Hôm thứ ba (2-2) mừng kính lễ Đức Maria dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ và ngày thế giới về Đời Sống Thánh Hiến, Giáo Hội thúc một năm đặc biệt dành riêng cho những người nam và người nữ sống đời thánh hiến.
Trong số những người tham dự sự kiện bế mạc này có các trinh nữ thánh hiến.
Dòng trinh nữ thánh hiến trên thực tế đã vượt quá con số 4.000 thành viên trên thế giới vào năm 2015. Dòng này được thành lập bởi một vài người phụ nữ vào năm 1970; đây cũng là năm công bố sắc lệnh “Nghi thức Thánh hiến trinh nữ – Ordo consecrationis virginum”. Ngày nay, các trinh thánh hiến là những người thuộc các Giáo Hội địa phương, hiện diện ở 78 quốc gia, phân bố trên khắp năm châu: châu Âu: 67%, châu Mỹ: 27%, châu Phi: 4%, châu Á: 1%, và châu Đại Dương: hơi kém 1%. Từ năm 1970, Dòng này đang liên tục phát triển.
Những con số này là kết từ nghiên cứu và phân tích các câu trả lời bảng khảo sát của thánh bộ Đời Sống Thánh Hiến và Hiệp Hội Tông Đồ gửi đến cho 144 Hội Đồng Giám Mục trong tháng 9 năm 2015.
Dòng Trinh Nữ Thánh Hiến hiện nay có thể thấy 5 cách thức hoạt động khác nhau: (1) trợ giúp để gia tăng đời sống thiêng liêng của các thành viên bằng cách dưỡng nuôi lòng trung thành của các sơ luôn thuộc về Chúa Kitô; (2) có một mối dây liên kết bền chặt với Giáo hội địa phương; (3) đáp ứng nhu cầu rao giảng Tin Mừng ở các nước truyền giáo và Tân Phúc âm hóa ở các quốc gia có truyền thống Kitô giáo lâu đời đang chịu ảnh hưởng của trào lưu tục hóa; (4) giải gỡ những thách thức của Giáo Hội trong việc đối thoại với thế giới; và cuối cùng, (5) có khả năng bén rễ vào mọi nền văn hóa trên thế giới.
Hơn nữa, ơn gọi của Dòng cũng đã đáp ứng được vấn đề mục vụ. Trong nhiều nước truyền thống Kitô giáo cổ xưa, đời sống và công việc của các trinh nữ thánh hiến là câu trả lời cho vấn đề tục hóa. Họ là những chứng nhân cần thiết của Giáo Hội để gần gũi với những người bất tín vốn chiếm đại đa số trong những nước phát triển. Ở nhiều nước mà Giáo Hội phải chịu khổ đau, sự hiện diện của các nữ tu Dòng này là có thể bởi vì cơ cấu của Dòng cho họ phân tán để mục vụ, nhưng không vì thế mà công việc kém hiệu quả. Trong những nước truyền giáo, các trinh nữ thánh hiến có thể rao giảng Tin Mừng không chỉ trong các tổ chức được điều hành bởi các giáo sĩ mà cả những tổ chức dân sự nữa.
Ba từ mô tả hình thức tái khám phá ơn gọi này là: “hiện đại, công giáo và tăng trưởng.” Đồng thời, các trinh nữ thánh hiến đối diện với ba thách thức trong ơn gọi của mình: học tập hơn nữa về chính ơn gọi của mình trong lúc phải giới thiệu cho nhiều người gia nhập đạo Công giáo; hướng dẫn cả những người đã tận hiến và những người đang theo đuổi hay đang được trợ giúp để xác tín ơn gọi của mình; và vừa phải cộng tác hơn với thân thể Dòng phổ quát vừa phải bén rễ sâu vào giáo hội địa phương.
Chuyển ngữ từ Zenit: Phạm Đình Ngọc