Nhớ các đẳng linh hồn

 

Tôi nhớ trong kí ức mỗi dịp theo bố, mẹ ra Vườn Thánh nơi an nghỉ của các bậc tiền nhân mà cỏ và nước rất nhiều, đèn điện thì chưa có mà không may trượt chân cái là cảm thấy rất sợ. Mỗi dịp đặc biệt như vậy bố, mẹ lại đưa đi  một vòng chỉ cho mộ của gia đình kẻo có ra thăm mộ mà không biết chỗ nào cả.

Có hai ông bà nói chuyện với nhau rằng: “Bà muốn nằm chỗ nào để tôi chọn chỗ cho bà, sau này chúng ta nằm cạnh nhau.”

Quả thực thời đó còn lo cái ăn, cái mặc cũng chỉ nghĩ giản dị như vậy, có chỗ an nghỉ bên các cụ là được chứ cũng không nghĩ đến con cháu xây cho ngôi mộ khang trang, sạch đẹp.

Cùng với thời gian kinh tế ngày một phát triển, mỗi dịp trở về quê hương dịp đặc biệt là tháng 11 hàng năm bản thân cũng kinh ngạc bởi Vườn Thánh ngày nào đang thay đổi mỗi ngày, nhiều ông, bà còn trêu rằng bây giờ nằm ngủ ở đây sướng hơn ở nhà.

Tôi có nghe cha xứ giảng lễ nói rằng:

“QUÊN LÃNG người đã chết là bắt họ CHẾT THÊM MỘT LẦN NỮA.”

Quả thật là như vậy, khi còn bé tôi thiết nghĩ rằng cứ an nghỉ như vậy là cuộc đời đã xong, lớn lên đi học giáo lý, Kinh Thánh mới biết rằng: đó chỉ là một cuộc lữ hành trần gian, một cuộc sống gửi tạm, như sách Giảng Viên đã viết:

“Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:

một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;

một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;

một thời để khóc lóc, một thời để vui cười; một thời để than van, một thời để múa nhảy;

một thời để quăng đá, một thời để lượm đá; một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn;

một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất; một thời để giữ lại, một thời để vất đi;

một thời để xé rách, một thời để vá khâu; một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;

một thời để yêu thương, một thời để thù ghét; một thời để gây chiến, một thời để làm hòa.”

 ( GV 3,1-8)

Đó cũng chính là quy luật cuộc đời mà ai cũng phải trải qua, sống để gẫm để suy, mắt nhắm tay xuôi thì chẳng thể làm được việc gì nữa.

Sau thánh lễ tôi lặng ngồi, đi dạo một vòng nhìn ngắm tất cả mọi gương mặt, có những gương mặt thân quen đã lìa thế, có gương mặt không quen, cũng có những ngôi mộ trống tên, nhưng tất cả đã yên nghỉ và cần thêm lời cầu nguyện nhiều hơn của tất cả chúng ta để ngày sau hết thảy được đoàn tụ trên quê hương trên Trời để chiêm ngắm và ca tụng Thiên Chúa.

Tôi rời đi và thấy trong lòng thật bình an, sâu lắng, nhẹ nhàng, nơi yên nghỉ các bậc tiền nhân thật sạch đẹp và linh thiêng, tất cả chúng con sẽ nhớ đến các ngài trong đời sống mỗi ngày.

                                                                                                                                                                    BCN

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

Kiểm tra tương tự

Tại sao lễ Chúa Hiển Linh được coi là lễ hội ánh sáng?

  Lễ Chúa Hiển Linh tập trung cách đặc biệt vào thực tại Chúa Giêsu …

Facebook năm thứ 20: Tình Bạn đang thay đổi thế nào?

  Giống như khi một người hàng xóm lâu năm làm ta ngạc nhiên, chúng …