Nghệ thuật diễn tả niềm hy vọng cuộc sống đời sau

Cách đây hơn 1.000 năm, nền văn minh La Mã là trung tâm và thủ đô của Châu Âu. Ngày nay, yếu tố lịch sử này được thể hiện ở mọi nơi, từ các vương cung thánh đường cho đến các ngôi mộ. Các công trình nghệ thuật này đã được gìn giữ và được nhiều du khách viếng thăm.

Laura Donato, một giáo sư và nhà khảo cổ học người Ý đã nói, Roma có một nét nghệ thuật lịch sử thật khó mà tìm thấy được ở các nơi khác.

Laura Donato

“Tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử là để biết rằng, chúng ta luôn giống nhau. Nhân loại hầu như giống nhau, chỉ khác nhau ở dáng vẻ bên ngoài. Tôi đang nỗ lực để diễn tả lịch sử nghệ thuật, hay khảo cổ học là những phương tiện hữu ích để định hướng cho hiện tại, để cố gắng tưởng tượng ra điều gì đó khác biệt cho tương lai.”

Truyền thống và nghệ thuật cổ xưa đặc biệt đáng chú ý tại Necropolis dưới Vương Cung Thánh Đường Phêrô. Khi nhìn vào những ngôi mộ và lăng mộ của những người ngoại giáo và Kitô giáo, rõ ràng là những người Kitô giáo có một cái nhìn khác biệt và đầy hy vọng về cái chết.
Laura Donato

“Nhìn vào những đồ trang trí, những cái quan tài, những bức tường, những căn phòng nhỏ trong những hầm mộ hay lăng mộ của người Kitô giáo sơ khai, chúng ta sẽ thấy hình tượng được gợi hứng từ ý tưởng hạnh phúc của cuộc sống đời sau, hình tượng phổ biến nhất được gợi hứng từ Vị Mục Tử Tốt Lành, vị tiên tri Jonah hay việc sống lại của Lazaro. Quá nhiều những hình tượng gợi đến một ý tưởng về hạnh phúc đời sau.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến điều này. Ngài nói về nỗi sợ hãi có khả năng tác động và làm lụn bại người ta khi họ không chia sẻ niềm tin Phục sinh Kitô giáo.

Đức Thánh Cha

“Trong số chúng ta, một cách chung, có cách hiểu sai về sự chết. Sự chết tác động lên tất cả chúng ta và chất vấn chúng ta một cách sâu xa. Đặc biệt, khi cái chết đụng chạm đến gia đình, hay xảy đến với các trẻ em, những con người vô tội, thì dường như nó làm kinh tởm chúng ta. Nhưng, những người thực thi lòng thương xót thì không sợ hãi sự chết. Các con có đồng ý không? Chúng ta hãy nói với nhau, “những ai thực thi thương xót thì không sợ hãi sự chết!”

Niềm tin vào cuộc sống đời sau thể hiện qua tác phẩm nghệ thuật tại Roma. Niềm tin đó sẽ đem đến cho người ta một nét khác biệt trong cuộc sống. Đó là một cuộc sống của niềm hy vọng.

Laura Donato

“Hãy đến Roma, bạn có thể đụng chạm đến sự liên tục đầy ý nghĩa giữa quá khứ và hiện tại. Roma được đặt tên là Thành Phố Vĩnh Cửu, không phải bởi vì chúng ta đang sống trong một thành phố như vậy, nhưng vì nền văn hóa cổ điển, được khai sinh ở Hy Lạp, và trở thành của Roma, ngày nay là văn hóa toàn cầu của thế giới. Kitô giáo đã duy trì nền văn hóa này, và sử dụng văn hóa này để rao truyền sức mạnh của Tin Mừng.”

Sức mạnh này vẫn đang được diễn tả trong những tác phẩm nghệ thuật có từ thời cổ xưa tại Vatican, một sức mạnh truyền rao thông điệp phục sinh và niềm hy vọng về một cuộc sống mới.

Chuyển ngữ: Đức Thiện SJ.

Nguồn: Romereports

Kiểm tra tương tự

Câu chuyện đằng sau bức tượng hình nón thông cao gần 4 mét tại Vatican

Bức tượng hình nón thông có từ thế kỷ thứ 2 được Dante Alighieri nhắc …

Người Công giáo và sự tự vấn: Chìa khóa để vượt qua sự khác biệt

Vào ngày Giáng sinh năm 1914, tại tiền tuyến của chiến hào giữa lực lượng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *