Betania – nơi Đức Giê-su cho Lazaro sống lại

[vimeo]http://vimeo.com/25031649[/vimeo]

Một sự sống lại báo trước một sự sống lại lớn hơn. Đó là điều đã xảy ra tại đây – làng Bê-ta-ni-a. Đây là nơi Chúa đã khóc thương cái chết của bạn Ngài – anh Lazaro, và Ngài đã cho anh sống lại. Đây là nơi toàn bộ nhân tính của Đức Ki-tô được tỏ hiện, và cũng là nơi Ngài hoàn tất phép lạ cuối cùng trước cuộc Vượt Qua của Ngài.

Cha SABINO CHIALA, thuộc cộng đoàn Bose nói: Nơi Giáo Hội xưa kia, sự sống lại này luôn được xem như một sự báo trước về cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su, và quả thật, phụng vụ của các Giáo Hội Đông Phương nhắc nhớ điều này một cách minh nhiên trong Tuần Thánh. Sự sống lại này đã tạo ra một phản ứng tiêu cực từ một số nhà lãnh đạo dân chúng, vốn dẫn đến cái chết của Đức Giê-su.

Ngày nay, Bê-ta-ni-a là một làng hầu hết theo Hồi Giáo, những vẫn còn có một thánh đường của các tu sĩ Dòng Phan-xi-cô được xây cất trên đống hoang tàn của những nhà thờ cổ từ thế kỷ thứ 4. Sát bên thánh đường này, khách hành hương có thể đi xuống những tàn tích còn lại vốn được truyền thống tôn kính như mộ của Lazaro. Mặc dù một cách nào đó bị cách ly, và bị bức tường an ninh kiên cố của Israel vây quanh, làng Bê-ta-ni-a (hay tiếng A-rập gọi là Al Azarieh, nghĩa là nhà của Lazaro) vẫn có thể lên tiếng với tâm hồn những khách hành hương Ki-tô, những người tự cảm thấy muốn nhớ lại lòng kiếu khách và tình bạn thân thiết của gia đình ba chị em này.

Cha SABINO CHIALA: Đối với Chúa Giê-su, Bê-ta-ni-a còn là nơi Ngài có thể tìm thấy những cảm xúc về tình bạn, và một lần nữa tôi nghĩ rằng chương 11 của Phúc Âm Gioan cho chúng ta một lối nẻo ngoại thường liên quan đến điều này: Đức Giê-su, là Con Người và là Con Thiên Chúa, khi biết Lazaro chết Ngài bắt đầu khóc. Ba-ta-ni-a còn là nơi của nhân tính Đức Giê-su. Chính đây là nơi Ngài tỏ lộ nhân tính của Ngài. Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa nhưng cũng cần đến tình yêu của con người.

Đức Giê-su đã cho Lazaro sống lại vài ngày trước khi tiến vào Giê-ru-sa-lem, nơi mà Ngài sẽ hoàn tất sứ mạng mà vì đó Ngài được sai đến.

Bên triền đông của Núi Oliu, trên con đường cổ dẫn đến Bê-ta-ni-a, có một đền thánh Bethpage của các tu sĩ Dòng Phanxico, đã được tái thiết như chúng ta thấy ngày nay vào năm 1954. Đây là nơi diễn ra cả hai cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su với Maria và với Matta trước khi phục sinh Lazaro, và bắt đầu hành trình đáng nhớ khải hoàn tiến vào Giê-ru-sa-lem. Rồi từ đó, như một truyền thống lâu đời, mỗi năm vào Chủ Nhật Lễ Lá, những Ki-tô hữu địa phương và khách hành hương đều tổ chức rước kiệu long trọng vào Giê-ru-sa-lem.

Cha SABIO CHIALA: tất cả những gì diễn ra trong cuộc rước theo trình thuật của các Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm Thứ Tư, đều nói với chúng ta một điều gì đó về căn tính Mê-si-a của Đức Giê-su. Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a, là con Vua Đa-vít, nhưng Ngài không vào thành Giê-ru-sa-lem bằng con ngựa chiến, nhưng bằng một con vật hiền hòa, đây là lý do để gợi nhớ lại lời của tiên tri Da-ca-ri-a. Do đó, qua cử chỉ này, Ngài cũng nói với chúng ta Ngài đến với tư cách Mê-si-a nào, và loại Mê-si-a nào mà Thiên Chúa muốn nơi Ngài.

Văn Yên, SJ

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *