tuyệt đối đă được mặc khải trong đức Kitô (Sup. Jo., c. XIX, lect. 4, n. 2422).

            Chức năng mặc khải của Đức Kitô ít được bàn trong những tác phẩm chính của Thomas, nhưng điều này không có nghĩa nó không có trong tư tưởng của Ngài. Trong phần dẫn nhập của tổng luận thần học phần thứ ba, ngài viết: “Salvator noster Dominus Jesus Christus... viam veritatim nobis in seipso demonstravit, per quam ad beatitudinem immortalis vitae resurgendo pervenire possimus...” Đó là nội dung và mục đích của mặc khải được thực hiện nơi Đức Kitô. Ngài cho chúng ta thấy rằng: chính con người Ngài là đường chân lư, qua ngài chúng ta đến với Chúa Cha. Sự xuất hiện của Ngài như một người giữa chúng ta, chưa là kết điểm của hoạt động thần linh; như vậy chúng ta không được ngơi nghỉ trong nhân tính của Ngài, nhưng chúng ta phải hướng về Chúa Cha qua nhân tính của Ngài[52].

            Như Lời Thiên Chúa, Đức Kitô là chân lư. Và như vậy, tất cả mọi người muốn biết chân lư phải gắn bó với Ngài. Đồng thời, Ngài cũng là sự sống, đến độ, Ngài có thể giới thiệu ḿnh như là đường dẫn tới đích điểm, v́ trong Ngài t́m thấy mọi điều đáng ao ước (Sup. Jo., c. XIV, lect. 2, n. 1869).

            Nhập thể cần thiết, v́ việc nhập thể của Con Thiên Chúa giúp con người đạt đến cùng đích một cách chắc chắn hơn và thích hợp hơn. Bởi việc nhập thể của Đức Kitô, đức tin của chúng ta đạt tới sự chắc chắn; v́ nơi con người Đức Kitô, chính Thiên Chúa nói với chúng ta cách trực tiếp, không qua trung gian. Niềm hy vọng của chúng ta cũng được củng cố, v́ không có ǵ cho thấy rơ hơn t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người qua việc Con của Ngài đến ở giữa con người.

            Mặc khải là một chứng từ t́nh yêu, để chúng ta có thể đáp trả bằng một t́nh yêu. Hơn nữa, Lời làm người cho chúng ta một tấm gương “ad rectam operationem”, bởi v́ hoàn toàn như một người, hầu con người có thể thấy Ngài và bắt chước. Việc nhập thể biểu lộ sự tham dự hoàn toàn thần tính (plene participatio deitatis); sự tham dự thần tính này là mục đích và hạnh phúc của con người (ST. II, 1, 2).

            Tất cả đời sống trần thế của Đức Kitô đối với chúng ta là một mầu nhiệm, mầu nhiệm cứu độ. Và điểm cuối của mầu nhiệm này là sự phục sinh của Người. Thomas cho rằng mầu nhiệm phục sinh nhằm “bảo đảm sự công chính thần linh, giáo dục đức tin của chúng ta, nâng cao ḷng trông cậy; huấn luyện đời sống tín hữu, bổ túc ơn cứu độ chúng ta”[53].

            Moiï ân sủng được ban cho con người nhờ Đức Kitô. Đức Kitô, hội tụ mọi ân sủng, xét như Ngài là vị thầy đầu tiên và chủ yếu của chúng ta (ST. III, 7, 7).

            Nhập thể nhằm rao giảng chân lư (ST. III, 40, 1). Sự rao giảng này là một mặc khải của ngôi Cha, có kết quả là giải phóng chúng ta khỏi tội, đồng thời cho phép chúng ta lại gần Thiên Chúa (Sup. Jo., c. I, lect. 11, n. 221).

            Ngày xưa người Con duy nhất đă thông truyền tri thức về Thiên Chúa qua các tiên tri, tức những người đă được tham dự vào Lời Vĩnh Cửu. C̣n bây giờ trong giao ước, không cần nại đến trung gian v́ sứ điệp đă vang vọng trong chính ngôi vị Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta có một giáo lư vượt trên tất cả mọi giáo lư về địa vị, về sự đáng tin, và về việc sử dụng. Đối tượng quan trọng nhất của sứ điệp này là: Thiên Chúa một và ba. Sứ điệp này không có tiên tri nào có thể nói tới, ngay cả Môsê (Sup. Jo, c. I, lect. XI, n. 221). Bởi nhập thể, Thiên Chúa đă có thể nói trực tiếp với chúng ta, để chúng ta có thể nghe Lời Thiên Chúa (Sup. Jo. c. VIII, lect. 3, n. 1138).

            Khi Đức Kitô tỏ lộ Ngài như chân lư, Ngài chuẩn bị vương quốc của Ngài. Vương quốc này chủ yếu tựa trên việc mặc khải chân lư, đến độ trong vương quốc này chỉ có sự khôn ngoan nhân loại trong mức độ sự khôn ngoan này đến tự Ngài (Sup. Jo., c. XVII, lect.6, n.2267). Khi chân lư mặc khải không c̣n liên kết với ngôi vị Đức Kitô tỏ hiện nơi thân xác nữa, th́ những người đến sau Đức Kitô chỉ có một lối gián tiếp đến với chân lư này. Tuy vậy lời mời gọi vẫn c̣n. Trong suốt ḍng thời gian, lời rao giảng luôn gắn liền với mặc khải duy nhất, bởi v́ chính Thiên Chúa dùng phương tiện lời rao giảng để nói với con người (De Ver. 18, 3).

            Để con người có thể tin vào sứ điệp của Lời rao giảng, lời rao giảng có thể được củng cố bởi những phép lạ, cho thấy lời rao giảng này có nguồn gốc thần linh (ST. II-II, 2, 1, ad 1). Có hai điều kiện để tin: một là việc tŕnh bày giáo lư đức tin, hai là phép lạ và xác tín của người rao giảng (như nguyên nhân bên ngoài của đức tin). Sự thuận t́nh (assensus) đến sau đó, là công tŕnh của Thiên Chúa tác động thâm sâu do ân sủng (ST. II-II, 6, 1). Tuy phép lạ và những điều bên ngoài khác cũng đóng góp vào việc phát sinh đức tin, nhưng thánh Thomas không cho đó là điều tối hệ trọng. Điều quan trọng là “sự thúc đẩy của đức tin” (instinctus fidei). Bằng lời mời gọi thâm sâu này, con người khai mở với Tin Mừng và với Thiên Chúa; chính Thiên Chúa dẫn con người tới sự thuận t́nh tin[54].

            Tiếng gọi nội tâm mà Thiên Chúa ngỏ với con người nhờ Đức Yêsu Kitô trong Thánh Thần này, là một lời mời gọi tùng phục ơn cứu độ, trong việc vâng phục lời rao giảng (Quodl. II, q. 4, 1, ad 3; Sup. Jo., c. XIV, lect. 6, n. 1958).

            Chân lư mặc khải đầu tiên ở nơi giáo lư của Đức Kitô, và sau đó ở nơi các tiên tri và các tông đồ. Các ngài là những người được thông truyền mặc khải cách trực tiếp; c̣n với những người khác, mặc khải được thông truyền qua lời rao giảng (ST. II-II, 6, 1; 1, 10, ad 1; II-II, 174, 6). Do đó, đức tin của kitô-hữu hôm nay tựa trên những quyển sách quy chuẩn mà các ngài đă biên soạn[55]. Vậy Kinh Thánh có một vị thế duy nhất, nghĩa là nhờ Kinh Thánh mà kitô-hữu nhận được điều mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho về chính Ngài, đến độ Kinh Thánh cung cấp cho đức tin và cho thần học những luận chứng cần thiết mà không một nguồn nào có thể mang lại.

iii. Huấn quyền và Kinh Thánh

            Các tác giả Kinh Thánh nhận một chứng từ thần linh chứng thực bằng những phép lạ; những phép lạ này giúp các ngài thoát khỏi nghi ngờ và những sai lầm. V́ thế, các ngài là những bảo đảm của chân lư mặc khải; đến nỗi kitô-hữu chỉ phải tin vào các vị kế nhiệm các tông đồ, trong mức độ lời rao giảng của các vị này ăn khớp với những điều các tông đồ đă kể lại qua những bản viết của các ngài. Lănh vực mặc khải trải rộng với nội dung Kinh Thánh (De Ver. 14, 10, ad 11).

            Giáo huấn của Giáo Hội không được đi quá điều đă được nói trong Kinh Thánh. Với những vấn đề thuộc tín lư theo nghĩa riêng, Kinh Thánh được coi là đủ. Tất cả những ǵ bắt nguồn từ ư định Thiên Chúa mà lại vượt quá những đ̣i hỏi tự nhiên th́ đă được mặc khải trong Kinh Thánh (ST. III, 1, 3). Một cách tổng quát, đối với những ǵ liên hệ đến cái siêu nhiên, kitô-hữu không bao giờ được nói hay nghĩ rằng điều đó không được “diễn tả” trong Kinh Thánh (In de div. nom., c.1, lect.1). V́ chính bởi Kinh Thánh mà kitô-hữu lănh nhận mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài, vậy những ǵ được chứa đựng trong Kinh Thánh phải được coi là “quy chuẩn tuyệt hảo của đức tin” (optima regula fidei), nên không được thêm hoặc bớt ǵ vào Kinh Thánh.

            Kinh Thánh là quy chuẩn đức tin. Những sự khác phải tùng phục ḥa hợp với quy chuẩn này, kể cả truyền thống các giáo phụ (ST. II-II, 1, 9 arg. 1; III Sent., d. 25, q.2, a.2, qcl.4 arg. 3).

            Mục đích Kinh Thánh là giáo huấn con người; các giáo phụ cũng như truyền thống chú giải đều đóng góp vào mục đích này. Về tương quan giữa Kinh Thánh và việc giải thích, Thánh Thần như mắt xích nối kết hai điều này. Thánh Thần có nhiệm vụ chính trong việc khai sinh các tài liệu này, và Ngài cũng có nhiệm vụ tương tự trong việc giải thích các tài liệu này trong ḍng thời gian (Quodl., XII, q. 17, a. un). Đây là điều phải giả thiết khi nói Giáo Hội là quy chuẩn không sai lầm (regula infallibilis).

            Kho tàng đức tin đă được xác định ngay thời các tông đồ; tuy nhiên kho tàng này phải được làm rơ trong Giáo Hội; các quyết định của Giáo Hội được Thiên Chúa soi sáng là quy chuẩn, và cấu thành lời giải thích chân thực về Kinh Thánh (ST. II-II, 2, 6). Như vậy giáo lư của Giáo Hội (doctrina Ecclesiae) trở thành quy luật không sai lầm (regula infallibilis), bởi v́ đối tượng mô thể của đức tin là chân lư thứ nhất, đă tự tỏ lộ trong Kinh Thánh và trong giáo lư của Giáo Hội[56]. Như vậy, việc giải thích Kinh Thánh gắn liền với uy quyền của Giáo Hội; đức tin của Giáo Hội luôn quy chiếu vào Kinh Thánh như nền tảng, bởi v́ chỉ có tác giả Kinh Thánh mới nhận được mặc khải trực tiếp[57].     Giữa giáo lư của Giáo Hội và Kinh Thánh có một sự duy nhất, bởi v́ Giáo Hội không có quyền đi qúa những ǵ đă được thiết lập trong các sách quy chuẩn (ST. II-II, 5, 3, ad 2; Quodl. III, q. 4, a.10). Giáo Hội, được Thánh Thần chân lư hướng dẫn, không thể rơi vào sai lầm[58]; và trong những vấn đề tranh căi, quyết định cuối cùng thuộc về giáo hoàng, v́ ngài được trao phó việc tŕnh bày kinh tin (Credo) cho mọi người, và các tín hữu phải vâng phục[59].

3. Công Đồng Trentô

            Vào thế kỷ XVI, mặc khải là một vấn đề được nhiều người bàn căi. Do ảnh hưởng của những anh em Tin Lành, có những quan niệm và chủ trương sai lầm về giáo lư mặc khải. Để cải chính lại những sai lầm và để bảo toàn nguyên vẹn đức tin công giáo, quyền bính Giáo Hội nơi công đồng Trêntô đă can thiệp và tŕnh bày giáo thuyết công giáo về mặc khải.

a. Bối cảnh

            Trước khi xem ư kiến công đồng Trento về mặc khải, hăy tự đặt ḿnh vào bầu khí tư tưởng của thời đó, cụ thể là quan niệm về mặc khải của phong trào cải cách.

            Phong trào cải cách tôn giáo được Martin Luther khởi xướng[60], và được nhiều người hưởng ứng. Những tư tưởng gia nổi tiếng của phong trào cải cách này là: Jean Calvin (1509-1564), Mélanchton (1497-1560), Zwingli (1484-1531)...

i. Giáo lư của những anh em Tin Lành

            Martin Luther nghiên cứu nhiều về Kinh Thánh và khi nghiên cứu thư của thánh Phaolô viết cho tín hữu Roma, ông bị đánh động đặc biệt bởi tư tưởng “bởi tin vào Đức Yêsu mà chúng ta được cứu độ, chứ không phải bởi việc làm” (Rm. 3, 22.28). Năm 1517, ông viết 95 luận đề chống lại giám mục Magdebourg là Albert de Brandebourg về vấn đề lạm dụng “ân xá”. Và chính khởi từ biến cố này, đă có nhiều biến cố tiếp theo đẩy Luther dần dần xa ĺa đức tin công giáo: phủ nhận quyền bính của giáo hoàng và chỉ tin vào Kinh Thánh (sola Scriptura)[61].

            Thiên Chúa đă mặc khải cho con người qua các tạo vật; nhưng từ khi con người phạm tội, lư trí con người đă hư hỏng; và như vậy, việc mặc khải qua các tạo vật thật là vô dụng đối với con người ngày nay[62].

            Thiên Chúa đă ban cho chúng ta Kinh Thánh, nên từ nay con đường đi đến với Thiên Chúa đă được tỏ lộ trong Kinh Thánh, Kinh thánh dạy mọi sự cần thiết cho đức tin để được cứu độ[63]. V́ thế không cần đến truyền thống như một nguồn bổ túc.

            Quy chuẩn đức tin là chính Kinh Thánh với sự giúp đỡ của Thánh Thần; Thánh Thần soi sáng tâm hồn mỗi người, giúp con người hiểu được những ǵ Thiên Chúa muốn mặc khải và con người phải tin[64].

ii. Nhận xét về lập trường của anh em Tin Lành

            Với cái nh́n đầu tiên, người ta tưởng rằng anh em Tin Lành đề cao tính siêu việt của mặc khải, khi họ xóa bỏ mọi trung gian giữa Lời Chúa và người tiếp nhận, nhưng thực sự không phải như vậy! Khi phủ nhận trung gian giữa Lời Chúa và tâm hồn người tiếp nhận, anh em Tin Lành phủ nhận truyền thống được thể hiện nơi huấn quyền của Hội Thánh trong suốt ḍng lịch sử, cũng như trong quyết định hiện tại để giải thích Lời Chúa. Như vậy, lư thuyết này dễ dẫn tới giải thích Kinh Thánh tùy ư, chỉ theo tiêu chuẩn là chính ḿnh (cá nhân và chủ quan), hoặc chỉ theo những điều lư trí thấy đúng mà thôi (duy lư).

b. Giáo huấn công đồng Trentô

            Công đồng Trentô được đức giáo hoàng Phaolô III triệu tập năm 1545, nhằm canh tân Giáo Hội và chấn chỉnh những chủ trương sai lầm do ảnh hưởng của phong trào “thệ phản[65]

            Trong sắc lệnh Sacrosancta Oecumenica biểu quyết vào ngày 08.04.1546 tại khóa họp thứ IV, công đồng đă bàn đến vấn đề sách thánh và truyền thống (cf. DS. 1501 tt).

            Công đồng nhấn mạnh đến từ ngữ “Tin Mừng”, từ ngữ đă được đức Yêsu dùng để chỉ sứ điệp cứu độ. Đức Yêsu đă sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Tin Mừng này đă được ban cho chúng ta cách tiệm tiến: đầu tiên được hứa qua các tiên tri trong Kinh Thánh, sau đó được chính Đức Yêsu Kitô Con Thiên Chúa loan báo, và rồi các tông đồ rao giảng theo lệnh của Ngài cho mọi tạo vật. Chân lư cứu độ và luật luân lư, chứa đựng trong các sách được linh hứng và trong truyền thống bất thành văn. Các chân lư này có Tin Mừng là nguồn duy nhất.

            Với cùng một ḷng kính trọng và thảo hiếu, công đồng tiếp nhận cả Kinh Thánh lẫn truyền thống khởi từ miệng Đức Kitô hay được đọc bởi chính Thánh Thần và được duy tŕ trong Hội Thánh công giáo nhờ bởi kế tục.

            Trong phần dẫn nhập sắc lệnh “công chính hóa”, công đồng đề cập đến giáo lư đă được Đức Yêsu dạy dỗ, các tông đồ truyền lại và Hội Thánh ǵn giữ; công đồng không cho phép bất cứ ai tin hoặc rao giảng khác với điều đă được công đồng xác định và tuyên bố trong sắc lệnh này (DS. 1520). Cần lưu ư từ ngữ đă được công đồng dùng ở đây: dạy dỗ, truyền lại, ǵn giữ[66]; không thể tách mặc khải, dù thành văn hay bất thành văn, ra khỏi cơ cấu bộ ba này.

            Công đồng Trentô tuy không dùng chữ “mặc khải” nhưng công đồng đă tŕnh bày mặc khải như nội dung được rao giảng. Một cách cụ thể, mặc khải này là Tin Mừng đă được hứa qua các tiên tri, được công bố bởi đức Kitô, được rao giảng bởi các tông đồ, và được truyền lại cho Hội Thánh duy tŕ và bảo vệ. Tin Mừng này cũng được gọi là giáo lư, được dạy và được truyền. Giáo lư cứu độ này gồm các chân lư và các lời hứa, đă được rao giảng cho những người tin, và được lưu chuyển nhờ Kinh Thánh và truyền thống[67].

            Dưới một góc cạnh nào đó, công đồng Trentô đồng hóa mặc khải với Đức Kitô và với thực tại được rao giảng, và cuối cùng là với các chân lư chứa đựng trong Kinh Thánh và trong truyền thống.

4. Công Đồng Vaticanô I

 

HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] Phần lớn những điều nói về Origène ở đây, được tóm trong

P. STOCKMEIER, art. cit., pp. 119-125

[2] C. BIHLMEYER, op. cit., pp. 245-249

[3] R. GOEGLER, Das Evangelium nach Johannes

được trích dẫn bởi P. STOCKMEIER, art. cit., p. 122

[4] F. CAYRÉ, Précis de Patrologie, t.I, l. I-II, DESCLÉE et CIE, PARIS 1927, p. 601 trích dẫn AUGUSTINUS, Confess., l. III, c. IV, 7

[5] Ibidem

[6] F. CAYRÉ, op. cit., p. 602

[7] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 204

[8] F. CAYRÉ, op. cit., p. 604

[9] R. JOLIVET, Dieu Soleil des esprits,

La doctrine augustinienne de l’illumination,

DDB et CIE, PARIS 1934, pp. 44-45

[10] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 204

[11] R. JOLIVET, Dieu Soleil des esprits, pp. 44-45 trích dẫn

AUG., Contra Academicos, III, c. VI, n. 13, t.I, col. 467a

AUG., De vita beata, c. IV, n. 35, t.I, col. 519b

AUG., Soliloques, I, c. I, n. 3, col. 599c

AUG., De Magistro, c. XI, n. 38, t. I, col. 916a

[12] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 202:

“Donc la raison ne peut qu’un rôle préparatoire et secondaire...”

[13] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 200

[14] R. JOLIVET, Dieu Soleil des esprits, pp. 26-27

và những trích dẫn tác phẩm của thánh Augustinus.

[15] Op. cit., pp. 33-34. 58-59

[16] Op. cit., p. 189

[17] Op. cit., pp. 149. 189

[18] Op. cit., p. 156 trích dẫn

AUG., In Joan. Evang. Tract. XV, n. 19, t. III, col. 1858b

[19] R. JOLIVET, Dieu Soleil des esprits, p. 80

[20] Op. cit., pp. 189-190

[21] F. CAYRÉ, op. cit., p. 602

[22] Bonnaventura sinh vào khoảng năm 1221, Ngài đă nhập ḍng Phanxicô và đă là bề trên cả của ḍng này. Ngài chết cùng năm với thánh Thomas d’Aquino ḍng Đa-Minh, tức năm 1274.

[23] ULRICH HORST, “La conception de la révélation dans la haute scolastique”, trong MICHEL SEYBOLD, La révélation dans l’écriture, la patristique, la scolastique, CERF- PARIS 1974, p. 216

[24] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, pp. 392-393

[25] Op. cit., p. 390

[26] ULRICH HORST, art. cit., p. 217

[27] Ibidem

[28] “Haec similitudo est ratio expressiva cognoscendi”.

[29] “lux expressiva in cognitione intellectuali”.

[30] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 393

trích dẫn I Sent., dist. 35, q. 1, fund. 2

và I Sent., a. 1, q. IV, concl.

Chính nhờ lư thuyết về các ư niệm này, mà Bonnaventura bắc một cây cầu giữa hữu hạn và vô hạn (ULRICH HORST, art. cit., p. 216-217).

[31] F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, pp. 400-401

[32] Quoniam enim omnis creatura comparatur ad Deum et in ratione causae et in ratione triplicis causae, ideo omnis creatura est umbra vel vestigium. Sed quoniam sola rationalis creatura comparatur ad Deum ut objectum, quia sola est capax Dei per cognitionem et amorem: ideo sola est imago.

(I Sent., d.3, p.1, a. un, q. 2, ad 4 (I, 72b-73b)

cf. ULRICH HORST, art. cit., p. 217

[33] ULRICH HORST, art. cit., p. 218

trích dẫn Quaestio disp. de scientia Christi, q. 4 (V, 24a) ở ghi chú 10.

[34] Op. cit., p. 219, ghi chú 14

[35] Sermo sel. de reb. theol. IV, n. 1: Unus est magister vester ... In verbo isto declaratur, quod est fontale principium illuminationis cognoscitivae... ipse est, qui est origo omnis sapientiae... Ipse Christus est autem fons omnis cognitionis rectae. Ipse est via, veritas et vita ... (ULRICH HORST, art. cit., p. 222).

[36] Op. cit., n.5: Ipse enim est fundamentum totius doctrinae authenticae, sive apostolicae sive propheticae, secundum utramque Legem, novam et veteram.

[37] Sermo de Tem. Fer.VI in Parasc., s.II, II:

Si volumus spiritualia contemplari, oportet tollere crucem ut librum, quo erudiamur ... Liber sapientiae est Christus, qui scriptus est intus apud Patrem, cum sit ars omnipotentis Dei; et foris, quando carnem assumit. Iste non est apertus nisi in cruce; istum librum debemus tollere, ut intelligamus arcana sapientiae Dei.

[38] I Sent., d. 11, a. un., q.1, ad 5:

Si verba (in Scriptura) non reperiantur, reperitur tamen sensus.

[39] I Sent., d. 27, p. 1, a. un., q. 4:

Nam quaedam sunt de necessitate fidei, quaedam de necessitate Scripturae, quaedam sunt his annexa, ut sunt illa quae faciunt ad fidei explicationem et Scripturae expositionem.

[40] III Sent., d. 25, a. 1, q. 1:

Nullum tamen est credibile a fide, quod non possit reduci ad articulos in symbolo contentos sicut ad principia dirigentia et stabilia fundamenta.

cf. ULRICH HORST, art. cit., p. 225.

[41] Phần lớn những ǵ viết trong phần về mặc khải theo thanh Bonaventura được lấy từ ULRICH HORST, art. cit., pp. 215-226

[42] F. CAYRÉ, op. cit., pp. 526-536

F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, pp. 321ss

[43] F. CAYRÉ, op. cit., pp. 568-569

[44] II Contr. Gent., c. XCVIII: “Quidquid esse potest, intelligi potest”.

Cf. F-J. THONNARD, Précis d'histoire de la Philosophie, p. 361: “tout est intelligible par l’être”.

[45] F. CAYRÉ, op. cit., p. 574

trích dẫn S.T. I, q. 85, a. 2, note a của nxb. MARIETTI 1952, p. 584.

Vài từ ngữ được dịch:

phantasma:                            ảnh tượng

species intelligibilis:            ảnh niệm

idea:                                        ư niệm

[46] tức trật tự tự nhiên, khác với trật tự đặc biệt là trật tự siêu nhiên.

[47] Từ đây trở đi, về thánh Thomas, hầu hết được lấy trong

ULRICH HORST, art. cit., pp. 228 ss.

[48] ST. I, q.1, a.1: Homo ordinatur ad Deum sicut ad quemdam finem.

Cf. ScG. I, c. 1, n. 4.

[49] Và con người chỉ đạt được sự hưởng kiến này nếu con người tin vào Thiên Chúa như người học tṛ tin vào thầy dạy.

[50] ULRICH HORST, art. cit., p. 238

[51] nơi tiên tri, hai điều này là chủ yếu.

[52] Sup. Jo., c.VII, lect.4, n. 1074: cum enim Christi humanitas sit nobis via tendendi in Deum... non debemus in ea quiescere ut in termino, sed per eam debemus in Deum tendere.

[53] ST. III, 53, 1: “... ad commendationem divinae iustitiae, ad fidei nostrae instructionem, ad sublevationem spei, ad informationem vitae fidelium, ad complementum nostrae salutis”.

[54] In Rom., c. 8, lect. 6, n. 707: Vocatio hominum, quae quidem est duplex, una exterior, quae fit ore praedicatioris... Alia vero vocatio est interior quae nihil est quam mentis instinctus, quo cor hominis movetur a Deo ad assentiendum his quae sunt fidei vel virtutis.

[55] S.T.I, 1, 8, ad 2

[56] ST.II-II, 5, 3: Formale autem objectum fidei est veritas prima secundum quod manifestatur in Scripturis sacris et doctrina Ecclesiae.

[57] Cf. Ibidem: Unde quicumque non inhaeret, sicut infallibili et divinae regulae, doctrinae Ecclesiae, quae procedit ex veritate prima in Scripturis sacris manifestata, ille non habet habitum fidei.

[58] ST. II-II, 1,9: Ecclesia universalis non potest errare quia a Spiritu Sancto gubernatur, qui est Spiritus veritatis.

[59] ST. II-II, 1,10: Et ideo ad solam auctoritatem summi Pontificis pertinet nova editio symboli: sicut et omnia alia quae pertinent ad totam Ecclesiam, ut congregare synodum generalem et alia huiusmodi.

[60] Martin Luther sinh khoảng năm 1483 trong một gia đ́nh nông dân tại Eisleben ở Đức. Năm 1501 ông vào đại học Erfurt. Năm 1505 ông vào tu viện thánh Augustin ở Erfurt, và năm 1507 lănh tác vụ linh mục. Năm 1508 ông đến Wittenberg để học triết lư luân lư, và sau đó học Kinh Thánh. Từ năm 1513 trở đi, ông nghiên cứu nhiều về Kinh Thánh. Martin Luther chết khoảng năm 1546.

[61] C. BIHLMEYER, op. cit., III, pp. 172 tt

[62] J. CALVIN, Institutio christianae religionis, GENENAE 1618, L.I, c.5, n.2; c.2, n.1; L.II, c.6, n.1

trích bởi R. LATOURELLE, op. cit., pp.271-272

[63] A. DULLES, Revelation theology,

HERDER and HERDER-LONDON 1969, p. 48

[64] R. LATOURELLE, Théologie de la Révelation, DDB. 1966, p. 272

[65] dịch từ chữ protestant.

[66] tương ứng với Đức Yêsu, các tông đồ, Hội Thánh.

[67] Đa số phần này được lấy trong R.LATOURELLE, op. cit., pp. 273-276