Cộng đoàn Học viện Dòng Tên ngắm đứng đầu Tuần Thánh

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

 

Nếu như việc đi đàng thánh giá là thực hành đạo đức trong Mùa Chay của người Công Giáo trên toàn thế giới, thì người tín hữu Việt Nam lại có thêm một kiểu thực hành khác, đó là ngắm đứng, kết hợp giữa các bài dân ca cổ truyền với kinh nguyện Kitô giáo, để suy chiêm về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.

Ngắm đứng, mà người ngoài Kitô giáo vẫn gọi là “tế kèo,” là một sự thích ứng và hội nhập văn hóa sáng tạo của các thừa sai ngoại quốc trong bối cảnh bản xứ, và là một hình thức nối quá khứ với hiện tại. Nếu tín ngưỡng dân gian diễn ra tại đình làng có nghi thức Hèm tức nghi thức diễn lại thần tích của vị Thành Hoàng thì người Công Giáo Việt cũng có nghi thức tái hiện lại cuộc khổ nạn của Chúa qua nghi thức Ngắm, Tháo Đinh, Táng Xác. Cha Đắc Lộ viết trong Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài như sau: “Để cho họ khỏi bị thiệt thòi, thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm thương khó làm 15 đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong 15 sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong 15 ngọn nến sáng theo tục lệ trong Giáo Hội Roma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng thương mến những thống khổ và cái chết của Chúa Cứu Thế, người lân cận cũng đến nghe.” Và cha cũng chính là tác giả của các bài Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu.

Cuộc thương khó của Chúa Giêsu được kể lại cách tài tình, khéo léo và sống động qua những cung điệu ngân nga trầm bổng, những sắc thái bi ai thảm thương. Hình thức này rất hợp với lòng người Việt, nên đã giúp họ cảm nhận sự thương khó của Chúa cách sâu sắc bằng cả cảm xúc của lòng mình. Cha Đắc Lộ thuật lại trong Hành trình và truyền giáo, chương 26 rằng: “Hôm sau [Thứ Sáu Tuần Thánh] tôi trưng bày thánh giá để họ tới kính thờ và hôn, cùng lúc đó họ ngâm những bài ca rất sầu thảm bằng ngôn ngữ của họ về sự thương khó Chúa. Họ khóc nức nở, đổ dòng nước mắt rửa tội họ và dâng cho các thiên thần ngự ẩm.”

Trở vềđào sâu một trong những sinh hoạt truyền thống và lâu đời của Giáo Hội Việt Nam, trong ba ngày đầu Tuần Thánh 2021, cộng đoàn Học Viện Thánh Giuse Dòng Tên đã tổ chức ngắm đứng tưởng nhớ 15 Sự Thương Khó của Chúa Giêsu. Mỗi ngày cộng đoàn ngắm và suy niệm 5 ngắm. Dù với những cung giọng không giống nhau, cung dòng hay triều, thêm chút khác biệt trong ngôn từ, theo phương ngữ địa phương, nhưng sắc thái của các bài ngâm vẫn buồn thương da diết, khiến mọi người cảm nhận sâu sắc và sống động những cung bậc cảm xúc của Chúa Giêsu trên đường thánh giá.

Ngắm đứng không chỉ là một sinh hoạt đạo đức chỉ dành cho người giáo dân, nhưng với các tu sĩ trẻ Dòng Tên, việc ngắm và lắng nghe ngắm là chất liệu và “khung cảnh” hữu ích giúp anh em đi vào suy niệm và chiêm niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, hầu mong xin được ơn xin Thánh Inhã đề nghị cho Tuần Ba Linh Thao: “xin sự đau đớn, buồn sầu và ngượng ngùng, vì chính bởi tội lỗi tôi mà Chúa đi chịu nạn” (LT 193), và sâu hơn, quyết liệt hơn là “xin sự đau đớn với Chúa Kitô đầy đau đớn, tan nát cõi lòng với Chúa Kitô tan nát tâm hồn, được khóc lóc đau khổ trong lòng về sự đau khổ dường ấy mà Chúa Kitô đã chịu vì tôi” (LT 203).

Ngắm đứng và các cử hành Tuần Thánh là vẻ đẹp truyền thống đạo đức của các bậc Tiền nhân – vẻ đẹp không chỉ làm cho đời sống đạo thêm sinh động, mà lôi cuốn biết bao người tín hữu trở về với Chúa, nuôi đức tin bao người trong những hoàn cảnh khó khăn, và làm gia tăng lòng sốt mến và đức tin nơi bao người môn đệ Chúa Kitô, đúng như cha Đắc Lộ nhận xét: Kinh nghiệm cho chúng tôi nhận thấy rằng, họ càng mộ mến và tôn thờ sự thương khó Chúa Cứu Thế thì họ càng là những giáo dân vững chãi và kiên trì thực hành nhân đức.” (Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài, chương 16). Ước mong qua cử hành đơn sơ này, mỗi anh em học viên Dòng Tên thêm lòng sốt sắng sống tâm tình thống hối của cao điểm Tuần Thánh hướng tới niềm vui của ngày đại lễ Phục Sinh.

Hình ảnh: Nhật Tài S.J.

Bài viết: Văn Quynh S.J.

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *