Bí Tích Thánh Thể mời gọi chúng ta sống trong Chúa Giê-su

Bí Tích Thánh Thể trong quyền năng của mình làm cho ân sủng hay ơn thánh hóa tăng trưởng trong bạn.  Tác dụng của bí tích Thánh Thể tương tự như lương thực hằng ngày: nuôi dưỡng, tăng lực và biến đổi tâm hồn bạn, mang đến một niềm vui không nhất thiết phải cảm nhận được, nhưng rất thật.

Bí tích Thánh Thể không chỉ bảo tồn sự sống cho linh hồn bạn, mà còn được sống dồi dào hơn, giống như cơ thể không chỉ cần lương thực, mà còn tăng sức mạnh.

Bí tích Thánh Thể cũng bảo tồn và tăng trưởng các nhân đức khác được ban tặng cho linh hồn bạn cùng với ơn thánh hóa.  Bằng cách tăng trưởng ba nhân đức đối thần (đức tin, đức cậy và đức mến),  Bí tích Thánh Thể cho phép bạn kết hợp chặt chẽ với Thiên Chúa hơn, và củng cố các đức tính đạo đức (thận trọng, điều độ, công bằng và dũng cảm).  Bí tích Thánh Thể cho phép bạn điều chỉnh toàn bộ thái độ hướng đến Thiên Chúa, tha nhân và bản thân bạn tốt hơn.  Bằng cách làm cho 7 ơn của Chúa Thánh Thần cùng 12 hoa trái của Chúa Thánh Thần được phong phú hơn.  Việc Rước Lễ sẽ mở ra sự hiểu biết và ý muốn của bạn và trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần thánh hóa các linh hồn bằng món quà ân sủng siêu nhiên.  Ân sủng cao nhất đó là ơn thánh hóa, đó là phẩm chất tự nhiên, cư ngụ trong tâm hồn chúng ta, và làm cho tâm hồn nên giống Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã nói về sự tiếp nhận cuộc sống mới, đời sống thiêng liêng khi Chúa nói với Nicodemus rằng, “trừ khi một người được sinh ra một lần nữa, anh ta không thể vào vương quốc của Thiên Chúa”.

Ơn thánh hóa cũng còn được gọi là trạng thái đầy ân sủng, bởi vì một khi chúng ta đã nhận được, nó vẫn trong trạng thái đó trong tâm hồn chúng ta.  Khi đã được lãnh nhận, ân sủng vẫn luôn trong linh hồn trừ khi bị xua đuổi bởi tội lỗi.

Chúa Thánh Thần như là người làm vườn khéo léo.  Rễ cây nho là linh hồn tội lỗi.  Nhờ ân sủng, Chúa Thánh Thần ban cho sự sống thiêng liêng của Người để nó có thể nảy nở thành những nhân đức.

Trước khi Chúa bước vào cuộc Khổ Nạn của Người, Người đã để lại cho các Tông Đồ và cho chúng ta một bản di chúc sau hết.  Khi sự hiện diện của Người không còn ở với chúng ta, Người tha thiết và lập đi lập lại nhiều lần, “Hãy ở trong Thầy”.

Mối liên kết hợp nhất với Người và bạn chỉ có thể thuộc về tâm linh, nhưng đó là một điều rất thật và sống động, một điều gì đó bền bỉ, không vượt quá, và bắt nguồn từ chính bản chất con người của bạn.  Người đã sử dụng câu chuyện dụ ngôn về cây nho và cành nho để minh họa: “Thầy là cây nho, anh em là cành.  Ai ở trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.  Nếu ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo.  Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.”

Thân và cành tương tự như nhau, được nuôi dưỡng và cùng nhau hoạt động, tạo ra những hoa trái giống nhau vì được nuôi dưỡng bởi cùng một loại nhựa cây.  Theo cùng một cách, Chúa Giêsu và các tín hữu hợp nhất trong một Thân Thể huyền bí.  Người làm cho nhựa của ân sủng của Người nảy nở trong bạn, đặc biệt bằng việc Rước Lễ, và do đó làm phát triển đời sống thiêng liêng của linh hồn bạn dồi dào hơn.

Đức Thánh Cha Pius XII có viết trong Tông Thư về Thân thể thần bí của Đức Kitô như sau, “trong bí tích Thánh Thể, các tín hữu được nuôi dưỡng và củng cố trong cùng một bữa tiệc ly và trong mối dây thần linh, trong bí tích Thánh Thể họ được liên kết bền vững với nhau và với Thiên Chúa là Đầu của toàn chi thể. Bạn có thể nói như thánh Phaolô rằng, “Không phải tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi; và hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến mạng vì tôi”.

Có được ơn thánh hóa là điều kiện đầu tiên, thiết yếu nhất để kết hiệp với Đức Kitô, và là nền tảng của mọi ân sủng và quyền năng tạo nên đời sống tâm linh.  Ân sủng này là năng lực thực thụ, thiêng liêng, và trường tồn của linh hồn; thông phần cách thiêng liêng với hình ảnh và thiên tính của Người Con, ngõ hầu bạn trở nên giống Đức Kitô, Con Thiên Chúa theo tính tự nhiên.  Chừng nào ân sủng vẫn còn trong bạn, Người vẫn ở trong bạn để bạn có thể nên một với Người như Cha ở trong con và Con ở trong Cha.  “Để tất cả nên một, như Cha ở trong con, và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.”  Chúa Cha và Chúa Con là cùng một bản tính thiêng liêng.  Bạn cũng được sở hữu một hình ảnh của Người trong ơn thánh hóa.

Thánh Cyril thành Giê-ru-sa-lem đã viết: “Để bảo đảm chúng ta được thông phần vào Mình và Máu Đức Kitô: trong hình bánh được trao là Mình Người, và trong hình rượu là Máu Người; chúng ta được thông phần vào Mình và Máu Đức Kitô, nhờ đó chúng ta trở nên cùng một thân thể với Người.  Thế nên, chúng ta mang trong mình Đức Kitô, bởi vì Mình và Máu của Người được phân phát qua các chi thể của chúng ta.  Như thánh Phêrô đã chúc phúc, “Anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa.”

Chắc chắn bạn nên thường xuyên Rước Lễ để không hư mất đời đời.  Đây là một sự mất mát lớn, cho dù một phần nhỏ của ơn thánh hóa cũng có giá trị hơn bất cứ thứ gì trên đời này.  Ngay cả hạnh phúc vĩ đại nhất trên thế gian này cũng không là gì so với việc sở hữu ơn thánh hóa, và sự sống đời đời trong Thiên Chúa.  Hãy nhìn vào tâm hồn bạn, Thiên Đàng bắt đầu từ ân sủng.

 

Tác giả: Fr. Lawrence G. Lovasik

Chuyển ngữ: Mai Phương.

Hiệu đính: Lm. GB. Nguyễn Ngọc Thế SJ.

 

Bài viết này trích từ một chương trong sách Căn Bản của Bí Tích Thánh Thể của Cha Lovasik.

Cha Lawrence G. Lovasik (1913-1986) nói rằng lý tưởng của Cha là “làm cho Chúa được biết đến, và được yêu mến hơn qua các tác phẩm”.  Cha Lovasik đã làm công việc truyền giáo ở các vùng mỏ than, thép của Mỹ, thành lập dòng Nữ tu Chúa Thánh Thần, một dòng truyền giáo, và đã viết rất nhiều sách, và một số nhấn mạnh đến việc cầu nguyện và Bí Tích Thánh Thể.

https://catholicexchange.com/the-eucharist-invites-us-to-live-in-jesus

Kiểm tra tương tự

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *