[Hạnh các Thánh]: 22-07 Thánh Maria Magdalena

Thánh Maria Magdalena

(thế kỷ thứ 1)

Ngày trước, người ta lẫn lộn giữa Maria Magdalen với ba người phụ nữ được Phúc Âm nói đến là:

– Người đàn bà tội lỗi vô danh đã đến đổ thuốc thơm trên chân Chúa và lấy tóc lau (Lc 7,37-50)

– Maria ở Bethania, em của Mattha và Lazarius. Cô cũng đã xức thuốc thơm nơi chân Chúa và lấy tóc lau (Gio 11,1;12,3)

– Maria ở Magdala (Magdala là một làng nhỏ bên bờ hồ Tiberiade) người được Chúa Giêsu đuổi trừ bảy quỷ (Lc 8,2) và đã có mặt dưới chân Thánh Giá khi Chúa chết cùng với Mẹ Maria và Gioan. Cô dự vào việc mai táng Chúa, trở ra mộ Chúa hai hôm sau để xức xác, nhìn thấy ngôi mộ trống. Maria là người đầu tiên nhìn thấy Chúa sống lại và đi báo tin cho các tông đồ. Thì chỉ Maria Magdalen này được ghi trong niên lịch Phụng Vụ sau vụ cải tổ lịch Phụng Vụ Roma mới.

Cũng do sự nhầm lẫn lâu đời giữa ba nhân vật nên Maria Magdalen mới được coi như là quan thầy những phụ nữ hoàn lương, những người bán nước hoa và buôn găng tay.

Cũng do sự nhầm lẫn lâu ấy mà có những tương truyền khác nhau như việc Maria Magdalen đã đến xứ Gaules (có từ thế kỷ thứ XI) người ta kính thánh tích của bà ở Vezelay, trên con đường hành hương đến Compostelle; cũng tại Provence, từ thế kỷ thứ XIII có những cuộc hành hương lôi cuốn nhiều người đến Sainte Marie de la Mere, nơi mà người ta cho rằng Maria Magdalen đã đổ bộ với em là Lazarius cùng nhiều phụ nữ khác, có cả người tớ gái là Sarah, quan thầy của những người phiêu bạt Gitans. Cũng như tại Saint Baume nơi có bọng đá mà người đã ở qua và tại Saint Maximin có phần mộ của người.

Tại Đông Phương, tương truyền rằng Maria Magdalen chết và được chôn ở Êphêsô. Năm 899, hoàng đế Leon VI đã chuyển thánh tích của người hay là được coi như vậy, về một tu viện ở Constantinople. Từ Đông phương, việc sùng kính đến Tây phương từ thế kỷ thứ X.

Vậy chúng ta chỉ biết về những gì Phúc Âm nói đến về vị thánh nữ đặc biệt ấy và ngày nay hình như chỉ có Maria Magdalen này mới có tên trong lịch Phụng Vụ mới.

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *