Mọi sự cho vinh danh Chúa hơn-Cầu nguyện với Thánh Inhã (3)

Mọi Sự Cho Vinh Danh Chúa Hơn

Vào rạng sáng ngày 31-07-1556 I-nhã Loyola đã thốt ra những lời cuối cùng, “Ôi, lạy Chúa tôi”. Thật nhanh chóng, tin ngài qua đời được truyền nhanh qua các đường phố ở Rôma. Người ta đã kêu lên: “Một vị thánh đã lìa trần”.

Năm 1622, I-nhã quả thực đã được tuyên thánh. Bản tuyên bố của Đức Thánh Cha Grêgiôriô XIII đã nhắc lại tất cả những điều mà dân chúng đã biết là: “I-nhã có một trái tim đủ lớn để ôm trọn thế giới” (Mary purcell, The first Jesuit, st Ingatius of Loyola (1491 – 1556), tr. Iv). Chắc chắn thánh I-nhã đã thiết lập một dòng tu kiểu mới, các lớp, các trường đại học và các học viện phục vụ người nghèo, nhưng người ta nhớ nhất là tấm lòng quảng đại và bao dung của ngài đã ôm ấp con người đủ mọi thành phần và Thiên Chúa Đấng cư ngụ giữa họ.

Mặc dù I-nhã đã sống cách đây 500 năm, nhưng linh đạo của ngài vẫn là đá tảng đầy sứ mạnh và khôn ngoan. Linh Thao của ngài tiếp tục hướng dẫn mọi người tới sự liên kết sâu xa hơn với Đức Giê-su Ki-tô. Lịch sử đời ngài đã minh chứng một tình yêu kiên trung với Thiên Chúa và một tình yêu can trường đối với người khác. Thánh I-nhã thách đố chúng ta bước theo ngài để làm tất cả mọi sự cho vinh danh Chúa hơn.

Bối Cảnh Lịch Sử

Hạn từ cách mạng và khám phá mô tả thế giới nơi mà thánh I-nhã đã chào đời vào năm 1491. năm ngài sinh ra, vua Ferdinand V của vương quốc Castile và hoàng hậu Isabella, đã phá bỏ ách đô hộ của người Hồi Giáo ở Tây Ban Nha với chiến thắng tại Granada. Khi đánh bại các lãnh Chúa Hồi Giáo, họ đã sớm đưa ra những mệnh lệnh hà khắc đối với kẻ thua trận: người Hồi Giáo phải chọn giữa rửa tội, di tản và những hình phạt khắt khe. Chưa thỏa mãn với những biện pháp này, vua Crown đã thiết lập tòa thẩm tra giáo lý để diệt tận gốc lạc giáo trong số những người Do Thái và Hồi Giáo đã trở lại đạo và các Ki-tô hữu bị tình nghi. Tính thống nhất về tôn giáo trở thành một trắc nghiệm về lòng trung thành đối với chế độ quân chủ Tây Ban Nha và là một cách để làm cho người ta đồng lòng với chế độ này.

Sau hai mươi lăm năm thống nhất Tây Ban Nha và sự chào đời của I-nhã, một cuộc cách mạng khác đã làm chấn động Châu Âu: Đó là phong trào cải cách Tin Lành. Năm 1517, Matrin Luther đã trải ra một tấm áp phích thật lớn và đã buọc nó lên cánh cửa nhà thờ chánh tòa Wittenberg. 95 điều trên tấm áp phích đã nhóm lên những ngọn lửa cải cách mà đã cháy âm ỉ trong nhiều năm. Một người khác cùng thời với I-nhã và đã tốt nghiệp đại học Paris, Jonh Calvin đã đẩy cuộc cải cách này theo những hướng mới một cách triệt để. Và, ở Anh, vua Henry III đã đoạn tuyệt nước mình ra khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma.

Trong khi những cuộc cách mạng này đã phá vỡ sự hiệp nhất trong Giáo Hội và phân chia các quốc gia, thì các cường quốc Châu Au đang xác định, thăm dò và khai thác các vùng đất mới. Năm 1486 người Bồ Đào Nha đi biển vòng quanh cực nam Châu Phi, sau đó năm 1492, Christopher Columbus đặt chân đến các bờ biển của thế giới mới. Những khám phá này đã kích thích một cuộc tranh đua dữ dội giữa các quốc gia Châu Âu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng và làm lợi cho các kho bào của nước mình. Các con tàu của người Hà Lan, người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha và người Anh đã đi đến các vùng biển xa xôi với hy vọng làm cho đất nước mình nổi tiếng và phồn thịnh. Đối với Giáo Hội, bất cứ vùng đất mới nào được đô hộ bởi quốc gia Công Giáo thì cũng thuộc quyền cai trị của Giáo Hội Công Giáo.

Phong trào cải cách và việc loan báo triều đại Thiên Chúa tại những vùng tân thế giới có ảnh hưởng đến I-nhã và các bạn đầu tiên trong Dòng Chúa Giê-su.

Xin bấm xem các trang tiếp theo–>

Kiểm tra tương tự

Mến Yêu Hằng Ngày, 17-12-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 3, 17-12-2024 (Mt 1,1-17) Đây là gia phả Đức Giê-su …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 17-12-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 17/12/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG   Câu chuyện tình …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *