ROMA. “Pope is pop” (Đức Giáo Hoàng là điệu pop) là một vũ điệu ngẫu hứng để tôn vinh Đức Thánh Cha Phanxicô được thực hiện hôm 29.10.2015 trong khu vực nữ giới của trại tù Rebibbia, Ý quốc. Một cuộc biểu diễn đã lôi kéo sự tham dự của rất nhiều khách đến thăm của nhà tù tại Roma này.
Điệu flas-mob này để nói với Đức Thánh Cha rằng “chúng con yêu Đức Thánh Cha”, “Đức Phanxicô là điệu pop”. Sáng hôm 29.10, năm mươi cô gái, bao gồm các tù nhân và khách đến viếng thăm, của khu trại nữ của nhà tù Rebibbia đã vũ khúc và hát cùng nhau bài tụng ca vui nhộn dành cho ĐTC. Các nữ tù nhân thuộc nhiều niềm tin và văn hoá khác nhau, nhưng được quy tụ bởi một khao khát duy nhất: đó là tình cảm dành cho ĐTC và thông điệp của ngài về niềm hy vọng vốn động chạm đến cả những ai đang ở trong tù. Và trên hết là trước thềm của Năm thánh Lòng Thương xót, các nữ tù nhân muốn làm cho mọi người nghe thấy tiếng nói của họ từ một nơi thiếu thốn những gì tốt đẹp nhất đó là nhà tù. Nhưng hoạt động này đã khai sinh như thế nào? Chúng ta cùng xem lời giải thích của tác giả, Igor Nogarotto:
Tác giả(T): “Pope is pop” ra đời một cách giản đơn từ việc Đức Phanxicô đã lôi cuốn tôi. Tôi không phải là một tín hữu, nhưng tôi đã trở nên gần gũi với Giáo Hội, cám ơn ĐTC: cám ơn linh đạo của ngài, cám ơn con người hơi chút vượt ra ngoài khuôn khổ của ngài nhưng trên hết là để trở thành…“nhạc phổ thông” (pop), trở nên thân quen và gần gũi. Điều đó có nghĩa là, ngài muốn ở giữa mọi người, sống gần gũi với những người đang cần sự giúp đỡ. Vì thế sự chơi chữ “Đức Giáo Hoàng là nhạc phổ thông” đã ra đời và từ đó, tất cả một phong trào của những ai muốn tham dự vào sứ điệp này. Và tất cả điều này chỉ xảy ra, theo tôi, là để cảm ơn ĐTC này.
Hỏi: Nhưng tại sao ông lại chọn lựa một nhân vật như ĐTC Phanxicô?
T: “Tôi tin rằng, đó là bởi vì khi bạn có một nhân vật sở hữu sức hút như ĐTC bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn: bạn sẽ hy vọng mọi thứ rồi sẽ được cải thiện. Và điệu nhảy flash-mob ngày nay, theo tôi, là một chứng tá. Đồng thời, đây cũng là điệu flash-mob đầu tiên được nhảy trong nhà tù Ý quốc: vì thế, chúng tôi đã viết nên một trang sử mới. Đây là một điều chẳng thể nào tin được. Nhưng điều mà tôi tin vẫn mang tính lịch sử đó là một điều không tưởng đã được thực thi. Họ là những nữ tù nhân vốn đến từ những quốc gia rất khác biệt: Tanzania, Nigeria, Liberia, Nam Mỹ, Canada, thậm chí cả nước Ý, rồi cả Bos-ni-a, Ác-mê-ni, Philiphine, và họ đang sống trong thế giới vi mô này. Đó là một thế giới vi mô đóng kín. Ở đây có những người đã từng phạm sai lầm, nhưng tồn tại lòng tha thứ, tồn tại lòng thương xót: một lòng thương xót và một sự tha thứ mang tính xây dựng và phục hồi. Họ là những người đã sai lỗi, nhưng chúng ta có thể cho họ cơ hội để tái hoà nhập vào xã hội, thông qua những hy sinh, việc làm, việc học hỏi, và ngay cả ngang qua những hoạt động nghệ thuật…
Và đây là một điều khác mà dường như Đức Phanxicô đã nói, gần gũi hơn với mọi người. Và thêm nữa, điều không thể tin được mà những thiếu nữ Công giáo, Hồi giáo và Chính Thống giáo đã vũ khúc cùng nhau trong một cách thức đơn nhất dành cho ĐTC, để xuất khẩu một cung cách hành xử tiêu biểu.
Theo nữ giám đốc của phân khu nữ của Viện Thi Hành án Roma, bà Ida Del Grosso, những hoạt động này có một tầm quan trọng đặc biệt và cần phải được đón nhận với sự yêu mến.
Thỉnh thoảng, trong trại giam, ngay cả thông qua những hoạt động như thế này người ta đã thành công khi chuyển trao một sứ điệp của hiệp nhất chẳng hạn. Các tù nhân đã vượt qua những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, họ đã lao tác cùng nhau qua điệu vũ: vì điệu vũ, nhưng là vì một điệu vũ đã có một ý nghĩa lớn hơn, với ý nghĩa là: “ĐTC, xin ở với chúng con; chúng con cám ơn ngài vì ngài luôn nghĩ đến chúng con: vì thế chúng con không phải là những người rốt cùng của xã hội”.
Ở đây ký ức về cuộc thăm viếng của các ĐTC tại Nhà tù tân phức hợp vẫn còn sống động. Trong dịp đó, các vị khách sống gần trại nam tù nhân cũng được mời. Sự xúc động của ngày đặc biệt đó vẫn được nữ Giám đốc của trại tù thuật đi thuật lại.
Đây đã là một sự kiện của sự xúc động to lớn: tất cả nữ tù nhân, từ đầu chí cuối, đã khóc, họ đã cầu nguyện cho con cái của mình đó là bởi vì họ là phụ nữ và hầu như đều đã làm mẹ. Một vài người có con ở chung trong khu vực của các tổ, nhưng những nữ tù nhân làm mẹ khác thì lại có con đang ở nước ngoài, cùng với nỗi đau buồn khôn xiết vì sự xa cách với các con của mình. Vì thế, họ đã sống kinh nghiệm của Thánh lễ mà ĐTC đã cử hành với họ như thể họ là những con người tự do, như thể họ là những người chưa từng phạm tội! Trong một vài cách khác, họ đã muốn làm cho những người thân của mình thấy về những cơ hội mà trại giam có thể trao ban cho họ: thậm chí là cả cơ hội gặp gỡ ĐTC. Tại sao lại không nhỉ?”
Chuyển dịch từ Ý ngữ: Jos. Nguyễn Huy Mai
theo Radio Vatican