[Huấn luyện một trái tim nhận định]: Cùng với Chúa Giêsu trưởng thành (III)

Tác giả: John Veltri, S.J.

 

Nhận ra căn nguyên của sự cảm xúc: nguyên do cảm xúc đến từ thể lý hay tâm lý.

Chúng ta có thể đứng trên nhiều khía cạnh để tìm hiểu căn nguyên của cảm xúc: từ mặt sinh vật, tâm lý, thể lý, tinh thần v.v… Thường thì chúng ta không cần phải dựa trên một khiá cạnh đặc biệt nào để nhận ra cảm xúc của chúng ta một cách chính xác. Có nhiều khi chỉ vì hoàn cảnh và tự nó phản ảnh mà đã gợi lên trong chúng ta một cảm xúc. Ví dụ, những ngày mà bầu trời u ám, ảm đạm rất dễ tạo ra cho con người một cảm xúc lười, biếng nhác, uể oải, rã rời!

Tuy thế, có khi chúng ta cần đứng trên một khía cạnh nào đó để tìm hiểu thì chắc hẳn sẽ đem lại ích lợi cho chúng ta. Ví dụ: từ mặt sinh lý, tâm lý hay tâm linh chúng ta đi tìm hiểu, thì chắc hẳn sẽ giúp chúng hiểu biết thêm về các lãnh vực này. Cũng từ đó sẽ giúp chúng ta nhận định ra được là chính các lãnh vực này đã gây ra sự cảm xúc. Qua phương cách này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn về khả năng nhận định; nếu không chúng ta sẽ dễ bị rơi vào cảnh “linh tính hoá”, và rồi dễ dàng ngộ nhận đây là sự thực. Lấy ví dụ: khi nhìn thấy đàn vịt đi loanh quanh, khi nghe đàn vịt kêu loác quác, khi nhìn thấy đàn vịt bay bổng trên trời, chúng ta đều gọi là vịt.

Phản ứng của thể lý

Có người cảm thấy uể oải rã rợi khi khí áp thấp; có người cảm thấy bất an khi thân xác mệt mỏi; có người cảm thấy thật khó chịu khi âm thanh qúa ồn ào; và có người cảm thấy bất lực cũng như thất vọng trong thời kỳ hồi xuân…..

Phản ứng của tâm lý

Tự mình nhận biết sự tiến trưởng, cũng chính là điều nhận biết về sự trưởng thành của chính bản thân: nhận biết trưởng thành của bản thân như thế nào, hiện tại vẫn còn ảnh hưởng một số đau thương/vết thương đã xảy ra trong qúa khứ, vì sự sống còn nên chúng ta đã học được những phương pháp để trực diện/đối diện với đau khổ, những vấn đề trong thời niên thiếu chưa được giải quyết vẫn còn lưu trữ v.v… Trong đời sống của chúng ta, những cảm xúc và trí tưởng tượng cũng như dẫn đến những hành động hiện tại. Tất cả đều trùng diễn những gì đã xảy ra trong qúa trình lớn lên và trưỏng thành của chúng ta. Những người đã không từng chú ý/chạm đụng đến những thực tế của nội tâm, thì phần lớn sẽ diễn ra trong cuộc sống những gì đã từng xảy ra trong thời thơ ấu, và đã được khắc ghi như một văn kịch bản.

Ví dụ:  Một đứa trẻ được sanh ra trong một gia đình di dân, ngay từ lúc nhỏ đã thường bị ba má rầy mắng là lười biếng. Trong qúa trình lớn lên và trưởng thành rất có thể đứa trẻ này sẽ phải nỗ lực phấn đấu để chứng minh cho ba má biết nó là ngưồi hữu dụng và có gía trị.

Một đứa trẻ khác có thể sẽ học được phương thức “là đứa trẻ ngoan” để che giấu những “thiếu thốn bất toàn” của mình.

Một đứa trẻ khác nữa khi phải trực diện với những xung khắc, rất có thể bề ngoài sẽ giữ thinh lặng, nhưng trong thâm tâm thì đầy những hoang mang. Bởi vì nó nghĩ những xung khắc náy sẽ đưa đến một sự hăm dọa.

※      Những điều phản ứng thực sự phù hợp với bản chất con người:

Khi phải trực diện với một điều thực tế, thì trong nội tâm của con người cũng tự cung cấp một phản ứng tự nhiên và thích hợp cho hoàn cảnh thực tế ấy. Những cảm xúc và phản ứng này chính xác biểu tả sự việc đang xảy ra trong nội tâm cũng như khung cảnh chung quanh của chính người đó. Do những cảm xúc chân thật này đã không từng được lọc lựa qua những đau khổ của qúa khứ hay ẩn dấu qua sự phản ứng méo vạy/vạy vọ, và nhờ thâu qua những cảm xúc nội tâm này có thể giúp chúng ta tìm và hiểu được những sự việc đang xảy ra ở chung quanh người đó.

Ví dụ: Trong khi đang hội họp tôi chợt nghe một câu nói và rồi cảm thấy lòng bất an. Khi suy xét tôi nhận ra được sự bất an này xảy đến do bởi sự phản ứng tự nhiên của một lời nói không thành khẩn. Sự bất an của tôi có thể xảy đến do một dấu chỉ không thành khẩn được tiềm tàng. Khi chấp nhận cảm xúc này, tôi sẽ nhận ra được tình huống gây ra cảm xúc này, và rồi sẽ giúp tôi phán đoán cùng tìm cách thích đáng để giải quyết sự việc. Trong một trường hợp khác, khi tôi phát hiện ra có người có âm mưu để khống chế tôi, thì sự tự nhiên là tôi cảm thấy run sợ, hoặc giận tức, hay khó chịu và phản ứng cũng như tìm cách giải quyết v.v…

Thao Luyện:

  1. Ý thức được sự hiện diện của Chúa ở trước mặt, và nguyện xin Chúa soi sang cũng như mặc khải cho.
    Hãy để cho cả cơ thể thảnh thơi và nghỉ ngơi. Hãy cho phép những cảm xúc thực tế này được lần hiện, và đặt tên cho từng cảm xúc này.
  2. Nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp bạn, để qua những điểm phản tỉnh ở dưới, sẽ giúp bạn mở lòng trí của mình ra để đón nhận tất cả những chân thật đã từng xảy ra ở đàng sau những kinh nghiệm của bạn.
    • Có phải nguồn gốc của cảm xúc này đến từ thể lý hay không? Nó là cái gì/điều gì vậy?
    • Cảm xúc này có thể đến từ tâm lý không? Nếu qủa thế, thì thực tế nó là cái gì? Có khi nào sự việc xảy ra bây giờ là do sự lập lại những gì đã xảy ra trong qúa khứ không? Hoặc chạm đụng tới những thái độ hay những vết thương đã từng xảy ra trong qúa khứ? (tức một sự việc xảy ra hôm nay gợi lại/hay đưa chúng ta trở về dĩ vãng, mà dĩ vãng này có thể là một sự đau khổ, một vết thương mà chúng muốn chôn vùi vào quên lãng! Ví dụ một hiểu lầm của Ba Má/Bố Mẹ đối với bạn lúc bạn 6 hoặc 7 tuổi đầu. Lúc đó bạn bị nghi oan là lấy 100 đồng của Ba Má đi mua cà-rem ăn. Thực tế tiền đó là tiền lì-xì vào dịp Tết mà bạn để dành. Thế nhưng, dầu bạn đã cố gắng để giải thích nhưng đều vô ích và bạn còn bị quở trách trước mặt các anh chị em trong nhà và một vài người bạn khác! Lúc đó bạn vừa đau khổ và còn hổ thẹn với các bạn bè cùng các anh chị em trong nhà!
    • Kinh nghiệm này có phải chỉ là phản ứng tự nhiên hay không? Nếu qủa như thế, nó (kinh nghiệm) nói với bạn điều gì trong tình cảnh này, và điều gì xảy ra trong nội tâm bạn?Giờ đây bạn hãy cùng Chúa Giêsu thảo luận…. cùng Chúa Giêsu tìm một số phương cách để giải quyết những cảm xúc mãnh liệt này…. thâu qua trí tưởng tượng, bạn trở lại với
  3. Tình huống của cảm xúc trong lúc đó, xin ơn Chúa thánh thần trợ giúp để bạn có thể hiểu được một sự thật đã xảy ra…..và rồi có thể gạt bỏ được thì hãy bỏ quên nó…..cùng với Thiên Chúa nhận định nhận thức qúa trình của sự việc, cũng chính là một sự giải phóng, để đi đến qúa trình tự do, và cũng chính nó sẽ giúp bạn nhận ra những sự thật đã xảy ra trong qúa khứ. Đồng thời có thể giúp bạn nhìn cũng như hiểu sự việc một cách khách quan và rồi nó sẽ giúp bạn phản ứng một cách thích hợp hơn.
  4. Có thể chọn một câu (đoạn) Phúc Âm phù hợp với kinh nghiệm của bạn. Ví dụ: “Phúc cho những ai ăn ở hiền lành…..” câu Kinh Thánh này rất có thể phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay kinh nghiệm mà bạn có, hoặc phù hợp với khát vọng và sự cần thiết hiện tại của bạn.
    “Trừ khi bạn trở thành trẻ thơ…..” câu Kinh Thánh này rất có thể phù hợp với sự cần thiết hiện tại của bạn; cần có một trái tim của trẻ thơ, để có thể thành khẩn tiếp xúc và đối đãi với người khác.
  5. Hiện bạn đang dùng những kinh nghiệm trong qúa khứ để trực diện với hoàn cảnh hiện tại? hoặc bạn để mặc một nội tâm không có tự do ‘vì tâm lý phức tạp’ để khống chế phản ứng của bạn?
  6. Hãy ghi lại những kinh nghiệm trong nhật ký, và dùng thái độ cầu nguyện cùng cảm tạ để kết thúc lần cầu nguyện này.

S.J.Orientation I P. 162-163

Kiểm tra tương tự

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn

  Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để …

Ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình thế giới | 07/10

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người sống ngày cầu nguyện và ăn chay cho …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *