[Hạnh các Thánh]: 18-10 Thánh Lucas Thánh Sử

Thánh Luca là người viết phần lớn bộ sách Tân Ước, gồm quyển Phúc Âm thứ ba và Công Vụ Tông Ðồ. Trong hai cuốn này, ngài cho thấy sự song hành giữa đời sống Ðức Kitô và của Giáo Hội. Trong các thánh sử, ngài là người duy nhất thuộc dân ngoại.

Truyền thuyết cho rằng ngài là người Hy Lạp, sinh quán ở Antioch và là người đầu tiên trở lại. Là một thầy thuốc, có lẻ xuất thân từ trường Tarsus và quen biết Phaolô từ lâu. Thánh Phaolô gọi ngài là “người thầy thuốc yêu quý của chúng ta” (Col. 4:14). Có lẽ ngài viết sách Phúc Âm trong khoảng từ năm 70 cho đến 85.

Ngài xuất hiện trong sách Công Vụ trong chuyến hành trình thứ hai của Thánh Phaolô, và ở lại Philippe một vài năm cho đến khi Thánh Phaolô trở về đó trong chuyến hành trình thứ ba, và ngài tháp tùng Thánh Phaolô đến Giêrusalem và ở gần thánh nhân trong thời gian cầm tù ở Ceasarea. Trong hai năm này, Thánh Luca đã có thời giờ để tìm tòi thêm các chi tiết và phỏng vấn những người đã từng gặp Ðức Giêsu. Sau cùng ngài là người đồng hành trung tín đã tháp tùng Thánh Phaolô trong chuyến đi đầy nguy hiểm đến Rôma. Trong thư gửi Timôthê, Thánh Phaolô có nhắc, “Chỉ có Luca là ở với tôi” (2 Tim 4:11).

Người ta không còn biết gì nhiều về quãng đời cuối cùng của thánh nhân. Theo một tác giả thế kỷ thứ II thì người tránh được cuộc bắt bớ của Neron đã giết Phêrô và Phaolô (66) và về lại Hy Lạp sống cuối đời “không vợ không con, chết lúc 84 tuổi ở Beotie, đầy ơn Chúa Thánh Thần”.

Theo một tài liệu khác tìm được ở Constantinople thì Thánh Lucas đã rao giảng Tin Mừng ở Achaie, Beotie và sau làm Giám Mục thành Thébes. Thánh Gaudence ở Brescia đã quả quyết thêm rằng Lucas đã cùng lãnh triều thiên tử đạo với thánh Andrea tại Patras thuộc Achaie. Thánh tích của người hiện còn tại VCTĐ Thánh Giustina ở Padua, nước Ý.

Thánh Lucas đã viết về đời thơ ấu của Chúa Giêsu và Đức Mẹ mà chắc chắn người quen biết. Người ta còn nói người đã vẽ chân dung Đức Mẹ. Thánh nhân là quan thầy các thầy thuốc và họa sĩ

Lời Bàn

Thánh Luca viết cho Kitô Hữu dân ngoại với tư cách của một người dân ngoại. Cuốn Phúc Âm ngài viết chứng tỏ ngài là người giỏi về tiếng Hy Lạp, cũng như nguồn gốc của Do Thái.

Lời Trích

Ðoạn kết của Phúc Âm Thánh Luca: “Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Các ông bái lạy Người, rồi trở về Giê-ru-sa-lem mà lòng tràn ngập niềm vui, và họ tiếp tục ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Luca 24:50-53).

Kiểm tra tương tự

Chương trình LỜI CHÚA LÀ HỒN SỐNG

  Nếu Bạn say mê Lời Chúa, Nếu bạn thật tâm muốn để Lời Chúa …

Cái chết

  Nghĩa tử là nghĩa tận. Cái chết chấm hết mọi thứ. Chết là xong… …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *