[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: Phần III-Ý kiến về xưng tội và giải tội (tt)

Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.

III. PHÉP GIẢI TỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGOÀI KITÔ.

XƯNG TỘI (xưng thú tội lỗi, ) Và ƯỚC MUỐN ĐƯỢC THA THỨ (trong các tôn giáo).
Mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta gia tăng ý thức về tội lỗi của chúng ta và xin ơn tha thứ của Chúa, để được đổi mới. Điều đó có nghĩa gì đối với các tôn giáo khác?

* HỒI GIÁO

Linh mục Bernardo thuộc hội Giáo Hoàng Thừa Sai người Ý truyền giáo tại Hồng Kông kể lại rằng: trong một ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sau khi nói về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và ơn tha thứ của Chúa. Ngài giải thích về ý nghĩa của Bí Tích Giải Tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người Hồi Giáo đến gặp vị truyền giáo và nói như sau:
– Thưa cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.
Vị linh mục giải thích rằng:
– Vì chưa được rửa tội, ông không thể lãnh nhận Bí Tích Giải Tội
Nhưng người tín hữu Hồi Giáo nài nỉ:
– Thưa cha, trong Hồi Giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài.
Vị linh mục liền chúc lành cho người tín hữu Hồi Giáo và người này ra về trong bình an.

 

** PHẬT GIÁO

Tại Hàn Quốc, nơi có nhiều tín đồ Phật Giáo trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi đại ý như sau:
“Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo?” Một bác sĩ nổi tiếng trong nước đã trả lời như sau:
– Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy tôi trở lại. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo, vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Ðối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, dĩ nhiên có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới những gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng: Giáo Hội Công Giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.”

***CHESTERTON

Hội Thánh công giáo và sự trở lại của Gilbert Keith Chesterton
: *Gilbert Keith Chesterton (1874 -1936), thi sĩ, văn sĩ người Anh, nổi tiếng trong nhiều lãnh vực văn học Anh, đã từ Anh giáo trở lại công giáo (30 juillet 1922). Sau đây là những lời trần tình của ông về việc trở lai công giáo. Chesterton đưa ra 3 lý do, giải thích việc trở lại Giáo hội công giáo :
1/ vì Hội Thánh công giáo đã đi sâu vảo mầu nhiệm con tim loài người hơn hết mọi Giáo hội;
2/ có các nghi thức thanh tẩy và canh tân tâm hồn (bí tích thống hối-hòa giải);
3/ có giáo huấn về đức ái .
“Điều dẫn tôi đến Giáo hội và làm tôi quyết định gia nhập Hội thánh công giáo là tôi có thể xưng thú tội lỗi và được giải thoát khỏi điều đè nặng lương tâm tôi”
Trong Hồi ký (tự thuật), ông ca tụng việc xưng tội vì không có một hệ thống tôn giáo nào khác có thể tuyên bố là đã thật sự giải thoát con người khỏi tội. Điều đó được xác nhận bởi lý luận, vốn xem ra gây sửng sốt cho nhiều người, vì giáo hội dạy là khi một tội vừa xưng thú và thành tâm thống hối thì thực sự được tẩy xóa: và tội nhân thực sự bắt đầu lại như không bao giờ đã phạm tội.
Khi một người công giáo đã xưng tội thì trở lại, cách đúng nghĩa, với kinh nghiệm đời sống lúc năm tuổi. Anh ta đứng, như tôi đả nói, ở bình minh của khởi đầu cuộc sống; anh ta nhìn thế giới với những con mắt mới. Ông tin rằng trong góc tối (tòa giải tội) và trong nghi thức ngắn ngủi đó, Thiên Chúa đã thực sự tái tạo ông theo hình ảnh Người. Bây giờ ông có kinh nghiệm mới về Đấng Tạo dựng.
Hơn nữa xem ra như quan niệm triết lý riêng của ông ta về cuộc đời rất hòa hợp với bí tích giải tội như ông ta có lần thổ lộ trong tự thuật này.
“Ý tưởng chủ động của đời tôi, tôi sẽ không nói là giáo thuyết tôi luôn dạy, nhưng là giáo thuyết tôi sẽ thich dạy. Tư tưởng nảy là chấp nhận mọi sự với lòng tri ân và không coi chúng là điều phải có. Như thế bí tích thống hối ban cho một đời sống mới, giao hòa con người với mọi điều đang sống, nhưng không phải làm như những người lạc quan, những người theo khoái lạc chủ nghĩa, người ngoại đạo rao giảng hạnh phúc Tặng phẩm được ban cho phải trả giá; nó bị điều kiện hóa bởi một sự thú tội. Nói cách khác, tên của cái giá này là sự thật, nhưng cũng có thể được gọi là thực tại.
Giáo hội công giáo
“ Các đế quốc và vương quốc sụp đổ do sự yếu nhược nội tại và vĩnh cửu là đã được gầy dựng bởi những người mạnh, trên những người mạnh. Hội thánh công giáo được xây dựng trên sự yếu đuối và vì lý do này, nó không bao giờ bị hủy diệt..
Trong mức độ mà một con người có thể hãnh diện về một tôn giáo cắm rể trong sự khiêm tốn, tôi hết sức hãnh diện về tôn giáo của tôi, một cách rất đặc biệt về điều mà người ta xuyên tạc dưới cái tên “mê tín, dị đoan”. Vâng tôi hãnh diện bị trói buộc vì những tín điếu già cỗi, bị kềm kẹp bằng những giáo thuyết đã chết (những người anh em của tôi trong giới báo chí nói như vậy); vì tôi biết rất rõ là những lạc giáo đã chết và những tín điều hữu lý sống rất lâu đến độ người ta coi chúng là những đồ cổ xưa. Tôi hãnh diện về cách suy tôn mà người ta hạ giá bằng cách gọi nó là “tôn thờ Maria” vì nó muốn trang hoàng những thời đại tăm tối nhất bằng tinh thần hiệp sĩ mà ngày nay phong trào nữ quyền làm lệch đi. Tôi hãnh diện về sự chính thống của tôi về các mầu nhiệm thánh lễ và Ba Ngôi. Tôi hãnh diện vì tin vào Đức Giáo hoàng và hãnh diện vì đặt lòng tin của mình vào bí tich giải tội. Vì tôi không để mình bị ấn tượng chút nào hết bởi những kẻ phê phán việc xưng tội như điều nhỏ mọn, nghi ngờ rằng chính họ có can đảm đẩy việc thấp hèn này cho đến cùng.”
Orthodoxy của G.K. Chesterton
Quyển sách nhỏ Orthodoxy của G.K. Chesterton phổ biến lần đầu tiên vào năm 1908. Chesterton, như chắc chắn các bạn điều biết là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ và nhà hộ giáo Kitô. Vào khoảng cuối đời, ông từ Anh giáo đã trở lại Công giáo. Nhưng Orthodoxy là khởi đầu của một tự thuật Kitô, cả khi ông là một người nỗi danh về bút chiến trong nhiều năm: “Ông rất vui đến độ người ta có thể tin là ông đã gặp Chúa”.Trong đoạn cuối cùng của Orthodoxy, ông viết: “Niềm vui, vốn là quảng cáo nhỏ của người ngoại, (vì người ngoài không cho thấy là có niềm vui), là một bí quyết vĩ đại của người Kitô”.

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Món Quà Giáng Sinh – Suy tư Tin Mừng CN 4 Mùa Vọng năm C

  Giáng sinh là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đối với phần …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *