Chúng ta chỉ biết một chút ít về Giuse khi các tác giả Tin Mừng thuật lại những biến cố xảy ra trước và sau khi Đức Giêsu giáng lâm. Ta biết về gốc gác của Giuse, về hôn ước giữa ông và Maria, biết về những trằn trọc trăm mối tơ vò để tìm ra giải pháp tối ưu cho chuyện vị hôn thê sắp cưới của mình có mang, rồi chuyện truyền tin trong giấc mơ và những chuyến hành trình lắm chông gai và mệt mỏi. Qua những tình tiết nhỏ nhặt đó, ta thấy Giuse hẳn phải là một con người có tinh thần trách nhiệm rất cao. Giuse đã không hành xử theo cảm tính hay chỉ làm mọi chuyện cho qua. Đã có lúc Giuse phân vân không biết rời bỏ Maria hay tiếp tục cuộc hôn nhân này. Nhưng khi nhận được lệnh của Chúa là hãy rước Maria về, ông đã thực thi mệnh lệnh như thể đó là sứ mạng của mình, như là chọn lựa của mình, không một lời oán than hay một đòi hỏi xin giải thích.
Khi Maria lâm bồn, hẳn là ông đã phải chạy vạy khắp nơi để tìm kiếm chỗ tươm tất. Khi không tìm thấy một nơi ấm êm và đường hoàng, hẳn là ông cũng buồn phiền lo lắng biết bao cho sức khỏe của vợ và hài nhi vừa mới sinh. Giữa đêm khuya giá lạnh, đang tựa đầu để nghỉ ngơi một chút thì đã phải vội vàng thức giấc để đưa vợ và con băng đường dài, trốn đi tị nạn ở nơi xa. Khi được lệnh trở về, ông cũng nghe ngóng tình hình, để quyết định xem nên cư trú ở đâu để vợ con có thể được an toàn, không bị những ganh ghét của thế lực trần gian làm hại. Và khi đã tìm được chỗ tốt nhất, ông tiếp tục hành nghề thợ mộc để kiếm cơm nuôi sống gia đình. Giuse đã hoàn toàn dành hết tâm huyết để chăm lo cho gia đình nhỏ bé, cùng với vợ giáo dưỡng Giêsu, cả thể chất lẫn tinh thần, với hết tất cả tình yêu và trách nhiệm của một người đàn ông cột trụ nơi tổ ấm.
Giêsu càng lớn lên, bình an và khỏe mạnh thì hình ảnh của Giuse cũng dần dần mờ nhạt đi. Đến một lúc, ta chẳng còn thấy Tin Mừng nhắc gì đến ông nữa. Ông qua đời khi nào, lúc bao nhiêu tuổi… ta cũng chẳng hay biết. Giuse đã hoàn toàn để cho Chúa lớn lên, bằng cách để mình nhỏ bé đi. Những gì làm cho Chúa, ông kể như chẳng là gì to tát. Có chăng là trọn một niềm hạnh phúc vì cảm thấy vinh dự được Chúa cho cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài mà thôi.
Chỉ cần nghĩ đến chuyện Giuse hy sinh thế nào cho Thiên Chúa và cho gia đình nhỏ bé của mình cũng đủ để chúng ta cũng mường tượng được công trạng của ngài to lớn như thế nào trong công trình cứu độ của Thiên Chúa. Vậy cớ gì ngài không hô hào lên tiếng cho người ta biết về những hy sinh của mình? Làm như thế cũng đáng chứ, cũng là điều hợp tình hợp lý mà bấy lâu nay chúng ta vẫn hay làm đấy thôi. Nhưng dường như đối với Giuse, được phục vụ Chúa là một niềm vinh hạnh, được hy sinh cho người khác điều ta nên làm. Nó hiển nhiên như ta hít thở, chứ chẳng phải là điều gì đó ghê gớm đến độ đáng được nêu danh. Chính cái tính cách khoan khai, khiêm nhường và lặng lẽ ấy của Giuse đã giúp cho thánh nhân sống một đời mà không đau khổ dằn dặt chi, không hụt hẫng, nhưng lúc nào cũng bình an, hạnh phúc.
Giuse không cần chi người ta biết đến và ca tụng, có lẽ bởi vì Giuse đã có được phần thường cho chính mình rồi. Ông là một trong những người đầu tiên thấy được tận mắt, sờ được bằng tay hình hài của Con Thiên Chúa. Một quãng thời gian dài, ông có Chúa kề bên, được tập cho Chúa nói, được mớm cho Chúa ăn, được vui cười với Chúa. Rồi bỗng một ngày, niềm hạnh phúc như ngập tràn khóe mắt khi tai ông nghe chính Thiên Chúa gọi mình hai chữ “bố ơi” thật ngọt ngào và êm ái. Ông là ai mà được diễm phúc trở thành người được Con Thiên Chúa gọi là cha? Cả một huyền nhiệm cao vời đang hiển lộ trước mặt ông: một Thiên Chúa làm người mà ông đang ẵm bồng đây, đang gặp gỡ từng giây phút đây, được ôm lấy từng ngày đây. Có Giêsu rồi, ông đâu cần tìm kiếm điều gì nữa. Có nguồn hạnh phúc ở đây rồi, cần gì phải theo đuổi điều gì nữa.
Giuse có lẽ đã tạ thế trước khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai. Ông không được nghe những lời giáo huấn vàng ngọc của Giêsu, người con yêu của mình, dành cho dân chúng. Nhưng biết đâu, khi căn dặn các môn đệ hãy biết phó thác mọi sự cho Chúa Cha, hãy vác thập giá hàng ngày, hãy sống khiêm nhường nhỏ bé, Đức Giêsu đã nghĩ đến vị dưỡng phụ yêu quý của mình. Giuse đã biến cuộc đời mình thành một lời nguyện ca tuyệt vời dâng lên Chúa.
Hôm nay, chúng ta hãy dành ít phút cầu nguyện với Thánh Giuse. Chúng ta hãy xin ngài chuyển cầu cùng Đức Giêsu con ngài, cho chúng ta cũng biết sống khiêm nhu, âm thầm và lặng lẽ, suốt cuộc đời chỉ đi tìm một mình Chúa mà thôi, và dám can đảm để Chúa lớn lên, để mình nhỏ lại. Ước gì đó là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời Kitô hữu của chúng ta.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Thưa cha! cũng nhân dịp đại lễ Giangs sinh,con xin có vài trao đổi với bài của cha:
Thưa cha!..Họ sắp cưới nhau rồi! Bỗng chốc,Đức Chúa Cha can thiệp!.Con đã được một cha (cha chú họ) giải thích là vì Chúa Cha phải tính như vậy để Đức Mẹ không bị người ta dựa luật mà ném đá chết! Con nghĩ: ..từ thời ông Ap-ra-ham..Đức Chúa đã chọn rằng: đến đời..chít..chít..một người con gái trong dòng họ Aaron,con của ông Gioakim và bà Anna để cưu mang Ngôi II sinh ra là một hài nhi trai.”- Bởi quyền phép của Ta ban cho Maria từ lúc có thai sẽ luôn có sự lạ nầy,sự lạ nọ..nên tuy không có chồng mà ai cũng tin bởi phép Đức Chúa của họ làm. Nên không một ai;một quyền lực nào bắt bớ nàng nữa,mà đều kính sợ nàng”. Chứ chẳng lẽ..Chúa Cha..sợ loài người như ông cha chú nói! Nhưng đến đoạn cha giảng..hai ông bà phải đem Chúa hài nhi đi tị nạn ở xa..con lại nghĩ ông cha chú nói..cũng đúng!vì Chúa Cha sợ nhà vua Hêrôđê bắt giết Chúa hài nhi nên phải cho Chúa con sang Ai-cập mà trốn! lại phải chờ cho vua này chết mới dám về! Đúng!
Chúng ta khẳng định Ngôi II được sinh ra bởi phép Chúa Thánh thần!
Đức Chúa Trời ban hồng ân tốt đẹp cho loài người việc hai vợ chồng được ăn ở với nhau khi đã có đủ luật đạo,luật đời vì đó là tuyệt đỉnh phải có để thể hiện vẹn tròn của tình yêu,của hạnh phúc chẳng những cho nhau mà còn cho tổ ấm gia đình của họ nữa! cứ vậy có ai nói gì đâu!Chỉ có thứ nam nữ hoang đàn,mất nết..thì việc ăn ở với nhau mới là tội lỗi,không được phép, phải lên án!
Đúng như cha nói,ông Giuse chết trước khi Chúa Giêsu đi rao giảng; làm con nhớ đến bạn Chúa là Ladarô!-Được sống lại thì còn gì lo phải mất nữa phải không cha! Thế mà Ladarô đã không theo làm môn đệ cho Chúa? Lẽ nào Ladarô xin theo mà Chúa Giêsu lại không cho? Xét rõ Ladarô quá tệ! Trong khi bố Giuse là người có công với Chúa Giêsu chỉ sau mẹ mình thế mà bố ốm nặng,Ngài không chữa? chết rồi cũng không cho sống lại? lại bị Chúa Cha giam nhốt ở ngục Tổ tông nữa chứ!
Cũng liên can đến ông vua Hêrôđê; do Chúa hài đồng sinh ra mà ông ta đã ra lệnh giết chết hết mọi con trẻ từ 2 tuổi trở xuống của thành Najaret và các thành lân cận ( có lễ phải có cả ..ngàn trẻ chết!) bởi ông nghĩ trong số trẻ đó sẽ có hài nhi Giêsu! Con cứ băn khoăn..sao lúc 3 nhà bác học vào yết kiến,trình bày sự chuyện với vua;sao Chúa Cha không thánh hóa ông vua này như đã thánh hóa tên lính Phao-lô? Để vua cùng tin mà đi theo 3 bác học này đi chầu lạy Chúa và mãi tin Chúa xuống trần về việc giảng Tin mừng chứ không phải để sau thành vua Do thái?
Sứ thần phán với cô Maria;-..Bà sẽ sinh con trai!/ thưa cha,đẻ con trai hoặc con gái nơi cha mẹ mình là do Chúa cho!bởi 2 cha mẹ kết hợp nên có việc X,Y để thành trai, gái!dựa đó nên nay khoa học mới có thể chọn giới qua sàng lọc. Còn Chúa Cha chọn phái nam làm người rõ ràng Ngài đã chọn từ thời..Ađam-Eva rồi phải không cha!Con cứ nghĩ..phái nữ không chỉ ở dân Do thái mà hầu hết trên khắp thế giới cả mấy ngàn năm trước B.C đều bị coi rẻ nên bị thiệt thòi nhiều mặt so với đàn ông cho đến tận ngày nay.Ước chi Ngôi II xuống thế làm người nữ thì đã giải phóng cho phái đã được định chân yếu tay mềm ! Cha có biết Giaos hội gải thích thưa cha?