Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 3): Đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo

Người Babylon thì một dân tộc tàn bạo. Nguyên tắc đạo đức và công lý của họ thì lạ đời và trái ngược đối với dân Do Thá tù đầy. Đối với họ việc giết một con người chẳng khác nào đập một con ruồi. Vậy mà người Do Thái lại sống trong vùng đất đó, họ là những nô lệ sợ sệt sống trong vùng đất đầy hung ác, họ đối mặt với những nguyên tắc, luật lệ và yêu cầu ngược lại với những gì họ được dạy thời còn nhỏ. Họ lớn lên đối diện với những điều xem ra là xung khắc không thể vượt qua được; vậy mà một người trong số họ lại leo lên được vị trí có thẩm quyền và quyền lực – một đế chế tràn ngập bạo lực, mê tín và thờ ngẫu tượng. Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, người đàn ông này có lẽ đã bị các vua dân ngoại chiêu mộ phục vụ trong bộ phận quyền lực cao nhất của vùng đất đó. Một điều đáng lưu ý nhất là ông ta là con người kiên định trong việc thờ phượng Thiên Chúa thật và sống động. Chúng ta có thể nhìn vào đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo nỗi bật này.

Đa-ni-en là đứa trẻ duy nhất được vua Na-bu-cô-đô-nô-xo chọn cho một nhiệm vụ đặc biệt. Cậu là một trong số ít những đứa trẻ được vua dạy “biết chữ viết và tiếng nói của người Can-đê”. (Đn 1:4). Cậu ấy cùng ba đứa trẻ khác là những đứa trẻ ưu tú với những phẩm chất đặc biệt “Những đứa trẻ này phải là những đứa không khuyết tật, diện mạo khôi ngô, đã được học mọi lẽ khôn ngoan, hiểu rộng biết nhiều, trí khôn sắc sảo, có khả năng đứng chầu trong điện vua”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì chúng là những đứa trẻ có thể trạng tốt, thông minh, trí tuệ sắc bén, học thức cao, ngoại giao tốt.

Bất cứ hiệu trưởng trường cao đẳng hay đại học nào cũng đều chào đón những sinh viên có những tố chất như vậy. Các tập đoàn sẽ thu hút những tài năng trẻ như thế về đầu quân cho họ. Nhưng điều thú vị là: Thiên Chúa chỉ để cho một trong số họ đảm nhận vai trò lãnh đạo thiêng liêng cao trọng nhất. Tại sao vậy? Vì những phẩm chất nền tảng trong đời sống nội tâm của con người đó. Chúng ta hãy cùng khám phá ba phẩm chất quan trọng nhất đó.

Đời Sống Trong Sạch

Một phẩm chất có nơi Đa-ni-en chính là đời sống trong sạch. “Phần Ða-ni-en, vì quyết tâm không để mình bị ô uế” (Đn 1:8). Thật thú vị khi nhận ra rằng một trong những điều đầu tiên mà Thiên Chúa làm khi khởi sự việc tạo dựng là tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Hành động đó biểu trưng cho một sự thật thiêng liên lớn lao: bạn phải thuộc bên này hoặc bên kia – chứ không có vị trí đứng giữa hàng rào.

Nơi địa ngục không có ánh sáng, và trên thiêng đàng thì không có bóng tối. Chúng ta, những con người dâng đời sống mình cho Đức Kitô, trải nghiệm tình yêu và lòng khoang dung của Người, một ngày nào đó sẽ chung phần với Người trên thiêng quốc; khi ấy chúng ta sẽ cư ngụ nhà Ngài và hưởng nhan thánh Ngài. Để chuẩn bị cho ngày trọng đại đó, chúng ta cần phải làm quen với việc bước đi trong ánh sáng trên lữ thứ trần gian này.

Thánh Phaolô tông đồ nói tiếp về đề tài này: “Anh em đừng mang chung một ách với những kẻ không tin. Thật thế, làm sao sự công chính lại liên kết được với sự bất chính? Làm sao ánh sáng lại dung hòa được với bóng tối? Làm sao Ðức Kitô lại hòa hợp được với Bêlia? Làm sao người tin lại chung phần được với người không tin? Làm sao Ðền Thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần được? Vì chính chúng ta là Ðền Thờ của Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 6:14-16).

Thánh Phaoolô sử dụng năm câu hỏi đề cập trên để vẽ ranh giới phân biệt giữa Thiên Chúa và những gì đối nghịch. Một bên Thánh Phaolô đề cập đến sự cộng chính, ánh sáng, Đức Kitô, niềm tin và nhà của Chúa. Bên kia thì ngài liệt kê sự bất công, bóng tối, sa tăng, người không tin và tà thần. Thánh nhân nhấn mạnh rằng chúng ta không thể nhập nhằng giữa hai danh sách này. Bạn phải chọn sống theo bên này hay bên kia. Đó là sự thật rõ ràng, nhưng nhiều người trong chúng ta hay cố thoả hiệp với tội lỗi. Các nhà lãnh đạo phải làm gương trong hành vi phù hợp với tiêu chuẩn Tin Mừng của họ: “giám quản phải là người không ai chê trách được” (1 Tm 3:2).

Thiên Chúa lưu tâm đến đời sống nội tâm của nhà lãnh đạo và Ngài luôn làm vậy. Khi Thiên Chúa từ bỏ vua Sa-un và chọn người kế vị thì Ngài nói với Sa-mu-en “Ðừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Ðức Chúa thì thấy tận đáy lòng.”  (1 Sm 16:7). Bạn và tôi có khuynh hướng đánh giá người khác bằng những tiêu chuẩn hời hợt: chỉ những gì chúng ta nhìn thấy. Còn Thiên Chúa thì nhìn vào bên trong.

Cách đây vài năm một cơn bão lớn ập đến thành phố chúng tôi. Nó thổi bể nát các cửa sổ kính của các cửa tiệm và nhà băng trong phố. Herb Lockyer, người đã dạy chúng tôi trong trường nhà thờ trong nhiều năm, và vợ ông ấy là Ardis đang lái xe về nhà thì bà ấy thấy điều gì mà khiến bà ấy thót tim. Một trong những cây đẹp nhất trong phố bị gió thổi bật rễ. Bà ấy vội gọi Herb và thốt lên “Nhìn kìa Herb! Bên trong cái cây đã thối rữa”

Thật tế là vậy. Cái cây được mọi người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp và sự hùng vĩ của nó thì bị thối rữa bên trong. Và vì nó bị thối rữa bên trong nên vào ngày mà gió mạnh thổi thì nó không đứng vững nỗi. Nó bị lật đỗ và những ai từng ngưỡng mộ những nhánh cây to lớn và những chiếc lá rộng của nó đã biết được sự thật. Dù vẻ bên ngoài là đẹp đẽ nhưng bên trong đã thối rữa.

Đời sống của chúng ta cũng vậy. Nếu người Kitô hữu cố tô vẽ bên ngoài mà không củng cố sự trong sạch và thánh thiện trước mặt Chúa, thì ngày nào đó một kiểm chứng sẽ tỏ lộ bản chất và tính cách thật của họ. Vì vậy, nhà lãnh đạo phải sống một đời sống trong sạch.

Thánh Phaolô chia sẻ với ông Tomithê một lý do khác về đức trong sạch.

Tuy nhiên, nền móng vững chắc Thiên Chúa đã đặt thì tồn tại; trên đó có ghi tạc lời này: Chúa biết những kẻ thuộc về Người, và phàm ai kêu cầu danh Chúa phải tránh xa điều bất chính. Trong một ngôi nhà lớn, không phải chỉ có những đồ vật bằng vàng bằng bạc, nhưng cũng có những đồ vật bằng gỗ bằng sành; thứ thì dùng vào việc cao quý, thứ thì dùng vào việc thấp hèn. Vậy nếu ai thanh tẩy mình cho sạch những điều xấu nói trên, thì sẽ là một đồ vật dùng vào việc cao quý, một đồ vật được thánh hiến, có ích cho chủ, sẵn sàng làm mọi việc lành. (2 Tm 2:19-21)

Đoạn Kinh Thánh này chỉ ra một sự thật hiển nhiên trong các gia đình chúng ta. Đồ dùng khác nhau có công dụng khác nhau. Trong nhà tôi có một cái rổ đựng rác và một cái khác được dùng như là tô đựng rau ăn. Và vợ tôi không dùng lộn chúng và sử dụng đổi chức năng. Sự thật thiêng liêng đơn giản là con người có thể lựa chọn trở thành vật dụng nào trong nhà Chúa. Tuỳ con người chọn là vật dụng cao quý hay thấp hèn. Tiêu chí giúp Thiên Chúa quyết định  Ngài sẽ sử dụng ai cho mục đích đời đời nào trên trần gian được đề cập trong câu cuối (câu 21): nếu ai thanh tẩy mình cho sạch những điều xấu nói trên, thì sẽ là một đồ vật dùng vào việc cao quý.

Cách đây vài năm cậu của vợ tôi cho cô ấy một bộ ly pha lê cỗ điển rất đẹp. Bộ ly đó được trưng bày ở một nơi trang trọng trong nhà chúng tôi và chỉ được sử dụng trong những dịp đặt biệt. Giã dụ như bạn đến nhà tôi chơi và khát nước. Tôi sẽ dẫn bạn xuống nhà bếp và mời bạn cứ tự nhiên lấy nước mát từ vòi nước mà uống. Và khi bạn mở tủ lấy một chiếc ly thì bạn sẽ thấy từng cái ly pha lê đẹp đẻ đó mờ tịt và bụi bẩn. Và trên quầy ngay trước mặt bạn sẽ thấy một cái hũ đựng đậu phộng cũ nhưng sạch như chiếc còi để thổi. Bạn sẽ dùng cái nào?

Câu trả lời thì quá rõ ràng. Đúng là bạn không khôn ngoan hơn Thiên Chúa. Ngài mong đợi cuộc sống trong sạch và vẹn toàn. Để rồi cuộc sống đó sẽ là “một đồ vật dùng vào việc cao quý, một đồ vật được thánh hiến, có ích cho chủ, sẵn sàng làm mọi việc lành”.

Hãy lưu ý từ thánh hiến. Có nhiều bất đồng trong cộng đồng dân Chúa về từ này, nhưng tất cả đều đồng ý một trong những ý nghĩa cơ bản của nó là “dành riêng”. Để tôi minh hoạ nhé. Tôi có một người bạn là sĩ quan cấp cao trong thuỷ quân lục chiến. Bất cứ nơi nào anh ấy đến anh ấy đều được cấp một chiếc xe jeep để sử dụng cho nhu cầu cá nhân. Chiếc xe jeep ấy luôn sẵn sàng để anh sử dụng và bất cứ khi nào cần đến anh ta đều biết nó đang đậu ở đâu. Khốn cho trung uý nào dám sử dụng xe đó cho việc riêng của mình. Chiếc xe jeep đó là dành riêng. Nó thuộc về viên sĩ quan và chỉ phục vụ cho riêng anh ta thôi.

Nhà lãnh đạo mà có đời sống dành riêng cho Thiên Chúa thì sẽ có tầm ảnh hưởng trên thế giới xung quanh mình. Thiên Chúa đã hứa sẽ mạc khải chính Ngài cho người khác ngang qua nhà lãnh đạo đó. “Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Ðức Chúa – sấm ngôn của Ðức Chúa là Chúa Thượng – khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng”. (Ed 36:23).

Các nhà lãnh đạo thường được dân chúng hỏi rất cụ thể trong việc xác định điều gì là đúng, điều gì là sai. Nhà lãnh đạo muốn lãnh đạo những đời sống trọn lành nhưng thật lòng thì bản thân họ cũng không chắc chắn về vài vấn đề. Kinh Thánh không chỉ giúp ích những việc cụ thể mà còn hữu ích trong những nguyên lý vĩnh cữu. Thiên Chúa đã dùng bốn trong số những nguyên lý đó trong đời tôi.

Ngay sau khi tôi nhận biết Đức Kitô tôi nhận ra rằng một số thói quen và hành xử trong đời tôi cần phải được loại bỏ. Tôi biết chúng là những điều sai trái và không tôn vinh Thiên Chúa. Một số điều khác thì chưa rõ lắm. Chúng có sai hay không? Kinh Thánh thì đề cập rất cụ thể về nói bậy, ăn cắp, nói dối, nhưng còn về những điều hoài nghi mà Kinh Thánh không nói đến một cách rõ ràng thì sao?

Chẳng bao lâu sau khi tôi tự hỏi về điều này, Thiên Chúa ban cho tôi ba đoạn Kinh Thánh rất hữu ích trong nhiều năm. Những đoạn đó chứa đựng nguyên tắc “làm thế nào để phân định đúng, sai”. Tôi gọi đó là nguyên tắc 6-8-10 bởi vì chúng được tìm thấy trong thư thứ nhất gởi tín hữu Cô-rin-tô 6, 8 và 10.

  1. Điều đó có hữu ích không? “Tôi được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Tôi được phép làm mọi sự”; nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi” (1 Cr 6:12). Dựa trên câu Kinh Thánh này tôi có thể tự hỏi: Điều đó có hữu ích không? Bất cứ điều gì tôi định làm có hữu ích hay tác hại cho tôi về mặt thể lý? Điều đó hữu ích cho tinh thần của tôi hay nó sẽ hướng tinh thần tôi đến những dịp tội? Câu Kinh Thánh này hướng dẫn tôi trước việc chọn lựa phim ảnh, chương trình tivi, sách báo và tạp chí. Và điều đó có hữu ích cho đời sống thiêng liêng của tôi không? Điều đó giúp tôi thăng tiến hay ngăn cản thăng tiến đời sống thiêng liêng của tôi?
  2. Điều đó có khiến tôi lệ thuộc vào nó không? Điều đó có khiến tôi trở thành nô lệ của nó không? Tôi kết luận từ câu Kinh Thánh đó (1 Cr 6:12) rằng bất cứ điều gì trói buộc tôi – trở thành một hói quen mà tôi không thể loại bỏ – thì tôi cần phải tránh xa. Tôi có nhiều người bạn là nô lệ cho thuốc lá, bia rượu và thuốc phiện. Thánh Phaolô đã nói: “tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi”. (1 Cr 6:12)
  3. Điều đó sẽ khiến cho người khác sa ngã? “Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Ðức Kitô! Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã” (1 Cr 8:12-13). Điều tôi sẽ làm có khiến cho người khác sa ngã không? Có thể về phần tôi thì không đến nỗi nào nhưng điều tôi làm đó sẽ có ảnh hưởng đến những người đang thấy tôi làm điều đó không? Điều đó có gây khó khăn cho họ không? Những hành động đó của tôi có dẫn họ tới những rắc rối không? Không ai là một hòn đảo. Những gì tôi làm được người khác nhìn thấy và thỉnh thoàng bắt chước. Có thể tôi là hình ảnh người Kitô hữu duy nhất mà ai đó biết đến. Vì vậy tôi phải nghĩ cho người khác khi tôi quyết định về hành động của mình.
  4. Điều đó có tôn vinh Thiên Chúa không? “Vậy, dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10:31). Hành động dự định làm đó có tôn vinh Thiên Chúa không? Lưu ý câu hỏi đầu tiên của giáo lý Wesminster rút gọn: “Đâu là cùng đích của con người?”. Câu trả lời: “Cùng đích của con người là tôn vinh Thiên Chúa và vui hưởng nhan thánh Ngài muôn đời”. Bạn và tôi cần phải sống đời sống của mình để làm vinh danh Chúa. Vì vậy tôi phải hỏi chính mình: Tôi có thể tôn vinh Chúa khi làm điều này không?

Ba đoạn Kinh Thánh này đã được kiểm chứng qua thời gian. Nó chứa đựng những nguyện tắc vĩnh cữu từ Thiên Chúa của tình yêu và Đấng thấu hiểu mọi sự.

Và rồi Thiên Chúa sẽ hỏi nội tâm là gì? Những thể hiện bên ngoài sẽ phản ánh đời sống nội tâm. Các nhà lãnh đạo phải duy trì việc bước đi trong Chúa trước mặt người của mình và thường xuyên áp dụng 1 Ga 1:9 “Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Ðấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính”.

 

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *