Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (III)

Phụ trang 9

 Công chúa Catalina ở Valladolid

 

Trước khi đến Valladolid, vua Carlos I đã đến thăm mẹ là thái hậu Juana Điên tại Tordesillas. Nhà vua thấy em gái út là công chúa Catalina 10 tuổi sống buồn bã như bị cầm tù bên cạnh mẹ. Phòng cô ở chỉ có một cửa nhìn thẳng sang cửa của mẹ. Cô luôn luôn ăn mặc như một nữ tu: đội khăn trắng, không thêu thùa, mặc áo ngắn bằng da, váy vải thường. Cô không ra ngoài bao giờ. Trò giải trí duy nhất là nhìn bọn trẻ đi lại ngoài đường qua cửa sổ, ném cho chúng ít đồng tiền. Biết là thái hậu không bao giờ chịu rời cô, nhà vua quyết định cho bắt cóc em. Bertrand de Plomont, hầu cận thái hậu, được giao nhiệm vụ. Đêm 11 rạng ngày 12 tháng 3, ông này cho đục tường phòng công chúa. Nửa đêm 12, ông vào phòng công chúa, báo cho cô thị tỳ biết lệnh nhà vua phải đưa công chúa đến Valladolid. Công chúa hỏi liệu có nên ở tạm một nhà nào đó tại Tordesillas để xem phản ứng thái hậu thế nào đã, nhưng Plomont cho biết phải tuân lệnh vua. Ra đến cầu Douro, nhà quý tộc de Trazenies đã cùng với 200 kỵ binh chờ sẵn: công chúa chỉ việc lên xe để đi đến dinh công chúa Leonor ở Valladolid, cách Tordesillas khoảng 20 km về hướng bắc. Sáng hôm sau, Catalina tươi cười trong trang phục lộng lẫy xuất hiện trước công chúng xem các cuộc thi đấu. Cả Vallodolid lên cơn sốt. Nhưng ngày vui qua mau. Ngay sáng hôm sau thái hậu tìm kiếm Catalina khắp lâu đài. Mọi người làm như không biết gì. Khi khám phá ra chỗ tường bị đục, bà la hét um lên. Bà cho là mình bị phản bội và thề không ăn uống chi hết nếu không trả lại Catalina cho bà. Plomont nói công chúa bị bọn cướp bắt, vua đang cho truy tùng gắt gao. Được hai ngày, Plomont thấy tính mạng thái hậu lâm nguy, tức tốc đi Valladolid báo cáo với vua. Mặc dầu Catalina đã bén mùi nhung lụa, không muốn trở về Tordesillas, nhưng nhà vua đành phải trả em gái út về cho bà mẹ điên. Tuy nhiên, từ đó cô được mẹ cho tự do hơn: có thể rời lâu đài đi chơi ở miền quê, gặp gỡ những người người đồng trang lứa, cả nam cũng như nữ, sang cũng như hèn. Thánh I-nhã đã biết Catalina từ ngày cô mới sinh. Những lần đã tháp tùng ông bà Velázquez đến thăm nữ hoàng, ngài đã gặp cô, có thể khá thân mật trong khung cảnh nhỏ bé của lâu đài. Giờ đây, cô lộng lẫy và trở nên cao xa. Bên cạnh cô là bà María de Velasco, bà chủ cũ của ngài. Chắc chắn cô biết ngài, không quên được những câu chuyện ngài kể khiến cô xúc động, không quên được giọng Guipúzcoa của ngài đã nhiều lần khiến cô bật cười. Nhưng khi cô phải về lại Tordesillas, có lẽ ngài càng nghĩ đến cô hơn. Phải làm gì?

[1] Hiện nay là một tỉnh ở phía bắc Tây Ban Nha, giáp biên giới Pháp.

[2] Xem Phụ trang 8: Vương quốc Navarra.

[3] Theo quan niệm đương thời, Đức Giáo Hoàng có quyền đặt hay truất phế các vua. Nếu vua nào bị ngài ra vạ tuyệt thông thì ai lật đổ hay giết cũng không mắc tội, mà còn được kể là có công nữa.

[4] San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 109.

[5] Lt 93.

[6] Lâu đài Javier của gia đình thánh Phanxicô Xavier cũng bị phá huỷ trong dịp này.

[7] Pedro de Leturia, El gentilhombre Inigo Lopéz de Loyola, tr. 102.

[8] Hk 4.

[9] Hk 6.

[10] Trích dẫn theo Leturia, Los apuntos, tr. 19: bản văn của Nadal chưa in.

[11] Tại sao ngài nói năm 26 tuổi? Chắc ngài không biết chính xác năm sinh: ở Hk 30 ngài cho chúng ta hiểu là ngài sinh năm 1593.

[12] P. de Sandoval, Historia de la vida y hechos, BAE 80, 121. Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 119.

[13] Vua Carlos I, sau này là hoàng đế Karl V, sinh ngày 25.2.1500 tại Gand, xứ Flandres (Hà Lan và Bỉ ngày nay), con vua Felipe I và nữ hoàng Juana Điên, cháu nội hoàng đế Maximiliano I của Đức, cháu ngoại Các Quân Vương Công Giáo của Tây Ban Nha. Năm 1506, vua Felipe I chết, làm đại công tước xứ Flandres, cô là công chúa Marguerite d’Autriche nhiếp chính. Năm 1516, vua Fernando động chết: theo di chúc, nhiếp chính Tây Ban Nha thay mẹ, nhưng ngày 14.5.1516 được tôn làm vua Tây Ban Nha. Đó là một người da dẻ cũng như diện mạo đều xấu. Tiếng mẹđẻ là tiếng Pháp và nói tiếng Đức rất kém: khi đến Tây Ban Nha, nhà vua gần như không biết tiếng Castilla. Nhà vua được thái sư là hồng y Adrian d’Utrecht (từ 1522 là Đức Giáo Hoàng Adrianô) huấn luyện vềđời sống thiêng liêng theo các ý tưởng của phong trào Devotio Moderna: đức tin Công Giáo và văn chương cổđiển. Hồng y Adrian sẽ là cánh tay phải của nhà vua cho đến khi được bầu làm giáo hoàng.

[14] P. de Sandoval, 80, 123. Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 122.

[15] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 115-116.

[16] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 122.

[17] Lúc ấy Carlos I chưa kết hôn. Nhà vua sẽ kết hôn với công chúa Isabel của BồĐào Nha tại Sevilla ngày 10.3.1526.

[18] Xem Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 116.

[19] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 116.

[20] Xem Phụ trang 9: Công chúa Catalina tại Valladolid.

[21] (1) Tờ trình (Zaragoza 20.12.1518) gởi vua Carlos I, lúc ấy đang ở Zaragoza, viết ở ngôi thứ ba, nhưng có thể do chính thánh I-nhã soạn. Nội dung: do “thù hn và him khích”, Francisco de Oya đòi giết thánh I-nhã. Ngài đã nhiều lần muốn làm hòa, nhưng người kia vẫn đòi giết. Xin phép: mang võ khí để tự vệ. Có lời phê ở mặt sau trang giấy: Cho phép mt mình đương s thôi. (2) Giấy phép (Valladolid 10.11.1519) do Hội Đồng Hoàng Triều nhân danh vua gởi thẩm sát viên Valladolid. Nội dung: Khi sống với Juan Velázquez de Cuellar, thánh I-nhã đã bị Francisco de Oya đánh bị thương, và nay còn đòi giết. Francisco de Oya quê ở Galacia, người giúp việc bà công tước xứ Camona, lùng kiếm xem thánh I-nhã trọ tai đâu và cho tiền một phụ nữđể người này chỉđiểm. Người này báo cho thánh I-nhã biết. Vì thế, thánh I-nhã xin phép mang vũ khí để tự vệ và có hai cận vệ. Yêu cầu thẩm sát viên Valladolid: (a) điều tra xem thánh I-nhã có lý do chính đáng để mang vũ khí và có cận vệ không; (b) nếu thấy chính đáng, cho phép mang vũ khí và cho một người cùng đi; (c) chỉđược dùng vũ khí để tự vệ, không được làm hại đến ai khác; (d) không được mang vũ khí ở triều đình; (đ) phép này có giá trị trong một năm. (3) Giấy phép Valladolid 5.3.1520: gần như y hệt giấy phép năm 1519. Xem Los anos juveniles de Ignacio de Loyola, t. 355-356 và 201-211.

[22] Luis Fernandez Martín, Los anos juveniles de Inigo de Loyola, t. 206.

[23] Xem San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, t.132.

[24] Trong tiếng Tây Ban Nha có thể hiểu theo cả hai nghĩa.

[25] FN, III, tr. 332.

[26] Hk 1.

[27] Heiliges romaniches Reich deutscher Nation hay Sacrum Romanum Imperium Nationis Germanicae là tên gọi của một đế quốc ở khu vực Trung Âu do Othon I thành lập năm 962 và tan rã năm 1806.

[28] Ban đầu hàng quý tộc muốn lôi kéo đại biểu các thành phốđể làm áp lực với Carlos I. Sau đó chính đại diện của các thành phố biến thành một phong trào cách mạng quần chúng, vì bất mãn với tình trạng bị bóc lột. Theo Pierre Chaunu, mỗi người đàn ông có vợ phải nộp thuế 1 ducado cho mình, 1 ducado cho vợ, 2 reales cho mỗi người con, 1 real cho người giúp việc, 5 maravedis cho mỗi con cừu hay chiên, và tùy theo số ngói lợp nhà mà nộp thuế. Trong khi đó, giới quý tộc chỉ chiếm 10% dân số, nhưng chiếm đến 75% hay 80% số người biết chữ. Xem L’Espagne de Charles Quint, I-II, S.E.D.E.S. 1973, tr. 237, 275.

[29] Communidad.

[30] Adelantado Mayor.

[31] Junta santa.

[32] Trước khi chết, Padilla khích lệ các chiến hữu: “Chúng ta đã tng chiến đấu như hip sĩ, giđây phi chết như Kitô hu.”

[33] L’Espagne de Charles Quint, I-II, S.E.D.E.S. 1973, tr. 247.

[34] Bình luận về giai đoạn đầy sóng gió này ở Tây Ban Nha, Pierre Chaunu cho rằng “Karl V thành công quá nhanh nên Nhà Nước Castilla tan rã. Thành công quá nhanh ca phong trào Công Xã gii thích ti sao nó tht bi” (L’Espagne de Charles Quint, I-II, S.E.D.E.S. 1973, tr. 236).

[35] FN, I, tr. 155.

[36] Có người nói đó là hành vi cao cả và vinh quang duy nhất trong một ngày không cao cả cũng chẳng vinh quang.

[37] FN, I, tr. 156.

[38] FN, I, tr. 156.

[39] Công việc xây dựng được trao phó cho Pedro de Malpaso, người đã xây dựng pháo đài Arévalo, và sẽ cùng bị thương ở Pamplona với thánh I-nhã. Năm 1516 được cho biết là đã gần xong. Chính phó vương Antonio Manrique de Lara cho biết lúc quân Pháp tấn công năm 1521 pháo đài vẫn còn “dở dang và khó bảo vệ”. Xem Luis Fernández Martín, Los annos juveniles de Ignacio de Loyola, tr. 305-307.

[40] Sau này, phó vương sẽ cho rằng người phải chịu trách nhiệm chính về việc pháo đài Pamplona thất thủ là Tổng Tư Lệnh quân đội vì không chịu gởi quân đến cứu viện. Xem Luis Fernández Martín, Los anos juveniles de Inigo de Loyola, tr. 307.

[41] Sát biên giới Pháp-Tây Ban Nha, gần biển, cách Pamplona chừng 80 km về hướng bắc.

[42] Vua Henri, con vua Jean của Navarra.

[43]Đại bản doanh của các tư lệnh quân đội.

[44] Theo Paul Dudon, con số này khoảng 100 người: xem Saint Ignace de Loyola, Paris 1934, tr.34-35. Theo Luis Fernández Martín, trong sốấy có thánh I-nhã: xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, tr. 294. Như vậy, ngài được đặt dưới quyền tư lệnh Beamonte.

[45] 800 quân lính này tuyển từ tỉnh La Rioja mà thủ phủ là Logrono.

[46] Thật ra là Pedro de Beamonte.

[47] FN, I, 155. Theo Pedro de Leturia, phó vương để thánh I-nhã lại Pamplona với hai nhiệm vụ: (1) thuộc quyền điều động của Pedro de Beamonte; (2) về Guipúzcoa tuyển quân tiếp viện. Xem El gentilhombre Inigo Lopéz de Loyola, tr. 123.

[48] Có lẽ khoảng vài trăm người.

[49] Pedro de Leturia cho rằng có thể thánh I-nhã không chịu đi Logrono với Beamonte, nhưng từ Pamplona về Loyola để cùng với anh tập họp một số thanh niên và đưa họ đến bảo vệ pháo đài Pamplona (xem El gentilhombre Inigo López de Loyola, tr 123-124).

[50] FN, II, 63.

[51] Toàn bộ binh sĩ đã được đưa đi: (1) dẹp loạn ở Castilla; (2) lập phòng tuyến mới ở Logrono. Thực ra chắc còn một toán lính ở pháo đài: Triều đình không muốn bỏ pháo đài nên mới cho chỉ huy trưởng Miguel de Herrera về để bảo vệ; khi người Pháp tiến vào Pamplona, họ bị lính từ pháo đài tấn công; trong cuộc tấn công, có ít là một binh sĩ bị thương cùng với thánh I-nhã. Tuy nhiên, chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu người trong pháo đài.

[52] El peregrino, tr. 22.

[53] Miguel de Herrera sinh khoảng năm 1476, cha là Pedro Lorenzo de Herrera (người BồĐào Nha, nhiều thành tích), bắt đầu binh nghiệp năm 1496, trấn thủ pháo đài Pamplona từ 6.6.1516. Khi quân Pháp vào Navarra, ông đang được giữở triều đình tại Segovia. Về sau, ông tiếp tục nhiệm vụ tại Pamplona từ 30.6.1521. Ông mất vào tháng 4.1540.

[54] Chỉ huy phó của André de Foix.

[55] Công việc xây dựng pháo đài đang ở giai đoạn cuối. Trong số những người cùng bị thương với thánh I-nhã có cả hai người đứng đầu việc xây dựng pháo đài.

[56] Hk 1.

[57] Ông này là người nhà của hoàng hậu Germaine de Foix và có thể biết thánh I-nhã đã từng phục vụ bà ở Arévalo.

[58] Hk 1. Thói quen xưng tội với một giáo dân, khi nguy tử và không có linh mục, đã có từ lâu, và được các nhà thần học thời danh như giáo sư Pierre Lombard, thánh Tôma Aquino và thánh Bonaventura phê chuẩn, với điều kiện nếu sống sót sẽ xưng tội lại với một linh mục. Manual de Confesiones của Hernando de Talabera, phát hành năm 1453, cũng nói khi cần kíp mà không có linh mục thì có thể xưng tội với một giáo dân. Có thể thánh I-nhã đã dùng quyển sách ấy từ nhỏ. Ởđây chúng ta thấy được hai điều quan trọng. Trước hết, thánh I-nhã cầm chắc cái chết, vì so với đạo quân hùng hậu của Pháp đang bao vây bên ngoài, toán người bên trong chỉ như trứng chọi đá. Sau nữa, thánh I-nhã mặc dầu sống phần nào bừa bãi, nhưng vẫn giữđức tin và có lòng đạo. Xưng thú tội với người khác, nhất là với một người không phải là linh mục, diễn tả thái độ và bước đầu tiến đến một cuộc thanh luyện sâu xa.

 

[59] Theo Miguel de Aunes, chứng nhân có mặt tại chỗ, trận pháo kéo dài 6 giờ. Thánh I-nhã bị thương do đạn pháo? Theo Nadal, đạn pháo đập mạnh vào tường, và một viên đạn pháo làm ngài gãy một chân, còn chân kia bị thương. Theo Polanco, vì tường không chắc lắm nên đạn pháo phá được dễ dàng, nhưng thánh I-nhã vẫn hết sức chu toàn nhiệm vụ, và một viên đạn rơi đúng vào chân làm gãy ra nhiều mảnh. Vậy chắc thánh I-nhã bị một viên pháo nhỏ (vì ngày 23 pháo lớn mới tới), có lẽđụng vào tường trước (nghĩa là đã giảm sức công phá), rồi mới đụng vào chân. Theo Luis Fernández Martín, lúc ấy có nhiều loại pháo, và đạn có thể là những thỏi sắt hay đá tròn (không phát nổ nhưđạn pháo ngày nay): loại lớn nhất bắn đạn 36 libras (mỗi libras khoảng 450 gram), rồi lần lượt đến loại 26 libras, 16 libras, 12 libras, 6 libras, và loại nhỏ nhất từ 3 đến 4 libras (sdd, tr. 299, cước chú 42). Không biết chắc thánh I-nhã bị thương do loại đạn nào. Ngoài thánh I-nhã, cũng có một số người khác trong pháo đài bị thương. Trong phiên tòa xử Miguel de Herrara ngày 20.6.1521, cùng với thánh I-nhã có 4 người khác được triệu tập đến làm chứng nhưng không đến được vì đã bị thương và lúc ấy vẫn chưa bình phục: (1) Pedro de Malpaso, giám sát công trình xây dựng pháo đài Pamplona; (2) Maestro Pedro, trưởng công trình xây dựng pháo đài; (3) San Pedro, tài vụđơn vị pháo binh; (4) Santos, binh sĩ.

[60] Ribadeneira so sánh và Giacóp. Xem Vita, FN, IV, tr. 87.

[61] Hk 1.

[62] Pháo đài có đầu hàng ngay sau khi thánh I-nhã bị thương không? Thánh I-nhã cho biết: “Ky ngã xung ri, nhng người trong pháo đài đầu hàng người Pháp”(Hk 2). Theo Nadal, ngay khi thánh I-nhã ngã xuống, mọi người mất tinh thần: “Không chn ch chút nào, h bàn vic đầu hàng để giao pháo đài vi mt sđiu kin.” Theo Palanco, sau khi thánh I-nhã bị thương, “thế là không còn s kháng c, người Pháp chiếm c pháo đài cũng như thành”. Dựa vào những điều trên đây, Nicolas Orlandini (trong Historiae Societatis Iesu pars prima, tp I, Roma 1614, số 10, tr.4) cho rằng ngay sau khi thánh I-nhã bị thương, pháo đài đầu hàng ngày 20.5.1521, thứ hai sau lễ Hiện Xuống. Trong mấy thế kỷ, mọi người chấp nhận cách giải thích ấy. Nhưng thánh I-nhã không nói “ngay lp tc”, còn Nadal nói đến việc thương thuyết đểđầu hàng có điều kiện, và Nadal chỉ nói là không còn bị kháng cự. Trong bài Inigo López de Loyola y el proceso contra Miguel de Herrera, alcaide de la fortaleza de Pamplona, Luis Fernández Martín cho rằng cả ba chỉ muốn nói đến “trình t lun lý và nhân quchứ không minh nhiên nói các sự kiện diễn ra đồng thời (xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, tr.292). Ngày 22, Don Antonio còn báo động và kêu cứu với hoàng đế (Sdd tr. 299). Ngày 9.6.1521, trong thư gởi Karl V, giám mục Burgos là Juan Rodríguez de Fonseca cho biết: “Chính hôm y, quân Pháp chiếm Pamplona mà không gp kháng c nào và h pháo đài hôm th sáu ngày 24 tháng y”(Sdd tr. 300). Diễn biến việc đánh và chiếm pháo đài Pamplona có thể như sau: ngày 20, quân Pháp dùng những khẩu pháo nhỏ bắn vào pháo đài (phía Tây Ban Nha có người nói là kéo dài 12 giờ, có người nói 9 giờ, còn theo một người lính Pháp, đợt bắn phá đầu tiên kéo dài 6 giờ), thánh I-nhã bị thương, nhưng đạn pháo nhỏ không đủ sức phá tường đá dày của pháo đài; hai bên thương lượng, nhưng pháo đài không chịu đầu hàng; ngày 23 quân Pháp kéo được những khẩu pháo lớn đến, và chỉ “sau ít giờ” tấn công, hình như hai bên thương lượng rồi phía Tây Ban Nha giao pháo đài trong đêm 23 hay sáng 24.

[63] Sau khi chiếm pháo đài Pamplona, André de Foix để phó tướng Sainte-Colombe cho một phần bộ binh nghỉ phép không lương một tháng. Sau đó ông kéo quân đến bao vây Logrono. Dân Tây Ban Nha khắp nơi tạm quên tranh chấp nội bộ để gởi quân đi chống ngoại xâm. Các công xã, cả Toledo, đều góp quân. Vì phó vương Navarra đưa viện binh đến, André de Foix phải rút quân về Pamplona, nhưng ngày 29.6.1521 bị quân của phó vương cùng với phe Beamonteses đuổi kịp và đánh tan tành tại Noáin, cách Pamplona vài cây số về hướng nam. André de Foix phải đầu hàng, trao kiếm cho Luis de Beamonte và bị bắt làm tù binh. Sau khi thương lượng, Pháp phải trả 10 ngàn ducado tiền chuộc để André de Foix được về nước. Trong cuộc phản công ấy, chính toán quân Azpeitia chừng hơn 100 người dẫn đầu. (Theo Pedro Leturia, anh thánh I-nhã cũng có mặt trong toán quân ấy, và như vậy chắc là người chỉ huy.) Tuy nhiên, sau khi pháo đài Pamplona thất thủ, công tước Nájera mất chức phó vương Navarra, còn trấn thủ Miguel de Herrera được phục chức và về lại nhiệm sở ngày 30.6.1521.

[64] Hk 2.

[65] Như vậy về phía Pháp, việc chiếm pháo đài sẽ không khó khăn và thiệt hại, còn Herrera và các bạn sẽ không bị nhục và sau này sẽ không bị triều đình Tây Ban Nha phạt vì đầu hàng.

[66] Hk 2.

[67] Trước đây người ta thường nghĩ là binh lính Pháp khiêng thánh I-nhã từ Pamplona về Loyola. Điều này khó hiểu: đường sá lạ và khó vì qua khu vực rừng núi, trong lúc hai quân đội đang giao tranh. Trong cuốn Introducción a la vida de S. Ignacio de Loyola (Madrid 1944), F. González Olmedo phỏng đoán những người khiêng thánh I-nhã không thể là binh sĩ Pháp, mà phải là những người dân quê ở Navarra. Các tài liệu ở Văn khố Simancas đã cho thấy đúng như vậy.

[68] La Spiritualité de la Compagnie de Jésus, tr. 5-6.

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *