Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., trình bày về lịch sử Dòng tại Học viện Dòng Tên

DSC_0020Đức cha Cosma dâng Thánh lễ sáng với cộng đoàn Học viện

SJVN – 20/01/2014- Sau khi trở về nhà dòng để tham dự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt ngày 18/01/2014, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., đã ở lại chia sẻ đời sống cộng đoàn với Học viện Thánh Giuse và dành trọn một ngày để chia sẻ với cộng đoàn học viện và tập viện về “Bài học từ thế kỷ thứ 3 của Dòng.”

DSC_0043

Bài trình bày của Đức cha Cosma được đặt trong bối cảnh Dòng Tên trên toàn thế giới kỷ niệm biến cố 200 năm Dòng được tái lập (1814-2014). Thế nên, ngài đã trình bày về những lý do đưa đến việc Dòng bị giải thể trên toàn thế giới vào năm 1773 và những bài học rút ra từ biến cố này, để giúp các thầy học viên và tập sinh có dịp “học từ lịch sử của Dòng, làm mới lại đời sống thiêng liêng và tông đồ” theo như lời mời gọi của cha Bề trên Tổng Quản Adolfo Nicolás, S.J.

DSC_0086

Trước khi đảm nhận sứ vụ mục tử phục vụ tại Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Cosma đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Dòng, về cuộc đời thánh I-nhã và linh đạo Dòng Tên.v.v. cũng như đã viết khá nhiều sách về những chủ đề này. Vì thế, bằng những kiến thức uyên thâm về lịch sử Dòng cộng với lối trình bày và kể chuyện đầy dí dỏm, Đức cha Cosma đã thực sự “lôi cuốn” mọi người tham dự.

DSC_0046

Sau khi được nghe Đức cha trình bày, các thầy chia thành 10 nhóm và thảo luận theo 5 câu hỏi đã được cha Bề trên Tổng Quản nêu trong thư gửi toàn Dòng về việc kỷ niệm 200 năm Dòng được tái lập:

DSC_0055

1.      Lòng trung thành cách sáng tạo: Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay khi mà xưa kia, ngoại trừ Nga, Dòng đã mất tất cả trong suốt thời gian bị giải thể, lại có thể bắt đầu lại mà không có bất kỳ nguồn trợ lực nào? Thêm nữa, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những nỗ lực của Dòng sau khi được tái lập để trung thành với di sản của thánh I-nhã trong những cảnh huống với nhiều thay đổi to lớn.

DSC_0069

2.      Tình yêu đối với Thể chế của Dòng: Theo một lá thư quan trọng của cha Bề trên Cả Jan Roothaan, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất sau khi Dòng được tái lập, có tựa đề V tình yêu đi vi Dòng và Th chế ca chúng ta (1830), thì cám dỗ đối với một số thành viên của Dòng khi mới được tái lập là một thứ tình yêu, mà chúng ta có thể nói, khá hời hợt và mang tính bề ngoài: lệ thuộc vào sự sung túc nơi giá trị của việc có nhiều cơ sở; thanh danh từ những lời xưng tụng của người khác; lòng kiêu ngạo vì lại tiếp tục có quyền lực vành hưởng.  Thay vào đó, cha Roothaan đã tìm cách thúc đẩy một tình yêu nội tâm đối với Dòng: Thể chế, tinh thần và giá trị, cung cách hành xử của Dòng được bắt rễ trong Linh Thao. Lời mời gọi tập trung hết sức vào lòng yêu mến và hiểu biết Thể chế của Dòng có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?

DSC_0062

3.      Tình huynh đệ: Một nhân vật quan trọng khác trong giai đoạn này là thánh Giuse Pignatelli, người đã liên kết, củng cố và động viên các anh em của mình trong suốt thời gian bị trục xuất và phiêu bạt khắp nơi đầy khó khăn. Ngay cả khi Dòng bị giải thể, ngài vẫn duy trì sự hiệp thông, tình bạn và niềm hy vọng giữa những anh em cựu Giêsu hữu. Chứng tá của những người đã chăm sóc anh em mình trong suốt thời gian khủng hoảng nói gì với chúng ta hôm nay, những người được Tổng Hội 35 mời gọi sống cộng đoàn như là sứ mạng?

DSC_0066

4.      Sứ mạng phổ quát:  Một trong những dấu ấn của Dòng sau khi được tái lập đó là có một tinh thần và hoạt động truyền giáo nổi bật. Dưới thời cha Bề trên Cả Roothaan, 19% trong số 5,208 thành viên của Dòng phục vụ bên ngoài các Tỉnh Dòng mà họ gia nhập. Nhiều Tỉnh Dòng ở Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Úc Châu hình thành trong thời gian Dòng vừa được tái lập. Cảm thức mạnh mẽ đối với sứ mạng phổ quát này trong Dòng khi mới được tái lập có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?

DSC_0057

5.      Niềm tin vào Đấng Quan Phòng:  Các bậc tiền nhân trong Dòng đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách: thời Dòng bị giải thể; tình trạng tồn tại đầy bấp bênh của Dòng ở Nga; việc tìm kiếm sự nhìn nhận Dòng ở từng địa phương cho đến khi Dòng được tái lập trên toàn thế giới năm 1814; khởi đầu đầy khó khăn và mong manh khi Dòng được tái lập. Chúng ta có thể học được điều gì từ lòng kiên nhẫn, can trường, niềm tin và tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và sự hiện diện của Thần Khí trong Giáo Hội nơi những anh em của chúng ta trong thời k đầy biến động này?

(Xin xem nguyên văn thư của cha Bề trên Tổng quản tại đây: http://dongten.net/noidung/27431)

DSC_0090

Buổi chiều, sau phần báo cáo của đại diện các nhóm, Đức cha đã dành 30 phút để trả lời câu hỏi của các thầy và sau đó đưa ra chia sẻ đúc kết ngày làm việc.

DSC_0101

Trong tư cách là một người anh đi trước trong Dòng, Đức cha Cosma đã nhắn nhủ các thầy tiếp tục phản tỉnh, đào sâu và sống những bài học đã được rút ra từ biến cố Dòng bị giải thể để có thể canh tân đời sống bản thân và “phục vụ Chúa và Hội Thánh của Ngài.”

DSC_0111Cha Viện trưởng Học viện thay mặt cộng đoàn cám ơn Đức cha

DSC_0113Chỉnh Trần, S.J.

HÌNH ẢNH

 

Kiểm tra tương tự

Lễ Hiển Linh và Sternsinger là chương trình gì ?

  Các bài Thánh Kinh trong Lễ Hiển Linh giúp ta nhìn thấy các nhà …

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình Thế …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *