CỬA THÁNH NĂM THÁNH CHỈ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CỬA THÁNH ĐÍCH THỰC LÀ CHÚA KI-TÔ GIÊ-SU

Cửa Thánh là gì?

Cửa Thánh là cửa Đền Thờ được xây kín tường và chỉ được mở ra vào dịp Năm Thánh mà thôi. 

Cửa Thánh trong Năm Thánh…DSCN3926

Mỗi dịp có Năm Thánh, nghi thức được biết đến nhiều nhất là việc mở Cửa Thánh. Cửa Thánh được đặt tại các Đền Thánh chính ở Rô-ma, gồm có Đền thờ thánh Phê-rô, Đền thờ thánh Gioan Laterano, Đền thờ thánh Phao-lô ngoại thành, và Đền thờ Đức Bà Cả. 

Nghi thức mở Cửa Thánh muốn nói lên một ý nghĩa biểu tượng rằng, suốt Năm Thánh này người tín hữu được hưởng một “hành trình đặc biệt” hướng tới ơn cứu rỗi. Năm Thánh chính thức được khai mở bằng việc mở Cửa Thánh của Đền thờ thánh Phê-rô. Trong khi Cửa Thánh tại những Đền thờ còn lại sẽ được mở vào những ngày tiếp sau đó.

Vậy việc mở Cửa Thánh sẽ như thế nào và có cần phải làm y như vậy mỗi khi có dịp hay không?

Trong quá khứ xa xưa, Cửa Thánh là một cái cửa được bít tường. Trước khi cử hành Năm Thánh người ta phá vỡ gần như hết cái tường đó, và để lại một phần nhỏ để Đức Giáo Hoàng phá vỡ nó trong nghi thức mở Cửa Thánh. Rồi liền sau đó những người thợ chuyên nghiệp sẽ hoàn tất nốt phần còn lại rồi lau dọn nó.B-Pietro ANSA906841_Articolo

Tuy nhiên, trong dịp Năm Thánh năm 2000, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã đưa vào một nghi thức đơn giản hơn và mau chóng hơn, nghĩa là trước khi cử nghi thức mở Cửa Thánh, người ta dỡ bỏ toàn bộ phần tường đi, và chỉ để lại cánh cửa khép kín để khi Đức Giáo Hoàng tiến hành mở Cửa Thánh thì Ngài chỉ cần đẩy mạnh cánh cửa kia ra là toàn bộ Cửa Thánh được mở ra. 

Cửa Thánh được để mở toan như vậy trong suốt Năm Thánh (dĩ nhiên là vào ban đêm thì người ta cũng khép lại!), và cho tới khi kết thúc Năm Thánh, các cửa kia lại được xây kín tường. 

Ngoài “4 chị cửa cả” ở các Đền thờ chính
của Roma, Cửa Thánh còn hiện diện ở nơportasanta11i nào nữa không?
Theo truyền thống thì Cửa Thánh cũng được Đức Giáo Hoàng lập và mở ở những nhà thờ khác để người tín hữu gần đó hành hương và được lãnh ơn Toàn Xá. Ví dụ như Cửa Thánh nhà thờ chính toà Santiago di Compostella, Đền thờ thánh Maria di Collemaggio ở Aquila, Nhà thờ chính toà Atri và Đền thờ-nhà thờ chính toà Notra-Dame ở Quebec, gần đây nhất chúng ta biết, cách đây khoảng 10 ngày, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô lập và mở Cửa Thánh tại nhà thờ chính toà ở Bangui (Nước Cộng Hoà Trung Phi) vào ngày 29-11-2015 vừa qua. Thường thì nghi thức mở Cửa Thánh ở các nơi đều tương tự nhau và giống như khi Đức Giáo Hoàng cử hành ở Roma.

Rất nhiều điều bổ ích cần biết trước khi bước vào Năm Thánh…

Trong Tông Sắc “Dung Mạo Lòng Thương Xót” (Misericordiae Vultus) để mở Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố rằng ngày 8 tháng 12 năm 2015, sẽ là ngày chính thức khai mạc Năm Thánh này, Cửa Thánh Đền thờ thánh Phê-rô sẽ được mở trong ngày đó, trong khi Cửa Thánh của những Đền thờ còn lại sẽ được mở vào những ngày tiếp theo sau. Chẳng hạn, Cửa Thánh Đền thờ thánh Gioan Laterano sẽ được mở vào ngày 13/12/2015, nhằm Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng. Rồi sau đó đến Đền thờ Đức Bà Cả và Đền thờ thánh Phao-lô Ngoại Thành.

Đấy sẽ là “Những Cánh Cửa Dẫn Vào Lòng Thương Xót”, như Đức Phan-xi-cô đã nói trong Tông Sắc. Thật vậy, đây sẽ là những cánh cửa mà khi bước vào thì người ta có thể cảm nghiệm được tình yêu xót thương của Thiên Chúa, tình yêu hằng ủi an, thứ tha và trao ban niềm hy vọng.

Và cũng chính trong ngày 13/12, tất cả các “Cửa Thánh” tại các Giáo Phận khắp nơi trên thế giới sẽ đồng loạt được mở toan, nghĩa là Cửa Thánh ở các Nhà thờ chính toà, hoặc tại các nhà thờ có ý nghĩa đặc biệt, hoặc cũng có thể là tại các Đền thánh, nơi mà những người tín hữu hành hương có thể “tìm được nẻo đường hối cải trở về” với Thiên Chúa đầy lòng xót thương, Đức Thánh Cha đã lưu ý như vậy.

Vậy Cửa Thánh có được ấn niêm phong, được phủ khăn che hoặc có được đúc theo kiểu mẫu đặc biệt không?

Các cửa này thường được đúc bằng gạch, và trên đó có ấn tước hiệu vị Giáo Hoàng, là người đã mở và khép lại Năm Thánh đó. Bên trong cửa tường đúc này người ta đặt vào đó một cuộn giấy da cừu và vài đồng tiền kẽm đựng trong một cái hòm nhỏ. Hiện nay mấy đồng tiền mà chúng ta thấy đặt âm bên trong Cửa Thánh là thuộc triều Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, vì ngài là vị Giáo Hoàng đã mở và khép lại Năm Thánh gần đây nhất, Năm Thánh năm 2000.

Những vật dụng thường dùng đi kèm trong nghi thức mở, đóng Cửa Thánh không nhỉ? 

Thưa có. Có 3 thứ vật dụng đi kèm trong Nghi thức đóng, mở Cửa Thánh này, đó là:

  • Cái búa (loại búa đóng đinh của thợ mộc);
  • Cái bay thợ hồ (hoặc gọi là cái bàn chà):
  • và mấy đồng tiền kẽm.

a) Về cái búa

MartelloTrong dịp Lễ Giáng Sinh năm 1499, chính Đức Giáo Hoàng Alexandro VI đã dùng cái búa để gõ 3 nhát vào cái tường Cửa Thánh của Năm Thánh trước đó. Ban đầu có vẻ cái búa và việc gõ 3 nhát vào bức tường không mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Thế nhưng gần như liền sau đó, cái búa đã trở nên vật dụng quý báu và được khuôn đúc rất nghệ thuật. Vào năm 1525 cái búa được đúc bằng vàng nguyên chất, nhưng vào năm 1575 nó lại được đúc bằng bạc và có cán bằng gỗ mun đặc!

b) VềCazzuola cái bay thợ hồ

Nó được dùng trong nghi thức đóng Cửa Thánh. Người ta bắt đầu lưu ý đến việc dùng cái bay thợ hồ này trong dịp khép lại Năm Thánh năm 1525. Gần đây nhất Đức Giáo Hoàng dùng cái bay thợ hồ để khép lại Năm Thánh năm 1959 là Giáo Hoàng Pio XII.

c) Về mấy đồng tiền kẽm 

MonetteĐó là mấy đồng tiền được đặt âm vào trong bức tường Cửa Thánh chung với cuộn giấy da cừu. Người ta bắt đầu biết đến chúng vào dịp Năm Thánh năm 1500. Ban đầu rất đơn giản người ta đặt chúng trơ trọi bên trong bức tường Cửa Thánh. Nhưng sau đó, vào dịp Năm Thánh năm 1575 mấy đồng tiền đó được bỏ vào trong một cái hòm nhỏ bằng kim loại, đóng kín lại, rồi sau đó mới đặt âm vào bức tường Cửa Thánh.

Mà phải chăng Cửa Thánh chỉ là biểu tượng của Cửa Thánh đích thực là chính Chúa Giê-su Ki-tô? Vậy chúng ta có thể gặp gỡ Ngài ở đâu?

jesus gate doorĐúng vậy! Chỉ có Chúa Ki-tô đầy lòng xót thương mới là Cửa Thánh đích thực. Chúng ta có thể gặp được Ngài qua việc xưng tội. Trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót này, việc xưng tội sẽ là “Cửa Thánh của tâm hồn”, và việc cử hành Bí tích Hoà Giải chính là cơ hội để gặp gỡ Đức Ki-tô đích thực, giàu lòng xót thương. “Thật vậy cũng như các du khách hành hương tới Roma, để nhận lãnh được ơn Toàn Xá, họ phải bước vào Cửa Thánh Đền thờ thánh Phê-rô thế nào, thì các tín hữu khác không hành hương tới Roma được, họ cũng phải bước vào cửa xưng tội như vậy, để nhân lãnh được ơn xá giải hết thẩy tội riêng của mình, đồng thờ nghiệm ra niềm vui lớn lao của ơn tha thứ của Thiên Chúa” (Đức Giám Mục Krysztof Nykiel lưu ý như vậy).

Vậy việc bước vào Cửa Thánh ở các Đền thờ có phải tốn phí không?

Thưa không. Cửa Thánh dẫn vào lòng thương xót của Thiên Chúa sao phải tốn phí chứ! Tuy nhiên, Chúng ta cần phải đăng ký nghiêm túc thì mới được vào viếng thăm và bước vào Cửa Thánh Đền thờ thánh Phê-rô. Đường dẫn sau sẽ giúp bạn thực hiện việc đăng ký trực tuyến:

http://www.im.va/content/gdm/en.html

Nguyện xin Thiên Chúa đầy lòng xót thương sẽ đồng hành và dẫn đưa chúng ta bước vào Cửa Thánh đích thực chính là Đức Giê-su Ki-tô.

Phụ trách,

Augustin Nguyễn Thái Hiệp, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Năm Thánh, lịch sử và nguồn gốc từ Thánh Kinh

  Trên tờ L’Osservatore Romano, Đức hồng y Ravasi, học giả Kinh Thánh, truy tầm …

App Hành hương Dòng Tên có phiên bản tiếng Việt

App Hành hương Dòng Tên (Jesuit Pilgrimage), được phát hành từ cuối năm 2022 để …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *