Cốt lõi của rao giảng Tin Mừng

Ngày nay có lẽ nhiều người ngại ngùng nói về Tin Mừng. Phần vì công việc ấy tưởng chừng chỉ dành cho những tu sĩ, linh mục; phần vì đó là sứ vụ khó khăn. Hệ quả là nhiều người chỉ ra sức gìn giữ Tin Mừng cho chính mình và gia đình, chứ không dám nói tin vui ấy cho tha nhân. Trong khi đó, bản tính của đức tin, của Tin Mừng là chia sẻ, là thực hiện lệnh truyền của Đức Giêsu: Anh em hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy?

“Chúng con phải bắt đầu nói về Tin Mừng từ đâu, thưa thầy Giêsu?” Nếu để ý trong Mùa Phục Sinh, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời rất đơn sơ: “Hãy loan báo về một Đức Giêsu đã chết và đã sống lại.” Có lẽ chúng ta nghe thông điệp này quá quen, nên thiếu sự ngạc nhiên. Thực tế đây là cốt lõi của Tin Mừng. Sau khi Phục Sinh, Đức Giêsu làm mọi cách để giúp các ông nhận ra sự thật này: Ngài đã chết và đã sống lại. Nhiều môn đệ không tin; nhiều người cho đó là chuyện hoang đường. Đức Giêsu đã nhiều lần hiện ra bằng xương thịt để cho các ông niềm xác tín. Đức Giêsu hiểu rằng, một khi các ông tin Thầy Giêsu đã sống lại, họ mới đủ sức để nói cho nhiều người về biến cố lạ lùng này.

Truyền thống Giáo hội gọi lời rao giảng đầu tiên của các môn đệ là “Kerygma- κήρυγμα”. Từ này trong Kinh Thánh có nghĩa là công bố, loan báo[1]. Trong giới học giả Kinh Thánh, thuật ngữ này nói đến toàn bộ sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu. Tuy vậy thuở các Tông Đồ, từ này có nghĩa là lời rao giảng về Đức Giêsu đã chết và nay đã sống lại[2]. Đó là khởi đầu của sứ mạng loan báo tin Mừng. Nhưng để dân chúng tin vào lời rao giảng khó hiểu ấy, thầy Giêsu đã chỉ cho các ông nhiều cách thế khác nhau. Một trong những tác nhân quan trọng là Chúa Thánh Thần sẽ đến để làm cho lời rao giảng của các ông thêm thuyết phục.

Hẳn nhiên nhiều năm sau khi Đức Giêsu sống lại, Kinh Thánh vẫn chưa được viết ra. Tất cả là lời các môn đệ loan truyền về một Đức Giêsu đã đến ở với chúng ta. Ngài làm biết bao phép lạ và giảng biết bao lời hằng sống. Nhiều người thời đó đã gặp ông Giêsu này. Họ cũng biết thầy Giêsu có một nhóm môn đệ. Rồi vào ngày áp lễ Vượt Qua, thầy Giêsu đã bị đóng đinh chết trên thánh giá. Cả thành Giêrusalem, dân chúng vùng lân cận, ai ai cũng biết về sự kiện này. Rồi bỗng sau ba ngày, người ta nói Thầy Giêsu đã sống lại. Nhiều người đã nhìn thấy, đã đụng chạm và đã tin. Sau đó, Đức Giêsu cũng sai họ đi nói cho nhiều người khác về Tin Mừng trọng đại này. Nếu ai tin thì được sự sống muôn đời. Đó là Kinh Thánh của truyền khẩu, của những câu truyện được người này kẻ cho người khác. Sau đó, các tác giả Tin Mừng mới hệ thống và viết lại thành sách[3].

“Kerygma” như là đúc kết của toàn bộ Tin Mừng, nên lời rao giảng tiên khởi phải không ngừng vang to: “Đức Giêsu Kitô yêu bạn. Ngài hiến mạng sống mình để cứu bạn; và bây giờ Ngài đang sống bên cạnh bạn mỗi ngày để soi sáng, ban sức mạnh và giải thoát bạn.”[4] Rồi từ bệ phóng vững chắc đó, người môn đệ biết cách nói cho con người thời nay về cuộc đời Đức Giêsu. Đó là cả một câu chuyện cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người.

Tin Mừng Chúa Nhật 3 Phục Sinh hôm nay kể cho chúng ta một lần nữa Đức Giêsu hiện ra với các tông đồ. Nếu biến cố Đức Giêsu đang gây cho các ông nhiều rối bời, thì lúc này chính Thầy Giêsu đến để trao bình an cho các ông. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Lc 24,35-48), chúng ta thấy thánh Luca biên soạn rất chi tiết; mục đích là để cho thấy Đức Giêsu đã làm thế nào để giúp các môn đệ từ từ đi tới đỉnh cao của thông điệp Vượt Qua. Nào là Đức Giêsu cho các ông thấy thầy bằng xương bằng thịt, Ngài cũng ăn cũng uống. Nào là Đức Giêsu giúp các ông hiểu hơn về Kinh Thánh. Trên hết cùng với Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu muốn các ông ra đi làm chứng cho thầy Giêsu đã sống lại. Có lẽ nhiều năm sau đó, các môn đệ tỏa ra khắp các thành thị, vài quốc gia lân cận để nói về sứ điệp nòng cốt này. Bởi nói như Đức Bênêđictô XVI: “Biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại trở thành tâm điểm của Kitô giáo. Đó là điểm tựa cho đức tin của ta, là đòn bảy mạnh mẽ cho tin tưởng vững chắc của ta, là luồng gió mạnh quét sạch mọi sợ hãi, và lưỡng lự, mọi hồ nghi và tính toán của loài người.”[5]

Ước sao mỗi người trong vài tuần Phục Sinh này cảm nhận được nhiều ơn về thông điệp quan trọng này. Chúa sống lại và muốn đến với từng người. Ngài cũng muốn hiện ra với từng người để trao ban bình an, ban niềm tin và sức mạnh. Xin đừng đóng cửa tâm hồn, đừng bịt tai nhắm mắt làm ngơ trước biến cố vô tiền khoáng hậu này. Đành rằng cuộc sống có nhiều niềm vui khác lôi cuốn, nhưng giữa các bộn bề ấy, hãy cho thầy Giêsu một cơ hội chuyện trò. Bạn nghĩ sao khi nhà văn người Đức, Friedrich Schiller, viết rằng: “Người nào đã nhận được sứ điệp Phục Sinh không thể nào còn bước đi với bộ mặt bi thảm và sống cuộc sống không có niềm vui của một người không có hy vọng.”

Bạn và tôi cần lắm niềm vui, mong hạnh phúc và tìm bình an. Hôm nay thầy Giêsu muốn đáp ứng những nhu cầu ấy của chúng ta. Rồi một khi xác tín vào thông điệp phục sinh, chúng ta cũng biết cách nói cho người khác về Tin Mừng trọng đại này. Chẳng hạn: “Chào bạn, có lần mình đã đọc thấy điều này và sau đó cũng tin đó là sự thật: Đức Giêsu đã chết và nay đã sống lại.” Hẳn nhiên “chúng ta không chiêu dụ tín đồ”[6]. Thay vào đó, để người khác đón nhận thông điệp ấy, đòi người loan báo Tin Mừng cả một cuộc sống với nhiều niềm vui và nhân chứng. Do đó, hãy để thông điệp phục sinh ấy chi phối sứ mạng rao giảng, chia sẻ Tin Mừng của bạn.

Để kết thúc, chúng ta cùng cầu xin Đức Mẹ Maria cùng đồng hành với mỗi người trên hành trình đức tin này[7]:

Lạy Mẹ Maria, trước tiếng gọi ngày càng cấp bách,

đi rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu.

Đầy tràn sự hiện diện của Đức Kitô trong lòng,

Mẹ đem niềm vui đến cho Gioan Tẩy Giả,

khiến thánh nhân trong lòng mẹ mình nhảy mừng.

Rộn ràng niềm vui sướng hân hoan,

Mẹ ca hát những kỳ công của Chúa.

Đứng dưới chân thập giá với lòng tin kiên vững,

Mẹ vui sướng nhận niềm an ủi phục sinh,

và cùng các môn đệ ngóng đợi Thánh Thần đến,

để Hội Thánh truyền giáo được khai sinh.

Nay xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con

được một nhiệt huyết mới bắt nguồn từ phục sinh,

để chúng con đem cho mọi người

Tin Mừng của sự sống chiến thắng tử thần.

Xin cho chúng con niềm can đảm thánh thiện

biết tìm ra những lối đi mới

để quà tặng của cái đẹp không phai

có thể đến được với mọi người.

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

…………..

[1] x. Mc 1,1; Rm 15,19 ; Gl 1,7

[2] Điều này cho thấy Đức Giêsu vừa là người thật (cái chết), vừa là Thiên Chúa Thật (sống lại).

[3] Chẳng hạn Tin Mừng thánh Mátthêu được viết khoảng 40-50, Máccô 64-70, Luca 80-90 và Gioan cuối thế kỷ I.

[4] Tông Huấn Niềm Vui Của Tin Mừng Evangelii Gaudium số 164

[5] Youcat 105

[6] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-09/dgh-phanxico-bo-truyen-thong.html

[7] Tông Huấn Niềm Vui Của Tin Mừng Evangelii Gaudium số 228

Kiểm tra tương tự

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

  Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình …

Hành trình Đức tin của ngôi sao bóng rổ Gordon Hayward

Ngôi sao NBA* gia nhập đạo Công giáo vài tháng sau khi giải nghệ. Để …

Một bình luận

  1. Thưa cha!với bài của cha con xin có ít điều sau:
    Chúa Giêsu là người thật như mọi người:
    Chúa Giêsu khi lọt lòng mẹ, bị cắt rốn( chắc là bố Giuse cắt);.. bé không cười mà vẫn khóc như mọi trẻ; chịu cắt bì là phải mất chút thịt;bé cũng tự do..” xẹt..xẹt,..xả vòi..”cả ngày lẫn đêm!lớn lên, bị muỗi đốt là gãi; bàn chân dẫm gai độc phải sưng mủ,đi cà nhắc; tay bị đứt chảy máu phải lo cầm máu,băng bịt;nếu ngày ba bận cứ hay ăn muối, cà,dưa…thì da lòi xương,yếu đuối; ốm đau là phải uống thuốc; bị bệnh nặng như viêm ruột thừa nếu không mổ là chết; tóc xồm xoàm, râu dài quá là phải đi thợ hớt tóc;…nếu Chúa làm đàn bà thì có tháng,đàn ông sức khỏe sung mãn theo y học thì điều bình thường là phải có..di..dời…chi đó; nếu Ngài muốn, vì bởi Chúa Cha ban điều tốt lành việc làm vợ làm chồng cho loài người thì dù Ngài là nam hay nữ..Chúa lập gia đình, có con vẫn được!lẽ nào Chúa Cha cấm? ai bảo..cậu Giêsu không được lấy vợ nào? sẽ không đi rao giảng được nào?( các cha thì không nên vì không có quyền năng tự thánh hóa mình và thánh hóa vợ và các con) loài người chân chính ai mà chẳng muốn mình sống lâu..trăm tuổi!quan trọng là có ích cho xã hội,Ngài mà đã như vậy thì cũng tốt đẹp cả thôi!
    Chết,sống lại.
    – Trong thân xác Ngài chứa Linh Hồn Đức Chúa Trời!( ở một bình luận,con có gợi ý-ý tưởng này)
    Sống lại là xong chương trình xuống thế nên không còn cần làm người như chúng ta nữa; linh hồn Ngài từ Thiên Đàng trở lại trái đất( trở vô chỗ mộ Ngài nằm) rồi Ngài ra phép hóa có thành không mớ xác thịt nặng nề ngay trong mồ! vì tồn tại thì phải ăn thật,uống thật,tiêu hóa, đào thải thật; phải mặc đồ kiểu này nọ: cứ già dần đi; Chỉ còn tồn tại linh hồn sáng láng chứ không lè kè với cái xác (sáng láng ?) làm chi nữa!để mà đem về Trời! Tất nhiên,..có lẽ để giao tiếp, Ngài.. cứ “áp dụng”…khuôn mặt cũ,quần áo cũ, bộ râu cũ,giọng nói cũ,cầm ăn được,đố ai biết đó là ảo. Hãy xem:- thịt thầy đây! xương thầy đây! Câu này Chúa nói hoặc ai nói thay Chúa thì ta cứ nghe vậy; mà lẽ thật là:- Tôma xin sờ vết đâm,chứ ông ta xin chích tay Chúa xem có máu thật không thì chắc Chúa biến mất vì có máu thật đâu mà chích!có máu là phải uống nước và phải tiểu tiện( 2 hệ liên quan) Chết nằm 3 ngày chứ nếu nằm..10..20 năm.. Ngài mới ra khỏi mộ; hiện về thăm mẹ,thăm các môn đệ,người thân…,” ăn uống’ với họ..cũng vậy thôi!

    Lên Trời ( trang 3/ youtube)
    Theo con,ước chi Ngài đã không vội trở về! ở trên Thiên Đàng đang có Ngôi I với Ngôi III quán xuyến. Chỉ ở thế gian loài người mọi nơi đang cần có Ngài như đại hạn cần mưa; cần được biết Ngài đã chết và đã sống lại như cha đã khẳng định. Mà có về..sớm là chờ về cùng mẹ, đem mẹ lên Trời một lượt.
    Chỉ có duy nhất linh hồn sáng láng của Ngài về Trời để cùng 2 Ngôi hằng hữu; chứ không có chuyện nay lại có thêm “ xác sáng láng”gắn với Ngôi II,mà nhiều người cứ cố bắt Ngài phải mặc? hằng…tỉ..tỉ..năm về trước( cứ cho là vậy để dễ hiểu) Ngôi II có “ xác sáng láng” đâu! Phải không cha!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *