Chúng tôi chọn con đường Giê-su. Còn bạn?

“Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” vì vậy mà mỗi người trong chúng ta hãy trở thành những “thợ gặt,” dùng đời sống, việc làm và hành động của mình để đi muôn nơi loan báo Tin Mừng Cứu Đội, để cho nhiều người được nhận biết Chúa “một người Cha nhân hậu và giàu lòng tha thứ”

 

Nếu như bây giờ bạn được gặp Chúa và Ngài ngỏ lời với bạn rằng: “Ta cần con!” Bạn sẽ đáp lại lời Ngài như thế nào? Có phải bạn cũng sẽ trả lời như từng thành viên của Hội sinh viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội “Này con đây, xin hãy sai con” không? (Is. 6,8).

Vâng, “Này con đây, xin hãy sai con” chính là câu chủ đề cho lễ truyền thống lần thứ XVII của Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội năm nay. Đến hẹn lại lên, lễ truyền thống là dịp để các nhóm sinh viên trong Tổng giáo phận có cơ hội sáng tạo, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, trau dồi kiến thức và bổ sung cho nhau.

Tiếp nối tinh thần truyền giáo của cha ông đi trước, qua câu chủ đề này, Hội Sinh viên cũng muốn gửi gắm sứ mạng truyền giáo đến mỗi thành viên. Không phải lúc nào tiếng Chúa gọi ta cũng được nhận biết được và đáp lại. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, có quá nhiều cám dỗ giăng bẫy người trẻ như: tiền tài, vật chất, danh vọng … chúng dễ dàng làm cho chúng ta, người trẻ mờ mắt, câm điếc, không còn nghe thấy tiếng Chúa nữa.

Xưa Chúa gọi ngôn sứ Isaia và Ngài đã đáp lại tiếng Chúa “Này con đây, xin hãy sai con” một cách vô điều kiện, không lo toan tính thiệt hơn. Ngày nay liệu có bao nhiêu người, đặc biệt là sinh viên những người vốn được cho là nhiệt huyết, hăng say, dám đứng lên đáp lại lời Chúa vô điều liện như ngôn sứ Isaia xưa? Một câu nói mà ai cũng có thể thốt ra tưởng chừng rất đơn giản, nhưng mà thực hiện được thật không dễ dàng chút nào. Không phải ai cũng quảng đại, dám dấn thân hy sinh cho nước Chúa. Sứ mạng truyền giáo không chỉ dành cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ; mà truyền giáo là bổn phẩn và trách nhiệm của mỗi người Ki tô hữu. Đặc biệt những người trẻ hôm nay chúng ta là “tương lai của xã hội và Giáo hội”, Giáo hội và xã hội có phát triển được hay không là nằm trong tay bạn và tôi.

Mỗi thời đại, mỗi dân tộc có những hình thức truyền giáo khác nhau, không phải Chúa bảo ta cứ xách ba lô lên và đi khắp nơi này, nơi khác mới là đi truyền giáo. Mà hãy giao giảng nước Chúa bằng chính đời sống của mình, qua cách cư xử, học tập tham gia các nhóm sinh viên, năng đi lễ, đi đọc kinh ở nhà thờ, làm việc bác ái và giúp đỡ tha nhân cũng như những người khó khăn, nghèo khổ. Hãy luôn biết sống trong thành thật, chân thành, yêu thương, tha thứ cho nhau. Khi phải đi học xa nhà nhiều bạn sinh viên trong chúng ta còn bỏ lễ, ở những nơi công cộng các bạn vẫn còn ngại ngùng không dám tuyên xưng Đức tin trước mọi người không cùng tôn giáo. Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc bản thân  ngại không dám làm dấu sẽ khiến Chúa buồn và đau lòng biết nhường nào?

“Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” vì vậy mà mỗi người trong chúng ta hãy trở thành những “thợ gặt,” dùng đời sống, việc làm và hành động của mình để đi muôn nơi loan báo Tin Mừng Cứu Đội, để cho nhiều người được nhận biết Chúa “một người Cha nhân hậu và giàu lòng tha thứ”

Đây có lẽ cũng chính là thông điệp mà chủ đề của lễ truyền thống năm nay muốn gửi tới tất cả các bạn sinh viên. Hãy luôn sẵn sàng và tỉnh thức đáp lại tiếng Chúa mời gọi để trở nên môn đệ của Ngài. “Giữa cuộc đời trăm vàn nẻo đường” bạn chọn con đường nào? Có phải bạn cũng giống như tôi: “Tôi chọn con đường Giê Su”?

 

     Maria Trần Bảo Châu, nhóm SVCG Hưng Hóa

         Bài dự thi  “Sinh Viên Truyền Giáo”

 

 

Kiểm tra tương tự

Trong Chúa, chúng ta là những người bạn đích thực

Trong tâm tình chờ đón Đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, Học Viện Thánh Giuse …

Thế giới kịch nghệ đã ảnh hưởng thế nào đến thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

  Từ khi còn trẻ, chàng thanh niên Karol Wojtyła đã bị cuốn hút vào …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *