Chuyên đề: Lo Âu và An Bình

 

Chuyên đề: Lo Âu và An Bình

Lo âu và an bình dường như là hai trạng thái đối lập nhau. Tuy nhiên, việc hiểu biết mối liên quan giữa hai trạng thái đó có thể giúp ích cho chúng ta. Lo âu có thể là dấu hiệu cho thấy có những nan đề chưa giải quyết hoặc những khó khăn đang tiềm ẩn; trong khi đó, trạng thái thanh tịnh, an yên lại có thể được vun đắp bởi sự tỉnh thức, tâm trạng thư thái và chấp nhận.
Lo âu là trạng thái tâm – sinh lý có tính người, đặc trưng bởi các yếu tố về cơ thể, cảm xúc, nhận thức, và hành vi. Đó là cảm giác gây ra bởi sợ hãi và phiền muộn. Lo âu được xem là phản ứng bình thường đối với tác nhân gây stress. Lo âu quá mức có thể trở nên có vấn đề và can thiệp vào chất lượng đời sống.
Tuy nhiên, lo âu không hẳn là một “kẻ thù”, mà là một phần của đời sống, một kiểu chỉ báo về nội tâm không bình an, dễ xáo động và sợ hãi khi đối diện với thực tế sống. Phía bên ngược lại của lo âu đó chính là trạng thái an yên, thanh tịnh. Có những cách thức giúp chúng ta “bước qua ngưỡng cửa lo âu để đạt đến an bình”, đối diện với những nỗi sợ trong thực tại đời sống, sống trọn chức năng trong từng khoảnh khắc và mở lòng với những trải nghiệm mới, những ý nghĩa mới. Từ lo âu đến an bình – Một lộ trình mà ai cũng cần đến, có thể nhận biết và có thể bước đi trong cuộc đời mình.

—————
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến chuyên khoa Tâm thần và Chuyên viên Tâm lý Trị liệu; Uỷ viên Ban Chấp hành Hội KH Tâm lý – Giáo dục Tp.HCM; Trưởng Câu lạc bộ Tâm lý Trẻ em Trăng Non. Hiện là giảng viên Lớp Liệu pháp Tâm lý Gia đình – Trung tâm Thực hành Tâm lý học, Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH).

Kiểm tra tương tự

Bài tập Mùa Chay – Bài 23: Bữa Tiệc Cuối Cùng

Bài tập 23 Bữa Tiệc Cuối Cùng   “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận …

Chương trình “Cầu nguyện cùng Đức Thánh Cha”

CÙNG BƯỚC ĐI TRONG HY VỌNG  Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành …