[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: Phụ lục (kết)

Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.

 

Phụ lục I

VIỆC XƯNG TỘI CÁCH CHUNG
VÀ ĐỐI VỚI LINH MỤC TU SĨ, CHỦNG SINH CÁCH RIÊNG

(Theo Karl Rahner, Serviteurs du Christ, Mame, 1969, pp. 217-295).
Trong v

ấn đề xưng tội, điều gì áp dụng cho giáo dân cũng có thể áp dụng cho linh mục tu sĩ. Chỉ có một điều đặc biệt cho linh mục và tu sĩ là tính cách bắt buộc của việc xưng tội thường xuyên, “xưng tội tiến đức” (confession.de dévotion).

* Khủng hoảng trong việc xưng tội thường xuyên.
Ai cũng nhận thấy sự giảm sút trong việc xưng tội, có khi ở nơi giáo dân, có khi ở nơi tu sĩ. Có thể nơi các xứ đạo nhà quê, việc xưng tội vẫn còn đều hòa, nhất là vào trong các dịp lễ (điều làm các cha sở phải cực nhọc) thì cách chung giáo dân thành thị ít đi xưng tội hơn (mặc dầu vẫn đi rước Chúa thường xuyên).

Nhưng trong giới linh mục tu sĩ, việc bớt đi xưng tội thường xuyên là một điều thấy được rõ rệt. Tuy nhiên, lại thấy xuất hiện các hình thức đạo đức khác giúp đời sống thiêng liêng tiến triển; tĩnh tâm, hồi tâm, trao đổi, kiểm thảo, hội thảo chia sẻ Lời Chúa… hay các hình thức thống hối có tính cách phụng vụ. Có lẽ không nên chối bỏ truyền thống đạo đức đáng kính về việc xưng tội thường xuyên một cách quá dễ dàng. Nếu nó có giá trị gì thì đối với linh mục, tu sĩ theo tinh thần Giáo luật.

ĐGH Pio XII trong Thông điệp Mystici Corporis (29 /6/ 1943): có đặt vấn đề: xưng tội thường xuyên được ích lợi gì? Và ngày nêu lên 8 lợi ích:
1.Gia tăng sự hiểu biết đích thực về chính mình,
2.Trợ giúp sự khiêm tốn kitô giáo,
3. Xu hướng loại bỏ những thói quen xấu,
4 . Chống lại sự lười biếng thiêng liêng và sự nguội lạnh
5. Tẩy luyện lương tâm
6. Gia tăng sức mạnh của ý chí
7. Được hướng dẫn thiêng liêng
8. Và nhờ hậu quả của bí tích, thêm ân sủng.

I. CÁC DỮ KIỆN CỦA VẤN ĐỀ

Theo luật của Chúa, sự hiện hữu của Phép Giải tội như một phương thế để tha tội trọng đòi buộc tín hữu phải dùng phép Giải tội để được tha tội trọng.
Giáo Hội, bằng một giới răn riêng biệt đã ra lệnh cho mọi tín hữu ý thức mình có tội trọng, phải xưng tội một năm ít là một lần. Đối với giáo dân, không có luật nào khác. Nhưng đối với một số tín hữu đặc biệt, Giáo hội đã bắt buộc phải xưng tội thường xuyên không nhất thiết khi thấy có tội trọng mà thôi.
[Giáo Luật cũ: có ký hiệu CJC : Codex Juris canonici]
– CJC 1367 n. 2 (đối với chủng sinh): Giám mục phải liệu sao cho chủng sinh xưng tội hàng tuần.
– CJC 595§1 n.3 (đối với tu sĩ): Bề Trên phải liệu sao cho tu sĩ có thể đi xưng tội ít nhất mỗi tuần một lần. (Semel saltem in hebd.).
– CJC 125 n.1(đối với linh mục): Thường xuyên (frequenter) xưng tội.
Hiện nay, các khoản Giáo luật này vẫn còn giá trị.]

Giáo Luật mới (1983):
a/ đối với tội nặng. * ít là một năm một lần (đ. 989). Điều này bắt nguồn từ sắc lệnh cđ. Laterano IV (1215). Dựa vào nghị quyết cđ. Tridentinô (1551): phải xưng thú hết tất cả các tội nặng, về các thứ tội khác nhau cũng như về số lần đã phạm (đ. 988 §1)
b/ đối với tội nhẹ. * việc xưng tội không bắt buộc ,nhưng chỉ khuyên tín hữu (đ. 988 §2)
Giáo Luật khuyên đặc biệt
-các chủng sinh (đ. 246 §4),-giáo sĩ (đ. 276 §2), tu sĩ (664 & 719 §3) hãy năng nhận lãnh bí tích này.
Đ. 246 §4: “Các chủng sinh hãy năng xưng tội thường xuyên; ngòai ra nên khuyến khích chủng sinh hãy có một cha linh giám do mình lựa chọn và có thể tin cậy cởi mở lương tâm với người.”
Đ. 276 §2, 5° :“Giáo sĩ nên suy gẫm thường lệ, năng đi xưng tội. sùng kính Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa , thi hành các phương tiện thánh hóa khác, chung hay riêng.”
Đ. 664: “Các tu sĩ hãy ra sức hoán cải nội tâm về với Chúa, xét minh hàng ngày và năng lãnh bí tích thống hối”
(Trong phần liên quan đến tu hội đời): Đ. 719 §3.”Họ hãy lãnh nhận bí tích thống hối cách tự do và thường xuyên”,

1. Giá trị của sự kiện “huấn lệnh”. Sự kiện Hội Thánh buộc tu sĩ, linh mục phải xưng tội thường xuyên (không kể đến các lề luật riêng của mỗi hội dòng) và sự kiện ngụy công đồng Pistoia (Ds 2639) đã bị Đức Giáo Hoàng Pio VI lên án, vì đã khuyến khích giảm bớt việc xưng tội thường xuyên. ĐGH Pio VI (1794) kêu gọi hãy trở về với việc thực hành được Công đồng Tridentino chấp thuận, của nhiều người có uy tín vì sư thánh thiện và đạo đức.
Làm sao có thể bỏ một việc thực hành đã có từ 8 thế kỷ và được Giáo Hội khuyến cáo cũng như bắt buộc đối với tu sĩ, linh mục?
Nếu việc xưng tội mang một hình thức khác vào thời đầu của Giáo Hội, thì việc xưng tội nhẹ đã được thực hành từ thời các Giáo phụ. Vào thời đó, sự khổ chế đã chẳng đòi hỏi phải cởi mở lương tâm và xin hướng dẫn của cha linh hướng đó sao?

2. Giáo Luật về việc xưng tội của linh mục CIC 125 (luật cũ):
a.) Việc xưng tội thường xuyên có tính cách bắt buộc, không tùy thuộc tình trạng ân sủng hoặc tội lỗi.
b.) Sự bắt buộc này liên quan trực tiếp đến tính chất giáo quyền hơn là linh mục .
c.) Xưng tội thường xuyên theo nghĩa của Giáo luật -ít nhất – phải được hiiểu như mỗi tháng một lần.
d.) Xưng tội như là nhiệm tích (có xưng tội và giải tội) chứ không phải như là một sự gặp gỡ cha linh hướng, (để trình bày xu hướng và tình trạng của linh hồn)..

3. Các khuynh hướng thần học và mục vụ của Công đồng Vaticano II và sau Công đồng.
Nếu Giáo luật có thay đổi thì có đủ lý do mà tin rằng sẽ không thay đổi nhiều về chuyện này.
Sắc lệnh về đời sống và thừa tác vụ linh mục : “Các thừa tác viên của ân sủng nhiệm tích được kết hiệp mật thiết với Chúa Ki-tô Cứu Thế và Mục Tử, khi lãnh nhận các nhiệm tích một cách công hiệu, nhất thiết bởi sự xưng tội (lãnh nhận phép giải tội thường xuyên) được chuẩn bị bằng việc xét mình hằng ngày. Việc xưng tội là một trợ lực quý báu cho sự hoán cải cần thiết của tâm hồn trở về với tình yêu của Cha nhân hậu.”(PO số 18)

Vài nhận xét về đoạn văn:
a.) Chỉ là một sự nhận định, không có tính cách pháp lý hoặc huấn lệnh. Tuy nhiên, việc nhận định này có thể kèm theo đòi buộc luân lý….. Nhưng đòi hỏi này lúc đó lại xuất phát từ bản tính của chính sự việc.
b.) Yếu tố quyết định của nhận định nầy là sự thích hợp sâu xa giữa yếu tính của chức vụ linh mục và sự xưng tội thường xuyên.
c.) Nhưng xưng tội thường xuyên như thế nào? Công đồng không nói rõ (nên theo Giáo luật không?)
d.) Những ý niệm then chốt của vấn đề là “việc xét mình hàng ngày, việc linh hướng cho phép hiểu rằng việc xưng tội được đặt trong toàn thể các phương tiện để thăng tiến đời sống thiêng liêng: Việc xét mình, linh hướng…

Dẫu sao, thì đoạn văn nầy cho thấy Công đồng muốn duy trì một lối thực hành có lâu đời và được quý chuộng trong Giáo hội.
Đối với tu sĩ, Công đồng không nói gì hơn là khuyến cáo bề trên hãy để cho các tu sĩ được sự tự do chính đáng” (PC 14).

Nhưng còn phải hiểu ý Công đồng muốn nói gì khi đề cập đến sự tự do chính đáng. Có lẽ Công đồng chỉ nói đến những điều ràng buộc lương tâm nhiều khi quá đáng: không được tự do để xưng tội bên ngoài, bắt buộc phải xưng tội đúng ngày v.v… Nhưng Công đồng không đặt rõ về thời gian và khoảng cách.
“Khi việc xưng tội thường xuyên giảm sút mà không có gì thay thế, người ta sẽ nhận thấy một sự sa sút đáng tiếc trong tinh thần Ki-tô giáo, trong ý thức mình là kẻ có tội, về việc tự kiểm, về ý muốn sửa đổi, về sự nghiêm trọng của đời sống Ki-tô giáo…
Và mọi linh mục có phận sự dìu dắt các linh hồn phải tự vấn một cách rất nghiêm chỉnh, thử coi mình có đóng góp vào các sự phá hoại đó bằng những sáng kiến điên rồ hay không?” (K. Rahner, id. pp 228-229).

II. SUY TƯ THẦN HỌC

Người ta cho rằng đời sống thiêng liêng càng tiến bộ, người ta càng vượt xa các trạng thái suy xét lương tâm (xét mình).. Nhưng thực ra, đời sống thiêng liêng càng phát triển theo chiều sâu hoặc theo sự đích thực, người ta càng đi sâu vào các vấn đề căn bản của Ki-tô giáo mà một trong những vấn đề đó là thân phận tội lỗi của con người trước sự hiện diện của Thiên Chúa.
1. Những luận cứ thần học thiếu sót (linh hướng, tha tội, thêm ân sủng)
a.) Việc linh hướng: Việc xưng tội thường xuyên có ích bởi vì được hướng dẫn. Việc hướng dẫn trong tòa giải tội có tính cách “ấn tòa”, nhiều khi cũng thuận tiện. Nhưng chú trọng vào việc linh hướng thì có nguy cơ:
1/ Quên rằng phép giải tội là một Nhiệm Tích, có tính khách quan, không lệ thuộc vào công việc của cha giải tội.
2/ Quá coi trọng các hiệu quả tâm lý và chữa trị của phép giải tội.
3/ Đặt vai trò chuyên viên tâm lý trên vai trò linh mục giải tội. Dĩ nhiên, việc linh hướng có ích lợi của nó nhưng không thiết yếu gắn liền với việc xưng tội.
b.) Việc tha tội
Người ta biết rằng, việc tha tội nhẹ không cần thiết phải do phép giải tội.
c.) Việc thêm ơn sủng
Dĩ nhiên việc tăng thêm ân sủng luôn luôn kèm theo việc xưng tội tốt đẹp, nhưng củng có nhiều cách khác để thêm ân sủng.

2. Bản chất đích thực của việc xưng tội (tiến đức).
Hành vi nhiệm tích, trực tiếp hướng về việc tha tội.
1/ Tính cách nhiệm tích của ân sủng.
Sự cứu chuộc là một ân huệ nhưng không của Thiện Chúa không phải là sự cố gắng của con người. Việc tha tội không phải là hành động của một người thống hối, nhưng là một hành động tự do của Thiên Chúa tha tội cho con người trong Chúa Ki-tô.
Con người được tha tội trước tòa án của Chúa chớ không phải ở trong ý thức chủ quan của mình. Con người phải nhận lãnh ơn tha thứ. Chính Chúa mới ban cho con người sự công chính của Chúa.
2/ Một công việc có tính xã hội và Giáo hội. Việc xưng tội, dù là “xưng tội tiến đức” cũng có tính cách phụng vụ và Giáo hội. Mặc dầu tội nhẹ không cắt dứt với Giáo Hội nhưng tội nhẹ của những người đại diện Chúa, của những thành phần ưu tú trong Giáo Hội, làm mất sự thánh thiện của Giáo Hội mà mỗi người đều có trách nhiệm. Xưng tội là giao hòa với Giáo Hội và qua trung gian của Giáo Hội, giao hòa với Thiên Chúa và mọi phần tử tong Giáo Hội.
Những áp dụng suy tư vào cuộc sống

III. CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1. Làm sao xác định thời gian phải xưng tội? hai tuần, hằng tháng, các ngày lễ trọng?
2. Hội nhập việc xưng tội vào toàn thể đời sống thiêng liêng. Các tội nhẹ có khi chỉ là hậu quả tất nhiên của con người yếu đuối, có khi là dấu hiệu của một thái độ thiêng liêng sâu xa: lười biếng, ích kỷ, kiêu căng, thích tiện nghi, dục tình…
Làm sao có thể thống hối thực sự khi thấy mình không có tội hoặc thấy không thể thay đổi chính mình một cách dễ dàng.
Chỉ khi nào việc xưng tội được lồng vào khung cảnh chung của đời sống thiêng liêng: cầu nguyện, tỉnh thức, thắng mình, khổ chế… thì việc xưng tội mới đem đến kết quả mong muốn.
3. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị.
Sự thống hối và quyết tâm sửa đổi không phải tự nhiên mà có. Cần phải được chuẩn bị bằng việc hồi tâm và cầu nguyện.
Sự nặng nề trong việc xét mình xưng tội là một dấu hiệu thiếu tình yêu, thiếu quảng đại.
Đổi mới tâm hồn.
Việc thống hối rất quan trọng vì đó là điều kiện đổi mới tâm hồn, tái lập lại lòng mến.

Cha Sở họ Ars góp ý:
“Người ta nói rằng có nhiều người đi xưng tội nhưng có ít người hoán cải. Tôi cũng tin như vậy. Bởi vì có ít người đi xưng tội với lòng thống hối.”
“Những tội mà chúng ta che giấu sẽ tái xuất hiện tất cả. Nếu muốn giấu kỹ tội mình, thì phải xưng tất cả cách tốt đẹp”
(xem thêm: “Ai nhận biết tội mình thì tốt hơn người làm cho kẻ chết sống lại” (thánh Isaac thành Ninive)

Suy tư thần học
Tội lỗi phải chăng là tình trạng thiếu văn minh của người tiền sử, lạc hậu? Nhìn vào lịch sử loài người, theo viễn tượng đức tin, người ta có thể nhận thấy một điều gần như cố định, đó là tình trạng tội lỗi trong thế gian. Từ thời Noe cho đến nay cũng một tình trạng: con người từ chối Thiên Chúa, ác độc với tha nhân và hỗn loạn trong chính mình.

Cái nhìn của Teihard de Chardin về hướng đi lên của con người có phải là một cái nhìn quá lạc quan hay không? Một nghi vấn rất lớn là hai mươi thế kỷ có làm giảm bớt tình trạng tội lỗi trong thế gian không? Và sự đi lên của nhân loại có phải là sự thấm nhập của ân sủng vào đời sống của con người hay không?
Cầu nguyện cho kẻ có tội là việc làm tốt nhất (theo cha sở họ Ars)
“Cầu nguyện cho những kẻ có tội, đó là việc cầu nguyện đẹp nhất và tốt nhất, vì người công chính đang ở trên đường lên Trời, các linh hồn trong luyện ngục cũng chắc chắn sẽ vào đó…còn những kẻ tội lỗi đáng thương…còn bấp bênh trên trần gian, những kẻ tội lỗi đáng thương phải được nâng đỡ và cầu nguyện cho…mọi việc đạo đức đều tốt, nhưng không có điều nào tốt hơn điều đó.
Người ta có thể dâng hiến chính mình làm hy tế trong tám hay mười lăm ngày để cầu cho kẻ tội lỗi được ăn năn hối cải. Người ta có thể chịu nóng, chịu lạnh, không muốn xem điều gì vì tò mò, không đi thăm một người mà mình thích, người ta có thể làm tuần chín ngày, xem lễ ngày thường trong tuần theo ý này, nhất là trong các thành phố có nhiều thánh lễ…Không những ta đóng góp vào vinh quang TC bằng việc thực hành thánh thiện này, nhưng còn đem lại cho chính mình một sự tràn đầy ân sủng lớn lao” (Cha sở họ Ars)

PHỤ LỤC II
CHUẨN BỊ XƯNG TỘI (xét theo giáo lý Kinh Thánh)

I XÉT MÌNH XƯNG TỘI
a. Tìm kiếm sự thật
– Tất cả mọi người đều ở trong tội. (Mt 26,35; Lc 22,33-61; 1Ga 2,8-9).
– Chúng ta không hơn gì cha ông chúng ta. (Is 6,1-5); Lc 5,8; Mt 8,8).
– Ai tưởng mình đứng vững thì sẽ ngã. (1Co 10,12-13; Jer 7,10-25)
a. Chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa Ki-tô qua tám mối phúc thật: (Mt 5,1-12; Lc 6,20-26; Lc 1,46-56).
b. Nghe các lời kêu gọi căn bản Phúc âm:
“Có nói có, không nói không.”
Phải cầu nguyện luôn: (Cl 3,13; Mc 2,25-26)
c. Xét mình theo trách nhiệm của mình.

II. GIAO HÒA CÙNG THIÊN CHÚA
Đừng sợ vì Ta ở với ngươi. (Is 43,1-5; Ep 4,22-23).
Tội lỗi sẽ không thắng cuộc: (Rm 6,8-10; Rm 5,19).
Chúa Giêsu chết thay cho kẻ có tội: (Rm 5,5-12; Dt 9,26-28)
Tạ ơn Chúa: (Tv 50; 102; 84; 115; 85; 24).
(theo Bernard Bro, On Demande Des Pécheurs, Cerf, 1969.
“Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự.” (1 Ga 3, 20)
Thánh Phao-lô: “Chúa Ki-tô đã đến trong thế gian để cứu người tội lỗi mà tôi là người tội lỗi thứ nhất” (1Tm 1,15).

III. TẨY LUYỆN TIỀM THỨC

Có lẽ tương đối dễ khi cải hoá các năng lực ý thức (đức tin và ý hướng ngay lành đã đủ và những ai tìm Chúa cách chân thành đều có những sự đó) nhưng thật rất khó để giao phó hoàn toàn cho Chúa Thánh Thần các phần sâu thẳm của con người chúng ta. Chúng ta có thể thưa “vâng” đối với ân sủng, đặt một hành động tự do hoàn toàn nếu chúng ta biết được và làm chủ được các thúc bách, bản năng, các động lực, ước muốn, ích kỷ…? Đừng bỏ quên phần ẩn khuất của ý thức. Hãy để ân sủng thấm nhập đến cả phần vô thức của mình. Không chỉ làm cho con thú trong ta chịu khuất phục nhưng còn phải để cho con người thiêng liêng đảm nhận con người xác thịt. Vì chúng ta cũng cần một “bản năng” về TC, để sống một đời sống mới và Kitô. Nơi đây cử chỉ có thể là dấu chỉ cần thiết và hữu hiệu cho ân sủng. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của những cử chỉ bên ngoài như: sự bái gối, phủ phục, chắp tay…
Tv 51, 8; 19, 13-14
Đừng ngạc nhiên khi thấy phần tội lỗi in sâu vào con người của chúng ta khi chưa được ơn thanh luyện của Chúa Thánh Thần.
Ngay từ các tk đầu của Hội thánh, các “loại” tội được phân biệt như sau:
1- -Các tội phạm làm mất phần thưởng Thiên đàng: (1Cor 6, 9-10)
2- -Các tội phạm hàng ngày (peccata quotidiana). Các tội có thể xếp loại nặng nhẹ tùy theo hoàn cảnh, ý thức và sự thiệt hại gây nên trong đời sống hằng ngày.

PHỤ LỤC III
Bí tích thống hối trong đời sống

Một cách thẩm định lành mạnh về đức hạnh thống hối như một chiều kích hay (thành tố) của đời sống thiêng liêng là việc thừa nhận chỗ đứng riêng biệt của nó và việc cử hành bí tích thống hối cách xứng hợp. Bí tích này bây giờ thường được gọi là bí tích giao hòa để nhấn mạnh đến tính cách tương quan và xã hội của nó, nhất là chú ý đặc biết đến chiều kích cộng đồng của Hội thánh.
Từ :”thống hối” có thể hiểu theo ba cách:
– bên trong : buồn khổ vì đã làm mất lòng Chúa
– bên ngoài : việc đền tội, ăn chay, hãm mình
-dấu chỉ thống hối: bí tích thống hối và hòa giải, theo định nghĩa cổ điển: dấu chỉ xá giải bên ngoài chỉ sự tha tội bên trong, Chúa Giêsu thiết lập để tha tội cho người phạm tội, sau khi đã chịu phép Rửa tội.
Bí tích Thống hối là sự thánh hiến nỗ lực hoán cải và canh tân bên trong của chúng ta bằng những dấu chỉ nhiệm tích và hành động bên ngoài cho thấy hối nhân muốn dứt khoát với tội lỗi và được ơn tha thứ của Thiên Chúa ..
Xưng tội theo truyền thống
Sách Giáo Lý truyền thống nói đến năm điều cần phải làm: thỉnh thoảng chúng ta cần đọc lại những từ ngữ có vẻ cố kính, của sách giáo lý, nhưng hữu ích để xem mình có chểnh mảng trong việc xưng tội hay không

1. Xét mình.
Trước tiên, đó là cách hồi tâm, suy nghĩ, nhìn lại ngày (thời gian) qua dưới ánh sáng Lời Chúa để giúp ta kết hợp vói Chúa và sống theo ý Chúa..
Nhưng trước khi xưng tội chúng ta phải để thòi gian chuẩn bị bằng việc xét mình.
Xét về những điều ta đã làm nghịch lại ý muốn TC, thói quen phạm tội, nguy cơ phạm tội, những tội đặc loại
2. Thống hối, ăn năn vì đã làm mất lòng Chúa. Quyết tâm. Hứa rõ ràng với TC và chính mình: loại bỏ tội và tránh những hoàn cảnh tội.
3. Việc xưng thú tội lỗi, thú nhận cách lương thiện, chân thành, khiêm tốn rằng mình là tội nhân và đã xúc phạm đến Chúa và người khác. Người kiêu căng không thể chấp nhận điều này – và đây là sự yếu nhược, bất lực của người kiêu căng, khiến họ không thoát khỏi cái “tôi” của mình, dần dà trở thành nô lệ cho bản năng của mình. Nhưng việc thú nhận chân thành khiêm tốn trong bí tích giải tội ngoài hậu quả siêu nhiên là ơn tha tội còn sự có giá trị như phương thế trị liệu, vì sự khiêm tốn đích thực giúp con người thoát khỏi uẩn ức, dồn nén, vốn là mầm móng của tậm bệnh. Mục đích chính là ơn tha tội, nhưng chân thành thú tội cũng kéo theo hậu quả phụ là sự bình an thanh thản trong đời sống hàng ngày.
4. Còn có lợi ích là nhận được lời khuyên cá vị từ một linh hướng khôn ngoan, đầy kinh nghiệm, hướng dẫn ta đi trên con đường hy sinh nhưng ngập tràn hạnh phúc của sự thánh thiện.
5. Nhưng lợi ích lớn nhất đó là sự tha tội qua trung gian thừa tác viên Chúa Ki-tô. Vâng lời thừa tác viên, làm việc đền tội cách hoàn chỉnh. Xin Chúa ở trong ta và biến đổi ta thành con người mới, giống hình ảnh Chúa Kitô.

Khi nào cần xưng tội? Khi tham dự một biến cố nhắm đến sự hoán cải tâm hồn: Cấm phòng, bắt đầu năm học, bắt đầu ơn gọi. Cũng cần khi mình thấy khô khan, lười biếng, bất cẩn, quá ư vật chất.
Thông thường thực hành việc xưng tội mỗi tháng một lần, hay hai tuần một lần là điều mà tín hữu thường làm và nên làm.

Kiểm tra tương tự

Cái chết

  Nghĩa tử là nghĩa tận. Cái chết chấm hết mọi thứ. Chết là xong… …

Mười hai vị thánh đã kết hôn

  Không phải tất cả các thánh đều là các linh mục hoặc nữ tu; …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *