7 đặc tính mà mọi nhà truyền giáo chính hiệu cần phải có

Thợ sơn thì phải sơn, nhà văn thì phải viết, vũ công thì phải biết múa nhảy. Theo logic này, chúng ta có thể nói rằng người rao giảng Tin Mừng phải rao giảng Tin Mừng. Nhưng, liệu có đúng như vậy? Có thực sự đúng là ai rao giảng tin mừng đều là một nhà rao giảng Tin Mừng không? Để đem Đức Kitô cho người khác, trước hết, thật cần thiết để kinh nghiệm về Người, vì không ai có thể cho cái mình không có, cũng chẳng ai yêu mến điều mình chẳng hề biết. Trở nên nhà truyền giáo chính hiệu không phải đạt được một sớm một chiều, nhưng là kết quả của một tiến trình tiệm tiến theo thời gian. Về phần học trò, đó là một cuộc học hỏi liên lỉ từ người thầy. Nó là kết quả của một mối tương quan gần gũi, của một tình bạn. Mối tương quan ấy phản ánh nơi những hoạt động của nhà truyền giáo. Tôi có thể là một nhà truyền giáo chính hiệu như thế nào? Làm sao tôi có thể đưa ra chứng từ cho thế giới về những gì tôi tin tưởng và về chính con người tôi? Trước hết và trên hết, phải củng cố mối tương quan cá vị của tôi với Người Thầy; thứ đến, thực hiện một bản khảo sát cá nhân, và nhìn xem nếu 7 đặc tính này phản ánh cuộc sống của bạn. Nếu trong trường hợp ấy, bạn đã suy nghĩ đúng đắn rồi đấy.

Các đặc tính của một nhà truyền giáo chính hiệu

  1. Một đức tin vững vàng

Điều này là cốt yếu. Nếu không có đức tin, chúng ta không thể loan báo Tin Mừng. Tôi không thể chỉ nói về đức tin vào Đức Kitô, Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần, nhưng còn phải tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội và những Giáo Huấn của Hội Thánh nữa. Chúng ta từng nghe một vài người nói rằng: “sao bạn lại không đồng ý với Đức Giáo Hoàng? Bạn có phải là Công Giáo không? Chúng ta không thể chỉ tin những gì có lợi cho chúng ta hay những gì chúng ta thích; chúng ta phải tin những gì mà Thiên Chúa đã mạc khải và giúp cho ơn cứu độ của chúng ta. Đức tin của chúng ta là trọn vẹn, nó không thể là một đức tin theo kiểu “quán ăn qua đường”, nơi mà chúng ta chỉ lấy những gì chúng ta thích và gạt bỏ những gì còn lại. Đây là lý do nhà truyền giáo chính hiệu phải nói về Thiên Chúa: “Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi !” (Mc 9, 24), và làm mới lại mỗi ngày sự cam kết của chúng ta đối với Đức Kitô, để biết và yêu mến Người hơn.

 “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám. Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi lời của Thiên Chúa; vì thế, những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có…mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.” (Dt 11, 1-3. 12,2)

carrito

  1. Sự hội nhất của cuộc sống

Thánh Piô Pietrelcina đã từng nói: “Hãy làm điều tốt ở mọi nơi, để mọi người có thể nói: ‘đây là con cái của Đức Kitô.’” Hãy hỏi chính mình: những hành động của tôi có phản chiếu một Đức Giêsu? Những người thấy tôi có thể nói rằng, tôi là một Kitô hữu đích thực không? (hãy nghĩ về nó…) Đừng nghĩ rằng sự nối kết của đời sống là một sự nặng nề, một điều gì đó không thể gánh vác nổi. Trái lại, sự hội nhất này mang lại cho chúng ta hạnh phúc và thúc đẩy chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường ngay chính. Khiêm nhường là chìa khóa cho điều này. Nhờ việc nhận ra rằng chúng ta luôn luôn cần Thiên Chúa, và Ngài cần chúng ta. Chúng ta không thể rao giảng Tin Mừng, chúng ta không phải là Ánh Sáng chân thật, nhưng hãy để sứ mạng của chúng ta là sự phản ảnh Ánh Sáng của Thiên Chúa. Đó là Đức Kitô, Đấng sống và loan báo Tin Mừng trong chúng ta. Ta phải xin Thiên Chúa ban cho chúng ta lòng khiêm nhường, đây là cách thế duy nhất mà nhờ đó, chúng ta sẽ là một nhân chứng sống động của Đức Giêsu.

 “Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gio-an.Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng,nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.” (Ga 1, 6-8)

espejo

  1. Khiêm nhường

Ở đây, tôi muốn bàn chi tiết về đặc tính mà tôi đã giới thiệu trong điểm trước. Trở nên khiêm nhường có nghĩa là gì? “Khiêm nhường là chân lý,” thánh Têrêsa Avila đã từng nói như vậy. Và điều này rất đúng. Chúng ta không thể là những gì chúng ta không là. Khiêm nhường có nghĩa là trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa. Khiêm nhường có nghĩa là nhận ra rằng chúng ta là những tội nhân. Khiêm nhường có nghĩa để biết rằng không có Thiên Chúa, chúng ta chẳng thể làm gì được! khiêm nhường không phải là việc tin rằng chúng ta quan trọng hơn những người khác, hay chúng ta tốt hơn họ. Khiêm nhường có một tác động thực tiễn trong đời sống của mọi Kitô hữu. Một người khiêm nhường do có sự khiêm nhường, và điều này cũng cần nỗ lực. Để trở nên một người luôn luôn khiêm nhường, thật cần thiết phải thực hành sự khiêm nhường. Đây là một yếu tố rất quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng. Tôi khiêm nhường khi tôi biết rằng công việc này không phải của tôi, nhưng là của Thiên Chúa. Khi tôi không nhận là do công của tôi, điều mà tôi đã không làm. Nước Thiên Chúa dành cho ai? Giáo Hội là của ai? Mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa, phần chúng ta đơn thuần cộng tác và đóng góp vào thôi. Khiêm nhường luôn luôn, đó là thái độ của Kitô hữu.

 “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.” (Pl 2,3-5)

ayuda

  1. Trung tín trong những gì nhỏ bé

Thánh Josemaría Escrivá từng nói: “hãy yên tâm là bạn thường có rất ít cơ hội làm những điều vĩ đại, vì rõ ràng là chúng hiếm khi xảy ra. Nhưng đàng khác, bạn sẽ không thiếu những cơ hội diễn tả tình yêu của bạn dành cho Đức Kitô, qua những điều nhỏ bé và bình thường xung quanh bạn” (Những người bạn của Thiên Chúa, 8). Là thế. Ngài không thể nói về điều này cách tốt hơn. Điều thường ngày, những gì là nhỏ bé trong mắt chúng ta, là cơ hội lớn để trở nên trung tín trong tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa. Ví dụ: khi chúng ta ở trên một tuyến xe Bus, chúng ta có thể nhường ghế cho một ai đó; khi chúng ta đang đứng xếp hàng chờ ở ngân hàng, chúng ta có thể nhường chỗ cho một người lớn tuổi hay khuyết tật…tất cả những điều này là “những điều nhỏ bé trong đời sống” mà với tình yêu, lại trở nên những điều cao cả.

 “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương  trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ?” (Lc 16,10-11)

testimonio

  1. Một đời sống nội tâm vững vàng

Đời sống nội tâm là gì? Đơn giản là điều này đề cập tới sự kết hiệp mật thiết với Đức Kitô. Một sự kết hiệp thực sự, tự nhiên, cá vị và liên lỉ. Sự kết hiệp với Đức Kitô? Đúng thế, nói một cách thiêng liêng, việc kết hiệp với Đức Kitô có nghĩa là Ngài luôn luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta. Ngài thực sự ở với chúng ta như thế, nhưng chúng ta có thể tăng triển sự kết hiệp ấy qua việc năng trò chuyện và đối thoại với Ngài (cầu nguyện), qua những nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến) và nhờ việc tham dự chủ động vào các Bí Tích. Tắt một lời, nhờ việc để Thiên Chúa là một phần trung tâm trong đời sống của chúng ta, và làm mọi thứ trong khả năng của chúng ta để củng cố mối tương quan này mọi ngày. Hãy cẩn trọng! Đời sống nội tâm có thể dễ dàng bị đánh mất! Đúng thế, khi chúng ta ưu tiên những thứ khác hơn, khi chúng ta dừng việc tham dự Thánh Lễ đơn giản vì chúng ta muốn thoải mái, khi chúng ta dừng cầu nguyện. Đời sống nội tâm không đảm bảo rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp trong mọi thời điểm; quả vậy, đôi khi những điều trái ý xảy đến và chúng ta được mang tới những cơ hội tốt hơn để lớn lên trong tình yêu với Thiên Chúa qua những đau khổ và sầu buồn. Điều quan trọng là luôn bước đi trong Thiên Chúa, kết hiệp với Người.

 “Yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi đường lối của Người, giữ các mệnh lệnh của Người, gắn bó với Người và phụng sự Người hết lòng, hết linh hồn anh em.”(Gs 22,5).

jesus

  1. Tràn đầy niềm vui! (một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn)

Niềm vui là một trong những điều được truyền lan cách dễ dàng. Đôi lúc, khi chúng ta buồn, chỉ vì chúng ta từ chối nụ cười của ai đó cố làm chúng ta phấn khởi. Niềm vui đi xa hơn khoảnh khắc ấy. Thánh Phanxicô Assisi từng nói: “Trên hết, những ân sủng và mọi quà tặng của Thần Khí mà Đức Kitô trao ban cho những bạn hữu của Người là ân sủng phát xuất từ tình yêu dành cho Đức Kitô để vượt qua chính mình và sẵn sàng chấp nhận tất cả những khổ đau, tổn thương, khó chịu và khinh chê,” đây là niềm vui thực sự. Chúng ta không chắc hạnh phúc khi chúng ta không có bất kỳ vấn đề hay những nỗi buồn nào, nhưng khi chúng ta có khả năng thấy Thiên Chúa ở với chúng ta, thì điều đó sẽ giúp chúng ta mang lấy thập giá của mình và khích lệ chúng ta tiếp tục. Nói chung, niềm vui là chân nhận rằng Thiên Chúa là Người cha đầy lòng xót thương luôn yêu thương ta. Có bất kỳ điều gì gợi hứng tới điều nào đó hơn điều này? Không. Tình yêu của Thiên Chúa là điều lớn lao hơn cả, đó là lý do mà chúng ta đầy tràn niềm vui.

 “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. “(Pl 4, 4-6)

alegria

  1. Huấn luyện liên tục (đọc nhiều, viết…)

Trường học, đại học, học viện,… là nhưng cơ sở giúp chúng ta học hỏi. Giáo Hội như là Mẹ và thầy dạy cũng cung cấp cho chúng ta với không gian huấn luyện này về lãnh vực Kitô giáo, điều mà chúng ta gọi là giáo lý. Mọi tín hữu đã trải qua ít là 3 năm học giáo lý. 3 năm! Và, chúng ta đã học những gì? Hmmm…. đôi khi chúng ta không biết trả lời những câu hỏi của những bạn bè ngoài Công Giáo thế nào. Vấn đề ở đây là chúng ta không thực sự biết về đức tin của chúng ta. Đây là lý do cần sự huấn luyện liên tục. Biết về “một số điều nào đó” về đức tin của chúng ta thì chưa đủ, chúng ta cần phải đi vào chiều sâu hơn. Việc biết Kinh Thánh, cách chính yếu, các Bí Tích, ân sủng, sự tha thứ, tình yêu… Đọc, viết, chia sẻ niềm tin, nói về niềm tin ấy với người khác, và thiết lập nhóm học hỏi là tất cả những ý tưởng tốt để gầy dựng chính chúng ta ngõ hầu luôn luôn học hỏi hơn về Đức Kitô và những giáo huấn của Người.

 ĐỨC CHÚA phán thế này: “Kẻ khôn ngoan, đừng tự hào mình khôn ngoan; kẻ hùng mạnh, đừng tự hào mình hùng mạnh; kẻ giàu có, đừng tự hào mình giàu có. Ai tự hào thì hãy tự hào về điều này, là hiểu biết Ta. vì Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng thực thi nhân nghĩa, công bằng và chính trực trên mặt đất. Phải, Ta ưa thích những điều này.– Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. (Gr 9, 22-23)

estudio

 Sau khi đọc và phân tích 7 điểm trên đây, tôi mời gọi bạn thực hiện một cuộc dấn thân cho Thiên Chúa. Đó luôn là điều tốt, như một hoa trái, để dấn thân làm một số điều nào đó. Thực hiện cải thiện một lỗi lầm, liên lỉ hơn trong sứ vụ của chúng ta, tập trung và chú tâm hơn trong Thánh Lễ, Cầu nguyện nửa giờ mỗi ngày, vv. Cách thức ấy chúng ta biết rằng những gì chúng ta đã phản tỉnh trên có một sự tác động thực sự trong đời sống của mình. Đời sống Kitô hữu luôn làm việc cách liên lỉ. “Một người không thăng tiến trong đời sống thiêng liêng của mình, là đang thụt lùi,” bởi vì cuộc sống luôn chuyển động và chúng ta đang bơi ngược lại những điều vừa qua. Cho nên, bắt đầu và đừng ngừng lại trong việc bước đi với Đức Kitô, giúp đỡ anh chị em mình trong niềm vui và nối kết đức tin, cầu nguyện luôn luôn cho những người yếu đuối trong niềm tin của họ và luôn để Đức Giêsu biến đổi cuộc sống của bạn từng ngày.

Dịch bởi: Ngọc Huynh, S.J.

Bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha được viết bởi tác giả Edgar Henriquez cho Catholic-Link,

dịch từ bản tiếng Anh của Lorena Tabares.
Nguồn http://catholic-link.org/2017/05/15/7-characteristics-authentic-evangelist/

 

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *