11 bước ra quyết định theo phương pháp I Nhã

Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta phải lựa chọn giữa điều này và điều kia. Nếu đó là những vấn đề hệ trọng và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta, việc đưa ra quyết định là một thử thách không hề nhỏ. Là người Kitô hữu, chúng ta còn băn khoăn tự hỏi điều đó có hợp ý Chúa hay không? Đâu là điều Thiên Chúa muốn tôi lựa chọn trong trường hợp này?

 

Đâu là điều Thiên Chúa muốn tôi lựa chọn trong trường hợp này?

 

 

Những thắc mắc này thánh I Nhã cũng đã từng trải qua. Vì vậy ngài đã đưa ra những quy tắc cho việc lựa chọn. Dưới đây là 11 bước để đưa ra quyết định theo phương pháp I Nhã.

 

 

Vấn đề phải thiết thực – liên quan đến việc làm hoặc không làm một điều gì đó.

Nó phải thực tế, nghĩa là cần phải có một quyết định được đưa ra – câu hỏi về việc bạn nên hay không nên làm gì đó.

Đó phải là vấn đề mà bạn có quyền đưa ra quyết định.

Bạn phải có hoặc có thể có được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề, hãy thực hiện theo quy trình năm bước sau đây:

  1. Liệt kê các vấn đề khác nhau mà bạn có thể cần quyết định trong vài tuần, vài tháng hoặc trong năm tới.
  2. Liệt kê các việc bạn có thể làm về các vấn đề này.
  3. Lập danh sách ưu nhược điểm cho từng vấn đề hoặc hành động có thể thực hiện.
  4. Xếp hạng các vấn đề và hành động có thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên bằng kinh nghiệm của bạn tại thời điểm hiện tại.
  5. Vấn đề hoặc hành động có thể thực hiện được xếp hạng đầu tiên chính là điều bạn cần tập trung phân định.

 

 

Diễn đạt vấn đề dưới dạng lựa chọn tích cực, cụ thể.

Cụ thể hóa vấn đề bao nhiêu có thể (Bạn sẽ làm gì, ở đâu, khi nào).

Diễn đạt vấn đề theo hướng đi ban đầu Chúa chỉ dẫn bạn. 

Đặt vấn đề dưới dạng X so với không-X hoặc X so với Y. 

Ví dụ về đề xuất X so với không-X: “Tôi sẽ học đủ số môn học trong học kỳ sau để có thể tốt nghiệp vào tháng 5 tới.”

Ví dụ về đề xuất X so với Y: “Tôi sẽ tiếp tục công việc hiện tại ở công ty A hoặc tôi sẽ chấp nhận lời đề nghị công việc từ công ty B.”

 

 

Xin Chúa ban cho bạn sự tự do và cân bằng nội tâm, giúp bạn không thiên về lựa chọn nào hơn lựa chọn nào. Điều này có nghĩa là ta cầu xin có đủ sự tự do để chỉ bị chi phối bởi một điều duy nhất: lựa chọn nào mang lại vinh quang lớn nhất cho Chúa và diễn tả đúng chiều sâu của con người mình nhất, con người thật của tôi?

 

Để đạt đến sự tự do nội tâm hoàn toàn cần thiết này, bạn có thể thảo luận vấn đề với một người trưởng thành về mặt đức tin, người có thể giúp bạn. Cụ thể, hãy thảo luận những trở ngại nào có thể hạn chế sự tự do của bạn bằng cách cản trở bạn hoặc khiến bạn ngả về lựa chọn này hơn so với lựa chọn khác.

 

Những trở ngại tiềm ẩn: phóng chiếu, những rối loạn ám ảnh như phức cảm tự ti, phức cảm thượng đẳng hoặc đề cao hình ảnh bản thân quá mức; những điều “nên” hay “phải” áp đặt lên bạn; chủ nghĩa cầu toàn, sự sợ hãi, lòng tham vật chất và tính chiếm hữu; những tổn thương quá khứ và tự thương hại bản thân; tính cạnh tranh dẫn đến đố kỵ; thiếu kiên nhẫn với bản thân hoặc người khác; dục vọng, vô ơn và thiếu tôn kính; ham muốn kiểm soát, quyền lực, địa vị, uy tín, tính độc quyền  v.v.

 

Để chuẩn bị cho việc cầu nguyện, hãy đọc chậm, cẩn thận và chú ý các đoạn Kinh Thánh sau:

  • Luca 12:22-32
  • Luca 17:5-6
  • Mát-thêu 13:44-46
  • Mát-thêu 14:22-33
  • Luca 18:17-22
  • Mác-cô 10:17-22
  • Mát-thêu 5:13-16
  • Luca 14:33
  • 2 Ti-mô-thê 1:7
  • Mát-thêu 7:24-25
  • Luca 16:13
  • Phi-líp-phê 3:7-10
  • Luca 11:5-13
  • Mát-thêu 20:26-28

 

Hãy lưu ý những phân đoạn đánh động bạn nhất. Hãy biến những phân đoạn này thành nguồn cảm hứng để bạn trò chuyện với Chúa về những lĩnh vực cụ thể mà bạn cần được tự do. Chỗ nào bạn cần buông bỏ hơn trong các lựa chọn và phương án trong đề xuất của bạn? Hãy mang chúng đến với Chúa trong cầu nguyện. Trên hết, hãy xin có một tình yêu sâu sắc: yêu Chúa, yêu những người bị ảnh hưởng bởi quyết định và yêu con người thật sự của bạn hay bản chất xác thực của bạn. Hãy cầu xin đừng để bất kỳ ham muốn ích kỷ hay ác cảm cá nhân nào về một lựa chọn làm bạn đi chệch hướng khỏi điều Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn bạn. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn trong tất cả những điều này.

 

 

Tìm hiểu tất cả các chi tiết liên quan đến quyết định: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bao nhiêu? Tại sao? Hãy đảm bảo mình có đầy đủ thông tin.

 

Đảm bảo rằng bạn đã tham khảo ý kiến của những người chịu ảnh hưởng bởi quyết định: vợ/chồng, con cái, người thân khác, bạn bè, đồng nghiệp. Lắng nghe ý kiến đóng góp, cảm xúc và mong muốn của họ.

 

Thảo luận vấn đề với ai đó am hiểu về những giá trị tinh thần của Công giáo. Người này có thể là bạn bè, cố vấn, linh mục hoặc ông trùm – một người nào đó trung thực và khách quan. Hãy thảo luận chi tiết về vấn đề, bao gồm các giá trị và sự khả thi, điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn.

 

 

Hãy cầu nguyện về việc này một lần nữa, dựa trên những thông tin bạn đã thu thập được và lời khuyên của người khác. Rất có thể, những cảm xúc và mong muốn mới đã nảy sinh thứ mà cần ta chia sẻ với Chúa để được thanh tẩy khỏi bất kỳ định kiến hay lệ thuộc rối loạn nào. Đây là một bước “kiểm tra sự tự do”.

 

Bạn có đủ tự do để chỉ bị chi phối bởi một điều duy nhất: lựa chọn nào sẽ mang lại vinh quang lớn nhất cho Chúa và diễn tả đúng chiều sâu của con người mình nhất, con người thật của tôi? 

 

 

Đối với đề xuất theo dạng X so với không-X, liệt kê hai thứ: “Có lợi cho tôi” và “Bất lợi cho tôi.” Đối với đề xuất theo dạng X so với Y, hãy tạo một bảng với bốn liệt kê “Có lợi cho tôi” và “Bất lợi cho tôi” cho mỗi lựa chọn (Xem bảng bên dưới).

 

Ở lại công ty ANhận công việc mới với công ty B
Có lợi cho tôiBất lợi cho tôiCó lợi cho tôiBất lợi cho tôi
1.1.1.1.
2.2.2.2.
3.3.3.3.

Hãy bắt đầu bằng một lời cầu nguyện ngắn xin Chúa đồng hành với bạn khi bạn lập danh sách. Đặc biệt, hãy cầu xin ơn sáng suốt để nhìn nhận rõ ràng điều Chúa lựa chọn cho bạn và điều gì sẽ tôn vinh và phục vụ tốt nhất cho Chúa, cho người thân cận và con người thật của bạn.

 

Liệt kê tất cả lý do bạn có thể nghĩ đến. Đừng đánh giá trước ưu nhược điểm của chúng. Bạn sẽ đánh giá chúng trong bước tiếp theo.

 

Mục đích của việc lượng giá này là xác định xem các ưu và nhược điểm nào đến từ tác động của Chúa Thánh Thần hoặc không phải thế.

 

Hãy cố gắng khám phá những động lực và giá trị cốt lõi của bạn. Để thực hiện tốt điều này, bạn có thể cần dành nhiều thời gian cân nhắc kĩ cho bước này. Nó có thể kéo dài vài tuần nếu bạn muốn đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc sống.

 

Lặp lại Bước 3: Cầu nguyện xin ơn mở ra với thánh ý Chúa và tự do. Cầu xin được soi sáng để nhận biết những yếu tố cản trở sự tự do và mở lòng với Chúa. Liệu có điều gì cản trở bạn không? Xin Chúa giúp bạn thoát khỏi những rối loạn cảm xúc có thể đang chi phối bạn. Hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho bạn có đức tin và tình yêu sâu sắc hơn đối với Ngài.

 

Đánh giá ưu nhược điểm dựa trên bốn câu hỏi:

  1. Lý do nào quan trọng nhất? Tại sao? 
  2. Mỗi lựa chọn mang lại hoặc hiện thực hóa những giá trị nào? (Nhiều ưu nhược điểm có thể liên quan đến cùng một giá trị)
  3. Lựa chọn nào rõ ràng hơn trong việc phụng sự Chúa và nuôi dưỡng con người thật của bạn tốt hơn trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần? 
  4. Lựa chọn nào phù hợp hơn với hành trình đức tin và quá trình tương tác với Chúa của bạn trước giờ? 

 

 

Khi bạn đánh giá các lựa chọn, khao khát của bạn sẽ được tác động bởi Chúa Thánh Thần; nghĩa là, ý chí của bạn sẽ nghiêng về một lựa chọn hơn và ít nghiêng về lựa chọn khác. Những khuynh hướng này có thể dao động giữa các lựa chọn. Hãy chú ý đến những chuyển biến nội tâm này. Hãy cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho bạn về chúng. Cuối cùng, ý chí của bạn có khả năng sẽ tập trung vào một trong hai lựa chọn.

 

Nếu ý chí của bạn không dừng lại ở một lựa chọn nào mà vẫn tiếp tục dao động giữa hai lựa chọn, thì có thể có một quyến luyến lệch lạc đang tác động đến bạn. Đây là dấu hiệu để cầu nguyện nhiều hơn. Quay trở lại Bước 3. Xin Chúa giải phóng bạn khỏi mọi khuynh hướng ích kỷ và dẫn bạn đến những động lực tốt lành. Hãy cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng ý chí và ham muốn của bạn về phía ý muốn của Chúa.

 

Đây là phần thứ ba trong tiến trình của việc phân định. Đầu tiên, bạn cầu xin Chúa Thánh Thần biến đổi những suy nghĩ của mình (liệt kê ưu nhược điểm). Thứ hai, bạn đã cầu xin Chúa Thánh Thần biến đổi những khao khát của mình (ý chí) trong khi đánh giá các danh sách ưu nhược điểm. Bây giờ, bạn cầu xin Chúa Thánh Thần khơi lên cảm xúc an ủi thiêng liêng. Đây là những cảm xúc về niềm vui, nhiệt thành, đức tin sâu sắc hơn, hy vọng và xác tín lớn hơn, tình yêu, sự tự tin, lòng dũng cảm lớn lao hơn. Những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc này đều là một phần trong cảm nhận nội tâm của bạn về Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn bạn đến sự thật.

 

Những cảm xúc an ủi này đi kèm với những mong muốn của bạn khi chúng rõ ràng hướng đến việc yêu thương và phục vụ Chúa, người khác và con người thật sự của bạn. Chúng rất khác với những cảm xúc đi kèm với khao khát của bạn khi chúng bị chi phối bởi những quyến luyến lệch lạc vốn chỉ nhằm vào những cách thức ích kỷ của bạn.

 

Nếu cảm xúc của bạn dao động giữa an ủi và sầu khổ, bạn có thể đang bị chi phối bởi những động cơ không tinh tuyền và quyến luyến lệch lạc. Nếu vậy, hãy quay lại Bước 3: cầu nguyện xin sự giải phóng và mở ra với Chúa.

 

 

Sống với quyết định đó một thời gian để xem những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của bạn có tiếp tục thuận theo quyết định đó không. Nếu không, có nghĩa là bạn cần thêm thông tin mới và cần lặp lại tiến trình này.

Tác giả: Jim Manney
Chuyển ngữ: Lê Minh
Nguồn: ignatianspirituality.com

Kiểm tra tương tự

Có Chúa luôn bên ta – Lời nhắc nhở mỗi ngày

  Có cám dỗ cho rằng Thiên Chúa không ở gần ta, hoặc làm ta …

Các tham dự viên Thượng Hội đồng giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ gì?

  Trong khi Chúa Thánh Thần nói trực tiếp vào tâm hồn mà không cần …