Sức mạnh chữa lành của Niềm Vui (7)

Nguồn gốc của sự lạc quan

Trong thế giới của chúng ta hôm nay, có những lý do mà chúng ta không thể biện hộ được cho nước mắt và thất vọng. Nhưng nếu chúng ta nhìn thực tế cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ khám phá rằng người lạc quan thì không chỉ có thái độ đáp trả phù hợp, mà còn có thái độ đúng hơn với cuộc đời đầy nước mắt và thất vọng. Chúng ta có thể cười nhiều bao nhiêu có thể cũng không có vấn đề gì, chỉ e rằng chúng ta cười không đủ mà thôi. Những điều này có thể tức cười như ngạc nhiên, vui vẻ, hoặc thất vọng, nhưng có một nguyên nhân sâu thẳm hơn để tươi vui: sự thân mật với Thiên Chúa. Một niềm vui giống như một cái gì đó đặc trưng của sự thật, sự hiện diện, sự sáng tạo, nhân phẩm, sự dâng hiến và của tình yêu. 

Chúng ta có thể buồn khi chúng ta nhận ra Thiên Chúa hiện diện thật sự trong những đứa con của Ngài sao? Làm sao chúng ta có thể che dấu được sự phấn khởi khi chúng ta biết rằng Thiên Chúa hiện diện trong mọi giây phút, trong mọi sự, trong mọi cảnh huống cuộc sống của chúng ta? Sao chúng ta có thể ngăn lòng mình thốt lên những lời tán dương Thiên Chúa khi chúng ta nhận thức sự thật rằng Đấng Tạo Hóa đã thật sự trao tặng cho chúng ta quà tặng là mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo? Làm sao chúng ta có thể quên những lời khích lệ và sự hài lòng đến tột độ khi chúng ta biết rằng chúng ta không có khả năng tự mình làm bất cứ điều gì?- điều này làm cho chúng ta khiêm tốn- nhưng chúng ta có thể làm mọi sự nhờ Đức Giêsu (Ga 15,5; Pl 4,13). Sao chúng ta có thể không tận hưởng niềm vui vì hiểu biết về mầu nhiệm thần linh nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và các thụ tạo của Ngài? Làm sao chúng ta có thể đánh mất vĩnh viễn sự lạc quan khi chúng ta tin tưởng rằng Thánh Thần nói trong đời sống chúng ta cũng như trong những cảnh huống và thời gian mà trong đó chúng ta sống?

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một tấm gương sáng về tinh thần lạc quan. Đọc nhật ký của ngài, người ta không thể không quan tâm việc ngài không ngừng lớn lên về đức tin vào Thiên Chúa Quan Phòng, và sự nhận thức sâu sắc lời mời gọi của Thiên Chúa trong những biến cố của đời ngài. Khi ngài triệu tập Công Đồng Vaticanô II, tất nhiên ngài nhận thức được những khó khăn và cực nhọc do công việc đòi hỏi, đặc biệt ở độ tuổi 81 của ngài. Nhưng ngài tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa. Đối với ngài, ơn kêu gọi của Công Đồng là một trong những “ân sủng tuyệt vời được ban tặng cho một con người khiêm nhường và bước tiến thật sự để đưa ân sủng ấy vào thực tế.”

Làm sao công việc có thể thất bại nếu công việc đó được khơi nguồn cảm hứng từ Thiên Chúa? Làm sao chúng ta có thể đánh mất sự lạc quan nếu chúng ta bước đi trên con đường của Thiên Chúa? Thiên Chúa có một kế hoạch cho thế giới và cho mỗi người trong chúng ta. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa bi quan dường như hoàn toàn không thực tế và không phù hợp. Theo những nghiên cứu gần đây được tiến hành trong một số đại học thì người có tôn giáo có khả năng đối phó với các khủng hoảng tốt hơn, cũng như họ ít thất vọng, ít lo lắng và ít tự vẫn hơn những người không có tôn giáo. Một trong những lợi ích của tôn giáo là đem đến một nơi nương tựa tinh thần cho xã hội cũng như một cảm thức về mục đích và ý nghĩa cuộc đời. Hãy cẩn thận với một tôn giáo buồn tẻ. Kitô hữu buồn tẻ thì không tôn thờ Thiên Chúa, nhưng tôn thờ “đức hạnh” và “sự công chính” của riêng họ.

Sau cùng, qua việc nói “vâng” để hiện hữu, chúng ta diễn tả lòng biết ơn và niềm vui đến Thiên Chúa, và chúng ta xác định bản thân thực sự của chúng ta, những người hoàn toàn lạc quan là bằng chứng của việc nhận ra rằng chúng ta là sự hài lòng của Thiên Chúa. Julian, người Anh, nói rằng: “Điều gì có thể làm chúng ta vui hơn khi nhận ra Thiên Chúa trong chúng ta? Thiên Chúa có vui không khi tất cả chúng ta là những công trình vĩ đại nhất của Ngài?”

Chúng ta có thể là niềm vui của Thiên Chúa khi Thiên Chúa là niềm vui của chúng ta, khi chúng ta trở nên “một thụ tạo mới”, như Thánh Phaolô nói “cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5,17). Thụ tạo mới là kết quả của ý thức mới, đó là, chúng ta là quà tặng tình yêu nhưng không và vĩnh hằng của Thiên Chúa. Tình yêu làm xuất hiện sự hiệp thông. Sự hiệp thông gợi lên sự hiệp nhất- sự hiệp nhất đó là sự ưng thuận của những trái tim, lý trí và ý chí. Như Thánh Tôma Merton đề cập: “Trong mầu nhiệm hiệp thông, chính Đức Kitô trở thành nguồn mạch và nguyên lý của sự sống thần linh trong tôi.” Sự hiệp nhất với Thiên Chúa làm cho vị thánh trở nên một con người của niềm vui. Ngài cố giữ lấy những giây phút hiện tại, tham gia vào vũ điệu của Thiên Chúa và nở hoa như cây hạnh nhân, điều mà Nikos Kazantzakis- nhà văn Hy Lạp đã nhận xét: “Tôi nói với cây hạnh nhân: “Hãy nói với tôi đi Thiên Chúa ơi,” và cây hạnh nhân đã nở hoa.”

Kiểm tra tương tự

Khi chồng tôi bạo hành, một linh mục bảo tôi hãy chờ đợi và cầu nguyện. Điều đó không bao giờ là đủ

“Con hãy làm những gì Chúa truyền dạy. Con phải kiên nhẫn và cầu nguyện.” …

Những trải lòng của một người đã vượt qua thói cầu toàn

Khi nói đến chủ đề cầu toàn, tôi có đôi điều muốn chia sẻ. Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *