HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

MẶC KHẢI

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 

4. Công Đồng Vaticanô I 1

a. Bối cảnh. 1

b. Công đồng Vatican I 3

5. Hậu Công Đồng Vatican I 5

a. Duy tân thuyết 5

b. Phản ứng của huấn quyền. 5

C. THỜI HIỆN ĐẠI 7

Hiến Chế Dei Verbum.. 7

PHẦN IV: LỜI T̀NH YÊU CỨU ĐỘ.. 9

 

4. Công Đồng Vaticanô I

            Vatican I (08.12.1869-20.10.1870), là công đồng đầu tiên bàn về mặc khải. Để hiểu sâu xa giáo lư của công đồng, cần t́m hiểu những quan niệm về mặc khải của thời đó.

a. Bối cảnh

            Sau công đồng Trentô, mặc khải là vấn đề sôi bỏng đối với anh em tin lành; và như vậy, mặc khải cũng là vấn đề được các thần học gia công giáo lưu ư. Những người theo thần giáo (Deism) cho rằng có Thiên Chúa nhưng không cần mặc khải; lư trí con người có khả năng nhận biết chân lư, ngay cả những chân lư về bản tính Thiên Chúa.

i. Một vài tác giả tin lành và thần giáo

            Benedict Spinoza (1632-1677) chủ trương chỉ có lư trí có thẩm quyền trong lănh vực chân lư; mặc khải chỉ liên quan đến sự vâng phục và đạo đức; thần học chỉ nên gồm những định tín về đức tin phải vâng phục và để cho lư trí xác định cách chính xác những chân lư phải được hiểu thế nào. Mặc khải theo Spinoza, không thêm ǵ cho điều có thể được lư trí biết[1].

            John Locke (1632-1704), trong tác phẩm Essay concerning Human Understanding xuất bản vào năm 1700, cho rằng lư trí là mặc khải tự nhiên, ở đó Cha Vĩnh Cửu của ánh sáng và là nguồn của mọi điều hiểu biết thông truyền cho nhân loại một phần sự thật mà Ngài đă để lại trong tầm với của khả năng tự nhiên của con người. Mặc khải là lư trí tự nhiên được nới rộng bởi những khám phá.

            Những khám phá ở đây là ǵ? John Loke cho rằng đây là những điều có thể biết được bởi những người khôn ngoan, c̣n những người không có học không thể biết được[2].

            Gotthold Ephraim Lessing (1729-1781) xác tín rằng chỉ có một tôn giáo đích thực, đó là tôn giáo tự nhiên, tôn giáo nằm trong phạm vi của lư trí con người.

            Lessing cho rằng, mặc khải th́ chân thực và có giá trị như một phương pháp giáo dục con người trong những điều chưa được lư trí khám phá ra. V́ tiến tŕnh giáo dục này không bao giờ chấm dứt nên theo Lessing, nếu kitô giáo được thanh tẩy khỏi những yếu tố phi lư và mầu nhiệm, th́ kitô giáo sẽ là tôn giáo gần nhất với tôn giáo tự nhiên.

            Theo Lessing, chứng từ tốt nhất của kitô giáo là cái biết Thiên Chúa bằng kinh nghiệm cá nhân. Đây là điều Lessing gọi là “chứng từ của Thánh Thần và của quyền năng” (cf. 1Cor. 2, 4); ông đă dùng từ ngữ trên để đề tựa một bài suy ngắm. Chân lư thâm sâu của kitô giáo hệ tại sự kiện: mặc khải nói trực tiếp với ḷng chúng ta và với sự chắc chắn cho chúng ta[3].

            Emmanuel Kant (1724-1804) cũng đồng quan niệm với Lessing về tri thức lịch sử, nhưng Kant ư thức giới hạn của lư trí con người. Kant cho rằng, lư trí thuần lư (pure reason) không thể chứng minh sự hiện hữu của những thực tại siêu việt; tuy vậy, những ư niệm của lư trí thuần lư này như linh hồn, tự do, và Thiên Chúa, là nền tảng không thể thiếu được cho luân lư và tôn giáo.

            Trong hệ thống triết lư của Kant, người ta không t́m thấy chỗ đứng cho mặc khải hiểu theo nghĩa truyền thống kitô giáo.

            Nền luân lư của Kant độc lập với mọi nền siêu h́nh có trước. Kant khẳng định trong Foundations of a Metaphysics of Morals: lư trí thực tiễn trong việc đáp trả những đ̣i buộc luân lư, mở đường đi tới đức tin tôn giáo. Nếu một người tin rằng họ được một vị thần linh hướng dẫn, th́ người đó dễ dàng ḥa hợp hành động của họ với đ̣i hỏi của mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative). Như vậy, mệnh lệnh của lư trí thực tiễn tương đương với mặc khải thần linh[4].

            Friedrich D. E. Schleiermacher (1768-1834) lớn lên trong bầu khí sùng tín (pietism). Ông đặt nền tảng triết lư về tôn giáo không trên lư trí thuần túy nhưng trên t́nh cảm của con tim (Gefuehl).

            Schleiermacher cho rằng con người trong ḍng kinh nghiệm hoặc trong những kinh nghiệm t́nh cờ, nhận thấy ḿnh tùy thuộc hoàn toàn vào cái bất biến, cần thiết, vô hạn. T́nh cảm lệ thuộc tuyệt đối này được Schleiermacher coi như tôn giáo. T́nh cảm này làm nổi lên ư tưởng Thiên Chúa. Mỗi một sự thông truyền của vũ trụ cho con người đều là mặc khải[5].

            Triết gia Đan Mạch Soeren Kierkeggard (1813-1855) cho rằng, các chân lư mặc khải thuộc b́nh diện hiện sinh.

            Mặc khải kitô giáo không thích hợp với triết lư và khoa học, v́ mặc khải thực nghịch lư. Mặc khải đ̣i sự chấp nhận hiện sinh bằng niềm tin mù quáng. Với Kierkeggard, mặc khải hàm chứa uy quyền và có vẻ mâu thuẫn dị kỳ đối với lư trí; thế nhưng, không phải v́ vậy mà không thể chấp nhận được.

            Có sự trái ngược giữa mặc khải và phương pháp “dạy kiểu của Socrate”. Bởi v́ trong phương pháp của Socrate, học tṛ đă có và chỉ cần giúp đỡ để học tṛ có thể chấp nhận ra chân lư, vị thầy không phải là người luôn luôn cần; c̣n đối với mặc khải, học tṛ phải gắn bó thiết thân với vị thầy.

            V́ đối tượng của đức tin là Mâu Thuẫn Vĩnh Cửu Đă Làm Người, thế nên đức tin không đơn thuần hoàn toàn là cái thuộc lư trí và ư muốn[6].

            Georg W. F. Hegel (1770-1831) đặt nghệ thuật, tôn giáo, và triết lư trong tiến tŕnh biện chứng. Tinh thần tuyệt đối là mút cùng của tiến bộ.

            Mặc khải đối với Hegel là tạm thời (tiền triết lư), là sự tỏ lộ tạm thời của tinh thần tuyệt đối trong lịch sử, chứ mặc khải không là sự can thiệp tự do của Thiên Chúa hiện hữu trong lịch sử. Đức tin dưới lư trí, và tôn giáo dưới triết lư[7].

ii. Vài tác giả bên Công Giáo

            Duy lư hoặc duy tín, đó là hai lập trường thái cực mà anh em Tin Lành dễ rơi vào; C̣n đối với bên Công giáo, lập trường duy tín cũng bắt đầu xâm nhập do ảnh hưởng triết lư của Kant và Schleiermacher. Lập trường này chủ trương đức tin siêu nhiên tuyệt đối cần thiết để con người nhận thấy những chân lư tự nhiên của tôn giáo, chẳng hạn, sự hiện hữu và những phẩm tính của Thiên Chúa, linh hồn bất tử, các luật luân lư...

            Louis-Eugène Bautain (1796-1867) là giáo sư đại học Strabourg. Do ảnh hưởng của Kant và kinh nghiệm bản thân cùng những lư do tông đồ, Bautain đă đi tới kết luận “đức tin là nguồn mọi nhận thức tôn giáo và luân lư”. Ông cho rằng, sự nhận thức tự nhiên không thể nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa.

            Giám mục Strabourg là De Trévern đă kết án lập trường của Bautain năm 1834. Những mệnh đề Bautain phải tuyên xưng được ghi lại năm 1840:

·        Suy luận có thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và những phẩm tính trọn hảo của Ngài;

·        Đức tin giả sử đă có mặc khải;

·        Đức tin không thể được viện dẫn như một lư chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa đối với người vô thần (DS. 2751);

·        Dù bị yếu và lu mờ bởi tội nguyên tổ, lư trí vẫn c̣n đủ sáng suốt và sức mạnh để nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa một cách chắc chắn, nhận ra mặc khải được tỏ lộ cho người Do Thái qua Môsê và tỏ lộ cho kitô hữu qua Đức Yêsu Kitô (DS. 2756).

            Vào năm 1844, Bautain phải kư nhận không dạy một số điều, tựu trung là phải tôn trọng lư trí (DS. 2765-2769).

            Sau Louis-Eugène Bautain, Augustin Bonnetty (+1879) cũng rơi vào sai lầm tương tự: quá đề cao mặc khải và phủ nhận giá trị của lư trí.

            Một số người công giáo khác lại rơi vào sai lầm ngược lại: quá đề cao lư trí và không phân biệt cái biết theo lư trí với cái biết theo đức tin nhờ mặc khải; chẳng hạn như nơi Georg Hermes (1775-1831) và Anton Guenther (1783-1863)...

iii. Huấn quyền

            Đức Piô IX, vào năm 1846, đă ra một thông điệp nhằm giải quyết dứt khoát vấn đề tương quan giữa lư trí và đức tin. Thông điệp Qui Pluribus này khẳng định:

·        nhiệm vụ của lư trí nhân loại là dẫn tới mặc khải,

·        lư trí phải suy phục mặc khải nơi Lời Chúa,

·        không có sự đối nghịch hoặc mâu thuẫn giữa đức tin và lư trí, v́ cả hai đều từ Thiên Chúa duy nhất (DS. 2775-2786).

            Đức Giáo Hoàng Piô IX, vào năm 1864, đă đưa ra một sưu tập những sai lầm về các vấn đề của thời đó, kể cả những sai lầm của những người theo thuyết duy lư quá đề cao lư trí (DS. 2903-2909).

b. Công đồng Vatican I

            Công đồng chung Vatican I đă được Đức Giáo Hoàng Piô IX triệu tập, và nhóm phiên đầu tiên vào ngày 08.12.1869. Đây là công đồng chung đầu tiên bàn trực tiếp và rơ ràng về mặc khải trong hiến chế tín lư Dei Filius.

            Những sai lầm thời trước công đồng chung Vatican I đang hoành hành:

·        Luther chủ trương, lư trí sau khi con người phạm tội đă bị hủy hoại, không c̣n khả năng nhận biết chân lư!

·        Tự nhiên thần giáo (Deism) rất thịnh hành ở Anh quốc quá đề cao lư trí (như một phản ứng lại chủ trương coi thường lư trí nơi những người Tin lành).

·        Sang thế kỷ XVIII, phong trào triết lư ánh sáng xuất hiện và phát triển mạnh; lư trí được đề cao tuyệt đối và dẫn tới phủ nhận tri thức thuộc trật tự khác- đức tin với lănh vực chân lư siêu nhiên được mặc khải. Phong trào duy lư này cực thịnh ở Đức vào thế kỷ XVIII và lan dần sang các nước lân cận.

·        Ở Pháp vào thế kỷ XIX, xuất hiện những thần học gia công giáo chịu ảnh hưởng bởi thuyết duy lư, quá đề cao lư trí và không hiểu mặc khải nguyên tuyền như truyền thống vẫn dạy. Họ vẫn dùng từ ngữ mặc khải, nhưng nội dung không c̣n là mặc khải nữa.

·        Phản ứng chống lại những người duy lư đề cao lư trí, một số người trở lại quan niệm thái cực của Luther, coi lư trí đă suy yếu tới mức độ không c̣n có thể nhận ra chân lư, ngay cả những chân lư thuộc lănh vực tự nhiên; những người này chủ trương con người cần nhờ mặc khải để biết chân lư, dù chân lư đó thuộc b́nh diện tự nhiên. Đây là chủ trương của những người bị ảnh hưởng bởi sùng tín (piétisme) và duy tín (fidéisme) nơi anh em Tin Lành. Chủ trương này c̣n được gọi một tên khác: duy truyền thống.

            Những sai lầm trên đây đă được huấn quyền Giáo Hội sửa sai, chỉnh đốn, kết án; nhưng lạc giáo vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Chính trong bầu khí này mà công đồng chung Vatican I bàn về mặc khải trong hiến chế tín lư Dei Filius.

            Hiến chế Dei Filius gồm bốn chương. Chương đầu bàn về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, chương hai bàn về mặc khải, chương ba bàn về đức tin, và chương bốn bàn về tương quan giữa đức tin và lư trí.

            Chương bàn về mặc khải được trích lại trong DS. 3004-3007.

            DS. 3004:

            “Giáo Hội Mẹ Thánh khẳng định và dạy rằng, Thiên Chúa- nguyên lư và mục đích của mọi sự có thể được nhận biết cách chắc chắn bởi ánh sáng tự nhiên của lư trí con người qua các tạo vật; thực vậy, những ǵ vô h́nh của Người đă được trí khôn nh́n thấy qua các tạo vật trên thế gian là những cái đă được Người tạo thành: tuy nhiên theo sự khôn ngoan và nhân từ của Người, Người đă mặc khải cho nhân loại chính Người và ư định muôn đời của thánh ư Người bằng một con đường siêu nhiên khác, như lời thánh tông đồ đă phán: ngày xưa nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đă nói với cha ông qua các tiên tri, nhưng trong những ngày sau hết này, Người đă nói với chúng ta qua Con người (Dt. 1, 1tt)”.

            Qua bản văn này công đồng khẳng định:

·        Con người có thể nhận biết Thiên Chúa bằng trí khôn của ḿnh. Đây là điều chúng ta phải chấp nhận như đức tin công giáo; c̣n nhận biết như thế nào, giải thích việc nhận biết này ra sao, là nhiệm vụ của các nhà thần học.

·        Thiên Chúa đă mặc khải cho con người bằng một con đường khác, con đường siêu nhiên (ngoài con đường b́nh thường mà lư trí có thể nhận biết Thiên Chúa).

·        Đối tượng mặc khải: Thiên Chúa và chương tŕnh ư định muôn đời của Người.

·        Mặc khải là do sáng kiến của Thiên Chúa, do ư định tốt lành và sự khôn ngoan của Người, chứ không phải do cái ǵ khác. Thiên Chúa không bị bó buộc phải mặc khải cho con người. Mặc khải là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người.

            DS. 3005:

            “Chính nhờ mặc khải thần linh này, những ǵ thuộc thần linh tự bản chất không nằm trong tầm với của lư trí con người, có thể được nhận biết cách chắc chắn và không một chút sai lầm trong hoàn cảnh hiện tại của con người. Không phải v́ điều đó mà mặc khải được coi là cần thiết, nhưng v́ ḷng tốt lành vô cùng của Thiên Chúa, Ngài đă quy hướng con người tới mục đích siêu nhiên, tới hưởng các sự tốt lành thánh thiện vượt qua trí khôn con người có thể hiểu; V́ những ǵ mắt không thấy, tai không nghe, ḷng không thể hiểu, th́ Thiên Chúa đă chuẩn bị cho những kẻ Ngài yêu (1Cor. 2, 9)”.

            Theo DS. 3005, mặc khải thực sự cần thiết v́:

·        giúp con người nhận biết các chân lư vượt quá khả năng con người,

·        con người được tạo dựng để hướng tới mục đích siêu nhiên của ḿnh, và nếu không nhờ mặc khải th́ con người không thể đạt được mục đích này.

            Nói cách khác, nếu không nhờ mặc khải th́ con người không thể biết các chân lư vượt quá sức con người; và nếu không biết chân lư này, th́ không thể đạt được cùng đích đời ḿnh là sống hạnh phúc với Thiên Chúa, hưởng kiến Thiên Chúa.

            DS. 3006:

“Mặc khải này, theo như đức tin được thánh công đồng Trentô tuyên bố, được chứa trong sách thánh và trong truyền thống không được viết, được các tông đồ lănh nhận qua môi miệng của chính Đức Kitô, hay được truyền cho các tông đồ như là từ tay qua tay dưới sự đọc cho viết bởi Thánh Thần, và truyền đến chúng ta” (DS. 1501).

            Với bản văn này, công đồng đồng hóa mặc khải với sách thánh và truyền thống; theo nghĩa này mặc khải được hiểu ở đây là những chân lư; tuy vậy điều này không phủ nhận thực tại được mặc khải là thực thể sống động, là Thiên Chúa hằng sống với ư định vĩnh cửu của Ngài.

            Sau đây là những quy chuẩn đức tin, công đồng lên án chống lại những người phủ nhận giá trị của thần học tự nhiên, lên án những người chủ trương tôn giáo tự nhiên, lên án những người đề cao lư trí cách tuyệt đối!

            DS. 3026:

“Nếu ai nói: Thiên Chúa Đấng duy nhất và thân thực, Đấng tạo hóa và Chúa của chúng ta, không thể nhận biết cách chắc chắn bởi ánh sáng tự nhiên của lư trí con người, qua những tạo vật, th́ bị tuyệt thông.”

Quy chuẩn đức tin này nhắm tới sai lầm của những người mang danh duy tín hoặc duy truyền thống. Họ phủ nhận giá trị đích thực của lư trí, và như vậy phủ nhận thần học tự nhiên.

            DS. 3027:

“Nếu ai nói: việc con người được dạy dỗ bởi mặc khải, về Thiên Chúa và về việc thờ phượng phải dâng kính Ngài, là chuyện không có thể và vô dụng, th́ người đó bị tuyệt thông”.

Với quy chuẩn đức tin này, công đồng bài bác lập trường cho rằng mặc khải là điều không cần thiết, cũng như lập trường cho rằng mặc khải là chuyện không thể có được. Đó là lập trường của những người cho rằng lư trí là đủ, không cần có mặc khải.

            DS. 3028:

“Nếu ai nói rằng, con người không có thể được nâng lên đạt tới nhận thức và sự trọn lành vượt qúa sức tự nhiên của con người, nhưng con người có thể và phải tự ḿnh đạt tới việc sở hữu mọi điều chân thực và tốt lành bằng sự tiến bộ liên tục, th́ người đó bị tuyệt thông”.

Quy chuẩn này cho thấy công đồng bài bác lập trường cho rằng mặc khải là điều làm hạ giá con người, và như vậy trái bản tính con người; lập trường này cho rằng, quan niệm đúng đắn là con người phải tự ḿnh đạt tới Thiên Chúa, v́ con người có thể làm chuyện này.

            DS. 3041:

“Nếu ai nói rằng, không có bất cứ một mầu nhiệm đúng nghĩa nào trong mặc khải và các tín điều có thể được hiểu và tŕnh bày bởi lư trí của một người có học dựa vào các nguyên tắc tự nhiên, th́ người đó bị tuyệt thông”.

Đây là một quy chuẩn của chương bốn hiến chế Dei Fillius, bàn về tương quan giữa lư trí và đức tin. Quy chuẩn này lên án chủ trương cho rằng lư trí con người có khả năng đạt tới Thiên Chúa, mặc khải là chuyện không cần thiết, không có mặc khải đích thực, cái gọi là mặc khải cũng chỉ nằm trong tầm với của lư trí con người. Đây là lập trường của những người theo tôn giáo tự nhiên (Deism) và phong trào duy lư.

            DS. 3029:

“Nếu ai không nhận tất cả và từng phần của Kinh Thánh như đă được công đồng Trentô liệt kê là sách thánh và sách quy chuẩn, hoặc phủ nhận tính linh hứng của các sách đó, th́ người đó bị tuyệt thông”.

Khẳng định này nhằm bảo vệ mặc khải. Như vậy, mặc khải ở đây một lần nữa được đồng hóa với Kinh Thánh như những chân lư.

            Công đồng Vatican I đă cho thấy chủ thể mặc khải là chính Thiên Chúa, đối tượng chất thể mặc khải là Thiên Chúa và chương tŕnh cứu độ con người. Công đồng cũng khẳng định mặc khải là điều thực sự tối cần thiết để con người đạt được cứu cánh đời ḿnh.

5. Hậu Công Đồng Vatican I

            Thuyết duy tân (modernisme) đă làm huấn quyền Giáo Hội bận tâm nhiều. Những người theo duy tân thuyết nỗ lực thích ứng giáo lư công giáo với tư tưởng hiện đại, với những điều mà con người thời đại chấp nhận.

a. Duy tân thuyết

            Năo trạng duy lư không chấp nhận tín điều, nên những người theo thuyết duy tân giải thích lại tín điều công giáo; nhưng khi làm điều này, họ đă lấy tư tưởng hiện đại đương thời làm tiêu chuẩn, và đă phạm sai lầm khi cắt bớt hoặc giải thích sai lạc mặc khải công giáo. Ở đây chỉ đơn cử hai tác giả tiêu biểu, đó là Alfred Loisy và Georg Tyrrell[8].

            Alfred Loisy cho xuất bản quyển sách nhan đề L'Évangile et l'Église vào năm 1902, nhằm trả lời quyển sách của Adolf von Harnack (1851-1930) có tựa đề Wesen des Christentums. Với quyển sách của Loisy này, có thể coi duy tân thuyết được khởi đầu. Giáo quyền đă lên án quyển sách này. Nó chủ trương yếu tính của Kitô giáo chưa được xác định, v́ chân lư của Kitô giáo cũng như những chân lư nhân loại, cũng tương đối và có tiến bộ.

            Năm 1903, Loisy cho xuất bản quyển “Autour d'un petit livre” nhằm biện minh cho lập trường của ḿnh. Trong quyển sách này, ông viết: “Cái được gọi là mặc khải chỉ là ư thức của con người trong tương quan với Thiên Chúa... tương phản với tri thức thuộc phạm vi lư trí và khoa học, tri thức chân lư tôn giáo không chỉ là kết quả của lư trí nhưng nó c̣n là công việc của trí khôn, được khám phá dưới sự thúc đẩy của con tim, của luân lư và tôn giáo, của ư muốn thực sự hướng tới sự thiện”[9].

            Theo A. Loisy, mặc khải không là một giáo lư được ban cho con người. Mặc khải cũng không là kho tàng chân lư không đổi, nhưng là tri thức trực quan (và kinh nghiệm) về tương quan giữa con người và Thiên Chúa; tri thức trực quan này luôn biến đổi. Mặc khải, xét như là tín điều thần học, luôn biến đổi. Mặc khải đang được h́nh thành[10].

            Georg Tyrrell tŕnh bày tư tưởng về mặc khải của ḿnh trong quyển Through Scylla and Charybdis được xuất bản vào năm 1907.

            Theo Tyrrell, mặc khải hệ tại một kinh nghiệm gần như thần bí, và không được đồng hóa với những cấu tố tri thức của kinh nghiệm này. Các tông đồ đă lănh nhận trọn vẹn mặc khải qua việc hiệp thông với đức Kitô. Mặc khải nơi chúng ta phải là một kinh nghiệm tiên tri mới, được lập lại nơi chúng ta. Mặc khải không được truyền thông, nhưng có thể được tạo dịp qua việc rao giảng và qua những bản viết. Các tín điều của Giáo Hội không là mặc khải, nhưng chỉ là phản ứng của con người đối với mặc khải; Các tín điều được dùng khi nó giúp đỡ và phải bỏ khi nó che dấu mặc khải[11].

            Tóm lại, với Loisy, không có mặc khải. Cái người ta gọi là mặc khải chỉ là những ư thức những kinh nghiệm con người có về Thiên Chúa; như vậy, mặc khải luôn thành h́nh, không là cái bất biến không đổi. C̣n với Georg Tyrrell, có thực tại mặc khải siêu việt, nhưng nó không được truyền từ người này sang người kia; nghĩa là, mỗi người phải lănh nhận mặc khải cho ḿnh; v́ vậy, tín điều không là mặc khải. Như vậy theo Tyrrell, có mặc khải nơi các tông đồ và các tiên tri, nhưng những điều này không liên hệ và không bổ ích cho chúng ta bao nhiêu.

b. Phản ứng của huấn quyền

            Đứng trước những sai lầm của thuyết duy tân về mặc khải, huấn quyền đă can thiệp nhằm bảo vệ tinh tuyền đức tin công giáo.

            Sắc lệnh Lamentabili được đức giáo hoàng Piô X công bố ngày 03.07.1907 thu tóm 65 mệnh đề sai lạc của chủ thuyết duy tân (DS. 3401-3466), trong số này có những mệnh đề liên quan đến mặc khải (DS. 3420-3426).

            DS. 3420: “Mặc khải không là ǵ khác hơn ư thức con người về tương quan giữa ḿnh và Thiên Chúa”.

Đây là mệnh đề của Loisy, phủ nhận mặc khải được hiểu theo nghĩa truyền thống của Giáo Hội Công Giáo.

            DS. 3421: “Mặc khải cấu thành đối tượng đức tin công giáo, không hoàn tất với các tông đồ”.

Đây là lập trường của G. Tyrrell, chủ trương mặc khải tiến bộ, hiểu theo nghĩa nó là những chân lư được con người khám phá ra; như con người thay đổi, những chân lư đó cũng thay đổi.

            DS. 3422: “Các tín điều, điều mà Giáo Hội xác nhận như là mặc khải, không là những chân lư từ trời xuống (nguồn gốc thần linh), nhưng chỉ là lời giải thích các sự kiện tôn giáo mà lư trí con người có thể nhận ra với một nỗ lực nghiêm chỉnh”.

Đây cũng là lập trường của Tyrrell. Ông cho rằng, các tín điều chỉ là nỗ lực nhân loại chứ không phải là mặc khải. Hiểu như vậy, con người có thể bỏ tín điều này hoặc tín điều kia; hoặc nó sẽ thay đổi thành một tín điều mới thích hợp với con người hơn.

            Thông điệp Pascendi Dominici Gregis được đức giáo hoàng Piô X ban hành vào ngày 08.09.1907, nhằm cảnh giác các tín hữu và mọi tầng lớp trong Giáo Hội, để đừng rơi vào duy tân thuyết[12].

            Tự sắc Sacrorum Atistites được đức Piô X ban hành ngày 01. 09.1910, buộc tất cả các giáo sĩ làm mục vụ hay công tác giảng dạy phải thề từ bỏ tất cả các khẳng định của thuyết duy tân về mặc khải và về truyền thống!

            DS. 3538:

“Thứ nhất tôi tuyên xưng rằng: Thiên Chúa, nguyên lư và mục đích của mọi sự, có thể được nhận biết cách chắc chắn, và v́ vậy có thể được minh chứng bởi ánh sáng tự nhiên của lư trí từ những cái đă được tạo thành, nghĩa là bởi những công tŕnh hữu h́nh tức tạo thành, như nguyên nhân bởi kết quả”.

            DS. 3539:

“Thứ hai, tôi biết và chấp nhận những luận chứng bên ngoài của mặc khải, tức là những sự kiện thần linh, nhất là các phép lạ và các lời tiên tri, như là những dấu chỉ rất chắc chắn chứng tỏ nguồn gốc thần linh của Kitô giáo; và tôi khẳng định, chúng hoàn toàn thích hợp với trí khôn của con người của mọi thời đại, kể cả với thời đại ngày nay”.

            DS. 3540:

“Thứ ba, tôi tin với cùng một đức tin chắc chắn rằng, Giáo Hội là thầy và là người ǵn giữ lời mặc khải, được chính Đức Kitô chân thực và lịch sử thiết lập trực tiếp khi Ngài sống giữa chúng ta; và tôi tin Giáo Hội này được xây trên Phêrô là đầu của phẩm trật tông đồ, và trên những người kế vị ngài trong mọi thời đại”.

            DS. 3541:

Thứ tư, tôi nhận cách chân thành giáo lư đức tin được truyền bởi các tông đồ cho tới chúng ta qua các giáo phụ chính thống với cùng ư nghĩa và cùng những lời giải thích; cũng vậy tôi từ bỏ cách giải thích lạc giáo cho rằng tín điều tiến hóa từ một nghĩa đen này đến một nghĩa khác, khác với nghĩa mà Giáo Hội đă có trước; cũng tương tự như vậy tôi kết án mọi sai lầm cho rằng, sáng kiến triết lư hay sự sáng tạo của ư thức con người, được h́nh thành do nỗ lực của con người và được hoàn chỉnh do những tiến bộ không ngừng, sẽ thay thế kho tàng thần linh đă được truyền lại cho hiền thê Đức Kitô, và được ǵn giữ cách trung thành bởi chính Giáo Hội.

            DS. 3542:

“Thứ năm, tôi khẳng định và tuyên xưng chân thành rằng, đức tin không là t́nh cảm tôn giáo mù quáng h́nh thành từ vùng tối tăm của vô thức do con tim và ư muốn luân lư thúc đẩy, nhưng là sự đồng t́nh thực sự của lư trí đối với chân lư được đón nhận do nghe (rao giảng), điều mà chúng tôi tin rằng thật, được mặc khải, được xác chuẩn, được phán truyền bởi chính Thiên Chúa ngôi vị, được phán truyền bởi chính Thiên Chúa ngôi vị, Đấng Tạo Hóa và là Chúa chúng tôi, bởi quyền năng của Thiên Chúa chân thực”.


 

C. THỜI HIỆN ĐẠI
Hiến Chế Dei Verbum

            Lược đồ về mặc khải đầu tiên đă được bàn căi từ 14.11.1962, và bản văn được bỏ phiếu vào ngày 20.11.1962 với 1368 phiếu chống, 822 phiếu thuận, và 19 phiếu bất hợp lệ. Đức giáo hoàng Gioan XXIII đă can thiệp, trả lược đồ lại cho ủy ban hỗn hợp.

            Bản văn hiến chế Mặc khải Dei Verbum là bản văn được bỏ phiếu vào ngày 29.10.1965 với 2081 phiếu thuận, 27 phiếu chống, và 7 phiếu bất hợp lệ (2115 nghị phụ); vào ngày công bố (18.11.1965) có 2344 phiếu thuận, 6 phiếu chống (tất cả 2350 nghị phụ).

            Hiến chế Dei Verbum gồm 26 số, ngoài số dẫn nhập, hiến chế được chia thành sáu chương:

Số 2-6: bàn về chính mặc khải

Số 7-10: bàn về lưu truyền mặc khải

Số 11-13: bàn về linh hứng và giải thích Kinh Thánh

Số 14-16: Về Cựu Ước

Số 17-20: Về Tân Ước

Số 21-26: Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội.

            Giáo tŕnh về mặc khải này lưu ư đặc biệt chương một, từ số 2-6, v́ từ đây phát sinh những tư tưởng phong phú và nền tảng của thần học mặc khải.

            Số mở đầu tŕnh bày mặc khải như thực thể sống động.

            “Chúng tôi loan truyền cho anh em sự Sống đời đời, đă có nơi Chúa Cha và đă hiện đến với chúng tôi: điều chúng tôi đă thấy, đă nghe, chúng tôi loan truyền cho anh em, để anh em cũng được hiệp nhất với chúng tôi và chúng ta được hiệp nhất với Chúa Cha và với Chúa Yêsu Kitô Con Ngài” (1Ga.1, 2-3).

            Sự Sống đă đến. Loan báo về sự Sống là loan báo những điều ḿnh đă thấy đă nghe về chính sự Sống này. Sự Sống đă nhập thể, và hơn nữa sự Sống đă trở thành lời được loan báo, đă trở thành chữ được viết để loan báo. Như vậy, chúng ta không được dừng lại ở lời loan báo, không được dừng lại ở chữ viết để loan báo, nhưng chúng ta phải vươn lên tới sự Sống đời đời, tức là thực tại được loan báo.

            Dei Verbum số 1 chưa đề cập đến đối tượng mặc khải, nhưng đă thấy hàm chứa: đối tượng mặc khải không chỉ là chữ viết, không chỉ là lời loan báo về sự Sống, nhưng chính là sự Sống ở nơi Cha và đă đến giữa con người.

            Mục đích mặc khải, mục đích việc loan truyền mặc khải, là để chúng ta được thông dự, thông hiệp với chính Thiên Chúa là Cha và với Chúa Yêsu Kitô. Đây cũng là mục đích của con người, là cứu cánh của con người, là ơn gọi của chính con người. Hiệp thông với Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu, là thiên đàng, là tất cả những ǵ con người có thể ao ước.

            Ở đây công đồng cũng không đưa ra lời khẳng định mặc khải là cần thiết, nhưng khi tŕnh bày mặc khải như sự hiệp thông với Thiên Chúa, công đồng cũng cho thấy mặc khải là việc tối quan trọng để con người đạt tới cùng đích đời người; không có mặc khải, con người không thể hiệp thông với Thiên Chúa được, và như vậy, không thể đạt tới mục đích tối hậu của đời người.

            Số 2

            Đối tượng mặc khải: Thiên Chúa mặc khải chính ḿnh và mầu nhiệm thánh ư Ngài. Thiên Chúa mặc khải Ngài là ai cho con người, và khi mặc khải như vậy, Ngài cũng cho con người biết con người là ai. Mặc khải giúp con người biết nguồn gốc của ḿnh, lư do hiện hữu của ḿnh, tương lai ḿnh sẽ đi về đâu, cùng đích đời ḿnh là ǵ, ḿnh phải có tương quan với Thiên Chúa ra sao! Và một khi thấy rơ ư định của Thiên Chúa về ḿnh, con người phải đáp trả.

            Mục đích mặc khải: giúp con người đi đến với Chúa Cha, và được thông phần bản tính của Người nhờ đức Kitô và Thánh Thần. Mặc khải có mục đích giúp con người đạt được hạnh phúc, đạt được cứu cánh đời ḿnh, tức thông hiệp với Thiên Chúa.

            Chiều kích Ba Ngôi của mặc khải: con người đến với Thiên Chúa Cha nhờ Đức Kitô làm người và trong Thánh Thần.

            Lư do mặc khải: nguyên động lực của mặc khải là t́nh thương chứa chan của Thiên Chúa. Thiên Chúa hoàn toàn tự do, không bị ép buộc bởi bất cứ điều ǵ khi mặc khải cho con người. Thiên Chúa hạnh phúc với chính Ngài, Ngài không có một nhu cầu nào từ bên ngoài. Việc mặc khải cho con người để họ tham dự sự sống với Người là do t́nh thương của Người mà thôi; không có sự cần thiết hữu thể hoặc luân lư nào buộc Thiên Chúa phải mặc khải cho con người, xét về khía cạnh Thiên Chúa.

            Cách thức mặc khải: Thiên Chúa ngỏ lời với con người như một người bạn nói chuyện với người bạn. Ngài trao đổi với họ, mời gọi họ hiệp nhất với Ngài, và Ngài tiếp nhận họ.

            Mặc khải mang chiều kích liên vị: Thiên Chúa tôn trọng và yêu thương con người. Hành vi đối thoại, là hành vi đề cao con người.

            Mặc khải có dự tính: mặc khải không là chuyện hời hợt được thực hiện một sáng một chiều, nhưng là cả một chương tŕnh, được Thiên Chúa thực hiện qua hành động và Lời.

            Ở đây vang vọng chữ DABAR của Do Thái: DBR gồm cả biến cố và lời. Thiên Chúa không chỉ soi sáng tâm hồn của các tiên tri, nhưng Ngài c̣n thực hiện những biến cố trong lịch sử, và dùng lời để giải thích sự kiện lịch sử này. Mặc khải kitô giáo khác ơn khải ngộ nơi các hiền nhân hoặc tiên tri của các tôn giáo khác.

            Đức Kitô là trung gian mặc khải, là mục đích mặc khải, là mặc khải viên măn. Ngài là Lời và hành động Thiên Chúa mặc khải cho con người. Nơi Đức Kitô, chúng ta không c̣n phải chờ một mặc khải nào mới nữa, v́ nơi Ngài là tất cả mặc khải; Với Ngài mặc khải đă và đang đạt đến đích.

            Số 3:

            Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và bảo tồn mọi sự nhờ ngôi Lời, luôn yêu thương và chăm sóc con người. Ngài không ngừng tỏ ḿnh cho con người qua các tạo vật, ban sự sống đời đời cho tất cả những ai t́m kiếm sự cứu rỗi nhờ kiên tâm làm việc thiện; đó là lịch sử cứu độ “bằng đường lối b́nh thường”. Khi đến thời đă định, Ngài kêu gọi Abraham và lập một dân tộc; Ngài đă dùng Môsê và các tiên tri để dạy dỗ họ, để họ nhận biết Ngài; với Abraham, Thiên Chúa đă bắt đầu thực hiện một lịch sử cứu độ “đặc biệt”.

            Thiên Chúa đă mặc khải trong ḍng lịch sử và qua lịch sử dân Do Thái; Ngài đă mặc khải cho một số người thuộc dân Do Thái nhưng hành động mặc khải này nhắm đến nhiều người, nhắm đến tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc. Từ Abraham, mặc khải có chiều kích lịch sử v́ Thiên Chúa đă can thiệp vào lịch sử dân Do Thái.

            Số 4:

            Đức Yêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, là tiếng nói của Thiên Chúa, là h́nh ảnh của Thiên Chúa, là Đấng mặc khải Thiên Chúa, là chính mặc khải trọn hảo, là tuyệt đỉnh mặc khải, là giao ước vĩnh cửu, là sự sống đời đời. Với Ngài, người ta không phải chờ đợi một mặc khải công cộng nào khác nữa trước khi Chúa Yêsu Chúa chúng ta hiện đến trong vinh quang.

            Số 5:

            Vâng phục đức tin, lời đáp trả đối với mặc khải của Thiên Chúa. Để có đức tin này, cần ân sủng của Thiên Chúa và sự trợ giúp của Thánh Thần.

            Số 6:

            Công đồng tái khẳng định: Thiên Chúa muốn dùng mặc khải để bày tỏ và thông ban chính ḿnh Ngài cùng những ư định muôn đời của Ngài liên quan đến phần rỗi nhân loại.

            Công đồng cũng tuyên xưng:

·        Với ánh sáng tự nhiên của lư trí, con người có thể nhận biết cách chắc chắn có Thiên Chúa như nguyên lư và cứu cánh mọi sự, khởi từ các tạo vật;

·        Những ǵ thuộc về Thiên Chúa mà tự nó vốn không vượt quá khả năng lư trí con người, có thể được biết cách dễ dàng chắc chắn không lẫn lộn sai lầm nhờ mặc khải.

            Công đồng Vatican II trong hiến chế mặc khải Dei Verbum, đă tŕnh bày đối tượng mặc khải là thực thể sống động khôn ḍ, được loan báo rao giảng, và phải được đáp trả bằng sự vâng phục của đức tin.


 

PHẦN IV: LỜI T̀NH YÊU CỨU ĐỘ

           

HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] AVERY DULLES, op. cit., p. 52

[2] J. LOCKE, Concerning Human Understanding, bk.4, ch.19, n.4

NEW YORK 1947, p. 340

trích bởi A. DULLES, op. cit., p.53

[3] A. DULLES, op. cit., pp. 56-57

[4] A. DULLES, op. cit., pp. 58-59

[5] F. D. E. SCHLEIERMACHER, On Religion

NEW YORK, Paperback 1958, p. 89

trích bởi A. DULLES, op. cit., pp. 63-66

[6] Phần này được lấy trong A. DULLES, op. cit.,pp. 65-66

[7] A. DULLES, op. cit., pp. 66-67

[8] Alfred Loisy (1857-1940) là linh mục, đă dạy Kinh Thánh tại Institut catholique ở Paris vào những năm 1884-1893

Georg Tyrrell (1861-1909) vào ḍng Tên năm 1880, dạy luân lư hai năm tại Stonyhurst, thường viết trong The Month; bị khai trừ khỏi Ḍng năm 1906 v́ không từ bỏ duy tân thuyết.

[9] A. LOISY, The Gospel and the Church, PARIS2 1903, pp. 195-197

[10] R. LATOURELLE, op. cit., p. 302

[11] AVERY DULLES, op. cit., pp. 84-85

[12] Một phần thông điệp được trích trong DS. 3475-3580