Tài dùng binh của Nguyễn Huệ (tt và hết): Nguyễn Huệ với cuộc cách mạng về thủy quân và chiến tranh tâm lý

NGUYỄN HUỆ VỚI CUỘC CÁCH MẠNG VỀ THỦY QUÂN

Cuộc tương tranh giữa Trịnh Nguyễn kéo dài 45 năm (1627 – 1672) với 7 lần đánh nhau bất phân thắng bại, đành phải giữ thế phân chia hai miền Nam Bắc kéo dài gần hai thế kỷ. Hai bên đã không có bên nào thắng vì đã áp dụng chiến thuật chiến lược cổ điển.

Cuộc cách mạng chiến lược chiến thuật của quân Tây Sơn cũng như của Nguyễn Huệ đã làm đảo lộn thế phân chia ấy. Cách mạng quân sự quan trọng nhất là sự sử dụng “Thủy quân chiến lược.”

Không phải quân Nguyễn hay Trịnh đã không có thủy binh. Theo Alexandre de Rhodes, lực lượng thủy quân chúa Nguyễn có khoảng 200 chiến thuyền (galère), lực lượng thủy quân chúa Trịnh gấp 3 lần[1].

Nhưng thủy quân của họ không giữ vai trò tối quan trọng như thủy quân Tây Sơn.

Trong các cuộc chiếm đánh Gia Định, Phú Xuân cũng như Bắc Hà để diệt hai họ Nguyễn, Trịnh, Nguyễn Huệ luôn tiến đại quân bằng đường thủy. Chính vì thế người ta không lấy làm lạ tại sao Nguyễn Huệ cũng mở “chiến dịch gió mùa”. Trong 04 lần đánh Gia Định, thì ba lần đầu Nguyễn Huệ tiến đánh vào mùa xuân, và lần cuối cùng vào mùa đông nghĩa là cũng vào mùa gió đông bắc, thuận gió cho thủy quân. Và khi đánh Phú Xuân và Bắc Hà, Nguyễn Huệ tiến quân vào mùa hạ thuận gió Tây Nam. Duy chiến dịch đánh quân Thanh, đại quân Nguyễn Huệ tiến bằng đường bộ, một phần chính vì lực lượng tương đối khá đông, không thể di chuyển bằng thủy quân, một phần vì ngược gió đông bắc vì đây là mùa đông.

Nguyễn Huệ cũng như Tây Sơn chắc đã thấy rõ vai trò quyết định của Thủy quân đối với một chiến trường có bờ biển khá dài như bờ biển Việt Nam. Vào thời bấy giờ, đường thủy là phương tiện di chuyển và chuyên chở được nhiều nhất và mau lẹ nhất, rất thích hợp với lối đánh nhanh, đánh mạnh và bất ngờ. Dùng đường thủy lại có thể đánh tập kích sâu vào hậu tuyến địch một cách dễ dàng.

Nếu xưa kia, quân Trịnh cũng dùng đường thủy là cốt yếu tiến đánh thắc vào thành Phú Xuân và hậu tuyến của đối phương thì quân Nguyễn thật khó chống đỡ, và chiếm lũy trường Dục Tất sẽ thành vô dụng mặc dù lực lượng phòng thủ tại Phú Xuân cũng khá hùng hậu, luôn túc trực từ 12 đến 15 ngàn quân và gần 300 chiến thuyền và hơn 400 voi trận[2].

Nguyễn Huệ đã gầy dựng được thủy quân rất hùng mạnh. Gần 10 năm sau khi Nguyễn Huệ mất, và dù thủy quân này đã bị tiêu hao đi nhiều[3] nhưng Chaigneau kẻ đã tham dự trận đại thắng[4], tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn đã nhận định như sau:

Trước khi thấy được thủy quân địch, tôi đã coi thường lực lượng này nhưng nay tôi đoan chắc với ông rằng đó là một lầm lạc, quân Tây Sơn đã có những chiến hạm trang bị 50 đến 60 đại bác.”

Barizy cũng thuật cho Letondal về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy. Người ta thấy lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số đó, có những chiến hạm hạng năng trang bị súng đại bác và có đoàn thủy thủ  nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây Phương mà quân Nguyễn có[5].

Lực lượng hạm đội Tây Sơn có tới 9 chiến hạm lớn (vaisseaux) trang bị 60 khảu đại bác nặng 24 cân anh (livres)[6] với thủy thủ đoàn 700 người, 5 chiến hạm lớn (vaisseaux) trang bị 50 đại bác nặng 24 cân anh nhưng số thủy thủ đoàn chỉ có 600 người và cũng loại chiến hạm lớn này còn có 40 chiếc trang bị 16 đại bác nặng 12 cân anh và chỉ có 200 thủy thủ.

Về loại chiến thuyền trung bình (galères) hạm đội của Vũ Văn Dũng có tới 93 chiếc, mỗi chiếc chỉ trang bị 1 khẩu đại bác 36 cân anh và 150 thủy thủ. Còn những chiến thuyền không có mang đại bác, hạm đội này cũng còn có 300 xuồng (chaloupes canonnieres) và số 50 thủy thủ, 100 chiếc “lugger cochichines” với 70 thủy thủ.

Ngoài ra Tây Sơn có rất nhiều những thuyền vận tải. Nguyên trận đánh Qui Nhơn kết thúc 16 tháng giêng âm lịch, năm Cảnh Hưng 61, Tây Sơn đã mất tới 1800 thuyền buồm[7].

Về kỹ thuật đóng tàu, người ta không rõ Nguyễn Huệ có dùng kỹ thuật đóng tàu Tây Phương hay không. Người ta chỉ biết rằng Nguyễn Huệ từng bắt các thủy thủ trên tàu Tây Phương xung vào đội ngũ để đi đánh trận. Giáo sĩ Labartette có thuật với Descouvieres trong bức thư ngày 1-8-1786: “Tây Sơn đã bắt giữ chiếc tàu từ Macao tới lấy tất cả những gì ở istauf. Họ đã phá chiếc tàu để bắt cầu. Họ bắt viên thuyên trưởng theo người ta nói rất hiền lành cùng 3 sĩ quan trên chiếc tàu. Họ đã giết tức thì nhữn người này và các thủy thủ được đem phân tán trên các chiến thuyền của Bạo Chúa để đi đánh nhau[8]

Trong bức thư đề năm 1787 (không rõ ngày), giáo sĩ Longer viết cho Blandin rõ hơn:

“Tôi quên nói với ông rằng quân (TS) đã dìm chết một người thuyền trưởng Bồ Đào Nha và anh (em) ông này sau khi đã trói “gô” những người này đâu lơng vào với nhau. Họ cũng đã giết hai người khác trong thủy thủ đoàn, cùng đốt tàu đang đậu ở bến và buộc những thủy thủ còn lại xung vào lính của họ”[9]

Trong khi ấy, Nguyễn Ánh ở Gia Định đã dùng tàu Tây Phương trang bị cho thủy quân của ông và đồng thời chính Nguyễn Ánh đã cho đóng tàu theo kiểu Tây Phương. Nguyễn Ánh đã mua chiếc tàu Tây Phương cũ rồi đem tháo ra từng mảnh để thí nghiệm ráp lại giống như kểu cũ và đẹp hơn trước. Sau thành công đó, Nguyễn Ánh đã cho đóng thêm chiếc khác. Những chiến hạm này trang bị từ 26 đến 36 đại bác và khoảng hơn 300 thủy thủ cho mỗi chiếc[10]

Nguyễn Ánh đã chú tâm rất nhiều đến việc phát triển thủy quân. Vì hơn ai hết, ông là người đã hiểu rõ vai trò chiến lược của thủy quân qua kinh nghiệm thất bại liên mien đối với quân Tây Sơn. Lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh sau trở thành rất hùng hậu[11], đã giúp ông mở những chiến dịch gió mùa mà trước đây quân Tây Sơn đã từng làm và cuoois cùng ôn gđã tiêu diệt được nhà Tây Sơn.

NGười ta cũng biết thêm Nguyễn Huệ không những có những chính sách cải cách táo bạo mà ông thật là người có thinh thần “khai phóng”. Chính Nguyễn Huệ đã từng gửi sứ giả sang Macao để thương lượng người Tây Phương đến buôn bán[12] và Nguyễn Huệ đã dành nhiều dễ dãi cho các giáo sĩ Tây Phương. Do đấy, người ta có thể tin rằng Nguyễn Huệ không thể nào không để ý đến kỹ thuật đóng tày của Tây Phương, vốn đã nhiều tiến bộ vào thời bấy giờ. Dù sao với lực lượng thủy quân hùng hậu đáng sợ như trên, kỹ thuật đống cũng như sự thiết kapaj thủy quân Tây Sơn quả là cuộc cách mạng quân sự lớn lao vào thời đó.

Trong lực lượng thủy quân của Nguyễn Huệ liệu có những loại chiến thuyền nào?

Trong Thực Lục,người ta thấy có nhắc tới các loại thuyền chiến lớn (đại hiệu), thuyên đi biển, thuyền sai[13]

Còn các giáo sĩ đã phân chia các loại: vaisseaux, galeres – Chaloupes canonnieres, lugger Cochinchines.

Trước Tây Sơn, người ta không có tài liệu nói về những chiến thuyền khổng lồ.

Phải chăng vào thời Nguyenx Huệ mới có loại chiến thuyền khổng lồ (vaisseaux) trang bị tới 60 khẩu đại bác, chở tới 700 thủy thủ?

Những chiến thuyền (galeres) của chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 17 theo Vachet có chiều dài, chiều cao như chiến thuyền Tay Phương thời bấy giờ nhưng không được rộng bằng. Nhưng các kiên strucs có khác. Mỗi chiến thuyền có chừng 60 mái chèo, mỗi ban 30 mái. Mỗi chiến thuyền trang bị hơn 3 khẩu đại bác ở mũi chiến thuyền và hai khẩu nhỏ hơn ở 2 bên cạnh[14].

Theo tập du ký của P. Poivre cho biết ông đã thấy những chiến thuyền của chúa Nguyễn trong những xưởng đóng tày dọc theo sông Hương. Chúa NGuyễn có khoảng 400 chiến thuyền đủ cỡ, và chiến thuyền lớn nhất có chiều dài từ 90 đến 100  bộ (pieds) và 7 hay 8 bộ về chiều cao.

Công c̣n kể thêm những chiến thuyền chỉ cao trên mực nước khoảng 2 bộ rưỡi, số người chèo thuyền có thể từ 40 đến 60 người. Và về phía trước chiến thuyền có buồng nhỏ (cabinet) có chiều cao hgay bề trộng chừng 7-8 bộ, chó 4 cửa (thuộc loại cửa lùa). Loại tàu này chạy rất tốt và chịu đựng với gió, và có trọng tải từ 100 đến 150 tấn[15]

Những loại chiến thuyền có trước thời Tây Sơn không bao lâu, đã được các giáo sĩ tả lại rất rõ. Thời Tây Sơn, sự trang bị sung ỗng cũng như sức chuyên chở lớn lao của các chiến thuyền Tây Sơn đã làm ngạc nhiên các giáo sĩ. Điều này chứng minh kỹ thuật đóng chiến thuyền thời Tây Sơn có sự cải tiến lớn lao, nêu skhoong nói là phi thường.

Như thế, vài tò quan trọng về chiến lược của thủy quân cùng sự trang bị ghê gớn của thủy quân dưới thời Nguyễn Huệ đã tạo ra một cuộc cách mạng về thủ quân nước ta vậy.

 

NGUYỄN HUỆ VỚI CHIẾN TRANH TÂM LÝ

Nguyễn Huệ cũng như quân Tây Sơn rất chú trọng đến mặt trận “chiến tranh tâm lý”, luôn quan tâm đén việc tuyên truyền để nâng cao thanh thế.

Tây Sơn đã tung ra hàng ngàn câu chuyện bịa dặt những điềm moogj, điềm trời để chứng minh sứ mạng của họ[16]

Đến khi Nguyễn Huệ ra đánh họ Trịnh, quan của Nguyễn Huệ đã viết lên cờ 4 chữ: “DIỆT TRỊNH PHÙ LÊ”.

ĐỒng thời để lấy lòng dân, NGuyễn Huệ đã thẳng tay trừng trị những bọn cướp  hay quân lính làm bậy  bằng những biệm pháp dễ xức động tâm lý quần chúng chú ý tới.[17]

Nguyễn Huệ áp dụng những dòn tâm lý khi lâm trận như để binh sĩ la hét làm mất tnh thần địch. Trong trận Bích kê, quân Tây Sơn đã la hét ầm vang đến nỗi hơn 40 voi trận quân Nguyễn nge cũng phải sợ bỏ chạy, đạp lên quân lính Nguyễn, khên quân Tây Sơn đại thắng.

Đến khi dánh quân Thanh ở Hà Nội, nửa đêm mồng 3 tháng giêng, quân Nguyễn Huệ bí mật vây kín Hà Nội, dùng ống loa truyền lênh, quân sĩ dạ lên nghe như gần mấy muôn binh. Trong đồn run sự, không đánh mà tự vỡ tan[18]. Chính Nguyễn Huệ khi ra trận luôn luôn hô xung phong[19]. Đó chính là nhữn kỹ thuật khai thác về tâm lý đẻ giữ vững và làm tăng tinh tần quân sĩ và làm nhụt tinh thần địch quân.

Trước khi hành động, Nguyễn Huệ luon sửa soạn tinh thần bằng những hình thức tác động tinh thần quân dân. Như hôi ở Nghệ An kén lính mới, trước khi kéo quân ra Bắc phá quân Thanh, nguyễn Huệ đã tự ra trước dinh, truyền lện quân sĩ hết thảy ngồi xuống rồi đứng nói để khích động lòng ái quốc của quân sĩ:

“Người Tầu không phải nòi giống nước ta, bụng họ ắt là khác hẳn. Từ đời nhà Hán đến nay họ  đã mấy phen chiếm cướp đất cát, giết hại nhân dân, vơ vét của cải của ta. Người nước ta không thể chịu nổi, ai cũng muôn sđuổi chcungs đi. Trong đời Hán có Trưng Nữ Vương, trong đời Tống có ĐInh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Trong đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, tronng đời Mih có đức Thái Tổ Hoàng đê nhà Lê, các ngài không nỡ ngồi mà nhìn chúng làm tàn bạo phải theo long fn]ời mà dấy quân nghĩa, chỉ đánh một trận, liền thắng được chúng về Tầu”[20]

Trước khi Nguyễn Huệ định cử dại binh vào đánh Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đã gửi tờ hịch[21] cho quân dân hai trấn Quảng Ngãi và Qui Nhơ, là dân đã đóng góp việc tạo dựng nhà Tây Sơn đang bị giao động mạnh vì những cuộc tấn công mới của Nguyễn Ánh. Những lời lẽ khích động quần chúng vừa khơi đầy lòng tự ái dân hai trấn vừa tỏ chí cương quyết của nhà vua thật có tác dụng tác động tinh thần mạnh mẽ.

Nội dung bài chiếu[22] lên ngôi của Nguyễn Huệ cũng thật có giá trị sâu sắc về phương diện chiến tranh tâm lý. Để làm yên lòng dân về vấn đề chính thống, bài chiếu đã trình bày trước hết về cái lẽ thay ngôi đổi họ từ Đinh, Lê, Lý, Trần mà vận kỳ suy phế, hưng thịnh, dài nhắng thật đã do trời ban cho. Bai fvhieeus xũng lược qua về tình trạn nhà Lê mất quyền bính, họ Trịnh và Nguyễn tương tranh, nhân dân rơi vào vòng đồ thánh rồi đến công việc gây dựng lại cơ đồ nhà Lê mà vua Lê Chiêu Thống không biết giữ nước.

Để lấy lòng dân, bài chiếu đã công bố những biện pháp rất khoan dung như tha thuế má hoàn toàn, xá tội nhân, tôn trọng tục lệ địa phưng, khoan hồng dễ dãi cho quan quân nhà Lê.

 

Kết luận:

Những chiến tích vẻ vang cũng như tài tổ chức quân sự, lối hành binh độc đáo và sự cách mạng về chiến thuật chiến lược đã chứng tỏ thiên tài quân sự hay tài dùng binh của Nguyễn Huệ, khiến Nguyễn Huệ trở thành một con người đáng sợ cho mọi đối thủ của ông, dù nội thù hay ngoại thù và đã được sự khâm phục của mọi người. Sự nghiệp của Nguyễn Huệ có thể còn tiến xa hơn nữa, phi thường hơn nữa, nhưng người anh hùng này đã “đoản mệnh”. Cái chết của Nguyễn Huệ đã ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đối với tình hình Việt Nam lúc bất giờ. Giáo sĩ Lelabousse nhận định rằng: “Tin Nguyễn Huệ chết này đối với Nguyễn Ánh có gí trị hơn chiến thắng mà Nguyễn Ánh vừa mới gặt hái được bởi người em thứ này là một đối thủ mạnh, mưu lược và rất dáng sợ. Ông đã chết vào đầu tháng 9-1972, trong khi ông đang sửa soạn một binh đội.[23]

Thực ra, tình hình đã có lợi cho Nguyễn Ánh ngay hồi Nguyễn Huệ còn sống vì có sự hiềm khích giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc. Chính Nguyễn Huệ đã gây ra sự hiềm khích này. Trong bức thư của Doussain gửi cho Blandin đề ngày 6-6-1787 viết: “Nguyễn Huệ tự xưng đức Chúa đối với tất cả dân chúng. Nhạc biết tin này đã khiến ông ta bất bình, đã đe dọa em ông. Nguyễn Huệ đã cất một đạo quân 60 ngàn người và đến đánh Nhạc ở Qui Phủ. Hai anh em đã đánh nhau hai lần mà người ta nói đức chúa mất đi một nửa lực lượng”[24]

Nguyễn Huệ như thế không phải là không có sở đoản vậy.

 


[1] Henry Albi, Trad en Francaise. Histoire du royaume du Tunqin et des grandes progres que la Prédication de l’Esvangile y a fait à la conversion des infideles, Lyon, J.B. Devenet, 1661, ch. VI (Nguyên tác của Alexandre de Rhodes bằng Latin).

[2] Arch. M. C. Coch. Vol. 743 – Memoire touchant la Cochinchine – pl298-99.

 

[3] Hoặc do gặp bão đánh chìm mất nhiều như vào năm Quí Sửu (1793). Thực lục đã chép (tr. 165), hoặc do Nguyễn Ánh tiêu diệt như năm 1793 trong trận đánh gần Qui Nhơn, nhất là vào năm 1797 tại Qui Nhơn thoe giám mục Bá Đa Lộc viết trong thư gửi cho Boiret ngày 30-5-1798.

[4] Arch. M. E  v. 801. Thư của J. B. Chaigneau gửi cho Bairizy ngày 2-3-1801, p. 857.

[5] B.E.F.E.O. 1912, XII, n 7. Thư của Barizy gửi Marqini và Letondal ngày 16-7-1801, p. 48 nói về lực lượng hạm đội Tây Sơn.

[6] Cân Anh (livres) : 1 live là 489gr 5.

[7] Arch. M. E. C 801. Thư Barizi gửi Letondal ngày 11-4-1801, p. 872.

[8] Arch. M. E. C 746, t. 181-183.

[9] Arch. M. E. Cochinchine. 746. Thơ Longer gửi Blandin ngày 3-5-1787, p.189-99.

[10] Arch. M. E. Coch. Vol 746, thư Le Labousse gửi cho các Đồng sự ở Đồng Nai viết.

[11] Arch. M. E Cochinchine vol 746. Thư Le Labousse gửi (không rõ tên) p.392-393.

[12] Arch. M. E. Tonkin vol. 692. Thư Girard gửi ccho Boiret ngày 25-11-1792, t. 369.

[13] ĐNTLCB, sdd, p. 158-59. Thuyền sai : thuyền dễ sai phái, thuyền nhẹ.

[14] Arch. M. E Coch vol. 729.

[15] Arch. Nationales de Paris, c12 – P. Poivre, Journal d’un voyage à la Cochinchine depuis le 29-8-1749, fol. 72, 73.

[16] Arch. M. E. Coch. 746. Thư của Grillet không rõ tên người nhận, p. 405-406.

[17] Arch. M. E. Tonkin vol. 708. Thư Le Roy gửi giám mục Véren ngày 6-10-1786.

[18] ĐNCBCT, sdd, tờ 34a.

[19] Sử địa số 9 và 10, tr. 224.

[20] Hoàng Lê…, sdd, tr. 254-55.

[21] Manifeste de Wuang Trung đã đăng tải ở Nouvelles lettres Edifiantes des Missions de la Chine et des Indes Orientales, Paris, A. Leclerc, 1818, pp. 225-228 và trong « Relation sur ke Tonkin et la Cochinchine » (1897), Paris Chapion, 1920 và dịch đăng ở Sử địa số 13, tr. 175.

[22] Quang Trung Hoàng Đế tức vị chiếu, Nam Phong tạp chí sosos 111, phụ trưng phàn Hán văn 1926, dịch đăng ở Sử địa số 13, tr. 127.

[23] Arch. M. E. Coch. 746. Thư Lelabousse đề năm 1793 không rõ ngày tháng và người nhận, -tr. 451.

[24] Arch. M. E. Coch. 746, p. 203.

Kiểm tra tương tự

Hành hương Kansas: 5 địa điểm không thể bỏ qua

  Nếu bạn tình cờ ghé thăm Wheat State hoặc định cư tại tiểu bang …

Chúng ta có thực sự biết mình cần một Đấng Cứu Tinh?

  Với những tiến bộ công nghệ hiện nay, chúng ta dễ bị cám dỗ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *