Học hỏi Tin Mừng Chúa Nhật II Thường niên năm C

HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN NĂM C

Ga 2,1-11

  1. Trong toàn bộ Tin Mừng Gioan, có mấy đoạn kể chuyện về Đức Giêsu và Mẹ Ngài? Tin Mừng
  2. Trong bài Tin Mừng này, có mấy cuộc gặp gỡ trò chuyện cả thảy?
  3. Phép lạ ở Cana được gọi là “dấu lạ” (Ga 2,11). Toàn bộ Tin Mừng Gioan có bao nhiêu dấu lạ?
  4. Tin Mừng Gioan có nói đến tên Đức Maria không? Trong Tin Mừng này, Đức Mẹ được gọi là gì? Khi nghe Đức Giêsu gọi Mẹ là , bạn thấy có bình thường không? Xem Ga 2,4; 19,26; 4,21; 20,15.
  5. Trong Ga 2,4 Đức Giêsu cho thấy giờ của mình chưa đến. Khi nào thì giờ ấy mới thật sự đến trọn vẹn?

      Đọc Ga 7,30; 8,20; 12,27-28; 13,1; 16,32; 17,1.

  1. Đọc lại Ga 2,4. Đức Giêsu có lạnh nhạt trước yêu cầu của Mẹ và nhu cầu của đám cưới không?
  2. Bạn nghĩ gì về thái độ của Đức Mẹ? Đọc Ga 2,5.

     Bạn nghĩ gì về thái độ của những gia nhân? Đọc Ga 2,7-9.

  1. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu đem đến điều gì cho đôi tân hôn và tiệc cưới của họ?
  2. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu vén mở cho thấy điều gì của mình? Đọc Ga 1,14; 11,4.40.

CÂU HỎI SUY NIỆM: Các đôi tân hôn của xã hội chúng ta hôm nay đang thiếu gì? Hiện nay có nhiều gia đình đang gặp khó khăn. Theo bạn, đâu là những khó khăn họ thường gặp?

PHẦN TRẢ LỜI

  1. Tin Mừng Gioan kể chuyện Đức Giêsu và Mẹ Ngài hai lần: ở Tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-11) và Dưới chân thập giá (Ga 19,25-27).
  2. Trong Gioan 2,1-11 có các cuộc đối thoại sau: a/ giữa Đức Giêsu và Đức Mẹ (cc. 3-4); b/ giữa Đức Mẹ và những kẻ hầu bàn (cc. 5); c/ giữa Đức Giêsu với những kẻ hầu bàn (cc. 7-8); d/ giữa người quản tiệc và chú rể (cc. 9-10). Nhưng chỉ trong cuộc đối thoại đầu tiên, ta mới thấy có sự trao đổi giữa hai bên.
  3. Toàn bộ Tin Mừng Gioan có ít nhất 6 “dấu lạ” như sau: Đức Giêsu biến nước thành rượu ở Cana (2,1-11), chữa con một quan chức nhà vua (4,46-54), chữa một người bất toại (5,1-18), làm bánh hóa nhiều (6, 1-15), chữa một người mù từ lúc mới sinh (9, 1-41), và hoàn sinh anh La-da-rô (11, 1-57).
  4. Tin Mừng Gioan không nói tên Đức Maria, chỉ gọi Mẹ là “thân mẫu Đức Giêsu” (Ga 2,1-2) hay “thân mẫu của Người” (Ga 2,5; 19,25). Đức Giêsu hai lần gọi Mẹ mình là “Bà” (Ga 2,4; 19,26). Lối gọi này có vẻ khác thường, vì bình thường một người con không bao giờ gọi mẹ mình là “bà.” Lối gọi này cũng có vẻ xa cách, nhưng không nên quên rằng Đức Giêsu bị treo trên thập giá đã gọi Mẹ mình là Bà cách trìu mến thân thương. Ngài cũng gọi người phụ nữ Samari mới quen (Ga 4,21) và chị Maria Mác-đa-la thân quen (Ga 20,15) là “bà”. Dù sao đây không phải là lối gọi thiếu kính trọng hay lạnh lùng.
  5. Đức Giêsu hay nói: “Giờ của Tôi chưa đến” (Ga 2,4; 7,30; 8,20). Khi gần cuộc Khổ Nạn, Ngài mới nói: “Giờ đã đến” (Ga 12,23; 13,1; 17,1). Giờ là lúc Ngài “đi từ thế gian này về với Cha” qua cái chết (Ga 13,1). Giờ là lúc các môn đệ bị phân tán và để Thầy Giêsu một mình (16,32). Giờ này thật đáng sợ, nhưng Đức Giêsu không xin Cha cứu mình khỏi Giờ này (Ga 12,27), vì Giờ cũng là lúc Ngài được Chúa Cha tôn vinh (12,23; 17,1). Nói chung, Giờ là toàn bộ biến cố Đức Giêsu chịu khổ nạn, chết, phục sinh và về với Cha.
  6. Gioan 2,4 cho thấy một lời từ chối lịch sự của Đức Giêsu đối với người Mẹ ruột của mình. Qua câu nói này, Đức Giêsu muốn cho Mẹ thấy mình chỉ làm những việc do Chúa Cha trao phó, và những tương quan máu mủ ruột thịt không được phép chi phối sứ vụ của mình. “Giờ” là điều do Chúa Cha định đoạt.
  7. Đức Mẹ đã không bị sốc trước lời từ chối của Đức Giêsu ở Gioan 2,4. Dù bị từ chối, Mẹ vẫn tin tưởng, và cuối cùng sự can thiệp của Mẹ dẫn đến dấu lạ Cana. Câu nói của Mẹ với các gia nhân không đề cao Mẹ, nhưng đưa họ về với Đức Giêsu. Mẹ nhìn nhận quyền uy của Con, và Mẹ muốn gia nhân phải làm theo điều Con của Mẹ dạy bảo. Các gia nhân đã vâng lời Mẹ, và đã vâng phục Đức Giêsu. Họ đã vất vả đổ đầy nước vào sáu chum đá lớn, rồi múc đem cho ông quản tiệc nếm…Sự vâng phục của họ đã góp phần cho “dấu lạ” Đức Giêsu làm.
  8. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu đem đến niềm vui trọn vẹn cho mọi người tham dự. Rượu là yếu tố quan trọng cho tiệc cưới của người Do-thái kéo dài nhiều ngày. Bây giờ có một lượng rượu vừa nhiều, vừa ngon để đãi khách.
  9. Qua dấu lạ Cana, Đức Giêsu vén mở vinh quang của mình để các môn đệ tin (Ga 2,11). Đọc thêm Ga 1,14; 11,4.40. Ngài cho thấy Ngài là ai và Ngài có thể làm gì cho thế giới.

Kiểm tra tương tự

GIÊSU, TẤM BÁNH HẰNG SỐNG | Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 19 Thường Niên B

Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu xác định căn tính và …

Tấm Bánh Bẻ Ra | Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 17 Thường Niên Năm B

Phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống năm ngàn người là phép lạ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *