QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC VIỆT NAM 200 NĂM

 

 

QUỐC HIỆU VÀ CƯƠNG VỰC VIỆT NAM 200 NĂM

(Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

–   Tên Việt Nam để chỉ nước ta đã xuất hiện từ lâu đời

–   Khoảng năm 1390, Hồ Tông Thốc đã lấy tên đó viết sách Việt Nam thế chí.

–   Khoảng năm 1435, Nguyễn Trãi đã ghi trong sách Dư địa chí: Ngày nay cũng xưng là Việt Nam

–   Khoảng năm 1545, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm và thu thập trên 100 bài vịnh cảnh, gom thành tập Việt Nam sơn hải trọng thưởng vịnh.

–   Khoảng năm 1715, Nguyễn Phước Chu vịnh đèo Hải Vân với câu đầu “Việt Nam  hiểm ải thử sơn điên” (chót núi này là hiểm trở nhất Việt Nam) .

–   Khoảng năm 1792, vua Quang Trung tuyên cáo: “Đổi quốc hiệu An Nam thành Việt Nam”. Chưa kịp thi hành, nhà vua đã băng hà.

–   Tên Việt Nam còn được khắc bia dựng ở nhiều đình chùa từ. thế kỷ XVI đến XVII.

–   Tóm lại, dân ta thường tự gọi là: Nước Nam, nước Việt, nước Việt Nam, nước Đại Việt, nước Đại Nam hay Đại Việt Nam. ít khi dùng các tên Vạn Xuân, Đại Cồ Việt hay Đại Ngu. Ta cũng thường tránh dùng các tên An Nam hay Giao Chỉ .

1. Quốc hiệu và cương vực nước ta dưới triều Nguyễn (1 802- 1 945)

a. Giai đoạn độc lập (1802-1862)

Gia Long (1802- 1819) tức Nguyễn ánh, sau khi dứt được Tây Sơn, liền phái Lê Quang Định sang Trung Quốc cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam  Việt. Nhà Thanh chỉ nhận đổi quốc hiệu là Việt Nam và phong cho Nguyễn ánh là Việt Nam quốc vương (1804) .

Toàn quốc khi ấy chia làm 23 trấn và 4 dinh :

Bắc Thành gồm 11 trấn:

5 nội trấn:

1 Sơn Nam Thượng; 2. Sơn Nam Hạ; 3. Sơn Tây; 4. Kinh Bắc; 5. Hải Dương;

6 ngoại trấn:

6. Tuyên Quang; 7. Hưng Hóa; 8. Cao Bằng; 9. Lạng Sơn; 10. Thái Nguyên; 11. Quảng Yên.

Gia Định thành gồm 5 trấn:

12 . Phiên An (địa hạt Gia Định); 13 . Biên Hòa; 14 . Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang); 15 . Định Tường; 16. Hà Tiên

Miền Trung gồm 7 trấn :

17. Thanh Hóa; 18 . Nghệ An; 19. Quảng Ngãi; 20. Bình Định; 21. Phú Yên; 22. Bình Hòa (sau là Khánh Hòa); 23. Bình Thuận .

Kinh Kỳ thống quản 4 dinh :

1. Quảng Đức dinh (sau là Thừa Thiên); 2. Quảng Trị dinh; 3. Quảng Bình dinh; 4. Quảng Nam dinh.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đây là một công việc vĩ đại.

Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người .

Minh Mệnh (1820 – 1840) chủ trương tập quyền, chia cương vực ra làm 3 0 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên thuộc Kinh kỳ.

1. Phủ Thừa Thiên; 2. Lạng Sơn; 3. Quảng Yên; 4. Cao  bằng ; 5. Tuyên Quang; 6. Thái Nguyên; 7. Bắc Ninh; 8. Hải Dương; 9. Hưng Hóa; 10. Sơn Tây; 11. Hà Nội; 12. Nam Định; 13 . Hưng Yên; 14. Ninh Bình; 15. Thanh Hóa; 16. Nghệ An; 17 Hà Tĩnh; 18. Quảng Bình ; 19 . Quảng Trị ; 20. Quảng Nam; 21. Quảng Ngãi; 22. Bình Định; 23. Phú Yên; 24. Khánh Hòa; 25. Bình Thuận; 26. Biên Hòa; 27. Gia Định; 28. Định Tường; 29. Vĩnh Long; 30. An Giang; 31 . Hà Tiên.

Đến năm 1836  Minh Mạng hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 16. 000 quyển Địa bạ) . Đó là một sưu tập vô giá để mô tả cương vực nước ta ở ừng ngôi làng, từng mảnh ruộng đất.

Năm 1838, Minh Mạng đổi tên nước là Đại Nam hoặc Đại Việt Nạm.

Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mạng năm 1840  có khoảng 7.764.128 người .

Thiệu Trị (1841 – 1847).

Tự Đức (1847 – 1883). Về đại thể, cho đến năm 1862, vẫn giữ nguyên tổ chức hành chính như trên.

Kiểm tra tương tự

Các bà mẹ nội trợ và chứng trầm cảm: 4 điều cần biết

  Làm cha mẹ nội trợ ở nhà thật là khó, nhưng liệu điều đó …

10 sách nói tuyệt vời gia đình cùng thưởng thức

  Đây là những cuốn sách sẽ giúp cả người lớn lẫn trẻ em say …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *