Dâng Hiến – Cầu nguyện với Thánh Inhã (6)

Dâng Hiến

ignatius

Chủ đề: trung tâm của đời sống dâng hiến là tình yêu và đó là quà tặng trọn vẹn của mình nối kết mình một cách bền vững với người mình yêu. Thánh I-nhã đã được ban tặng tất cả và hoàn toàn đồng nhất với Đức Ki-tô.

Tiền nguyện: Lạy Chúa là Đấng rất từ bi nhân hậu, xin ban cho con ân sủng Chúa để con có thể thay đổi ý muốn và cuộc sống của con theo sự quan phòng của Ngài.

Đôi Nét về Thánh I-Nhã

Vào đầu thế kỷ XVI, một làn sóng về chủ nghĩa lãng mạn và tinh thần hiệp sĩ đã bao trùm khắp Tây Ban Nha. Khi đó thánh I-nhã là một chàng trai trẻ rất nhạy cảm. Sự tăng vọt của nhiều cuốn truyện phiêu lưu và nhiều nhạc phẩm đã thống trị trí tưởng tượng của người dân Tây Ban Nha. Một trong những cuốn nổi tiếng là cuốn “Amadis de Gaula”. Cuốn tiểu thuyết này và hệ quả của nó đã lôi cuốn chủ nghĩa lý tưởng của tuổi trẻ.

Nó đã trở thành một phím đàn của một mưu đồ chính trị đã được hoàn tất. Mã hóa vinh dự đã ảnh hưởng nhiều thế hệ,…cuốn tiểu thuyết đó còn tồn tại mãi suốt thế kỷ XVI nói về cung cách hành xử lịch sự, lời lẽ dùng trong cuộc nói chuyện lịch sự, nguồn tài liệu nhận thức về xưng hô theo đúng cung cách lịch sự. (Jame Brodick Saint Ignatius Loyola: The pilgrim year 1491- 1538. P.40).

Thánh I-nhã đã đọc những cuốn sách này một cách thèm khát, những hình ảnh hào hiệp và mạo hiểm của Amadis và con trai của ông là Esplandian đã ngập tràn trong tâm trí thánh I-nhã. Nơi Amadis thánh I-nhã thấy được kiểu mẫu hoàn hảo, một tấm gương, một kiểu mẫu của những đầy tớ trung thành và của những người không ngừng say mê, sự che chở và nâng đỡ người yếu đuối và nghèo khổ, luôn bảo vệ cho những giá trị đạo đức và công bằng. (Brodick, Saint Ignatius, P.40)

Khi thời điểm đã đến với thánh I-nhã để biến đổi cuộc đời hoàn toàn cho Thiên Chúa ngài đã thi đua nói với Esplandian, người đã làm cuộc canh thức võ trang trước tượng đức mẹ ban ơn trước khi được tấn phong hiệp sĩ. Thánh I-nhã đã mô tả giây phút dâng hiến của chính mình ngài.

Kẻ ấy đi tiếp đến Monserat, luôn luôn nghĩ về những kỳ tích mà ngài sẽ làm vì yêu mến Thiên Chúa. Vì tâm trí đầy những ý tưởng từ Amadis de Gaula và những cuốn sách như thế, một vài điều tương tự với những ý tưởng kia đến trong tâm trí ngài nên kẻ ấy quyết định canh thức võ trang trọn một đêm không ngồi hay đi ngủ nhưng khi thì đứng khi thì quì trước bàn thờ Đức Mẹ ở Mónserat nơi mà kẻ ấy đã quyết tâm cỏi bỏ trang phục của ngài để mặc lấy áo giáp của Đức Ki-tô… Sau khi đến Mónserat kẻ ấy đã cầu nguyện và chuẩn bị gặp một linh mục giải tội… Kẻ ấy cũng thu xếp với cha giải tội để nhận con la và treo kiếm và dao găm trên bàn thờ Đức Mẹ ở trong nhà thờ…. Đêm trước ngày lễ Đức Mẹ vào tháng 3 năm 1522, vào lúc đêm xuống kẻ ấy ra đi hết sức kín đáo, đến với một người nghèo kẻ ấy cởi bỏ trang phục của mình cho người ấy và mặc chiếc áo mình hằng mong ước. Kẻ ấy đến quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ, tay cầm gậy ở đó suốt đêm khi quỳ lúc đứng. (Olin and O’Callaghan, Autobiography PP.31- 32)

Thánh I-nhã là vị thánh duy nhất được biết đến là ngài đã dâng hiến hoàn toàn đời mình cho Thiên Chúa vào một đêm canh thức võ trang ý tưởng đến với ngài từ lãng mạn thuở xưa, nhưng chính nó đã vượt qua mọi nghi lễ và là một việc làm của tình yêu siêu nhiên được linh hứng bởi trời. (Brodick, Saint Ignatius Loyola P.86)

Điểm dừng: Hãy suy gẫm theo câu hỏi này: tôi đã dâng hiến đời minh cho Thiên Chúa chưa ?

Trích Lời Thánh I-Nhã

Để chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa, Chúa chúng ta và để bày tỏ lòng quản đại của ta với ngài chính là để dâng hiến hoàn toàn và bền bỉ chính con người của ta để phục vụ Ngài…. Một người càn kết hiệp với Thiên Chúa, Chúa chúng ta và càng quảng đại hơn với Thiên Chúa chí tôn thì anh ta càng nhận ra Thiên Chúa quảng đại hơn với chính anh ta và càng ước muốn đón nhận những ân sủng và những món quà thiêng liêng lớn hơn mỗi ngày. (George E. Ganss, trán The Constutions of The Society of Jesus, P.163)

Suy Gẫm

Sau đêm ở Monserrat, thánh I-nhã đã hiến dâng mình hoàn toàn cho Thiên Chúa.

Thiên Chúa là trung tâm và chiếm trọn những suy nghĩ của thánh I-nhã và là đối tượng của tình yêu đặc biệt của ngài và người yêu, và ngài muốn làm mọi việc bé nhỏ trong đời sống hằng ngày. Ngài muốn được kết hiệp một cách bền chặt với Thiên Chúa như là khí cụ để dẫn đưa tha nhân trở về với Chúa và bằng cung cách hành xử của mình và ngài cũng quan tâm người khác ngoài Thiên Chúa – Thiên Chúa và tất cả mọi người như Đức Ki-tô đã đổ máu mình ra vì nhân loại (Ganss, Consturion, P.15)

Về đời sống dâng hiến chúng ta nên bắt chước thánh I-nhã đừng thử thách Thiên Chúa thì chúng ta nhận ra được rằng Thiên Chúa hướng dẫn vũ trụ chứ không phải chúng ta. Thiên Chúa đã che chở chúng ta trong lòng bàn tay của Ngài. Để đạt tới một mức độ bình an và thanh thản trong cuộc sống chúng ta cần thực hiện một bước có tính quyết định nhằm quy hướng toàn bộ đời sống ta về Thiên Chúa. Chúng ta được nghỉ ngơi trong sự che chở của Thiên Chúa. Chúng ta hiến dâng và phó thác mọi kết quả cho Thiên Chúa.

Bằng cách phó dâng, chúng ta có thể đặt trung tâm đời sống mình vào giây phút hiện tại. Y thức rằng Chúa sẽ giúp ta nhận ra điều ta cần phải hiểu biết miễn là ta biết lắng nghe những kinh nghiệm của mình và tin tưởng vào hoạt động của Thiên Chúa. Với thái độ sống phó thác liên lỉ nơi Thiên Chúa chúng ta sẽ tìm lại được một niềm tin tưởng trọn vẹn nơi Thiên Chúa, nơi bản thân và nơi những người khác.

  • Đọc phần trích của thánh I-nhã một cách chậm rãi và suy niệm lại một lần nữa. Hãy chọn một đoạn nào đó mà dường như bạn bị thách đố hay được an ủi cách đặc biệt. Dừng lại ở điểm đó và suy gẫm xem nó có ý nghĩa gì đối với bạn.
  • Bạn đã bao giờ cảm thấy bất lực khi cố gắng làm chủ một sự đam mê hay khuynh hướng nào đó bên trong con người bạn chưa? Hãy suy gẫm một vài phạm vi trong cuộc sống mà bạn dường như bất lựckhi không có sự giúp dỡ của Thiên Chúa: có thể là một cuộc xung đột lâu dài với một ai đó hay với chính bạn, một sức ép buộc phải tỏa sáng hay thể hiện trong nhóm, cũng có thể là một khuynh hướng đòi hỏi phải thành công trong mọi tình huống hay một khát vọng muốn tỏ ra mình là người luôn quan trọng. Khi đụng đến sự bất lực của mình thì hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã biết tình trạng thâm sâu của bạn và Ngài yêu bạn cách nhưng không. Hãy tâm sự với Thiên Chúa về sự bất lực của mình. bạn đã sẵn sàng dâng hiến mọi đam mê cho sự che chở của Thiên Chúa và mở lòng ra trước ân sủng và quyền năng của Thiên Chúa chưa?
  • Hãy liệt kê tất cả những quà tặng tuyệt diệu mà Thiên Chúa đã ban cho bạn: tình bạn khắn khít, mọi công việc tốt đẹp, những cống hiến tích cực cho gia đình hay cho cộng đoàn và nhiều điều khác nữa. Hãy thân thưa với Thiên Chúa về những món quà này. Liệu bạn có hiến dâng những món quà này cách dễ dàng không? Hãy tâm sự với Thiên Chúa và hỏi người xem bạn có thực sự xứng đáng với những món quà này chăng và tại sao chúng lại dược ban cho bạn?
  • Hãy suy gẫm với câu hỏi này: những phần nào của đời tôi mà tôi chưa sẵn sàng tuân theo thánh ý của Thiên Chúa ?
  • Liệt kê một số cách mà cuộc sống bạn tiến bộ hơn nếu bạn tuân theo thánh ý của Thiên Chúa ?
  • Viết lời nguyện của chính bạn lên Chúa. Hãy sắp xếp nó để nó tuân theo thánh ý của Thiên Chúa, những đam mê, tặng phẩm, sợ hãi và những thành tích của bạn. Hãy thường xuyên cầu xin điều này nhưng đặc biệt khi bạn cảm thấy bất lực hay hoàn toàn mạnh mẽ. Chính lời cầu nguyện của bạn nhắc nhở bạn biết rằng Thiên Chúa luôn là trung tâm của đời bạn.
  • Thánh I-nhã đã cử hành nghi thức dâng hiến của mình bằng việc canh thức võ trang trước tượng Đức Mẹ. Hãy tạo ra một nghi thức của chính bạn để xác định sự dâng hiến của bạn theo thánh ý của Thiên Chúa. Sau đó thực hiện việc dâng hiến của riêng mình giữ một vài biểu tượng hữu hình của quyết định mà bạn biến đời bạn cho Thiên Chúa. Khi cần được nhắc nhở về sự dâng hiến của bạn hãy suy nghĩ về biểu tượng này.

Lời Chúa

7 Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi.8 Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô9 và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Ki-tô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin.10 Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người,11 với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.12 Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt.13 Thưa anh em, tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước.14 Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Ki-tô Giê-su.15 Vậy tất cả chúng ta là những người hoàn thiện, chúng ta hãy nghĩ như vậy; và giả như có điểm nào anh em nghĩ khác, thì Thiên Chúa sẽ mặc khải cho anh em.16 Song, dù đạt tới đâu đi nữa, chúng ta cũng cứ theo hướng ấy mà đi. (Pl 3: 7-16)

Kết nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu và trọn cả ý muốn của con cùng hết thảy những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy Chúa đã ban cho con. Lạy Chúa, con xin dâng lại Chúa hết thảy, tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin bạn cho con tình yêu và ân sủng Chúa, được như thế là đủ cho con. Amen. (Spiritual Exercises, P.79)

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 29-11-2024

  TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 29/11/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG Lời Hằng Sống …

Mến Yêu Hằng Ngày, 29-11-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 6, 29-11-2024 (Lc 21,29-33) Đức Giê-su kể cho các môn …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *