HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

MẶC KHẢI

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC:

 


PHẦN IV: LỜI T̀NH YÊU CỨU ĐỘ.. 2

A. THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU.. 2

1. T́nh yêu. 2

2. Ân sủng diễn tả t́nh yêu. 3

3. V́ yêu Thiên Chúa mặc khải 3

B. ĐỨC YÊSU- DẤU CHỨNG T̀NH YÊU.. 3

1. Tri thức cứu độ. 3

a. Cần biết ḿnh được yêu. 3

b. Lịch sử- nét đặc biệt của mặc khải kitô giáo. 4

2. T́nh yêu được bày tỏ và chứng thực qua Lời 4

a. Lời mặc khải 4

b. Lời làm nên lịch sử.. 4

c. Lời thành xác phàm.. 5

3. Đức Yêsu Kitô, biểu tượng t́nh yêu. 5

a. Lời Thiên Chúa nhập thể. 5

b. Tuyệt đỉnh t́nh yêu. 6

c. Hoàn tất mặc khải 6

LỜI KẾT. 9

THƯ MỤC.. 11

 

PHẦN IV: LỜI T̀NH YÊU CỨU ĐỘ

            Bây giờ sẽ tŕnh bày một cái nh́n tổng hợp và nhất quán về mặc khải kitô giáo:

Thiên Chúa là t́nh yêu

Đức Yêsu là dấu chứng tuyệt vời t́nh yêu Thiên Chúa cho con người.

A. THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU

            Mặc khải là lời bày tỏ và chứng thực t́nh yêu Thiên Chúa cho con người.

            Qua mặc khải nơi lịch sử dân Do Thái, Thiên Chúa đă tỏ ḿnh như Đấng giải phóng dân Israel, như chủ tể của vũ trụ và lịch sử. Khởi từ kinh nghiệm này, dân Do Thái và những người khác đă nhận biết Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vũ trụ bằng lời của Người (St. 1-2), đă giải phóng dân khỏi ách nô dịch bên Ai cập, đă đưa dân lưu đày từ Babylon trở về.

            Qua biến cố Yêsu Kitô, kitô hữu nhận biết “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Ga. 4, 8. 16), Thiên Chúa là Thiên Chúa ba ngôi vị.

            Thiên Chúa là một bản tính nhưng là ba ngôi vị. Ba ngôi vị Thiên Chúa nhưng là một Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa tất cả là một trừ tương quan ngôi vị[1]. Cả ba ngôi vị hiệp thông với nhau cách lạ lùng và tuyệt diệu đến mức độ chỉ là một Thiên Chúa T́nh Yêu.

1. T́nh yêu

            T́nh yêu là tương quan giữa ngôi vị với ngôi vị.

            Nơi những ngôi vị thực sự tự do, nghĩa là những hiện hữu lư trí hướng về Hiện Hữu Tuyệt Đối, tương quan giữa ngôi vị là t́nh yêu, bởi v́ t́nh yêu là ngôi vị hướng về ngôi vị theo lư trí “tự do”[2].

            Nơi ngôi vị có một vẻ đẹp nào đó rất đáng yêu. Có thể nói, mỗi ngôi vị là một kiệt tác của Thiên Chúa.

            Nơi Thiên Chúa, ba ngôi vị yêu thương nhau, cho nhau tất cả, hiệp thông với nhau trong tất cả đến độ có thể nói là một trong vinh quang, là một trong sự thật, là một trong hoạt động[3], v.v...

            T́nh yêu là ngôi vị thực sự tự do hướng về nhau, cho nhau tất cả, trở nên một với nhau, hiệp thông tới mức độ tuyệt vời. Tuy vậy, t́nh yêu là hành vi tự do, không là hành vi đương nhiên hay tất yếu theo thể lư. Như vậy khi nào không thể cưỡng lại được, th́ không có tự do, và không là t́nh yêu “đích thực”. Thiên Chúa là t́nh yêu; ba ngôi vị Thiên Chúa yêu nhau đến độ là một trong tất cả, đến độ có thể nói và phải nói, là một Thiên Chúa.

            Đối với con người, Thiên Chúa yêu con người như thế nào, đến độ nào, đó là tùy Thiên Chúa, do tự Thiên Chúa. Nhờ mặc khải kitô giáo, con người biết “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến độ đă ban Con Một Người cho thế gian...” (Ga. 3, 16). Với Đức Yêsu Kitô nhờ Đức Yêsu Kitô- Con Thiên Chúa nhập thể, con người được bảo đảm rằng Thiên Chúa rất yêu con người:

·        Thiên Chúa đă tuyển chọn ta trong Đức Yêsu Kitô từ trước khi sáng thế... Người đă tiền định cho ta được phúc làm con bởi ḷng yêu mến (Eph. 1, 4-5);

·        Thiên Chúa Cha gởi Thánh Thần đến với chúng ta để luôn ở với chúng ta (Ga. 14, 16. 26);

·        Thiên Chúa Cha và Đức Yêsu Kitô sẽ đến ở, lập cư nơi những kẻ giữ lời Ngài (Ga. 14, 23);

·        Chúa Cha yêu chúng ta như yêu Chúa Yêsu (Ga.17, 23. cf. Ga.17, 20); Chúa Yêsu yêu chúng ta như Chúa Cha yêu Chúa Yêsu (Ga.15, 9).

            Thiên Chúa, khi tạo dựng nên con người như một ngôi vị, Ngài đă yêu con người. Nhưng với mặc khải kitô giáo, với biến cố Đức Yêsu Kitô, chúng ta được biết Thiên Chúa đă yêu con người đến mức độ “vô cùng”.

2. Ân sủng diễn tả t́nh yêu

            T́nh yêu là tương quan giữa hai ngôi vị[4]. Ân sủng là thực tại diễn tả t́nh yêu[5]. Ân sủng quí nhất là ban tặng chính ḿnh. Thiên Chúa đă yêu thương con người, và Thiên Chúa đă ban cho con người biết bao hồng ân, và ân sủng lớn nhất là Thiên Chúa đă ban tặng chính Thiên Chúa cho con ngưởi, ban tặng chính ḿnh cho con người.

            Ân sủng cũng chính là t́nh yêu. Khi hai người nam nữ yêu nhau, họ cho nhau chính con người ḿnh, cho nhau để trở nên một trong thân xác và tinh thần. Cho nhau chính bản thân ḿnh, trở nên một với nhau, đó là tuyệt đỉnh của hiệp thông. Thiên Chúa đă ban tặng chính ḿnh Ngài cho con người, đă ở với con người, để nên một với con người, để con người trở nên Thiên Chúa[6].

            Hiệp thông với Thiên Chúa, trở nên một với Ngài, sống trong tương quan thân thiết với Ngài, đó là ơn cứu độ. Dưới một khía cạnh nào đó, t́nh yêu, ân sủng, ơn cứu độ là một.

3. V́ yêu Thiên Chúa mặc khải

            T́nh yêu là tương quan liên vị, là tương quan của hiện hữu tự do với nhau. Trong t́nh yêu không có cưỡng bức, bó buộc thể lư, nhưng tự do.

            Con người có thể tỏ t́nh cho nhau và có thể nín lặng. Tỏ t́nh cũng cho thấy mức độ t́nh yêu đối với nhau. Thiên Chúa yêu con người khi tạo dựng con người như một ngôi vị, như một hiện hữu tự do, như tinh thần nhập thể. Nhưng như vậy không có nghĩa Thiên Chúa thiết yếu phải mặc khải cho con người. T́nh yêu là hành vi tự do! Tỏ lộ t́nh yêu hay không, là tùy ở Thiên Chúa.

            Khi tra vấn lịch sử, con người nhận ra Thiên Chúa đă mặc khải cho con người cách đặc biệt. Khi Thiên Chúa tạo dựng con người như tinh thần nhập thể, th́ con người có thể qua các tạo vật nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Nhưng nếu chỉ như vậy, cũng hợp lư; không có ǵ buộc Thiên Chúa phải đi xa hơn, mặc khải đặc biệt hơn cho con người. Thực tế cho thấy Thiên Chúa đă mặc khải cho con người trong ḍng lịch sử dân Do Thái và qua biến cố Đức Yêsu Kitô. Đây là hành vi biểu lộ t́nh yêu của Thiên Chúa cho con người. Mặc khải là ân sủng của Thiên Chúa cho con người.

B. ĐỨC YÊSU- DẤU CHỨNG T̀NH YÊU

            Con người là hiện hữu “vật chất tinh thần”, là tinh thần nhập thể. Con người không chỉ cần thỏa măn những nhu cầu vật chất như ăn ngủ, mà c̣n cần thỏa măn những khao khát tinh thần.

1. Tri thức cứu độ

            Con người có tri thức, tri thức giác quan và tri thức phản tỉnh. Chính nhờ khả năng suy luận của lư trí mà con người biết ḿnh và biết thực tại siêu việt. Không thể tách tri thức siêu vượt khỏi con người nếu không muốn con người bị què cụt và không triển nở toàn diện.

a. Cần biết ḿnh được yêu

            Con người chỉ hạnh phúc trọn vẹn nếu con người biết ḿnh được yêu và đáp trả t́nh yêu. Hiểu như vậy, ơn cứu độ hàm chứa mặc khải về t́nh yêu Thiên Chúa cho con người. Ơn cứu độ chỉ được trọn vẹn nếu con người nhận biết ḿnh được cứu độ. Nơi con người, đáp trả t́nh yêu hàm chứa nhận biết ḿnh được yêu; và Thiên Chúa đă mặc khải cho con người biết Ngài yêu con người bằng t́nh yêu đặc biệt.

            Biết ḿnh được Thiên Chúa yêu, đáp trả t́nh yêu được diễn tả bằng ḷng tin ḷng trông cậy, là khởi đầu của ơn cứu độ, của sự hiệp thông hạnh phúc với Thiên Chúa.

            Nếu con người không biết Thiên Chúa, không biết ḿnh được Thiên Chúa yêu, không biết thực trạng con người ḿnh, th́ con người không thể đáp trả t́nh yêu của Thiên Chúa. Không có t́nh yêu, th́ không có tin tưởng và trông cậy; và như vậy không có sự thông hiệp trọn vẹn, không có hạnh phúc tṛn đầy.

            Mặc khải Thiên Chúa ban cho con người, tri thức con người về Thiên Chúa và t́nh yêu của Ngài đối với con người, là tri thức cứu độ con người. “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu và được nh́n biết sự thật” (1Tm. 2, 4). “Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa chân thật và độc nhất, và Đấng Cha sai đến, Yêsu Kitô” (Ga. 17, 3).

b. Lịch sử- nét đặc biệt của mặc khải kitô giáo

            Các tôn giáo trên thế giới đều đề cập đến những chân lư giúp con người được cứu độ. Đặc biệt nơi ngộ đạo thuyết (gnosticisme), những người theo chủ thuyết này cho rằng họ sở hữu những chân lư có khả năng giải phóng con người, giúp con người được cứu độ.

            Theo nghĩa rộng nhất, ngộ đạo chỉ tất cả các loại giáo thuyết nhận ḿnh có thể tŕnh bày cho các tín đồ một con đường dẫn tới trọn lành; con đường này là một cách thức nhận biết những thực tại không hiển nhiên[7]. C̣n theo truyền thống văn chương kitô giáo, ngộ đạo chỉ những lạc giáo phát sinh thời đầu của Hội Thánh như Valentinus, Marcion,...[8]. Những giáo phái này có cái nh́n lệch lạc về Kinh Thánh hoặc về tạo dựng.

            Mọi tôn giáo đều nhận ḿnh có thể chỉ cho tín đồ con đường giải thoát; chẳng hạn như Ấn giáo (Bà-la-môn), Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo. Như vậy, có chân lư giải phóng cứu độ con người. Nhưng đâu là chân lư cứu độ? đâu không là chân lư và không giúp giải phóng con người?

            Để giải quyết vấn đề này người ta phải truy t́m những bằng cớ khách quan giúp nhận biết những chân lư cứu độ đích thực. Thánh Augustinus đă mất gần nửa đời người mới nhận biết chân lư đích thực, và nhận ra những sai lầm nơi ngộ đạo và các triết thuyết[9].

            Mặc khải Kitô giáo không chỉ là những tri thức, những ư niệm, hữu thể của lư trí con người; nhưng mặc khải kitô giáo, những chân lư cứu độ thực sự, đă được chứng thực qua những thực tại khách quan, qua những biến cố lịch sử, qua lời thành xác phàm (Ga. 1, 14).

            Lịch sử dân Israel là lịch sử chứng thực mặc khải kitô giáo, là lịch sử chứng thực tri thức mặc khải kitô giáo là tri thức cứu độ. Những phép lạ là những thực tại chứng thực mặc khải kitô giáo. Biến cố phục sinh của Đức Yêsu Nazareth là biến cố đặc biệt, chứng thực và tỏ lộ chân lư nền tảng có sức cứu độ con người.

2. T́nh yêu được bày tỏ và chứng thực qua Lời

            T́nh yêu là tương quan liên vị. Trong hiện trạng tại thế của con người, t́nh yêu được diễn tả bằng ân sủng và bằng lời.

a. Lời mặc khải

            Lời hiểu như DABAR tiếng Do thái, có nghĩa là chính sự vật, là cái mà lời nói về[10]. Như vậy, Lời là cái các tiên tri trong lịch sử dân Do Thái nói về, là các biến cố lịch sử của dân Do Thái, là lời các tiên tri, là lời Thiên Chúa ban cho con người.

            Lời, hiểu như logos tiếng Hy lạp, là lư trí. Không có lư trí, không có t́nh yêu[11]. Lời diễn tả t́nh yêu, lời biểu lộ t́nh yêu. Không có lời, không có tri thức, và như vậy không có lời, t́nh yêu không được cảm nhận.

            Lời c̣n được hiểu như verbum mentis, tức ư niệm[12]. Những ư niệm một người có trong lư trí cũng được coi như lời. Hiểu lời như vậy, khi Thiên Chúa mặc khải cho một người bằng ơn soi sáng, trong giấc mơ hay thị kiến, cũng là mặc khải bằng lời. Như vậy, lời cũng được hiểu là những quyết định được thực hiện trong tâm trí nhưng chưa nói ra hoặc chưa làm ǵ để thực hiện ra bên ngoài.

            Lời, theo nghĩa b́nh thường vẫn được dùng, chỉ lời được nói ra. Lời là hành vi của hiện hữu tự do, lời là hành vi tự do của hiện hữu sở hữu lư trí. V́ thế, lời diễn tả và mặc khải chủ thể phát ngôn lời. Lời mặc khải các ngôi vị phát ngôn, và như vậy, lời giúp đối thoại, giúp hiểu biết ngôi vị phát ngôn và diễn tả ngôi vị dùng lời.

            Trong hoàn cảnh hiện tại của Hội Thánh lữ hành, lời bí tích là dấu chỉ ban ân sủng, biến con người thành một hiện hữu mới, biến con người trở thành con Thiên Chúa, và liên kết con người với Thiên Chúa.

b. Lời làm nên lịch sử

            Lời bày tỏ t́nh yêu, và không chỉ thế, lời chứng thực t́nh yêu. Thánh Ynhă Loyola nói trong sách Linh Thao “t́nh yêu hệ tại việc làm hơn lời nói” (LT. 230 cf. 1Ga.3, 18). Nơi con người, người ta thường nói nhiều hơn hành động, và những ǵ người ta nói không nhất thiết luôn đi đôi với hành động; nhưng điều thường xảy ra nơi con người th́ lại không đúng với Thiên Chúa: nơi Thiên Chúa, những ǵ Ngài phán đều là thực tại.

            Thiên Chúa tạo dựng tất cả v́ con người, v́ t́nh yêu đối với con người. Thiên Chúa đă tạo dựng tất cả bằng lời của Ngài: “Thiên Chúa đă phán: hăy có ánh sáng; và đă có ánh sáng” (St. 1, 6). Thiên Chúa tạo dựng con người v́ yêu con người, và Ngài đă tạo dựng tất cả v́ con người và cho con người, để con người được thuộc về Thiên Chúa t́nh yêu[13].

            Thiên Chúa không chỉ yêu và diễn tả t́nh yêu của Ngài đối với con người qua việc tạo dựng bằng Lời, nhưng Ngài c̣n dùng Lời Ngài làm nên lịch sử Israel qua việc giải phóng dân Israel ra khỏi Ai cập bởi Môsê.

            Những điều Thiên Chúa nói với Môsê phải được thực hiện và đă được thực hiện:

·        “Ta sẽ ở với ngươi. và này là những dấu chứng thực là Ta đă sai ngươi: khi ngươi đă dẫn dân ra khỏi Ai cập... Các ngươi sẽ thờ Thiên Chúa trên núi này” (Xh. 3,12);

·        “Ta biết: vua Ai cập sẽ không cho phép các ngươi đi, trừ phi là dưới một bàn tay mạnh. Nhưng Ta sẽ giương tay đánh phạt Aicập bằng đủ thứ sự lạ Ta sẽ làm giữa nó. Và sau đó hắn sẽ thả các ngươi đi” (Xh. 3, 19-20);

·        “Bấy giờ ngươi sẽ nói với Pharaô: Yahweh phán rằng: Con đầu ḷng của Ta là Israel, nên Ta nói với ngươi: hăy buông thả cho con Ta đi để nó phụng thờ Ta! Nhưng ngươi đă khước từ không chịu thả ra, th́ này phần Ta, Ta sẽ giết chết con đầu ḷng của ngươi” (Xh. 4, 22-23).

            Những điều Môsê nói không phải là của Môsê, nhưng là của Thiên Chúa; chính v́ vậy những lời Môsê nói nhân danh Thiên Chúa sẽ trở thành hiện thực, trở thành biến cố “Vậy bây giờ ngươi hăy đi, chính Ta sẽ ở với miệng ngươi và Ta sẽ dạy cho ngươi điều ngươi phải nói” (Xh. 5, 12).

            Sách Xuất Hành cho thấy những điều Thiên Chúa phán truyền đă được thực hiện. Thiên Chúa đă giải phóng dân Israel ra khỏi Ai cập bằng lời của Ngài. Lịch sử dân Israel là lịch sử Lời Thiên Chúa làm nên lịch sử dân riêng Ngài.

            Thập giới, mười giới răn được Thiên Chúa ban cho dân Israel, là lời của Thiên Chúa. Thập giới được ban như những điều kiện của giao ước giữa Thiên Chúa và con dân Israel. Và chúng ta đă biết, thập giới chi phối toàn bộ đời sống dân Israel sau này:

·        Sách Thẩm Phán cho cái nh́n về lịch sử dân Israel, lịch sử những phản bội và hối hận, lịch sử ghi lại những can thiệp của Thiên Chúa đối với dân riêng của Ngài;

·        Các sách lịch sử c̣n lại như sách Samuel, sách các vua, sách kư sự..., cũng cho thấy những thăng trầm của dân Israel đối chiếu với đời sống đời sống giữ giao ước của dân;

·        Các sách tiên tri cũng cho thấy Thiên Chúa can thiệp bằng lời trong lịch sử dân Israel. Các tiên tri là các ngôn sứ, đại diện Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa. Các tiên tri đă cảnh cáo những người không tuân giữ lời của Thiên Chúa, đă loan báo tương lai không tốt đẹp nếu dân và những người lănh đạo bỏ các giới răn Chúa. Những lời tiên báo mất nước và lưu đày của các tiên tri, đă được ứng nghiệm; có thể nói, lời Chúa phán qua miệng các tiên tri đă làm nên lịch sử dân Israel.

            Lịch sử dân Israel đă được lời các tiên tri loan báo trước, hoặc đă được lời các tiên tri giải thích sau đó, là lời Thiên Chúa làm nên lịch sử dân Israel, là dấu chỉ để con người hiểu được Thiên Chúa và con người, là dấu chỉ cho thấy t́nh yêu Thiên Chúa bày tỏ cho con người và đặc biệt là cho dân tộc Do Thái.

c. Lời thành xác phàm

            Trong Kinh Thánh Cựu Ước, Chúa thường nói với con người, chẳng hạn “Yahweh đă hiện ra cho Abraham và phán bảo ông” (St. 12, 7; 17, 1;...), “Lời của Yahweh đến với Abram trong thị kiến mà rằng ...” (St. 15,1), “Xảy có lời Yahweh đến với Yêrêmia rằng ...” (Yer. 28, 12). Thiên Chúa hiện ra cho các bậc thánh nhân này như thế nào? làm sao các vị này nghe được tiếng Chúa phán?

            Theo St. 18, 1 tt, Thiên Chúa đă hiện ra với Abraham dưới dạng ba người và nói chuyện với ông. C̣n theo Xh. 3,4 tt, Thiên Chúa nói với Môsê từ giữa bụi gai. Thiên Chúa là hiện hữu tự do, Ngài có thể hiện ra cho con người như thế nào tùy ư ngài, Ngài có thể nói với con người như thế nào cũng hoàn toàn do Ngài; nhưng dù con người thấy [14]hay nghe, điều chắc chắn là con người biết chắc chắn, ư thức chắc chắn điều đó[15].

            Thiên Chúa đă không dừng lại với những lần hiện ra cho một số người, Ngài cũng không chỉ giới hạn việc phán bảo trong một số trường hợp. Với t́nh yêu, Ngài đă thực hiện một điều vượt quá sức hiểu biết của con người: Lời Thiên Chúa đă thành xác phàm (Ga. 1, 14).

            T́nh yêu không chỉ hệ tại lời nói, nhưng chủ yếu hệ tại việc làm[16]! Trong t́nh yêu, các ngôi vị hướng tới hiệp nhất, trở thành một với nhau. T́nh yêu giữa con người cho thấy như vậy! Khi hai người yêu nhau họ trở thành một thân thể. Khi yêu, các ngôi vị thông ban cho nhau những ǵ ḿnh có, để rồi tất cả là chung; như vậy người ta chia sẻ cho nhau của cải, chức quyền, tri thức,...! Sự trao ban đạt tới cao điểm khi mỗi người tận hiến chính ḿnh cho người ḿnh yêu. Nếu Lời Thiên Chúa làm người, nếu Thiên Chúa ban tặng chính Ngài cho chúng ta, th́ Thiên Chúa yêu con người vô cùng!

            Nhập thể làm người, là hành vi Thiên Chúa thông ban chính ḿnh. “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Người, để những ai tin vào Ngài th́ không phải hư đi nhưng được sự sống đời đời” (Ga. 3, 16).

3. Đức Yêsu Kitô, biểu tượng t́nh yêu

a. Lời Thiên Chúa nhập thể.

            Trong thời gian Đức Yêsu đi rao giảng, Ngài đă làm nhiều phép lạ. Lúc đầu nhiều người đến nghe Ngài, và nhiều người muốn làm môn đệ Ngài; nhưng khi nghe những lời Ngài rao giảng, một số đă bỏ đi v́ điều Ngài nói “không thể chấp nhận được” (Ga. 6, 61. 66). Dù lời rao giảng của Đức Yêsu được các phép lạ đi kèm[17], nhưng những lời của Đức Yêsu quá đặc biệt, đến độ người ta không chấp nhận được!

            Vài lời nói “khác thường” của Đức Yêsu:

·        Ngài nhận Ngài có quyền tha tội. Theo quan niệm của người Do Thái, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội (Mc.2, 5.7; Lc.7, 48-49);

·        Ngài nhận Ngài có trước Abraham (Ga. 8, 58);

·        Ngài nhận Ngài và Cha là một (Ga. 10, 30); Ngài đă bị người ta lấy đá ném, v́ “Ông là một người phàm mà dám cho ḿnh là Thiên Chúa” (Ga. 10, 33);

·        Ngài nhận Ngài là “Con Người ngự bên hữu quyền năng và đến với mây trời” (Mc. 14, 62). Lời này làm Đức Yêsu bị kết án tử v́ người ta cho rằng Ngài phạm thượng, chỉ là con người mà dám nhận ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa.

            Sau biến cô tử nạn và phục sinh, các tông đồ nhận ra Đức Yêsu Nazareth là Con đích thực của Thiên Chúa theo bản tính, là Thiên Chúa, v́ nếu Ngài nói không đúng sự thật, th́ Thiên Chúa đâu có phục sinh Ngài từ cơi chết. Nếu Thiên Chúa đă phục sinh Ngài, hàm chứa những điều Ngài nói về Ngài và về Thiên Chúa, phải là những điều chân thực.

b. Tuyệt đỉnh t́nh yêu

            Nếu Đức Yêsu Nazarét là Thiên Chúa nhập thể, là Con Thiên Chúa, th́ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người thật vô cùng! “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Con Ngài th́ không phải hư mất nhưng được sống đời đời” (Ga. 3, 16). Đức Yêsu Kitô là Lời Thiên Chúa, lời bày tỏ t́nh yêu của Thiên Chúa cho con người. Nơi Đức Yêsu Nazareth, nơi con người chết treo thập giá, t́nh yêu của Thiên Chúa Cha được mặc khải. Đức Yêsu Kitô là dấu chỉ t́nh yêu của Thiên Chúa cho con người.

            Đức Yêsu không chỉ làm chứng rằng Thiên Chúa Cha yêu con người, nhưng Ngài c̣n mặc khải cho con người biết Ngài cũng yêu con người vô cùng. “Không có t́nh yêu nào lớn hơn là thí mạng sống ḿnh v́ bạn hữu” (Ga. 15, 13)[18].

            Đức Yêsu là đường, là sự thật, và là sự sống (Ga. 14, 6). Đức Yêsu vừa là phương tiện mặc khải, vừa là nội dung mặc khải. Ngài là phương tiện mặc khải tuyệt vời, v́ Ngài là Lời Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa nhập thể. “Không ai đến với Cha mà lại không nhờ Ta” (Ga. 14, 6b).

            Ngài là nội dụng mặc khải, v́ Ngài là Lời Thiên Chúa, là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh” (Col. 1, 15). “Ai thấy Ta là đă thấy Cha” (Ga. 14, 9b). Ngài là t́nh yêu của Thiên Chúa được bày tỏ, ai biết Ngài là biết được t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người, ai tin Ngài là tin vào Thiên Chúa, là tin vào Thiên Chúa t́nh yêu. Ai giữ Lời Người th́ ở trong t́nh yêu, và ở trong t́nh yêu th́ biết Thiên Chúa. Cái biết đây không c̣n ở trạng thái lư luận của lư trí, nhưng ở tại sự đồng cảm của con tim. Chính nhờ t́nh yêu mà lư trí biết Thiên Chúa.

            Đức Yêsu là mục đích của mặc khải, v́ khi con người đáp trả mặc khải bằng tin vào Ngài, phó thác vào Ngài th́ con người được sống đời đời (Ga. 3, 16b), được ở trong Thiên Chúa, được sống trong t́nh yêu .

            Nói một cách khác như trong tin mừng theo thánh Yoan, Đức Yêsu là sự sáng (Ga. 9), là mục tử tốt lành (Ga. 10), là Nước hằng sống (Ga. 4), là Bánh hằng sống (Ga. 6), là sự sống lại và là sự sống (Ga. 11).

            Thánh Thần mà Đức Yêsu hứa ban, đă tỏ hiện vào ngày lễ Ngũ tuần (Cv. 2, 1 tt), là bảo đảm t́nh yêu của Thiên Chúa Cha và của Chúa Yêsu đối với con người. Nhờ Đức Yêsu mà Thánh Thần đă được ban cho con người. Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh, nơi những kẻ tin, để rồi Hội Thánh trở thành dấu chỉ của Thánh Thần, trở thành dấu chỉ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người.

            Thánh Thần thánh hóa con người, làm cho con người nên thánh. Chính Thánh Thần làm cho con người tuyên xưng đức Yêsu là Chúa: “Không ai có thể nói Đức Yêsu là Chúa mà lại không bởi sức Thánh Thần” (1Cor. 12, 3). Đức Yêsu nói: “Nếu các ngươi lưu lại trong lời Ta, th́ hẳn thật, các ngươi là môn đồ Ta, và các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cho các ngươi được tự do” (Ga. 8, 31-32). “Khi nào Ngài đến, v́ là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa các ngươi vào tất cả sự thật” (Ga. 16, 13). Thiên Chúa thánh hóa chúng ta bởi Thánh Thần của Người, bởi Lời mà Thánh Thần dạy chúng ta[19] “xin hăy tác thánh chúng trong sự thật, Lời của Cha là sự thật” (Ga. 17, 17).

            Thiên Chúa là Đấng thánh, là Đấng chí thánh, chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là Đấng thánh. Khi Thiên Chúa đến ở với ai Ngài sẽ làm người đó ta được nên giống Ngài, nghĩa là được trở nên thánh, tách biệt khỏi thế gian và chỉ thuộc về Thiên Chúa thôi. Khi được nên giống Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa, tức là được cứu độ.

c. Hoàn tất mặc khải

            Lời hứa Thiên Chúa cho Abraham, nói lên khao khát của Abraham và của tất cả mọi người: có đất đai làm gia nghiệp, có con nối dơi tông đường, nên mối chúc lành[20].

            Khao khát có con cái nối ḍng là một h́nh thức khác của ao ước sống lâu, trường sinh bất tử [21]. Thiên Chúa đă mặc khải cho dân Israel biết cái chết là hậu quả của tội, đau khổ là hậu quả của hành vi chống lại Thiên Chúa (St. 3, 1tt). Điều con người hằng khao khát nhưng không thể đạt được, th́ Đức Yêsu Nazareth, Lời Thiên Chúa nhập thể, đă làm thành hiện thực. Con người sẽ được sống đời đời nếu con người tin vào Ngài (Ga. 3, 16; 17,3), nếu con người ăn bánh hằng sống là thịt ḿnh Ngài (Ga. 6, 51[22]).

            Con người khao khát có nhiều tiền của. Sung túc[23] cũng là dấu chỉ của một người được thương và hạnh phúc. Nhưng nếu Đức Yêsu Kitô là Quà Tặng Thiên Chúa ban cho con người, nếu Thánh Thần là Quà Tặng của Thiên Chúa Cha và Con cho con người, th́ đâu c̣n ǵ khác quư hơn để con người ao ước nữa? Những ǵ thuộc trần thế làm sao so sánh được với hồng ân là chính Thiên Chúa? Có Thiên Chúa là có tất cả. Thiên Chúa là tài sản, là gia nhiệp của những người được Thiên Chúa yêu. Đức Yêsu là bảo đảm cho những người tin vào Ngài rằng họ được Thiên Chúa yêu thương, và Thiên Chúa là gia nghiệp của họ[24].

            Dân Israel đă từng cầu nguyện và mong chờ Thiên Chúa sai Đấng Kitô tới giải phóng họ khỏi làm nô lệ bên Aicập, khỏi sự đàn áp của các dân tộc vùng Canaan, khỏi ách nô lệ lưu đày Babylon. Thiên Chúa đă nhận lời, Ngài đă sai Môsê, các thẩm phán, vua Kytô xứ Batư đến để giải phóng họ. Khi thời gian viên măn, lúc dân Israel mong chờ Thiên Chúa sai Đấng Kitô giải phóng họ khỏi làm nô lệ đế quốc Roma, th́ Ngài đă sai Đấng Kitô là chính Con Ngài xuống, không phải để giải phóng họ khỏi ách nô lệ chính trị, nhưng để giải phóng họ khỏi ách nô lệ tội lỗi. Đức Kitô Con Một Thiên Chúa đă giao ḥa con người với Thiên Chúa, đă đưa con người thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỉ, dẫn con người đến với Thiên Chúa.

            Đức Yêsu Kitô Phục Sinh đă hoàn tất mặc khải, nhưng con người vẫn phải chờ mọi sự được tỏ lộ vào ngày Chúa quang lâm[25]. Đức Yêsu đă hứa Ngài sẽ trở lại đón chúng ta: “Và nếu Ta ra đi và dọn chỗ cho các ngươi, th́ Ta sẽ đến lại và đem các ngươi theo Ta, để Ta ở đâu, các ngươi cũng ở đó” (Ga. 14, 3).          Về ngày và giờ Chúa quang lâm, không ai biết trừ Chúa Cha[26]. Vào ngày đó, Thiên Chúa sẽ làm mới mọi sự (Kh. 21, 5), sẽ có trời mới đất mới (Kh. 21, 1). Ngày đó, Đức Yêsu Kitô sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của ta, trở nên đồng h́nh đồng dạng với thân xác vinh quang của Ngài (Ph. 3, 21). Ngày đó, những kẻ chết trong Đức Kitô sẽ sống lại (1Thess. 4, 16), sẽ đi đón Chúa, sẽ được ở với Chúa luôn măi (1 Thess. 4, 17). Đó là ngày Thiên Chúa thu họp vạn vật dưới một đầu một mối là Đức Kitô, dù vật nơi trời cao dù vật nơi dương thế (Eph. 1, 10).

            Đức Yêsu Kitô là Đấng hoàn tất mặc khải, là tột đỉnh của mặc khải. Thời hiện tại là thời đại cánh chung. Vào ngày Chúa quang lâm, Thiên Chúa sẽ là tất cả cho mọi sự. Trong tâm t́nh chờ đợi, chúng ta luôn hợp với tất cả mọi kitô hữu tuyên xưng “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đă chịu chết, và tuyên xưng Chúa đă sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”[27].


 

LỜI KẾT

            Giáo tŕnh này đă xem xét

·        khả thể mặc khải ở phần I:

Thiên Chúa mặc khải cho con người hay không, là tùy Ngài;

·        Thiên Chúa đă mặc khải cho dân Israel (phần II):

bằng những điềm thiêng dấu lạ, Thiên Chúa đă giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ bên Aicập và Ngài có một tương quan rất đặc biệt với dân;

Cũng trong phần này, một dấu lạ tuyệt vời là Đức Yêsu Kitô; chính nhờ biến cố tử nạn và phục sinh của Đức Yêsu Kitô mà con người nhận ra t́nh yêu tuyệt vời của Thiên Chúa đối với con người;

·        phần III:

những nỗ lực của tín hữu nhằm lư giải đức tin cho mọi người; phần này cũng cho biết những sai lệch mà kitô hữu cần tránh để hiểu đúng thực tại mặc khải;

·        phần IV: một nỗ lực lư giải cách nhất quán về mặc khải.

            Mặc khải là tri thức của Thiên Chúa, là lời Thiên Chúa ban cho con người, để con người biết về Thiên Chúa, về con người và về chương tŕnh cứu độ con người; mặc khải c̣n được coi là cuộc t́nh giữa Thiên Chúa và con người, trong đó Thiên Chúa gặp gỡ, mời gọi, tỏ lộ và chăm lo săn sóc con người; đỉnh điểm mặc khải là Đức Yêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người. Với biến cố này, Thiên Chúa đă đi đến tận cùng của t́nh yêu: Ngài trao ban chính ḿnh cho con người. Biến cố Lời Thiên Chúa nhập thể làm người, vừa là t́nh yêu vừa là phương tiện tuyệt hảo biểu lộ t́nh yêu.

            Với biến cố Lời Thiên Chúa nhập thể, mặc khải không chỉ ở b́nh diện tri thức, nhưng là chính thực tại, chính sự sống vĩnh cửu, là yếu tố cấu thành “đời sống theo Thần Khí” của con người.

            Thiên Chúa đă mặc khải! Về phía con người? Con người tự do đáp trả mặc khải. Đáp trả mặc khải, không chỉ đơn thuần là tin những điều được mặc khải là đúng, nhưng chính yếu là tin vào Đấng mặc khải, tin rằng Thiên Chúa yêu ḿnh, và như vậy, phó thác đời sống ḿnh cho Thiên Chúa tùy Ngài định đoạt. Các thiên thần phản loạn, biết có Thiên Chúa, biết những điều được mặc khải là chân lư, nhưng họ không quy phục Thiên Chúa, họ không muốn sống trong t́nh yêu của Thiên Chúa, họ không phó thác tất cả cho Thiên Chúa.

            Mặc khải đă xảy ra trong lịch sử, nhưng mặc khải cũng được hiện tại hóa cho những người đang sống. Như vậy, con người phải liên tục đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống, qua những biến cố hàng ngày, qua kinh nguyện, qua lời rao giảng của Hội Thánh...! Làm như vậy, là đang vươn tới Thiên Chúa, là tin tưởng và phó thác đời sống trong ṿng tay Thiên Chúa T́nh Yêu. Mặc khải là mặc khải t́nh yêu và mặc khải để sống trong t́nh yêu.


THƯ MỤC

 (Những sách được trích dẫn)

ĐÀO DUY ANH, Hán Việt Từ Điển, PARIS 1950

J. AUER, art. “Grâce”, II: Theological, SACRAMENTUM MUNDI 1, BURNS and OATES 1968

M. A. BAILLY, Abrégé du Dictionnaire Grec - Francais, PARIS 1961

H. M. BAUMGARTNER, art. “Transcendantal Philosophy”, SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968

E. BIHLMEYER, Histoire de l'E'glise, t. I , SALVATOR - PARIS 1962

F. CAYRÉ, Précis de Patrologie, t. I, DESLÉE et Cie- PARIS 1927

H. CAZELLES, Introduction à la Bible

Introduction critique à l'ancient Testament, t. II, DDB. 1973

Y. DORTIGUES, La Foi et la Théologie, PARIS 1962

H. CORNELIS et A. LÉONARD, La Gnose éternelle, Col. Je sais-ie crois, n.146 - PARIS 1959

A. DARTIGUES, La Révélation du sens au salut, DESCLÉE 1985

J. DE FINANCE, Connaissance de l'Être, DDB- PARIS 1966

H. DE LUBAC, Dieu se dit dans l'histoire, CERF 1974

DENZINGER - SCHOENMETZER, Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum, HERDER 1963

A. DULLES, Revelation Theology, BURNS and OATES - HERDER and HERDER 1969

H. FRIES, art. “Révélation”, trong MYSTERIUM SALUTIS t. I, vol. I, CERF- PARIS 1969

H. FRIES, “Le Mythe et la Révélation”, trong QUESTIONS THÉOLOGIQUES AUJOURD’HUI, DDB - PARIS 1964

Cl. GEFFRÉ, art. “L’histoire récente de la théologie fondamentale. Essai d'interprétation”, trong CONCILIUM 46 (1969), pp. 11-28

R. HAARDT, art. “Gnosticism”, trong SACRAMENTUM MUNDI I, BURNS and OATES 1968

A. HALDER, art. “Knowledge”, trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968

U. HORST, “La conception de la Révélation dans la haute scolastique”

trong MICHEL SEYBOLD, La révélation dans l'écriture, la patristique, la scolastique, CERF- PARIS 1974

Thánh Công đồng chung Vaticanô II, GHHV PIÔ X ĐÀ LẠT, SAIGON 1972

R. JOLIVET, Dieu Soleil des esprits- La doctrine augustinienne de l'illumination, DDB et Cie- PARIS 1934

N. JUNG, art. “Révélation”, trong DTC, t. XIII, col. 2586

A. KELLER, art. “Universals”, trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968

K. KRENN, art. “Kantiannism”, trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968

R. LATOURELLE, Théologie de la Révélation, DDB. 1966

R. LATOURELLE, Théologie Science du Salut, PARIS 1968

R. LATOURELLE, art. “La spécificité de la Révélation chrétienne”, trong STUDIA MISSIONALIA, vol. XX, GREGORIANA 1971

E. F. LEOPOLD, Lexicon Hebraicum et Chaldaicum, LIPSIAE 1905

J. PHẠM THANH LIÊM, Thần học các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ĐALAT 1982, bđm.

LNC (14.12.52), Dẫn nhập Thần học, ĐL. 38

A. LOISY, The Gospel and the Church, PARIS 1903

J. E. McKENZIE, Dictionary of the Bible, MILWAUKKE 1965

J. E. McKENZIE, art. “Aspects of old Testament Thought”, trong Jerome Biblical Commentary

LÊ TÔN NGHIÊM, Lịch sử Triết học Tây Phương, LÁ BỐI 1970

G. PARRINDER, “Revelation in other Scriptures” trong STUDIA MISSIONALIA, vol. XX, GREGORIANA 1971

PAUL VI, enc. “Ecclesiam suam”

K. RAHNER, L'Esprit dans le monde, MAME 1968

K. RAHNER, L'homme à l'écoute du Verbe, MAME 1967

K. RAHNER, “A propos de la réforme des études ecclésiastiques”, trong K. RAHNER, Est-il possible aujourd'hui de croire, MAME 1966

K. RAHNER, art. “SALVATION”, trong MYSTERIUM SALUTIS - HERDER 1970

F. RICKEN, art. “Platonism”, trong SACRAMENTUM MUNDI

J. SPLETT, art. “Agnosticism”, trong SACRAMENTUM MUNDI - BURNS and OATES 1968

P. STOCKMEIER, “Révélation dans l'Église chrétienne primitive”, trong La Révélation dans l'Écriture, la patristique, la Scolastique, Col. HISTOIRE DES DOGMES- CERF 1974

THANH NGHỊ, Việt Nam Tân Tự Điển Minh Họa, KHAI TRÍ - SAI GON 1965

THIỀU CHỬU, Hán Việt Tự Điển, HÀ NỘI 1942

G. THILS, Propos et Problèmes de la théologie des religions non-chrétiennes, CASTERMAN 1966

S. THOMAE In Aristotelis Librum De Anima Commentarium, MARIETTI - ITALY 1959

S. THOMAE, Summa Theologiae, MARIETTI-ITALY 1952

S. THOMAE AQUINATIS, Liber de Veritate Catholicae Fidei contra errores Infidelium seu Summa Contra Gentiles, MARIETTI 1961

F. J. THONNARD, Extraits des grands philosophes, DESCLÉE et Cie-PARIS 1963.

F. J. THONNARD, Présis d'histoire de la philosophie, DESCLÉE et Cie-PARIS 1966.

Kinh Thánh, bd. NGUYỄN THẾ THUẤN, DCCT-SG. 1976

INHAXIO LOYOLA, Linh thao, NTDT- THỦ ĐỨC 1969

G. A. WETTER, art. “Marxism”, trong SACRAMENTUM MUNDI, BURNS & OATES 1968


 

 

HOME    THẦN HỌC    MẶC KHẢI        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] CONCILIUM FLORENTINUM, Bulla unionis Coptorum Aethiopumque “Cantate Domino”, 4 Febr. 1442

DS. 1330: “Omnia in Deo sunt unum, ubi non obviat relationis oppositio”.

[2] Lư trí “tự do”, là lư trí không dừng lại nơi sự vật, nhưng siêu vượt vật thể hướng về hiện hữu tất yếu tuyệt đối.

[3] Xem DS. 73; 172; 415; ...

[4] Khi nói: “T́nh yêu là hành vi tự do”, phải hiểu là: “hành vi biểu lộ t́nh yêu là hành vi tự do”>).

[5] THIỀU CHỬU, Hán Việt từ điển, HÀ NỘI 1942

Ân:         ơn. Yêu mà giúp đỡ ban cho cái ǵ gọi là ân.

[6] God became man so that man might become God

 (Athanasius and Gregory Nazianzenus).

Cf. JOHANN AUER, art. “Grace”, II: Theological,

SACRAMENTUM MUNDI I, p. 413

[7] H. CORNÉLIS et A. LÉONARD, La Gnose éternelle, PARIS 1959, p. 7

coll. Je sais-je crois, n. 146

[8] Op. cit., pp. 34 ss

A. DARTIGUES, La Révelation du sens au salut, DESCLÉE 1985, pp. 22 ss

ROBERT HAARDT, art. “Gnosticism”,

trong SACRAMENTUM MUNDI I, BURNS and OATES 1968, pp. 379-381

[9] Các triết thuyết cũng có thể trở thành tôn giáo; lúc đó chân lư theo triết thuyết trở thành tri thức cứu độ đối với người tin và theo triết thuyết đó. Người ta có thể gọi nó là ngộ đạo triết lư.

Cf. A. DARTIGUES, op. cit., pp. 25-36

[10] E. F. LEOPOLD, Lexicon Hebraicum et Chaldaicum,

LIPSAE 1905, từ "DABAR”, p. 75

[11] A. BAILLY, Abrégé du dictionnaire Grec-Francais,

HACHETTE-PARIS 1961, từ ngữ “logos”, p. 538

[12] Ghi chú nơi S. THOMAE Summa theologiae, I, q. 85, a. 2 của nxb. MARIETTI 1952, p. 584

[13] 1Cor. 3, 21b-23: V́ mọi sự đều thuộc về anh em, dù là Phaolô, Apôllô, hay Kêpha, dù là thế gian, dù là sự sống hay sự chết, dù là hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, c̣n anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa.

[14] thấy trong giấc mộng, như trường hợp thiên thần hiện ra cho Yuse Mt. 1, 20

[15] Lời xét như phương tiện mặc khải ở đây, được hiểu một cách tối thiểu như các ư niệm.

[16] YNHĂ, Linh Thao, NHÀ TẬP D̉NG TÊN 1969, số 230

[17] như chữa lành nhiều bệnh nhân, cho người què đi được, kẻ câm nói được, người mù được thấy, người chết sống lại, hóa bánh ra nhiều, đi trên biển, quát biển im lặng...

[18] xem thêm Ga. 10, 17-18 và Mt. 26, 28.

[19] Ga. 14, 26: “Nhưng Đấng Bầu Chữa, Thánh Thần Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, chính Ngài sẽ dạy các ngươi mọi sự, và sẽ nhắc cho các ngươi nhớ lại mọi điều Ta đă nói với các ngươi”.

Ga. 16, 13-15: “...V́ không phải tự ḿnh mà Ngài nói, nhưng nghe ǵ Ngài sẽ nói ra, và Ngài sẽ loan báo cho các ngươi những điều sẽ đến... Ngài sẽ lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi...”

[20] Lời hứa của Thiên Chúa cho Abraham: “Hăy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn, Ta sẽ chúc lành cho ngươi, và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối chúc lành...” (St. 12, 1-2).

“Ta sẽ ban xứ này cho ḍng giống ngươi” (St. 12, 7).

“Hăy ngước mắt lên và từ chỗ ngươi đứng, hăy nh́n tứ phía Bắc Nam Đông Đoài. V́ toàn xứ ngươi thấy đó, Ta sẽ ban cho ngươi và ḍng giống ngươi cho đến vạn đại...” (St. 13, 14-15).

“Ta sẽ cho ḍng giống ngươi đông như bụi đất, khiến cho ai đếm được bụi đất, th́ cũng tính sổ được ḍng giống ngươi” (St. 13, 16).

“Lạy Yavê, Ngài ban ǵ cho tôi khi tôi vô hậu... Hăy nh́n lên trời và hăy đếm các tinh sao, nếu ngươi có tài đếm được chúng... “ (St. 15, 2-5).

[21] Khao khát sống lâu được coi như khao khát chính đáng. Sống lâu được coi như dấu chỉ Thiên Chúa chúc lành cho người đó.

Xh. 20, 12: “Hăy trọng kính cha mẹ, ngơ hầu ngày đời ngươi được kéo dài trên thửa đất...” Cf. Đnl. 4, 40; 5, 33; 6, 2; ...

[22] Bánh hằng sống bởi trời xuống, chính là Ta! Ai ăn bánh này, th́ sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt ḿnh Ta v́ sự sống thế gian.

[23] Kinh Thánh nói Abraham giàu có (St. 13, 2), hoặc ông Job có nhiều của cải (Jb. 42, 10-17), th́ được hiểu trong ư nghĩa này.

[24] Đây cũng là lư do tại sao có những người xả thân sống đời dâng hiến, họ từ chối lập gia đ́nh, và không t́m kiếm hoặc thu tích của cải...

[25] Công Đồng Vatican II trong hiến chế Dei Verbum số 4, dạy:

“Vậy nhiệm cục Kitô giáo, v́ là giao ước mới và vĩnh viễn, sẽ không bao giờ mai một. Chúng ta không phải chờ đợi một mặc khải công cộng nào khác nữa trước khi Chúa Yêsu Kitô Chúa chúng ta hiện đến trong vinh quang”.

Cha F. Gomez giải thích: “V́ Chúa Kitô là sự viên măn và như vậy hoàn tất mặc khải, nên không c̣n ǵ vượt trên sự viên măn nữa. Nhưng cuộc mặc khải c̣n chờ sự vinh quang vào ngày Quang Lâm”.

Xem trong THÁNH CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, bản dịch của GGHV-DALAT VIETNAM 1972, p. 571, ghi chú 13

[26] Mc. 13, 32: “Về ngày ấy hay giờ ấy, th́ chẳng ai biết được, cả thiên thần trên trời, cả Con nữa trừ phi là Cha”. Cf. 1Thess. 5, 1-3.

[27] Lời tuyên xưng sau truyền phép trong thánh lễ theo nghi thức Roma.