Một phương pháp tạo lập quyết định nhóm

Thánh Inhã

Tác giả: William J. Byron, S.J

Trong tiến trình tạo lập quyết định của nhóm theo phương pháp Giêsu hữu, mỗi người tham gia cần đặt ra những câu hỏi sau: Tôi cảm thấy thế nào về vấn đề này? Nguồn gốc của cảm nhận cụ thể đó? Nó có đến từ Thiên Chúa hay không? Cảm xúc “không đến từ Thiên Chúa” có thể là từ bản thân (từ sự không biết, sự ngoan cố hay không hiểu rõ), từ những người khác (lập trường của họ về vấn đề cụ thể này có thể “không đến từ Thiên Chúa”), hay đến từ thần dữ.

Bốn điều kiện tiên quyết

Việc chọn ra tất cả những yếu tố này quả là một thao tác tinh tế. Để nhận định hay quyết định tốt, một người cần phải:

  • Sẵn sàng hành động theo bất cứ sự chiều hướng nào mà Thiên Chúa muốn, do đó, phải tự do triệt để.
  • Mở ra để chia sẻ tất cả những gì mà Thiên Chúa trao cho họ, vì thế phải quảng đại triệt để.
  • Sẵn sàng chịu đau khổ nếu Thánh Ý của Thiên Chúa đòi hỏi, vì thế phải kiên nhẫn trọn vẹn.
  • Tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong cầu nguyện, vì vậy phải hoàn toàn mang tính thiêng liêng.

Các Giêsu hữu hẳn sẽ tán thành với bình luận nổi tiếng của vị cựu chủ tịch Thượng Viện Hoa kỳ rằng: “khi hai người luôn luôn đồng ý với nhau về mọi thứ, điều đó cho thấy rằng, chỉ một trong số họ đang thực sự suy nghĩ mà thôi!” Chúng ta cần lưu ý điều ấy. Chúng ta cũng biết rằng nếu sự hiệp nhất phải đạt được, nó chỉ có thể đến từ sự khác biệt. Tiêu điểm của tiến trình mà tôi phác thảo ở đây là để cung cấp một phương pháp cho việc chuyển từ sự khác biệt đến sự đồng tâm nhất trí thân tình và mang tâm tình cầu nguyện.

Tự do để bày tỏ những khác biệt

Trọng tâm của phương pháp này là sự phân tách giữa điểm thuận lợi với điểm bất lợi, và tự do bày tỏ về những lý lẽ, cả thuận lợi và bất lợi, bởi từng người tham dự. Mỗi người được mong chờ để bày tỏ họ suy nghĩ (phán đoán) về tình huống này. Một sự nghiêng chiều về “thuận lợi” sẽ không thể đứng vững nếu nó dựa trên dữ liệu không chính xác. Nó đúng hay sai? ấy là một câu hỏi của trí óc hay nhận hiểu.

Mỗi tham dự viên đều phải bày tỏ những cảm nhận của họ về từng khía cạnh của vấn đề. Nó tốt hay xấu? là một câu hỏi phần nhiều nghiêng về cảm nhận. Và đây là chỗ cần nhận định, việc phân loại những cảm xúc, nó đến từ đâu. Đó cũng là những gì mà các Giêsu hữu thời đầu đã làm khi họ quyết định xem cách nào tốt nhất để phác họa về chính tổ chức mà sẽ xác định họ như là những Giêsu Hữu. Suy xét về một số điều nào đó tốt hoặc là về khía cạnh một vấn đề chân thực hoặc không thật; bất kỳ câu hỏi nào đủ quan trọng để trở thành một vấn đề cần giải quyết thì hẳn là có hai mặt. Nhưng tính chân thực đòi buộc thực hiện một nỗ lực để quyết định tại sao mỗi người tham dự cảm thấy vì lý do này khác về một tùy chọn được đưa ra. “Những quyến luyến lệch lạc,” như thánh Inhã đề cập tới, có thể ngầm phá hoạt công trình của trí tuệ và xuyên tạc những phán đoán chính xác về thực tại.

Phân chia điểm thuận và nghịch

Liệu có một không gian cho sự mâu thuẫn và xác quyết chắc chắn tại bất kỳ phần nào trong tiến trình này hay không? Thưa, có. Nhưng không gian thích hợp là giai đoạn ban đầu của tiến trình này, nơi mà vấn đề dành cho sự nhận định hay câu hỏi cần phải quyết định được trình bày rõ ràng. Một khi đi ra ngoài tiến trình này, cuộc thảo luận về những lý lẽ thuận hay nghịch sẽ bị chia rẽ. Trái với những gì một số người nghi ngờ rằng tiến trình này mất thời gian, điều này lại giúp tiết kiệm thời gian. Khi tranh cãi (tiến trình rập khuôn) thay thế đối thoại (thích hợp đối với tiến trình nhận định), đôi tai và tâm trí đóng, vấn đề bị dán nhãn, và rơi vào bầu khí của thắng thua, tiến trình này có thể gây tổn thương bởi cung giọng chua chát, sự đe dọa, hay cảm xúc giận dữ. Sửa chữa những cuộc họp kiểu này là cần thiết, những cuộc họp bàn mà thường không thể ngăn cản những quyết định thiếu khôn ngoan. Phương pháp của Giêsu hữu văn minh, căn bản và loại trừ bạo lực.

Những dấu chỉ của một quyết định tốt

Làm sao để nhóm biết rằng, họ đã đạt được một quyết định đúng đắn? Truyền thống Giêsu hữu nhìn nhận sự bình an như là yếu tố xác chuẩn. Mỗi người phải đặt ra câu hỏi, “tôi có bình an với quyết định này không? Giờ đây tôi có thấy thanh thản không, nhất là khi những gì trước đó tôi coi là chọn lựa tốt nhất để hành động giờ đây lại không được chọn bởi nhóm? Hay tôi thấy bực bội?”

Một nhóm được coi là thực hiện cách thức tốt để tạo nên một quyết định đúng đắn khi mọi người trong nhóm cảm thấy tự do để bày tỏ bất kỳ sự băn khoăn mà họ có thể cảm thấy về vấn đề bàn luận trong sự hiện diện của những người khác, vấn đề vốn dễ dàng hơn nhiều nếu những cảm xúc phản ứng mang tính chủ quan từng được chia sẻ ngay từ đầu trong tiến trình này. Sau khi những quyết định đã được đưa ra, tôi nghĩ rằng sự biến mất của cảm xúc bực dọc ấy là sự xác chuẩn đầy đủ rằng Thánh Ý của Thiên Chúa đang được thực hiện trong nhóm. Không cần tiến hành bỏ phiếu. Không còn sự bực dọc trong nhóm thiểu số. Sự hiệp nhất nhóm căn bản được nâng lên.

Một quy tắc hữu dụng khác là sự hội nhất hay bất nhất của quyết định với bản tuyên bố về mục đích vốn cấu thành tầm nhìn cộng thể của nhóm (một sứ mạng hay bản tuyên bố về mục đích). Nếu quyết định nhất quán với tầm nhìn chung thì bạn có thêm một yếu tố xác chuẩn khác về quyết định này. Tôi chỉ lưu ý rằng mối đe dọa hiển nhiên đang chờ trực phá hoại nếu bất kỳ tham dự viên nào trong tiến trình không thực sự chia sẻ – theo nghĩa của chung chia – lối nhìn của nhóm. Bất cứ ai còn thiếu cam kết đối với lối nhìn này (mục đích hay sứ mạng đã tuyên bố) của tổ chức hay nhóm thì không có chín chắn trong việc quyết định tương lai của nhóm hay tổ chức đó.

Một tiến trình để tạo lập quyết định của nhóm

Hãy soi chiếu vào hiến chương, bản tuyên bố về sứ mạng, những giấy tờ của tổ chức, danh xưng, phương châm hay khẩu hiệu của bạn. Có cơ may nào để tổ chức của bạn, như quốc gia chẳng hạn, vận hành “dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa” không? Nếu có, xác nhận lại sự kiện đó và quyết tâm không giữ nó chỉ trên bàn giấy. Nếu không thì ít nhất cũng phải thừa nhận khả năng và sự hiện diện của nhóm lớn hơn so với năng lực và sự hiện diện của bất cứ người tham gia nào (bao gồm cả sếp!) và mong chờ từ nhóm hơn là từ cá nhân.

Dành một khoảng thời gian ngắn lặng lại trước và trong thời gian buổi họp đưa ra quyết định diễn ra. Trong nhiều trường hợp, có một ý hay này là ban điều hành nhóm hay những người lãnh đạo dành một vài ngày gặp gỡ với hình thức workshop hay một ngày nghỉ ngơi để xua tan đi những căng thẳng giữa các cá nhân với nhau, giảm mức độ âu lo và mở ra cho những thành viên của nhóm tạo lập quyết định có thể trao đổi những cảm nhận và lối nhìn khách quan. Tin tưởng lẫn nhau là điều kiện tất yếu cho những quyết định nhóm đúng đắn.

Cho phép sự tham dự đầy đủ trong việc lên lịch trình, với sự dự phòng cho một ủng hộ tích cực về một lập trường ngay đâu tiến trình buổi họp. Lên dự phóng cẩn thận cho việc tích lũy và tiếp thu tất cả thông tin cần thiết.

Lo liệu kịp thời tất cả các yếu tố gây băn khoăn bề mặt, xảy ra bởi một thời gian tĩnh lặng khi mỗi tham dự viên có thể phản tỉnh về những nguồn gốc có thể có về sự lo lắng, băn khoăn của riêng họ.

Ngắt đoạn cuộc họp trong thời gian “thuận” và thời điểm “nghịch” liên hệ tới mọi vấn đề chính. Trong mỗi ngắt đoạn ấy, tất cả tham dự viêc phải nói, nếu chỉ đồng ý với một điểm đã nêu lên.

Bất kỳ ai chủ tọa tiến trình, cần cố để “hiểu về một sự đồng thuận” và đánh giá nó khi chống lại nhóm. Nếu không có sự đồng thuận rõ ràng, chủ tọa có thể thăm dò đối với những lãnh vực của sự đồng thuận. Trong hoàn cảnh như vậy, một số cuộc tranh luận cởi mở có thể hữu ích. Phương án không đừng được, nhóm có thể quyết định bằng việc bỏ phiếu.

Tiến trình xác chuẩn sẽ mở ra khi nhóm đạt được kinh nghiệm với tiến trình này.

Kết quả của một tiến trình nhận định tốt là rõ ràng. Chiều hướng của một nhóm tạo lập quyết định có tính liên lỉ là từ sự rõ ràng tới rõ ràng hơn. Giêsu hữu tin rằng sự bình an nội tâm có thể được tìm thấy qua tiến trình nhận định vốn đưa tới những quyết định biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, cần phải chú ý tới những điều kiện tiên quyết: tự do, quảng đại, kiên nhẫn và một ao ước tìm kiếm sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong cầu nguyện. Người tín hữu đừng quên rằng bàn tay rộng mở của Thiên Chúa luôn luôn hiện diện ở nơi đó để nâng đỡ chúng ta.

Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.

Trích từ Jesuit Saturdays: chia sẻ linh đạo I-nhã với bạn bè và đồng nghiệp.

Nguồn: https://www.ignatianspirituality.com/making-good-decisions/an-approach-to-good-choices/a-method-of-group-decision-making

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *