Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật XXXI thường niên Năm A

HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM A

Mt 25,1-13

1 “Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.5 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.6 Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón đi! “7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi! “9 Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.”10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.11 Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! “12 Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! “13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

  1. Một đám cưới ngày xưa của người Do-thái ở Palestine diễn ra như thế nào?
  2. Đọc dụ ngôn trong bài Phúc âm này, bạn có thấy những nét của một đám cưới ngày xưa như thế không?
  3. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa 5 cô trinh nữ khôn và 5 cô dại. Bạn thấy các cô dại có nhiều thiện chí không?
  4. Các cô trinh nữ tượng trưng cho ai? Chàng rể tượng trưng cho ai?
  5. Đọc Mt 25,4. Theo bạn, “dầu” tượng trưng cho điều gì? Thiếu “bình dầu” dự trữ là thiếu điều gì?
  6. Đọc Mt 25,8-9. Tại sao các cô khôn lại không chịu chia sẻ dầu dự trữ của mình cho các cô dại? Họ có thiếu bác ái không?
  7. Đọc Mt 25,10. Khi đang có đám cưới, người Do-thái có thường đóng cửa không?
  8. Đọc Mt 25,11-12. Mẩu đối thoại này có thể xảy ra trong một đám cưới không? Đâu là điều Đức Giêsu muốn nói với chúng ta qua hai câu này? Đọc thêm Mt 7,21-24 và Lc 13,25.
  9. Theo bạn, Đức Giêsu kể dụ ngôn này với mục đích gì? Ngài muốn dạy ta điều gì? Đọc Mt 25,10.13 và Mt 24,42.
  • Nếu ngày mai tận thế, hay ngày mai Chúa gọi tôi, tôi có sẵn sàng cầm đèn sáng đi đón Chúa không? Làm sao để đèn của tôi luôn luôn sáng?

 

Trước khi bắt đầu tĩnh tâm, bạn hãy ngừng lại trong giây lát để cho tâm hồn tĩnh lặng. Hãy hít thở thật sâu và chậm rãi. Hãy cảm nhận ánh mắt yêu thương Thiên Chúa đang dành cho bạn.

Lời Chúa (Mt 6,9)

Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.

Suy niệm

Cầu nguyện, dù trong giây phút ngắn ngủi, là gạt mọi sự qua một bên để không tập trung vào bản thân nhưng hoàn toàn hướng về Thiên Chúa. Nghe thì dễ nhưng thực hành thì khó hơn nhiều. Đức Giê-su muốn các môn đệ của Ngài thực hành cầu nguyện. Kinh Lạy Cha là câu trả lời của Đức Giê-su dành cho môn đệ khi các ông xin Ngài dạy cầu nguyện. Cầu nguyện bắt đầu với việc nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Những thứ khác sẽ bắt nguồn từ đó. Khi chúng ta ý thức về sự hiện diện của Chúa trong những khoảnh khắc thường ngày, đời sống của ta trở nên quân bình.

Câu hỏi phản tỉnh

Tôi bắt đầu giờ cầu nguyện như thế nào? Tôi tập trung vào ai?

Khi tôi cảm thấy không biết cầu nguyện như thế nào, tôi có sẵn sàng xin Chúa Giê-su dạy tôi không?

Lời nguyện

(Hãy thưa chuyện với Chúa bằng lời nguyện dưới đây hoặc bằng những lời tâm sự của bạn)

Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.

Quang Khanh, S.J.

(Nguồn: www.loyolapress.com)

Kiểm tra tương tự

Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” sẽ mang đến cho bạn niềm hân hoan Phục Sinh trong tích tắc

Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, tương truyền kể lại rằng lời kinh “Lạy …

Chúa Giêsu bị chế nhạo – Kỳ cuối: Kẻ phạm thượng và cái kết

Cái chết của Đức Giêsu không nằm ngoài ý định của Thiên Chúa và cũng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *