Hộ giáo – Bản tính của Thiên Chúa

Bạn có thể nhận thấy rằng hầu hết các bằng chứng được trình bày trong chương ba bắt đầu với những điều quen thuộc với chúng ta – ví dụ, kinh nghiệm của chúng ta về sự thay đổi, hoặc về việc sống một đời sống đạo đức. Chúng mời gọi chúng ta chú ý đến những đặc điểm nào đó của những điều quen thuộc mà đang đánh đố chúng ta, chúng ta có thể – và nên – đặt ra các câu hỏi về những đặc điểm đó. Bây giờ nếu các câu hỏi được nêu ra nằm trong các bằng chứng là những câu hỏi thực tiễn – chẳng hạn như, làm thế nào vũ trụ vật chất có thể hiện hữu được? – nếu những vấn đề này thừa nhận một số loại câu trả lời, thì chúng ta có thể thấy, nếu chúng ta suy tư phản tỉnh, không tìm đâu được câu trả lời trong thế giới của những điều hữu hạn và quen thuộc này. Nói cách khác, bất cứ điều gì trả lời cho câu hỏi ấy thì sẽ là một câu hỏi thuộc loại hoàn toàn không quen thuộc với chúng ta.

Ngôn ngữ về Thiên Chúa

Nếu đây là vấn đề, thì làm thế nào chúng ta có thể nói về Thiên Chúa? Nếu Thiên Chúa quá bí ẩn, thì làm thế nào ngôn ngữ, là cái đề cập cơ bản đến thế giới kinh nghiệm quen thuộc của chúng ta, có thể được sử dụng một cách đúng đắn để nói về Ngài? Đây là một câu hỏi hay, nhưng không phải là một câu hỏi không có hy vọng trả lời được, như một số người nghĩ. Vì chính tính hợp lý của những câu hỏi cụ thể về thế giới khả nghiệm cho phép chúng ta suy nghĩ trong một cách có hệ thống về Thiên Chúa. Thiên Chúa là câu trả lời cho những câu hỏi này. Ngài là nguyên nhân của những hiện tượng này. Và bằng cách suy tư về kết quả, chúng ta có thể biết điều gì đó về nguyên nhân những sự vật, hé mở tia sáng nào đó về Thiên Chúa – thậm chí chỉ là một điểm sáng.

Một điều gì đó tương tự xảy ra trong khoa học. Ví dụ, các nhà vật lý nhận thấy những kết quả nhất định thường xuyên xảy ra và đặt tên cho cái sinh ra chúng. Họ không có sự quan sát trực tiếp đến những nguyên nhân mà họ đặt tên, và trong thực tế, họ biết rằng một số nguyên nhân có thể không bao giờ có thể quan sát được. Nhưng họ không có khó khăn gì trong việc gọi  tên cho cái sinh ra các kết quả này – và ngay cả trong việc gán những đặc tính bất thường cho những thực thể có tính lý thuyết như thế dựa trên cơ sở của việc quan sát của họ.

Nhưng ở đây không có sự tương tự. Xét cho cùng, các hạt cơ bản là một phần của thế giới vật lý và chia sẻ những đặc tính căn bản của nó; mặt khác, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của thế giới. Ngài không thể hiện hữu trong cùng một cách như thế giới vật lý hiện hữu. Vì như chúng ta đã nhấn mạnh nhiều lần, chỉ những tính chất cần thiết cho thế giới vật lý mà phát sinh ra vấn đề mà câu trả lời cho những vấn đề ấy là Thiên Chúa. Về bản tính thiêng liêng, một số tác giả đem lại một ấn tượng mạnh mẽ rằng Thiên Chúa ngồi làm mẫu cho chân dung của họ. Chúng tôi hy vọng không tạo ra một ấn tượng như vậy. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn bắt đầu từ việc bàn luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa, phản tỉnh trên những chứng cứ được tìm thấy ở đó và nêu lên điều mà những chứng cứ này nói đến Đấng Duy Nhất mà chúng chứng minh sự hiện hữu của Ngài.

Các thuộc tính của Thiên Chúa

Thiên Chúa hiện hữu tuyệt đối. Nói rằng “Thiên Chúa hiện hữu tuyệt đối” chúng tôi không chỉ có ý rằng Thiên Chúa luôn luôn có đó hay Ngài không có xu hướng đi ra khỏi sự hiện hữu. Trong một nghĩa nào đó, điều này là đúng. Tuy nhiên, chúng tôi còn có ý nói đến điều gì đó hơn thế nữa.

Thiên Chúa là cội nguồn hiện hữu của mọi sự vật. Nhìn vào vũ trụ chúng ta thấy rằng trong mỗi sinh vật có sự khác biệt giữa yếu tính của nó và sự hiện hữu của nó; nghĩa là có một sự khác biệt giữa cái chúng là và sự kiện chúng là. Đó là lý do tại sao, như chúng ta đã thấy, những sự vật bị giới hạn là do bản chất của chúng vốn không có gì, tại sao chúng cần có một hữu thể mà chúng không thể tự cung cấp.

Nếu Thiên Chúa là câu trả lời cho câu hỏi về hữu thể hữu hạn này, thì Ngài không thể chịu bởi cùng một nhu cầu như thế. Nói cách khác, trong Thiên Chúa không hề có khoảng cách giữa cái Ngài là và sự kiện Ngài là.  Việc Ngài hiện hữu không phải là một sự tình cờ thú vị, không hữu thể nào khác làm nguyên nhân cho sự hiện hữu của Ngài. Hiện hữu không thể tách rời khỏi những gì Ngài là, nó phải thuộc về Ngài tự bản chất. Nói một cách tận căn, Thiên Chúa đồng nhất với sự hiện hữu tròn đầy. Đó là những gì chúng tôi có ý khi nói rằng Thiên Chúa hiện hữu tuyệt đối.

Thiên Chúa là vô hạn. Chúng ta đã thấy rằng chính một hữu thể hữu hạn và giới hạn đặt ra cho chúng ta một vấn đề, mà dường như cần có một điều kiện hay nguyên nhân cho sự tồn tại của nó. Vì thế Thiên Chúa không thể bị giới hạn hay hữu hạn. Nói cách khác, Thiên Chúa phải vô hạn, hoàn toàn không giới hạn.

Thiên Chúa là duy nhất. Nếu Thiên Chúa là vô hạn, thì có thể có nhiều Thiên Chúa hay không? Rõ ràng là không, Thiên Chúa phải hiện hữu ngoài mọi ranh giới. Ngài phải là hữu thể tròn đầy vô hạn và không thể bị giới hạn bởi một Thiên Chúa nào khác ngoài Ngài. Do đó Thiên Chúa phải duy nhất.

Thiên Chúa là thiêng liêng. Nói Thiên Chúa là thiêng liêng, chúng tôi có ý rằng Thiên Chúa không phải là một hữu thể vật chất. Một hữu thể vật chất là phải có một thể xác. Nhưng một thể xác thì luôn luôn bị giới hạn và bị thay đổi bất cứ lúc nào.

Thiên Chúa là vĩnh cửu. Thiên Chúa không thể lệ thuộc vào thời gian, vì Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa mọi thụ tạo, vốn thay đổi, và làm nảy sinh vấn đề về chính sự hiện hữu của chúng. Mọi thụ tạo phụ thuộc vào thời gian, làm nảy sinh vấn đề trên. Thiên Chúa không thể giống như thế.

Mầu nhiệm nhập thể không mâu thuẫn điều này; đúng hơn, nhập thể tiền giả định điều này. Nhập thể nghĩa là Thiên Chúa mang lấy một bản tính con người, nơi Chúa Kitô; bản tính đó thì ở trong thời gian, không gian và vật chất. Điều này tiền giả định rằng bản tính Thiên Chúa thì khác bản tính con người. Phần khác đó thường được xem như là phần của Thiên Chúa không bị giới hạn bởi thời gian, không gian và vật chất. Chỉ một con chim không bơi trên biển nhưng bay trên trời mới có thể đi vào biển từ trên cao; chỉ có Thiên Chúa đấng ở ngoài thời gian mới có thể  đi vào trong thời gian.

Thiên Chúa siêu việt và ở mọi nơi. Thiên Chúa không thể là một phần của vũ trụ. Nếu Ngài như thế, thì Ngài sẽ bị giới hạn bởi những phần khác của vũ trụ. Nhưng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của mọi thụ tạo, ban cho chúng hữu thể đầy đủ. Ngài không thể là một trong chúng, hay toàn thể chúng – vì mỗi thụ tạo, và toàn thể thụ tạo, phải được trao ban sự hiện hữu, phải nhận sự hiện hữu từ Thiên Chúa. Như thế Thiên Chúa phải là hơn thụ tạo của Ngài. Đây là điều mà chúng tôi gọi là tính siêu việt của Thiên Chúa.

Đồng thời Thiên Chúa phải hiện diện tròn đầy trong mọi thụ tạo. Chúng không thể chống lại Thiên Chúa, vì nếu thế Ngài sẽ bị giới hạn bởi thụ tạo. Shakespeare bị giới hạn bởi những người cùng thời nhưng không phải là các nhân vât của ông; ông bị giới hạn bởi Marlowe không phải bởi Hamlet.

Hãy lưu ý làm sao khẳng định về tính siêu việt và tính nội tại của Thiên Chúa tránh những cạm bẫy một mặt của thuyết phiếm thần (đồng nhất Thiên Chúa với bản chất vật chất) và thuyết tự nhiên thần giáo (cho rằng Thiên Chúa ở cách xa với thụ tạo, như thể Ngài có thể “lên giây cót” cho nó và để cho nó tự chạy).

Thiên Chúa thông minh. Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng và Gìn giữ mọi sự. Ví dụ, Ngài là Đấng Tạo dựng và Gìn giữ tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và tất cả sinh vật sống. Mỗi vật có một cấu trúc có thể tri giác và phù hợp trong một hệ thống cơ cấu có thể tri giác. Vì vậy, thật là hợp lý để khẳng định rằng mọi sự khả niệm tính bao la này mà Đấng Tạo Hóa ban cho thế giới, là công trình của một trí thông minh. Do đó, Đấng Tạo Hóa có một đặc tính là thông minh.

Thiên Chúa toàn tri và toàn năng. Nói rằng Thiên Chúa là toàn tri và toàn năng có nghĩa là không có những rào cản thực sự đối với sự hiểu biết hay hoạt động của Thiên Chúa. Ngoài mình ra, Thiên Chúa tạo dựng mọi sự, Ngài có thể biết và duy trì chúng hiện hữu. Vậy liệu có thể hiểu được rằng có cái gì đó mà Ngài không thể biết hoặc không có quyền lực trên nó hay không? Không thể nghĩ về một cái gì đó như là sự ngăn cản ý chí của Thiên Chúa, trừ khi chính Chúa cho phép sự ngăn cản – như trong sự lựa chọn tự do của con người để phạm tội. Nhưng đó là một trường hợp mà nó tiền giả định sự toàn năng và do đó không phải là một luận chứng chống lại sự toàn năng.

Tuy nhiên, một số người có thể nghĩ rằng chúng tôi đã nói quá ít. Họ thấy một khoảng cách rất lớn ở đây giữa Chúa Cha yêu thương được mặc khải trong Kinh Thánh và Đấng Tạo Hóa mầu nhiệm vô hạn được tỏ lộ trong suy tư triết học. Chúng ta thừa nhận điều này: tình yêu được biểu lộ nơi Chúa Giêsu thì vượt xa hơn những gì chúng ta có thể hy vọng biết từ triết học. Đó chính là lý do tại sao Chúa Giêsu mặc khải Chúa Cha cho chúng ta. Nếu chúng ta có thể học biết tất cả những gì chúng ta cần phải biết về Thiên Chúa từ triết học, thì chúng ta không cần sự mặc khải của Thiên Chúa. Nói đều này, tôi không có ý nói rằng những gì triết học đã cho chúng ta là không có giá trị. Nó cho thấy rằng, ở mọi thời điểm hiện hữu của chúng ta, chúng ta phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa về mọi thứ: sự hiện hữu, trí khôn, sự hiểu biết, sự thiện, ngay cả những sự lựa chọn tự do mà chúng ta phấn đấu để đạt được chúng.

Thiên Chúa có là một “Ông”?

Một trong những tranh luận nóng nhất hiện nay về Thiên Chúa liên quan đến việc sử dụng độc quyền truyền thống của đại từ ông. Hầu hết tất cả các Kitô hữu thừa nhận rằng (1) Thiên Chúa không phải là  nam giới theo nghĩa đen, vì Ngài không có cơ thể sinh học, và (2) nữ giới không kém hơn nam giới về bản chất. Đây là các điểm gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, có hai lý do để bảo vệ cho việc sử dụng độc quyền đại từ thuộc phái nam và hình ảnh về Thiên Chúa. Lý do thứ nhất là liệu rằng chúng ta có thẩm quyền để thay đổi các tên gọi về Thiên Chúa được Chúa Kitô, Kinh Thánh và Giáo Hội sử dụng hay không. Việc duy trì truyền thống về hình ảnh phái nam đối với Thiên Chúa dựa trên giả thiết rằng Kinh Thánh là sự mặc khải của Thiên Chúa, không có tính tương đối về phương diện văn hóa nghĩa là có thể thương lượng hay thay đổi. Như CS Lewis nói, “Kitô hữu tin rằng chính Thiên Chúa đã dạy chúng ta biết cách nói về Ngài.”

Lý do thứ hai để gọi Thiên Chúa là “ông” là bởi lịch sử. Ngoại trừ Do Thái giáo, tất cả các tôn giáo cổ khác đã được biết đến đều có các nữ thần cũng như các nam thần. Mặc khải của người Do Thái thì khác biệt ở chỗ đại từ chỉ dùng thuộc phái nam, vì nó khác biệt trong nền thần học về tính siêu việt của Thiên Chúa. Điều đó dường như là điểm chính yếu của hình ảnh thuộc phái nam. Như một người đàn ông kết hợp với một phụ nữ từ ngoài vào và làm cho người đó thụ thai, thì Thiên Chúa tạo ra vũ trụ từ ngoài vào và  ban đầy ân sủng cho linh hồn chúng ta hay cuộc sống siêu nhiên cũng từ ngoài vào. Như một phụ nữ không thể tự mình thụ thai, do đó, vũ trụ không thể tạo ra chính nó, cũng như linh hồn không thể tự cứu nó.

Chắc chắn có một kết nối chặt chẽ giữa hai nét đặc sắc một cách căn bản của ba tôn giáo thuộc Kinh Thánh hoặc khởi nguồn từ Abraham (Do Thái Giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo): quan niệm duy nhất về một Thiên Chúa siêu việt tạo ra mọi sự từ hư không và sự khước từ gọi Thiên Chúa là “bà” bất chấp thực tế là Kinh Thánh gán cho Ngài các thuộc tính của nữ giới như sự chăm sóc đầy lòng thương xót (Is 49:15), sự nhẹ nhàng của tình mẫu tử (Is 66:13) và sự cưu mang đứa trẻ (Is 46:3). Đại từ phái nam bảo vệ (1) đặc tính siêu việt của Thiên Chúa khỏi ảo tưởng cho rằng mọi sự vật được sinh ra từ Thiên Chúa như một người mẹ hơn là được tạo ra và (2) ân sủng của Thiên Chúa khỏi ảo tưởng cho rằng chúng ta bằng cách nào đó có thể cứu chúng ta – hai ảo tưởng phổ biến và không thể tránh khỏi trong lịch sử tôn giáo.

Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 

Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

Còn tiếp

Kiểm tra tương tự

Dám dìm sâu với Chúa | Suy tư TM CN lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa năm C

  Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa DÁM DÌM SÂU …

Chúng ta có thực sự biết mình cần một Đấng Cứu Tinh?

  Với những tiến bộ công nghệ hiện nay, chúng ta dễ bị cám dỗ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *