Tóm lược nội dung trình bày hai đề tài thuyết trình tại hội thảo lần I

Trong năm thánh kỷ niệm 400 năm (18.1.1615 – 18.1.2015) biến cố các Giêsu hữu lần đầu tiên đặt chân đến đất Việt để Loan Báo Tin Mừng, Dòng Tên Việt Nam tổ chức hội thảo tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn với hai chủ đề thuyết trình.

 Đề tài thứ nhất do linh mục Antôn-Phaolô Trần Quốc Anh, SJ trình bày.

 IMG_9428

Thuyết Tam Phụ và Đạo Hiếu: Một Nỗ Lực Hội Nhập Thần Học
Trong Nền Văn Hoá Nho Giáo Tại Việt Nam Thời Xưa

ĐẠI Ý

Trước thế kỷ XX, Nho giáo đóng một vai trò cơ bản ở Việt Nam thời xưa, chi phối toàn bộ mọi sinh hoạt trong gia đình và xã hội. Có thể nói rằng các cuộc bách hại đạo Thiên Chúa từ thế kỷ XVII đến XIX, ngoài những lý do chính trị, có nguồn gốc từ xung đột văn hoá, giữa một bên là các giá trị và thực hành tâm linh truyền thống và một bên là đạo mới. Bài trình bày này bàn về những cơ hội cũng như thách đố trong việc hội nhập niềm tin Kitô giáo vào văn hoá truyền thống Việt Nam qua giáo lý Tam Phụ. Giáo lý này được trình bày trong các tác phẩm minh giáo như Phép Giảng Tám Ngày (1651), Sách Giảng Đạo Thật (1758), Hội Đồng Tứ Giáo (thế kỷ XIX) lồng trong bối cảnh của xã hội Nho giáo Việt Nam thời bấy giờ. Giáo ký Tam Phụ cho thấy đạo Thiên Chúa không thực sự xa lạ với người Việt, căn bản cũng là đạo Hiếu, tuy hình thức diễn tả và thực hành nghi thức có phần dị biệt. Tuy đề tài thuyết trình này chủ yếu là bàn về giáo lý Tam Phụ như một nỗ lực hội nhập thần học thưở xưa, một số bài học sẽ được rút ra cho việc hội nhập thần học ngày nay.

BÀI TRÌNH BÀY CHI TIẾT
I. Những vấn đề chung:

1. Khái niệm “Hội Nhập Văn Hóa”
– Enculturation (trong xã hội học): giao thoa giữa hai nền văn hóa, “nhập gia tùy tục”, tức là đến học, sống và thích nghi trong nền văn hóa đó.
– Inculturation (trong thần học): liên hệ hỗ tương giữa Tin Mừng và Văn Hóa, “đạo vào đời”. Cụm từ này mang tính cách thần học văn hóa, giao thoa giữa TM và nền văn hóa bản địa Đạo vào đời, thể hiện trong Đức Kitô. Đây chính là ý nghĩa tôn giáo của cụm từ này. Cụm từ này đã được sử dụng khoảng 40 năm nay.
– Thời kì truyền giáo đầu tiên ở Châu Phi và Châu Mỹ: các thừa sai thường theo con đường “xóa sạch làm lại” vì những nơi này chưa có nền văn hóa-tôn giáo bản địa chưa phát triển mạnh.
– Riêng với Châu Á thì khác vì đây là vùng đất của những tôn giáo lớn, do thế, phương pháp hội nhập văn hóa bắt buộc phải được thực hiện.

2. Phương Pháp Truyền Giáo ở Châu Á của Dòng Tên
Alessandro Valignano, SJ chủ trương hội nhập vào văn hóa bản địa thay vì “xóa bàn làm lại” (tabula rasa)
– Học tiếng bản xứ, soạn sách vở bằng tiếng địa phương
– Tôn trọng những gì thuộc về tập tục địa phương miễn là không trái ngược với Tin Mừng. Phương pháp này đã thành công bước đầu với Nobili ở Ấn Độ, Ricci ở Trung Hoa và được các thừa sai đầu tiên bắt đầu áp dụng tạ Việt Nam.

3. Tin Mừng đến Đại Việt
1533: I-ni-khu đến miền duyên hải Bắc Việt, đời Nguyên Hòa Lê Trang Tông. Từ đó đến 1615, thành quả chưa có là bao vì sự khác biệt, bất đồng về văn hóa, tập tục.
1615: Buzomi và các bạn đến Đà nẵng
1627: Đắc Lộ và Marques đến Thanh Hóa
1660: Khoảng 300,000 tín hữu, con số này chỉ phỏng chừng dựa theo các bản báo cáo gửi về Tòa Thánh. Tuy nhiên, con số này đã rất đáng khích lệ so với công cuộc truyền giáo ở Trung Hoa khoảng thời gian trước đó.

4. Văn Hóa Nho Giáo ở Đông Á
Bối cảnh VN: Vua Lê và chúa Trịnh Nguyễn hai miền. Văn hóa Nho Giáo là chủ đạo nhưng không quá mạnh vì bối cảnh chính trị (sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền).
• Tổ chức xã hội dựa trên tôn ti trật tự
• Tam Cương: Quân – Sư – Phụ
• Ngũ Thường: Quân-thần, Phụ-tử, Phu-phụ, Huynh-đệ, Bằng-hữu
• Ngũ Đức: Trung, Hiếu, Tiết, Đễ, Nghĩa

5. Tin Mừng Gặp Văn Hóa Việt
Thuận Lợi:
• Có sẵn một niềm tin vào Trời cảm thức tôn giáo rất mạnh.
• Tin vào sự thưởng phạt đời sau
• Quý trọng các nhân đức, các tương quan xã hội
Khó khăn:
• Tôn giáo độc thần, ngược với bối cảnh đa nguyên về tôn giáo.
• Chống lại việc đa thê (trong khi xã hội Nho giáo lại trọng nam khinh nữ, “nam năm thê bảy thiếp”).
• Không tham gia các nghi lễ tế tự ở địa phương (vì chỉ thờ kính một Đức Chúa Trời)
• Bài bác một số tục lệ vế tang tế
• Giáo dân trung thành với các thừa sai (xung khắc với xã hội phong kiến tập quyền nơi mà quyền vua là tối thượng).
Thời gian ban đầu việc truyền giáo đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng thành quả lại không nhỏ.
Nỗ lực thích nghi với nền thần học Tam Phụ là một đóng góp cho sự phát triển của việc truyền giáo.

II. Từ Tam Cương đến Tam Phụ
Một nỗ lực hội nhập thần học vào xã hội Nho giáo dựa trên khái niệm trung và hiếu
Tam Cương: Quân > Sư > Phụ
Tam Phụ:
1. Thiên Chủ = Thượng Phụ
2. Quân Vương = Trung Phụ
3. Cha Mẹ = Hạ Phụ

1. Các Sách “Minh Giáo”
Bảo vệ niềm tin Công giáo và thuyết phục người tân tòng/dự tòng về chân lý của đạo mới
• Matteo Ricci: Thiên Chủ Thực Nghĩa (1603). TQ
• Alexandre de Rhodes: Phép Giảng Tám Ngày (1651). VN
• Sách Giảng Đạo Thật (Chân Đạo Yếu Lý) (1758). VN
• Hội Đồng Tứ Giáo (giữa thế kỷ XIX). VN

2. Thiên Chủ Thực Nghiã (1603), Ricci
Người ta có ba đấng bề trên (tam phụ): thứ nhất là Thiên Chúa, thứ hai là vị quân vương, thứ ba là người cha trong gia đình. Không vâng phục ba đấng ấy là bất hiếu.
Một người con nên vâng lời mệnh lệnh của vị thượng phụ, ngay cả khi điều ấy nghịch với mệnh lệnh của trung phụ hạ phụ. Làm như thế thì không bị xem là bất hiếu. Nếu ngược lại, vâng lời bề trên cấp thấp mà nghịch mệnh bề trên cấp cao hơn thì là đại bất hiếu vậy.

3. Phép Giảng Tám Ngày (1651), Đắc Lộ
“Bây giờ ta phải hay có ba đấng bề trên, gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào cho nên đấng ấy.
Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta;
Đấng giữa là vua chúa trị nước;
Đấng trên là đức Chúa trời đất, làm Chúa thật trên hết mọi sự
Có ba đấng này ta mới được sống được ở…”
Cách trình bày của Đắc Lộ bắt đầu từ những cái gần gũi nhất (gia đình) rồi lên đến TC.
Đắc Lộ và Ricci đã đưa ra đường lối khái quát nhưng chưa có hướng dẫn thực hành.

4. Triển Khai Giáo Lý Tam Phụ (trong hai sách sau đây)
– Sách Giảng Đạo Thật (1758)  Chân Đạo Yếu Lý (thế kỷ XIX)
– Hội Đồng Tứ Giáo (thế kỷ XIX)
– Cả hai sách được chép lại bằng chữ Nôm và Quốc ngữ và được in rất nhiều lần.
a. Sách Giảng Đạo Thật (1758)
• Bản văn gốc: một sổ tay chữ Quốc ngữ trong văn khố của Hội Thừa Sai Ba Lê, mã số V-1183.
• Sách có khổ 16 x 22 cm, 143 trang.
• Không đề tác giả hoặc người chép.
• Chương 3 (19.5 trang) bàn về thuyết Tam Phụ.
• Nội dung sách Phép Giảng Đạo Thật:

Thảo Kính Cha Mẹ
“1. Phải có lòng kính sợ cha mẹ, chẳng bao giờ nói lời chi, làm việc gì mất lòng cha mẹ …
2. Phải vâng lời cha mẹ hết lòng hết sức … dù trái ý, khó nhọc cũng phải vâng chẳng nên buồn hay cãi trả
3. Phải nuôi cha mẹ chẳng nên bỏ cha mẹ đói khát rách rưới … phải cung kính trong ngoài …
4. Khi cha mẹ ốm đau lâu ngày thì con cái phải nhịn nhục chịu khó gìn giữ chăm sóc hết lòng hết sức …
5. Khi cha mẹ qua đời thì phải ra sức xem sóc mọi sự cho phải lẽ, chẳng nên lánh đi …”
Năm điểm này là chung cho mọi người không phân biệt lương hay giáo. Hai điểm tiếp sau sẽ đề cập cách riêng, thêm cho những người Công Giáo trong việc thực hành đạo hiếu.
Hiếu Kính Cha Mẹ người Công Giáo phải thực hành thêm:
6. Cũng phải trả ơn về phần hồn nữa thì mới trọn sự báo hiếu … Chưa được đạo thì khuyên người cho được đạo mà khi người đã có đạo thì phải lo liệu cho người chịu các phép… đến khi người sinh thì đoạn lại phải đọc kinh lần hạt ăn chay, ví bằng có của đủ ăn mặc cũng phải bố thí có ý cầu khấn ĐCT thương linh hồn cha mẹ…
7. Phải coi sóc mồ mả … phải có lòng kính lòng nhớ cho đến trọn đời, bao giờ làm giỗ chạp thì phải cứ sự thật, chẳng nên làm sự dối …”. Tức là cứ theo các nghi thức của Công Giáo chứ không theo các tập tục cũ như đốt vàng mã.

Tôn Kính Đấng Làm Vua: năm điều phải theo
“1. Phải kính mến đấng cai trị trong nước …
2. Phải vâng mệnh đấng làm vua … nếu người khiến việc gì phải lẽ, chẳng nên chối…
3. Phải chịu việc vua (việc công ích xã hội) là đào kinh, đắp đường … cùng nộp thuế chẳng nên trôn lánh…
4. Khi có việc gì phải ra sức mà giúp… như khi đánh giặc góp công góp của …
5. Phải ăn ở hết lòng ngay mà trả ơn vua chúa cho thật…, chẳng làm ngụy làm nghịch … Lại cầu ĐCT phù hộ cho người…”.
Năm điểm trên đã thể hiện những nét đẹp độc đáo trong cách thực hành đạo của người Công Giáo Việt trong tương quan với chính quyền
Từ tôn kính vua đến Thờ Phượng Thiên Chúa:
“Mà thượng phụ là ĐCT thì ta phải trả ơn đến dường nào, vì cha mẹ có công nuôi dưỡng dạy dỗ thì ta đã báo hiếu, mà vua chúa có công trị nước cho ta được bằng yên thì ta đã kính thờ trả ơn vua chúa, phương chi ĐCT làm Cha cả hết loài người ta, là vua cả trên các vua, có ơn cả có công hơn cả cha mẹ hơn vua chúa muôn vàn trùng …”

Tại sao lại Nhớ Ơn Thiên Chúa?
“1. Vì ĐCT sinh ra ta thì ta mới có ….
2. Vì ĐCT hằng gìn giữ ta liên …
3. ĐCT chẳng những sinh ra ta, gìn giữ ta mà còn sinh ra muôn vàn giống để nuôi dưỡng ta …
4. Kẻ có đạo phải cám ơn riêng ĐCT mở lòng cho ta được chịu đạo Thánh Người truyền …
5. … Ấy ĐCT đã xuống bấy nhiêu ơn cho ta thì ta phải thờ phượng Người vì Người là Đấng tốt lành, phải kính mến Người vì Người là Đấng nhân lành, phải vâng phép Người vì Người là Đấng thưởng phạt công minh …”
Quyển sách đã đi từ trách nhiệm trong gia đình đến nhiệm vụ với đất nước và sau cùng là tương quan với Thiên Chúa.

b. Hội Đồng Tứ Giáo (thế kỷ XIX)
Hội Đồng Tứ Giáo được viết như một cuộc tranh luận tôn giáo 3 ngày giữa những người đại diện của 4 tôn giáo: đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật, và đạo Thiên Chúa, xoay quanh ba chủ đề:
– “Con người và vũ trụ từ đâu đến?”
– “Sống trên đời ta phải làm gì ?”
– “Chết rồi thì sẽ ra sao ?

Phụng Sự Vua Chúa
“Nho sĩ rằng: Bên đạo có dạy thờ phượng đấng làm vua chúa chăng ?
Tây sĩ rằng: Có, vì trong đạo gọi đấng làm vua chúa là cha cả trong nước, coi sóc mọi người như con vì vậy dạy phải lấy 5 sự này mà kính thờ vua chúa:
1) phải tôn kính người làm bề trên cả trong nước;
2) phải vâng lệnh người dạy, dầu khó nhọc chẳng từ;
3) phục dịch đóng xâu thuế;
4) khi có việc thì sẵn lòng giúp đỡ
5) hết lòng báo ân, chớ đem lòng ngụy nghịch

Tôn Kính Cha Mẹ
“Nho sĩ rằng: Trong đạo có dạy thờ cha mẹ là thể nào nữa chăng ?
Tây sĩ rằng: Trong đạo thánh có điều răn thảo kính cha mẹ buộc kẻ làm con phải làm 7 sự này:
1. Tôn kính
2. Vâng lời
3. Phụng dưỡng
4. Nhẫn nhục chịu lụy
5. An táng theo phép hội thánh
6. Bố thí cho kẻ khó khăn mà cầu cùng Chúa cho linh hồn cha mẹ
7. Trọn đời cảm nhớ, cầu hồn xin lễ cho cha mẹ trong ngày giỗ chạp”

5. Bài Học từ Giáo Lý Tam Phụ
– Phản bác lại quan niệm cho rằng theo đạo là bỏ truyền thống dân tộc
– Người Công giáo khẳng định chữ trung với vua, hiếu với cha mẹ, cho dù cách bầy tỏ không giống với lễ nghi đương thời.
– Dù những cung cách lễ nghi bên ngoài có phần khác biệt, tự bản chất, đạo Thiên Chúa khẳng định mình cũng là đạo Hiếu, hoà nhập được và trở thành một tôn giáo của người Việt như các tôn giáo khác.

6. Kết Luận
• Giáo lý Tam Phụ là một nỗ lực hoà nhập vào xã hội Việt Nam thời xưa
• Dùng khái niệm văn hoá để diễn tả đức tin Công giáo cho người tân tòng và dự tòng
• Hoá giải những quan điểm đối nghịch từ người ngoài
• Đạo có thể thích nghi và đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Đề tài thứ hai do linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, SJ trình bày. 

IMG_9495

Ngôn Ngữ Biểu Trưng trong Giáo Lý –
Sách Giáo Lý Của G. Maiorica và Sáng Kiến Hội Nhập Văn Hoá

ĐẠI Ý

Về mặt lịch sử, có thể nói cách gần như chắc chắn rằng tác phẩm Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (TCTGKM) của linh mục Dòng Tên Girolamo Maiorica (1591-1656) là cuốn giáo lý đầu tiên viết bằng văn Việt (dưới dạng chữ Nôm) còn tồn tại ngày nay. Vì thế, đây là một đối tượng quý giá cho việc nghiên cứu trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ lịch sử, ngôn ngữ, tới thần học. Bài viết này là một nỗ lực thông diễn, tái dựng ý nghĩa thần học của cách giảng giải giáo lý trong tác phẩm, đồng thời rút ra các bài học thiết thực cho công cuộc đưa Tin Mừng vào văn hoá Việt Nam ngày nay.

Về mặt hình thức, bên cạnh việc chọn sách giáo lý ngắn của thánh Bellarminô làm khung cấu trúc, những đặc tính độc đáo của TCTGKM, từ việc sáng tạo các câu hỏi và từ ngữ mới cho tới việc vận dụng những hình ảnh biểu trưng để diễn tả các chân lý đức tin, cho thấy quan niệm của Majorica về rao giảng Tin Mừng cho văn hoá Việt. Đó là, đặt lên hàng đầu mối bận tâm tới giá trị thực tiễn của việc rao giảng Tin Mừng (hoa trái trong đời sống đạo), tới não trạng và những thói tục của người địa phương; cha tránh đề cập đến những khái niệm trừu tượng hay những lý luận tinh tế của thần học Kinh Viện Tây Phương, cho dù rõ ràng cha chịu ảnh hưởng của hệ thống tư tưởng của thần học Kinh Viện trong việc giải nghĩa các chân lý đức tin.

Về mặt nội dung, những giảng giải mang tính “nhập môn” trong TCTGKM, tưởng rằng đơn sơ và vụng về, nhưng nếu được đào sâu và đánh giá cách khách quan và có phê bình, sẽ cho thấy giá trị thần học đúng đắn và giá trị hội nhập văn hoá sâu xa và lâu bền.

Bài thuyết trình sẽ tập trung vào 3 hình thức ngôn ngữ mang tính biểu trưng cao độ (thí dụ, truyện kể và công thức) mà TCTGKM sử dụng để trình bày và lý giải cách đơn giản, dễ hiểu nhưng hiệu quả và đúng đắn các chân lý đức tin sâu xa.

Những phân tích trên cho thấy sự sáng tạo của việc dạy giáo lý nói riêng và của thần học bối cảnh nói chung nảy sinh cách tự nhiên từ gốc, hay từ dưới lên, tức từ việc nắm bắt những bận tâm của chính những đối tượng của thần học, như cha Majorica đã cho thấy bằng một sự sáng tạo xuất sắc nhưng cũng rất tự nhiên phát xuất từ kinh nghiệm giảng dạy giáo lý của mình.

Đọc TCTGKM, chúng ta nhận ra rằng rất nhiều điều Giáo Hội Việt Nam đang thừa hưởng, từ ngôn ngữ nhà đạo cho tới giáo lý và nếp sống đạo, là di sản do cha Majorica để lại. Bài viết đóng vai trò như một gợi ý cho những hướng đi đa dạng trong việc khai thác di sản phong phú và lâu bền đó.

BÀI TRÌNH BÀY CHI TIẾT

* Dàn bài

1. Sơ lược về cha Girolamo Maiorica
2. Sơ lược về cuốn Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (TCTGKM)
3. Những nét độc đáo của TCTGKM
4. Ngôn ngữ biểu trưng, chân lý đức tin và văn hoá Việt

* Giới hạn bài viết:
– Không đi sâu về lịch sử, ngôn ngữ, văn chương.
– Đọc cuốn TCTGKM từ quan điểm thần học.
– Không bàn đến lý thuyết thần học về hội nhập văn hoá.

* Đích nhắm:
– Tìm hiểu các phương cách thích ứng văn hoá trong việc giảng dạy giáo lý.

* Phương pháp:
– Khảo sát, liệt kê, phân tích, bình luận các trường hợp cụ thể.

1. Sơ lược về cha G. Maiorica
a. Tiểu sử
– 1591: sinh tại Napoli, Ý.
– 1605: gia nhập Dòng Tên.
– 1619: chịu chức linh mục từ tay ĐHY Bêllarminô.
– 1624 (1625): đến Nước Mặn, Đàng Trong học tiếng Việt.
– 1631 (1632): đến Đàng Ngoài (Thăng Long, Kẻ Rum).
– 1649 (1650): bề trên ĐN.
– 1653: Giám Tỉnh Nhật Bản.
– 1656: qua đời tại Thăng Long.
b. Các công trình chữ Nôm
– 48 cuốn sách đạo bằng chữ Nôm.
– Còn lại 16 tập văn bản.
– Nội dung: Thánh Kinh (thời điểm ấy chưa có các bản dịch thánh kinh), phụng vụ (trước công đồng Vatican II, thánh lễ chỉ được cử hành bằng tiếng Latinh), giáo lý, kinh đọc, hạnh các thánh,v.v.
– Di sản độc đáo: văn xuôi Nôm thế kỷ 17 (thời này văn xuôi Nôm rất hiếm, nếu không muốn nói đây là một mảng trống).
c. Nhân cách và tầm ảnh hưởng
– Con người tiên phong, hoà giải, lãnh đạo.
– Góp phần xây nền cho Giáo Hội Việt Nam.
– Góp phần định hướng truyền giáo cho Dòng Tên.

2. Sơ lược về cuốn TCTGKM (nhập môn những lời dạy thánh của Thiên Chúa)
a. Nguồn gốc, xuất xứ
– Cuốn sách đầu tay; hoàn thành trước 1634.
– Dựa trên cuốn Giáo lý ngắn của Bêllarminô: theo sát cấu trúc và hình thức (hỏi thưa).
– Có lấy ý từ Giáo lý công đồng Trentô xuất bản năm 1566 (xuất bản ít năm trước sách giáo lý ngắn của Bêllarminô)
– Bản văn: viết bằng chữ Nôm (chữ Nôm thời Lê Trung Hưng 1669  đây là bản chép lại).
– Hai bản phiên âm.
b. Đặc điểm, cấu trúc
– Dùng nhiều từ cổ; nhiều câu có cấu trúc lạ (Sống người ta về một Đức Chúa Trời Chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền trên sự sống của người ta).
– Nhiều câu chuyện ly kỳ.
– Gồm 6 Đoạn, sắp xếp theo cấu trúc Tin Xin Giữ (Chịu) – cấu trúc của sách giáo lý Bellarmino.
c. Dấu ấn trong truyền thống đạo
– Thực hành: học kinh, làm dấu Thánh giá.
– Công thức: “Ba Ngôi một Chúa”, “Ngôi Hai có hai tính”.
– Ngôn từ: sự thương khó, tin kính, sinh thì, hằng sống, cả sáng, trị đến, dùng đủ, v.v.
c. Dấu ấn trong truyền thống đạo
– Thực hành: học kinh, làm dấu Thánh giá.
– Công thức: “Ba Ngôi một Chúa”, “Ngôi Hai có hai tính”.
– Ngôn từ: sự thương khó, tin kính, sinh thì, hằng sống, cả sáng, trị đến, dùng đủ, v.v.

Tiểu kết
– Các chọn lựa đầy ý nghĩa:
– Cuốn giáo lý ngắn, đơn giản, hỏi thưa.
– Cuốn giáo lý đương thời, thêm bớt “theo ý thói An-nam”.
– Viết lại, bằng tiếng Việt bình dân.

3. Các nét độc đáo của TCTGKM
a. Bận tâm bảo toàn giáo lý chính thống
– Giữ lại từ phiên âm, ví dụ: santa, đức chúa Dêu
– Lưu ý các ngộ nhận. Tuy đã dịch garaxa là “ơn” nhưng vẫn dùng garaxa vì sợ nhầm; hay khi giảng về Thiên Chúa thì lưu ý Ngài không phải là một vật hình hài; không hiểu Chúa Cha sinh ra Chúa Con theo kiểu con người sinh ra nhau.
– Dùng các dạng công thức.
* Các dạng công thức:
– Tóm lược nội dung giáo lý.
– Công thức vần điệu.
– Giải pháp độc đáo cho các câu hỏi “ngây thơ”.
→ các công thức có tính biểu trưng.
b. Bận tâm về việc hành đạo
– Tôn kính Danh Thánh Giêsu.
– Thực hành linh đạo “mến Thánh giá”.
– Đánh chuông nguyện kinh Ave.
– Dùng nhiều chuyện kể.
* Các loại chuyện kể:
– Người chết sống lại/hiện về.
– Điềm lạ.
– Chúa, Đức Mẹ, các thánh hiện ra.
→ Các chuyện kể:
– có tính biểu trưng;
– cần được đọc trong bối cảnh chung của cuốn sách.
c. Bận tâm đến thính giả
– Dùng những câu hỏi phản ánh não trạng người Việt.
– Dùng các thí dụ, so sánh lấy từ đời thường.
* Các loại thí dụ:
– Nghề nghiệp.
– Đời sống hằng ngày.
– Tương quan xã hội.
– Thiên nhiên.

4. Ngôn ngữ biểu trưng trong TCTGKM
a. Vai trò của ngôn ngữ biểu trưng
– Con người là “động vật tạo ra biểu tượng”.
→ Mọi kinh nghiệm đều có tính biểu tượng.
– Kinh nghiệm biểu tượng → ẩn dụ → chuyện kể.
– (Ẩn dụ diễn tả kinh nghiệm có tính biểu tượng).
– (Chuyện kể mặc ý nghĩa cho ẩn dụ).
– Ẩn dụ và chuyện kể: quan trọng;
– Vì phản ánh biểu tượng tính của con người.
→ Tương tự, mọi dạng ngôn ngữ biểu trưng đều quan trọng.
– Hơn nữa, các công thức và thí dụ trong TCTGKM đều có tính ẩn dụ.
→ Tầm quan trọng của công thức, chuyện kể và thí dụ.
b. Ý nghĩa, giá trị của công thức, chuyện kể và thí dụ
* Công thức:
– Đơn giản hoá + giữ toàn vẹn giáo lý.
– Tương đối, gợi mở.
* Chuyện kể:
– Sứ điệp > tình tiết.
– Cái nhìn khách quan của thế giới “bên kia”.
– Thế giới quan: bề sâu, tương quan.
– (Thế giới gồm các thành phần tương tác với nhau).
– Đức tin Kitô giáo cung cấp lý tính cho thế giới quan đó.
– (như gam màu tươi sáng, phá đi tính u ám, bi quan).
* Thí dụ:
– Liên quan tới một khía cạnh của một chân lý đức tin.
– Gợi lên cái nhìn trực quan.
– Thay thế, nhưng cũng dựa trên hệ thống các khái niệm minh bạch, vững chắc.

Tiểu kết
– Đọc và hiểu công thức, chuyện kể, thí dụ theo nghĩa biểu trưng.
– Những công thức ngày nay? (các con số, ca dạo tục ngữ, câu văn kinh điển).
– Chuyện kể ngày nay? (thế giới quan hiện tại, ý thức hệ, nhân quyền, hàng hoá,v.v.)
– Thí dụ ngày nay? (ngành nghề mới, truyền thông, mạng xh,v.v.)
→Để thích nghi như cha Maiorica:
– Thâm hiểu văn hoá, đời sống người dân Việt.
– Thai nghén.
– Sáng tạo.
– Thử nghiệm.

(Bá Tinh,SJ – Hoàng Sơn,SJ)

Kiểm tra tương tự

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

  Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình …

Niềm hy vọng cũng dành cho bạn!

  Thứ Ba ngày 24/12/2024, sau khi mở Cửa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *